Tài liệu Tỉ lệ suy dinh dưỡng trước mổ ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Bình Dân Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 122
TỈ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRƯỚC MỔ Ở BỆNH NHÂN
UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2017
Nguyễn Hà Thanh Uyên*, Đoàn Duy Tân**, Phạm Thị Lan Anh***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ở Việt Nam ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 trong các loại ung thư thường gặp, trong
đó 30 – 60% bệnh nhân được ghi nhận là suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng trước mổ có thể tác động đến
quyết định phương pháp điều trị, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể gây tăng nguy cơ biến chứng sau
mổ như nhiễm trùng hoặc xì rò vết mổ, giảm đáp ứng và tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện,
Do đó, việc tầm soát và đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng trong quá
trình điều trị là cần thiết để có thể đưa ra can thiệp dinh dưỡng phù hợp và kịp thời, từ đó cải thiện tổng
trạng và góp phần nâng cao chất lượ...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ suy dinh dưỡng trước mổ ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Bình Dân Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 122
TỈ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRƯỚC MỔ Ở BỆNH NHÂN
UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2017
Nguyễn Hà Thanh Uyên*, Đoàn Duy Tân**, Phạm Thị Lan Anh***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ở Việt Nam ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 trong các loại ung thư thường gặp, trong
đó 30 – 60% bệnh nhân được ghi nhận là suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng trước mổ có thể tác động đến
quyết định phương pháp điều trị, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể gây tăng nguy cơ biến chứng sau
mổ như nhiễm trùng hoặc xì rò vết mổ, giảm đáp ứng và tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện,
Do đó, việc tầm soát và đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng trong quá
trình điều trị là cần thiết để có thể đưa ra can thiệp dinh dưỡng phù hợp và kịp thời, từ đó cải thiện tổng
trạng và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng trước mổ và các yếu tố liên quan tình trạng suy dinh dưỡng
của bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Bình Dân năm 2017.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, có phân tích được tiến hành
trên 94 bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Bình Dân từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2017. Thông
tin được thu thập bằng bộ câu hỏi soạn sẵn, qua phỏng vấn và khám trực tiếp mặt đối mặt và tra cứu hồ sơ.
Kết quả: Tỉ lệ suy dinh dưỡng trước mổ theo SGA, BMI và albumin lần lượt là 43,6%, 20,2% và
18,9%. Tỉ lệ giảm cân trong vòng 6 tháng gần đây là 83% trong đó có 28,2% sụt hơn 10% cân nặng. Có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa suy dinh dưỡng theo SGA với trình độ học vấn, sự giảm nồng độ
hemoglobin và chỉ số albumin huyết thanh.
Kết luận: Đánh giá dinh dưỡng toàn diện cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng trước khi phẫu thuật
nên được thực hiện để can thiệp dinh dưỡng kịp thời, thích hợp và hiệu quả hơn.
Từ khoá: suy dinh dưỡng, ung thư đại trực tràng, SGA.
ABSTRACT
PREOPERATIVE MALNUTRITION RATE AND ASSOCIATED FACTORS IN COLORECTAL
CANCER PATIENTS AT BINH DAN HOSPITAL IN HO CHI MINH CITY IN 2017
Nguyen Ha Thanh Uyen, Doan Duy Tan, Pham Thi Lan Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1 - 2018: 122 - 129
Background: Colorectal cancer is the fifth most common cancer diagnosis in Viet Nam, with a
malnutrition rate of around 30 – 60% recorded in patients. Preoperative malnutrition could effect the
treatment course, lead to a compromised immune system which results in higher risk of post-surgical
complications like infections or fistulas, reduced response to treatment, increased cost and prolonged
hospital stay Therefore, nutritional assessment and screening in patients with colorectal cancer during
their hospital course is needed to make timely and suitable nutritional intervention proposal in order to
improve patients’ quality of life.
* Khoa YTCC, Đại học Y Dược TP.HCM, ** Bộ môn Sức khoẻ Cộng đồng, Khoa YTCC, ĐH Y Dược
TP.HCM ***Bộ môn Dinh dưỡng và Thực phẩm, Khoa YTCC, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: Nguyễn Hà Thanh Uyên ĐT: 01223173514 Email: nhthanhuyen.253@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 123
Objectives: To determine the prevalence of malnutrition in preoperative colorectal cancer patients and
factors associated with their nutritional status at Binh Dan Hospital in 2017.
Materials and methods: A descriptive cross-sectional study was conducted among 94 patients at
Binh Dan Hospital in Ho Chi Minh city from 15/5/2017 to 31/7/2017. The information was collected
through a questionnaire by face-to-face interview and examination and chart review.
Results: Preoperative malnutrition prevalence assessed by SGA, BMI and serum albumin was 43.6%,
20.2% and 18.9% respectively. Approximately 83% of the patients presented with involuntary weight loss,
and 28.2% presented with >10% of weight loss during the past 6 months. The results also identified a
relationship between malnutritional status by SGA with educational level, low hemoglobin and
hypoalbuminemia (p<0.05).
Conclusion: Comprehensive nutritional assessment in preoperative colorectal cancer patients should
be carried out to provide more appropriate, timely and effective intervention.
Keywords: malnutrition, colorectal cancer, SGA.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là một trong những nguyên nhân
gây tử vong thường gặp nhất trên thế giới và
dinh dưỡng trong điều trị ung thư là vấn đề
đang nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng
đồng. Ung thư đường tiêu hóa (UTĐTH) đã
được chứng minh có tỉ lệ suy dinh dưỡng
(SDD) cao hơn so với các vị trí ung thư khác,
trong đó 30 – 60% bệnh nhân ung thư đại trực
tràng (UTĐTT) được ghi nhận là SDD(5). Tình
trạng dinh dưỡng (TTDD) của bệnh nhân ung
thư chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như vị trí
và giai đoạn bệnh, sự nôn ói, giảm nhập năng
lượng hay giảm hấp thu do điều trị, Suy
dinh dưỡng trước mổ có thể tác động đến
quyết định phương pháp điều trị, ảnh hưởng
đến hệ miễn dịch của cơ thể gây tăng nguy cơ
biến chứng sau mổ như nhiễm trùng hoặc xì
rò vết mổ (5 – 52%), giảm đáp ứng và tăng chi
phí điều trị (hơn 25%), kéo dài thời gian nằm
viện (8 - 50 ngày), từ đó làm suy giảm chất
lượng cuộc sống(7,9,10). Hiện nay chưa có công
cụ vàng để đánh giá tình trạng suy dinh
dưỡng ở bệnh nhân ung thư, tuy nhiên các
công cụ đánh giá TTDD như đánh giá dinh
dưỡng tối thiểu (MNA), đánh giá tổng thể chủ
quan (SGA hay PG-SGA được hiệu chỉnh phù
hợp cho đối tượng bệnh nhân cụ thể) và các
xét nghiệm cận lâm sàng vẫn đang được áp
dụng rộng rãi. Trong đó, bảng đánh giá toàn
diện – chủ quan SGA đã được công nhận và
sử dụng rộng rãi, và cũng đã cho thấy hiệu
quả trong việc đánh giá TTDD bệnh nhân
trước mổ. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu
đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở
bệnh nhân ung thư đại trực tràng bằng
phương pháp SGA đã ghi nhận tỉ lệ suy dinh
dưỡng chiếm 36 – 52% và tại Việt Nam tỉ lệ
này chiếm 33,9 – 55,7%(1,9,14,16). Theo Bộ Y tế, số
mới mắc ung thư ở Việt Nam là 125,000 năm
2012 và lên đến 190,000 năm 2020, việc phát
hiện và điều trị bệnh thường ở giai đoạn
muộn dẫn đến gia tăng chi phí và hạn chế
trong cải thiện chất luợng cuộc sống bệnh
nhân(3). Bệnh viện Bình Dân là một bệnh viện
chuyên khoa Ngoại, đồng thời cũng được
trang bị thích hợp để điều trị hóa trị cho các
bệnh nhân ung thư, năm 2016 UTĐTT nằm
trong nhóm những chẩn đoán thường gặp
nhất tại khoa Tổng quát và khoa Ung bướu.
Tại bệnh viện chưa có nhiều nghiên cứu quan
tâm đến việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng
cho đối tượng này, vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này với mục tiêu như sau:
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng trước mổ ở
bệnh nhân ung thư đại trực tràng và mối liên
quan giữa tình trạng dinh dưỡng với các đặc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 124
điểm dân số xã hội, đặc điểm bệnh lý và một
số xét nghiệm cận lâm sàng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Cắt ngang mô tả
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân ung thư đại trực tràng có chỉ
định mổ tại khoa Tổng quát 1 và Tổng quát 4,
Bệnh viện Bình Dân trong thời gian tiến hành
nghiên cứu.
Cỡ mẫu
Trong đó:
α: Xác suất sai lầm loại 1, chọn α = 0,05
Z: Trị số từ phân phối chuẩn, Z1-α/2 = 1,96
p: Trị số mong muốn suy dinh dưỡng, là
41,2% (dựa trên tỉ lệ SDD theo phương pháp
SGA từ nghiên cứu của Burden và cộng sự
tiến hành vào năm 2010(4). Chọn p = 0,412
d: Độ chính xác (sai số cho phép), chọn d = 0,1
Thay vào công thức ta có cỡ mẫu n = 93
bệnh nhân
Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện các bệnh nhân được
chẩn đoán ung thư đại tràng hoặc trực tràng
và có chỉ định phẫu thuật tại khoa Tổng quát 1
và Tổng quát 4, Bệnh viện Bình Dân.
Tiêu chí chọn vào
Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đại
tràng hoặc trực tràng và có chỉ định phẫu
thuật, đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chí loại ra
Bệnh nhân đang mang thai.
Bệnh nhân đang mắc kèm các bệnh lý liên
quan đến phẫu thuật khác.
Bệnh nhân có bệnh lý cấp tính hoặc nhiễm
trùng đi kèm.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: 15/5/2017 đến 30/7/2017
Địa điểm: Khoa Tổng quát 1 và Tổng quát
4, Bệnh viện Bình Dân
Phương pháp thu thập số liệu và đánh giá
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo BMI
theo Tổ chức Y tế Thế giới
Không SDD: khi BMI ≥ 18,5 kg/m2
SDD mức độ nhẹ: khi BMI từ 17 đến
18,49kg/m2
SDD mức độ vừa: khi BMI từ 16 đến
16,99kg/m2
SDD nặng: khi BMI < 16 kg/m2
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo phương
pháp SGA
Đánh giá phân loại SGA của tác giả Detsky
Không SDD: khi SGA – A
SDD nhẹ đến vừa hay nguy cơ SDD: SGA–B
SDD nặng: khi SGA – C
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo
albumin huyết thanh
Bình thường: khi albumin huyết thanh
trong khoảng 3,5 – 5,2 g/dL
SDD nhẹ - trung bình: khi albumin huyết
thanh từ 2,8 đến dưới 3,5g/dL
SDD nặng: khi albumin huyết thanh <
2,8g/dL
Xét nghiệm cận lâm sàng
Nồng độ Hemoglobin
Không giảm: khi chỉ số Hemoglobin ≥ 12,2
g/dL
Giảm: khi chỉ số Hemoglobin < 12,2 g/dL
Số lượng tế bào lympho/mm3
Không giảm: khi số lượng tế bào lympho
trong máu ngoại vi > 1500 /mm3
Giảm nhẹ: khi số lượng tế bào lympho
trong máu ngoại vi trong khoảng từ 900 đến
1500/mm3
Giảm nặng: khi số lượng tế bào lympho
trong máu ngoại vi < 900/mm3
Công cụ thu thập dữ kiện
Quá trình tiến hành thu thập dữ liệu
Giải thích mục đích nghiên cứu cho đối
tượng. Đưa phiếu chấp thuận tham gia nghiên
cứu của đối tượng nghiên cứu trước khi tiến
hành phỏng vấn. Ghi phần hành chính, phỏng
vấn bộ câu hỏi trực tiếp. Thăm khám và đánh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 125
giá SGA, đo các chỉ số nhân trắc. Ghi nhận hồ
sơ bệnh án: chẩn đoán bệnh, các kết quả xét
nghiệm (số lượng lympho bào, hemoglobin,
albumin huyết thanh).
Thu thập thông tin bằng phiếu điều tra
Công cụ: bộ câu hỏi gồm 5 phần. Phương
pháp: phỏng vấn trực tiếp và tra cứu hồ sơ
bệnh án
Chỉ số nhân trắc: đo chiều cao cân nặng
Cân nặng: Cân sức khỏe Nhơn Hòa 120kg
NHHS-120-K3. Chiều cao: Thước đo chiều cao,
sử dụng thước dây với độ chính xác là 0,1 cm.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương
pháp SGA
Công cụ: bảng đánh giá SGA của tác giả
Detsky. Phương pháp: Phỏng vấn trực tiếp và
thăm khám tại giường bệnh. Phân loại tình
trạng dinh dưỡng theo 3 mức độ: SGA-A,
SGA-B, SGA-C.
Xử lý số liệu
Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1.
Phân tích bằng phần mềm Stata 12.0. Phân tích
đơn biến: Phép kiểm chi bình phương để so
sánh hai tỉ lệ; Kiểm định chính xác Fisher để
so sánh hai tỉ lệ với bảng 2x2 có vọng trị < 5;
ttest dùng cho biến số định lượng có phân
phối chuẩn; kiểm định phi tham số nếu biến
số định lượng có phân phối bị lệch.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm dân số xã hội (n=94)
Đặc tính Tần số Tỉ lệ %
Giới
Nam 65 69,2
Nữ 29 30,8
Nhóm tuổi
< 60 tuổi 39 41,5
≥ 60 tuổi 55 58,5
Trình độ học vấn
Không biết chữ 6 6,4
Tiểu học 30 31,9
THCS 19 20,2
THPT trở lên 39 41,5
Bệnh nhân nam chiếm 70% mẫu nghiên
cứu. Nhóm ≥ 60 tuổi chiếm 58,5%, trình độ học
vấn tiểu học và THPT chiếm ưu thế với 31,9%
và 41,5%.
Bảng 2: Cân nặng 6 tháng trước và cân nặng khi
nhập viện
Cân nặng
Trung bình ± độ
lệch chuẩn
Nhỏ nhất Lớn nhất
Khi vào viện 55,7 ± 10,5 30 82
6 tháng trước 60,1 ± 10,0 35 90
p < 0,001*
*Kiểm định t bắt cặp
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
cân nặng trước nhập viện 6 tháng và cân nặng
khi nhập viện (p < 0,001).
Bảng 3: Tình trạng giảm cân trong 6 tháng trước
ngày vào viện
Sụt cân Tần số Tỉ lệ %
Không 16 17,0
Có 78 83,0
Dưới 5% 17 21,8
5 – 10% 39 50,0
Hơn 10% 22 28,2
Tình trạng giảm cân không chủ ý trong 6
tháng gần đây ở bệnh nhân UTĐTT rất thường
gặp, chiếm 83% trong đó một nửa các đối
tượng sụt khoảng 5 – 10% cân nặng 6 tháng
trước đây. Tình trạng giảm hơn 10% cân nặng
chiếm 28,2%.
Bảng 4: Vị trí ung thư (n=94)
Vị trí ung thư Tần số Tỉ lệ %
Trực tràng 50 53,2
Đại tràng sigma 17 18,1
Đại tràng phải 6 6,4
Đại tràng trái 6 6,4
Đại tràng ngang 5 5,3
Đại tràng góc gan 4 4,2
Đại tràng góc lách 3 3,2
Chỗ nối đại tràng sigma – trực tràng 3 3,2
53,2% vị trí ung thư thường gặp là ở trực
tràng, tiếp đến là đại tràng sigma (18,1%). Ít
gặp ung thư nhất ở chỗ nối đại tràng sigma –
trực tràng (3,2%).
Bảng 5: Đánh giá chức năng cơ thể (n=94)
Chỉ số Tần số Tỉ lệ %
Số lượng lympho bào/mm
3
Không giảm (> 1500/mm
3
) 75 79,8
Giảm nhẹ (900-1500/mm
3
) 18 19,1
Giảm nặng (< 900/mm
3
) 1 1,1
Hemoglobin
Không giảm (≥ 12,2 g/dL) 63 67,0
Giảm (< 12,2 g/dL) 31 33,0
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 126
Tỉ lệ suy giảm chức năng cơ thể theo số
lượng lympho bào và hemoglobin lần lượt là
20,2% và 33%.
Bảng 6: Tình trạng dinh dưỡng theo albumin
huyết thanh (n=53)
Phân loại Nữ (n,%)
Nam
(n,%)
Tổng
(n,%)
Bình thường 17 (89,4) 23 (67,6) 40 (75,5)
SDD nhẹ - trung bình 1 (5,3) 9 (26,5) 10 (18,9)
SDD nặng 1 (5,3) 2 (5,9) 3 (5,6)
Dựa trên albumin huyết thanh để đánh giá
tình trạng dinh dưỡng thì có 18,9% bệnh nhân
SDD nhẹ - trung bình, 5,6% bệnh nhân SDD
nặng. Tỉ lệ SDD theo albumin ở nam cao hơn
nữ.
Bảng 7: Tình trạng dinh dưỡng theo BMI (n=94)
Phân loại
Nữ Nam Tổng
Tần
số
%
Tần
số
%
Tần
số
%
Không SDD 23 79,4 52 80,0 75 79,8
SDD mức độ nhẹ 4 13,8 8 12,3 12 12,8
SDD mức độ vừa 1 3,4 1 1,5 2 2,1
SDD nặng 1 3,4 4 6,2 5 5,3
Qua đánh giá dinh dưỡng theo BMI thì có
20,2% các đối tượng được khảo sát bị SDD,
trong đó SDD nặng chiếm 5,3%. Tỉ lệ SDD ở
hai giới là tương đương nhau, trong đó tỉ lệ
SDD nặng ở nam cao hơn so với nữ (6,2% so
với 3,4%).
Bảng 8: Tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp
SGA (n=94)
SGA Tần số Tỉ lệ %
SGA loại A (bình thường) 53 56,4
SGA loại B (vừa) 36 38,3
SGA loại C (nặng) 5 5,3
Kết quả đánh giá tình trạng dinh dưỡng
theo phương pháp SGA cho thấy 43,6% các đối
tượng được khảo sát bị SDD, trong đó đối
tượng SDD nặng chiếm 5,3%.
Bảng 9: Mối liên quan giữa SDD theo phương
pháp SGA và đặc điểm dân số xã hội của bệnh
nhân UTĐTT (n=94)
Đặc tính
SGA
p
PR
(KTC 95%)
SDD
n (%)
Không
SDD
n (%)
Trình độ học vấn
0,021*
Không biết chữ -
Tiểu học
22(61,1) 14(38,9) 1
THCS 6(31,6) 13(68,4) 0,7 (0,5–0,9)
THPT trở lên13(33,3) 26(66,7) 0,5 (0,3–0,9)
* Kiểm định chi bình phương có tính khuynh hướng
Liên quan giữa các đặc điểm dân số xã hội
và tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp
SGA chỉ có yếu tố trình độ học vấn liên quan
có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Đối tượng có
trình độ văn hóa càng cao càng biết quan tâm
đến dinh dưỡng của bản thân.
Bảng 10: Mối liên quan giữa SDD theo phương
pháp SGA và đặc điểm dân số xã hội của bệnh
nhân UTĐTT (n=53)
Đặc tính
Albumin
p
PR
(KTC 95%)
SDD
n (%)
Không
SDD
n (%)
Trình độ học vấn
0,66**
Không biết chữ -
Tiểu học
7(31,8) 15(68,2) 1
THCS 3(21,4) 11(78,6) 0,7 (0,2–2,2)
THPT trở lên 3(17,6) 34(82,4) 0,5 (0,2–1,8)
**Kiểm định chính xác Fisher
Khi đánh giá SDD bằng albumin huyết
thanh, không có mối liên hệ có ý nghỉa thống
kê giữa trình độ học vấn và trình trạng SDD (p
> 0,05).
Bảng 11: Mối liên quan giữa các xét nghiệm chức
năng cơ thể và tình trạng dinh dưỡng theo phương
pháp SGA (n=94)
Đặc tính
SGA
p
PR
(KTC 95%)
SDD
n (%)
Không
SDD
n (%)
Số lượng lympho
0,882
Không giảm 33 (44,0) 42 (56,0) 1
Giảm 8 (42,1) 11 (57,9) 1,0 (0,5–1,7)
Hemoglobin
0,001
Không giảm 20 (31,7) 43 (68,3) 1
Giảm 21 (67,7) 10 (32,3) 2,1 (1,4–3,3)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 127
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
tình trạng SDD theo phương pháp SGA và sự
giảm nồng độ Hemoglobin. Tỉ lệ SDD ở nhóm
có nồng độ Hemoglobin giảm là 67,7% cao gấp
2,1 lần so với nhóm có nồng độ Hemoglobin
trong giới hạn bình thường với PR = 2,1 KTC
95% là 1,4 – 3,3 và p = 0,001.
Bảng 12: Mối liên quan tình trạng dinh dưỡng
theo phương pháp SGA và tình trạng dinh dưỡng
theo albumin huyết thanh (n=53)
Albumin
huyết
thanh
SGA
p
PR
(KTC 95%)
Không
SDD
n (%)
SDD
nhẹ
n (%)
SDD
nặng
n (%)
Bình
thường
25(62,5) 13(32,5) 2 (5,0)
0,035*
1
SDD nhẹ -
trung bình
5 (50,0) 4(40,0) 1 (10,0)
1,9
(1,3–2,6)
SDD nặng
0 (0,0) 1 (33,3) 2 (66,7)
3,5
(1,7–6,9)
* Kiểm định chi bình phương có tính khuynh hướng
Có mối liên quan có tính khuynh hướng
giữa chỉ số albumin huyết thanh và tình trạng
dinh dưỡng theo phương pháp SGA. Tỉ lệ
SDD theo SGA ở đối tượng có chỉ số albumin
huyết thanh giảm nhẹ và nặng lần lượt là 50%
và 100%; cao gấp 1,9 lần và 3,5 lần so với
nhóm albumin bình thường (p < 0,05).
BÀN LUẬN
Tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp
SGA
Dựa trên phương pháp SGA để đánh giá
có 44,1% đối tượng nghiên cứu bị SDD, trong
đó SDD nặng chiếm 5,3%. Kết quả này cao
hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh
(33,9%) trên các đối tượng UTĐTT, tuy nhiên
thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Lưu
Ngân Tâm trên các bệnh nhân gan mật tụy
(56,7%), của Dương Thị Phượng (2017) trên
bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa
(56,1%)(6,12, 16). So với một số nghiên cứu tương
tự được thực hiện ở nước ngoài, tỉ lệ SDD theo
SGA do chúng tôi ghi nhận được tương tự với
kết quả nghiên cứu của Burden và cộng sự
(41,2%); cao hơn so với kết quả của Barbosa
(36,4%) và thấp hơn kết quả của Gupta (48%),
tất cả đều được thực hiện trên đối tượng
UTĐTT. Qua đó có thể thấy do tính chất của
công cụ SGA là đánh giá chủ quan và do các
nghiên cứu được thực hiện tại nhiều khu vực
khác nhau với những nền kinh tế và thói quen
ăn uống tập luyện khác nhau nên kết quả tỉ lệ
SDD có thể khác nhau. Qua đánh giá, tỉ lệ các
đối tượng cần được nâng cao tình trạng dinh
dưỡng theo SGA cao hơn nhiều so với đánh
giá theo BMI hay albumin huyết thanh.
Albumin và một số các dấu ấn huyết thanh
khác hiệu quả hơn để phát hiện tình trạng
viêm và chỉ nên được sử dụng bổ sung sau khi
thăm khám. Chỉ số BMI chủ yếu đánh giá cân
nặng hơn là lượng mỡ thừa, tương quan giữa
BMI và lượng mỡ trong cơ thể chịu ảnh hưởng
từ nhiều yếu tố (tuổi, giới, dân tộc và khối cơ)
do vậy BMI không phản ánh được những thay
đổi kết cấu cơ thể xảy ra do bệnh mạn tính
như ung thư. Phương pháp SGA kết hợp cả
bệnh sử lẫn thăm khám thực thể do đó SGA là
một công cụ giúp phát hiện sớm hơn nguy cơ
SDD cũng như tình trạng SDD của bệnh nhân.
Điều này cũng giải thích vì sao tỉ lệ SDD theo
phương pháp SGA trong nhiều nghiên cứu kể
cả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với
nhiều phương pháp khác(2,8).
Tình trạng dinh dưỡng theo albumin huyết
thanh
Dựa trên albumin huyết thanh để đánh giá
có 24,5% đối tượng nghiên cứu bị SDD, trong
đó SDD nặng chiếm 5,6%. Tỉ lệ này tương
đương với kết quả của Nguyễn Thùy Linh
(23,8%) và cao hơn so với tỉ lệ nghiên cứu của
Ngô Thị Linh (8,3%)(14, 15). Nghiên cứu của
chúng tôi tuy thực hiện trên cùng một đối
tượng bệnh nhân như nghiên cứu của Ngô Thị
Linh nhưng kết quả không tương đồng có thể
do sự khác biệt về cỡ mẫu cũng như nơi thực
hiện.
Tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số khối cơ thể
Dựa trên BMI để đánh giá có 20,2% đối
tượng nghiên cứu bị SDD, trong đó SDD nặng
chiếm 5,3%. Kết quả này tương đương với
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 128
nghiên cứu của Ngô Thị Linh (19,4%); thấp
hơn so với kết quả của Nguyễn Thị Thanh đều
thực hiện trên NB UTĐTT (26%), của Lưu
Ngân Tâm và Nguyễn Thùy An trên đối tượng
phẫu thuật gan mật tụy (25,8%)(12,14,16).
Mối liên quan giữa tình trạng SDD theo
phương pháp SGA và các đặc điểm khảo sát
Tỉ lệ SDD ở các đối tượng có hemoglobin
giảm cao gấp 2,1 lần nhóm hemoglobin không
giảm. Nguyên nhân gây ra sự thiếu máu ở các
đối tượng bệnh nhân UTĐTT có thể do thiếu
hụt dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng cần
thiết cho quá trình tạo máu hoặc xuất huyết
tiêu hóa đại thể và vi thể, đây những dấu hiệu
thường thấy ở bệnh nhân UTĐTT(13).
Chỉ số albumin càng thấp thì nguy cơ SDD
của đối tượng càng cao. Kết quả này tương
đương kết quả nghiên cứu của Ngô Thị
Linh(14). Có thể nói trong dân số nghiên cứu
này, chỉ số albumin huyết thanh và đánh giá
dinh dưỡng theo SGA phản ánh các quá trình
bệnh lý giống nhau(11).
KẾT LUẬN
Tỉ lệ SDD trước mổ ở bệnh nhân UTĐTT
có chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện Bình Dân
theo từng phương pháp: Phương pháp SGA:
43,6% (trong đó 38,3% nguy cơ SDD; 5,3%
SDD nặng)
BMI: 20,2% (14,9% SDD nhẹ - vừa; 5,3%
SDD nặng). Albumin huyết thanh: 18,9%. Có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình
trạng SDD theo phương pháp SGA với trình
độ học vấn, sự giảm nồng độ hemoglobin và
chỉ số albumin huyết thanh.
KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng
SDD ở bệnh nhân UTĐTT cao và cần tiến hành
đánh giá dinh dưỡng toàn diện cho bệnh nhân
trước khi nhập viện phẫu thuật để phát hiện
và can thiệp kịp thời. Đối với những bệnh
nhân tình trạng dinh dưỡng tốt theo SGA cần
phối hợp kĩ thuật đánh giá khác để xác định
tình trạng thừa cân – béo phì. Điều tra khẩu
phần ăn cụ thể và sự thiếu hụt vi chất để đưa
ra lời khuyên dinh dưỡng thích hợp cho bệnh
nhân khi xuất viện. Đặc biệt là ở các bệnh
nhân UTĐTT sau khi phẫu thuật lấy khối u
phải duy trì được TTDD tốt và phù hợp cho
hóa trị, xạ trị sau đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barbosa LR, Lacerda-Filho A, Barbosa LC (2014).
Immediate preoperative nutritional status of patients with
colorectal cancer: a warning. Arquivos de Gastroenterologia,
51: 331-336.
2. Bharadwaj S, Shaiva G, Parul T, Tushar DG (2016).
Malnutrition: laboratory markers vs nutritional
assessment. Gastroenterology Report, 4 (4): 272-280.
3. Bộ Y tế (2015) Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế, Hà Nội.
4. Burden ST, Hill J, Shaffer JL, Todd C (2010). "Nutritional
status of preoperative colorectal cancer patients". Journal of
Human Nutrition and Dietetics, 23 (4), 402-407.
5. Burgos R, Sarto B, Elio I (2012). Prevalence of malnutrition
and its etiological factors in hospitals. Nutricion
Hospitalaria, 27 (2): 469-476.
6. Dương Thị Phượng, Đinh Đức Thiện, Bùi Thị Phương,
Nguyễn Thùy Linh (2017). Tình trạng dinh dưỡng, biến
chứng sau phẫu thuật trên bệnh nhân phẫu thuật đường
tiêu hóa tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016 và một
số yếu tố liên quan. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 13
(4): 85-91.
7. Garth AK, Newsome CM, Simmance N, Crowe TC (2010).
Nutritional status, nutrition practices and post-operative
complications in patients with gastrointestinal cancer.
Journal of Human Nutrition and Dietetics, 23 (4): 393-401.
8. Gupta D, Lammersfeld CA, Vashi PG (2005). Prognostic
significance of Subjective Global Assessment (SGA) in
advanced colorectal cancer. European Journal of Clinical
Nutrition, 59 (1): 35-40.
9. Gupta D, Lis CG, Granick J (2006). Malnutrition was
associated with poor quality of life in colorectal cancer: a
retrospective analysis. Journal of Clinical Epidemiology, 59
(7): 704-709.
10. Leandro-Merhi VA, Braga de Aquino JL (2010).
Nutritional status and length of hospital stay for surgical
patients. Nutricion Hospitalaria, 25 (3): 468-9.
11. Longo DL, Kasper DL, Jameson JL, Fauci AS (2011).
Malnutrition and Nutritional Assessment. In: Dan L.
Longo (Ed). Harrison's Principles of Internal Medicine,
Vol. 1, 18th edition, pp 1578-1592. The McGraw-Hill
Companies, Inc., The United States of America.
12. Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thùy An (2011). Tình trạng dinh
dưỡng trước mổ và biến chứng nhiễm trùng sau phẫu
thuật gan mật tụy tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y Học
TP. Hồ Chí Minh, 15 (4): 387-396.
13. Majumdar SR, Fletcher RH, Evans AT (1999). How does
colorectal cancer present? Symptoms, duration, and clues
to location. The American Journal of Gastroenterology, 94
(10): 3039-3045.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 129
14. Ngô Thị Linh, Hà Nguyễn Kính Long, Nguyễn Xuân
Hùng, Trịnh Thị Thanh Bình (2017). Tình trạng dinh
dưỡng trước phẫu thuật của bệnh nhân ung thư đại trực
tràng tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và một số yếu tố
liên quan. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 13 (4): 124-
130.
15. Nguyễn Thùy Linh, Dương Thị Phượng, Trần Thị Giáng
Hương, Nguyễn Thúy Nam (2017). Tình trạng dinh
dưỡng của bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Đại học Y Hà
Nội năm 2016. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 13 (4): 8-
15.
16. Nguyễn Thị Thanh, Phạm Văn Phú, Trần Hiếu Học, Trần
Thị Hằng, Nguyễn Ngọc Trâm Anh (2017). Tình trạng
dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đại trực tràng trước
và sau mổ 7 ngày tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bạch
Mai năm 2016 – 2017. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 13
(4): 99-105.
Ngày nhận bài báo: 01/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ti_le_suy_dinh_duong_truoc_mo_o_benh_nhan_ung_thu_dai_truc_t.pdf