Tài liệu Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia ở nam giới từ 15 – 60 tuổi tại phường Trần Phú, Thành phố Quảng Ngãi năm 2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 95
TỈ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG RƯỢU BIA
Ở NAM GIỚI TỪ 15 – 60 TUỔI TẠI PHƯỜNG TRẦN PHÚ,
THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI NĂM 2017
Trần Minh Đức*, Phạm Thị Vân Phương**
TÓM TẮT
Mở đầu: Sử dụng rượu bia không hợp lý gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Trong những năm gần đây,
lượng rượu bia tiêu thụ và khả năng tiếp cận rượu bia của người dân tỉnh Quảng Ngãi có xu hướng ngày
càng gia tăng, đặc biệt là ở nam giới.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia chưa hợp lý, tỉ lệ các đặc điểm về
bối cảnh sử dụng rượu bia của nam giới từ 15-60 tuổi tại phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi năm
2017.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang trên 276 nam giới độ tuổi từ 15-60 được lựa
chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn. Bộ công cụ AUDIT được sử dụng để đánh giá việc sử dụng rượu
bia của đối tượng nghiên cứu. Nguy cơ ở các nhóm đối tượng được đ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia ở nam giới từ 15 – 60 tuổi tại phường Trần Phú, Thành phố Quảng Ngãi năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 95
TỈ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG RƯỢU BIA
Ở NAM GIỚI TỪ 15 – 60 TUỔI TẠI PHƯỜNG TRẦN PHÚ,
THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI NĂM 2017
Trần Minh Đức*, Phạm Thị Vân Phương**
TÓM TẮT
Mở đầu: Sử dụng rượu bia không hợp lý gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Trong những năm gần đây,
lượng rượu bia tiêu thụ và khả năng tiếp cận rượu bia của người dân tỉnh Quảng Ngãi có xu hướng ngày
càng gia tăng, đặc biệt là ở nam giới.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia chưa hợp lý, tỉ lệ các đặc điểm về
bối cảnh sử dụng rượu bia của nam giới từ 15-60 tuổi tại phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi năm
2017.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang trên 276 nam giới độ tuổi từ 15-60 được lựa
chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn. Bộ công cụ AUDIT được sử dụng để đánh giá việc sử dụng rượu
bia của đối tượng nghiên cứu. Nguy cơ ở các nhóm đối tượng được đánh giá bằng hồi quy logistic và tỉ số
số chênh (OR) trong mô hình đa biến.
Kết quả: Tỉ lệ sử dụng rượu bia trong 12 tháng qua của 276 nam giới tham gia nghiên cứu là 86%. Tỉ
lệ sử dụng rượu bia chưa hợp lý (điểm AUDIT≥8) là 44%. Các bối cảnh sử dụng rượu bia phổ biến nhất là:
ngày cuối tuần, buổi tối, vỉa hè/quán nhậu/quán bia, lý do uống rượu bia là gặp gỡ bạn bè, sử dụng bia có
nhãn hàng nước ngoài. Yếu tố liên quan với sử dụng rượu bia chưa hợp lý là tuổi, hút thuốc lá và tuổi uống
rượu bia lần đầu.
Kết luận: Tỉ lệ sử dụng rượu bia chưa hợp lý ở nam giới từ 15-65 tuổi tại phường Trần Phú, thành
phố Quảng Ngãi hiện ở mức cao, đây là vấn đề cần được sự quan tâm chú ý của các ban ngành địa phương.
Từ khóa: nam giới, rượu bia, AUDIT, Quảng Ngãi.
ABSTRACT
PREVALENCE AND FACTORS ASSOCIATED WITH PROBLEMATIC DRINKING
AMONG 15-TO-60-YEAR-OLD MALES LIVING IN TRAN PHU WARD, QUANG NGAI CITY
IN 2017
Tran Minh Duc, Pham Thi Van Phuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1 - 2018: 95 - 100
Background: Improper use of alcohol causes many health effects. In recent years, an increase in the
availability of alcohol and the alcolhol volumne consumed by the local people has been noted in Quang Ngai
province, especially in men.
Objectives: To determin e the prevalence and factors associated with problematic drinking, the
contexts of alcohol drinking among 15-to-60-year-old males living in Tran Phu ward, Quang Ngai city in
2017.
Method: Cross-sectional study conducted on 276 men aged from 15 to 60 years old. The participants
were chosen randomly from the residence list provided by the local government. The Alcohol Use Disorders
* Friends for International Tuberculosis-relief (FIT) Vietnam, ** Khoa YTCC, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS Trần Minh Đức ĐT: 01656574593 Email: tmduc93@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 96
Identification Test (AUDIT) was employed to assess alcohol drinking status. Adjusted odds ratio of
problematic drinking between the demographic groups were estimated by logistic regression.
Results: The prevalence of alcohol drinking within the last 12 months and problematic drinking was
86% and 44% respectively. The common contexts of alcohol drinking were: at weekend, in the evening, on
pavements/in taverns, meeting friends as the reason, foreign-labeled beers as the chosen beverage. Factors
related to problematic drinking included age, tobacco smoking and age of onset.
Conclusion: The prevalence of problematic alcohol drinking in Tran Phu ward is considerable.
Government’s attention is needed.
Keywords: Alcohol, drinking males, AUDIT, Quang Ngai.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồ uống có cồn là loại thức uống phổ biến
và có lịch sử từ lâu đời. Tuy vậy việc lạm dụng
rượu bia đã và đang gây nên nhiều gánh nặng
về kinh tế, y tế, xã hội cho nhiều quốc gia trên
thế giới(12). Theo nghiên cứu gộp về Gánh nặng
bệnh tật toàn cầu 2015, lạm dụng rượu bia gây
nên 85 triệu số năm mất đi do bệnh tất và tử
vong sớm (DALYs), đứng thứ 9 trong 10 yếu
tố nguy cơ hàng đầu gây nên gánh nặng bệnh
tật và tử vong trên thế giới(6).
Việt Nam là nước có lượng rượu bia tiêu
thụ bình quân đầu người (từ 15 tuổi trở lên)
tăng nhanh trong vòng hơn 10 năm gần đây(20).
Lạm dụng rượu bia thực sự là vấn đề y tế công
cộng lớn ở Việt Nam khi nó xếp thứ tư trong
các yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra gánh nặng
bệnh tật, tử vong(6). Đặc biệt, nam giới là đối
tượng có nguy cơ chịu tác hại từ rượu bia
nhiều nhất do việc sử dụng và lạm dụng rượu
bia rất phổ biến ở đối tượng này. Theo một
điều tra quốc gia trên hơn 3000 người tại Việt
Nam năm 2015, có 44% nam giới tham gia
nghiên cứu uống quá chén (từ 60 gram cồn trở
lên trong 30 ngày qua)(4). Quảng Ngãi là một
tỉnh nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
Nơi đây hiện có 2 nhà máy bia lớn sản xuất các
sản phẩm bia nội địa được sử dụng khá phổ
biến ở Việt Nam đó là nhà máy bia Dung Quất
và nhà máy bia Sài Gòn-Quãng Ngãi. Theo
đó, Quảng Ngãi được đánh giá là “một trong
năm vùng trọng điểm sản xuất và tiêu thụ bia
Sài Gòn”(7). Chúng tôi thực hiện nghiên cứu
này nhằm đánh giá nguy cơ sức khỏe do sử
dụng rượu bia cũng như mô tả bối cảnh sử
dụng rượu bia của nam giới tại phường Trần
Phú-thành phố Quảng Ngãi.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến
sử dụng rượu bia chưa hợp lý, tỉ lệ các đặc
điểm về bối cảnh sử dụng rượu bia của nam
giới từ 15-60 tuổi tại phường Trần Phú, thành
phố Quảng Ngãi năm 2017.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nam giới độ tuổi từ 15 - 60 được chọn
ngẫu nhiên đơn từ danh sách hộ khẩu thường
trú của phường Trần Phú.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang thực hiện tại
phường Trần Phú thuộc thành phố Quảng
Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi vào tháng 5 đến tháng
7 năm 2017. Bộ công cụ AUDIT của Tổ chức Y
tế thế giới (TCYTTG) được sử dụng để đánh
giá việc sử dụng rượu bia của đối tượng
nghiên cứu(2,9).
Cỡ mẫu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu để ước
lượng một tỷ lệ
Trong đó:
n là cỡ mẫu; Z(1-α/2) = 1,96 với độ tin cậy
95%; d = 0,06 là sai số lựa chọn; p là tỉ lệ ước
lượng, chọn p = 0,33 là tỷ lệ sử dụng rượu bia
chưa hợp lý (AUDIT ≥8) theo phân loại nguy
cơ dựa trên bộ công cụ AUDIT trong nghiên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 97
cứu của tác giả Nguyễn Hiền Vương tại xã
Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội(18).
Dự trù tỉ lệ mất mẫu hay không tiếp cận
được là 15%, do đó cỡ mẫu tính được là 271
người. Cỡ mẫu thực tế thu thập được là 276
người.
Phân tích và xử lý số liệu
Nhập dữ liệu bằng phần mềm EpiData 3.1
và phân tích dữ kiện bằng Stata 13. Kiểm định
chi bình phương dùng để so sánh tỷ lệ giữa 2
biến số định tính. Hồi quy Poisson đơn biến
với phương sai robust được sử dụng để ước
lượng PR với khoảng tin cậy 95% để đánh giá
mối liên quan giữa biến phụ thuộc và biến độc
lập. Hồi quy Logistic đa biến được sử dụng để
đánh giá mối liên quan bằng tỉ số số chênh OR
với khoảng tin cậy 95%, mối liên quan có ý
nghĩa thống kê khi p <0,05 và khoảng tin cậy
không chứa giá trị 1. Sử dụng phương pháp
Stepwise backward để lựa chọn ra mô hình tối
ưu có khả năng giải thích mối quan hệ giữa
biến số phụ thuộc là SDRB chưa hợp lý với
biến số độc lập gồm nhóm tuổi, tình trạng hôn
nhân, nghề nghiệp, trình độ học vấn, hút
thuốc lá, tuổi uống rượu bia lần đầu. Tiêu
chuẩn để loại ra các biến không phù hợp là có
p≥0,05.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm dân số-xã hội và tỉ lệ sử dụng
rượu bia 12 tháng qua của nam giới tham gia
nghiên cứu (n=276)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Sử dụng rượu/bia 12 tháng qua
Có
Không
237
39
85,9
14,1
Dân tộc
Kinh
276
100
Nhóm tuổi
15-24 tuổi
25-34 tuổi
35-44 tuổi
45-54 tuổi
55-60 tuổi
54
54
63
62
43
19,6
19,6
22,8
22,5
15,5
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Trình độ học vấn
≤Tiểu học
THCS
THPT
TC/CĐ/ĐH/SĐH
10
42
74
150
3,6
15,2
26,8
54,4
Nghề nghiệp
Học sinh/sinh viên
Nông dân
Công nhân
Kinh doanh/buôn bán/tự làm chủ
CC-VC nhà nước/văn phòng
Thất nghiệp/không việc
33
3
61
37
115
27
12,0
1,1
22,1
13,4
41,6
9,8
Tình trạng hôn nhân
Độc thân
Đã kết hôn
Ly dị/góa
Sống chung với bạn tình
75
198
1
2
27,2
71.7
0,4
0,7
Có 85,9% trong tổng số 276 nam giới được
hỏi cho biết có uống rượu/bia trong 12 tháng
vừa qua. Hơn một nửa số người được khảo sát
có trình độ học vấn trên Trung học phổ thông
(54,4%). Trên 40% người được khảo sát là CC-
VC nhà nước hoặc làm công việc văn phòng.
Tỉ lệ đã kết hôn (71,7%) chiếm gấp gần 3 lần
người còn độc thân (27,2%). 100% đối tượng
nghiên cứu là dân tộc Kinh.
Bảng 2: Tuổi lần đầu uống rượu bia và hành vi
hút thuốc lá của nam giới có sử dụng rượu bia 12
tháng vừa qua (n=237)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %
Có hút thuốc lá
Có
Không
110
127
46,4
53,6
Tuổi lần đầu uống rượu bia
<20 tuổi
≥20 tuổi
76
161
32,1
67,9
Đánh giá trên 237 nam giới có sử dụng
rượu bia 12 tháng qua, cứ 100 người được hỏi
thì có khoảng 46 người có hút thuốc lá. Đa số
nam giới uống rượu bia lần đầu ở lứa tuổi từ
20 trở lên (67,9%).
Bảng 3: Phân loại sử dụng rượu bia theo AUDIT
của nam giới tham gia nghiên cứu (n=276)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Mức độ nguy cơ
Nguy cơ thấp
Nguy cơ
154
107
55,8
38,7
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 98
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Có hại
Nghiện/phụ thuộc
11
4
4,0
1,5
Sử dụng rượu bia chưa hợp lý
(AUDIT ≥8)
Có
Không
122
154
44,2
55,8
*Chú thích: Nguy cơ thấp: AUDIT <8; Nguy cơ:
AUDIT =8-15; Có hại: AUDIT =16-19; Nghiện/phụ
thuộc: AUDIT ≥20.
Gần một nửa nam giới tham gia nghiên
cứu (44,2%) sử dụng rượu bia chưa hợp lý.
Trong đó, tỉ lệ người sử dụng rượu bia ở Mức
nguy cơ là 38,7%, chiếm đa số trong nhóm sử
dụng rượu bia chưa hợp lý, theo sau lần lượt
là nhóm Có hại (4%) và nhóm Nghiện/phụ
thuộc (1,5%).
Bảng 5: Bối cảnh sử dụng rượu/bia của nam giới
có sử dụng rượu bia trong 12 tháng qua (n=237)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %
Ngày uống rượu/bia
Ngày đi làm
Ngày cuối tuần
Bất cứ ngày nào trong tuần
Ngày lễ
5
104
92
36
2,1
43,9
38,8
15,2
Thời điểm uống rượu/bia
Nửa đêm
Sáng/trưa
Chiều
Tối
Không biết/không nhớ rõ
2
11
15
203
6
0,8
4,7
6,3
85,7
2,5
Địa điểm uống rượu/bia
Nhà riêng
Nhà họ hàng/bạn bè
Vỉa hè/quán nhậu/quán bia
Nhà hàng
Không biết/không nhớ rõ
30
25
133
46
2
12,7
10,5
56,1
19,4
1,3
Lý do uống rượu bia
Gặp gỡ bạn bè
Dịp đặc biệt (đám giỗ/đám cưới/)
Công việc
Khác
151
41
39
6
63,7
17,3
16,5
2,5
Loại rượu/bia thường dùng
Bia địa phương (Dung Quất)
Bia nội khác
Bia ngoại
Rượu trắng/rượu tự nấu
72
44
119
2
30,4
18,6
50,2
0,8
Đa số nam giới có thói quen uống rượu/bia
vào ngày cuối tuần (43,9%). Thời điểm uống
rượu/bia phổ biến nhất là buổi tối (85,7%), với
vỉa hè/quán nhậu/quán bia là địa điểm thông
dụng nhất (56,1%). Lý do sử dụng rượu bia
phổ biến nhất là gặp gỡ giao lưu cùng bạn bè
(63,7%). Loại đồ uống có cồn thường được lựa
chọn nhất là những loại bia mang nhãn hiệu
ngoại (được sản xuất trong nước hay nhập
khẩu), chiếm tỉ lệ 50,2%; đứng thứ hai là Dung
Quất - một loại bia do nhà máy bia của địa
phương sản xuất, chiếm 30,4%.
Bảng 6: Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia
chưa hợp lý và các đặc điểm dân số-xã hội, hút
thuốc lá, tuổi uống rượu bia lần đầu ở nam giới có
sử dụng rượu bia 12 tháng qua theo mô hình hồi
quy Logistic đơn biến và đa biến
Đặc điểm
Sử dụng rượu/bia chưa hợp lý
(AUDIT ≥8)
ORthô
(KTC 95%)
pthô
ORhc*
(KTC 95%)
phc
Nhóm tuổi
16-24 tuổi
25-34 tuổi
35-44 tuổi
45-54 tuổi
55-60 tuổi
1
4,7 (2-11,7)
5,5 (2,4-13,4)
5,3 (2,4-13)
2,4 (0,9-6,1)
<0,001
<0,001
<0,001
0,071
1
6,3 (2,2-18,5)
8,6 (2,95-25,04)
7,4 (2,5-21,9)
3,4 (1,1-10,6)
<0,05
<0,01
<0,01
<0,05
Hút thuốc lá
Không
Có
1
2,9 (1,7-5)
<0,001
1
3,4 (1,9-6)
<0,01
Tuổi uống
rượu bia
lần đầu
<20 tuổi
≥20 tuổi
1
0,6(0,4-1,1)
0,103
1
0,3 (0,1-0,6)
<0,05
Trong mô hình hồi quy đa biến, hiệu chỉnh
theo nhóm tuổi, hút thuốc lá và tuổi uống
rượu/bia lần đầu: người thuộc nhóm tuổi 25-
34 có nguy cơ sử dụng rượu bia chưa hợp lý
cao hơn 6,3 lần người thuộc nhóm tuổi 16-24
(p<0,05). Nhóm 35-44 tuổi có nguy cơ sử dụng
rượu bia chưa hợp lý cao hơn 8,6 lần nhóm 16-
24 tuổi (p<0,01). Số chênh sử dụng rượu bia
chưa hợp lý ở nhóm 45-54 tuổi cao gấp 7,4 lần
(p<0,01) nhóm 16-24 tuổi, trong khi tỉ số này là
3,4 khi so sánh nhóm 55-65 tuổi so với nhóm
16-24 tuổi (p<0,05). Người có hút thuốc lá có
nguy cơ sử dụng rượu bia chưa hợp lý cao
hơn 3,4 lần người không hút thuốc lá (p<0,01).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 99
Người có tuổi uống rượu bia lần đầu ≥20 có
nguy cơ uống rượu bia chưa hợp lý thấp hơn
người thuộc nhóm tuổi <20 với số chênh nguy
cơ bằng 0,3 lần (p<0,05).
BÀN LUẬN
Sử dụng bộ công cụ AUDIT đã được chuẩn
hóa từ WHO, nghiên cứu này phân loại được
44% đối tượng nam giới sử dụng rượu bia
(SDRB) chưa hợp lý (điểm AUDIT ≥8). Nhìn
chung, tỉ lệ này cao hơn kết quả tương ứng
trong nhiều nghiên cứu đã được thực hiện tại
Việt Nam như nghiên cứu của Nguyễn Hiền
Vương hay Lê Thị Kim Ánh trên đối tượng
nam giới cùng độ tuổi(8,13,17). Tuy nhiên, kết quả
của chúng tôi vẫn thấp hơn kết quả có được từ
Điều tra quốc gia về sử dụng rượu bia của
Hàn Quốc 2009-2011 (tỉ lệ nam giới có AUDIT
≥8 là 57,5%)(11). Xét cụ thể từng nhóm nguy cơ,
hai nhóm AUDIT=16-19 (mức Có hại) và 20-40
(mức Nghiện/phụ thuộc) chiếm tỉ lệ tương
đương với các nghiên cứu vừa được trình bày
ở trên. Tỉ lệ sử dụng rượu bia chưa hợp lý
tương đối cao có thể được giải thích từ nhiều
phương diện. Phương diện thứ nhất là sự tồn
tại của nhiều thương hiệu bia toàn quốc lẫn
địa phương với giá thành vừa phải kết hợp
với sự phổ biến của các địa điểm buôn bán và
tiêu thụ rượu bia. Thứ hai, một tỉ lệ lớn người
tham gia vào nghiên cứu đang làm việc ở các
cơ quan nhà nước hoặc văn phòng, đây được
coi là nhóm nghề có mức sống tương đối cao
so với nhiều ngành nghề khác nên việc sử
dụng rượu bia trong nhóm đối tượng này có
thể trở nên phổ biến hơn. Mối liên quan này
đã được tìm thấy trong một nghiên cứu của
Bread và cộng sự tại Vương quốc Anh(3).
Kết quả khảo sát bối cảnh sử dụng rượu
bia ở phường Trần Phú-thành phố Quảng
Ngãi cho thấy nhiều điểm tương đồng với các
nghiên cứu khác tại Việt Nam(14,18,19). Ngoài ra,
kết quả còn cho thấy thói quen sử dụng rượu
bia của người dân Quảng Ngãi chịu ảnh
hưởng lớn của loại bia địa phương do tỉnh này
sản xuất (Dung Quất) khi nó chiếm hơn 30%
trong các loại bia thường được dùng.
Tương đồng với nhiều nghiên cứu trước,
chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa
AUDIT≥8 và tuổi của người sử dụng(3,5,11).Tuy
nhiên, các nghiên cứu của Breen tại Úc hay
Hong tại Hàn Quốc lại cho thấy nguy cơ sử
dụng rượu bia chưa hợp lý cao hơn ở nhóm
tuổi trẻ (dưới 26 hoặc dưới 30 tuổi)(5, 11). Sự
khác nhau về thành phần độ tuổi giữa nghiên
cứu của chúng tôi và các nghiên cứu trước có
thể là một lí do khi đối tượng được chọn bao
gồm cả những người dưới 18 tuổi còn chịu sự
bảo hộ của cha mẹ, dẫn đến mức độ sử dụng
rượu bia của nhóm dưới 25 tuổi bị giảm nhẹ.
Nghiên cứu này cho thấy người hút thuốc lá
có nguy cơ sử dụng rượu bia chưa hợp lý cao
hơn người không hút thuốc lá. Mối liên quan
giữa hút thuốc lá và tác hại từ rượu bia đã
được nghiên cứu từ lâu. Theo đó, hành vi hút
thuốc lá ở những người có uống rượu bia là
rất phổ biến và sự hiện diện của 2 hành vi gây
ra tác hại đến sức khỏe lớn hơn so với khi chỉ
có 1 trong 2 yếu tố hiện diện(1, 10). Trong mô
hình hồi quy đa biến đã được kiểm soát về
tuổi của đối tượng nghiên cứu và tình trạng
hút thuốc lá cho thấy người có tuổi uống rượu
bia lần đầu từ 20 tuổi trở lên có nguy cơ SDRB
chưa hợp lý thấp hơn người uống rượu bia lần
đầu trước tuổi 20. Kết quả về mối liên quan
này tương đồng với một số nghiên cứu trước
đây trên thế giới khi mà người có tuổi uống
rượu bia lần đầu trẻ có nguy cơ gặp các vấn đề
liên quan đến rượu bia cao hơn người bắt đầu
muộn(15,16). Điều này đặt ra câu hỏi về sự cần
thiết của việc hạn chế sự tiếp cận rượu bia ở
người trẻ tuổi.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ sử dụng rượu bia chưa hợp lý (điểm
AUDIT≥8) ở nam giớilà 44%. Trong đó, tỉ lệ sử
dụng rượu bia Nguy cơ thấp, Nguy cơ, Có hại,
Nghiện/phụ thuộc lần lượt là 56%, 39%, 4% và
2%. Các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 100
bia chưa hợp lý ở nam giới từ 25 đến 60 tuổi:
người >25 tuổi có nguy cơ sử dụng rượu bia
chưa hợp lý cao hơn người <25 tuổi; người hút
thuốc lá có nguy cơ sử dụng rượu bia chưa
hợp lý cao hơn người không hút thuốc lá;
người uống rượu bia lần đầu ở độ tuổi từ 20
trở lên có nguy cơ uống rượu bia chưa hợp lý
thấp hơn người thuộc uống rượu bia lần đầu ở
độ tuổi dưới 20. Bối cảnh sử dụng rượu bia
của nam giới 16-60 tuổi sinh sống ở địa
phương: thời gian phổ biến nhất là ngày cuối
tuần, buổi tối, vỉa hè/quán nhậu/quán bia là
địa điểm thường được chọn nhất khi sử dụng
rượu bia, lý do uống rượu bia chủ yếu là để
gặp gỡ bạn bè, loại rượu/bia thường dùng là
bia có nhãn hàng nước ngoài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anthony JC, Echeagaray-Wagner F (2000). Epidemiologic
analysis of alcohol and tobacco use. Alcohol Res Health, 24
(4): 201- 208.
2. Babor TF, Higgins-Biddle JC, Saunders JB, Monteiro MG
(2001), AUDIT: The alcohol use disorders identification
test: Guidelines for use in primary care. 2nd ed, pp 40.
World Health Organization, Geneva.
3. Beard E, et al (2016). Deconstructing the Alcohol Harm
Paradox: A Population Based Survey of Adults in
England. PLoS One, 11 (9): e0160666.
4. Bộ Y tế (2016) Điều tra quốc gia Yếu tố nguy cơ bệnh không
lây nhiễm Việt Nam 2015, tr. 15-20.
5. Breen C, Shakeshaft A, Sanson-Fisher R, D'Este C,
Mattick RP, Gilmour S (2014). Identifying individual-
and population-level characteristics that influence rates
of risky alcohol consumption in regional communities.
Aust N Z J Public Health, 38 (1): 60-65.
6. Collaborators GRF (2016). Global, regional, and national
comparative risk assessment of 79 behavioural,
environmental and occupational, and metabolic risks or
clusters of risks, 1990-2015: a systematic analysis for the
Global Burden of Disease Study 2015. Lancet, 388 (10053):
1659-1724.
7. Công ty cổ phần bia Sài Gòn-Quảng Ngãi (2014) Sabeco
khánh thành nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi,
thanh-nha-may-bia-sai-gon--quang-ngai.aspx, truy cập
ngày 27 tháng 9 năm 2017.
8. Giang KB, Allebeck F, Fau – Spak P, Spak H, Fau - Van
Minh F, Van Minh TV, Fau – Dzung H, Dzung TV
(2008). Alcohol use and alcohol consumption-related
problems in rural Vietnam: an epidemiological survey
using AUDIT. Substance Use and Misuse, 43 (3-4): 481-495.
9. Giang KB, Spak F, Dzung TV, Allebeck P (2005). The use
of audit to assess level of alcohol problems in rural
Vietnam. Alcohol Alcohol, 40 (6): 578-83.
10. Hart CL, Davey Smith G, Gruer L, Watt GCM (2010). The
combined effect of smoking tobacco and drinking alcohol
on cause-specific mortality: a 30 year cohort study. BMC
Public Health, 10: 789.
11. Hong JW, Noh JH, Kim DJ (2017). The prevalence of and
factors associated with high-risk alcohol consumption in
Korean adults: The 2009-2011 Korea National Health and
Nutrition Examination Survey. PLoS One, 12 (4): 1-12.
12. Jernigan DH (2000). Applying commodity chain analysis
to changing modes of alcohol supply in a developing
country. Addiction, 95 Suppl 4: 465-475.
13. Lê Thị Kim Ánh, Lê Vũ Anh, Đặng Huy Hoàng, Trần Vũ,
Nguyễn Tiến Thắng (2014). Nghiên cứu đánh giá kết quả
chương trình can thiệp giảm mức độ sử dụng rượu bia
thông qua việc tham gia của hội viên y tế công cộng
người cao tuổi. Tạp chí Y học dự phòng, số 33:49-54.
14. Lincoln M (2016). Alcohol and drinking cultures in
Vietnam: A review. Drug and Alcohol Dependence, 159:1-8.
15. Maimaris W, McCambridge J (2014). Age of first drinking
and adult alcohol problems: systematic review of
prospective cohort studies. J Epidemiol Community Health,
68 (3): 268-274.
16. Moure-Rodriguez L, Pineiro M, Corral Varela M,
Rodriguez-Holguin S, Cadaveira F, Caamano-Isorna F
(2016). Identifying Predictors and Prevalence of Alcohol
Consumption among University Students: Nine Years of
Follow-Up. PLoS One, 11 (11): e0165514.
17. Nguyễn Hiền Vương, Phạm Việt Cường (2016). Nghiên
cứu về sử dụng rượu bia tại 3 tỉnh của Việt Nam năm
2013. Tạp chí Y tế Công cộng, số 42: 20-28.
18. Nguyễn Hiền Vương, Phạm Việt Cường (2015). Thực
trạng sử dụng rượu bia của nam giới trong độ tuổi 15 -
60 tại xã Ninh Hiệp - huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội
năm 2014. Tạp chí Y tế Công cộng, số 35: 45 - 51.
19. Pham DB, Clough AR, Nguyen HV, Kim GB, Buettner
PG (2010). Alcohol consumption and alcohol-related
problems among Vietnamese medical students. Drug
Alcohol Rev, 29 (2): 219-226.
20. World Health Organization (2014) Global status report on
alcohol and health, World Health Organization, pp. 1-376.
Ngày nhận bài báo: 01/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ti_le_va_cac_yeu_to_lien_quan_den_su_dung_ruou_bia_o_nam_gio.pdf