Tỉ lệ những phụ nữ mang thai có miễn nhiễm với rubella

Tài liệu Tỉ lệ những phụ nữ mang thai có miễn nhiễm với rubella: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Nghiên cứu Y học TỈ LỆ NHỮNG PHỤ NỮ MANG THAI CÓ MIỄN NHIỄM VỚI RUBELLA Trần Thị Lợi* TÓM TẮT Trong thời gian 2 năm từ 1/2002 đến 1/2004 một nghiên cứu cắt ngang đã được thực hiện trên 220 thai phụ tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh để tìm tỉ lệ thai phụ có kháng thể kháng Rubella. Với kỹ thuật ức chế ngưng kết hồng cầu, kết quả là: 81,8% có IgG-Rubella, tỉ lệ IgM- Rubella(-) là 0%. Toàn bộ con của các thai phụ này đều bình thường. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ IgG-Rubella(+) đối với tuổi, số con và tình trạng kinh tế của thai phụ. SUMMARY PREVALENCE OF RUBELLA-IgG ANTIBODY IN PREGNANT WOMEN Tran Thi Loi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 114 – 117 In 2 years, since 1/2002 to 1/2004 a cross sectional study was done in University Hospital of Ho Chi Minh City fo...

pdf4 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ những phụ nữ mang thai có miễn nhiễm với rubella, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Nghiên cứu Y học TỈ LỆ NHỮNG PHỤ NỮ MANG THAI CÓ MIỄN NHIỄM VỚI RUBELLA Trần Thị Lợi* TÓM TẮT Trong thời gian 2 năm từ 1/2002 đến 1/2004 một nghiên cứu cắt ngang đã được thực hiện trên 220 thai phụ tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh để tìm tỉ lệ thai phụ có kháng thể kháng Rubella. Với kỹ thuật ức chế ngưng kết hồng cầu, kết quả là: 81,8% có IgG-Rubella, tỉ lệ IgM- Rubella(-) là 0%. Toàn bộ con của các thai phụ này đều bình thường. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ IgG-Rubella(+) đối với tuổi, số con và tình trạng kinh tế của thai phụ. SUMMARY PREVALENCE OF RUBELLA-IgG ANTIBODY IN PREGNANT WOMEN Tran Thi Loi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 114 – 117 In 2 years, since 1/2002 to 1/2004 a cross sectional study was done in University Hospital of Ho Chi Minh City for 220 pregnant women to find out the prevalence of IgG-Rubella. Apply the Hemagglutination Inhibition Techniques, we have the result: prevalence of IgG- Rubella (+) is 81,8%, prevalence of IgM- Rubella (+) is 0%. The outcome of pregnancy is good: no problem for their children. No significant differences about the prevalence of IgG-Rubella concerned to age, economic status and number of children of these women ĐẶT VẤN ĐỀ Rubella còn gọi là German measles là một tình trạng nhiễm trùng gây ra do virus Rubella, một loại RNA virus lây truyền qua đường hô hấp. Ở những người không có thai, nhiễm Rubella chỉ là tình trạng nhiễm virus thoáng qua với các biểu hiện không rõ ràng như nổi ban đỏ từng mảng, nổi hạch ở vùng sau tai hoặc dưới xương chẩm, đôi khi có viêm khớp hoặc đau khớp. Do đó chẩn đoán lâm sàng của Rubella thường khó khăn, không chính xác, và đây chính là vấn đề lớn đối với những người có thai bị nhiễm Rubella, làm sao chẩn đoán chính xác là thai phụ bị nhiễm Rubella để có thái độ xử trí đối với thai kỳ. Khi có thai mà bị nhiễm Rubella, đặc biệt trong 8-10 tuần đầu, nguy cơ ảnh hưởng lên con là 80%, ở tuần thứ 16 là 10% và hầu như không đáng kể từ sau tuần thứ 20(1,4). Ở các nước phát triển, người ta có chương trình tiêm chủng phòng 3 bệnh: sởi, quai bị, rubella cho những em gái trước tuổi dậy thì và cho những phụ nữ chưa được miễn nhiễm với loại virus này. Ở nước ta, chưa có nghiên cứu về tình hình nhiễm Rubella, do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm hiểu tỉ lệ những thai phụ đã được miễn nhiễm với Rubella biểu hiện qua việc họ đã có IgG của Rubella. Kết quả của nghiên cứu sẽ cho biết tỉ lệ những phụ nữ mang thai đã được miễn nhiễm với Rubella và từ đó cũng trả lời được câu hỏi của những nhà quản lý về y tế: liệu có cần đề xuấtù chương trình tiêm chủng Rubella cho các bé gái hay không. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong thời gian từ 01/2002 đến tháng 1/2004 chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 220 thai phụ đến khám thai tại bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tất cả các thai phụ nói trên, trong độ tuổi từ 19 đến 41, sau khi được tư vấn về tầm quan trọng của nhiễm Rubella trong thai kỳ, đồng ý tham gia nghiên cứu, khi xét nghiệm thử máu tìm HBsAg, VDRL, HIV sẽ được tìm thêm IgG và IGM của Rubella theo kỹ thuật ức chế ngưng tụ hồng cầu (inhibition de l’hemagglutination). Xét nghiệm được xem là dương tính nếu định lượng của IgG hoặc IgM * Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Chuyên đề Ngoại Sản 114 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 ≥ 10mUI/ml huyết thanh. Các dữ kiện được thu thập nhờ một bảng câu hỏi, số liệu được nhập và phân tích bằng chương trình EPI INFO 2002. Nghiên cứu không vi phạm y đức vì tham gia nghiên cứu thai phụ chỉ có lợi nhờ được biết thêm tình trạng miễn dịch của mình và các số liệu được giữ bí mật chỉ nhằm phục vụ cho nghiên cứu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong 220 trường hợp thai phụ được thử máu tìm kháng thể của virus Rubella, 180 trường hợp có IgG (+), chiếm tỉ lệ 81,8%, không có trường hợp nào IgM dương tính. Tất cả 220 ca này không có trường hợp nào IgM dương tính. Như vậy tỉ lệ đã có nhiễm Rubella là 81,8%, và không có trường hợp nào nhiễm Rubella cấp tính. 220 thai phụ này đều đã được theo dõi tới khi sanh và con của họ không có trường hợp nào bị dị tật bẩm sinh. Trị số thấp nhất của IgG Rubella là 11,6 mUI/ml, cao nhất là 439 UI/ml. Trị số trung bình của IgG Rubella là: 66,13 ±7,47 mUI/ml. Tuổi trung bình là 31,2 ± 5,19 (nhỏ nhất 19 tuổi, lớn nhất 44 tuổi) Bảng 1: Một số đặc điểm về tuổi, kinh tế, số lần mang thai của thai phụ Đặc điểm Số ca Tỉ lệ % 19-24 16 7,3 25-29 72 32,7 30-34 68 30,9 35-39 54 24,9 Tuổi: ≥ 40 10 4,5 Nghề nghiệp Nội trợ Công nhân Buôn bán Công nhân viên 61 68 49 42 27,7 30,9 23,3 19 Tình trạng kinh tế: Giàu Khá Trung bình 6 162 52 2,7 73,6 23,6 Số con 0 1 2 ≥ 3 113 79 26 2 51,4 36,3 11,8 0,9 Nhận xét: 63,6% thai phụ trong khoảng tuổi từ 25- 34; về nghề nghiệp, nhiều nhất là làm nghề buôn bán: 30,9%, kế đó là nội trợ:27,7%; về tình trạng kinh tế: 73,6% thuộc lọai khá; vàvề số con: 90% chỉ có 2 con. Bảng 2: Liên quan giữa tình trạng nhiễm HBsAg và Rubella HBsAg Tổng cộng Rubella + - + 14 166 180 - 5 35 40 χ2 (hiệu chỉnh Yates) = 0,432 p= 0,515 Trong 220 trường hợp kể trên, có 19 trường hợp HBs Ag (+), chiếm tỉ lệ 8,6%. Phép kiểm ξ2 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về phương diện thống kê giữa tình trạng nhiễm virus viêm gan B mạn tính và tình trang miễn nhiễm với Rubella. Tất cả 220 thai phụ nói trên đều có HIV (-) và VDRL (-) Bảng 3: Liên quan giữa tình trạng kinh tế và miễn nhiễm với Rubella IgG Rubella (+) Tổng cộng Kinh tế + - Giàu 5 1 6 Khá 132 30 162 Trung bình 43 9 52 χ2 (hiệu chỉnh Yates) = 0,33 p= 0,85 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng kinh tế và miễn nhiễm với Rubella. Bảng 4: Liên quan giữa số con và tình trạng miễn nhiễm với Rubella IgG Rubella (+) Tổng cộng Số con + - 0 87 26 113 1 69 10 79 2 23 3 26 ≥ 3 1 1 2 χ2 = 1,81 p= 0,17 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa số con và tình trạng miễn nhiễm với Rubella. BÀN LUẬN Khi có thai, đặc biệt trong ba tháng đầu thai kỳ, một số tình trạng nhiễm siêu vi ở thai phụ có thể dẫn đến sẩy thai hoặc dị dạng bẩm sinh. Các tác nhân gây bệnh nói trên phải kể đến: rubella, parvovirus B19, varicella zoster và cytomegalovirus (CMV). Như trong phần đặt vấn đề chúng tôi đã có nêu Sản Phụ Khoa 115 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Nghiên cứu Y học lên sự khó khăn của việc chẩn đoán nhiễm Rubella trong thai kỳ do bởi tính chất không đặc hiệu của các triệu chứng, hoặc thậm chí không có triệu chứng vì vậy nếu không có các xét nghiệm miễn dịch, chúng ta không thể phân biệt được nhiễm Rubella với cảm cúm thông thường. Tại một số trung tâm xét nghiệm ở thành phố Hồ Chí Minh đã có thể định lượng các kháng thể IgM, IgG của Rubella bằng phương pháp miễn dịch ức chế ngưng kết hồng cầu. Nhiễm Rubella sẽ có virus trong máu và sau thời gian ủ bệnh khỏang một tuần các triệu chứng lâm sàng sẽ xuất hiện: (phát ban ngoài da, nổi hạch...)(3,4). IgM xuất hiện sớm khỏang 1-2 tuần sau khi có triệu chứng lâmsàng và chỉ tồn tại trong 4 đến 5 tuần, IgG xuất hiện muộn hơn nhưng tồn tại suốt đời. Do đó, nếu IgM (+) đồng nghĩa với nhiễm Rubella cấp tính. Thông thường khi đã có miễn nhiễm tự nhiên hay do tiêm chủng, lượng IgG đủ bảo vệ suốt đời, tái nhiễm rất hiếm xảy ra, thường chỉ xảy ra trong những trận dịch. Tùy vào thời điểm nhiễm bệnh, tỉ lệ con bị Hội chứng Rubella bẩm sinh rất thay đổi: 80% khi thai ≤ 12 tuần, 54% khi thai được 13-14 tuần, 35% ở tuổi thai 13-16 tuần, 10% khi thai 16 tuần và sau 20 tuần tỉ lệ này không đáng kể. Một bé sơ sinh bị nhiễm Rubella bẩm sinh có thể có một hoặc nhiều tổn thương của Hội chứng Rubella bẩm sinh sau đây(2,5,6): -Tổn thương ở mắt: cườm, glaucom, mắt nhỏ. -Bệnh tim: còn ống động mạch, teo động mạch phổi, bất toàn các vách tim -Điếc do tổn thương thần kinh -Tổn thương hệ thần kinh trung ương: viêm não, viêm màng não. -Thiếu máu, thiếu tiểu cầu -Viêm gan, gan lách to, vàng da. -Thai giới hạn phát triển. Một đứa bé nhiễm Rubella có thể mang trong người virus kéo dài nhiều tháng do đó nó là nguồn lây nhiễm cho những người tiếp xúc với nó. Qua phần trên, chúng tôi trình bày những tác hại của tình trạng nhiễm Rubella trong thai kỳ, do đó các nước phát triển đều có chương trình tiêm chủng Rubella (thường kết hợp với dự phòng sởi, quai bị) cho những bé gái trước tuổi dậy thì. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, cho đến năm 1999, dù đã có chiến dịch tiêm chủng, vẫn còn 15% phụ nữ mang thai bị không có miễn nhiễm với Rubella, và để tận diệt chứng bệnh này người ta đã tiêm phòng cho họ ngay trong thời kỳ hậu sản. Theo khuyến cáo của CDC vì vaccin Rubella là virus sống được làm yếu đi nên chỉ được phép có thai ít nhất 1 tháng sau khi tiêm chủng. Qua kết quả nghiên cứu cả chúng tôi, tỉ lệ thai phụ đã có miễn nhiễm với Rubella là 81,8%. Tỉ lệ miễn nhiễm này không thay đổi có ý nghĩa thống kê theo tình trang kinh tế hoặc số con, và tình trạng nhiễm virus viêm gan B mãn tính. Và tuy thiết kế nghiên cứu là cắt ngang mô tả, nhưng để biết được kết cuộc thai kỳ, chúng tôi đã theo dõi các thai phụ nói trên cho đến khi sanh. Toàn bộ 220 ca nói trên khi sanh con đều bình thường, không dị tật bẩm sinh, không bị thai chậm phát triển trong tử cung. KẾT LUẬN Qua xét nghiệm định lượng kháng thể kháng Rubella cho 220 thai phụ tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh, chúng tôi có các kết quả sau: -Tỉ lệ thai phụ có miễn nhiễm với Rubella là 81,8% -Tỉ lệ này không thay đổi có ý nghĩa thống kê theo tình trạng kinh tế, theo số con, theo tình trạng nhiễm virus viêm gan B mãn tính. Đây là một nghiên cúu có tính cách mở đầu, đề tài sẽ còn được tiếp tục mở rộng cho những đối tượng khác để có thể có thể ứớc lượng tình hình miễn nhiễm với Rubella. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Department of Microbiology, Baylor College of Medicine, Houston, Texas, USA. A step ahead. Infant protection through maternal immunization. Pediatr Clin North Am. 2000 Apr; 47(2):449-63. 2 Obstetrics & Gynecology, Mosby: 110-112,2001 3 Onyenekwe, Kehinde-Agbeyangi TA, Ofor US, Arinola OG. Prevalence of rubella-IgG antibody in women of childbearing age in Lagos, Nigeria. West Afr J Med. 2000 Jan-Mar;19(1):23-6 Chuyên đề Ngoại Sản 116 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 4 Reef SE, Frey TK, Albernathy E, Burnett CL, Icenogle J, et all. The changing epidemoilogy of rubella in the 1990s: on the verge of elimination and new challenges for control and prevention. JAMA 2002; 287:464-72. 5 Revised ACPI recommendation for avoiding pregnancy after receiving a rubella-cotaining vaccine. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2001;50:1117. 6 Williams obstetrics, 21st Edition, McGraw Hill: 1467- 1469. 2001 Sản Phụ Khoa 117

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfti_le_nhung_phu_nu_mang_thai_co_mien_nhiem_voi_rubella.pdf
Tài liệu liên quan