Tài liệu Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến thiếu vitamin D ở thai phụ tam cá nguyệt đầu đến khám tại bệnh viện Hùng Vương (2016): Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 54
TỈ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THIẾU VITAMIN D
Ở THAI PHỤ TAM CÁ NGUYỆT ĐẦU ĐẾN KHÁM
TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG (2016)
Võ Minh Tuấn *, Lý Thanh Xuân **
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ thiếu vitamin D và các yếu tố liên quan ở thai phụ tam cá nguyệt đầu
đến khám tại Bệnh viện Hùng Vương.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 11/2015 đến 3/2016. Đối tượng
nghiên cứu là các thai phụ ở tam cá nguyệt đầu được chọn ngẫu nhiên đơn phòng khám thai BV Hùng Vương.
Thiếu vitamin D được định nghĩa là nồng độ 25(OH)D trong máu 20 ng/mL (hay 50 nmol/L). Chúng tôi xử
dụng cùng mẫu máu thường qui trong tam cá nguyệt 1 để phối hợp định lượng 25(OH)D. Thông tin khác được
thu thập qua phỏng vấn sản phụ tại chỗ theo bảng câu hỏi soạn sẵn.
Kết quả: Khảo sát 386 mẫu, tỷ lệ thiếu vitamin D là 31,09%. Thiếu vitamin D ở thai...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến thiếu vitamin D ở thai phụ tam cá nguyệt đầu đến khám tại bệnh viện Hùng Vương (2016), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 54
TỈ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THIẾU VITAMIN D
Ở THAI PHỤ TAM CÁ NGUYỆT ĐẦU ĐẾN KHÁM
TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG (2016)
Võ Minh Tuấn *, Lý Thanh Xuân **
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ thiếu vitamin D và các yếu tố liên quan ở thai phụ tam cá nguyệt đầu
đến khám tại Bệnh viện Hùng Vương.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 11/2015 đến 3/2016. Đối tượng
nghiên cứu là các thai phụ ở tam cá nguyệt đầu được chọn ngẫu nhiên đơn phòng khám thai BV Hùng Vương.
Thiếu vitamin D được định nghĩa là nồng độ 25(OH)D trong máu 20 ng/mL (hay 50 nmol/L). Chúng tôi xử
dụng cùng mẫu máu thường qui trong tam cá nguyệt 1 để phối hợp định lượng 25(OH)D. Thông tin khác được
thu thập qua phỏng vấn sản phụ tại chỗ theo bảng câu hỏi soạn sẵn.
Kết quả: Khảo sát 386 mẫu, tỷ lệ thiếu vitamin D là 31,09%. Thiếu vitamin D ở thai phụ liên quan có ý
nghĩa thống kê với một số yếu tố như: Sản phụ 20 – 25 tuổi so với nhóm vị thành niên (PR= 0,5), không phải
người Kinh (PR=2,01) tình trạng kinh tế nghèo (PR=2,60), sản phụ mang thai trên 2 lần (PR=0,45), thai hành
nhiều (PR=1,68), có tăng cân trong tam cá nguyệt đầu (PR=0,70), làm việc ngoài trời (PR=0,58).
Kết luận: Nhân viên y tế cần hướng dẫn thai phụ ngay từ lần khám thai đầu tiên để phòng chống và hạn chế
tối đa thiếu vitamin D trong thai kỳ, mục đích giảm nguy cơ cho thai phụ và thai nhi.
Từ khóa: thai phụ, thiếu vitamin D.
ABSTRACT
THE PREVALENCE AND RISK FACTORS OF VITAMIN D DEFICIENCY IN THE FIRST TRIMESTER
OF PREGNANT WOMEN AT HUNG VUONG HOSPITAL
Vo Minh Tuan, Ly Thanh Xuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 54 - 60
Objective: To determine the prevalence and risk factors of vitamin D deficiency in the first trimester of
pregnant women at Hung Vuong Hospital.
Methods: A cross-sectional study was conducted from 11/2015 to 3/2016. Pregnant women at 1st trimester
were randomly selected at the antenatall clinic’s Hung Vuong Hospital. Vitamin D deficiency was defined that the
concentration of 25(OH)D was lower than 20mg/ml (or 50mol/L). In a single blood draw, we combined the test of
25(OH)D with the routine tests in 1st trimesters. Subject’s other information was obtained by face-to-face
interviewing using a structured questionnaire.
Results: Among 386 samples, there were 186 cases with vitamin D deficiency (31.09%). The Vitamin D
deficiency was significantly related to: pregnancies at 26-35 years old vs. teen (PR* = 0.5), others vs. Kinh ethnic
(PR* = 2.01), low economic status (PR* = 2.60), nulliparous vs multifarious (PR* = 0.45), pregnant fatigue (PR*
= 1.68), gain weight at first trimester (PR* = 0.70), working outdoors (PR* = 0.58).
Conclusion: Pregnant women should be guided by medical staff at the first prenatal visit to minimize the
shortage of vitamin D. It is the good way to reduce risk factors for mother and their fetuses.
Keywords: pregnant women, vitamin D deficiency.
* PGS.TS.BS. BM. Sản, ĐHYD Tp. HCM ** BS CKII-Bệnh viện Hùng Vương
Tác giả liên lạc Võ Minh Tuấn ĐT: 0909727199 Email: drvo_obgyn@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 55
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vitamin D là một vitamin tan trong dầu có
nhiều trong sữa, trái cây, dầu cá và bổ sung từ
chế độ ăn. Nó cũng được tổng hợp trong nội bào
của da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Về mặt
hóa học vitamin D là một steroid làm thay đổi
nhiều chức năng sinh học trong cơ thể, các nhà
nghiên cứu đã xác định được 37 cơ quan đích
đối với vitamin D(18), trong đó có nhau thai.
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã đưa ra
kết luận tỷ lệ thiếu vitamin D ở sản phụ thay đổi
rất nhiều từ 18,9 – 89%(8,9,23,19). Tình trạng thiếu
vitamin D liên quan đến các yếu tố như chủng
tộc(3), màu da(3), mùa(9,4), thời gian chiếu sáng
trong ngày(9,19,21), thói quen ăn mặc hay văn hóa,
tuổi(21), giới tính(15), BMI, bệnh tim mạch(14).
Ở nước ta, tình trạng thiếu vitamin D cũng
khá cao nhưng chưa được quan tâm đúng
mức. Theo nghiên cứu của Hồ Phạm Thục Lan
và cộng sự năm 2011, tại các quận thuộc
Thành phố Hồ Chí Minh tỉ lệ thiếu vitamin D
ở nữ gấp 2 lần nam(1). Nghiên cứu cắt ngang
thực hiện năm 2012 của tác giả Nguyễn Văn
Tuấn ở thành thị và nông thôn miền Bắc Việt
Nam cũng đưa ra tỉ lệ thiếu vitamin D ở nữ
cao hơn nam giới (30% và 16%)(17).
Thiếu vitamin D là yếu tố nguy cơ của một
số bệnh như loãng xương, nhức xương, yếu cơ,
tiểu đường, tim mạch, ung thưở tất cả phụ nữ.
Ngoài ra trong thai kỳ, thiếu vitamin D làm gia
tăng nguy cơ tiền sản giật(20), đái tháo đường, cao
huyết áp(1).
Tình trạng thiếu hụt vitamin D ở nữ giới
không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính
bản thân còn ảnh hưởng đến thai nhi khi mang
thai. Cụ thể việc thiếu vitamin D trong thai kỳ
làm cho trẻ có khả năng bị hen suyễn, viêm tai
giữa dị ứng(7), tiểu đường(6), viêm đường hô hấp
dưới cấp(13), và thiếu hụt khối xương(1). Ngược lại
nếu được cung cấp vitamin D đầy đủ sẽ giảm
được tới 36% rủi ro đái tháo đường thai kỳ, cao
huyết áp và tiền sản giật ở phụ nữ mang thai(5),
ngoài ra còn có tác dụng giảm căn bệnh canxi
thấp bất thường và còi xương ở trẻ nhỏ(12).
Việc bổ sung và điều trị thiếu vitamin D đơn
giản và hiệu quả cao. Do đó việc phòng ngừa, tư
vấn cho các đối tượng nguy cơ cao và phát hiện
sớm để bổ sung và điều trị sớm là hết sức cần
thiết. Với tỷ lệ thiếu vitamin D ở thai phụ khá
cao theo các nghiên cứu ở các nước trên thế giới,
việc nghiên cứu tần suất thiếu vitamin D ở nước
ta thật sự là điều cần quan tâm. Một số nghiên
cứu về thiếu vitamin D đã được thực hiện tại
Thành phố Hồ Chí Minh trên các đối tượng đái
tháo đường týp 2, Parkinson, bệnh nhân loãng
xương trên 60 tuổi, nhưng chưa có nghiên cứu
nào ở khu vực phía Nam về thiếu vitamin D ở
thai phụ. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu
“Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến thiếu vitamin
D ở thai phụ tam cá nguyệt đầu đếm khám tại
bệnh viện Hùng Vương” với câu hỏi nghiên cứu:
Tỷ lệ thiếu vitamin D ở thai phụ tam cá nguyệt
đầu là bao nhiêu? Các yếu tố nào liên quan đến
tình trạng thiếu vitamin D trong thai kỳ?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính
Xác định tỉ lệ thiếu vitamin D ở thai phụ tam
cá nguyệt đầu đến khám tại Bệnh viện Hùng
Vương trong khoảng thời gian từ 11/2015 đến
03/2016.
Mục tiêu phụ
Khảo sát các yếu tố liên quan đến thiếu
vitamin D ở thai phụ tam cá nguyệt đầu.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.
Dân số nghiên cứu
Dân số đích
Phụ nữ mang thai.
Dân số chọn mẫu
Thai phụ mang thai tam cá nguyệt đầu, tuổi
thai từ 11,5 tuần đến 13 tuần, đến khám tại BV
Hùng Vương, đồng ý tham gia nghiên cứu. Tình
trạng sức khỏe và tinh thần có khả năng trả lời
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 56
được bảng phỏng vấn.
Tiêu chuẩn loại trừ
Không thể trả lời được phỏng vấn do những
hạn chế về sức khỏe và tâm lý (câm điếc, không
hiểu ngôn ngữ, tâm thần). Bệnh nhân cường
tuyến cận giáp, suy gan, còi xương, bệnh lao,
bệnh Crohn, lupus.
Cỡ mẫu
Tính cỡ mẫu theo công thức ước tính một tỷ
lệ trong quần thể
2
2
α/21 1
d
pp
n
Z = 1.96. ; P = 0.5; đ cỡ mẫu lớn nhất. d = 0.05. n = 384
Phương pháp nhận bệnh và thu thập số
liệu
Ngẫu nhiên đơn theo thời gian. Từ 07g00
đến 16g00 vào thứ 2, thứ 4, và thứ 6 trong tuần
từ 06/11/2015 đến 01/03/2016, chọn ngẫu nhiên
10 sản phụ/một ngày. Chọn sản phụ đầu tiên
hoàn thành quy trình khám bệnh đầu tiên trong
ngày, sau đó xác định đối tượng phỏng vấn tiếp
theo sau mỗi 30 phút từ lúc kết thúc phỏng vấn
đối tượng trước đó, thời gian phỏng vấn mỗi đối
tượng là 10 phút. Chọn ngẫu nhiên trong tổng
cộng 7 phòng khám tại khoa Khám thai. Chúng
tôi chọn sản phụ được chẩn đoán xác định có
thai từ 11,5 đến 13 tuần dựa vào siêu âm ba
tháng đầu đầu tiên ở phòng khám số 1, sau đó
sản phụ tiếp theo sau ở phòng khám số 2, lần
lượt ở các phòng khám kế tiếp, rồi trở lại phòng
khám số 1. Trong trường hợp đối tượng thỏa tiêu
chuẩn chọn mẫu tiếp theo không đồng ý tham
gia phỏng vấn, chúng tôi sẽ chọn số thứ tự khám
bệnh ngay sau đó ở cùng phòng khám cho đến
khi đủ mẫu. Nếu đối tượng đồng ý tham gia
nghiên cứu, sẽ ký đồng thuận. Chúng tôi trực
tiếp phỏng vấn, dựa vào bảng câu hỏi đã thiết kế
sẵn, thăm khám đối tượng để khảo sát các yếu tố
liên quan. Sau đó, đối tượng sẽ được phát tờ
bướm và lấy máu xét nghiệm 25(OH)D.
Nếu phát hiện có thiếu vitamin D, sản phụ
sẽ gọi điện thoại mời lại phòng tư vấn để tư vấn
và tiến hành điều trị.
KẾT QUẢ
Tỉ lệ thiếu vitamin D:
Bảng 1. Phân độ thiếu vitamin D
Chẩn đoán Tổng số (N = 386) Tỉ lệ(%) KTC 95%
Đủ 266 68,91 64,03 – 73,50
Thiếu 120 31,09 26,45 – 35,73
Thiếu ít 112 29,02 24,53 – 33,82
Thiếu nhiều 8 2,07 0,90 – 4,04
Nghiên cứu của chúng tôi xác định được tỉ
lệ thiếu vitamin D ở thai phụ tam cá nguyệt đầu
là 31,9%, chiếm khoảng 1/3 mẫu nghiên cứu.
Bảng 2. Tỷ lệ thiếu vitamin D ở sản phụ qua các nghiên cứu
Tác giả Địa điểm Tỷ lệ thiếu vitamin D(%) Đối tượng nghiên cứu
Hồ Phạm Thục Lan
(10)
Việt Nam (2010) 46 Nữ
Nguyễn Văn Tuấn Việt Nam (2012) 30 Nữ
Mukamel
(16)
Ấn Độ (2001) 43 Thai phụ
Sachan
(20)
Israel (2005) 37 Thai phụ
Farrant HJ
(8)
Ấn Độ (2009) 66 Thai phụ
Holmes
(11)
Anh (2009) 96 Thai phụ 12 tuần
Bowyer
(4)
Úc (2009) 33 Phụ nữ mang thai
Xiang
(21)
Trung Quốc (2013) 83,6 Thai phụ 12 tuần – 40 tuần
Sunmin Park
(19)
Hàn Quốc (2014) 88,9 Thai phụ 12 tuần – 14 tuần
Zhou
(23)
Trung Quốc (2014) 18,9 Sản phụ 16 tuần – 20 tuần
Xiao
(22)
Trung Quốc (2015) 78,7 Thai phụ 3 tháng giữa
Chúng tôi Việt Nam (2016) 31,9 Thai phụ 3 tháng đầu
Qua bảng so sánh trên, ta thấy tỷ lệ thiếu
vitamin D ở nhóm phụ nữ mang thai của nghiên
cứu chúng tôi ở mức trung bình, có tỷ lệ gần
tương đương các nghiên cứu của Bowyer và
Shachan. Qua các tỉ lệ của một số nghiên cứu ta
thấy có nhiều điểm khác biệt về tuổi thai, chủng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 57
tộc, địa lý nhưng đều có điểm chung là tỉ lệ thiếu
vitamin D ở sản phụ cao. Tình trạng thiếu
vitamin D không chỉ phổ biến ở các nước ôn
đới(3), mà còn rất phổ biến ở các nước nhiệt đới
như Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi và của Hồ
Phạm Thục Lan (khảo sát trong cộng đồng phía
Nam) hay theo Nguyễn Văn Tuấn (thực hiện ở
Hà Nội) cho thấy tỉ lệ thiếu vitamin D ở phụ nữ
tại Việt Nam khá cao, đây là vấn đề sức khỏe
sinh sản ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và
phụ nữ không mang thai. Điều này đã được
phản ánh bởi nhiều nghiên cứu ngoài nước
nhưng vẫn chưa được y tế và người dân quan
tâm, có lẽ vì sự ảnh hưởng của thiếu vitamin D
không trực tiếp nguy hiểm đến tính mạng và con
đường ảnh hưởng của nó qua thai nhi phải qua
một thời gian dài sau sinh mới nhận biết được.
Tuy nhiên so với nghiên cứu của Xiao(22) và
Holmes(11) thì tỉ lệ của chúng tôi thấp hơn nhiều
có thể do nghiên cứu của Xiao và Holmes tiến
hành ở Trung quốc và Anh là những nước có
thời gian chiếu sáng trong năm ít hơn so với thời
gian chiếu sáng ở Việt Nam.
Nghiên cứu của F.Xiang(21) tiến hành ở Trung
Quốc thì tỷ lệ thiếu vitamin D gấp hơn hai lần so
với nghiên cứu của chúng tôi. Do thành phố
Guiyang nằm ở vùng cao nguyên Yunnan –
Guihou ở phía Bắc vĩ độ 26,50, ở đó số lượng
ngày có mây trung bình là 235,1 ngày và số giờ
trung bình chiếu sáng chỉ có 1142,3. Cường độ
UV có thể đạt tối đa cấp độ 4 vào buổi trưa và bị
giới hạn về lượng thời gian. Mức độ UV thông
thường thấp hơn trung bình so với những ngày
có nắng. Ngược lại, thành phố Hồ Chí Minh nằm
trong vĩ độ 10011’ – 10038’ vĩ độ Bắc và 106022’ –
106054’ kinh độ Đông.
Theo nghiên cứu của Sunmin Park(19) tỉ lệ
thiếu vitamin D gấp ba lần trong nghiên cứu
của chúng tôi, nhưng tương đương nghiên
cứu của Xiang. Có thể lý giải tỉ lệ này vì Hàn
Quốc có điều kiện khí hậu và thời gian chiếu
sáng gần giống với thành phố Guiyang Trung
Quốc. Qua đó cho thấy, thời gian chiếu sáng
cũng đóng vai trò quan trọng với tỉ lệ thiếu
vitamin D ở sản phụ.
Phân tích yếu tố liên quan
Bảng 3. Phân tích hồi qui đa biến các yếu tố liên quan với thiếu vitamin D
Đặc điểm Không thiếu Vit D (N=266) Thiếu Vit D (N=120) PR
*
KTC95% P
*
Nhóm tuổi
19 tuổi 3(37,50) 5(62,50) 1
20 – 25 tuổi 77(63,64) 44(36,36) 0,50 0,26 – 0,92 0,03
26 – 35 tuổi 164(72,89) 61(27,11) 0,41 0,22 – 0,75 0,01
> 35 tuổi 22(68,75) 10(31,25) 0,45 0,20 – 1,02 0,06
Dân tộc
Kinh 259(70,00) 111(30,00) 1
Khác 7(43,75) 9(56,25) 2,01 1,28 – 3,14 0,01
Tình trạng kinh tế
Trung bình 212(69,74) 92(30,26) 1
Nghèo 2(25,00) 6(75,00) 2,60 1,66 – 4,05 0,01
Khá giả 52(70,27) 22(29,73) 0,99 0,69 – 1,45 0,98
Số lần mang thai
Lần 1 102(63,75) 58(36,25) 1
Lần 2 102(67,55) 49(32,45) 0,83 0,60 – 1,16 0,28
> Lần 2 62(82,67) 13(17,33) 0,45 0,27 – 0,79 0,01
BMI trước mang
thai
Trung bình 191(67,49) 92(32,51) 1
Nhẹ cân 50(66,67) 25(33,33) 0,95 0,68 – 1,333 0,75
Thừa cân 25(89,29) 3(10,71) 0,31 0,12 – 0,82 0,02
Lên cân trong thai
kỳ
Không 59(63,44) 34(36,56) 1
Giảm 45(54,22) 38(45,78) 1,22 0,87 – 1,71 0,28
Tăng 162(77,14) 48(22,86) 0,70 0,49 – 0,98 0,04
Thai hành
Không 261(69,05) 117(30,95) 1
Có 5(62,50) 3(37,50) 1,68 1,14 – 2,52 0,01
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 58
Đặc điểm Không thiếu Vit D (N=266) Thiếu Vit D (N=120) PR
*
KTC95% P
*
Môi trường làm việc
Trong nhà 210(71,67) 83(28,33) 1
Ngoài trời 56(60,22) 37(39,78) 0,58 0,44 – 0,78 0,01
Tiếp xúc ánh sáng
Không 101(63,13) 59(36,88) 1
Có 165(73,01) 61(26,99) 0,85 0,64 – 1,13 0,25
Thói quen uống sữa
Không 103(64,38) 57(35,63) 1
Có 163(72,12) 63(27,88) 0,86 0,64 – 1,56 0,32
Thói quen thoa kem
chống nắng
Không 256(70,14) 109(29,86) 1
Có 10(47,62) 11(52,38) 1,36 0,86 – 2,13 0,19
(*) Hồi qui đa biến
Nhằm kiểm soát các yếu tố gây nhiễu, chúng
tôi đưa các yếu tố có ý nghĩa trong phân tích đơn
biến. Tổng cộng 11 biến, các biến này đều có P <
0,25 trong phân tích đơn biến.
Tuổi trung bình của sản phụ là 28, 45 ± 5,05
tuổi (18 – 44 tuổi). Đa số sản phụ có độ tuổi 26 –
35 chiếm tỉ lệ 58%, nhóm sản phụ dưới 19 tuổi và
trên 35 tuổi chiếm tỉ lệ thấp (2,07 % và 8, 29%).
Kết quả này giống với tác giả Xiao(22) và Zhou(23)
cũng đồng thuận với chúng tôi khi kết luận có
mối liên quan giữa độ tuổi và thiếu vitamin D.
Cụ thể tuổi của sản phụ càng cao thì nguy cơ
thiếu vitamin D càng giảm.
Sản phụ không phải người Kinh có nguy cơ
thiếu vitamin D tăng gấp 2,10 lần, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê PR* = 2,10; KTC95%: 1,28
– 3,14; P < 0,05. Nghiên cứu của Bodnar cũng ghi
nhận sản phụ da trắng không phải Bồ Đào Nha
có tỉ lệ thiếu vitamin D thấp hơn sản phụ da đen
không phải Bồ Đào Nha với P < 0,01 (25,8% so
với 73,5%)(3). Theo Lucy Bowyer sản phụ theo
đạo Hồi có che mặt nguy cơ thiếu vitamin D
tăng 21 lần so với sản phụ không che mặt(4).
Chúng tôi tìm thấy có mối liên quan giữa
thiếu vitamin D và tình trạng BMI trước mang
thai của sản phụ. Kết quả này khác với nghiên
cứu của Xiang(21) và Zhou(23) khi cho rằng không
có mối liên quan giữa BMI trước mang thai và
nguy cơ thiếu vitamin D.
Tình trạng kinh tế là một yếu tố liên quan có
ý nghĩa thống kê với thiếu vitamin D. Tình trạng
kinh tế nghèo tăng nguy cơ thiếu vitamin D lên
2,6 lần so với nhóm tình trạng kinh tế trung bình.
Khi so sánh với các nghiên cứu trên thế giới, kết
quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với
nghiên cứu tại Mỹ(3) và tại Qatar(2). Trong nghiên
cứu của Bodnar(3), nhóm sản phụ có thu nhập
bình quân < 10000 USD/năm có tỷ lệ thiếu
vitamin D cao hơn nhóm có thu nhập >10000
USD/năm (P<0,05). Hay trong nghiên cứu của
Addulbari(2), nhóm có thu nhập 5000 - 10000 QR
thiếu vitamin D nhiều hơn nhóm thu nhập >
10000 QR (P<0,05).
Nhóm sản phụ làm việc ngoài trời giảm
nguy cơ thiếu vitamin D so với nhóm sản phụ
làm việc trong nhà. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê, P<0,05. Kết quả của chúng tôi giống
với nghiên cứu của Abdulbari(2) và Xiang(21).
Xiang và Abdulbari lý giải do đối tượng nghiên
cứu làm việc trong nhà, ít có hoạt động ngoài
trời, ít tiếp xúc ánh sáng mặt trời, lượng vitamin
D được tổng hợp ở da không đủ cho thai phụ.
Đáng ngạc nhiên là tỷ lệ thiếu vitamin D ở
nhóm mang thai nhiều lần thấp hơn nhóm mang
thai lần đầu. Cụ thể sản phụ mang thai lần 3
giảm nguy cơ thiếu vitamin D 55% so với sản
phụ mang thai lần 1, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với P<0,05. Kết quả này khác với
Bodnar(3) khi cho rằng tỉ lệ thiếu vitamin D tăng
theo số lần mang thai của sản phụ.
Sản phụ bị thai hành tăng nguy cơ thiếu
vitamin D vitamin D gấp 2 lần so với sản phụ
không bị thai hành với P<0,05. Thai hành là một
triệu chứng phổ biến khi mang thai, sản phụ
buồn nôn hay nôn ói ở nhiều mức độ khác nhau
do gia tăng các hormone thai kỳ, rất dễ dẫn đến
tình trạng mất nước, giảm cân, cũng như thiếu
hụt dinh dưỡng và vi chất của cơ thể.
Nghiên cứu cho thấy nhóm sản phụ tăng cân
trong thai kỳ chiếm đa số, Chúng tôi tìm thấy có
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 59
mối liên quan giữa yếu tố lên cân trong thai kỳ
và thiếu vitamin D, cụ thể sản phụ càng lên cân
thì tỉ lệ thiếu vitamin D càng giảm và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với P<0,05.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 386 phụ nữ có thai
trong tam cá nguyệt đầu tại Bệnh viện Hùng
Vương từ tháng 11/2015 đến tháng 03/2016, số
liệu nghiên cứu chỉ ra:
1. Tỷ lệ thiếu vitamin D ở thai phụ tam cá
nguyệt đầu là 31,09% (KTC 95% 26,45 – 35,73).
2. Một số yếu tố liên quan đến thiếu
vitamin D ở thai phụ tam cá nguyệt đầu: sản
phụ 20 – 25 tuổi và 26 – 35 tuổi so với sản phụ
vị thành niên (PR* = 0,5; KTC 95% 0,26 – 0,92
và PR* = 0,41; KTC 95% 0,22 – 0,75), không
phải người Kinh (PR* = 2,01; KTC 95% 1,28 –
3,14), tình trạng kinh tế nghèo (PR* = 2,60;
KTC 95% 1,28 – 3,14), sản phụ mang thai trên 2
lần (PR* = 0,45; KTC 95% 0,27 – 0,79), sản phụ
bị thai hành (PR* = 1,68 ; KTC 95% 1,14 – 2,52),
tăng cân trong tam cá nguyệt đầu (PR* = 0,70;
KTC 95% 0,49 – 0,98), làm việc ngoài trời (PR*
= 0,58; KTC 95% 0,44 – 0,78).
KIẾN NGHỊ
1. Phụ nữ nên chuẩn bị thể trạng tốt trước
khi mang thai, cũng như thay đổi thói quen ngại
tiếp xúc ánh sáng mặt trời, tạo điều kiện hấp thu
vitamin D vào buổi sáng trong thời gian từ nhà
đến nơi làm việc.
2. Tất cả các thai phụ đều có lợi từ việc bổ
sung vitamin D khi mang thai và giai đoạn sau
khi sinh. Việc bổ sung được thực hiện đơn giản
them bằng cách phơi nắng đúng cách. Các nhân
viên y tế nên hướng dẫn thai phụ ngay từ lần
khám thai đầu tiên để hạn chế tối đa thiếu
vitamin D trong thai kỳ, mục đích giảm nguy cơ
cho thai phụ và thai nhi.
3. Cần có thuốc chuyên vitamin D trong các
bệnh viện sản phụ khoa vì hàm lượng vitamin D
trong viên tổng hợp rất thấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aghajafari F, Nagulesapillai T, Ronksley PE, Tough SC,
O’Beirne M, Rabi DM (2013). Association between maternal
serum 25-hydroxyvitamin D level and pregnancy and
neonatal outcomes: systematic review and meta-analysis of
observational studies. BMJ, 346:f1169.
2. Bener A, Al-Hamaq AO, Saleh NM (2013). Association between
vitamin D in sufficiency and adverse pregnancy outcome:
global comparisons. Int J Womens Health,5:523 – 531.
3. Bodnar LM, Krohn MA, Simhan HN (2009). Maternal Vitamin
D Deficiency Is Associated with Bacterrial Vaginosis in the
First Trimester of Pregnancy. J Nutr, 139(6): 1157 – 1161.
4. Bowyer L, Catling - Paull C, Diamond T, Homer C, Davis G,
Craig ME (2009). Vitamin D, PTH and calcium levels in
pregnant women and their neonates. Clin Endocrinol (Oxf),
70(3): 372–377.
5. Chief Medical Officers for the United Kingdom (2012).
Vitamin D - advice on supplements for at risk groups. Cardiff,
Belfast, Edinburgh, London: Welsh Government, Department
of Health, Social Services and Public Safety, The Scottish
Government, Department of Health; (
uk/Resource/0038/ 00386921.pdf).
6. Cooper C, Fall C, Egger P, Hobbs R, Eastell R, Barker D (1997).
Growth in infancy and bone mass in later life. Ann Rheum Dis
56:17–21.
7. Erkkola M, Kaila M, Nwaru BI, et al (2009). Maternal vitamin
D intake during pregnancy is inversely associated with
asthma and allergic rhinitis in 5-year-old children. Clin Exp
Allergy 39:875–882.
8. Farrant HJ, Krishnaveni GV, Hill JC, Boucher BJ, Fisher DJ,
Noonan K, et al (2009). Vitamin D insufficiency is common in
Indian mothers but is not associated with gestational diabetes
or variation in newborn size. European Journal of Clinical
Nutrition, 63:646–652.
9. Gallagher JC (2012). Vitamin D Deficiency and Muscle
Strength: Are They Related ?. J. Clin. Endocrunol, Metab, 2012
97:4366 – 4369.
10. Hồ Phạm Thục Lan, Đinh Huy Thạch, Lại Quốc Thái, Nguyễn
Văn Tuấn, Nguyễn Đình Nguyên (2010) Thiếu vitamin D
trong cộng đồng: thực trạng và yếu tố nguy cơ. Tạp chí Thời sự
Y học số 46, tr 3 – 10.
11. Holmes VA, Barnes MS, Alexander HD, Mc Faul P, Wallace
JM (2009). Vitamin D deficiency and insufficiency in pregnant
women: a longitudinal study. Br J Nutr, 102: 876-81.
12. Javaid MK, Crozier SR, Harvey NC, Gale CR, Dennison EM,
Boucher BJ, et al (2006). Maternal vitamin D status during
pregnancy and childhood bone mass at age 9 years: a
longitudinal study. Lancet, 367:36–43.
13. Kaya GA, Salihoglu O, Balci H, Nuhoglu A (2009).
Association of subclinical vitamin D deficiency in newborns
with acute lower respiratory infection and their mothers. Eur J
Clin Nutr 63:473–477.
14. Krause R, Buhring M, Hopfenmuller W, Holick MF, Sharma
AM (1998). Utraviolet B and blood pressure. Lancet,
352(9129),709 – 10.
15. Lauretani F, Frondini C, Davoli ML, Martini E, Pellicciotti F,
Zagatti A, Giordano A, Zurlo A, Pioli G (2012). Vitamin D
supplementation is required to normalize serum level of
25OH-vitamin D in older adults: an observational study of 974
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 60
hip fracture inpatients. J Endocrinol Invest, 2012 Nov;35(10):921
– 4.
16. Mukamel MN, Weisman Y, Somech R, et al (2001). Vitamin D
deficiency and insufficiency in Orthodox and non-Orthodox
Jewish mothers in Israel. Israel Medical Association
Journal,3,419-421.
17. Nguyen HT, von Schoultz B, Nguyen TV, Dzung DN, Duc PT,
Thuy VT, Hirschberg AL (2012). Vitamin D deficiency in
northern Vietnam: Prevalence, rish factors and associations
with bone mineral density. Bone, 2012 Dec;51(6):1029 – 34.
18. Norman AW (2008). A vitamin D nutritional cornucopia: new
insights concerning the serum 25-hydroxyvitamin D status of
the US populatio. Am J Clin Nutr 88:1455–1456.
19. Park S, Yoon HK, Ryu HM, Han YJ, et al (2014). Maternal
vitamin D Deficiency in Early Pregnancy Is Not Associated
with Gestational Diabetes Melitus Development or Pregnancy
Outcomes in Korean Pregnant Women in a Prospective Study.
J Nutr Sci Vitaminol,60, 269-275.
20. Sachan A, Gupta R, Das V, et al (2005). High prevalence of
vitamin D deficiency among pregnant women and their
newborns in northern India. American Journal of Clinical
Nutrition, 81, 1060 – 1064.
21. Xiang F, Jiang J, Li H, Yuan J, Yang R, Wang Q and Zhang Y
(2013). High prevalence of vitamin D in sufficiency in
pregnant woman working indoors and residing in Guiyang,
China. J.Endocrinol invest, 36:503– 507.
22. Xiao JP, Zang J, Pei JJ, Xu F, Zhu Y, Liao XP (2015). Low
Maternal Vitamin D status during the Second Trimester of
Pregnancy: A cross sectional study in Wuxi, China. PloS One,
10(2):e0117748.
23. Zhou J, Su L, Liu M, Liu Y, Cao X, Wang Z and Xiao H (2014).
Association between 25-hydroxyvitamin D levels and
pregnancy outcomes: a prospective observational study in
southern China. Eurpopean Journal of Clinical Nutrition,1-6.
Ngày nhận bài báo: 21/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 054_0745_2168793.pdf