Tỉ lệ tử vong tại thời điểm 30 ngày sau xuất viện trên bệnh nhân xuất huyết não tại Bệnh viện Nhân Dân 115

Tài liệu Tỉ lệ tử vong tại thời điểm 30 ngày sau xuất viện trên bệnh nhân xuất huyết não tại Bệnh viện Nhân Dân 115: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 6 TỈ LỆ TỬ VONG TẠI THỜI ĐIỂM 30 NGÀY SAU XUẤT VIỆN TRÊN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT NÃO TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 Ngô Thị Kim Trinh*, Nguyễn Văn Tân** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Xuất huyết não có tỉ lệ tử vong trong tháng đầu tiên tương đối cao, và hơn một nửa các trường hợp xuất huyết não tử vong trong hai ngày đầu. Tuy nhiên, nghiên cứu tỉ lệ tử vong sau xuất viện trên những bệnh nhân xuất huyết não tại Việt nam vẫn chưa được thực hiện nhiều. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ tử vong và một số yếu tố liên quan đến tử vong tại thời điểm 30 ngày sau xuất viện trên các bệnh nhân xuất huyết não nhập viện điều trị tại khoa Bệnh lý mạch máu não. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu là mô tả, cắt ngang và theo dõi dọc trên 480 bệnh nhân xuất huyết não nhập khoa Bệnh lý mạch máu não từ tháng 03 năm 2016 đến tháng 02 năm 2017. Kết quả: Nam giới chiếm đa số với tỉ lệ 65,4%; 73,8% bệnh nhân có tiề...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ tử vong tại thời điểm 30 ngày sau xuất viện trên bệnh nhân xuất huyết não tại Bệnh viện Nhân Dân 115, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 6 TỈ LỆ TỬ VONG TẠI THỜI ĐIỂM 30 NGÀY SAU XUẤT VIỆN TRÊN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT NÃO TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 Ngơ Thị Kim Trinh*, Nguyễn Văn Tân** TĨM TẮT Đặt vấn đề: Xuất huyết não cĩ tỉ lệ tử vong trong tháng đầu tiên tương đối cao, và hơn một nửa các trường hợp xuất huyết não tử vong trong hai ngày đầu. Tuy nhiên, nghiên cứu tỉ lệ tử vong sau xuất viện trên những bệnh nhân xuất huyết não tại Việt nam vẫn chưa được thực hiện nhiều. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ tử vong và một số yếu tố liên quan đến tử vong tại thời điểm 30 ngày sau xuất viện trên các bệnh nhân xuất huyết não nhập viện điều trị tại khoa Bệnh lý mạch máu não. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu là mơ tả, cắt ngang và theo dõi dọc trên 480 bệnh nhân xuất huyết não nhập khoa Bệnh lý mạch máu não từ tháng 03 năm 2016 đến tháng 02 năm 2017. Kết quả: Nam giới chiếm đa số với tỉ lệ 65,4%; 73,8% bệnh nhân cĩ tiền sử tăng huyết áp; điểm Glasgow trung bình lúc nhập viện là 13,34 ± 2,35 (điểm); huyết áp tâm thu trung bình lúc nhập viện 161,93 ± 30,67 (mmHg), huyết áp tâm trương trung bình lúc nhập viện 90,68 ± 16,45 (mmHg); tỉ lệ bệnh nhân tử vong nội viện là 14,2%; tỉ lệ bệnh nhân tử vong tại thời điểm 30 ngày là 17,9%; thời gian nằm viện trung bình ghi nhận được là 7,64 ± 5,54 (ngày). Tuổi (năm) ở nhĩm tử vong cao hơn cĩ ý nghĩa so với nhĩm cịn sống (62,17 ± 14,88 so với 57,79 ± 12,69; p = 0,005). Qua phân tích đơn biến, cĩ 21 biến cĩ ý nghĩa thống kê trong mối liên hệ với biến phụ thuộc là theo dõi bệnh nhân xuất huyết não (sống/ tử vong) tại thời điểm 30 ngày. Kết quả phân tích hồi quy đa biến nhị phân logistic (Binary Logistic) cho thấy cĩ bốn biến cĩ ý nghĩa thống kê (p<0,05) cĩ khả năng tiên đốn kết cục (sống/ tử vong) của bệnh nhân xuất huyết não tại thời điểm 30 ngày, với tỉ lệ tiên đốn đúng là 93,5%; bao gồm tuổi ≥ 65 tuổi, đặt sonde dạ dày, thở máy, thời gian prothrombin kéo dài. Kết luận: Tỉ lệ tử vong tại thời điểm 30 ngày sau xuất viện trên bệnh nhân xuất huyết não tương đối cao. Tuổi ≥ 65, đặt sonde dạ dày, thở máy, thời gian prothrombin kéo dài là các biến độc lập cĩ khả năng tiên đốn kết cục (sống/ tử vong) của bệnh nhân xuất huyết não tại thời điểm 30 ngày. Từ khĩa: xuất huyết não, tử vong ABSTRACT THE THIRTY- DAY MORTALITY RATE AFTER DISCHARGE IN PATIENTS WITH CEREBRAL HEMORRHAGE IN 115 PEOPLE’S HOSPITAL Ngo Thi Kim Trinh, Nguyen Van Tan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 6-13 Background: Cerebral hemorrhage has a relatively high mortality rate in the first month, and more than half of cerebral hemorrhage cases die within the first two days. However, the study of mortality after discharge in patients with cerebral hemorrhage in Vietnam has not been done much. Objectives: To determine mortality rate and some factors related to mortality at 30 days post-discharge in patients with cerebral hemorrhage hospitalized at the Department of Cerebrovascular disease of 115 People’s hospital. Methods: The study design was a descriptive, cross-sectional, and longitudinal follow-up of 480 cerebral hemorrhage patients enrolled in the Department of Cerebrovascular disease from March 2016 to February 2017. *Bệnh viện Nhân Dân 115 **Bộ mơn Lão khoa, Đại học Y Dược, TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS CK2 Ngơ Thị Kim Trinh ĐT: 0918280379 Email: ngothikimtrinh@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 7 Results: Male gender accounted for the majority with 65.4%, 73.8% of patients had a history of hypertension; average Glasgow score at admission was 13.34 ± 2.35 (point); mean systolic blood pressure at admission was 161.93 ± 30.67 (mmHg), mean diastolic blood pressure at admission 90.68 ± 16.45 (mmHg); The incidence of in-hospital mortality was 14.2% and the rate of death at 30 days was 17.9%; Average mean hospital stay was 7.64 ± 5.54 (day). The mean age (years) in the mortality group was significantly higher than in the control group (62.17 ± 14.88 versus 57.79 ± 12.69; p =0.005). Through a single-variable analysis, 21 variables were statistically significant in relation to the dependent variable, which was a follow-up of patients with cerebral hemorrhage (survival/mortality) at 30 days. The results of binary logistic regression showed that there were four statistically significant (p<0.05) variables that predicted outcome (survival/mortality) of hemorrhagic patients at 30 days with 93.5% of the predictors were predicted, including age ≥65 years, gastric tube placement, mechanical ventilation, prolonged prothrombin time. Conclusion: Mortality at 30 days after discharge in patients with cerebral hemorrhage was relatively high. Age ≥65, gastric tube placement, mechanical ventilation, prolonged prothrombin time were independent variables that predicted outcome (survival/mortality) of patients with cerebral hemorrhage at 30 days. Keywords: cerebral hemorrhage, mortality ĐẶT VẤN ĐỀ Xuất huyết não chiếm khoảng 10 – 20% các trường hợp đột quỵ ở các nước phương Tây và tỉ lệ này cao gấp đơi ở các nước châu Á(9). Xuất huyết não cĩ tỉ lệ tử vong trong tháng đầu tiên ước tính khoảng 35-52%, và hơn một nửa các trường hợp xuất huyết não tử vong trong hai ngày đầu(6). Tỉ lệ này đặc biệt cao ở các nước cĩ thu nhập trung bình và thấp. Các bệnh nhân sống sĩt phải chịu di chứng lâu dài, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và xã hội(4). Với sự ra đời của nhiều trung tâm đột quỵ trong khoảng thời gian gần đây thì tình hình đột quỵ trong nước đã cĩ nhiều thay đổi theo chiều hướng khả quan. Nhiều trung tâm đã triển khai được các kỹ thuật điều trị hiện đại và đã cứu sống được nhiều bệnh nhân xuất huyết não (XHN). Bệnh viện Nhân Dân 115 với khoa Bệnh lý mạch máu não (BLMMN) là một trong những nơi hàng đầu về điều trị đột quỵ não tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nghiên cứu tỉ lệ tử vong sau xuất viện trên những bệnh nhân xuất huyết não vẫn cịn chưa được thực hiện nhiều. Do đĩ, chúng tơi thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ tử vong và một số yếu tố liên quan đến tử vong tại thời điểm 30 ngày sau xuất viện trên các bệnh nhân xuất huyết não nhập viện điều trị tại khoa Bệnh lý mạch máu não trong thời điểm nghiên cứu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân xuất huyết não nhập khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân Dân 115 từ 03/2016 đến tháng 02/2017 thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu. Tiêu chuẩn chọn mẫu bao gồm Bệnh nhân được chẩn đốn xuất huyết não dựa trên lâm sàng là tình trạng khởi phát đột ngột các dấu hiệu thiếu sĩt thần kinh và CT scan sọ não khơng cản quang cho thấy hình ảnh xuất huyết não, bệnh nhân xuất huyết não cĩ thời gian từ lúc khởi phát triệu chứng đến khi nhập Bệnh viện Nhân Dân 115 trong vịng 72 giờ, bệnh nhân hoặc thân nhân hiểu và nĩi được tiếng Việt đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm Bệnh nhân xuất huyết khoang dưới nhện nguyên phát, xuất huyết não thất, nhồi máu não chuyển dạng xuất huyết và xuất huyết não do chấn thương, bệnh nhân hoặc thân nhân khơng đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Mơ tả, cắt ngang và theo dõi dọc. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 8 Tất cả bệnh nhân xuất huyết não trong vịng 72 giờ đầu tính từ lúc khởi phát triệu chứng nhập vào khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân Dân 115, thỏa các tiêu chuẩn chọn được hỏi bệnh sử, tiền sử để ghi nhận các yếu tố: tuổi; giới; thĩi quen hút thuốc lá, uống rượu; tiền sử: tăng huyết áp, các bệnh lý kèm theo; huyết áp lúc nhập viện; mức độ ý thức theo điểm Glasgow; chụp CT scan não; các xét nghiệm đơng máu, số lượng tiểu cầu, đường huyết; các xét nghiệm hình ảnh học hỗ trợ chẩn đốn nguyên nhân xuất huyết não như: MRI não, MRA, MRV, CTA, DSA mạch máu não: cĩ thể cĩ hoặc khơng thực hiện; ghi nhận tình trạng tử vong trong lúc bệnh nhân nằm viện. Tất cả bệnh nhân xuất huyết não được điều trị theo phác đồ điều trị chuẩn của Bệnh viện Nhân Dân 115 đã được Sở Y Tế TP. Hồ Chí Minh chấp thuận. Xử lý số liệu nghiên cứu Các số liệu thu thập sẽ được xử lý và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 22.0. Các biến định tính được tính tần số, tỉ lệ phần trăm, so sánh bằng phép kiểm chi bình phương hoặc kiểm định chính xác Fisher khi khơng thỏa điều kiện của phép kiểm chi bình phương (< 20% số ơ trong bảng cĩ tần số mong đợi (E) < 5 và khơng cĩ ơ nào cĩ tần số mong đợi <1). Các biến định lượng được tính giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình, độ lệch chuẩn, so sánh bằng phép kiểm T-student độc lập (nếu biến định lượng cĩ phân phối chuẩn) hoặc phép kiểm phi tham số Mann – Whitney (nếu biến định lượng khơng cĩ phân phối chuẩn). Tất cả các phép kiểm đều hai chiều. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 03 năm 2016 đến tháng 02 năm 2017, chúng tơi thu nhận được 480 bệnh nhân xuất huyết não nhập khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân Dân 115 thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy nam giới chiếm đa số (314/480) với tỉ lệ 65,4%; 73,8% bệnh nhân cĩ tiền sử tăng huyết áp; điểm Glasgow trung bình lúc nhập viện là 13,34 ± 2,35 (điểm); huyết áp tâm thu (HATT) trung bình lúc nhập viện 161,93 ± 30,67 (mmHg), huyết áp tâm trương (HATTr) trung bình lúc nhập viện 90,68 ± 16,45 (mmHg); tỉ lệ bệnh nhân tử vong nội viện là 14,2%; thời gian nằm viện trung bình ghi nhận được là 7,64 ± 5,54 (ngày) (Bảng 1). Các yếu tố nguy cơ như giới, hút thuốc lá, uống bia, rượu, tiền sử tăng huyết áp, tiền sử đái tháo đường, cĩ điều trị tăng huyết áp, hay điều trị đái tháo đường khơng, tiền sử đột quỵ, cĩ dùng thuốc kháng kết tập tiểu cầu hay khơng và tiền sử bệnh gan đều khơng cĩ khác biệt giữa hai nhĩm bệnh nhân sống hay chết tại thời điểm 30 ngày. Riêng yếu tố tuổi bệnh nhân ở nhĩm tử vong cao hơn cĩ ý nghĩa so với nhĩm cịn sống (62,17 ± 14,88 so với 57,79 ± 12,69; p = 0,005). Đặc biệt tất cả các bệnh nhân trong nhĩm nghiên cứu đều khơng cĩ dùng thuốc kháng đơng (Bảng 2, Bảng 3). Qua phân tích đơn biến, kết quả cho thấy cĩ 21 biến (Bảng 4) cĩ ý nghĩa thống kê trong mối liên hệ với biến phụ thuộc là theo dõi bệnh nhân xuất huyết não (sống/ tử vong) tại thời điểm 30 ngày. Tất cả 21 biến cĩ ý nghĩa thống kê trong phân tích đơn biến ở trên được đưa vào để phân tích hồi quy binary logistic. Kết quả phân tích hồi quy đa biến nhị phân logistic (Binary Logistic) cho thấy cĩ bốn biến cĩ ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Bảng 5). Bốn biến độc lập cĩ khả năng tiên đốn kết cục (sống/ tử vong) của bệnh nhân xuất huyết não tại thời điểm 30 ngày, với tỉ lệ tiên đốn đúng là 93,5% là: tuổi ≥65 tuổi, đặt sonde dạ dày, thở máy, thời gian prothrombin kéo dài. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 9 Bảng 1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu Các thơng số Giá trị N (người) 480 Nam giới, n(%) 31(65,4) Tuổi (năm), TB ± SD 58,58 ± 13,19 Tiền sử tăng huyết áp, n(%) 35(73,8) Điểm Glasgow lúc nhập viện (điểm), TB ± SD 13,34 ± 2,35 HATT lúc nhập viện (mmHg), TB ± SD 161,93 ± 30,67 HATTr lúc nhập viện (mmHg), TB ± SD 90,68 ± 16,45 Dùng Nicardipin, n (%) 11(22,7) Thở máy, n (%) 5(10,4) Viêm phổi, n (%) 10(20) Đặt sonde dạ dày, n (%) 22(45,2) Đặt sonde tiểu, n (%) 4(9,2) Bệnh nặng xin về, n (%) 7(14,2) Thời gian nằm viện (ngày) 7,64 ± 5,54 Tử vong tại thời điểm 30 ngày sau xuất viện, n (%) 86(17,9) Bảng 2. Các yếu tố nguy cơ phân bố trong hai nhĩm bệnh nhân sống và tử vong tại thời điểm 30 ngày Các yếu tố nguy cơ Sống cịn (n=38) Tử vong (n=86) p Tuổi (năm) 57,79 ± 12,69 62,17 ± 14,88 0,005 Giới (%): Nam 66,5 60,5 0,287 Hút thuốc lá (%) 32,5 24,4 0,143 Uống rượu (%) 38,8 37,2 0,779 Tiền sử THA (%) 72,3 80,2 0,132 Điều trị tăng huyết áp (%) 26,9 24,4 0,636 Tiền sử đái tháo đường (%) 7,1 12,8 0,08 Điều trị đái tháo đường (%) 5,1 10,5 0,057 Tiền sử đột quỵ (%) 13,5 10,5 0,454 Tiền sử dùng thuốc kháng tiểu cầu (%) 2,8 5,8 0,158 Tiền sử bệnh gan (%) 2,03 5,81 0,07 Bảng 3. Một số các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng liên quan đến tử vong và sống cịn tại thời điểm 30 ngày qua phân tích đơn biến Các biến số Sống cịn (n=38) Tử vong (n=86) p Tuổi ≥ 65, % 15,43 24,62 0,02 Khoảng thời gian nhập viện (giờ) ¥ 12,39±1,51 8,37±1,12 0,02 Thời gian khởi phát đến nhập viện < 6 giờ, % 65,1 52,5 0,034 HATT nhập viện khoa Cấp cứu (mmHg) ¥ 159,87±30,81 171,40±28,25 0,002 HATT lúc nhập cấp cứu ≥180 mmHg, % 16,5 29,1 0,007 HATTr nhập viện khoa Cấp cứu (mmHg) ¥ 89,81±16,87 94,65±13,78 0,013 HATT nhập viện khoa BLMMN (mmHg) ¥ 148,71±23,27 162,21±24,66 <0,001 HATTr nhập viện khoa BLMMN (mmHg) ¥ 82,48±11,58 86,63±11,13 0,003 Điểm Glasgow lúc nhập viện (điểm) ¥ 13,77±1,96 11,37±2,91 <0,001 Điểm Glasgow < 8, % 1,78 18,6 <0,001 Dùng Nicardipin, % Cĩ 18,5 41,9 <0,001 Khơng 81,5 58,1 Phẫu thuật, % 1,3 12,8 <0,001 Thở máy, % 1,5 51,2 <0,001 Viêm phổi, % 12,7 53,5 <0,001 Sonde dạ dày, % 34,5 94,2 <0,001 Sonde tiểu, % 7,1 18,6 0,001 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 10 Các biến số Sống cịn (n=38) Tử vong (n=86) p Đường huyết lúc nhập viện (mg/dL) ¥ 125,72±51,28 151,83±65,38 <0,001 GOT (UI/L) ¥ 36,51±25,73 47,86±40,82 0,001 GPT (UI/L) ¥ 31,20±21,75 41,45±19,02 0,071 PT (giây) ¥ 13,38±1,19 13,67±1,46 0,045 aPTT (giây) ¥ 29,21±3,38 28,93±3,75 0,498 Tiểu cầu (10 3 /mm 3 ) ¥ 274,91±170,73 257,64±93,17 0,364 Tràn máu não thất trên CT scan, % 32 62,8 <0,001 Hình dạng khối máu tụ, % Bờ đều 59,9 29,1 <0,001 Khơng đều 40,1 70,9 Thể tích khối máu tụ (mL) ¥ 12,80±9,75 39,45±18,73 <0,001 Thể tích khối máu tụ > 30 mL, % 11,4 59,3 <0,001 Điểm ICH ≥ 3, % 4,06 29,07 <0,001 ¥ được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. Bảng 4. Các biến cĩ ý nghĩa thống kê qua phân tích đơn biến Các biến cĩ ý nghĩa thống kê p OR CI 95% 1. Tuổi 0,005 2,725 1,284-5,784 Tuổi ≥ 65 tuổi 0,020 1,790 1,093-2,931 2. Rối loạn ngơn ngữ <0,001 0,341 0,211-0,553 3. Dùng Nicardipin <0,001 0,316 0,192-0,520 4. Phẫu thuật <0,001 0,088 0,003-0,260 5. Viêm phổi <0,001 0,126 0,075-0,212 6. Thở máy <0,001 0.015 0.006-0.037 7. Đặt sonde dạ dày <0,001 0,033 0,013-0,082 8. Đặt sonde tiểu 0,001 0,335 0,172-0,651 9. Khoảng thời gian từ lúc khởi phát đến nhập viện 0,02 Khoảng thời gian từ lúc khởi phát đến nhập viện <6 giờ 0,034 0,593 0,365-0,964 10. HATT lúc nhập viện khoa Cấp cứu 0,002 3,862 1,869-7,981 HATT lúc nhập viện khoa Cấp cứu ≥180 mmHg 0,007 2,074 1,214-3,546 11. HATTr lúc nhập viện khoa Cấp cứu 0,013 3,189 1,295-7,853 12. HATT lúc nhập viện khoa BLMMN <0,001 HATT lúc nhập viện khoa BLMMN ≥180 mmHg <0,001 2,616 1,246-5,489 13. HATTr lúc nhập viện khoa BLMMN 0,003 14. Điểm Glasgow lúc nhập viện <0,001 Điểm Glasgow <8 điểm <0,001 0,079 0,031-0,199 15. Đường huyết lúc nhập viện <0,001 Đường huyết lúc nhập viện ≥200mg/dL 0,025 2,127 1,084-4,175 16. GOT 0,001 GOT ≥40UI/L 0,011 1,891 1,153-3,102 17. Thời gian Prothrombin 0,045 18. Tràn máu não thất <0,001 0,279 0,171-0,453 19. Hình dạng khối máu tụ <0,001 3,645 2,195-6,052 20. Thể tích khối máu tụ <0,001 Thể tích khối máu tụ ≥30mL <0,001 6,648 1,894-2,955 21. Điểm ICH ≥3 <0,001 9,682 4,889-19,175 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 11 Bảng 5. Các biến độc lập cĩ khả năng tiên đốn kết cục (sống/ tử vong) của bệnh nhân xuất huyết não tại thời điểm 30 ngày sau xuất viện Biến Hệ số tương quan (B) p Exp(B) CI 95% của Exp(B) Thấp Cao 1. Tuổi ≥65 tuổi 1,244 0,014 3,470 1,289 9,341 2. Đặt sonde dạ dày -1,795 0,007 0,166 0,045 0,607 3. Thở máy -2,398 0,024 0,091 0,011 0,726 4. PT 0,279 0,018 1,321 1,049 1,665 Hằng số 5,033 0,312 153,327 BÀN LUẬN Xuất huyết não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và tỉ lệ tử vong rất cao: khoảng 32 – 50% bệnh nhân xuất huyết não tử vong trong một tháng đầu và chỉ khoảng 20% bệnh nhân cĩ thể sống độc lập sau 6 tháng(4). Kết quả nghiên cứu của chúng tơi ghi nhận cĩ 86 bệnh nhân (chiếm 17,9%) tử vong trong 30 ngày đầu và 394 bệnh nhân sống sĩt (chiếm 82,1%). Tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu của chúng tơi là 58,58 ± 13,19 (năm). Theo nghiên cứu của Nadia A Khan và cộng sự(9) ở vùng Đơng Á, cĩ tuổi trung bình là 62 ±17,6 tuổi và nghiên cứu của Daniel Woo(15) thực hiện tại vùng phía bắc tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ là 64,8 ± 16,1 tuổi. Như vậy, cĩ thể thấy rằng tuổi trung bình của bệnh nhân xuất huyết não trong nghiên cứu của chúng tơi thấp hơn kết quả trong các nghiên cứu nước ngồi. Nguyên nhân sự khác biệt này cĩ thể do các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Hàn Quốc cĩ dân số già hơn nước ta và mặt khác, ý thức và điều kiện chăm sĩc, bảo vệ sức khỏe của họ tốt hơn ở nước ta. Người ta nhận thấy cĩ mối liên hệ giữa tăng huyết áp và xuất huyết não. Huyết áp tăng tối đa ngay sau một xuất huyết não cấp và tình trạng này kéo dài liên tục trong 24 giờ tiếp theo. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi tương đồng với nghiên cứu của Hồ Hữu Thật(7): trung bình huyết áp tâm thu và tâm trương lúc nhập viện của bệnh nhân xuất huyết não cĩ tăng huyết áp là 177,8 ± 27,5 mmHg và 98,1 ± 13,6 mmHg; nghiên cứu của Ngơ Thị Kim Trinh và cộng sự(12) ghi nhận kết quả trung bình huyết áp tâm thu và tâm trương lúc nhập viện của bệnh nhân xuất huyết não nhân bèo là 170,86 ± 26,17mmHg và 89, 08 ± 15,20mmHg. Một số nghiên cứu nước ngồi như nghiên cứu của Nadia A Khan và cộng sự(9) ở khu vực Đơng Á, các bệnh nhân xuất huyết não cĩ trung bình huyết áp tâm thu, tâm trương lúc nhập viện là 168,3 ± 37,7 mmHg và 92,7 ± 20,9 mmHg và nghiên cứu của Castellanos và cộng sự(4) thì các trị số này lần lượt là 168,6 ± 28,6 mmHg và 93,5 ± 17,3 mmHg. Khơng cĩ sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu của chúng tơi và các nghiên cứu trong và ngồi nước. Trong nghiên cứu của Raymond Tak Fai Cheung và cộng sự(3), tại thời điểm 30 ngày tác giả chia các bệnh nhân xuất huyết não thành 3 nhĩm kết cục: tử vong, kết cục xấu (mRs >2) và kết cục tốt (mRs ≤ 2). Các trị số huyết áp tâm thu và tâm trương lần lượt trong các nhĩm là: tử vong (192,1 ± 39,3 mmHg và 109,1 ± 28,2 mmHg), kết cục xấu (185,0 ± 26,6 mmHg và 95,8 ± 17,7 mmHg), kết cục tốt (179,5 ± 34,0 mmHg và 93,3 ± 21,3 mmHg). Các trung bình huyết áp tâm thu giữa các nhĩm khơng cĩ ý nghĩa thống kê (p = 0,272), nhưng sự khác biệt huyết áp tâm trương giữa các nhĩm kết cục là cĩ ý nghĩa thống kê (p = 0,008). Cĩ sự khác biệt về kết quả trong nghiên cứu của chúng tơi và của Cheung về vai trị của huyết áp tâm trương lúc nhập viện đối với kết cục 30 ngày của bệnh nhân xuất huyết não, nguyên nhân cĩ thể do sự phân nhĩm kết cục trong nghiên cứu là khác nhau. Điểm Glasgow Coma Scale là thang điểm thơng dụng nhất để đánh giá tình trạng tri giác của bệnh nhân xuất huyết não. Trong nghiên cứu của chúng tơi, điểm Glasgow Coma Scale lúc nhập viện trung bình là 13,24 ± 2,8 điểm. Khi xét giữa hai nhĩm kết cục tử vong và sống sĩt 30 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 12 ngày thì hai trung bình điểm Glasgow Coma Scale lúc nhập viện của hai nhĩm khác biệt này cĩ ý nghĩa thống kê (13,9 ± 1,9 so với 8,92 ± 3,6; p < 0,001). Kết quả của chúng tơi tương đồng với kết quả nghiên cứu của Raymond Tak Fai Cheung và cộng sự(3): điểm Glasgow Coma Scale trung bình của ba nhĩm kết cục tại thời điểm 30 ngày lần lượt là tử vong (7,6 ± 4,0), kết cục xấu (12,4 ± 3,2) và kết cục tốt (14,3 ± 1,8) và sự khác biệt này cĩ ý nghĩa thống kê (p <0,001). Thể tích khối máu tụ trung bình trên phim CT scan sọ não của tất cả bệnh nhân xuất huyết não là 14,9 ± 15,3 ml, với giá trị nhỏ nhất là 0 ml và lớn nhất là 75,9 ml. Trong nghiên cứu của Huỳnh Quốc Bảo(8) ở các bệnh nhân xuất huyết não trên lều thì thể tích ổ xuất huyết trung bình là 20,9 ± 21,4 ml; trong nghiên cứu các yếu tố liên quan đến sự gia tăng thể tích khối máu tụ xuất huyết não nhân bèo của Ngơ Thị Kim Trinh và cộng sự(12), tác giả ghi nhận thể tích khối máu tụ trung bình của mẫu chung là 22,38 ± 12,19 (ml). Thể tích khối máu tụ trong nhu mơ não luơn là một trong những yếu tố tiên lượng mạnh của xuất huyết não, thể tích máu càng lớn thì tiên lượng càng xấu do tác động trực tiếp chèn ép vào các cấu trúc lân cận hay gián tiếp gây phù não, dẫn đến tụt não(2). Qua phân tích đơn biến, chúng tơi ghi nhận yếu tố thể tích khối máu tụ cĩ liên quan với tỉ lệ tử vong 30 ngày. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Anh và cộng sự(13) cho rằng thể tích khối máu tụ trong nhu mơ não là yếu tố tiên lượng bệnh nhân tử vong khi xuất viện, nghiên cứu của Trần Cơng Thắng và cộng sự(14) ghi nhận thể tích khối máu tụ là một trong những yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân xuất huyết não trên lều, nghiên cứu kinh điển của Broderick và cộng sự năm 1993(1) đã khẳng định thể tích khối máu tụ và điểm Glasgow Coma Score lúc nhập viện là những yếu tố tiên lượng mạnh tỉ lệ tử vong 30 ngày và tình trạng tàn phế do xuất huyết não. Khi xét đến tỉ lệ điểm ICH trong hai nhĩm bệnh nhân tử vong và sống sĩt 30 ngày thì nghiên cứu của chúng tơi ghi nhận sự khác biệt trong tỷ lệ điểm ICH cĩ ý nghĩa thống kê, p < 0,001. Khi chúng tơi chia điểm ICH thành hai nhĩm: điểm ICH < 3 và điểm ICH ≥ 3 theo chỉ số Youden trong nghiên cứu của tác giả Cheung(3) và xét trong hai nhĩm bệnh nhân tử vong và sống sĩt 30 ngày thì cũng tìm được sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê, p < 0,001. Cheung RTF và cộng sự(3) nghiên cứu vai trị của các thang điểm ICH cũ, mới và sửa đổi đối với khả năng tiên lượng tử vong 30 ngày của bệnh nhân xuất huyết não và họ kết luận rằng, các thang điểm này là như nhau. Kết quả nghiên cứu của Godoy và cộng sự(5) ghi nhận rằng sửa đổi điểm ICH cũ khơng làm cải thiện khả năng tiên lượng tử vong 30 ngày nhưng cĩ thể dự đốn khả năng phục hồi chức năng tại thời điểm 6 tháng của bệnh nhân xuất huyết não. Bốn biến độc lập cĩ khả năng tiên đốn kết cục (sống/ tử vong) của bệnh nhân xuất huyết não tại thời điểm 30 ngày, với tỉ lệ tiên đốn đúng là 93,5% là: tuổi ≥65 tuổi, đặt sonde dạ dày, thở máy, thời gian prothrombin kéo dài. Nghiên cứu của tác giả Mitra D và cộng sự(11) cho thấy tuổi cao, điểm Glasgow ≤ 8, thể tích khối máu tụ ≥ 30 cm3 là các yếu tố tiên lượng độc lập của tử vong nội viện trên những bệnh nhân xuất huyết não. KẾT LUẬN Tỉ lệ tử vong tại thời điểm 30 ngày sau xuất viện trên bệnh nhân xuất huyết não tương đối cao. Tuổi ≥65 tuổi, đặt sonde dạ dày, thở máy, thời gian prothrombin kéo dài là các biến độc lập cĩ khả năng tiên đốn kết cục (sống/ tử vong) của bệnh nhân xuất huyết não tại thời điểm 30 ngày. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Broderick JP, Brott TG, Duldner JE (1993). "Volume of intracerebral hemorrhage. A powerful and easy-to-use predictor of 30-day mortality". Stroke, 24:pp. 987 - 993. 2. Castellanos M, Leira R, Tejada J (2005). "Predictors of good outcome in medium to large spontaneous supratentorial intracerebral haemorrhages". J Neurol Neurosurg Psychiatry, 76:pp. 691 – 695. 3. Cheung RT and Zou LY (2003). "Use of the Original, Modified, or New Intracerebral Hemorrhage Score to Predict Mortality Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 13 and Morbidity After Intracerebral Hemorrhage". Stroke, 34:pp.1717 – 1722. 4. Chuang YC et al (2009). “Risk stratification for predicting 30-day mortality of intracerebral hemorrhage”. Int. Journal for Quality in Health Care, 21(6):pp. 441- 447. 5. Godoy DA, Piđero G, Di Napoli M (2006). "Predicting Mortality in Spontaneous Intracerebral Hemorrhage: Can Modification to Original Score Improve the Prediction". Stroke, 37:pp. 1038-1044. 6. Grysiewicz RA, Thomas K, Pandey DK (2008). “Epidemiology of Ischemic and Hemorrhagic Stroke: Incidence, Prevalence, Mortality, and Risk Factors”. Neurol Clin, 26: pp. 871 – 895. 7. Hồ Hữu Thật (2008). "Đặc điểm của xuất huyết não do tăng huyết áp". Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. 8. Huỳnh Quốc Bảo, Lê Văn Tuấn (2011). "Khảo sát đặc điểm lâm sàng và CT scan não của xuất huyết não trên lều do tăng huyết áp". Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, 15, tr. 614 – 621. 9. Ikram MA, Wieberdink RG, Koudstaal PJ, et al (2012). "International epidemiology of intracerebral hemorrhage". Curr Atheroscler Rep, 14(4):pp. 300-307. 10. Khan NA, Quan H, Hill MD, et al (2013). "Risk factors, quality of care and prognosis in South Asian, East Asian and White patients with stroke". BMC neurology, 13(1): 74. 11. Mitra D, et al (1995). Prognostic factors in intracerebral hemorrhage. Journal of the association of physician of Indian, 43(9): pp. 602-604. 12. Ngơ Thị Kim Trinh (2013). "Các yếu tố liên quan đến sự gia tăng thể tich khối máu tụ của xuất huyết não nhân bèo". Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh. 13. Nguyễn Tuấn Anh (2011). "Ý nghĩa tiên lượng của thể tích và vị trí xuất huyết trên bệnh nhân xuất huyết não - não thất tăng huyết áp". Luận văn nội trú, Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh. 14. Trần Cơng Thắng, Nguyễn Lê Trung Hiếu (2004). "Kiểm định thang điểm tiên lượng xuất huyết não trên lều: kết quả khảo sát hơn 200 trường hợp". Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, 7, tr. 29 – 32. 15. Woo D, Sauerbeck LS, Kissela BM, et al (2002). "Genetic and invironmental risk factors for intracerebral hemorrhage: Preliminary Results of a population - based study". Stroke, 33:pp. 1190 – 1196. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfti_le_tu_vong_tai_thoi_diem_30_ngay_sau_xuat_vien_tren_benh.pdf
Tài liệu liên quan