Tài liệu Tích hợp bộ nén thoại melp trong thiết kế khối băng gốc cho thiết bị viba kênh dải tần UHF: Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 44, 08 - 2016 169
TÍCH HỢP BỘ NÉN THOẠI MELP TRONG THIẾT KẾ KHỐI
BĂNG GỐC CHO THIẾT BỊ VIBA KÊNH DẢI TẦN UHF
Thái Trung Kiên1*, Hoàng Đình Thắng1, Nguyễn Anh Đức2, Lê Thị Hường3
Tóm tắt: Bài báo này giới thiệu thiết kế thiết bị viba kênh dài tần UHF với việc
tích hợp bộ nén thoại chuẩn MELP(Mixed-Excitation Linear Prediction – Dự đoán
tuyến tính trộn kích thích) tốc độ 2.4 kbps trong thiết kế khối băng gốc. Thiết bị
được thiết kế xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và chưa có trên thị trường. So với việc
sử dụng các chuẩn nén thoại thông thường khác trong thiết bị viba kênh như CVSD
(Continuously Variable Slope Delta modulation - điều chế delta có độ dốc biến đổi
liên tục) hay ADPCM (adaptive differential pulse code modulation - điều chế mã
xung vi sai tương hợp), chuẩn nén thoại MELP đạt tỉ lệ nén cao hơn nhiều lần, cho
phép kết hợp sử dụng mã sửa sai FEC (Forward Error Correction) nâng cao độ ổn
đ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích hợp bộ nén thoại melp trong thiết kế khối băng gốc cho thiết bị viba kênh dải tần UHF, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 44, 08 - 2016 169
TÍCH HỢP BỘ NÉN THOẠI MELP TRONG THIẾT KẾ KHỐI
BĂNG GỐC CHO THIẾT BỊ VIBA KÊNH DẢI TẦN UHF
Thái Trung Kiên1*, Hoàng Đình Thắng1, Nguyễn Anh Đức2, Lê Thị Hường3
Tóm tắt: Bài báo này giới thiệu thiết kế thiết bị viba kênh dài tần UHF với việc
tích hợp bộ nén thoại chuẩn MELP(Mixed-Excitation Linear Prediction – Dự đoán
tuyến tính trộn kích thích) tốc độ 2.4 kbps trong thiết kế khối băng gốc. Thiết bị
được thiết kế xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và chưa có trên thị trường. So với việc
sử dụng các chuẩn nén thoại thông thường khác trong thiết bị viba kênh như CVSD
(Continuously Variable Slope Delta modulation - điều chế delta có độ dốc biến đổi
liên tục) hay ADPCM (adaptive differential pulse code modulation - điều chế mã
xung vi sai tương hợp), chuẩn nén thoại MELP đạt tỉ lệ nén cao hơn nhiều lần, cho
phép kết hợp sử dụng mã sửa sai FEC (Forward Error Correction) nâng cao độ ổn
định và tin cậy của chất lượng dịch vụ trong khi tăng số lượng thuê bao. Kết quả
đạt được đánh giá trong phòng thử nghiệm cũng như thực tế, cung cấp dịch vụ thoại
với chất lượng đánh giá là ở mức nghe rõ, thang điểm từ 2,5 đến 3 kể cả trong điều
kiện làm việc không thuận lợi như là mức thu thấp, đường truyền xấu.
Từ khóa: Viba kênh, MELP, DSP, FPGA, Nén thoại, Băng gốc.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông tin liên lạc là một trong những yếu tố quan trọng trong đời sống xã hội.
Là sự truyền tải thông tin giữa điểm này đến điểm khác, giữa vùng này đến vùng
khác. Sự phát triển đa dạng các phương thức truyền tin như di động, vệ tinh, cáp
quang... tuy nhiên ở những vùng địa hình hiểm trở hoặc khó triển khai thông tin
hữu tuyến thì thiết bị viba đóng vai trò quan trọng.
Xuất phát từ thực tế triển khai nhiều tuyến thông tin sử dụng thiết bị viba thế hệ
cũ của Nga đã xuống cấp và hư hỏng không thể khắc phục, tính cấp thiết phải có
thiết bị thay thế. Kết hợp từ việc làm chủ khối băng gốc và khả năng nén thoại,
thiết bị viba kênh được thiết kế để đáp ứng nhu cầu trên. Đáp ứng được mục đích
quan trọng là làm chủ thiết kế chế tạo thiết bị thông tin vô tuyến.
Các cơ sở lý thuyến về truyền dẫn thông tin vô tuyến đã được đề cập và mô tả
chi tiết ở các tài liệu [5. 6]. Trong đó đã mô tả chi tiết các đặc trưng của hệ thống
thông tin cũng như các đặc tính kỹ thuật của hệ thống thông tin. Dựa trên những
kinh nghiệm thực tế sử dụng thiết bị thông tin và các tài liệu lý thuyết [5, 6], thiết
bị viba kênh được thiết kế chế tạo. Thiết bị này đảm bảo liên lạc trong khoảng cách
đến 20 km với địa hình không bị che chắn.
Cấu tạo thiết bị Viba kênh dải tần UHF được thiết kế bao gồm các thành phần
sau (hình 1):
- Mạch giao tiếp FXO/FXS (dịch vụ): Đây là khối được thiết kế rời để có thể
thay thế dễ dàng tùy vào nhu cầu sử dụng. Trên mạch bao gồm các card giao tiếp
với tổng đài hoặc điện thoại.
- Mạch băng gốc: Khối băng gốc có chức năng:
+ Bộ nén và giải nén thoại cho các kênh thoại;
+ Ghép và tách các luồng số tương ứng với các kênh;
Công nghệ thông tin & Khoa học máy tính
T. T. Kiên, H. Đ. Thắng, , “Tích hợp bộ nén thoại MELP viba kênh dải tần UHF.” 170
+ Đồng bộ dữ liệu giữa bên thu và bên phát;
+ Điều chế và giải điều chế; + Lọc tín hiệu bằng kỹ thuật lọc số;
+ Thực hiện biến đổi DAC, ADC;
- Mạch xử lý trung tâm: Điều khiển chính toàn bộ các chế độ hoạt động của
thiết bị.
- Mạch RF tuyến phát: Trộn cầu phương lên đến tần số IF, tạo các tần số LO
cho tuyến phát.
- Khối công suất: khối công suất được thiết kế riêng biệt với mạch tuyến phát và
được đặt trong hộp bọc kim nhằm tránh gây nhiễu cho các mạch khác, cũng như
bảo vệ mạch công suất tránh bị tự kích.
Hình 1. Sơ đồ khối thiết bị viba kênh UHF.
- Mạch RF tuyến thu bao gồm mạch khuếch đại tạp âm thấp (LNA), lọc nhiễu,
trộn tần xuống, lọc saw băng hẹp, và mạch khuếch đại tự động điều chỉnh AGC.
- Khối giao diện sử dụng.
- Khối nguồn.
Mỗi khối chức năng có những vai trò quan trọng khác nhau, tuy nhiên khối
băng gốc được xem như là trái tim của thiết bị. Trong khối băng gốc các bộ nén và
giải nén thoại quyết định chất lượng dịch vụ, tốc độ dữ liệu, cũng như băng thông
vô tuyến sử dụng. Các chuẩn nén thoại thường dùng trước đây cho thiết bị viba
kênh như CVSD hay ADPCM mặc dù có độ phức tạp thấp, nhưng tỉ lệ nén thấp
dẫn đến việc sử dụng băng thông vô tuyến không hiệu quả. So với chuẩn nén
CVSD (các tốc độ 8, 16, và 32 kbps) và ADPCM (G722 - 16, 24, 32, và 40 kbps),
chuẩn nén thoại MELP cho tỉ lệ nén cao hơn nhiều 2.4 kbps trong khi chất lượng
tín hiệu thoại tổng hợp suy giảm không đáng kể [8]. Với tỉ lệ nén cao và tốc độ số
liệu rất thấp, việc sử dụng chuẩn nén thoại MELP cho phép kết hợp được các kỹ
thuật truyền dẫn khác như mã sửa sai FEC nâng cao tính tin cậy và ổn định của
dịch vụ.
Toàn bộ thiết bị viba kênh được nhóm thiết kế triển khai toàn bộ thiết bị, tuy
nhiên bài báo này tập trung mô tả tổng quan thiết kế thiết bị và tích hợp bộ nén
thoại chuẩn MELP tốc độ 2,4 kbps trong khối băng gốc của thiết bị viba kênh dải
tần UHF, bao gồm: mục 2 mô tả thiết kế thiết bị và khối băng gốc với bộ nén thoại
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 44, 08 - 2016 171
MELP, mục 3 trình bày đánh giá kết quả việc tích hợp bộ nén thoại MELP, và
cuối cùng là mục 4 kết luận.
2. THIẾT KẾ THIẾT KHỐI BĂNG GỐC
Sơ đồ tổ chức của thiết bị viba kênh gồm hai tuyến thu và phát (hình 2, hình 3).
Ở tuyến phát: Đầu cuối điện thoại (cả thuê bao thường-có số và thuê bao nóng-
hotline) sẽ được ghép nối với một mạch giao tiếp thuê bao SLIC (Subscriber Line
Interface Card) FXS. Mạch SLIC FXS có chức năng:cung cấp nguồn, bảo vệ quá
áp và chống sét (over load), cấp điện áp 24Vdc và cấp tín hiệu chuông cảm ứng
(Ring- 75Vac), nhận biết và điều khiển trạng thái các cổng, giao tiếp với mạch
codec Si3000 và FPGA. Âm thanh được chuyển đổi tương tự sang số tại codec
SI3000 với tốc độ lấy mẫu 8000 mẫu/giây, mỗi mẫu có độ phân giải 16 bits, do đó
tốc độ mỗi kênh sẽ là 128 kbps .Thiết bị viba kênh có thể hỗ trợ tất cả 4 kênh bao
gồm 2 kênh số (kéo dài của thuê bao PSTN) và 2 kênh nóng. Thông thường, bốn
kênh này sau khi được biến đổi từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số bởi SI3000 và
được nén ADPCM, CVSD, hoặc MELP 2.4 kbps cùng với các trạng thái báo hiệu
của chúng sẽ được ghép thành một luồng chung.Việc ghép kênh này được thực
hiện trên FPGA Spartan XC3S500. Với việc tích hợp bộ phân tích tổng hợp tiếng
nói MELP, các kênh thoại đầu vào 128 kbps sau SI3000 sẽ được đưa qua FPGA để
tạo tín hiệu với timing phù hợp và đưa vào DSP C5509a [1] để nén theo chuẩn
MELP 2,4 kbps và cộng chèn mã sửa sai và đồng bộ khung thành tốc độ 8 kbps
mỗi kênh. Dữ liệu sau xử lý nén và mã sửa sai sẽ được quay trở lại FPGA và được
thực hiện ghép kênh thành một dòng số liệu duy nhất. So với mỗi một kênh tốc độ
32 kbps CVSD hay ADPCM, việc dùng chuẩn nén MELP có thể được mở rộng
thành 04 kênh MELP tin cậy (có mã sửa sai mạnh đi kèm) hoạt động tin cậy ở điều
kiện làm việc không thuận lợi như kênh truyền xấu, công xuất phát thấp, hay chế
áp điện tử. Cuối cùng dữ liệu được xáo trộn, điều chế, lọc Squared Root Raised
Cosine (SRRC), biến đổi số sang tương tự (DAC), trộn lên IF.
Hình 2. Sơ đồ băng gốc tuyến phát.
Sơ đồ băng gốc tuyến thu được xử lý cơ bản tương tự như tuyến phát nhưng ở
đây theo chiều ngược lại. Đầu tiên tín hiệu nhận được giải điều chế cùng với việc
khôi phục sóng mang, clock dữ liệu cũng như đồng bộ khung bằng FPGA để tách
ra các kênh 32 kbps (ADPCM hoặc CVSD) hoặc 8 kbps (MELP + FEC + đồng bộ
khung). Sau đó các kênh 8 kbps với các tín hiệu(dữ liệu, clock, và xung khung)
được cho qua DSP để khôi phục đồng bộ dữ liệu MELP + FEC – khung 180 bits
Công nghệ thông tin & Khoa học máy tính
T. T. Kiên, H. Đ. Thắng, , “Tích hợp bộ nén thoại MELP viba kênh dải tần UHF.” 172
(sẽ được mô tả sau), tiếp đó thực hiện chức năng mã sửa sai tuyến thu, giải nén
thoại, sắp xếp lại khung tương ứng và gửi lại FPGA. FPGA sau đó thực hiệu giao
tiếp với codec SI3000 và mạch SLIC. Nếu thuê bao sử dụng là thuê bao thường (số
- kéo dài thuê bao PSTN) thì SLIC ở đây là SLIC FXO (giao tiếp với tổng đài), còn
nếu thuê bao là hotline thì SLIC ở đây vẫn là SLIC FXS (giao tiếp với máy điện
thoại). Mạch SLIC FXO có chức năng cơ bản: Bảo vệ quá áp và chống sét (Over
load), thu các tín hiệu báo hiệu từ tổng đài, nhận các tín hiệu về trạng thái thuê bao
từ khối băng gốc để phát lên tổng đài, giao tiếp với mạch codec Si3000 và FPGA.
Hình 3. Sơ đồ băng gốc tuyến thu.
Giao tiếp giữa phần cứng DSP dưới dạng một bo mạch con và FPGA trên hệ
thống như sau: Bo mạch DSP này nhận một nguồn duy nhất 3.3 V từ hệ thống, và
giao tiếp với FPGA Spartan XC3S500 để nhận dữ liệu đầu vào qua McBSP Rx các
kênh 128 kbps (dữ liệu thoại tuyến tính chưa nén) hoặc 8 kbps (dữ liệu thoại đã
nén MELP + FEC) (khi cần xử lý nhiều hơn 1 kênh thì các kênh được multiplexed
thành một luồng duy nhất vì chỉ dùng một giao diện McBSP Rx/Tx - xem thêm sơ
đồ tuyến thu và phát tại Hình 1 và Hình 2), dữ liệu sau đó được xử lý (nén/giải nén
thoại, thực hiện mã kênh, đồng bộ), và gửi lại cho FPGA qua giao diện McBSP
Tx. Tuyến phát của thiết bị sẽ dùng McBSP1 trong khi tuyến thu sẽ dùng McBSP2.
Trong mỗi giao diện McBSP có hai hướng phát Tx (được ký hiệu X) và thu Rx
(được ký hiệu là R) với 3 chân: chân clock CLKX/CLKR, chân đồng bộ khung
FSX/FSR, và chân dữ liệu DX/DR. Giao diện McBSP0 còn lại được dùng cho việc
boot DSP từ SPI flash AT25DF041A.
Hình 4. Sơ đồ kết nối của board mạch con DSP
thực hiện chức năng nén thoại/giải nén thoại.
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 44, 08 - 2016 173
Dữ liệu trao đổi giữa DSP C5509a và FPGA qua giao diện McBSP, tuy nhiên
dữ liệu này không được xử lý trực tiếp (qua ngắt McBSPTx hoặc Rx) bởi CPU, mà
được đệm qua DMA cho tới đủ một lượng thông tin xử lý thì DMA mới ngắt CPU
để thực hiện. Việc tổ chức này làm cho CPU tăng thêm được hiệu quả làm việc,
kích thước của một block cho DMA là 180*3 = kích thước frame của một khung
MELP*3 để thực hiện cấu trúc xử lý pingpong.
Tổ chức phần cứng ngoại vi của DSP C5509a được thực hiện như sau:
Hình 5. Tổ chức ngoại vi của C5509a sử dụng trong khối băng gốc.
Cấu hình của các giao diện McBSP theo timing waveforms như sau:
Hình 6. Giao diện McBSP theo timing waveforms.
- Clkx và fsx, clkr và fsr được gửi từ FPGA
- Kích thước của frame(frame length là 180 = kích thước khung của MELP),
kích thước từ mã (word length) là 16, trễ thu phát (the transmit and receive data
delays)đều là =1. Dữ liệu nhận ở DSP ở sườn âm (falling edge) của clkr, trong khi
dữ liệu được phát ở sườn dương (rising edge) của clkx. Trong hình minh họa trên,
từ mã word đầu tiên là "0011101010111101".
Ở chiều phát của thiết bị viba kênh, dữ liệu thoại chưa nén đầu vào (tốc độ 128
kbps) là các khung MELP 180 mẫu, mỗi mẫu 16 bits, sau khi được xử lý nén chuẩn
MELP xuống 54 bits (tốc độ 2,4 kbps) được mã hóa sửa sai thành 170 bits, kỹ
thuật mã sửa sai mạnh được áp dụng cho phép dữ liệu được bảo vệ tốt kể cả trong
các điều kiện làm việc rất xấu. 170 bit dữ liệu này được xáo trộn (interleaver) theo
phương pháp vào hàng ra cột để giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng nhiễu cụm
(bursty noise). Cuối cùng từ đồng bộ (10 bits) được chèn thêm để được đầu ra cuối
cùng thành 180 bits.Như vậy tốc độ đầu ra sẽ là (8000/180)*180 = 8 kbps.
Công việc tại tuyến phát của khối băng gốc sẽ là:
- Nhận dữ liệu PCM tuyến tính (tần số lấy mẫu 8000 samples/s, lượng tử
hóa các mẫu 16 bits) theo các khung 180 mẫu
Công nghệ thông tin & Khoa học máy tính
T. T. Kiên, H. Đ. Thắng, , “Tích hợp bộ nén thoại MELP viba kênh dải tần UHF.” 174
- Thực hiện chức năng nén thoại MELP chuẩn xuống tốc độ 2400 bps –
tương ứng 180 mẫu 16 bits cho ra 54 bits
- Chèn mã hóa sửa sai và đồng bộ để cho ra 180 bits;
- Gửi lại cho FPGA để xử lý điều chế truyền đi
Công việc tại tuyến thu của khối băng gốc sẽ là:
- Nhận các luồng dữ liệu 8 kbps của thoại nén MELP +FEC
- Khôi phục đồng bộ khung 180 bits; Tách dữ liệu và thực hiện chức
năng sửa lỗi
- Thực hiện chức năng giải nén thoại MELP
- Trả lại dòng số liệu 128 kbps cho codec để DAC với tốc độ lấy mẫu
8000 mẫu/s, lượng tử hóa mỗi mẫu là 16 bits
3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Thiết bị viba kênh được thiết kế với mục đích là tạo kênh thoại liên lạc giữa
điểm với điểm, nên việc đánh giá chất lượng thiết bị sẽ dựa trên việc đánh giá chất
lượng tiếng nói giữa đầu thu và đầu phát. Hai phương pháp đánh giá chính được sử
dụng để đánh giá chất lượng tiếng nói là phương pháp đánh giá khách quan
(objective) và phương pháp đánh giá chủ quan (subjective). Phương pháp đánh giá
chủ quan có sự tham gia trực tiếp là con người, dùng một số người nghe được huấn
luyện để nghe và đánh giá tiếng nói đầu ra. Phương pháp chủ quan hay dùng là
MOS (Mean Opinion Score) với thang điểm từ 1 đến 5 tương ứng với chất lượng
kém nhất đến tốt nhất. Trong thông tin quân sự điểm trên 2 là đạt yêu cầu truyền
tải thông tin và có thể nhận dạng được người nói. Một trong các phương pháp đánh
giá khách quan hay dùng nhất là phương pháp PESQ (Perceptual Evaluation of
Speech Quality) [9].
Kết quả đánh giá theo phương pháp khách quan dùng PESQ (bảng 1) đã chỉ ra
không có sự khác biệt giữa chất lượng khi tích hợp vào khối băng gốc của thiết bị
viba kênh và đánh giá trên bo mạch phát triển.
Bảng 1. Đánh giá chất lượng theo phương pháp PESQ.
STT Tệp thử nghiệm Khối băng gốc Giá trị so sánh
1 Eng_M.wav 2.641 2.666 [8]
2 Eng_F.wav 2.384 2.445 [8]
3 Vn_M.wav 2.631 Tiếng việt chưa có tham khảo
4 Vn_F.wav 2.267 Tiếng việt chưa có tham khảo
5 Vov1.wav 2.713 Tiếng việt chưa có tham khảo
Bên cạnh việc đánh giá chất lượng sử dụng phương pháp PESQ, chất lượng
tiếng nói tổng hợp được đơn vị sử dụng thiết bị viba kênh đánh giá bằng phương
pháp chủ quan (MOS). Trong thời gian thử nghiệm, thiết bị viba kênh đã đảm bảo
được kênh liên lạc thoại thông suốt và thể hiện được nhiều tính ưu việt như: dễ sử
dụng, ổn định, thoại nghe rõ. Kết quả đánh giá bằng phương pháp chủ quan được
thể hiện trong biên bản đánh giá kết quả thử nghiệm thiết bị.Trong đó, chất lượng
thoại được đánh giá bởi các chuyên gia thông tin được xác định trong khoảng từ 2-
3 điểm, ứng với mức thoại nghe rõ [7].
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 44, 08 - 2016 175
Quá trình thử nghiệm thiết bị tại đơn vị sử dụng cũng đã cho thấy thiết bị có
tính tin cậy cao, làm việc tốt trong điều kiện đường truyền xấu (thời tiết có mưa, độ
ẩm cao). Từ đó, làm tăng tính ổn định của hệ thống. Ngoài ra, quá trình tích hợp bộ
phân tích tổng hợp tiếng nói MELP trên băng thông cho trước cho phép mở rộng
số thuê bao, chất lượng thoại không suy giảm nhiều so với các bộ nén thoại tốc độ
cao hơn khác như CVSD và ADPCM.
4. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Trong bài báo này trình bày thiết kế thiết bị viba kênh dải tần UHF trên cơ sở
thiết kế khối băng gốc và việc tích hợp bộ nén thoại chuẩn MELP tốc độ 2.4 kbps.
Kết quả nghiên cứu là làm chủ được khối băng gốc, làm chủ thiết bị viba kênh. Các
đánh giá chất lượng thoại bằng phương pháp khách quan và chủ quan đều thể hiện
chất lượng thoại sau khi tổng hợp hay nghe được tại đầu thu là phù hợp và đạt
được yêu cầu đối với thiết bị thông tin thoại quân sự. Đây cũng là cơ sở để có thể
nghiên cứu phát triển các loại thiết bị thông tin với các yêu cầu đáp ứng về tính bảo
mật sau này.
Để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thiết bị viba kênh, các đặc trưng
của hệ thống thông tin vô tuyến tiếp tục được xem xét. Đó là đánh giá khả năng
chống nhiễu với việc nghiên cứu áp dụng chuyên sâu về mã sửa sai, và khả năng
bảo mật của thông tin được truyền với việc tích hợp các khối bảo mật.
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn sự tài trợ về kinh phí của chương trình Hợp
tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định thư, hợp đồng số 118/2013/
NĐT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].
[2]. Phạm Văn Hậu, Đinh Văn Ngọc, Nguyễn Anh Đức, Thái Trung Kiên, “Real-
time implementation of melp vocoder on TI fixed-point tms320c55x dsp”. Tạp
chí Nghiên cứu khoa học và công nghệ quân sự, Viện KH&CNQS (4/2014), tr
172-180.
[3]. Phạm Văn Hậu, “Thực thi thời gian thực mô hình thuật toán MELP trên bộ xử
lý tín hiệu số TMS320C5509”, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành điện tử viễn
thông trường Đại học Công nghệ, 2014.
[4]. Đinh Văn Ngọc, “Nghiên cứu mô hình thuật toán phân tích tổng hợp tiếng nói
MELP”Luận văn thạc sỹ chuyên ngành điện tử viễn thông trường Đại học
Công nghệ, 2014.
[5]. Trần Văn Khẩn, Đỗ Quốc Trinh, Đinh Thế Cường, Giáo trình “Cơ sỡ kỹ thuật
thông tin vô tuyến”, Hà nội, 2006.
[6]. Adrian W. Graham, Nicholas C. Kirkman and Peter M. Paul, "Mobile radio
network design in VHF and UHF bands - A Practical Approach", John Wiley
& Sons Ltd, 2007.
[7]. Biên bản đánh giá kết quả thử nghiệm thiết bị viba kênh triển khai tại Trung
đoàn 257 Sư 361, ngày 2 tháng 2 năm 2015.
[8]. MELP product provided by Signalogic
Công nghệ thông tin & Khoa học máy tính
T. T. Kiên, H. Đ. Thắng, , “Tích hợp bộ nén thoại MELP viba kênh dải tần UHF.” 176
[9]. ITU P.862, “Perceptual evaluation of speech quality (PESQ), an objective
method for end-to-end speech quality assessment of narrowband telephone
networks and speech codecs,” ITU Recommendation P.862, 2000.
ABSTRACT
THE INTEGRATION OF MELP CODECS IN BASEBAND MODULES OF
LOW-CAPACITY RADIO RELAY EQUIPMENT
In this paper, the usage of MELP codec at the compression rate 2.4 kbps
in baseband modules for UHF radio relay equipment is presented. In
comparison to other common codecs used in the equipment such as CVSD or
ADPCM, MELP codecs provide a significantly higher compression rate,
which allows transmission techniques such as forward error correction
(FEC) is incorporated into the module. This incorporation, in turn, improves
the quality, reliability as well as robustness of the equipment, while also
helping increase the number of voice service subscribers. The experimental
results both in labs and in practice showed the good service voice quality
which was scored between 2.5 and 3 even in the adverse working conditions
like low receive input levels or bad transmission channels.
Keywords: MELP, DSP, FPGA, Vocoder, Baseband.
Nhận bài ngày 12 tháng 04 năm 2016
Hoàn thiện ngày 16 tháng 05 năm 2016
Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 08 năm 2016
Địa chỉ: 1 Viện Công nghệ thông tin / Viên Khoa học và Công nghệ Quân sự;
2 Trung tâm Công nghệ Cao / Bộ tư lệnh Thông tin;
3 Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải;
*Email: kienthaitrung@gmail.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21_kien_0586_2150298.pdf