Tài liệu Tích hợp hệ thống và thông minh hóa vũ khí, khí tài trên cơ sở những thành tựu của công nghệ điện tử, công nghệ thông tin và tự động hoá: Những vấn đề chung
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 15
TÍCH HỢP HỆ THỐNG VÀ THÔNG MINH HÓA VŨ KHÍ, KHÍ TÀI
TRÊN CƠ SỞ NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ,
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ
Nguyễn Vũ*
Tóm tắt: Ngày nay, tích hợp hệ thống và thông minh hóa vũ khí, khí tài ngày càng
trở thành xu thế trong việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo vũ khí và vận hành các cuộc
chiến tranh. Việc ứng dụng công nghệ cao vào chiến tranh đã góp phần thay đổi
cách thức điều hành chiến tranh. Trong các công nghệ cao được ứng dụng trong
chiến tranh, công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa đã góp phần quan trọng vào
thông minh hóa chiến trường, tạo ra khả năng số hóa chiến trường, kết nối các hệ
thống vũ khí trang bị trên chiến trường và khả năng chỉ huy, điều khiển từ trung tâm
đến các đơn vị chiến đấu, đến từng con người và đến từng vũ khí trang bị kỹ thuật.
Việc thông minh hóa các hệ thống vũ khí, khí tài đã cho phép chúng kết nố...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích hợp hệ thống và thông minh hóa vũ khí, khí tài trên cơ sở những thành tựu của công nghệ điện tử, công nghệ thông tin và tự động hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những vấn đề chung
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 15
TÍCH HỢP HỆ THỐNG VÀ THÔNG MINH HÓA VŨ KHÍ, KHÍ TÀI
TRÊN CƠ SỞ NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ,
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ
Nguyễn Vũ*
Tóm tắt: Ngày nay, tích hợp hệ thống và thông minh hóa vũ khí, khí tài ngày càng
trở thành xu thế trong việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo vũ khí và vận hành các cuộc
chiến tranh. Việc ứng dụng công nghệ cao vào chiến tranh đã góp phần thay đổi
cách thức điều hành chiến tranh. Trong các công nghệ cao được ứng dụng trong
chiến tranh, công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa đã góp phần quan trọng vào
thông minh hóa chiến trường, tạo ra khả năng số hóa chiến trường, kết nối các hệ
thống vũ khí trang bị trên chiến trường và khả năng chỉ huy, điều khiển từ trung tâm
đến các đơn vị chiến đấu, đến từng con người và đến từng vũ khí trang bị kỹ thuật.
Việc thông minh hóa các hệ thống vũ khí, khí tài đã cho phép chúng kết nối với nhau
trong một mạng lưới chỉ huy thống nhất, đồng thời có khả năng tác chiến độc lập với
hiệu quả cao. Bài báo này sẽ trình bày một số nét nổi bật trong ứng dụng công nghệ
thông tin, điện tử và tự động hóa trong việc phát triển các loại vũ khí hiện đại cũng
như tích hợp hệ thống C4I trong quân đội các nước và trong quân đội ta.
Từ khóa: C4I, Chiến tranh hiện đại, Công nghệ thông tin, Công nghệ điện tử, Tự động hóa.
1. CHỈ HUY TRONG CHIẾN TRANH HIỆN ĐẠI
VÀ CÁC HỆ THỐNG BẢO ĐẢM CÔNG TÁC CHỈ HUY (C3I, C4I)
Các hệ thống C3I, C4I được coi là xương sống trong hệ thống bảo đảm chỉ huy chiến
trường trong thời đại ngày nay. Chỉ huy lực lượng vũ trang hiện đại gắn liền với quan hệ
giữa con người với kỹ thuật. Hệ thống chỉ huy quân sự là một hệ thống điều khiển linh
hoạt, năng động, đặc biệt phức tạp. Cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật quân sự nói
chung và cách mạng trong lĩnh vực chỉ huy nói riêng là một tất yếu lịch sử mà sự xuất hiện
của nó nhằm giải quyết những mâu thuẫn khác nhau đặt ra trong đấu tranh vũ trang hiện đại.
Nội dung chính của cuộc cách mạng về chỉ huy là xây dựng các hệ thống tự động hoá chỉ huy
với nòng cốt là kỹ thuật xử lý tin, trinh sát và truyền thông. Sự ra đời của những hệ thống đó đã
dẫn đến những thay đổi căn bản về phương pháp, cách thức chỉ huy, phương pháp làm việc
của các cơ quan tham mưu, đưa quân đội tiến lên chính quy hiện đại, nâng cao rất nhiều
khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Người chỉ huy muốn ra quyết định chính xác, kịp thời cần có đầy đủ tin tức. Cơ quan
Tham mưu truyền đạt mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định của người chỉ huy xuống đơn vị cần
có phương tiện trang thiết bị. Trong chiến tranh hiện đại, khối lượng tin tức phải thu nhận
và xử lý rất lớn. Vai trò của trang thiết bị kỹ thuật, đặc biệt trang thiết bị công nghệ thông
tin (CNTT) trở nên bắt buộc. Sở chỉ huy (SCH) phải được trang bị những phương tiện kỹ
thuật hiện đại có trình độ tự động hoá, độ tin cậy, tính ổn định cao để đáp yêu cầu chỉ huy.
Trước đây, truyền thông chưa phải là nhu cầu cấp bách. Khoảng 20 năm trở lại đây, sự
bùng nổ của công nghệ điện tử viễn thông, công nghệ thông tin đã rút ngắn nhiều thế hệ
công nghệ, đáp ứng các nhu cầu mới của con người, đạt được các khả năng truyền phát, an
toàn và xử lý thông tin.
Giới quân sự luôn đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ điện tử viễn thông,
công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác nhau của công tác chỉ huy và đưa ra những
quan niệm mới của họ về vấn đề chỉ huy.
Những vấn đề chung
Nguyễn Vũ, “Tích hợp hệ thống công nghệ điện tử, công nghệ thông tin và tự động hóa.” 16
Các nhà quân sự trên thế giới coi “chỉ huy, kiểm soát và truyền thông” (C3) là những
nội dung cốt lõi của công tác chỉ huy. C3 dần dần tiến hoá thành C3I: chỉ huy, kiểm soát,
truyền thông và thông minh; C4I: chỉ huy, kiểm soát, truyền thông, máy tính, thông minh,
cảnh giới và trinh sát; C4IRS (Command, Control and Communication, Computer,
Intelligence, Surveillance and Reconnaissance): chỉ huy, kiểm soát, truyền thông, máy
tính, thông minh, cảnh giới và trinh sát.
2. ỨNG DỤNG CÁC CÔNG NGHỆ CAO TRONG PHÁT TRIỂN
CÁC HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HOÁ CHỈ HUY.
Công nghệ điện tử viễn thông hiện đã đi vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, khả năng, tốc
độ các thiết bị vi xử lý ngày càng lớn; kỹ thuật tích hợp đã thu nhỏ kích thước song lại
tăng chức năng cho; cự ly truyền phát của các hệ thống vô tuyến điện không ngừng vươn
xa, nên phương tiện truyền thông ngày càng hoàn thiện.
Các phương tiện kỹ thuật dựa trên công nghệ điện tử viễn thông tiên tiến là phần cứng,
xương sống của hệ thống tự động hoá chỉ huy. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn công tác
chỉ huy, các nhà khoa học quân sự chia các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật của SCH
thành 4 hệ thống lớn, bao gồm: Hệ thống tình báo, giám sát; thu, xử lý, hiển thị thông tin
chiến trường, truyền dữ liệu; Hệ thống thiết bị thông tin liên lạc; Các thiết bị phụ trợ công tác
chỉ huy.
Phân loại trên mang tính tương đối. Vì có loại thiết bị vừa mang tính chất của hệ thống
này lại vừa có tính chất của hệ thống khác.
Nội dung chính trong xây dựng các hệ thống tự động hoá chỉ huy của quân đội các
nước phát triển là sử dụng các kết quả mới nhất của công nghệ điện tử viễn thông, công
nghệ thông tin để tích hợp các mạng máy tính ở sở chỉ huy các cấp, hệ thống truyền dữ
liệu với hệ thống tình báo, giám sát; liên kết tất cả các khâu trong hoạt động chỉ huy thành
một thể thống nhất.
Hệ thống tình báo, giám sát; thu, xử lý, hiển thị thông tin chiến trường; truyền dữ liệu
là thành phần quan trọng của hệ thống tự động hoá chỉ huy. Những thông tin, dữ liệu sơ
cấp về mục tiêu, về tình hình chiến trường do các vệ tinh quân sự, các đàì ra đa tầm xa, các
máy bay, tàu do thám trên không, trên biển, dưới mặt nước và cả những tin tức tình báo có
được từ các lực lượng khác trong lòng đối phương sẽ được truyền về các hệ thống tự động
hoá chỉ huy và được các thiết bị xử lý tốc độ cao theo thời gian thực bằng các chương
trình, thuật toán chuyên dụng để hiển thị các thông tin, dữ liệu cụ thể về mục tiêu về tình
hình chiến trường. Tạo điều kiện tối ưu cho người chỉ huy ra quyết định.
Thông tin liên lạc trong hệ thống tự động hoá chỉ huy là một tổng thể các phương tiện
điện tử - tin học - viễn thông quân sự hoàn thiện và hiện đại. Hệ thống thông tin liên lạc luôn
được ứng dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ điện tử viễn thông. Với đường
truyền hữu tuyến quang tốc độ cao, thiết bị thu phát vô tuyến, tổng đài hiện đại, hệ thống
thông tin liên lạc bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt cho các hệ thống tự động hoá chỉ huy
bất kể thời gian, trong mọi điều kiện thời tiết và trong mọi tình huống chiến trường.
Những năm gần đây, trong hệ thống thông tin liên lạc còn được bổ sung hệ thống hội
nghị trực tuyến và các hệ thống mạng máy tính diện rộng (WAN) hoặc cục bộ (LAN).
Hệ thống hội nghị trực tuyến cho phép người chỉ huy trực quan nắm tổng thể tình hình
chiến trường, trực tiếp trao đổi, bàn phường án tác chiến với chỉ huy cấp dưới hoặc trực
tiếp chỉ huy đánh phá từng mục tiêu
Những vấn đề chung
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 17
Mạng máy tính trong hệ thống tự động hoá chỉ huy được xây dựng để tăng khả năng
phục vụ hoạt động tác chiến; Chỉ huy, chỉ đạo của người chỉ huy và cơ quan tham mưu.
Mạng có cấu trúc mở, hiện đại. Mỗi cơ quan có các bài toán cụ thể cho các ứng dụng chạy
trên mạng. Các ứng dụng này được khảo sát kỹ trong thiết kế thi công chi tiết. Đối với cơ
quan tham mưu thì các máy tính phải đảm nhiệm tất cả các công việc thuộc về nhiệm vụ
chỉ huy, chỉ đạo trong tác chiến như thu thập quản lý và xử lý các số liệu (điện văn, ảnh,
fax) báo cáo tác chiến, nhận và truyền đạt các chỉ thị, mệnh lệnh của các chỉ huy cấp trên
và dưới, làm các văn kiện tác chiến, thực hiện bảng biểu, sa bàn diễn tập, sơ đồ tác chiến.
3. ỨNG DỤNG CÁC CÔNG NGHỆ CAO TRONG HIỆN ĐẠI HÓA,
THÔNG MINH HOÁ VŨ KHÍ TRANG BỊ.
3.1. Đặc điểm và xu hướng cải tiến, hiện đại hóa VKTB trên thế giới
* Coi trọng việc tích hợp hệ thống, tích hợp mạng
Trong chiến tranh hiện đại, tác chiến liên quân chủng, binh chủng và đối kháng hệ thống
ngày càng nổi bật, hình thái tác chiến đa dạng, biến đổi nhanh, đòi hỏi phải phát hiện sớm mục
tiêu, tính toán nhanh chóng tham số bắn và tiêu diệt mục tiêu, cơ động thay đổi trận địa liên
tục. Để đạt được điều đó, lực lượng tham gia tác chiến cần phải có khả năng khai thác và phát
huy hiệu quả ưu thế về công nghệ đặc biệt là công nghệ điện tử, công nghệ thông tin; phát triển
hệ thống trinh sát và chỉ huy điều khiển hoả lực tích hợp hoá. Đối với lục quân Mỹ, trọng điểm
cải tiến là các hệ thống chỉ huy tác chiến như hệ thống chỉ huy kiểm soát, tác chiến toàn cầu,
hệ thống chỉ huy, kiểm soát chiến thuật và hệ thống chỉ huy tác chiến cấp lữ đoàn và dưới lữ
đoàn lục quân thế kỷ 21. Các hệ thống này có thể kết nối với nhau, bao gồm các hệ thống chỉ
huy, kiểm soát, truyền tin và tình báo giữa binh chủng, quân chủng, các bộ tư lệnh chiến
trường của các lực lượng tạo thành hệ thống chỉ huy tác chiến nhất thể hoá.
* Tăng cường số hoá vũ khí trang bị.
Hiện nay, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó nổi bật là công nghệ vi điện tử, điều
khiển, tự động, công nghệ thông tin là biện pháp chủ yếu để thực hiện cải tiến, nâng cấp vũ khí
trang bị của quân đội các nước trên thế giới. Ví dụ, trong quá trình cải tiến, nâng cấp xe tăng
M1 “Abrams”, lục quân Mỹ đã ứng dụng CNTT theo tiêu chuẩn của xe tăng số hoá M1A2
SEP, lắp các thiết bị thông báo vị trí, cải tiến thiết bị thông tin, liên lạc, thiết bị quan sát hồng
ngoại nhìn về phía trước thế hệ 2, hệ thống chỉ huy-kiểm soát, hệ thống định vị toàn cầu; đối
với trực thăng AH-64A “Apache”, nâng cấp thành AH-64D “Longbow” thông qua tăng cường
ra-đa sục sạo sóng milimét; nâng cấp hệ thống pháo phản lực bắn loạt M270 thành M270A1
bằng cách bổ sung hệ thống đạo hàng sử dụng con quay la de và hệ thống điều khiển hoả lực
kiểu cải tiến. Trên cơ sở thiết kế modul, Nga nâng cấp tính năng các khối, thiết bị trên trực
thăng vũ trang, pháo tự hành, xe tăng, xe thiết giáp; kết hợp với các modul điều khiển hoả lực
tiên tiến, dẫn đường vệ tinh, thông tin vô tuyến, đo xa lade, thiết bị ảnh nhiệt...
Hiện đại hoá vũ khí trang bị của mỗi nước tùy thuộc nhiều yếu tố, chủ yếu là tiềm lực
kinh tế, trình độ công nghệ và tư duy quân sự. Tuy nhiên, nổi lên hai xu hướng chính sau:
- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất vào việc chế tạo vũ khí trang bị
theo các nguyên tắc vật lý mới.
Tiêu biểu cho các nước theo xu hướng này là Mỹ, Nga. Bám sát xu hướng này là Trung Quốc.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến hoặc mới, nâng cấp vũ khí trang bị hiện có, tăng bội
hiệu quả chiến đấu.
Những vấn đề chung
Nguyễn Vũ, “Tích hợp hệ thống công nghệ điện tử, công nghệ thông tin và tự động hóa.” 18
Xu hướng này thấy rõ ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt phát triển mạnh ở Mỹ,
Nga và châu Âu, được các tổ hợp công nghiệp quân sự ủng hộ vì ít tốn kém nên giảm được
ngân sách quốc phòng.
Một trong những giải pháp hiệu quả trong hiện đại hoá vũ khí trang bị là áp dụng công
nghệ điện tử, điều khiển, tự động hoá, công nghệ thông tin để “trí năng hoá”, “thông minh
hoá” các phương tiện hoả lực (tên lửa, bom, đạn, thủy lôi...) và các phương tiện mang
(máy bay, tàu chiến, xe bọc thép...).
Cả hai xu hướng trên đều hướng tới: Giảm khả năng bị phát hiện bằng cách tàng hình
hoá và tiểu hình hoá; Phóng từ xa hoặc “phóng rồi quên”, phóng ở tầm nhìn gián tiếp từ
ngoài đường chân trời để phát huy ưu thế do công nghệ vi điện tử, công nghệ dẫn tạo ra;
số hoá chiến trường; tăng khả năng vô hiệu hoá nghĩa là không sát thương người và phá
hủy phương tiện bằng cách sử dụng vũ khí phi sát thương, từ đó mở rộng khả năng lựa
chọn các phương án chính trị và chiến lược sử dụng sức mạnh; tăng khả năng sống sót
bằng cách tổ chức lực lượng gọn nhẹ và giảm thiểu khả năng bị bộc lộ trước hoả lực đối
phương, nhất là trước các phương tiện tiến công của đối phương từ trong trung tâm; hợp
nhất kỹ thuật theo chiều ngang, tổ chức các hệ quân sự ngày càng hoàn thiện, có cấu trúc
mở để tăng khả năng hoà nhập vào các mạng. Đây là một xu thế cách mạng tin học trong
quân sự rất đáng chú ý; tiến tới đưa phương tiện tấn công lên vũ trụ.
Trong bức tranh chung về cuộc săn tìm các khả năng quân sự, đáng chú ý là đổi mới
công nghệ gắn liền với tư duy quân sự để có cách đánh mới phù hợp trước hết với chiến
tranh trong vòng 2 - 3 thập kỷ tới.
Ngày 21-3-1967, lần đầu tiên bom điều khiển bằng lade được Mỹ đưa vào sử dụng trên
chiến trường Việt Nam và hiệu quả của nó đã làm giới quân sự kinh ngạc: đánh trúng mục
tiêu cầu Hàm Rồng ngay từ quả đầu, mở màn cho cuộc chiến tranh kỹ thuật cao.
Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc, khi máy bay Mỹ phát hiện có đài rađa của ta hoạt
động, thì trong khoảng thời gian một vòng quay anten rađa, nếu không có biện pháp phòng
tránh thích hợp, đài rađa của ta có thể bị tiêu diệt bởi tên lửa tự dẫn. Trong các cuộc xung
đột sử dụng không kích gần đây, thời gian an toàn đó gần như bằng không.
Và cũng từ nghiên cứu các cuộc không kích đó, có thể thấy đa phần các loại tên lửa,
bom, đạn được sử dụng đều là loại “thông minh”, có khả năng tự dẫn tìm đến mục tiêu
theo các nguyên lý ra đa, la de, hồng ngoại, quang học hoặc vô tuyến điện (các loại vũ khí
điều khiển chính xác cao).
4. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VÀ CÁC CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN
TRONG HIỆN ĐẠI HOÁ VŨ KHÍ TRANG BỊ CỦA QUÂN ĐỘI TA
Hiện đại hoá vũ khí trang bị là một nội dung cơ bản trong xây dựng quân đội từng bước
hiện đại hoá. Nội dung này đã được khẳng định trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và
Nhà nước ta.
Hiện tại, vũ khí trang bị chủ yếu có trong biên chế của ta đều là những sản phẩm được
nghiên cứu chế tạo từ những năm 70 - 80 của thế kỷ 20, trong đó chủ yếu là các loại xe
tăng, xe thiết giáp, pháo tự hành, tên lửa phòng không, thậm chí nhiều loại vũ khí trang bị
còn được sản xuất từ những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, nên chúng có những hạn chế
nhất định. Thứ nhất, chi phí bảo đảm kỹ thuật cao, thứ hai tốc độ lão hoá của vũ khí trang
bị ngày càng trầm trọng.
Những vấn đề chung
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 19
Tình trạng lão hoá đã trực tiếp ảnh hưởng đến hệ số kỹ thuật của vũ khí trang bị và khả
năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội ta. Hệ số kỹ thuật đối với vũ khí trang bị của chúng ta
hiện nay rất thấp, dẫn đến trong huấn luyện, chúng ta đã để xảy ra nhiều sự cố mà nguyên
nhân chủ yếu là do vũ khí trang bị đang ngày càng xuống cấp, lão hoá trầm trọng. Tuy nhiều
loại vũ khí trang bị đã được nâng cấp, cải tiến, tăng hạn, nhưng hệ số kỹ thuật của chúng
cũng không mấy khả quan, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sẵn sàng chiến đấu, làm mất đi
ưu thế về vũ khí trang bị trên chiến trường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của bộ đội.
Việc ứng dụng công nghệ, trong đó có công nghệ điện tử trong cải tiến, hiện đại hoá vũ
khí trang bị của quân đội ta trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Nổi lên
ở một số mặt sau:
a. Cải tiến, tăng cường tính năng, tăng hạn cho vũ khí trang bị
Tiêu biểu là cải tiến, hiện đại hoá cụm pháo phòng không 37 mm đánh ngày và đêm của
Viện KH- CN quân sự. Ngoài nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hoá tiên tiến, công
trình còn nghiên cứu, ứng dụng những chương trình, thuật toán phức tạp để tăng tính năng
cho cụm pháo phòng không 37mm. Ngoài ra, có thể kể đến các chương trình, dự án cải tiến,
hiện đại hoá vũ khí trang bị ứng dụng công nghệ điện tử, điều khiển, công nghệ thông tin,
các công nghệ tiên tiến khác với các đối tác như các chương trình cải tiến đóng mới tàu
chiến của các nhà máy đóng tàu quân sự; dự án tăng hạn tổ hợp tên lửa phòng không C-125,
Igla, chế tạo rađa RV-01, cải tiến hiện đại hoá các loại rađa: P-18, P-37
b. Thiết kế, chế tạo các cụm, khối điều khiển thay thế và dự phòng cho vũ khí trang bị
Dần làm chủ các công nghệ hiện đại, thời gian qua Viện KH- CN quân sự đã phối hợp
với các đơn vị trong toàn quân nghiên cứu và đã có thể làm chủ, thiết kế chế tạo các cụm,
khối, mảng điều khiển chức năng cho vũ khí trang bị. Điển hình: thiết kế hệ thống tổ hợp
thiết bị điều khiển phóng tên lửa КАСУ 3Р-60УЭ-12418 và thiết kế, chế thử máy
КБ163П; chế thử giá kiểm tra hệ thống điều khiển quán tính (ИСУ) Ц-074 của đạn tên lửa
Kh-35E, chế tạo một số thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác bảo đảm kỹ thuật tổ hợp
tên lửa URAN-E, thiết bị giả đạn tên lửa 3М-24E; thiết kế, chế thử một số loại card của
khối tính toán trong tổ hợp thiết bị kiểm tra đạn tên lửa 3M-24E; chế tạo khối tính toán
BM1 hệ điều khiển tên lửa КАСУ 3Р-60УЭ; nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị hỗ trợ
chẩn đoán, phát hiện hỏng hóc một số mảng chức năng của đài KASTA-2E2; Thiết bị báo
bia tự động; thiết bị điều khiển nổ từ xa; thiết bị tạo giả âm thanh chiến trường
c. Nghiên cứu tiến tới làm chủ các thuật toán, chương trình điều khiển của các loại vũ
khí trang bị mới
Các loại vũ khí trang bị mua mới đều có các chương trình, thuật toán điều khiển chuyên
dụng. Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới để nghiên cứu, tiến tới làm chủ và có thể thay thế các
chương trình, thuật toán chuyên dụng này là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đây cũng là một
trong những hướng ưu tiên trong các chương trình nghiên cứu của Viện KH- CN quân sự.
Thời gian qua, Viện KH- CN quân sự đã phối hợp với các đơn vị của quân chủng Hải
quân, Phòng không – Không quân, các nhà máy đóng tàu quân sự và các đơn vị có trang bị
vũ khí mới để triển khai các đề tài, công trình nghiên cứu nhằm làm chủ vũ khí trang bị mới.
Cụ thể: Nghiên cứu tổ hợp thiết bị và xây dựng phần mềm hỗ trợ cho phi công khi bay trên
biển xa trên máy bay SU22-M4; hoàn thiện giải pháp số hóa tín hiệu thị tần đài rađa dẫn bay
gần RSBN-4N, tích hợp thông tin trên mạng phục vụ cho chỉ huy, quản lý máy bay SU;
nghiên cứu xây dựng phân hệ tự động hợp nhất quỹ đạo từ các đài rađa HKDD và tích hợp
vào hệ thống B1-M; chế tạo khối tính toán BM1 hệ điều khiển tên lửa КАСУ 3Р-60УЭ
Tuy nhiên, có thể thấy việc ứng dụng công nghệ, trong đó có công nghệ điện tử trong cải
tiến, hiện đại hoá vũ khí trang bị của quân đội ta thời gian qua chưa thật sự xứng với tiềm
lực, khả năng mà chúng ta đang có. Với tốc độ phát triển của nền công nghiệp và khoa học
công nghệ của nước ta như hiện nay thì có thể dự báo cho đến cuối những năm 2020, chúng
Những vấn đề chung
Nguyễn Vũ, “Tích hợp hệ thống công nghệ điện tử, công nghệ thông tin và tự động hóa.” 20
ta cũng chưa đủ khả năng để tự thiết kế và sản xuất được những hệ thống tự động hóa chỉ
huy phương tiện chiến đấu hiện đại, có độ tin cậy cao. Việc thiết lập các hệ thống tự động
hóa chỉ huy phương tiện chiến đấu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ khoa học công nghệ về
vi điện tử, tự động hóa, tin học, truyền thông, cơ khí chính xác, vật liệu v.v... Nền công
nghiệp, trình độ khoa học công nghệ cũng như tiềm lực kinh tế của nước ta trong vòng mười
năm nữa mới chỉ có thể đảm bảo khả năng nâng cấp, cải tiến vũ khí trang bị, vi điện tử hóa
các hệ thống điều khiển điện tử, thông minh hóa phần nào các trang thiết bị quân sự thế hệ
cũ, chế tạo thử nghiệm một vài loại vũ khí có điều khiển đơn giản v.v...
5. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI
Công nghệ điện tử, CNTT và Tự động hóa cùng phối hợp để giải quyết nhiệm vụ tích
hợp hệ thống và thông minh hóa vũ khí, khí tài, cụ thể các nhiệm vụ lớn như sau:
- Số hóa chiến trường. Đây là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, vì khối
lượng công việc quá nhiều nên phải tiến hành từng bước, có trọng tâm trọng điểm. Trước
mắt cần số hóa các hệ thống trinh sát cùng các ngành bảo đảm chiến đấu như hậu cần, kỹ
thuật để đảm bảo khả năng kết nối mạng cung cấp thông tin cho người chỉ huy.
- Xây dựng hệ thống truyền thông đa lớp, đảm bảo khả năng cung cấp thông tin thời
gian thực với độ tin cậy, khả năng sống còn cao.
- Xây dựng các sở chỉ huy trên nền mạng máy tính cùng các thiết bị thu thập thông
tin, hiển thị thông tin hiện đại, các chương trình phần mềm hỗ trợ chỉ huy tham mưu và
đánh giá kết quả tác chiến, quản lý chiến trường
- Xây dựng các hệ thống chỉ huy hỏa lực trên nền công nghệ tự động hóa và các
công nghệ khác có liên quan, nâng cao tính năng chiến – kỹ thuật cho các hệ thống vũ khí
khí tài, tích hợp với hệ thống tự động hóa chỉ huy qua mang truyền thông để đảm bảo chỉ
huy tác chiến thông suốt. Tích hợp các cụm hỏa lực, các vũ khí có tính năng khác nhau để
tạo thành một hệ thống thống nhất có khả năng tác chiến cao, hiệu quả trong tiêu diệt các
loại mục tiêu khác nhau và phát huy khả năng hỗ trợ bảo vệ nhau một cách cao nhất.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho hệ thống tự động hóa chỉ huy, có
khả năng cập nhật số liệu thực tế một cách nhanh nhất, đồng thời cung cấp số liệu theo
thời gian thực phục vụ công tác chỉ huy tham mưu.
- Xây dựng các hệ thống mô phỏng bán tự nhiên, đa cấp phục vụ đào tạo, huấn luyện.
- Kết hợp giữa khoa học công nghệ với các nhà chỉ huy, tham mưu, các lĩnh vực
hậu cần kỹ thuật để phát triển “trí tuệ” của hệ thống tự động hóa chỉ huy, để cho nó ngày
càng đáp ứng các công tác chỉ huy tham mưu, không chỉ là công cụ hỗ trợ tác nghiệp mà
trở thành công cụ hỗ trợ ra quyết định một cách chính xác nhất, nhanh nhất trong thời gian
thực, trên mọi lĩnh vực, từng bước thông minh hóa chiến trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Thông báo LLVT các nước các năm: 2010, 2011, 2013, 2014 của Tổng cục II.
[2]. Các tạp chí: Kiến thức quốc phòng hiện đại, Khoa học quân sự, Tác chiến điện tử,
Tình hình xu hướng phát triển kỹ thuật quân sự nước ngoài các năm 2013, 2014 và
sáu tháng đầu năm 2015.
[3]. Military Balance, (2013, 2014).
[4]. Các tạp chí Jane’s, (2013, 2014).
[5]. https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html.
[6].
[7].
Những vấn đề chung
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 21
[8].
[9]. www.china.org.cn/...white/index.htm.
ABSTRACT
INTEGRATION AND SMART MAKING OF WEAPON AND WARFARE BY
ARCHIVÊMNT OF ELECTRONICS, INFORMATION TECHNOLOGY AND
AUTOMATION.
The article concerned with the problem of applying high technology as
information, electronics and automation for upgradation and development modern
warfare as well as integration C4I systems in foreign and our army. In this point of
view, the article also gives out some missions for integration C4I systems and
upgrade warfare in the next time.
Keywords: C4I, Upgrade warfare, Information Technology, Electronics, Automation technology.
Nhận bài ngày 04 tháng 8 năm 2015
Hoàn thiện ngày 24 tháng 8 năm 2015
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 9 năm 2015
Địa chỉ: * Đại tá, PGS.TS, Phó Giám đốc Viện KH-CNQS.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 03_nguyenvu_5942_2149142.pdf