Tài liệu Tỉ lệ và các yếu tố liên quan của nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Từ Dũ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 147
TỈ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ
SAU MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Lê Thị Thu Hà*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Theo định nghĩa của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nhiễm khuẩn vết mổ
(NKVM) là những nhiễm khuẩn tại hoặc gần vết mổ xuất hiện trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật. Hàng năm,
tại Bệnh viện Từ Dũ có khoảng 28.000 trường hợp được mổ lấy thai, các báo cáo thống kê của Bệnh viện từ trước
đến nay chỉ tính những trường hợp NKVM xảy ra trong thời gian nằm viện, nên đây chỉ là phần nổi của tảng
băng chìm vì thực tế có những trường hợp NKVM xảy ra sau khi xuất viện nhưng chưa được thống kê. Vì vậy,
chúng tôi thực hiện đề tài “Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai (MLT) và các yếu tố liên quan tại Bệnh
viện Từ Dũ” để có nhận đúng mức về tình hình NKVM, góp phần trong việc đề ra giải pháp kiểm soát nhiễm
khuẩn cho bệnh viện.
Mục tiêu nghiên...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ và các yếu tố liên quan của nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Từ Dũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 147
TỈ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ
SAU MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Lê Thị Thu Hà*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Theo định nghĩa của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nhiễm khuẩn vết mổ
(NKVM) là những nhiễm khuẩn tại hoặc gần vết mổ xuất hiện trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật. Hàng năm,
tại Bệnh viện Từ Dũ có khoảng 28.000 trường hợp được mổ lấy thai, các báo cáo thống kê của Bệnh viện từ trước
đến nay chỉ tính những trường hợp NKVM xảy ra trong thời gian nằm viện, nên đây chỉ là phần nổi của tảng
băng chìm vì thực tế có những trường hợp NKVM xảy ra sau khi xuất viện nhưng chưa được thống kê. Vì vậy,
chúng tôi thực hiện đề tài “Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai (MLT) và các yếu tố liên quan tại Bệnh
viện Từ Dũ” để có nhận đúng mức về tình hình NKVM, góp phần trong việc đề ra giải pháp kiểm soát nhiễm
khuẩn cho bệnh viện.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan của nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) sau mổ lấy
thai (MLT) tại Bệnh viện Từ Dũ.
Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu thuần tập tiến cứu ở phụ nữ được MLT trong giai đoạn
nghiên cứu. NKVM được xác định theo tiêu chí của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Việc theo
dõi kéo dài 30 ngày để đánh giá tình trạng nhiễm trùng. Dữ liệu lâm sàng, nhân khẩu học xã hội của bệnh nhân
và tỷ lệ mắc NKVM sau MLT được ghi nhận bằng cách sử dụng một bảng thu thập thu thập dữ liệu tiêu chuẩn
hóa. SPSS v 16.0 được sử dụng để phân tích dữ liệu.
Kết quả: Qua nghiên cứu 780 trường hợp mổ lấy thai từ 1/1/2016 đến 30/6/2016, với kết quả sau: Tỉ lệ
NKVM sau MLT là 5%, NKVM nông (da và mô dưới da) chiếm 1,5%; NKVM sâu (cân và cơ thành bụng)
chiếm 0,3%; NKVM trong khoang cơ thể, cụ thể là viêm NMTC chiếm 3,2%. Thời gian xuất hiện NKVM trung
bình là 7 ± 2,3 ngày, 46,2% NKVM được phát hiện trong thời gian nằm viện và 53,8% NKVM xảy ra sau khi
xuất viện. Những yếu tố được ghi nhận có liên quan đến NKVM bao gồm: thời gian vỡ ối trên 12 giờ, (OR=21,7,
KTC 95% 4,56 - 9,14, p <0,05); thời gian mổ kéo dài từ 60 phút trở lên, (OR=3,7, KTC 95% 3,25 - 11,4, p
<0,05); vết mổ cũ dính (OR=13,4, KTC 95% 2,57 - 8,34, p <0,05); mất máu nhiều ≥ 1000ml trong cuộc mổ
(OR=6,6, KTC 95% 4,7 - 23,5, p <0,05).
Kết luận: NKVM sau MLT là phổ biến. Xác định các yếu tố nguy cơ đối với SSI sau CS là rất quan trọng
để thực hiện mục tiêu các biện pháp cải thiện chất lượng và can thiệp kiểm soát nhiễm trùng.
Từ khóa: mổ lấy thai, nhiễm khuẩn vết mổ
ABSTRACT
THE INCIDENCE AND RELATED FACTORS OF SURGICAL SITE INFECTION FOLLOWING
CESAREAN SECTION AT TU DU HOSPITAL
Le Thi Thu Ha
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 1456 - 152
Background: In the Centers for Disease Control (CDC) definition, surgical site infection (SSI) is an
infection at or near the incision that occurs within 30 days after surgery. Every year, there are about 28,000 cases
of caesarean section in Tu Du hospital, the statistical reports of hospitals so far only counted cases of SSI occurred
during hospitalization, so this is only the floating of the iceberg because there are cases of SSI occurred after
*Bệnh viện Từ Dũ
Tác giả liên lạc: TS. Lê Thị Thu Hà ĐT: 0903718441 Email: tmv_thuha@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 148
discharge but not yet statistics. Therefore, we conducted the topic “The incidence and related factors of surgical
site infection following cesarean section at Tu Du hospital” to properly receive the SSI situation, contributing to
prevention strategies of SSI for women post CS.
Objective: This study was conducted with the aim to determine the incidence and risk factor associated with
surgical site infection (SSI) following cesarean section.
Method: This was a prospective cohort study in women undergoing CD in the studied period. SSIs were
defined by Centers for Disease Control (CDC) criteria. The follow-up lasted 30 days to evaluate clinical data of
infection. Patients’ socio-demographic, clinical data and incidence of SSI following the CS were noted using a
standardized data collection form. SPSS v 16.0 was used for data analysis.
Results: In the studied period; 780 patients had the inclusion criteria to participate in the study. The rate of
SSI was 5%, superficial incisional SSI (Involves only the skin or subcutaneous tissue) accounts for 1.5%, deep
incisional SSI (Involves deep soft tissues (eg, fascia and/or muscle) of the incision) accounted for 0.3%;
Organ/space SSI (Involves anatomic structures not opened or manipulated during the operation, emdometritis)
occupying 3.2%. Average time of SSI was 7 ± 2.3 days, 46.2% of SSI was detected during hospitalization and
53.8% of SSI occurred after discharge. Factors associated with SSI included: rupture of membranes over 12 hours,
(OR = 21.7, 95% CI 4.56 - 9.14, p <0.05); Operation duration was 60 minutes or more, (OR = 3.7, 95% CI 3.25 -
11.4, p <0.05); previous caesarean section was adhesive (OR = 13.4, 95% CI 2.57 - 8.34, p <0.05); Blood loss ≥
1000ml during surgery (OR = 6.6, 95% CI 4.7 - 23.5, p <0.05).
Conclusion: Surgical site infection following caesarean section is common. Surgical variables are associated
with increased rate of SSI after CS. Identification of risk factors for SSI after CS is important for targeted
implementation of quality improvement measures and infection control interventions.
Keywords: cesarean section; surgical site infection
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là một biến
chứng hay gặp nhất sau phẫu thuật. Theo
Hughes JM và cộng sự, tỉ lệ NKVM tùy thuộc
vào tầm cỡ Bệnh viện, Bệnh viện không giảng
dạy có tỉ lệ NKBV là 4,6% thấp hơn hẳn so với
Bệnh viện có giảng dạy. Tỉ lệ NKVM ở Bệnh viện
có giảng dạy dưới 500 giường là 6,4% so với
8,2% ở Bệnh viện có trên 500 giường(6). Bệnh
viện Từ Dũ là một trong 3 Bệnh viện chuyên
khoa Sản Phụ khoa lớn nhất nước Việt Nam, với
qui mô trên 1200 giường bệnh, có chức năng chỉ
đạo tuyến cho 32 tỉnh thành phía Nam từ Đà
Nẵng đến Cà Mau, đồng thời là nơi đào tạo
chuyên môn cho bác sĩ trong và ngoài nước, là
nơi thực hành và giảng dạy cho các thế hệ học
sinh - sinh viên các trường đại học – cao đẳng.
Mỗi năm, tại Bệnh viện Từ Dũ có khoảng 28.000
trường hợp được mổ lấy thai, các báo cáo thống
kê về tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Từ
Dũ qua các năm như sau: năm 2010 là 3,3%, 2011
là 2,5%, 2012 là 3,5%, 2013 là 1,13%. Tuy nhiên,
các số liệu trên chỉ dựa vào số liệu báo cáo theo
tháng của các khoa phòng nên đó chỉ là phần nổi
của tảng băng chìm vì thực tế có những trường
hợp NKVM xảy ra nhưng chưa được thống kê.
Chúng tôi thực hiện đề tài “Tỷ lệ nhiễm
khuẩn vết mổ sau MLT và các yếu tố liên quan
tại Bệnh viện Từ Dũ” để có nhận đúng mức về
tình hình NKVM, góp phần trong việc đề ra
giải pháp kiểm soát nhiễm khuẩn cho bệnh
viện. Với câu hỏi nghiên cứu: “Tỉ lệ nhiễm
khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Từ
Dũ năm 2016 là bao nhiêu và các yếu tố liên
quan đến NKVM là gì?”.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Dọc, tiền cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Sản phụ được MLT tại Bệnh viện Từ Dũ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 149
Dân số chọn mẫu
Sản phụ được mổ lấy thai tại Bệnh viện Từ
Dũ cư ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh từ
1/1/2016 đến 30/06/2016.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các sản phụ được MLT tại Bệnh viện Từ Dũ
từ 1/1/2016 đến 30/6/2016.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Mắc bệnh suy giảm miễn dịch.
Mắc bệnh tâm thần.
Nhau cài răng lược.
Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu dựa trên sự
ước lượng của một tỉ lệ trong dân số.
Trong đó:
α: mức ý nghĩa (α =0,05)
Z2 = 1,962 (trị số phân phối chuẩn với độ tin cậy 95%).
P: tỉ lệ ước lượng (Vì Bệnh viện Từ Dũ là Bệnh viện có
giảng dạy và số giường bệnh là trên 500 giường nên chúng
tôi chọn p dựa theo nghiên cứu của Hughes JM tỉ lệ
NKVM là 8,2% ở Bệnh viện có giảng dạy và trên 500
giường). d: sai số tối đa cho phép của ước lượng (d=0,02).
Cỡ mẫu tính được: N = 722. Dự trù 10% mất
dấu, như vậy cỡ mẫu tính được là 795.
Các biến số được ghi nhận
Tuổi mẹ, PARA, bệnh nội khoa đi kèm, thời
gian vỡ ối, lượng máu mất, đường rạch da, loại
phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, NKVM nông,
NKVM sâu, NKVM khoang cơ thể.
Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là những
nhiễm khuẩn tại hoặc gần vết mổ xuất hiện
trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật (theo định
nghĩa CDC). Các mức độ NKVM: Nhiễm khuẩn
vết mổ nông: da và tổ chức dưới da; Nhiễm
khuẩn vết mổ sâu: cân – cơ thành bụng; NKVM
tại cơ quan/khoang PT.
Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống.
Nhập liệu, xử lý và phân tích bằng phần
mềm SPSS 16.0. Sử dụng thống kê mô tả, phân
tích mối liên quan bằng phép kiểm chi bình
phương. Kết quả nghiên cứu sẽ trình bày dưới
dạng bảng phân phối và biểu đồ minh họa (hình
cột, hình bánh).
KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian từ 1/1/2016 đến
30/6/2016, chúng tôi đã tiến hành thu thập được
danh sách 802 trường hợp được mổ lấy thai tại
Bệnh viện Từ Dũ thỏa tiêu chí chọn mẫu, có 22
trường hợp mất dấu trong quá trình theo dõi. Số
trường hợp được phân tích trong nghiên cứu là
780, với kết quả như sau:
Bảng 1. Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ
Đặc điểm
Tổng
N=780
%
NKVM nông 12 1,5
NKVM sâu 2 0,3
NKVM Khoang/Cơ quan (cơ TC, áp xe
vùng chậu, viêm phúc mạc chậu, viêm
NMTC).
Viêm NMTC 25 3,2
NK Cơ TC, Áp xe vùng chậu, viêm phúc
mạc chậu, viêm phúc mạc toàn thể
0 0
Tổng 39 5,0
Tỉ lệ NKVM sau MLT là 5%. NKVM nông
(da và mô dưới da) chiếm 1,5%; NKVM sâu (cân
và cơ thành bụng) chiếm 0,3%. NKVM trong
khoang cơ thể, cụ thể là viêm NMTC chiếm
3,2%. Không có trường hợp nào bị NK cơ tử
cung, viêm phúc mạc chậu hoặc áp xe vùng
chậu. Trong số 39 ca NKVM: Viêm NMTC chiếm
25 ca (64,1%); NKVM nông chiếm 12 ca (30,8%);
NKVM sâu chiếm 2 ca (5,1%).
Bảng 2. Thời gian xuất hiện NKVM và thời gian nằm viện
Đặc điểm Tổng N=39 %
Thời gian xuất hiện NK sau mổ (ngày) Trung bình: 7 ± 2,3
< 7 ngày 18 46,2
7 – 14 ngày 21 53,8
> 14 ngày 0 0
Tổng thời gian nằm viện (ngày) Trung bình: 8 ± 1,8
< 7 ngày 5 12,8
7 - 14 ngày 34 87,2
> 14 ngày 0 0
Thời gian xuất hiện NKVM trung bình là 7 ±
2,3 ngày, có 18 trường hợp (46,2%) xuất hiện NK
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 150
trong thời gian nằm viện, 21 trường hợp (53,8%)
xuất hiện NK sau khi xuất viện. Tổng thời gian
nằm viện trung bình là 8 ± 1,8 ngày, có 34 trường
hợp nằm viện trên 7 ngày (87,2%).
Đường rạch da quen thuộc là đường ngang
trên vệ chiếm 92,9%. Trong 212 trường hợp có
VMC, có 46 trường hợp (ghi nhận có dính phức
tạp) chiếm 21,7%. Lượng máu mất trung bình là
389 ± 181,30ml, có 8 trường hợp ghi nhận máu
mất >1000ml sau phẫu thuật.
Bảng 3. Các đặc điểm trong phẫu thuật
Đặc điểm Tổng N=780 %
Đường rạch da
Ngang trên vệ
Dọc dưới rốn
725
55
92,9
7,1
Vết mổ cũ
Không dính
Có dính
N=212
166
46
78,3
21,7
Rách thêm vết mổ
Không
có
760
20
97,4
2,6
Thời gian phẫu thuật trung bình 45ph ± 2ph
Đặc điểm Tổng N=780 %
Thời gian phẫu thuật
< 60 phút
≥ 60 phút
630
150
80,8
19,2
Lượng máu mất trung bình 389 ± 181,30ml
Số lượng máu mất
< 500ml
– 1000ml
>1000ml
639
133
8
81,9
17,1
1,0
Những yếu tố được ghi nhận có liên quan
đến NKVM bao gồm: Thời gian vỡ ối trên 12 giờ,
nguy cơ NKVM tăng gấp 21,7 lần (OR=21,7, KTC
95% 4,56 - 9,14, p <0,05); Thời gian mổ kéo dài từ
60 phút trở lên (OR=3,7, KTC 95% 3,25 - 11,4, p
<0,05). Vết mổ cũ dính (OR=13,4, KTC 95% 2,57 -
8,34, p <0,05) so với không có VMC. Mất máu
nhiều ≥ 1000ml trong 24 giờ đầu (OR=6,6, KTC
95% 4,7 - 23,5, p <0,05).
Các yếu tố giờ phẫu thuật hành chính hay
ngoài giờ và loại phẫu thuật cấp cứu hay chủ
động không liên quan đến NKVM.
Bảng 4. Liên quan giữa thời gian vỡ ối, loại phẫu thuật cấp cứu hay chủ động, thời điểm mổ, thời gian mổ
với NKVM
Đặc điểm N = 780
NKVM Không NK
OR KTC 95%
P
(0,05) n (%) n (%)
Thời gian vỡ ối trước phẫu thuật 204
0 576 12 (2,1) 564 (97,9) 1
≤ 12 giờ 136 9 (7,4) 126 (92,6) 3,35 0,83 - 6,34 0,15
> 12 giờ 68 18 (42,6) 39 (57,3) 21,7 4,56 - 9,14 < 0,05
Loại phẫu thuật
Cấp cứu 479 24 (5,0) 455 (95,0) 1
Chủ động 301 15 (5,0) 286 (95,0) 0,99 2,23 - 9,15 0,15
Giờ phẫu thuật
Hành chính 321 19 (5,9) 302 (94,1) 1
Ngoài giờ 459 20 (4,4) 439 (95,6) 0,72 0,89 - 3,45 0,23
Thời gian mổ
< 60 phút 630 20 (3,2) 510 (96,8) 1
≥ 60 phút 150 19 (12,7) 131 (87,3) 3,7 3,25 - 11,4 < 0,05
Vết mổ cũ 212
Không VMC 568 11 (1,9) 557 (98,1) 1
Không dính 166 19 (11,4) 139 (88,6) 6,9 0,92 - 6,21 0,15
Có dính 46 9 (19,6) 34 (80,4) 13,4 2,57 - 8,34 <0,05
Lượng máu mất
< 1000ml 639 37 (4,8) 735 (95,2) 1
≥ 1000ml 8 2 (25,0) 6 (75,0) 6,6 4,7 - 23,5 <0,05
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 151
BÀN LUẬN
Bàn luận về tỉ lệ NKVM sau MLT
Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là những
nhiễm khuẩn tại đường rạch da/vị trí mổ (bao
gồm dẫn lưu) xuất hiện trong vòng 30 ngày
sau phẫu thuật đối với các phẫu thuật không
cấy ghép và trong vòng 1 năm sau phẫu thuật
với các phẫu thuật có cấy ghép. Theo CDC’s
National Nosocomial Infection Surveillance
system, 38% nhiễm khuẩn Bệnh viện trên
những bệnh nhân phẫu thuật là nhiễm khuẩn
vết mổ. Vào những thập niên 90, khi chưa
dùng kháng sinh dự phòng rộng rãi, tỉ lệ
NKVM khá cao. Theo nghiên cứu của Di Lieto
A và cs 1996 tại Ý, trên 3171 trường hơp mổ
lấy thai, tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 21,2%,
trong đó viêm nội mạc tử cung là biến chứng
thường gặp nhất, 53,3% đối với mổ lấy thai lần
đầu và 52,3% khi mổ lấy thai lập lại. Khi dùng
kháng sinh dự phòng, tỉ lệ viêm nội mạc tử
cung giảm còn 33,8% đối với mổ lấy thai lần
đầu và 27,4% trong mổ lấy thai lập lại(5).
Nếu chỉ khảo sát trong thời gian nằm viện
thì tỉ lệ NKVM có thấp hơn so với theo dõi 30
ngày sau mổ. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc
theo dõi đánh giá và trên những nghiên cứu hồi
cứu, các tác giả đã nghiên cứu theo hướng này.
Theo nghiên cứu của Aparna Kamat và cs năm
2000, tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật
sản phụ khoa nói chung là 12%, trong đó 6%
phát hiện trong thời gian nằm viện, 35,7% đòi
hỏi phẫu thuật lại và 50% yêu cầu nhập viện lại
để điều trị(8). Theo Koigi K và cs 2005 tại Bệnh
viện trung tâm Kenya, tỉ lệ NKVM là 19%(10).
Olsen MA và cs năm 2008, nghiên cứu tại
Bệnh viện giảng dạy 1250 giường, trên 1605
trường hợp MLT, nhận thấy: tỉ lệ NKVM chung
là 5%(14). Charrier L và cs 2009, nghiên cứu trên
430 trường hợp được mổ lấy thai, theo dõi sau
xuất viện bằng gọi điện thoại mỗi 10 ngày,
tương tự thiết kế của chúng tôi, cho thấy tỉ lệ
NKVM là 4,7%, trong đó 85% trường hợp
NKVM được xác định sau xuất viện(4).
Năm 2010, Cardoso D và cs đã nghiên cứu
theo dõi đánh giá sau mổ lấy thai 30 ngày trên
187 trường hợp, tỉ lệ NKVM là 23,5% với 95%
xảy ra sau xuất viện(4). Jido T và cs 2012, nghiên
cứu hồi cứu trên 485 hồ sơ mổ lấy thai tại một
Bệnh viện giảng dạy tại Nigeria cho thấy tỉ lệ
NKVM là 9,1%, hầu hết xảy ra ở những bệnh
nhân chuyển dạ kéo dài, thời gian mổ lâu và mất
máu nghiêm trọng(7). Nghiên cứu gần đây của
Shrestha S và cs 2014, tại Bệnh viện Dhulikhel,
trên 648 trường hợp mổ lấy thai và theo dõi
trong thời gian nằm viện cho thấy, tỉ lệ NKVM là
12,6%(15). Và năm 2017, Ketcheson F và cs đã
nghiên cứu trên 33.991 trường hợp mổ lấy thai,
theo dõi đến 30 ngày sau mổ, nhận thấy: tỉ lệ
NKVM chung là 2,7%, tỉ lệ NKVM sau xuất viện
là 1,6% và trước xuất viện là 1,1%. Trong số 539
trường hợp NKVM sau xuất viện, có 87%
NKVM xảy ra trong vòng 2 tuần đầu(9).
Trong nghiên cứu chúng tôi, tỉ lệ nhiễm
khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai là 5%. Bệnh viện
Từ Dũ là Bệnh viện giảng dạy với số giường
bệnh trên 1.200 giường, tương đồng với nghiên
cứu của Olsen 2008(14). Thời gian xuất hiện
NKVM trung bình là 7 ± 2,3 ngày, có 18 trường
hợp (46,2%) xuất hiện NKVM trong thời gian
nằm viện, 21 trường hợp (53,8%) xuất hiện
NKVM sau khi xuất viện.
Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai
dao động từ 3% đến 23,5% tùy vào nghiên cứu
và phụ thuộc vào thời gian theo dõi để xác
định nhiễm khuẩn, dân số bệnh nhân, mô hình
Bệnh viện và việc dùng kháng sinh dự
phòng(12,13,14,16). Đặc biệt, tỉ lệ NKVM sau MLT
phát hiện sau khi xuất viện chiếm từ 50% đến
95% trong số này. Điều này cho thấy rằng việc
tư vấn kỹ cho sản phụ và gia đình nhận biết
các dấu hiệu bất thường như sốt, đau bụng, ra
huyết âm đạo, chảy dịch vết mổ,là quan
trọng và khi xuất hiện một trong các các biểu
hiện bất thường kể trên cần phải tái khám
ngay. Ngoài ra, chúng ta nên cung cấp số điện
thoại khoa phòng hoặc bác sĩ điều trị để bệnh
nhân dễ dàng liên lạc khi cần thiết.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 152
Barbut F và cs 2004, tỉ lệ NKVM là 3,2%,
trong đó NKVM nông là 47%, NKVM sâu là 20%
và NKVM cơ quan/ khoang cơ thể (viêm NMTC,
áp-xe vùng chậu, nhiễm trùng cơ tử cung là 33%
và 47,5% các trường hợp NKVM được phát hiện
sau khi xuất viện(2).
Trong nghiên cứu chúng tôi, tỉ lệ NKVM sau
MLT là 5%: NKVM nông (da và mô dưới da)
chiếm 1,5%; NKVM sâu (cân và cơ thành bụng)
chiếm 0,3% và NKVM trong khoang cơ thể, cụ
thể là viêm NMTC chiếm 3,2%, không có trường
hợp nào bị NK cơ tử cung, viêm phúc mạc chậu
hoặc áp xe vùng chậu. Tính trong số 39 ca
NKVM, có 64,1% trường hợp viêm NMTC,
30,8% NKVM nông và 5,1% NKVM sâu.
Bàn luận về các yếu tố liên quan đến NKVM
Năm 1988, Webster J và cs nghiên cứu trên
1546 trường hợp MLT có 146 (9,4%) trường
hợp NKVM, trong đó mổ chủ động có tỉ lệ
NKVM thấp hơn (7,9%) so với mổ cấp cứu,
những yếu tố khác làm tăng nguy cơ NKVM
bao gồm: số lần thăm khám âm đạo trước mổ,
khoảng thời gian mổ kéo dài, rạch da đường
dọc(17). Năm 2008, trong một nghiên cứu bệnh
chứng, Olsen MA và cs cho thấy tỉ lệ NKVM là
5,0% trong số 1605 trường hợp được mổ ngang
đoạn dưới tử cung lấy thai. Yếu tố nguy cơ độc
lập NKVM bao gồm: khối máu tụ dưới da
(OR= 11,6 [95% CI, 4,1-33,2]), cuộc mổ được
thực hiện cho việc giảng dạy (OR= 2,7 [95% CI,
1,4-5,2]), chỉ số khối cơ thể cao (OR = 1,1 [95%
CI, 1,0-1,1]). Điều trị Cephalosporin trước hoặc
sau mổ kèm giảm nguy cơ NKVM (OR, 0.2
[95% CI, 0,1-0,5]), dùng kẹp đóng da làm tăng
nguy cơ NKVM đáng kể(14).
Theo Al Jama FE (2013), tỉ lệ NKVM là 4,2%
trong số 2541 trường hợp. Những yếu tố nguy
cơ gây NKVM bao gồm: thời gian chuyển dạ kéo
dài trên 12 giờ, không khám thai định kỳ, béo
phì. Riêng các yếu tố tuổi mẹ, số lần sinh, ối vỡ
trên 8 giờ, đái tháo đường, mổ cấp cứu hoặc chủ
động không ảnh hưởng đến NKVM(1). Mamo T
và cs (2017), tỉ lệ NKVM là 6,8%, yếu tố nguy cơ
NKVM bao gồm: thời gian chuyển dạ kéo dài
(OR=3.48; 95%CI (1,25, 9,68), thời gian ối vỡ
trước mổ trên 12 giờ (OR=3,678; 95%CI (1,13,
11,96) và đường rạch da dọc giữa (AOR=5,733;
95%CI (2,05; 16,00)(11). Ketcheson F và cs, nghiên
cứu hồi cứu tại Nova Scotia từ 1 tháng 1 năm
1997 đến 31 tháng 12 năm 2012, với kết quả như
sau: tỉ lệ NKVM là 2,7%. Yếu tố nguy cơ NKVM
bao gồm: trọng lượng trước mang thai từ 87kg
trở lên, tăng cân suốt thai kỳ từ 30kg trở lên,
viêm màng ối, truyền máu cho mẹ, điều trị
kháng đông, nghiện thuốc và rượu, chuyển dạ
kéo dài, đa thai(9).
Trong nghiên cứu chúng tôi, những yếu tố
được ghi nhận có liên quan đến NKVM bao gồm
thời gian vỡ ối trên 12 giờ, thời gian mổ kéo dài
từ 60 phút trở lên, vết mổ cũ dính và mất máu
nhiều từ 1000ml trở lên 24 giờ đầu trong và sau
mổ. Các yếu tố giờ phẫu thuật hành chính hay
ngoài giờ và loại phẫu thuật cấp cứu hay chủ
động không liên quan đến NKVM.
KẾT LUẬN
Trong khoảng thời gian từ 1/1/2016 đến
30/6/2016, chúng tôi đã tiến hành thu thập được
danh sách 802 trường hợp được mổ lấy thai tại
Bệnh viện Từ Dũ thỏa tiêu chí chọn mẫu, có 22
trường hợp mất dấu trong quá trình theo dõi. Số
trường hợp được phân tích trong nghiên cứu là
780, chúng tôi rút ra được kết luận như sau:
Tỉ lệ NKVM Tỉ lệ NKVM sau MLT là 5%,
NKVM nông (da và mô dưới da) chiếm 1,5%;
NKVM sâu (cân và cơ thành bụng) chiếm
0,3%; NKVM trong khoang cơ thể, cụ thể là
viêm NMTC chiếm 3,2%; Không có trường
hợp nào bị NK cơ tử cung, viêm phúc mạc
chậu hoặc áp xe vùng chậu. Trong số 39 ca
NKVM: Viêm NMTC chiếm 25 ca (64,1%);
NKVM nông chiếm 12 ca (30,8%); NKVM sâu
chiếm 2 ca (5,1%). Thời gian xuất hiện NKVM
trung bình là 7 ± 2,3 ngày, 46,2% NKVM được
phát hiện trong thời gian nằm viện và 53,8%
NKVM xảy ra sau khi xuất viện.
Những yếu tố được ghi nhận có liên quan
đến NKVM bao gồm:
Thời gian vỡ ối trên 12 giờ, nguy cơ NKVM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 153
tăng gấp 21,7 lần (OR=21,7, KTC 95% 4,56 - 9,14,
p <0,05).
Thời gian mổ kéo dài từ 60 phút trở lên,
(OR=3,7, KTC 95% 3,25 - 11,4, p <0,05).
Vết mổ cũ dính (OR=13,4, KTC 95% 2,57 -
8,34, p <0,05).
Mất máu nhiều ≥ 1000ml trong cuộc mổ
(OR=6,6, KTC 95% 4,7 - 23,5, p <0,05).
Các yếu tố giờ phẫu thuật hành chính hay
ngoài giờ và loại phẫu thuật cấp cứu hay chủ
động không liên quan đến NKVM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al Jama FE (2012). “Risk factors for wound infection after lower
segment cesarean section”. Qatar Med J, 2:26-31.
2. Barbut F, Carbonne B, Truchot F et al (2004). “Surgical site
infections after cesarean section: results of a five-year
prospective surveillance”. J Gynecol Obstet Biol Reprod (Paris).
33:487-496.
3. Cardoso DM, Pinto Neto AM (2010). “Postdischarge
surveillance following cesarean section: the incidence of surgical
site infection and associated factors”. Am J Infect Control, 38:467-
472
4. Charrier L, Serafini P, Ribatti A et al (2009). “Post-partum
surgical wound infections: incidence after caesarean section in
an Italian hospital”. J prev med hyg, 50: 159-163.
5. Di Lieto A, Albano G, Cimmino E et al (1996). “Retrospective
study of postoperative infectious morbidity following cesarean
section”. Minerva Ginecol, 48: 85-92.
6. Hughes JM, Culver DH, White JW (1983). “Nosocomial
infection surveillance”. CDC Surveill Summ, 32: 15 - 17.
7. Jido TA, Garba ID (2012). “Surgical-site Infection Following
Cesarean Section in Kano, Nigeria”. Annals of Medical and Health
Sciences Research, 2: 33-36.
8. Karmat AA (2000). “Wound Infections in Gyn Surgery”.
Infectious Diseases in Obstetrics and Gynecology, 8: 230-234.
9. Ketcheson F, Woolcott C, Allen V, Joanne M (2017). “Risk
factors for surgical site infection following cesarean delivery: a
retrospective cohort study”. CMAJ Open, p. 546-556.
10. Koigi KR, Kabare LW, Wanyoike-Gichuhi J (2005). “Incidence of
wound infection after caesarean delivery in a district hospital in
central Kenya”. East Afr Med J, 82: 357-361.
11. Mamo T, Abebe TW, Chichiabellu TY, Anjulo AA (2017). “Risk
factors for surgical site infections in obstetrics: a retrospective
study in an Ethiopian referral hospital”. Patient Saf Surg, 19: 11-
24.
12. Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Thị Thanh Minh (2008). “Nhiễm
khuẩn vết mổ sau mổ sanh”. Thời sự Y học, 18: 7-10.
13. Noy D, Creedy D (2002). “Postdischarge surveillance of surgical
site infections: a multi-method approach to data collection”. Am
J Infect Control, 30: 417-424.
14. Olsen MA, Butler AM, Willers DM, Devkota P, Gross GA,
Fraser VJ (2008). “Risk factors for surgical site infection after low
transverse cesarean section”. Infect Control Hosp Epidemiol,
29:477-484.
15. Shrestha S, Shrestha R, Shrestha B, Dongol A (2014). “Incidence
and risk factors of surgical site infection following cesarean
section at Dhulikhel Hospital”. Kathmandu Univ Med J (KUMJ),
12:113-136.
16. Vũ Duy Minh (2009). “Tỉ lệ nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai và các
yếu tố liên quan tại Bệnh viện Từ Dũ năm”. Thời sự Y học, 23: 22
- 29.
17. Webster J (1988). Post-caesarean wound infection: a review of
the risk factors. A ust N Z J Obstet Gynaecol, 28: 201- 207.
Ngày nhận bài báo: 30/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 08/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ti_le_va_cac_yeu_to_lien_quan_cua_nhiem_khuan_vet_mo_sau_mo.pdf