Tài liệu Tỉ lệ từ chối triệt sản trong lúc mổ lấy thai ở sản phụ có tiền căn mổ lấy thai 2 lần và các yếu tố liên quan: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 108
TỈ LỆ TỪ CHỐI TRIỆT SẢN TRONG LÚC MỔ LẤY THAI Ở SẢN PHỤ
CÓ TIỀN CĂN MỔ LẤY THAI 2 LẦN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Trương Quốc Dũng*, Nguyễn Hồng Hoa*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Những phụ nữ mổ lấy thai nhiều lần có các nguy cơ biến chứng cao trong lần mổ thứ ba. Vì
vậy, các phụ nữ mổ lấy thai lần ba nên được tư vấn triệt sản trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, có một số
phụ nữ không đồng ý triệt sản.
Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỉ lệ từ chối triệt sản trong lúc mổ lấy thai ở sản phụ có tiền căn mổ lấy
thai 2 lần và có đủ điều kiện triệt sản, tại Bệnh viện Từ Dũ. (2) Xác định các yếu tố liên quan đến lựa chọn từ
chối triệt sản trong lúc mổ lấy thai của sản phụ có tiền căn mổ lấy thai 2 lần và có đủ điều kiện triệt sản tại
Bệnh viện Từ Dũ từ 12/2015 đến 4/2016.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang.
Kết quả nghiên cứu: Qua khảo sát 150 sản ph...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ từ chối triệt sản trong lúc mổ lấy thai ở sản phụ có tiền căn mổ lấy thai 2 lần và các yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 108
TỈ LỆ TỪ CHỐI TRIỆT SẢN TRONG LÚC MỔ LẤY THAI Ở SẢN PHỤ
CÓ TIỀN CĂN MỔ LẤY THAI 2 LẦN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Trương Quốc Dũng*, Nguyễn Hồng Hoa*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Những phụ nữ mổ lấy thai nhiều lần có các nguy cơ biến chứng cao trong lần mổ thứ ba. Vì
vậy, các phụ nữ mổ lấy thai lần ba nên được tư vấn triệt sản trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, có một số
phụ nữ không đồng ý triệt sản.
Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỉ lệ từ chối triệt sản trong lúc mổ lấy thai ở sản phụ có tiền căn mổ lấy
thai 2 lần và có đủ điều kiện triệt sản, tại Bệnh viện Từ Dũ. (2) Xác định các yếu tố liên quan đến lựa chọn từ
chối triệt sản trong lúc mổ lấy thai của sản phụ có tiền căn mổ lấy thai 2 lần và có đủ điều kiện triệt sản tại
Bệnh viện Từ Dũ từ 12/2015 đến 4/2016.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang.
Kết quả nghiên cứu: Qua khảo sát 150 sản phụ có tiền căn mổ lấy thai 2 lần và có đủ điều kiện triệt sản,
số sản phụ từ chối triệt sản là 51 sản phụ chiếm tỉ lệ 34%, KTC 95% (0,26-0,42). Tỉ lệ từ chối triệt sản của sản
phụ có ý định không triệt sản từ trước khi tư vấn cao hơn nhóm sản phụ không biết về phương pháp triệt sản
trước khi tư vấn. Tỉ lệ từ chối triệt sản của nhóm sản phụ không biêt về phương pháp triệt sản trước tư vấn cao
hơn nhóm sản phụ có ý định triệt sản từ trước khi tư vấn.
Kết luận: Tỉ lệ từ chối triệt sản của các sản phụ có tiền căn mổ lấy thai 2 là 34%, KTC 95% (0,26-0,42).
Có mối liên quan giữa ý định triệt sản trước khi tư vấn của sản phụ đối với quyết định triệt sản của các sản phụ
sau khi tư vấn.
Từ khóa: triệt sản, mổ lấy thai.
ABSTRACT
PREVALENCE OF REFUSING TUBAL STERILIZATION IN THIRD SURGERIES
OF WOMEN HAVING MULTIPLE REPEATED CESAREAN DELIVERIES AT TU DU HOSPITAL
AND ASSOCIATED FACTORS
Truong Quoc Dung, Nguyen Hong Hoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 108 - 112
Background: Women having multiple repeated cesarean deliveries have high risks of complication in the
third surgeries. For that, these women should be consulted tubal sterilization in operating. However, some of them
do not agree this procedure.
Objective: To determinate the prevalence of refusing tubal sterilization in the third surgeries of women
having multiple repeated cesarean deliveries at Tu Du Hospital.
Methods: A cross-sectional study with 150 women in the third surgeries of women having multiple
repeated cesarean deliveries at Tu Du Hospital from 12/2015 to 4/2016. Participants were directly
interviewed after surgery.
Results: The prevalence of in the third surgeries of women having multiple repeated cesarean deliveries at Tu
* Bộ môn Sản, Đại học Y dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Trương Quốc Dũng ĐT: 0166.265.4068 Email: dr.truongquocdung@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 109
Du Hospital was 34% (CI 95%: 0,26-0,42). Factors associated with refusing tubal sterilization: the knowledge of
women about tubal sterilization before consultation of tubal sterilization in hospital.
Conclusion: To improve the prevalence agrees the tubal sterilization the women should have the knowledge
of this procedure before admission the hospital.
Keywords: tubal sterilization, multiple repeated cesarean deliveries.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mổ lấy thai (MLT) là một trong những phẫu
thuật phổ biến nhất trong ngành sản khoa nhằm
đem lại cuộc sinh an toàn cho sản phụ và thai
nhi. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật, các phương tiện gây mê hồi sức, vô
khuẩn và các thế hệ mới của kháng sinh được ra
đời, đã góp phần tích cực vào giảm thiểu nguy
cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật MLT. Tuy nhiên,
đứng trước thực tế hiện nay với tỉ lệ MLT ngày
càng gia tăng do việc nhận định sớm các thai kỳ
nguy cơ cao, cũng như do hệ lụy của MLT lần
đầu tiên, dẫn tới tỉ lệ MLT ở lần mang thai lần
thứ hai và thứ ba ngày càng cao(9,6). Vì lý do y
khoa, những thai phụ MLT lần thứ 3 trở lên cần
được tư vấn về phương pháp tránh thai thật an
toàn và hiệu quả, trong đó tư vấn triệt sản là một
trong những yêu cầu bắt buộc.
Trong những năm gần đây, Bệnh viện Từ Dũ
đã đưa vấn đề triệt sản đối với sản phụ MLT lần
thứ ba trở lên. Triệt sản là biện pháp tránh thai
(BPTT) vĩnh viễn, an toàn, rẻ tiền và đặc biệt
thuận tiện khi thực hiện trong lúc mổ lấy thai. Và
về lâu dài, biện pháp triệt sản giúp giảm nguy cơ
phát triển ung thư buồng trứng(3,4,5) và viêm
vùng chậu của phụ nữ(1,7). Tuy nhiên, vẫn có một
số trường hợp sản phụ MLT lần 3 trở lên không
đồng ý triệt sản. Vậy tỉ lệ những sản phụ MLT
lần 3 trở lên từ chối triệt sản là bao nhiêu và các
yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định của các
sản phụ. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng
các chương trình kế hoạch hóa gia đình và chăm
sóc sức khỏe sinh sản ở nước ta chúng tôi thực
hiện đề tài này với mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác
định tỉ lệ từ chối triệt sản trong lúc MLT ở sản
phụ có tiền căn MLT 2 lần và có đủ điều kiện
triệt sản, tại Bệnh viện Từ Dũ. (2) Xác định các
yếu tố liên quan đến lựa chọn từ chối triệt sản
trong lúc MLT của sản phụ có tiền căn MLT 2
lần và có đủ điều kiện triệt sản, tại Bệnh viện Từ
Dũ từ 12/2015 đến 4/2016.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
150 sản phụ có tiền căn MLT 2 lần và có đủ
điều kiện triệt sản tại các khoa Hậu phẫu bệnh
viện Từ Dũ trong thời gian nghiên cứu từ
12/2015 đến 4/2016, các đối tượng đồng ý tham
gia nghiên cứu.
Quy trình thực hiện nghiên cứu
Các sản phụ sau khi được MLT sẽ được
chuyển đến Khoa Hồi sức. Tại đây, tác giả thu
thập danh sách các sản phụ có tiền căn mổ lấy
thai ≥ 2 lần có đủ điều kiện triệt sản và nơi Khoa
Hậu phẫu mà bệnh nhân đăng ký nằm sau khi ra
khỏi Khoa Hồi sức. Tại các Khoa Hậu phẫu,
chúng tôi kiểm tra lại xem đối tượng có thỏa
mãn tiêu chuẩn chọn mẫu hay không. Nếu sản
phụ thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu tác giả sẽ
giới thiệu và mời sản phụ tham gia nghiên cứu.
Nếu sản phụ đồng ý tham gia nghiên cứu, họ sẽ
được ký giấy đồng thuận tham gia nghiên cứu
và chúng tôi tiến hành phỏng vấn theo bảng câu
hỏi. Sản phụ sẽ được phỏng vấn tại phòng tư
vấn hoặc phòng khám tại khoa, trong đóngười
phỏng vấn là tác giả và một nữ hộ sinh tại khoa.
Thời gian phỏng vấn cho mỗi sản phụ là 15 phút.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016,
tại các Khoa Hồi sức Bệnh viện Từ Dũ, có
khoảng 600 trường hợp MLT có tiền căn MLT ≥ 2
lần, chúng tôi chỉ mời được 150 trường hợp vào
nghiên cứu vì có một số trường hợp chưa đủ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 110
tuổi triệt sản (<30 tuổi), con thứ 2 < 3 tuổi và một
số khá lớn trường hợp không được tư vấn triệt
sản trước mổ (thường là những trường hợp mổ
cấp cứu). Qua kết quả khảo sát trên 150 đối
tượng nghiên cứu có những đặc điểm như sau:
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm mẫu
Đặc tính Tần số (n=150) Tỉ lệ (%)
Tuổi
Trung bình 35,3 ± 3,5
30-34 67 44,7
35-39 66 44
≥ 40 17 11,3
Nghề
nghiệp
Làm ruộng, nội trợ 62 41,3
Công nhân,
buôn bán nhỏ
44 29,3
Công nhân viên chức 40 26,7
Lĩnh vực y tế 4 2,7
Địa chỉ
Thành phố 66 44
Tỉnh 84 56
Học vấn
Cấp 1 15 10
Cấp 2 48 32
Cấp 3 43 28,7
Cao đẳng, đại học 44 29,3
Tôn giáo
Thiên chúa giáo 31 20,7
Không tôn giáo 82 54,7
Phật giáo 37 24,6
Tôn giáo khác 0 0
Hôn nhân
Một chồng 142 94,7
Lập gia đình lần 2 8 5,3
Số lần mổ
lấy thai
3 lần 142 94.7
4 lần 8 5,3
Số con
Trung bình 3,1 ± 0,3
3 con 134 89,3
4 con 16 10,7
Giới tính
con
Không có con trai 25 16,7
Không có con gái 19 12,7
Có cả trai cả gái 106 70,6
Nhận xét: Độ tuổi trung bình của các sản phụ
là 35,3 tuổi. Do điều kiện lấy mẫu nên độ tuổi
nhỏ nhất là 30 tuổi và lớn nhất là 45 tuổi. Kết quả
của chúng tôi khá tương đồng so với nghiên cứu
của các tác giả Vũ Triều Minh(8) khi độ tuổi trung
bình là 34,79 tuổi.
Số sản phụ đến từ các tỉnh nhiều hơn số sản
phụ ở TP. HCM.
Sản phụ làm ruộng và nội trợ chiếm ưu thế,
trong khi nhóm sản phụ ở lĩnh vực y tế chiếm tỉ
lệ rất thấp (2,7%).
Không có sản phụ mù chữ, tỉ lệ học vấn cấp 1
thấp nhất, trình độ học vấn phân bố đồng đều
giữa cấp 2,cấp 3 và sau cấp 3.
Các đặc điểm không tôn giáo, 3 lần mổ lấy
thai, có 3 con và đủ cả trai và gái là các đặc điểm
phổ biến trong mẫu nghiên cứu.
Bảng 2. Tư vấn các BPTT lần mổ trước
Đặc điểm mẫu Tần số (n=150) Tỉ lệ (%)
Có 68 45,3
Không 82 54,7
Nhận xét:
Số sản phụ không đươc tư vấn các BPTT
trong lần mổ trước nhiều hơn số sản phụ được
tư vấn các BPTT cho thấy chưa có sự quan tâm
đúng mức của các nhân viên y tế trong việc tư
vấn các BPTT cho các sản phụ MLT2 lần trở lên.
Sự quan tâm chưa đúng mức về tư vấn ngừa thai
này còn thể hiện rõ hơn trong đặc điểm lần sinh
hiện tại.
Bảng 3. Đặc điểm lần sinh hiện tại
Mong muốn sinh con Tần số ( n) Tỉ lệ (%)
Theo mong
muốn (n=73)
(48,7%)
Sinh thêm con trai 35 47,9
Sinh thêm con gái 5 6,9
Sinh thêm con 33 45,2
Ngoài ý muốn
(n=77)
(51,3%)
BPTT truyền thống 44 57,1
BPTT hiện đại 21 27,3
Không sử dụng 12 15,6
Nhận xét: Số sản phụ sinh con ngoài ý muốn
cao hơn số sản phụ chủ ý sinh con. Các sản phụ
sinh con ngoài ý muốn do thất bại của BPTT họ
sử dụng, trong đó phần lớn là các BPTT truyền
thống(57,1%) và 15,6% không sử dung BPTT, có
nghĩa là có đến 72,7% sản phụ có tiền căn MLT 2
lần trở lên bị vỡ kế hoạch do sử dụng BPTT hiệu
quả thấp và ko sử dụng BPTT- một con số quá
cao cho thấy kiến thức và thực hành về các BPTT
của các sản phụ trong mẫu nghiên cứu còn đang
rất thấp.
Trong số sản phụ sinh con theo mong muốn,
tỉ lệ mong muốn sinh con trai cao gấp 7 lần tỉ lệ
mong muốn sinh con gái cho thấy xã hội ngày
càng phát triển nhưng mong muốn có con trai
vẫn còn đang rõ nét.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 111
Bảng 4. Ý định triệt sản trước tư vấn
Đặc điểm mẫu Tần số (n=150) Tỉ lệ (%)
Ý định có triệt sản 95 63,3
Ý định không triệt sản 48 32
Không có ý định 7 4,7
Nhận xét: Trong 150 sản phụ, phần lớn sản
phụ đã có ý định sẽ triệt sản trong lần MLT này
trước khi tư vấn chiếm 63,3%. Có 32% sản phụ
có ý định không triệt sản trước khi tư vấn. Chỉ có
4,7% sản phụ không biết về phương pháp triệt
sản trong lúc MLT nên không có ý định từ trước
khi tư vấn.
Tỉ lệ từ chối triệt sản
Biểu đồ 1. Tỉ lệ từ chối triệt sản
Nhận xét: Sau khi tư vấn triệt sản số sản phụ
quyết định từ chối triệt sản là 34% nghĩa là cứ 3
sản phụ được tư vấn triệt sản thì sẽ có khoảng 1
sản phụ từ chối triệt sản.Tỉ lệ triệt sản trong
nghiên cứu của chúng tôi là 66% cao hơn nhiều
so với tỉ lệ triệt sản chung của dân số Việt Nam
khi qua các năm 2004-2013 tỉ lệ triệt sản của dân
số Việt Nam có xu hướng giảm dần và thấp nhất
vào năm 2013 với tỉ lệ triệt sản là 2,8%(9). Có sự
khác biệt này là vì mẫu nghiên cứu của chúng tôi
là các sản phụ nguy cơ cao (có tiền căn mổ lấy
thai ≥ 2 lần) và đều được tư vấn triệt sản, trong
khi tỉ lệ triệt sản chung của dân số Việt Nam
thống kê trên các phụ nữ ở cộng đồng. Tuy
nhiên khi so sánh với nghiên cứu có cùng đối
tượng vết mổ cũ nhiều lần thì tỉ lệ triệt sản của
chúng tôi khá khiêm tốn. Theo nghiên cứu của
tác giả Ali Gedikbasi(2) và cộng sự (2010) tại
Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ, tỉ lệ triệt sản trong lúc mổ
lấy thai từ 83,9% đến 90% nghĩa là tỉ lệ không
triệt sản trong lúc mổ lấy thai chỉ từ 10% đến
16,1%, trong khi tỉ lệ từ chối triệt sản trong
nghiên cứu của chúng tôi lên đến 34%. Có sự
khác nhau này là do mẫu nghiên cứu các sản
phụ mổ lấy thai tại Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ là từ 4
đến 5 lần trong khi số sản phụ trong mẫu nghiên
cứu của chúng tôi chỉ từ 3 đến 4 lần. Mặt khác
hoàn cảnh, kinh tế, xã hội của hai đất nước khác
nhau có thể cũng gây nên sự khác biệt này.
Các yếu tố liên quan
Qua phân tích đa biến chỉ có yếu tố ý định
triệt sản trước tư vấn liên quan tới quyết định từ
chối triệt sản của sản phụ.
Bảng 5. Phân tích đa biến mối liên quan giữa ý định
triệt sản và quyết định từ chối triệt sản
Đặc điểm mẫu
Triệt sản
PR* KTC 95% P Từ chối
N=51 (%)
Đồng ý
N=99 (%)
Không có ý định 2(3,9) 5(5,0) Ref
Không triệt sản 46(90,2) 2(2,0) 90,2 5,8-1412,1 0,00
Có triệt sản 3(5,9) 92(93,0) 0,06 0,006 - 0,7 0,02
Nhận xét: Tỉ lệ từ chối triệt sản của sản phụ
có ý định không triệt sản trước khi tư vấn cao
hơn so với nhóm sản phụ không có ý định trước
khi tư vấn (P<0,05; KTC 95%: 5,8 -1412,1).
Tỉ lệ từ chối triệt sản của sản phụ ý định sẽ
triệt sản trước khi tư vấn thấp hơn so với nhóm
sản phụ không có ý định trước khi tư vấn
(P<0,05; KTC 95%: 1,5-167,3). Có thể nói hầu hết
các sản phụ khi đã có chủ ý không triệt sản từ
trước thì sau buổi tư vấn quyết định của họ là từ
chối triệt sản. Điều này cho thấy hiệu quả của
buổi tư vấn triệt sản chưa thật sự cao và các yếu
tố ảnh hưởng đến ý định triệt sản ngay ban đầu
của sản phụ là rất quan trọng. Vì vậy cần phải
nâng cao kiến thức về triệt sản cho các sản phụ
thông qua các chương trình dân số và KHHGĐ
tại địa phương cũng như phổ biến kiến thức về
triệt sản thông qua các phương tiện truyền thông
đại chúng như internet, ti vi, sách báo
Khuynh hướng sử dụng BPTT và sinh thêm con
ở các sản phụ từ chối triệt sản
Trong 51 sản phụ từ chối triệt sản đa phần có
dự định sử dụng BPTT là 45 sản phụ
chiếm 88,2%.
Phần lớn sản phụ không có ý định sinh thêm
con nữa chiếm 95,92%, còn lại 4,08% sản phụ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 112
không biết sẽ sinh nữa hay không, không có sản
phụ nào dự định sẽ sinh thêm con.
Bảng 6. Dự định sử dụng BPTT và sinh thêm con
Đặc điểm mẫu Tần số (n) Tỉ lệ (%)
Dự định sử
dụng BPTT
Có 45 88,2
Chưa có ý định 6 11,8
Dự định sinh
thêm con
Không 49 96,1
Không biết 2 3,9
0,0%
10,0%
20,0%
30,0%
40,0%
50,0%
Dụng
cụ tử
cung
Thuốc
uống
Que
cấy
Bao
cao su
BPTT
truyền
thống
46,7%
13,3%
17,8% 15,5%
6,7%
Khuynh hướng sử dụng BPTT
Biểu đồ 2. Khuynh hướng sử dụng BPTT (n=45)
Đa số các sản phụ từ chối triệt sản sẽ sử dụng
BPTT chiếm 88,2%. Trong đó biện pháp dụng cụ
tử cung chiếm tỉ lệ cao nhất là 46,7%, tiếp đến là
biện pháp que cấy là 17,8%. Kết quả cho thấy
hầu hết các sản phụ sau khi mổ lấy thai lần 3 trở
lên ý thức được việc chọn BPTT phù hợp và có
hiệu quả cao.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ sản phụ từ chối triệt sản trong lúc mổ
lấy thai của sản phụ có tiền căn mổ lấy thai ≥ 2
lần là 34%, KTC 95% (0,26-0,42) là một con số
đáng quan tâm.Cần tăng cường tư vấn về tránh
thai trong nhóm sau mổ lấy thai lần 2, đặc biệt là
các phụ nữ làm nông và nội trợ, đồng thời nâng
cao chất lượng tư vấn triệt sản trước mổ để
người phụ nữ hiểu rõ hiệu quả và tác dụng của
triệt sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Edelman DA (1986), "Pelvic inflammatory disease and
contraceptive practice", Adv Contracept. 2:141–144.
2. Gedikbasi A và các cộng sự (2010), "Mutiple Repreated
Cesarean Deliveries:Operative Complication in the Fourth and
Fifth Surgeries in Urgent and Elective Cases", Taiwan J Obstet
Gynecol,December. Vol 49(No 4), tr. 425-431.
3. Hankinson SE, Hunter DJ, Colditz GA, et al (1993), "Tubal
ligation, hysterectomy, and risk of ovarian cancer: a prospective
study", JAMA. 270: 2813–2818.
4. Irwin KL, Weiss NS, Lee NC, et al (1991), "Tubal sterilization,
hysterectomy, and the subsequent occurrence of epithelial
ovarian cancer", Am J Epidemiol. 134: 362–369L.
5. Narod SA, Sun P, Ghadirian P, et al (2001), "Tubal ligation and
risk of ovarian cancer in carriers of BRCA1 or BRCA2
mutations: a case-control study", Lancet. 357: 1467–1470.
6. Phạm Văn Soạn (2002), "nhận xét trên 579 sản phụ có tiền sử
mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2000". Tạp chí
thông tin y dược. số 7, tr. 30-33.
7. Rebelo F, da Rocha CM, Cortes TR,. Dutra CL, Kac G (2010),
"High cesarean prevalence in a national population-based
studyin Brazil: the role of private practice", Acta Obstet Gynecol
Scand,. 89(7), 903-908.
8. Rosenblatt KA, Thomas DB (1996), "Reduced risk of ovarian
cancer in women with a tubal ligation or hysterectomy. The
World Health Organization Collaborative Study of Neoplasia
and Steroid Contraceptives", Cancer Epidemiol Biomarkers Prev.
5: 933–935.
9. Tạ xuân Lan và Nguyễn Thị Ngọc Khanh (1999), "Thái độ xử
trí đối với sản phụ có sẹo mổ láy thai cũ tại Viện bảo vệ bà mẹ
và trẻ sơ sinh năm 1993-1994", Tạp chí thông tin y dược, tr. 157-
161.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 09/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ti_le_tu_choi_triet_san_trong_luc_mo_lay_thai_o_san_phu_co_t.pdf