Tỉ lệ rối loạn lo âu và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm tại phòng khám bác sĩ gia đình

Tài liệu Tỉ lệ rối loạn lo âu và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm tại phòng khám bác sĩ gia đình: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 195 TỈ LỆ RỐI LOẠN LO ÂU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM TẠI PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH Đặng Thị Hiền*, Lê Thanh Toàn* Đặt vấn đề: Rối loạn lo âu là nguyên nhân đứng thứ hai về gánh nặng bệnh tật trong nhóm bệnh không lây nhiễm. Tỉ lệ rối loạn lo âu ở những bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm là rất cao, đặc biệt ở những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, bệnh phổi mạn tính và bệnh đái tháo đường. Rối loạn lo âu đã và đang ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, cụ thể là bệnh nhân khám bệnh, theo dõi bệnh tại các phòng khám ngoại trú. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định tỉ lệ rối loạn lo âu và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm tại phòng khám bác sĩ gia đình, nơi bệnh nhân đến khám và tái khám bệnh ngoại trú thường xuyên theo lịch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiêng cứu mô tả cắt ...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ rối loạn lo âu và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm tại phòng khám bác sĩ gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 195 TỈ LỆ RỐI LOẠN LO ÂU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM TẠI PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH Đặng Thị Hiền*, Lê Thanh Toàn* Đặt vấn đề: Rối loạn lo âu là nguyên nhân đứng thứ hai về gánh nặng bệnh tật trong nhóm bệnh không lây nhiễm. Tỉ lệ rối loạn lo âu ở những bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm là rất cao, đặc biệt ở những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, bệnh phổi mạn tính và bệnh đái tháo đường. Rối loạn lo âu đã và đang ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, cụ thể là bệnh nhân khám bệnh, theo dõi bệnh tại các phòng khám ngoại trú. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định tỉ lệ rối loạn lo âu và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm tại phòng khám bác sĩ gia đình, nơi bệnh nhân đến khám và tái khám bệnh ngoại trú thường xuyên theo lịch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiêng cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên những bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm đến khám tại phòng khám bác sĩ gia đình Bệnh viện quận 2, thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 03 / năm 2017 đến tháng 07 /năm 2017. Những người tham gia được phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi về sức khoẻ bệnh nhân, thang đo rối loạn lo âu Zung. Phân tích dữ liệu được thực hiện bằng Stata/IC phiên bản 13.0. Kết quả: Trong số 238 người tham gia nghiên cứu, rối loạn lo âu (n = 110, 46,2%). Phân tích hai chiều cho thấy có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê (P <0,05) giữa rối loạn lo âu và các yếu tố như có mâu thuẫn (PR=1,78; KTC 95% 1,27 – 2,25; P=0,047), số bệnh mắc (PR=1,24; P=0,027; KTC 95% 1,03 – 1,51), có lo lắng về bệnh (PR=2,16; KTC 95% 1,67 – 2,80; P<0,001), sợ bênh nặng/sợ chết (PR=1,89; P<0,001; KTC 95% 1,47 – 2,43), sợ không đủ tiền chữa bệnh (PR=2,08; KTC 95% 1,66 – 2,60; P<0,001), sợ không có người chăm sóc (PR=2,23; P=0,001; KTC 95% 1,96 – 2,62), có mất ngủ (PR=1,41; P=0,028; KTC 95% 1,02 – 1,96). Kết luận: Tỉ lệ rối loạn lo âu ở bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm đến khám tại Phòng khám Bác sĩ Gia đình BV Quận 2 năm 2017 là 46,2%. Trong đó, rối loạn lo âu mức độ nhẹ (chiếm 96,4%), rối loạn lo âu mức độ vừa (chiếm 3,6%) và không có rối loạn lo âu mức độ nặng. Từ khóa: rối loạn lo âu, bệnh không lây nhiễm, bác sĩ gia đình ABSTRACT RATE OF ANXIETY DISORDER AND RELATIVE FACTORS IN PATIENTS WITH NON-COMMUNICABLE DISEASES IN FAMILY OUTPATIENT SETTING Dang Thi Hien, Le Thanh Toan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 189 - 193 Background: anxiety disorder is the second cause of disease burden among non-communicable diseases. The rate of anxiety disorder in patients with non-communicable diseases are very high, especially, the patients with cardiovascular diseases, chronic pulmonary diseases and mellitus diabetes. Anxiety disorder has impacted on the outcome of treatment, quality of life, especially, on patients in outpatient settings. Aims: The aims of this study were to estimate the rate of anxiety disorder and relative factors in patients with non-communicable diseases in family outpatient settings, where patients come to get treatment and follow up their condition regularly. * Đại Học Y Dược, TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Lê Thanh Toàn ĐT: 0906638689 Email: letoanmd@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 196 Materials and method: We conducted cross-study and analyzed 238 patients with non-communicable disease visiting family physicians from March 2017 to July 2017 in district hospital 2. All the participants were interviewed by questionnaire and Zung scale scoring. The statistical data was analyzed by Stata/IC 13.0. Result: Of the 238 who participated in the study, anxiety disorders (n = 110, 46.2%). Bivariate analysis showed significant negative association (P < 0.05) between anxiety disorders and factors such as conflicting (PR = 1.78; KTC 95% 1.27-2.25; P = 0.047), the number of diseases (PR = 1.24; P = 0.027; KTC 95% 1.03-1.51), worry about the disease (PR = 2.16; KTC 95% 1.67-2.80; P 0.001), become more serious /fear of death (PR = 1.89; P 0.001 <; KTC 95% 1.47-2.43), fear of not enough money (PR = 2.08; CI 95% of 1.66-2.60; P< 0.001), the fear of not having health care (PR = 2.23; P = 0.001; KTC 95% 1.96-2.62), insomnia (PR = 1.41; P = 0.028; KTC 95% 1.02-1.96). Conclusion: The rate of anxiety disorders is 46.2% found in patients with non-communicable diseases, visiting family outpatient setting in district hospital 2. In it, mild form - 96.4%, medium - 3.6% and serious forms were not registered. Key words: anxiety disorder, non-communicable disease, family doctor ĐẶT VẤN ĐỀ Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế Giới, năm 2008 trong tổng số 57 triệu trường hợp tử vong toàn cầu có 36 triệu trường hợp là do bệnh không lây nhiễm(18). Gánh nặng bệnh không lây nhiễm lớn nhất ở các nước thu nhập trung bình và thấp, chiếm gần 80% số tử vong do bệnh không lây nhiễm trên toàn cầu, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương(1). Rối loạn lo âu là nguyên nhân đứng thứ hai về gánh nặng bệnh tật trong nhóm bệnh không lây nhiễm. Nguy cơ rối loạn lo âu những bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm có cao hơn 19,1% so với những người không có bệnh không lây nhiễm(16). Hiện nay có rất ít nghiên cứu về rối loạn lo âu được tiến hành trên bệnh nhân ngoại trú, đặc biệt tại Việt Nam. Một nghiên cứu cắt ngang của Nianquan Sun và cộng sự tại các bệnh viện Trung Quốc năm 2013 với 893 người từ 18- 84 tuổi cho thấy tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường có các triệu chứng lo âu là 43,6%(12). Một nghiên cứu trước đó vào năm 2011 của Rajput và cộng sự được thực hiện tại Ấn Độ với cỡ mẫu nhỏ hơn (400 bệnh nhân) cho thấy tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường có lo lắng là 27,6% cao hơn có ý nghĩa thống kê (p=0,001) nhóm chứng là những người khỏe mạnh (12,7%)(11). Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về tỉ lệ rối loạn lo âu và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm đến khám tại phòng khám bác sĩ gia đình, bệnh viện quận 2, TP.HCM, năm 2017. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiêng cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên những bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm đến khám tại phòng khám bác sĩ gia đình bệnh viện quận 2, thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 03 / năm 2017 đến tháng 07 /năm 2017. Những đối tượng tham gia được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi về sức khoẻ bệnh nhân và thang đo rối loạn lo âu Zung. Thời gian mắc bệnh các bệnh không lây nhiễm tối thiểu 6 tháng được chẩn đoán tại phòng khám bác sĩ gia đình hoặc có hồ sơ theo dõi sức khỏe ở cơ sở y tế khác. Phân tích dữ liệu được thực hiện bằng Stata/IC phiên bản 13.0. KẾT QUẢ Trong số 238 người tham gia nghiên cứu, rối loạn lo âu có 110 (46,2%) bệnh nhân. Phân tích hai chiều cho thấy có mối liên hệ tiêu cực đáng kể (P<0,05) giữa rối loạn lo âu và các yếu tố như có mâu thuẫn (PR=1,78; KTC 95% 1,27– 2,25; P=0,047), số bệnh mắc (PR=1,24; P=0,027; KTC 95% 1,03–1,51), có lo lắng về bệnh (PR=2,16; KTC 95% 1,67–2,80; P<0,001), sợ bênh nặng/sợ chết (PR=1,89; P<0,001; KTC 95% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 197 1,47 – 2,43), sợ không đủ tiền chữa bệnh (PR=2,08; KTC 95% 1,66 – 2,60; P<0,001), sợ không có người chăm sóc (PR=2,23; P=0,001; KTC 95% 1,96 – 2,62), có mất ngủ (PR=1,41; P=0,028; KTC 95% 1,02 – 1,96). Bảng 1. Tình trạng bệnh tật Đặc tính mẫu Tần số Tỉ lệ (%) Mắc bệnh dưới 10 năm 167 70,2 Bệnh tim mạch 199 83,6 Đái tháo đường 66 27,7 Đặc tính mẫu Tần số Tỉ lệ (%) Bệnh ung thư 1 0,4 Bệnh hô hấp mạn tính 10 4,2 Bệnh khác 124 52,1 Số bệnh mắc: 1 2 3 ≥4 102 111 24 1 42,9 46,6 10,1 0,4 Bảng 2. Mối liên quan rối loạn lo âu và các yếu tố sức khỏe Đặc tính mẫu Rối loạn lo âu Giá trị P PR (KTC 95%) Có Không Thời gian mắc bệnh <10 năm ≥10 năm 75 (44,9) 35 (49,3) 92 (55,1) 36 (50,7) 0,534 0,91 (0,68 – 1,22) Bệnh tim mạch Có Không 95 (48,0) 15 (37,5) 103 (52,0) 25 (62,5) 0,225 1,28 (0,84 – 1,96) Đái tháo đường Có Không 32 (48,5) 78 (45,3) 34 (51,5) 94 (54,7) 0,664 1,07 (0,79 – 1,44) Ung thư Có Không 1 (100) 109 (46,0) 0 (0,0) 128 (54,0) 0,462* 2,17 (1,89 – 2,50) Bệnh đường hô hấp mạn tính Có Không 4 (40,0) 106 (46,9) 6 (60,0) 122 (53,5) 0,756* 0,86 (0,40 – 1,86) Số bệnh mắc 1 2 3 ≥4 40 (39,2) 54 (48,6) 16 (66,7) 0 (0,0) 62 (60,8) 57 (51,4) 8 (33,3) 1 (100) 0,027** 1,24 (1,03 – 1,51) Lo lắng về bệnh: Có Không 57 (72,2) 53 (33,3) 22 (27,8) 106 (66,7) <0,001 2,16 (1,67 – 2,80) Bảng 3. Tỉ lệ rối loạn lo âu ở bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm Đặc tính mẫu Tần số Tỉ lệ (%) Rối loạn lo âu 110 46,2 Mức độ lo âu(n=238) Nhẹ Vừa Nặng 106 4 0 96,4 3,6 0,0 BÀN LUẬN Từ kết quả nghiên cứu, ước tính có 46,2% đối tượng có rối loạn lo âu theo thang đo Zung. Còn theo nghiên cứu của Vaman Kulkarni và cộng sự tại Ấn Độ năm 2014(5), tỉ lệ này là 19,1% theo thang đo GAD – 7, với cỡ mẫu 282 người. Nguyên nhân của sự khác nhau này có thể giải thích là do địa điểm, đối tượng và phương pháp chọn mẫu khác nhau. Trong nghiên cứu trước, đối tượng nghiên cứu là những người từ 30 tuổi trở lên, còn hiện tại đối tượng chọn vào từ 18 tuổi, khoảng cách từ 18 tuổi đến 30 tuổi có thể có những tác động ảnh hưởng tâm lý khác nhau. Trong tỉ lệ có rối loạn lo âu thì rối loạn lo âu mức độ nhẹ chiếm > 96% và không có rối loạn lo âu mức độ nặng, điều này có sự tương đồng với nghiên cứu trước đó. có thể thấy rối loạn lo âu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 198 tuy chiếm tỉ lệ cao, nhưng phần lớn là rối loạn lo âu mức độ nhẹ. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ nam nữ 40,8% và 59,2%. Điều này cũng phù hợp với xu hướng chung về giới tính ở Việt Nam(6). Nghiên cứu của Vaman Kulkarni và cộng sự năm 2014 tại Ấn Độ cho thấy tỉ lệ nam giới cao hơn nữ giới. Tuổi trung vị của đối tượng tham gia nghiên cứu là 62, với khoảng tứ phân vị là 55 – 70, cao hơn 9 tuổi so với nghiên cứu của Vaman Kulkarni và cộng sự(5). Trong nghiên cứu này, có 55,0% tham gia nghiên cứu thuộc nhóm tuổi ≥60. Điều này phù hợp với bối cảnh Việt Nam trong giai đoạn đầu của quá trình già hóa dân số(9), tương tự kết quả của Vaman Kulkarni và cộng sự tại Ấn Độ (53,3%)(5). Đa số những người tham gia nghiên cứu được chẩn đoán bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh phổi mạn tính, và một số bệnh lý thường gặp khác. Trình độ học vấn của đối tượng tham gia nghiên cứu rất đa dạng. Có đến 71 (chiếm 29,8%) đối tượng không được đi học, hoặc chỉ có thể biết đọc, biết viết hay thậm chí có thể mù chữ, thấp hơn 12% so với nghiên cứu của Vaman Kulkarni và cộng sự(5), sự khác biệt này có thể do đối tượng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu khác nhau. Trong nghiên cứu của Vaman Kulkarni và cộng sự(5), đối tượng được chọn ≥30 tuổi và được tiến hành tại một bệnh viện huyện Mangalore, trong khi nghiên cứu chúng tôi đối tượng được chọn vào ≥18 tuổi và nghiên cứu ở bệnh viện quận của thành phố thuộc đô thị đặc biệt. Trình độ học vấn có thể có liên quan đến rất nhiều yếu tố, kể cả kinh tế. Nghề nghiệp trong quá khứ của họ: người có trình độ học vấn thấp thường có xu hướng làm những việc không có thu nhập ổn định, hay không có thu nhập từ hưu trí, họ cũng thường có sự hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ y tế. Đôi tượng nghiên cứu hầu hết có tình trạng hôn nhân đã kết hôn. Đối tượng mất đi người bạn đời chủ yếu là nữ giới. Điều này có thể giải thích bởi tỉ suất chết thấp hơn ở nữ giới(14). Người bạn đời có vai trò quan trọng trong cuộc sống, hỗ trợ nhau không những về đời sống vật chất mà còn cả tinh thần. Mất đi người bạn đời, đồng nghĩa mất đi một nữa chỗ dựa về mặt tinh thần, và có thể kể cả vật chất, điều này phù hợp với kết quả của nghiên cứu của Vaman Kulkarni(5) và các nghiên cứu khác(11,13,19) cũng cho thấy RLLA có liên quan đến tình trạng hôn nhân. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 10 đối tượng có mâu thuẫn trong gia đình xã hội, kết quả này có ý nghĩa thống kê cho thấy mối liên quan giữa rối loạn lo âu và mâu thuẫn trong gia đình xã hội. Tỉ lệ rối loạn lo âu ở người có mâu thuẫn trong gia đình – xã hội cao gấp 1,78 lần so với đối tượng không có mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình xã hội, điều này chưa được khảo sát bởi nghiên cứu trước đó của Vaman Kulkarni(5). Sự nghèo nàn về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến tâm lý của đối tượng. Tỉ lệ đối tượng mắc nhiều hơn một bệnh ở thời điểm hiện tại trong nghiên cứu là khá cao, tương tự ở các nghiên cứu(12,19). Nhưng hầu hết các đối tượng nghiên cứu đều đang điều trị đều tại các cơ sở y tế. Điều này cho thấy sự quan tâm rất lớn đến sức khỏe của bản thân. Nguyên nhân lo lắng chủ yếu là sợ bệnh nặng/sợ chết, đối tượng sợ không có tiền chữa bệnh chiếm tỉ lệ không cao, điều này có thể giải thích do tác động của chương trình bảo hiểm y tế quốc gia khiến cho sự e ngại về chi phí khi khám bệnh chiếm tỉ lệ không cao. Một bộ phận nhỏ cho thấy có sự lo lắng không có người chăm sóc, điều này trở thành một gánh nặng tâm lý cho người bệnh. Mất ngủ là hiện tượng phổ biến ở BN, cũng không quá ngạc nhiên khi tỉ lệ mất ngủ trong nghiên cứu khá cao >60% và trong số đó tỉ lệ cao nhất là mất ngủ thường xuyên. Mất ngủ làm ảnh hưởng sức khỏe, gây ra hàng loạt các nguy cơ tim mạch, đái tháo đường, tâm sinh lý của đối tượng. Điều này tương ứng với các kết quả của nghiên cứu trước(8,12,18,19). Tần suất mất ngủ thường xuyên chiếm tỉ lệ cao, điều này có thể giải thích đối tượng mắc bệnh không lây nhiễm – Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 199 một bệnh có liên quan chặt chẽ đến tuổi tác(3,7,12,15), sự hoạt động của não và các tuyến yên yếu đi, sự duy trì giấc ngủ khó kiểm soát. Các mối liên quan giữa rối loạn lo âu và các bệnh lý trong nghiên cứu chưa có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên số nhóm bệnh mắc và rối loạn lo âu có mối liên quan có ý nghĩa thống kê và có tính khuynh hướng, cứ tăng thêm 1 nhóm bệnh thì tỉ lệ rối loạn lo âu tăng lên 1,24 lần. Điều này cũng tương tự nghiên cứu, có thể thấy rằng khi mắc thêm một bệnh nói chung thì ảnh hưởng không những tạo gánh nặng về chi phí điều trị mà còn đến đời sống sức khỏe tâm thần và nguy cơ biến chứng – bệnh nặng. KẾT LUẬN Tỉ lệ rối loạn lo âu ở bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm đến khám tại Phòng khám Bác sĩ Gia đình Bệnh viện Quận 2 năm 2017 là 46,2% theo thang đo Zung. Trong đó, rối loạn lo âu mức độ nhẹ (chiếm 96,4%), rối loạn lo âu mức độ vừa (chiếm 3,6%) và không có lo âu mức độ nặng. Những đối tượng có mất ngủ, có mâu thuẫn gia đình, có lo lắng về bệnh, nguyên nhân lo lắng như sợ bệnh nặng/sợ chết, sợ không có tiền, sợ không có người chăm sóc và số bệnh mất có tỉ lệ rối loạn lo âu cao hơn nhóm đối tượng không có các yếu tố này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế Việt Nam (2015), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014 Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm, tr.140. 2. Grenier S, Potvin O, Hudon C, Boyer R, Preville M, Desjardins L, et al. (2012), Twelve-month prevalence and correlates of subthreshold and threshold anxiety in community-dwelling older adults with cardiovascular diseases. J Affect Disord, 136 (3), pp. 724 - 732. 3. Hội Y học dự phòng Việt Nam (2016), Bệnh không lây nhiễm: Gánh nặng, yếu tố nguy cơ và chiến lược phòng chống, du-phong/2016/01/81E21074/benh-khong-lay-nhiem-ganh- nang-yeu-to-nguy-co-va-chien-luoc-phong-chong/ 4. engthening_prevention_and_control_of_ncds_vietnam_recom mendations_who.pdf 5. Kulkarni V, Chinnakali P, Kanchan T, Rao A, Shenoy M, Papanna MK (2014), Psychiatric Co-morbidities among Patients with Select Non-communicable Diseases in a Coastal City of South India. International Journal of Preventive Medicine, 5 (9), pp. 1139 - 1145. 6. Lê Văn Dụy (2017), Dân số và cơ cấu dân số Việt Nam vào năm 2014 và 2019, Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình, 02/07/2017. 7. Matsuda R, Kohno T, Kohsaka S, Fukuoka R, Maekawa Y, Sano M, et al. (2017), The prevalence of poor sleep quality and its association with depression and anxiety scores in patients admitted for cardiovascular disease: A cross-sectional designed study. Int J Cardiol, 228, pp. 977 - 982. 8. Pelletier L, O'Donnell S, McRae L, Grenier J (2017), The burden of generalized anxiety disorder in Canada. Health Promot Chronic Dis Prev Can, 37 (2), pp. 54 - 62. 9. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (2011), Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam- Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách, tr. 6. 10. Rajput R, Gehlawat P, Gehlan D, Gupta R, Rajput M (2016), Prevalence and predictors of depression and anxiety in patients of diabetes mellitus in a tertiary care center. Indian J Endocrinol Metab, 20 (6), pp. 746 - 751. 11. Smith K J, Beland M, Clyde M, Gariepy G, Page V, Badawi G, et al. (2013), Association of diabetes with anxiety: a systematic review and meta-analysis. J Psychosom Res, 74 (2), pp. 89 - 99. 12. Sun N, Lou P, Shang Y, Zhang P, Wang J, Chang G, et al. (2016), Prevalence and determinants of depressive and anxiety symptoms in adults with type 2 diabetes in China: a cross- sectional study. BMJ Open, 6 (8), e012540. 13. Tổ chức Y tế Thế giới Tây Thái Bình Dương (2013) Bệnh không lây nhiễm, diseases/fs20130311/vi/, 2/7/2017. 14. Tổng cục dân số (2009) Tổng điều tra dân số và Nhà ở năm 2009, tr. 65 - 73. 15. Tu HP, Lin CH, Hsieh HM, Jiang HJ, Wang PW, Huang CJ (2017), Prevalence of anxiety disorder in patients with type 2 diabetes: a nationwide population-based study in Taiwan 2000-2010. Psychiatr Q, 88 (1), pp. 75 - 91. 16. Viện sức khỏe tâm thần (2011), Thang đánh giá lo âu Zung, thang-anh-gia-lo-au-zung-sas.html. 17. World Health Organization (2011), Recommendations for strengthening Non Communication disease prevention and control in Viet Nam, p2. 18. Zhang AZ, Wang QC, Huang KM, Huang JG, Zhou CH, Sun FQ, et al. (2016), Prevalence of depression and anxiety in patients with chronic digestive system diseases: A multicenter epidemiological study. World J Gastroenterol, 22 (42), pp. 9437 - 9444. 19. Zhou X, Li J, Gu W, Wang J, Zhu Y, Zhang G, et al. (2017), Prevalence and associated factors of anxiety and depression among patients with chronic respiratory diseases in eight general hospitals in Jiangsu Province of China: A cross- sectional study. Psychiatry Res, 251, pp. 48 - 53. Ngày nhận bài báo: 16/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfti_le_roi_loan_lo_au_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_benh_nhan_mac.pdf
Tài liệu liên quan