Tích hợp kiến thức công nghệ và thực hành kĩ năng nghề trong đào tạo giáo viên kĩ thuật tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố hH Chí Minh theo mô hình TPACK

Tài liệu Tích hợp kiến thức công nghệ và thực hành kĩ năng nghề trong đào tạo giáo viên kĩ thuật tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố hH Chí Minh theo mô hình TPACK: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0061 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 91-99 This paper is available online at TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG NGHỀ TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KĨ THUẬT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO MÔ HÌNH TPACK Bùi Văn Hồng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Năng lực dạy học của Giáo viên Kĩ thuật (GVKT) được hình thành và phát triển ngay trong quá trình dạy học (QTDH), đặc biệt là khả năng Chuyên môn Kĩ thuật, Kĩ năng thực hành nghề và ứng dụng sự tiến bộ của Công nghệ trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo các ngành Sư phạm Kĩ thuật (SPKT) tại trườngĐại học Sư phạmKĩ thuật thành phố Hồ ChíMinh (ĐHSPKT TP. HCM) là xây dựng chương trình đào tạo theo mô hình nối tiếp, tăng cường cơ sở hạ tầng mạng internet cho việc đổi mới PPDH theo định hướng Blended Learning, thành lập Trung tâm Bồi dưỡng và đánh giá...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích hợp kiến thức công nghệ và thực hành kĩ năng nghề trong đào tạo giáo viên kĩ thuật tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố hH Chí Minh theo mô hình TPACK, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0061 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 91-99 This paper is available online at TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG NGHỀ TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KĨ THUẬT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO MÔ HÌNH TPACK Bùi Văn Hồng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Năng lực dạy học của Giáo viên Kĩ thuật (GVKT) được hình thành và phát triển ngay trong quá trình dạy học (QTDH), đặc biệt là khả năng Chuyên môn Kĩ thuật, Kĩ năng thực hành nghề và ứng dụng sự tiến bộ của Công nghệ trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo các ngành Sư phạm Kĩ thuật (SPKT) tại trườngĐại học Sư phạmKĩ thuật thành phố Hồ ChíMinh (ĐHSPKT TP. HCM) là xây dựng chương trình đào tạo theo mô hình nối tiếp, tăng cường cơ sở hạ tầng mạng internet cho việc đổi mới PPDH theo định hướng Blended Learning, thành lập Trung tâm Bồi dưỡng và đánh giá Kĩ năng nghề. Việc tích hợp kiến thức công nghệ và Kĩ năng thực hành nghề vào chương trình đào tạo GVKT giúp sinh viên rèn luyện kĩ năng ứng dụng Công nghệ trong dạy học, phát triển Kĩ năng thực hành, từ đó, nâng cao năng lực dạy học chuyên ngành kĩ thuật. Từ khóa: Giáo viên kĩ thuật; Tích hợp trong dạy học; TPACK; Kĩ năng thực hành nghề. 1. Mở đầu Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học – Kĩ thuật, các sản phẩm công nghệ cao ngày càng được ứng dụng phổ biến trong sinh hoạt, trong sản xuất công nghiệp và trong giáo dục. Điều này đã làm thay đổi lớn nhu cầu học tập (NCHT) của người học cả về nội dung chuyên môn, phương pháp, lẫn hình thức học tập. Do đó, bên cạnh những yếu tố cơ bản của QTDH cần được thay đổi, thì người dạy với vai trò là chủ thể của quá trình này cũng cần phải nâng cao năng lực dạy học đáp ứng NCHT đa dạng của người học. Giáo dục Kĩ thuật là lĩnh vực có kiến thức gắn liền với công nghệ và tác động qua lại trực tiếp với công nghệ, nên NCHT của người học có những thay đổi rất nhanh và đa dạng. Vì vậy, GVKT không những giỏi về Chuyên môn Kĩ thuật, Nghiệp vụ SPKT, mà còn là chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ, ứng dụng Công nghệ trong dạy học và Kĩ năng thực hành nghề. Tuy nhiên, thực tế dạy học hiện nay cho thấy, phần lớn các chương trình đào tạo GVKT chủ yếu trang bị kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và nghiệp vụ sư phạm, mà chưa chú trọng đến kiến thức Công nghệ, Kĩ năng sử dụng Công nghệ trong dạy học và Kĩ năng thực hành nghề. Do đó, đa số GVKT ở nước ta hiện nay gặp nhiều khó khăn đối với việc ứng dụng Công nghệ mới trong dạy học và tổ chức dạy học Thực hành kĩ năng nghề. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của người học. Vì vậy, việc nghiên cứu tích hợp kiến thức Công nghệ và Thực hành Kĩ Ngày nhận bài: 12/2/2017. Ngày nhận đăng: 20/4/2017. Liên hệ: Bùi Văn Hồng, e-mail: bvhonglg@yahoo.com 91 Bùi Văn Hồng năng nghề trong chương trình đào tạo GVKT tại trường ĐHSPKT TP. HCM là cần thiết trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Tại một số nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới như Mỹ, Đức, Úc, Phần Lan việc tích hợp kiến thức công nghệ vào chương trình đào tạo và huấn luyện GVKT là rất triệt để và hiệu quả. Các kiến thức kĩ thuật có tính ứng dụng đều được mô tả thông qua các sản phẩm Công nghệ hoặc được mô phỏng quy trình công nghệ sản suất bằng các phần mền máy tính chuyên ngành. Phần lớn các kiến thức và kĩ năng sư phạm đều được triển khai dưới sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ cao, kết hợp với mạng internet hoặc phần mềm dạy học. Trong hầu hết các buổi học, việc tương tác giữa người học với người học, và giữa người học với người dạy luôn có sự kết hợp giữa tương tác giác mặt với tương tác không giáp mặt thông qua môi trường mạng internet [1, 2, 3]. Ở nước ta trong những năm gần đây, việc nghiên cứu ứng dụng Công nghệ trong dạy học đã được phát triển rất nhanh. Nhiều công trình nghiên cứu và sản phẩm ứng dụng Công nghệ dạy học đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Năm 2013, Bùi Văn Hồng và Nguyễn Thị Lưỡng đã nghiên cứu phát triển phương tiện dạy học (PTHD) môn Điện tử cơ bản theo hướng tích hợp giữa PTDH vật lí với PTDH ảo dựa trên mô hình tích hợp TPACK [4]. Kết quả cho thấy, PTDH tích hợp có vai trò như một giảng viên trợ giảng, vừa làm nhiệm vụ truyền tải và cung cấp nội dung học tập, vừa làm nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên trong học tập. Ngoài ra, PTDH tích hợp còn có vai trò hỗ trợ và định hướng giảng viên trong việc sử dụng linh hoạt phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở việc tích hợp Công nghệ trong PTDH, chưa đề cập đến việc tích hợp Công nghệ đối với các yếu tố còn lại của quá trình dạy học (QTDH). Về vấn đề tích hợp kiến thức Công nghệ vào chương trình đào tạo GVKT, Bùi Văn Hồng (2013) đã đề xuất quy trình và giải pháp cho việc tích hợp này. Theo tác giả, để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học, kiến thức Công nghệ được tích hợp vào trong tất cả các yếu tố của QTDH. Từ việc điều chỉnh mục tiêu dạy học theo hướng tích hợp đến nội dung dạy học, PPDH, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá. Giải pháp để thực hiện quy trình tích hợp này là các cơ sở đào tạo cần phải hiện đại hóa cơ sở hạ tầng mạng và thiết bị công nghệ, tăng tính chủ động của giảng viên trong QTDH [5]. Kết quả nghiên cứu này giúp giảng viên có thêm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng Công nghệ trong QTDH, linh hoạt trong sử dụng PPDH và rèn luyện ứng dụng Cộng nghệ trong dạy học cho sinh viên. Tuy nhiên, quy trình và giải pháp được tác giả đề xuất trong nghiên cứu này chỉ là định hướng về lí luận, chưa có những vận dụng cụ thể vào trong quá trình dạy học. Năm 2016, trên cơ sở đánh giá những thành công của trường ĐHSPKT TP. HCM về việc ứng dụng Blended Learning trong phát triển các lớp dạy học số, kết hợp với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ IoT (Internet of Things), Bùi Văn Hồng cho rằng, việc ứng dụng công nghệ IoT để phát triển mô hình dạy học số tại trường ĐHSPKT TP. HCM là phù hợp với bối cảnh hiện nay, nhằm tạo ra sự đa dạng về loại hình đào tạo, linh hoạt về phương pháp và hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá, qua đó, đáp ứng tốt nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên [6]. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ IoT trong dạy học là một vấn đề mới hiện nay. Nên trong nghiên cứu của mình, tác giả chỉ mới phân tích xu hướng phát triển Công nghệ và đề xuất định hướng mở rộng mô hình dạy học số ứng dụng công nghệ IoT, mà chưa đề xuất hay minh họa những ứng dụng cụ thể. Với mục đích đề cấu trúc chương trình và biện pháp thực hiện việc tích hợp kiến thức Công nghệ và Thực hành Kĩ năng nghề trong chương trình đào tạo GVKT tại trường ĐHSPKTTP. HCM, bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về mô hình TPACK, các yếu tố năng lực tích hợp trong chương trình đào tạo và biện pháp thực hiện. 92 Tích hợp kiến thức công nghệ và thực hành kĩ năng nghề trong đào tạo giáo viên kĩ thuật tại trường... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Để đảm báo tính khách quan và đúng đắn của kết quả nghiên cứu, bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lí luận: bài viết tiến hành phân tích các thành tố bên trong mô hình TPACK và mối quan hệ giữa chúng để xác định các năng lực thành phần và năng lực chung cần thiết của giáo viên. Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích sự tác động của công nghệ đến sự thay đổi NCHT của người học cả về phương pháp, hình thức và mức độ nội dung học tập. Từ đó, bài viết các định mối quan hệ giữa các thành phần năng lực đối với GVKT làm cơ sở cho việc đề xuất cấu trúc khung chương trình đào tạo và các giải pháp thực hiện chương trình đào tạo GVKT tại trường ĐHSPKT TP. HCM theo mô hình TPACK. - Phương pháp phỏng vấn sâu: tiến hành trao đổi trực tiếp với các giảng viên và nhà khoa học về các thành phần năng lực, nội dung (các học phần kiến thức, kĩ năng) và thời lượng của chương trình đào tạo để lựa chọn và điều chỉnh cấu trúc khung chương trình đào tạo phù hợp với định hướng tích hợp. - Phương pháp chuyên gia: kết quả nghiên cứu được gửi đến các giáo viên, nhà khoa học có kinh nghiệm trong lĩnh vực Giáo dục Kĩ thuật để đánh giá tính khả thi khung chương trình và giải pháp thực hiện. 2.2. Mô hình TPACK của Matthew J. Koehler TPACK (Technological Pedagogical Content Knowledge) đã được Mishra & Koehler (2006) phát triển và có cấu trúc như minh họa ở hình 1 [7]. Mô hình này là sự tích hợp có tính chất phức tạp của ba loại hình kiến thức khác nhau, bao bồm: kiến thức về nội dung (CK), kiến thức về sư phạm (PK) và kiến thức về công nghệ (TK). Do đó, TPACK có thể được hiểu như sau: TPACK là sự tích hợp kiến thức nội dung, sư phạm và công nghệ. Sự tích hợp này nhằm nói đến khả năng của giáo viên về chuyên môn, sư phạm và công nghệ trong quá trình dạy học. Từ cấu trúc của mô hình TPACK ở hình 1 cho thấy, việc tích hợp ba loại kiến thức cơ bản đứng độc lập nhau làm xuất hiện các loại kiến thức mới nằm trong các vùng giao nhau. Trong đó: (1) Tại vùng giao nhau giữa kiến thức sư phạm (PK) với kiến thức nội dung chuyên môn (CK), kiến thức nội dung sư phạm (PCK) được hình thành. Đây chính là ý tưởng về kiến thức sư phạm được sử dụng vào việc dạy học một nội dung chuyên môn cụ thể. (2) Tại vùng giao nhau giữa kiến thức công nghệ (TK) với kiến thức nội dung chuyên môn (CK), kiến thức nội dung công nghệ (TCK) được hình thành. Đây là kiến thức về mối quan hệ giữa nội dung và công nghệ. Tức là những kiến thức công nghệ được sử dụng vào việc dạy học một nội dung chuyên môn cụ thể. (3) Tại vùng giao nhau giữa kiến thức công nghệ (TK) với kiến thức sự phạm (PK), kiến thức sư phạm công nghệ được hình thành (TPK), trong đó nhấn mạnh sự tồn tại, thành phần và khả năng của các thiết bị công nghệ mới được sử dụng trong dạy học. Hay nói cách khác, đây chính là kiến thức sư phạm trong việc sử dụng công nghệ mới vào quá trình dạy học. (4) Cuối cùng, tại vùng giao nhau của ba loại hình kiến thức trên đã hình thành kiến thức nội dung công nghệ sư phạm (TPACK). Kết quả này là sự tích hợp năng lực của giáo viên trong QTDH. Thực chất của sự tích hợp này là nhấn mạnh đến khả năng hiểu biết và điều chỉnh mối quan hệ giữa ba thành phần kiến thức đó của giáo viên. Hay nói cách khác, để dạy học hiệu quả một chủ đề nào đó, đòi hỏi năng lực của giáo viên phải nằm trong vùng giao thoa giữa nội dung 93 Bùi Văn Hồng chuyên môn, sư phạm và công nghệ. Hình 1. Cấu trúc của mô hình TPACK [7] 2.3. Nhu cầu học tập của người học dưới tác động của Công nghệ NCHT của người học là nhu cầu về nội dung, cách thức, địa điểm, không gian và thời gian học tập của một người học hoặc một nhóm người học [5]. Trong dạy học Kĩ thuật, khi mục tiêu dạy học đã được xác định, nội dung học tập cần thiết của từng khóa học (môn học) đã được lựa chọn phù hợp, người học có những nhu cầu khác nhau về cách thức, phương pháp, thời gian và địa điểm học tập tùy thuộc vào điều kiện và phong cách học tập của mỗi cá nhân. Dưới sự tác động trực tiếp và sâu sắc của các thiết bị công nghệ như: máy tính, điện thoại di động thông minh (Smart phone), phần mềm hỗ trợ dạy học, các trang mạng kết nối cộng động ảo (Facebooke, Twitter, YouTube, . . . ), đặc biệt là sự ra đời của công nghệ IoT đã làm thay đổi NCHT của người học như: Từ học tập thông qua ghi nhớ, thành học tập thông qua kết hợp hiểu biết nhiều nội dung mới và thực hành thực tế; Từ học tập chính khóa trên lớp, thành học tập kết hợp giữa học trên lớp, học cá nhân, học cùng với gia đình, học cùng với bạn bè, học qua mạng internet (tham gia các lớp học số), ... Như vậy, sự phát triển của Công nghệ đã tác động trực tiếp đến NCHT của người học, đặc biệt là nhu cầu về phương pháp, hình thức và mức độ nội dung học tập. 2.4. Tích hợp kiến thức Công nghệ và Thực hành Kĩ năng nghề trong chương trình đào tạo GVKT tại trường ĐHSPKT TP. HCM 2.4.1. Mối quan hệ giữa các thành phần năng lực trong chương trình đào tạo GVKT Với mục tiêu đào tạo GVKT giỏi về Chuyên môn Kĩ thuật, Kĩ năng thực hành nghề và PPDH chuyên ngành, chương trình đào tạo GVKT tại trường ĐHSPKT TP. HCM được phát triển dựa trên sự tích hợp của ba khối kiến thức và năng trên (hình 2). 94 Tích hợp kiến thức công nghệ và thực hành kĩ năng nghề trong đào tạo giáo viên kĩ thuật tại trường... Hình 2. Mối quan hệ giữa các yếu tố năng lực trong chương trình đào tạo GVKT Trong đó: (1) Mục tiêu đào tạo: là đào tạo GVKT giỏi về Chuyên môn Kĩ thuật, Kĩ năng thực hành nghề, nghiệp vụ SPKT và Kĩ năng vận dụng Công nghệ vào dạy học. Do đó, các thành phần năng lực được tích hợp trong mục tiêu đào tạo cả các chương trình SPKT như sau: - Năng lực về Chuyên môn Kĩ thuật. - Năng lực về Thực hành Kĩ năng nghề. - Năng lực về Nghiệp vụ SPKT. - Năng lực về ứng dụng Công nghệ trong dạy học. (2) Chuyên môn Kĩ thuật: là khối kiến thức, kĩ năng giúp hình thành và phát triển năng lực Chuyên môn Kĩ thuật cho sinh viên để trở thành kĩ sư trong tương lai. Ví dụ: kĩ sư Điện – Điện tư, kĩ sư Công nghệ Ô tô, kĩ sư Công nghệ chế tạo máy,. . . (3) Thực hành Kĩ năng nghề: là những nội dung thực hành để phát triển tay nghề cho sinh viên phù hợp với từng vị trí nghề nghiệp của GVKT theo tiêu chuẩn Kĩ năng nghề quốc gia. Ví dụ: Nghề Điện công nghiệp, Nghề Lắp đặt điện và điều khiển công nghiệp, Nghề Cắt gọt kim loại,. . . (4) Sư phạm Kĩ thuật: là khối kiến thức, kĩ năng giúp hình thành và phát triển năng lực về Nghiệp vụ SPKT cho sinh viên để trở GVKT trong tương lai. (5) Bối cảnh phát triển Công nghệ: là những thành tựu của Công nghệ tác động đến QTDH và ứng dụng phù hợp trong đổi mới PPDH. Theo mối quan hệ ở hình 2, năng lực dạy học của GVKT là sự tích hợp các năng lực Chuyên môn Kĩ thuật, Kĩ năng thực hành nghề, nghiệp vụ SPKT và Kĩ năng vận dụng Công nghệ vào dạy học. Năng lực này được hình thành và phát triển thông qua QTDH trong bối cảnh Công nghệ phát triển. 2.4.2. Cấu trúc khung chương trình đào tạo Các thành phần năng lực của chương trình đào tạo GVKT được phân bố như bảng 1. 95 Bùi Văn Hồng Bảng 1. Phân bối khối lượng kiến thức trong chương trình đào tạo NỘI DUNG SỐ TÍN CHỈ TỔNG BẮT BUỘC TỰ CHỌN Kiến thức Giáo dục Đại cương 57 51 6 Lí luận chính trị + Pháp luật đại cương 12 12 Khoa học Xã hội và Nhân văn 6 6 Anh văn 9 9 Toán và Khoa học tự nhiên 24 24 Tin học 3 3 Nhập môn Công nghệ Kĩ thuật 3 (2+1) 3 (2+1) Khối kiến thức Chuyên môn Kĩ thuật 83 70 13 Cơ sở nhóm ngành và ngành 38 32 6 Chuyên ngành 28 21 7 Thực hành, thực tập xưởng 15 15 Thực tập xí nghiệp 2 2 Khối kiến thức Sư phạm Kĩ thuật 22 18 4 Lí thuyết 16 12 4 Thực hành kĩ năng dạy học + Thực tập sư phạm 6 6 Thực hành Kĩ năng nghề 6 6 Khóa luận tốt nghiệp 10 10 TỔNG CỘNG 178 155 23 Nhận xét: Chương trình đào tạo GVKT được được xây dựng phù hợp với chuẩn năng lực nghề nghiệp của GVKT và nhu cầu thực tế. Năng lực dạy học Kĩ thuật được hình thành và phát triển dựa trên năng lực Chuyên môn Kĩ thuật đã được hình thành thông qua quá trình luyện tập Kĩ năng dạy học chuyên ngành và Thực hành Kĩ năng nghề theo tiêu chuẩn quốc gia. Do đó, chương trình đào tạo GVKT tại trường ĐHSPKT TP. HCM được chia làm hai giai đoạn nối tiếp nhau theo công thức 3,5 + 1 như sau: + Giai đoạn 1 có thời gian là 3,5 năm. Giai đoạn này, sinh viên được học toàn bộ khối kiến thức Giáo dục Đại cương và Chuyên môn Kĩ thuật để hình thành năng lực kĩ sư. + Giai đoạn 2 có thời gian là 1 năm. Trong một năm này, sinh viên được học khối kiến thức nghiệp vụ SPKT và Thực hành Kĩ năng nghề theo tiêu chuẩn quốc gia. Song song đó, sinh viên chủ động làm khóa luận tốt nghiệp. - Các học phần trong khối kiến thức chuyên môn kĩ thuật và SPKT được xây dựng theo định hướng tích hợp. 2.4.3. Ứng dụng Công nghệ trong QTDH Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học - PPDH được sử dụng kết hợp từ nhiều phương pháp khác nhau, phù hợp với NCHT của sinh viên như: + Kết hợp giữa dạy học trên lớp với hướng dẫn sinh viên tự học ở nhà. 96 Tích hợp kiến thức công nghệ và thực hành kĩ năng nghề trong đào tạo giáo viên kĩ thuật tại trường... + Kết hợp giữa cung cấp kiến thức với hướng dẫn sinh viên phát triển kiến thức thông qua thực hành trải nghiệm và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề tồn tại khách quan trong thực tiễn. + Thay đổi vai trò giảng viên, từ giảng dạy cung cấp kiến thức sang định hướng, tổ chức sinh viên tự học và hướng dẫn sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực hành, giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Hình thức tổ chức dạy học được sử dụng kết hợp giữa hình thức dạy học toàn lớp trong môi trường lớp học theo hình thức giáp mặt (face to face) với các hình thức dạy học linh hoạt khác nhau phù hợp với NCHT đa dạng của sinh viên dưới sự hỗ trợ của công nghệ IoT, thiết bị di động và mạng internet như: + Học tập theo nhóm, học tập cá nhân. + Học tập trong trường môi trường lớp học số và cộng đồng học tập ảo. Sử dụng linh hoạt phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong đào tạo GVKT giúp tăng tính chủ động cho sinh viên trong học tập, giảm được thời gian học tập trên lớp, tăng thời gian vận dụng kiến thức vào thực tế và Thực hành Kĩ năng nghề. Đặc biệt là rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ trong dạy học cho sinh viên. Kiểm tra đánh giá Để đáp ứng được NCHT đa dạng của người học, việc kiểm tra đáng giá kết quả học tập của sinh viên cũng được tích hợp từ nhiều hình thức khác nhau, như: - Làm bài thi hoặc kiểm tra trên lớp. - Báo cáo kết quả nghiên cứu và giải quyết vấn đề thực tiễn. - Làm bài trắc nghiệm trên máy tính, báo cáo kết quả học tập và nghiên cứu trực tuyến thông qua các mạng xã hội như: Google, Skype, Strawpoll, . . . Và đặc biệt là sử dụng hệ thống quả lí học tập (LMS) của lớp học số. Tích hợp hình thức kiểm tra đánh giá cũng vừa đáp ứng được sự đa dạng về nhu cầu học tập của sinh viên, vừa có tác dụng rèn luyện kĩ năng thực hành nghề và ứng dụng công nghệ dạy học cho sinh viên, GVKT tương lai. 2.5. Giải pháp thực hiện 2.5.1. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng mạng và thiết bị Công nghệ Điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công việc tích hợp kiến thức Công nghệ trong đào tạo GVKT áp dụng PPDH kết hợp giữa hình thức dạy học trực tuyến (online) với hình thứ dạy học truyền thống (face to face) theo định hướng Blended Learning. Cơ sở hạ tầng mạng internet và trang thiết bị hỗ trợ được trang bị phù hợp với yêu cầu của hình thức dạy học này. Trường ĐHSPKT TP. HCM là một trong những trường đại học đầu tiên trong cả nước ứng dụng công nghệ internet trong đổi mới PPDH thông qua lớp học kết hợp giữa hình thức online với face to face. Lớp học này cho phép giảng viên và sinh viên tham gia các hoạt động dạy học trực tuyến thay thế cho hình thức dạy học truyền thống. Hầu hết các học phần trong chương trình đào tạo đều áp dụng hình thức dạy học Blended Learning, qua đó, giúp sinh viên có thể làm quen với việc áp dụng công nghệ trong dạy học thông qua hoạt động dạy học của giảng viên. 97 Bùi Văn Hồng Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ IoT, cùng với những tính năng vượt trội của Công nghệ này trong dạy học như: trực quan, linh hoạt và đặc biệt là mức độ đáp ứng NCHT của sinh viên rất cao, trường ĐHSPKT TP. HCM đang từng bước kết hợp công nghệ IoT với nền tảng phòng học số hiện nay để phát triển mô hình dạy học số áp dụng cho tất cả các loại hình đào tạo của nhà trường. 2.5.2. Thành lập trung tâm Bồi dưỡng và đánh giá Kĩ năng nghề Để phát triển năng lực Thực hành nghề cho sinh viên, ngoài các học phần NVSP, học phần Thực hành Kĩ năng nghề theo tiêu chuẩn quốc gia cũng được tích hợp vào chương trình đào tạo. Học phần này giúp sinh viên rèn luyện kĩ năng nghề theo tiêu chuẩn quốc gia dựa trên cơ sở kiến thức và kĩ năng kĩ thuật đã được tích luỹ được trong chương trình thông qua các học phần chuyên môn Kĩ thuật. Tùy thuộc vào từng chuyên ngành học, sinh viên được lựa chọn các nhóm kĩ năng nghề trong danh mục Kĩ năng nghề quốc gia phù hợp để luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của các giảng viên có tay nghề cao và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Giáo dục Nghề nghiệp. Vì vậy, để có điều kiện thực hành Kĩ năng nghề tốt cho sinh viên và tăng hiệu quả dạy học cho chương trình đào tạo, việc thành lập một đơn vị chuyên trách như trung tâm Bồi dưỡng và đáng giá Kĩ năng nghề quốc là cần thiết. Trung tâm này là bộ phận chịu trách nhiệm tổ chức Thực hành Kĩ năng nghề cho sinh viên, giúp sinh viên áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đồng thời là nơi tổ chức bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp và đánh năng lực thực hành nghề theo tiêu chuẩn quốc gia cho sinh viên trước khi tốt nghiệp. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của trung tâm Bồi dưỡng và đáng giá Kĩ năng nghề quốc gia như sau: - Tổ chức dạy học Thực hành Kĩ năng nghề và Thực tập Sư phạm cho sinh viên thuộc chương trình đào tạo GVKT của Nhà trường; - Tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ Kĩ năng nghề quốc gia cho sinh viên, GVKT và người lao động; - Bồi dưỡng Năng lực kĩ thuật và Thực hành kĩ năng nghề cho sinh viên, GVKT và người lao động; - Bồi dưỡng Năng lực dạy học kĩ thuật cho sinh viên và GVKT. 3. Kết luận Dưới sự tác động trực tiếp và sâu sắc của các thiết bị Công nghệ và công nghệ IoT như hiện nay đã làm thay đổi nhanh chóng NCHT của người học, làm cho NCHT của người học ngày càng đa dạng hơn, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục kĩ thuật. Vì vậy, GVKT ngày nay vừa phải giỏi về Chuyên môn Kĩ thuật và Nghiệp vụ SPKT, vừa phải giỏi về Kĩ năng thực hành nghề và Kĩ năng ứng dụng Công nghệ trong dạy học. Vì vậy, chương trình đào tạo GVKT của trường ĐHSPKT TP. HCM được xây dựng dựa trên sự tích hợp năng lực Chuyên môn Kĩ thuật, năng lực Thực hành Kĩ năng nghề, năng lực Nghiệp vụ SPKT phù hợp với bối cảnh phát triển Công nghệ và công nghệ IoT như hiện nay. Giải pháp xây dựng chương trình đào tạo theo mô hình nối tiếp, tăng cường cơ sở hạ tầng mạng internet cho việc đổi mới PPDH theo định hướng Blended Learning, thành lập Trung tâm Bồi dưỡng và đánh giá Kĩ năng nghề là những điều kiện cần thiết cho sự thành công của chương trình đào tạo, từ đó, nâng cao chất lượng đào tạo GVKT của trường ĐHSPKT TP. HCM đáp ứng nhu cầu xã hội. 98 Tích hợp kiến thức công nghệ và thực hành kĩ năng nghề trong đào tạo giáo viên kĩ thuật tại trường... TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] www.asu.com [2] www.plsdemo.com [3] www.jamk.fi [4] Bùi Văn Hồng, Nguyễn Thị Lưỡng, 2010, Phát triển phương tiện dạy học môn thực tập điện tử cơ bản theo mô hình TPACK tại trường Đại học Sư phạm kĩ thuật Tp. Hồ Chí Minh, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, Số 92 (04/2013), trang 1 - 4. [5] Bùi Văn Hồng, 2013, Tích hợp kiến thức công nghệ trong chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật, Tạp chí thiết bị giáo dục, Số 100 (12/2013), tr 6-8 và 13. [6] Bùi Văn Hồng, 2016, Công nghệ IoT và ứng dụng phát triển lớp học số tại trường ĐHSPKT TP. HCM, Kỉ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia: Giáo dục Kĩ thuật, xu hướng công nghệ và thách thức, Đại học Bách khoa Hà Nội, ISBN: 978-604-95-0005-3. trang 83 - 88. [7] Punya Mishra, Matthew J. Koehler, 2006, Technological pedagogical content knowledge: a Framework for teacher knowledge, Teachers College Record Volume 108, Number 6, June 2006, pp. 1017–1054. ABSTRACT Integrating the Knowledge of Technology and Practice of Vocational Skills in the HCMUTE’s Technical Education Curriculums based on the TPACKModel Bui Van Hong Ho Chi Minh City University of Technology and Education TVET teacher’s competencies were formed and developed right in the learning process, especially the technical competence, vocational practical skills and ability of applying the technology in teaching. The solutions that improving the training quality of technical education curriculums at the HCMUTE are developing curriculums under the serial model, strengthening internet infrastructure for Blended Learning based teaching, establishing the center for vocational skill assessment and training. The integration of technological knowledge and vocational skill practice in technical education curriculums help to improve the student’s competencies of Technical teaching. Keywords: TVET teachers; Integrated teaching and learning; TPACK; practice of Vocational skills. 99

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4601_bvhong_9262_2128341.pdf
Tài liệu liên quan