Tỉ lệ táo bón mạn chức năng và các yếu tố liên quan ở trẻ đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang

Tài liệu Tỉ lệ táo bón mạn chức năng và các yếu tố liên quan ở trẻ đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 61 TỈ LỆ TÁO BÓN MẠN CHỨC NĂNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG Võ Loan Anh*, Tạ Văn Trầm*, Võ Hữu Đức* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ táo bón mạn chức năng và các yếu tố liên quan ở trẻ em đến khám tại phòng khám nhi, bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2017. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ từ 1 - 5 tuổi đến khám để được tư vấn dinh dưỡng và sức khỏe tổng quát tại phòng khám nhi, bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang được nghiên cứu viên chẩn đoán tình trạng táo bón và cha hoặc mẹ của trẻ được phỏng vấn các câu hỏi có liên quan đến tình trạng táo bón của trẻ bằng phiếu thu thập số liệu soạn sẵn. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 19.0. Kết quả: Qua khảo sát 33 trẻ từ 1 - 5 tuổi đến khám tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang cho kết quả: tỉ lệ táo bón mạn tính chức...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ táo bón mạn chức năng và các yếu tố liên quan ở trẻ đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 61 TỈ LỆ TÁO BÓN MẠN CHỨC NĂNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG Võ Loan Anh*, Tạ Văn Trầm*, Võ Hữu Đức* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ táo bón mạn chức năng và các yếu tố liên quan ở trẻ em đến khám tại phòng khám nhi, bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2017. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ từ 1 - 5 tuổi đến khám để được tư vấn dinh dưỡng và sức khỏe tổng quát tại phòng khám nhi, bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang được nghiên cứu viên chẩn đoán tình trạng táo bón và cha hoặc mẹ của trẻ được phỏng vấn các câu hỏi có liên quan đến tình trạng táo bón của trẻ bằng phiếu thu thập số liệu soạn sẵn. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 19.0. Kết quả: Qua khảo sát 33 trẻ từ 1 - 5 tuổi đến khám tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang cho kết quả: tỉ lệ táo bón mạn tính chức năng 30,3%. Về giới tính, trong 18 trẻ trai có 3 trẻ với tỷ lệ 16,7% có táo bón mạn tính chức năng, trong 15 trẻ gái có 7 trẻ với tỷ lệ 46,7% có táo bón mạn tính chức năng. Mức độ đồng thuận về tình trạng táo bón giữa chẩn đoán lâm sàng và cảm nhận của cha mẹ ở mức trung bình (Hệ số đồng thuận Kappa = 0,355). Kết luận: Tỉ lệ táo bón mạn tính chức năng ở trẻ đến phòng khám là khá cao 30,3%. Đa số phụ huynh chưa nhận biết con mình bị đang có tình trạng táo bón mạn tính chức năng. Từ khóa: Táo bón, trẻ em. ABSTRACT THE RATIO OF CHILDREN WITH FUNCTIONAL CHRONIC CONSTIPATION AND ITS ASSOCIATED FACTORS Vo Loan Anh, Ta Van Tram, Vo Huu Duc * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 61 – 68 Objectives: To determine the ratio of children with functional chronic constipation disease status and its associated factors at Pediatric Department, Tien Giang General Hospital in 2017. Methods: Cross-sectional study. Children from 1 to 5 years old to be consulted for nutrition and general health at Pediatric department, Tien Giang General Hospital were diagnosed the status of functional chronic constipation by the researcher. Children’s father or mother was interviewed about factors related to their children’s constipation status by an already questionnaire. Data was typed and analyzed by SPSS software 19.0. Results: The ratio of children with functional chronic constipation status was 30.3%. For gender, the ratio of boy had constipation status was 16.7% in total 18 boys, the ratio of girl had constipation status was 46.7% in total 15 girls. The agreement level about children’s constipation status between the diagnose of researcher and parents was low (Kappa = 0.355). Conclusions: The ratio of children in this research was 30.3%. Most parents did not recognize their children’s constipation status. Key words: Constipation, children. *Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang Tác giả liên lạc: BSCK2 Võ Hữu Đức, ĐT: 0913879279, Email: vohuuduc1@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Nhi Khoa 62 ĐẶT VẤN ĐỀ Sự thải phân bình thường được coi là dấu hiệu sức khoẻ của trẻ mọi lứa tuổi. Táo bón là một dạng rối loạn sự thải phân. Táo bón ở trẻ em là vấn đề khá thường gặp. Nó chiếm hơn 3% lý do đưa trẻ đến khám và 30% đưa trẻ đến khám chuyên khoa tiêu hóa(2,9,10). Nó xuất hiện trong năm đầu ở 17 - 40% trẻ bón(4). Nguyên nhân của táo bón trẻ em rất đa dạng, nhưng qua giai đoạn sơ sinh nguyên nhân thường gặp nhất của táo bón là chức năng chiếm 90%(3). Táo bón chức năng gây nhiều hậu quả về y học và xã hội nếu tiến triển nặng hoặc trở thành táo bón mãn tính. Vấn đề điều trị không phức tạp, nhưng thời gian điều trị duy trì và theo dõi kéo dài nên rất cần có sự hiểu biết và hợp tác của người chăm sóc trẻ. Ở nước ta cho tới nay táo bón trẻ em còn là vấn đề bỏ ngỏ, chưa có nhiều nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm xác định tỉ lệ trẻ bị táo bón mạn chức năng trong các trẻ đến khám tại bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang và tìm mối liên quan của tỷ lệ táo bón mạn tính chức năng với kiến thức hành vi của người chăm sóc trẻ trực tiếp. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả Thời gian nghiên cứu Từ tháng 5/2017 đến tháng 12/2017 Địa điểm nghiên cứu Phòng khám Nhi, bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang Đối tượng nghiên cứu Trẻ đến khám tại phòng khám Nhi, bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2017. Tiêu chuẩn chọn mẫu Tiêu chuẩn lựa chọn 1 - 5 tuổi đến khám và tư vấn sức khỏe tổng quát, dinh dưỡng tại phòng khám Nhi, bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, cha mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu(3). Các tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị táo bón ở trẻ em theo các khuyến cáo của Hội Nhi khoa Việt Nam, và của Rome III(1,5,6,7,8). Tiêu chuẩn loại trừ Trẻ ngoài 1 – 5 tuổi, người nuôi trực tiếp trẻ không đi theo trẻ hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu. Cở mẫu và kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện, lấy mẫu trọn. Phương pháp thu thập số liệu Phỏng vấn Công cụ thu thập số liệu Phiếu khảo sát Nhập, xử lý và phân tích số liệu Bằng phần mềm SPSS 19.0. Biến phụ thuộc Trẻ có táo bón mạn tính chức năng Là biến nhị giá, gồm 2 giá trị có hoặc không. Chẩn đoán trẻ có táo bón mạn chức năng được xác định theo tiêu chẩn Rome III cho chẩn đoán táo bón mạn chức năng: trẻ có táo bón mạn tính chức năng khi không có nguyên nhân thực thể và ≥ 2 tiêu chuẩn sau: Trẻ < 4 tuổi * Trẻ ≥ 4 tuổi * và không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích 1. Tiêu < 2 lần mỗi tuần. 2. Són phân ít nhất 1 lần mỗi tuần sau khi đã biết đi cầu. 3. Tiền sử nín giữ phân. 4. Tiền sử tiêu phân cứng hoặc đau khi tiêu. 5. Có khối phân lớn trong trực tràng. 6. Tiền sử tiêu phân lớn, nghẹt bồn cầu. Các triệu chứng đi kèm có thể là quấy, giảm thèm ăn và/hoặc no ngang. Các triệu chứng này sẽ mất đi sau khi trẻ tiêu được khối phân lớn. 1. Tiêu < 2 lần mỗi tuần. 2. Són phân ít nhất 1 lần mỗi tuần sau khi đã biết đi cầu. 3. Có tư thế nín giữ phân hoặc tiền sử nín giữ phân tự ý. 4. Tiền sử tiêu phân cứng hoặc đau khi tiêu. 5. Có khối phân lớn trong trực tràng. 6. Tiền sử tiêu phân lớn, nghẹt bồn cầu. *: tuổi được tính là tuổi tương ứng với mốc phát triển của trẻ bình thường Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 63 Biến số độc lập Biến số nền của mẫu nghiên cứu Người chăm sóc trực tiếp cho trẻ: là biến định tính danh định, gồm 4 giá trị là cha mẹ, ông bà, khác (ghi cụ thể). Giới tính của trẻ: là biến nhị giá, gồm 2 giá trị là trai và gái. Tuổi của trẻ: là biến định lượng liên tục, đơn vị tính là tháng tuổi. Tình trạng dinh dưỡng: là biến giá định tính danh định gồm 3 giá trị: thiếu cân, vừa cân, thừa cân béo phì. Tình trạng cân nặng được đánh giá theo tiêu chuẩn của WHO ở 2 nhóm tuổi khác nhau như sau(4,9,10): 1. Thiếu cân: Z-scores (BMI) < -2SD 2. Vừa cân: 2SD ≤ Z-scores (BMI) ≤ 2SD đối với trẻ 24-60 tháng và -2SD ≤ Z-scores (BMI) ≤ 1SD đối với trẻ ≥ 61tháng. 3. TCBP: Z-scores (BMI) > 2SD đối với trẻ 24- 60 tháng và Z-scores (BMI) > 1SD đối với trẻ ≥ 61tháng. Tuổi khởi đầu bị táo bón: là biến định lượng liên tục liên tục, đơn vị tính là tháng tuổi. Biến số xác định kiến thức của bà mẹ về táo bón Kiến thức về nguyên nhân táo bón: là biến định tính danh định gồm 4 giá trị: chế độ ăn uống không hợp lý (ít trái cây, rau xanh, uống ít nước), vấn đề tâm lý (sợ dơ, sợ đau, thay đổi thói quen sinh hoạt, stress tâm lý), ít vận động, trì hoãn đi tiêu. Kiến thức về hậu quả của táo bón: là biến định tính danh định, gồm 5 giá trị: bệnh trĩ, sa niêm mạc trực tràng, ảnh hưởng sự phát triển tâm lý và sinh hoạt của trẻ, són phân. Kiến thức về xử trí khi trẻ táo bón: là biến định tính danh định gồm 4 giá trị: đưa trẻ đi khám khi có triệu chứng táo bón, bơm thuốc vào hậu môn để trẻ đi tiêu được trong trường hợp cấp và sau đó đưa trẻ đi khám, sử dụng thuốc bơm hậu môn cho trẻ để giải quyết tình trạng táo bón tại nhà, điều chỉnh chế độ ăn uống để giải quyết vấn đề táo bón ở trẻ. Kiến thức về dự phòng táo bón: là biến định tính danh định gồm 4 giá trị: chế độ ăn uống với nhiều rau, trái cây, uống đủ nước có thể ngừa táo bón, tập thói quen đi tiêu đều đặn hàng ngày, tăng cường vận động cho trẻ. Biến số đánh giá hành vi liên quan đến táo bón Tuổi bắt đầu tập đi tiêu trên bô: là biến định lượng liên tục, đơn vị tính là tháng tuổi. Bé đi tiêu theo giờ cố định: là biến nhị giá, gồm 2 giá trị có và không. Than đau khi đi tiêu: là biến nhị giá, gồm 2 giá trị có và không. Chơi vận động thể dục ≥ 1 giờ: là biến nhị giá, gồm 2 giá trị có và không. Xem tivi, chơi điện thoại nhiều hơn 2h mỗi ngày: là biến nhị giá, gồm 2 giá trị có và không. Tuổi bắt đầu uống sữa công thức: là biến định lượng liên tục, đơn vị tính là tháng tuổi. Tuổi bắt đầu cho ăn dặm: là biến liên tục là biến định lượng liên tục, đơn vị tính là tháng tuổi. Trẻ ăn được rau củ trong các bữa ăn chính là biến nhị giá gồm 2 giá trị có và không. Trẻ có ăn được trái cây trong các bữa ăn phụ là biến danh định, gồm 3 giá trị: ăn được nhiều, ăn rất ít, không ăn. Trẻ có biếng ăn qua cảm nhận của người nuôi: là biến nhị giá, gồm 2 giá trị có và không. Trẻ có táo bón qua cảm nhận của cha mẹ là biến nhị giá: gồm 2 giá trị có và không. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm dân số mẫu nghiên cứu Trong tổng số 33 trẻ gồm 18 trẻ trai (54,5%) và 15 trẻ gái (45,5%) được đưa vào nghiên cứu. Về tình trạng dinh dưỡng, đa số trẻ vừa cân (28 trẻ với tỷ lệ 84,8%), 5 trẻ thừa cân béo phì (15,2%). Thời gian trẻ đi tiêu phân su chủ yếu là dưới 1 ngày tuổi (16 trẻ với tỷ lệ 48,5%). Về tình trạng đi tiêu hiện tại của bé, đa số là trẻ đã biết ngồi bô trên 2 tháng tuổi (30 trẻ với tỷ lệ 90,9%). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Nhi Khoa 64 Bảng 1: Đặc điểm dân số mẫu nghiên cứu (n=33) Tần số Tỷ lệ % Giới tính Trai 18 54,5 Gái 15 45,5 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ Nhẹ cân 0 0 Vừa cân 28 84,8 Thừa cân béo phì 5 15,2 Thời gian đi tiêu phân su < 1 ngày 16 48,5 1-2 ngày 7 21,2 > 2 ngày 1 3 Không nhớ rõ 9 27,3 Tình trạng đi tiêu hiện tại của bé Đã biết ngồi bô > 2 tháng 30 90,9 Mới biết ngồi bô < 2 tháng 0 0 Hiện còn tiêu trong tả 3 9,1 Tình trạng táo bón mạn tính chức năng của trẻ Bảng 2: Tình trạng táo bón mạn tính chức năng của trẻ (n=33) Tần số Tỷ lệ % Tình trạng táo bón mạn tính chức năng Có 10 30,3 Không 23 69,7 Tổng cộng 33 100 Trong 33 trẻ được đưa vào nghiên cứu, tỷ lệ trẻ được chẩn đoán táo bón mạn tính chức năng là 30,3%. Hành vi liên quan đến táo bón Kết quả khảo sát cho thấy trong 33 trẻ được đưa vào nghiên cứu, đa số trẻ bắt đầu đi tiêu trên bô lúc 6-12 tháng tuổi (19 trẻ với tỷ lệ 57,6%). Đa số trẻ chưa đi tiêu theo giờ cố định (27 trẻ với tỷ lệ 81,8%). Đa số trẻ bắt đầu uống sữa bột lúc dưới 6 tháng tuổi (24 trẻ với tỷ lệ 72,7%). Có 25 trẻ (75,8%) bắt đầu ăn dặm tại thời điểm sau 6 tháng tuổi. Có 14 trẻ (42,4%) ăn rau củ quả rất tốt và 18 trẻ (54,5%) ăn ít rau củ quả. Tỷ lệ trẻ ăn nhiều trái cây và ăn ít trái cây là 48,5%. Theo cảm nhận của người chăm sóc, có 17 trẻ (51,5%) có tình trạng biếng ăn. Bảng 3: Hành vi có liên quan đến táo bón (n=33) Tần số Tỷ lệ % Tuổi bắt đầu tập đi tiêu trên bô < 6 tháng 5 15,2 6 – 12 tháng 19 57,6 > 12 tháng 7 21,2 Chưa biết đi tiêu trên bô 2 6,1 Hiện bé có đi tiêu theo giờ cố định Có 6 18,2 Không 27 81,8 Tuổi bắt đầu uống sữa bột < 6 tháng 24 72,7 6 – 12 tháng 9 27,3 Tuổi bắt đầu cho ăn dặm < 6 tháng 8 24,2 6 – 12 tháng 25 75,8 Trẻ có ăn đươc rau, củ trong các bửa ăn chính Ăn rất giỏi 14 42,4 Ăn ít 18 54,5 Không ăn 1 3,0 Trẻ có ăn được trái cây trong các bữa ăn phụ Ăn được nhiều 16 48,5 Ăn rất ít 16 48,5 Không ăn 1 3,0 Trẻ có biếng ăn (qua cảm nhận của người nuôi) Có 16 48,5 Không 17 51,5 Kiến thức và thái độ của người chăm sóc về tình táo bón Yếu tố dẫn đến táo bón ở trẻ em đa số trả lời do chế độ ăn ít rau, trái cây chiếm 84%, kế đến là ít uống nước với tỉ lệ 45%, chỉ 27% nghĩ do thói quen nín nhịn đi tiêu, 12% nghĩ do uống sữa bột. Hậu quả táo bón kéo dài đa số nghĩ bệnh trĩ 84%. Xử trí đầu tiên khi thấy trẻ bón, đa số chọn tự xử trí trước bằng thay đổi chế độ ăn (45%), tự bơm thuốc hậu môn 30%, chỉ 24% đưa đi khám. Táo bón mạn tính chức năng đa số trả lời khó điều trị (45%), chưa rõ 40%, không đồng ý 15%. Táo bón mạn tính chức năng dễ tái phát và phải điều trị lâu dài 60% trả lời không rõ, 33% trả lời đồng ý. Táo bón mạn tính chức năng uống thuốc kéo dài đa số đều cho là có hại cho sức khỏe 72%, không rõ 27%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 65 Bảng 4: Kiến thức và thái độ của người chăm sóc về tình táo bón (n=33) Tần số Tỷ lệ % Kiến thức về táo bón Yếu tố nào dẫn đến táo bón ở trẻ em Ăn ít rau trái cây 28 84,8 Uống ít nước 15 45,5 Thói quen nín đi tiêu 9 27,3 Uống sửa bột 4 12,1 Táo bón đưa tới hậu quả Bệnh trĩ 22 66,7 Sa niêm mạc trực tràng 9 27,3 Ảnh hưởng tâm lý 7 21,2 Ảnh hưởng sinh hoạt 6 18,2 Són phân. 4 12,1 Anh/Chị làm gì đầu tiên khi trẻ bị bón Bơm thuốc hậu môn 10 30,3 Tự mua thuốc uống 0 0 Đưa đi khám ngay 8 24,2 Điều chỉnh chế độ ăn trước 15 45,5 Thái độ về táo bón Táo bón kéo dài khó điều trị Đúng 15 45,5 Sai 5 15,2 Không rõ điều này 13 39,4 Táo bón kéo dài dễ tái phát Đúng 11 33,3 Sai 2 6,1 Không rõ điều này 20 60,6 Táo bón kéo dài phải điều trị lâu dài Đúng 9 27,3 Sai 3 9,1 Không rõ điều này 21 63,6 Uống thuốc trị táo bón kéo dài lâu dài không có hại Đúng 0 0 Sai 24 72,7 Không rõ điều này 9 27,3 Mức độ đồng thuận giữa tình trạng táo bón mạn tính chức năng được chẩn đoán với nhận định của cha mẹ Có 10 trẻ được chẩn đoán có tình trạng táo bón mạn tính chức năng khi thăm khám, tuy nhiên chỉ có 7 trẻ được cha mẹ cảm nhận là có táo bón. Trong tổng số 23 trẻ không có tình trạng táo bón mạn tính chức năng thì có 7 trẻ cha mẹ cảm nhận trẻ đang bị táo bón. Hệ số đồng thuận Kappa = 0,355 cho thấy mức độ đồng thuận về tình trạng táo bón giữa chẩn đoán lâm sàng và cảm nhận của cha mẹ ở mức trung bình. Bảng 5: Mức độ đồng thuận giữa tình trạng táo bón mạn tính chức năng được chẩn đoán với nhận định của cha mẹ (n=33) Tình trạng táo bón mạn tính chức năng của trẻ Cha mẹ cảm nhận Tổng cộng Kappa Có Không Chẩn đoán lâm sàng Có 7 3 10 0,355 Không 7 16 23 Tổng cộng 14 19 100 Mối liên quan giữa tình trạng táo bón mạn tính chức năng với đặc điểm dân số học của trẻ Bảng 6: Mối liên quan giữa tình trạng táo bón mạn tính chức năng với đặc điểm dân số học của trẻ (n=33) Có táo bón MTCN Tổng cộng Fisher p Có n(%) Không n(%) Giới Trai 3(16,7) 15(83,3) 18(100) > 0,05 Gái 7(46,7) 8(53,3) 15(100) Lứa tuổi 0,05 12-24 tháng 1(14,3) 6(85,7) 7(100) 24-36 tháng 4(40) 6(60) 10(100) 36-48 tháng 2(33,3) 4(66,7) 6(100) >48 tháng 3(30) 7(70) 10(100) Tình trạng dinh dưỡng Vừa cân 7(25) 21(75) 28(100) > 0,05 Thừa cân béo phì 3(60) 2(40) 5(100) Về giới tính, trong 18 trẻ trai có 3 trẻ với tỷ lệ 16,7% có táo bón mạn tính chức năng, trong 15 trẻ gái có 7 trẻ với tỷ lệ 46,7% có táo bón mạn tính chức năng. Tỷ lệ trẻ trong 7 trẻ 12-24 tháng tuổi có táo bón mạn tính chức năng là 14,3%; tỷ lệ trẻ trong 10 trẻ 24-36 tháng có táo bón mạn tính chức năng là 40%; tỷ lệ trẻ trong 6 trẻ 36-48 tháng có táo bón mạn tính chức năng là 33,3%; tỷ lệ trẻ trong 10 trẻ > 48 tháng có táo bón mạn tính chức năng là 30%. Tỷ lệ trẻ táo bón mạn tính chức năng ở trẻ thừa cân béo phì (60%) cao hơn ở trẻ vừa cân (25%). Tuy nhiên, các sự khác biệt không có ý Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Nhi Khoa 66 nghĩa thống kê với phép kiểm Fisher và p>0,005. Mối liên quan giữa tình trạng táo bón mạn tính chức năng với hành vi của trẻ Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ trẻ bị táo bón mạn tính chức năng ở trẻ đi tiêu không cố định (33,3%) cao hơn ở trẻ đi tiêu cố định (16,7%); trẻ uống sữa bột lúc <6 tháng tuổi (37,5%) cao hơn lúc trẻ sau 6 tháng tuổi (11,1%); trẻ có tiền sử táo bón theo cảm nhận của cha mẹ (50%) cao hơn trẻ không có tiền sử táo bón (15,8%); trẻ biếng ăn theo cảm nhận của người chăm sóc (31,2%) cao hơn trẻ không biếng ăn (29,4%). Tuy nhiên, các sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với phép kiểm Fisher và p > 0,005. Bảng 7: Mối liên quan giữa tình trạng táo bón mạn tính chức năng với hành vi của trẻ (n=33) Thời gian đi tiêu cố định p* Có Không Tình trạng táo bón mạn tính chức năng Có 1(16,7) 9(33,3) > 0,05 Không 5(83,3) 18(66,7) Tổng cộng 6(100) 27(100) Tuổi bắt đầu uống sữa bột 6 tháng Tình trạng táo bón mạn tính chức năng Có 9(37,5) 1(11,1) > 0,05 Không 15(62,5) 8(88,9) Tổng cộng 24(100) 9(100) Tuổi ăn dặm 6 tháng Tình trạng táo bón mạn tính chức năng Có 2(25) 8(32) > 0,05 Không 6(75) 17(25) Tổng cộng 8(100) 25(100) Tiền sử táo bón theo cảm nhận của cha mẹ Có Không Tình trạng táo bón mạn tính chức năng Có 7(50) 3(15,8) > 0,05 Không 7(50) 16(84,2) Tổng cộng 14(100) 19(100) Tình trạng biếng ăn Có Không Tình trạng táo bón mạn tính chức năng Có 5(32,1) 5(29,4) > 0,05 Không 11(68,8) 12(70,6) Tổng cộng 16(100) 17(100) * Phép kiểm Fisher BÀN LUẬN Tình trạng táo bón mạn tính chức năng của trẻ Trong 33 trẻ được đưa vào nghiên cứu, tỷ lệ trẻ được chẩn đoán táo bón mạn tính chức năng là 30,3%. Về giới tính, trong 18 trẻ trai có 3 trẻ với tỷ lệ 16,7% có táo bón mạn tính chức năng, trong 15 trẻ gái có 7 trẻ với tỷ lệ 46,7% có táo bón mạn tính chức năng. Trẻ gái táo bón mạn tính chức năng nhiều hơn có thể do trẻ ít năng động, không chịu đi tiêu nơi thiếu điều kiện vệ sinh. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Lê Thị Hồng Minh(3). Cần làm thêm nghiên cứu tâm lý hành vi của bé gái để tìm cách giáo dục trẻ. Tỷ lệ trẻ táo bón mạn tính chức năng ở trẻ thừa cân béo phì (60%) cao hơn ở trẻ vừa cân (25%). Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với phép kiểm Fisher và p > 0,005. Điều này có thể do trẻ béo phì có chế độ ăn nhiều đường, đạm, béo, ít ăn rau trái cây, ít vận động. Điều này là yếu tố cần lưu ý khai thác táo bón mạn tính chức năng ở trẻ béo phì. Đa số trẻ bắt đầu uống sữa bột lúc dưới 6 tháng tuổi (24 trẻ với tỷ lệ 72,7%). Tỉ lệ này khá cao, do đó cần tuyên truyền rộng rãi hơn từ các bệnh viện sản về vấn đề cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tỉ lệ trẻ táo bón mạn tính chức năng / trẻ bú sữa bột trước 6 tháng là 37% cao hơn tỉ lệ trẻ táo bón mạn tính chức năng/ sau 6 tháng 16,7%. Tuy nhiên, các sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với phép kiểm Fisher và p > 0,005. Điều này cũng chứng tỏ dùng sữa công thức quá sớm có nguy cơ gây ra tình trạng táo bón ở trẻ khi hệ tiêu hóa, miễn dịch trẻ chưa hoàn thiện. Xử trí đầu tiên khi thấy trẻ bón, đa số chọn tự xử trí trước bằng thay đổi chế độ ăn (45%), tự bơm thuốc hậu môn 30%, chỉ 24% đưa đi khám. Tỉ lệ phụ huynh muốn đưa con đi khám ngay còn thấp 30%, trong khi đó 75% tự xử trí thay đổi chế độ ăn, tự bơm thuốc. Chứng tỏ người dân nghĩ táo bón dễ xử trí, không cần khẩn trương đi khám ngay và nghĩ nhiều chế độ ăn là yếu tố chính dẫn đến táo bón trẻ em. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 67 Tỷ lệ trẻ bị táo bón mạn tính chức năng ở trẻ đi tiêu không cố định (33,3%) cao hơn ở trẻ đi tiêu cố định (16,7%). Tuy nhiên, các sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với phép kiểm Fisher và p > 0,005. Điều này rất phù hợp với hướng dẫn phòng và điều trị bón cần rèn luyện trẻ đi tiêu cố định vào một thời điểm trong ngày. Táo bón mạn tính chức năng đa số trả lời khó điều trị đa số (45%), 55% không rõ. Táo bón mạn tính chức năng dễ tái phát và táo bón mạn tính chức năng phải điều trị lâu dài 60% trả lời không rõ, 33% trả lời đồng ý. Táo bón mạn tính chức năng uống thuốc kéo dài đa số đều cho là có hại cho sức khỏe 72%, không rõ 27%. Điều này chứng tỏ phụ huynh đa số không biết về vấn đề điều trị táo bón mạn tính chức năng và tỉ lệ lớn cho rằng uống thuốc điều trị táo bón kéo dài có hại cho sức khỏe. Trong khi tư vấn điều trị cần giải thích việc dùng thuốc táo bón kéo dài là cần thiết và không có hại đáng kể nào nếu theo đúng phác đồ của bác sỹ và tái khám đều đặn. Yếu tố dẫn đến táo bón ở trẻ em đa số trả lời do chế độ ăn ít rau, trái cây chiếm 84%, tuy nhiên thực tế tỷ lệ táo bón mạn tính chức năng /trẻ ăn nhiều rau là 35,7%, ít rau là 27,8%, tỉ lệ táo bón mạn tính chức năng /ăn nhiều trái cây là 31,3% ít trái cây là 31,3%. Điều nay cho thấy trẻ ăn nhiều rau/trái cây vẫn có nhiều khả năng bị táo bón mạn tính chức năng. Đơn thuần chế độ ăn không giúp phòng ngừa táo bón ở trẻ em mà cần phối hợp nhiều phương pháp: tập thói quen đi tiêu đều đặn, không nên nín nhịn lâu, chế độ ăn, tâm lý. KẾT LUẬN Tỉ lệ táo bón mạn tính chức năng ở trẻ đến phòng khám là khá cao 30,3%. Xử trí đầu tiên khi thấy trẻ bón, đa số chọn tự xử trí trước bằng thay đổi chế độ ăn (45%), tự bơm thuốc hậu môn 30%, chỉ 24% đưa đi khám. Táo bón mạn tính chức năng đa số trả lời khó điều trị với tỉ lệ là 45%. KIẾN NGHỊ Bác sỹ phòng khám nhi cần chú ý đánh giá tình trạng táo bón mạn tính chức năng của trẻ em đến khám dù với lý do khám không liên quan để có hướng dẫn đúng cho phụ huynh và can thiệp điều trị sớm sẽ cho kết quả điều trị tốt hơn. Tỉ lệ bón tăng cao ở các trẻ uống sữa bột sớm nên cần tăng cường giáo dục trong công đồng, khoa sản, bệnh viện nhi đến người dân về lợi ít sữa mẹ và tác hại của việc dùng sữa công thức thay thế. Cần thông tin tuyên truyền rộng rãi trên tivi, tại các phòng khám nhi, trường mẫu giáo về cách nhận biết trẻ táo bón mạn tính chức năng và các hướng dẫn phòng ngừa trẻ bị táo bón mạn tính chức năng, hướng dẫn phụ huynh có trẻ nghi ngờ táo bón mạn tính chức năng đến cơ sở y tế sớm để được khám điều trị sớm. Cơ sở y tế khám nhi cần tập huấn thường xuyên về nhận định táo bón mạn tính chức năng và phát đồ điều trị. Cần có một nghiên cứu cỡ mẫu lớn hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bệnh viện Nhi Đồng 1 (2012) Phác đồ điều trị Nhi khoa 2012, phần ngoại trú. Táo bón, Phần A (nội khoa), chương 7 (tiêu hóa). Nhà xuất bản Y học. 2. Hoàng Lê Phúc (2017) Táo bón mạn tính chức năng ở trẻ em. Hội nhi khoa Việt Nam. 1-3. 3. Lê Thị Hồng Minh, Hoàng Lê Phúc, Trần Thị Thanh Tâm (2009) "Đặc điểm táo bón ở trẻ mẫu giáo quận Gò Vấp và kiến thức thái độ của bà mẹ trong chăm sóc trẻ táo bón". Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 13 (1), 142-147. 4. Nurko S,. Zimmerman LA (2014) "Evaluation and Treatment of Constipation in Children and Adolescents". Am Fam Physician, 90 (2), 82-90. 5. Shih DQ, Kwan LY (2011) "All Roads Lead to Rome: Update on Rome III Criteria and New Treatment Options". Gastroenterol Rep, 1 (2), 56–65. 6. Tabbers MM, DiLorenzo C, Berger MY (2014) "Evaluation and Treatment of Functional Constipation in Infants and Children: Evidence-Based Recommendations From ESPGHAN and NASPGHAN". JPGN, 58, 258-274. 7. UpToDate (2017) Patient education: Constipation in infants and children (Beyond the Basics), Accessed at Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Nhi Khoa 68 https://www.uptodate.com/contents/constipation-in-infants- and-children-beyond-the-basics. 8. Viện Dinh dưỡng quốc gia (2014) Cách phân loại và đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào Z-Score, Accessed at gia-tinh-trang-dinh-duong-dua-vao-z-score.aspx. 9. WHO AnthroPlus for personal computers Manual: Software for assessing growth of the world's children and adolescents (2009) WHO AnthroPlus. Geneva: WHO. 10. World Health Organization (2016). Measuring overweight and obesity, Ngày nhận bài báo: 14/06/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/07/2018 Ngày bài báo được đăng: 30/08/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfti_le_tao_bon_man_chuc_nang_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_tre_de.pdf
Tài liệu liên quan