Tỉ lệ sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

Tài liệu Tỉ lệ sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão Bệnh viện Nhân Dân Gia Định: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 184 TỈ LỆ SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI KHOA LÃO BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Trần Thị Thanh Thảo*, Nguyễn Trần Tố Trân**, Nguyễn Văn Trí**, Nguyễn Minh Phụng *** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sa sút trí tuệ (SSTT) là bệnh lý thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi nằm viện tại khoa Lão. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu xác định tỉ lệ hiện mắc SSTT tại khoa Lão bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỉ lệ hiện mắc SSTT ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa Lão, xác định các yếu tố liên quan như tuổi, giới, trình độ học vấn, nguyên nhân nhập viện, thời gian nằm viện. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả gồm 433 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên nhâp khoa Lão bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016. Chẩn đoán SSTT theo tiêu chuẩn DSM-V. Kết quả: Tỉ lệ hiện mắc SSTT tại Khoa Lão là 36,3%. SSTT có mối liên quan với t...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 184 TỈ LỆ SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI KHOA LÃO BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Trần Thị Thanh Thảo*, Nguyễn Trần Tố Trân**, Nguyễn Văn Trí**, Nguyễn Minh Phụng *** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sa sút trí tuệ (SSTT) là bệnh lý thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi nằm viện tại khoa Lão. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu xác định tỉ lệ hiện mắc SSTT tại khoa Lão bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỉ lệ hiện mắc SSTT ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa Lão, xác định các yếu tố liên quan như tuổi, giới, trình độ học vấn, nguyên nhân nhập viện, thời gian nằm viện. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả gồm 433 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên nhâp khoa Lão bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016. Chẩn đoán SSTT theo tiêu chuẩn DSM-V. Kết quả: Tỉ lệ hiện mắc SSTT tại Khoa Lão là 36,3%. SSTT có mối liên quan với tuổi, trình độ học vấn, thời gian nằm viện, nhâp viện vì viêm phổi, rối loạn nước và điện giải. Kết luận: Bệnh nhân cao tuổi tại khoa Lão có tỉ lệ mắc SSTT rất cao. SSTT liên quan với nhập viện vì viêm phổi, rối loạn nước và điện giải. Từ khoá: sa sút trí tuệ, khoa Lão, DSM-V ABSTRACT PREVALENCE OF DEMENTIA AND RELATED FACTORS AMONG ELDERLY PAITENTS IN GERIATRIC DEPARTMENT AT GIA DINH HOSPITAL Tran Thi Thanh Thao, Nguyen Tran To Tran, Nguyen Van Tri, Nguyen Minh Phung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 184 - 188 Background: Dementia is prevalent in elderly patients, especially in geriatric departments. However, few studies addressed the prevalence of dementia at geriatric department in Vietnam. Hence, it is necessary to elucidate this issue. Objectives: To determine the prevalence of dementia in elderly patients in geriatric department at Gia Dinh hospital, and its related factors such as: age, sex, education, causes of hospital admission and hospital length of stay. Methods: A cross sectional study included 433 elderly patients in geriatric department from September 2015 to May 2016. Diagnosis of dementia was undertaken using DSM-V criteria. Results: the prevalence of dementia was 36.3%. Age, education were significantly associated with dementia. Patients with dementia had longer hospital length of stay than patients without the condition. The most common causes of hospitalization among them were pneumonia, dehydration and electrolyte disorders. Conclusions: The prevalence of dementia in geriatric department was high. The patients with dementia had high risk of hospitalization due to pneumonia, dehydration and electrolyte disorders. * Học viên cao học Lão khoa- đại học Y Dược TPHCM, ** Bộ môn Lão khoa- đại học Y Dược TPHCM, *** Bệnh viện Nhân Dân Gia Định Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Thanh Thảo ĐT: 0984993935. Email: tranthanhthao0110@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 185 Keywords: dementia, geriatric department, DSM-V ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hoá dân số vào năm 2011, với tỉ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 10,1%. Đây là thách thức cho nền y tế với sự thay đổi mô hình bệnh tật, nổi bật là sự gia tăng các bệnh mạn tính và thoái hoá, điển hình là SSTT. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây tàn phế, giảm chất lượng sống ở NCT. SSTT làm tăng nguy cơ nhập viện lên 3,6 lần(4), góp phần kéo dài thời gian nằm viện, điều này giải thích cho lí do tại sao tỉ lệ mắc SSTT trong bệnh viện lại cao hơn rất nhiều tại cộng đồng. Nghiên cứu của tác giả Mukadam tổng hợp các nghiên cứu về SSTT tại bệnh viện tại khoa Cấp Cứu, khoa Nội, Khoa Ngoại, khoa Lãocho thấy tỉ lệ SSTT là từ 19 đến 63%, trong đó, tác giả nhận định tỉ lệ này ở khoa Lão và các đơn vị Lão Khoa chiếm tỉ lệ cao nhất(6). Tuy nhiên, tại nước ta, các nghiên cứu về mô hình bệnh tật ở NCT nằm viện tại khoa Lão lại ghi nhận một tỉ lệ rất thấp bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán là SSTT, điều này cho thấy lĩnh vực này chưa được quan tâm nhiều(11).Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xác định tỉ lệ hiện mắc SSTT và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi tại khoa. Lão bệnh viện Nhân Dân Gia Định nhằm mục đích nâng cao nhận thức về bệnh lý này ở các bác sĩ Lão Khoa, góp phần chẩn đoán sớm và điều trị SSTT một cách hiệu quả hơn. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỉ lệ SSTT ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa Lão bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Xác định mối liên quan của SSTT với một số yếu tố: tuổi, giới, trình độ học vấn, nguyên nhân nhập viện, thời gian nằm viện. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa Lão từ tháng 9/2015 đến 5/2016. Tiêu chẩn nhận vào Các bệnh nhân ≥ 60 tuổi đang điều trị hoặc mới nhập vào khoa, tự nguyện tham gia và hợp tác trong quá trình khám lâm sàng và làm trắc nghiệm thần kinh tâm lý. Tiêu chuẩn loại trừ Có tình trạng bệnh lý nội khoa nặng như phải đặt sonde dạ dày, mở khí quản Bệnh nhân bị thất ngôn, khiếm khuyết về thị lực, thính lực và không hợp tác đầy đủ. Bệnh nhân bị sảng, đột quị cấp, trầm cảm nặng, tâm thần phân liệt. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Mô tả, cắt ngang. Cỡ mẫu Công thức tính cỡ mẫu N= Z1-/2 2 p(1-p)/ d2 Với: Z1-/2 = 1,96 (độ tin cậy 95%). p = tỉ lệ bệnh trong dân số, ước lượng 0,5, d = sai số = 0,05. Tính được n = 384 người từ 60 tuổi trở lên. Chúng tôi thu thập kết quả của 433 người. Quy trình tiến hành Bệnh nhân thỏa tiêu chí chọn mẫu sẽ được đánh giá chức năng nhận thức bằng thang tầm soát tâm thần thu gọn MMSE(5) (Mini Mental Statement Examination), được xem là bất thường khi MMSE <24 điểm (bệnh nhân biết chữ)(7), hoặc < 18 điểm (bệnh nhân mù chữ)(1,3) và bảng đánh giá khả năng độc lập trong cuộc sống hằng ngày IADL (instrumental activities of daily living) với hạn chế từ 1 hoạt động IADL được xem là bất thường(2,4). Chẩn đoán sa sút trí tuệ theo tiêu chuẩn DSM-V. Xử lý số liệu Số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 186 Dùng phép kiểm T-test, phép kiểm χ² để tìm mối liên quan giữa SSTT với các yếu tố: tuổi, giới, học vấn, thời gian nằm viện, nguyên nhân nhập viện. Giá trị p<0.05 được xem là có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Có 433 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Đặc điểm dân số Tuổi trung bình là 78,06 ± 8,92 tuổi, trong đó, nữ giới chiếm 71,4%, tỉ lệ mù chữ là 36,4%. Thời gian nằm viện trung bình là 11,86 ± 6,7 ngày. Các nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở bệnh nhân cao tuổi là viêm phổi (50,3%), rối loạn nước và điện giải (11%), đau thắt ngực(7,4%), nhiễm trùng tiểu(4,6%). Tỉ lệ mắc SSTT Tỉ lệ SSTT là 36,3%, trong đó, chỉ có 7% (11 trường hợp) đã được chẩn đoán và đang điều trị SSTT. Các yếu tố liên quan đến SSTT Bảng 1: Mối liên quan giữa SSTT và các yếu tố dịch tễ Nhóm tuổi SSTT n(%) Không SSTT n(%) p Tuổi trung bình 82,13±7,56 tuổi 75,74± 8,91 tuổi < 0,001 60-69(75) 10 (13,3) 65 (86,7) 70-79(164) 43(26,2) 121 (73,8) 80-89(150) 81(54) 69(46) ≥90(44) 23(52,3) 21(47,7) Giới nam 52(41,9) 72(58,1) 0,12 Nữ 105(33,9) 204(66,1) Trình độ học vấn Biết chữ 70(25,5) 204(74,5) < 0,001 Mù chữ 87(54,7) 72(45,2) Tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc SSTT càng tăng. Bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên có tỉ lệ mắc SSTT trên 50%. Tỉ lệ mắc SSTT ở nam (41,9%) cao hơn ở nữ (33,9%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bệnh nhân mù chữ mắc SSTT cao hơn bệnh nhân biết chữ, p<0,001. Bảng 2: Mối liên quan giữa SSTT và nguyên nhân nhập viện Nguyên nhân nhập viện SSTT (157) Không SSTT (276) p OR Viêm phổi 79(50,3) 98(35,5) 0,003 1,84(1,24-2,74) Rối loạn nước và điện giải 16 (10,2) 14 (5,07) 0,043 2,1 (1,04-4,62) Đau thắt ngực 10(6,4) 21(7,6) 0,631 1,20(0,58-2,47) Nhiễm trùng tiểu 8(5,1) 12(4,3) 0,722 0,85(0,36-2,04) Đau lưng 6(3,8) 21(7,6) 0,117 1,99(0,82-4,83) Tỉ lệ nhập viện vì viêm phổi, rối loạn nước và điện giải ở nhóm bệnh nhân SSTT cao hơn nhóm bệnh nhân không SSTT, p<0,05. Bảng 3: Mối liên quan giữa SSTT và thời gian nằm viện Thời gian nằm viện SSTT (ngày) Không SSTT (ngày) p Dài nhất 38 17 Ngắn nhất 2 2 Trung bình 14,21 ± 7,7 10,53 ± 5,6 <0,001 Thời gian nằm viện của nhóm bệnh nhân SSTT dài hơn nhóm bệnh nhân không SSTT là 4 ngày, p<0,001. BÀN LUẬN Tỉ lệ SSTT Tỉ lệ mắc SSTT ở bệnh nhân cao tuổi nằm viện là 36,3%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn khi so sánh với nghiên cứu của Trần Công Thắng là 51,94%(10). Điều này có thể giải thích do đối tượng nghiên cứu của tác giả là nhóm bệnh nhân cao tuổi mắc đái tháo đường, và phải nhập viện vì kiểm soát đường huyết không tốt, đây là một yếu tố nguy cơ của SSTT. Tỉ lệ SSTT ở bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên là 38,4%, tương tự với kết quả nghiên cứu của Marengoni tiến hành tại đơn vị chăm sóc Lão khoa tại Ý, trên đối tượng bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên là 38,9%. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận chỉ có 7% trường hợp đã được chẩn đoán SSTT trước đó, thấp hơn rất nhiều tỉ lệ 19,5% bệnh nhân đã được chẩn đoán SSTT của tác giả. Điều này cho thấy SSTT hiện chưa được quan tâm đúng mức trên người cao tuổi, sẽ bỏ sót nhiều trường hợp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 187 mắc SSTT. Việc chẩn đoán SSTT phụ thuộc nhiều vào bác sĩ lâm sàng có nghi ngờ hay không để tiến hành tầm soát. Các yếu tố dịch tễ liên quan đến SSTT Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc SSTT càng tăng. Cứ mỗi 10 năm, tỉ lệ này tăng lên gấp đôi, và hơn ½ bệnh nhân bị SSTT là ở nhóm đại lão. SSTT không có mối liên quan với giới tính, nhận định này tương tự với nghiên cứu Rottetdam, tỉ lệ mắc SSTT ở nam và nữ khác nhau không có ý nghĩa thống kê, RR=1, CI 95% là 0,8- 1,24. Tuy nhiên, khi phân chia dưới nhóm SSTT như bệnh Alzheimer và SSTT mạch máu lại cho kết quả khác nhau có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của chúng tôi một lần nữa khẳng định mối liên quan giữa SSTT và trình độ học vấn. Tỉ lệ SSTT cao ở nhóm mù chữ có thể giài thích do dự trữ nhận thức thấp, kiểm soát kém các yếu tố nguy cơ mạch máu, gặp khó khăn trong quá trình đánh giá nhận thức. Mối liên quan giữa SSTT và nguyên nhân nhập viện Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy bệnh nhân SSTT nhập viện vì viêm phổi chiếm hơn 50%, cao hơn so với nhóm không SSTT là 35,5%, p<0,05. Kết quả này tương tự với Samspon, tỉ lệ bệnh nhân SSTT nhập viện vì viêm phổi là 23,8%, cao hơn so với 8,2% ở nhóm không SSTT, p<0,05(8). Tương tự, nghiên cứu của Torian cho thấy 41,1% bệnh nhân nhập viện vì viêm phổi mắc SSTT, tỉ lệ này ở nhóm bệnh nhân không SSTT là 13,2%, p= 0,015(9). Suy yếu hệ thống miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng ở NCT. Đặc biệt, ở bệnh nhân SSTT, nguy cơ này càng cao hơn. Thứ nhất, bệnh nhân SSTT tiếp xúc nhiều hơn các tác nhân do chịu ảnh hưởng các yếu tố như giảm vận động, thiếu nước, hạn chế hoạt động chức năngThứ hai, bệnh nhân SSTT có xu hướng giảm hay trì hoãn các hành vi tìm kiếm trợ giúp vì chậm phát hiện các triệu chứng bệnh hay hạn chế trong kỹ năng giao tiếp. và hậu quả là, bệnh nhiễm trùng sẽ không được chẩn đoán ở bệnh nhân SSTT cho đến khi triệu chứng bệnh trầm trọng hoặc xảy ra các triệu chứng như mê sảng, sẽ gây nhầm lẫn cho người chăm sóc và nhân viên y tế, xem đó là một triệu chứng của bệnh SSTT hơn là đi tìm nguyên nhân thúc đẩy tình trạng này. Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy tỉ lệ nhập viện vì rối loạn nước và điện giải (mất nước, hạ Natri, tăng Natri, tăng Kali máu) ở nhóm SSTT cao hơn ở nhóm không SSTT (10,2% so với 5,7%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của tác giả Natalwala cũng nhận định tương tự, tỉ lệ này ở nhóm SSTT là 3,08%, cao hơn nhiều nhóm không SSTT là 0,3%, p<0,001(9). Giải thích cho lí do tại sao bệnh nhân SSTT lại có nguy cơ nhập viện vì rối loạn nước và điện giải nhiều hơn, câu trả lời có liên quan đến tình trạng thiếu dinh dưỡng. Bệnh nhân SSTT giảm khả năng cảm nhận đói và khát, giảm nhạy cảm mùi vị và cần trợ giúp trong việc tự ăn uống, do đó, tăng tỉ lệ mất nước, hạ Natri. Điều này đòi hỏi cần có những chương trình giáo dục dinh dưỡng cho bệnh nhân SSTT. Ngược lại, rối loạn nước và điện giải làm nặng thêm tình trạng SSTT, tăng nguy cơ té ngã và nhiễm trùng. Kết quả của chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa SSTT và nhiễm trùng tiểu. Trái ngược với chúng tôi, các nghiên cứu trên thế giới đều ghi nhận sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê tỉ lệ nhập viện vì nhiễm trùng tiểu ở nhóm bệnh nhân SSTT là cao hơn nhóm không SSTT(7,8). Sự khác biệt này có thể giải thích do trong nghiên cứu của chúng tôi, số lượng bệnh nhân nhập viện vì nhiễm trùng tiểu chiếm tỉ lệ thấp nên chưa có tính đại diện. Nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa SSTT và các nguyên nhân nhập viện thường gặp khác như đau thắt ngưc, đau lưng. Kết quả này cũng tương tự với các nghiên cứu khác(7,9). Mối liên quan giữa SSTT và thời gian nằm viện Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy SSTT làm kéo dài thời gian nằm viện, p < 0,001, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 188 nhận định này tương tự nghiên cứu của Lyketsos Samspon(3,8). Lý do của việc kéo dài thời gian nằm viện ở bệnh nhân SSTT vẫn chưa rõ ràng, nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa SSTT và hạn chế hoạt động chức năng, tăng nguy cơ sảng và cần nhiều thời gian hồi phục bệnh cấp hơn, ngoài ra, bệnh nhân SSTT thường được trì hoãn xuất viện vì khó khăn trong việc đánh giá thời điểm an toàn thích hợp để xuất viện. KẾT LUẬN SSTT là bệnh thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi nằm viện tại khoa Lão bệnh viện Nhân Dân Gia Định, với tỉ lệ hiện mắc là 36,3%, tuy nhiên, chỉ có 7% bệnh nhân đã được chẩn đoán. Do đó, cần tiến hành tầm soát SSTT ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa Lão. Chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa SSTT với tuổi, trình độ học vấn. SSTT cũng làm kéo dài thêm thời gian nằm viện, tăng nguy cơ nhập viện vì viêm phổi, rối loạn nước và điện giải. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aprahamian I, Martinelli JE, Cecato J, Yassuda MS (2011),”Screening for Alzheimer's disease among illiterate elderly: accuracy analysis for multiple instruments", J Alzheimers Dis. 26(2), tr. 221-9. 2. Lawton MP và Brody EM (1969),”Assessment of older people: self-maintaining and instrumental activities of daily living", Gerontologist. 9 (3), tr. 179-86. 3. Lyketsos CG, Sheppard JM và Rabins PV (2000),”Dementia in elderly persons in a general hospital", Am J Psychiatry. 157(5), tr. 704-7. 4. Maslow K. (2004),”Dementia and serious coexisting medical conditions: A double whammy", Nursing Clinics of North America. 39(3), tr. 561-79. 5. Mitchell AJ (2009),”A meta-analysis of the accuracy of the mini- mental state examination in the detection of dementia and mild cognitive impairment.", J Psychiatr Res. 43(4), tr. 411-31. 6. Mukadam N và Sampson EL (2011),”A systematic review of the prevalence, associations and outcomes of dementia in older general hospital inpatients", Int Psychogeriatrics. 23(3), tr. 344-55 7. Natalwala A, Potluri R, Uppal H, Heun R (2008),”Reasons for Hospital Admissions in Dementia Patients in Birmingham, UK, during 2002–2007”, Dement Geriatr Cogn Disord. 26, tr. 499-505 8. Sampson EL và Blanchard MR (2009),”Dementia in the acute hospital: prospective cohort study of prevalence and mortality", Br J Psychiatry 195(1), tr. 61-6. 9. Torian L and et al (1992),”The effect of dementia on acute care in a geriatric medical unit", Int Psychogeriatrics. 4(2), tr. 231-9. 10. Trần Công Thắng và Tống Mai Trang (2011),”Khảo sát thay đổi trí nhớ và suy giảm nhận thức trên bệnh nhân đái tháo đường", Tạp chí y học. 15(2), tr. 81-83 11. Võ Văn Tỵ và Trần Mạnh Hùng (2012),”Khảo sát mô hình bệnh tật và tử vong tại bệnh viện Thống Nhất năm 2010", Nghiên cứu Y học. 16(Phụ bản của Số 1), tr. 11-6. Ngày nhận bài báo: 18/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfti_le_sa_sut_tri_tue_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_benh_nhan_cao.pdf
Tài liệu liên quan