Tỉ lệ mổ lấy thai và các yếu tố liên quan tại khoa sản bệnh viện đa khoa Kiên Giang

Tài liệu Tỉ lệ mổ lấy thai và các yếu tố liên quan tại khoa sản bệnh viện đa khoa Kiên Giang: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 45 TỈ LỆ MỔ LẤY THAI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG Huỳnh Thị Tập*, Tạ Thị Thanh Thủy** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tỉ lệ mổ lấy thai có khuynh hướng tăng dần theo thời gian. Nhiều bằng chứng cho thấy khi tỉ lệ mổ lấy thai tăng trên 15% sẽ gia tăng tử suất và bệnh suất cho mẹ và trẻ sơ sinh. Tại Kiên Giang, báo cáo thống kê hằng năm tại khoa sản bệnh viện cho thấy tỉ lệ mổ lấy thai gia tăng qua các năm. Tuy nhiên, cho đến nay tại Kiên Giang chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mổ lấy thai và các yếu tố liên quan tại khoa sản bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang sáu tháng đầu năm 2015. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 5/2015. Đối tượng chọn bệnh là những thai phụ vào sinh tại khoa Sản Bệnh Viện Đa Khoa Kiên Giang trong thời gian ng...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ mổ lấy thai và các yếu tố liên quan tại khoa sản bệnh viện đa khoa Kiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 45 TỈ LỆ MỔ LẤY THAI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG Huỳnh Thị Tập*, Tạ Thị Thanh Thủy** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tỉ lệ mổ lấy thai có khuynh hướng tăng dần theo thời gian. Nhiều bằng chứng cho thấy khi tỉ lệ mổ lấy thai tăng trên 15% sẽ gia tăng tử suất và bệnh suất cho mẹ và trẻ sơ sinh. Tại Kiên Giang, báo cáo thống kê hằng năm tại khoa sản bệnh viện cho thấy tỉ lệ mổ lấy thai gia tăng qua các năm. Tuy nhiên, cho đến nay tại Kiên Giang chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mổ lấy thai và các yếu tố liên quan tại khoa sản bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang sáu tháng đầu năm 2015. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 5/2015. Đối tượng chọn bệnh là những thai phụ vào sinh tại khoa Sản Bệnh Viện Đa Khoa Kiên Giang trong thời gian nghiên cứu, đồng ý tham gia và có đủ năng lực để trả lời những câu hỏi phỏng vấn. Số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp vào ngày hậu sản/ hậu phẫu thứ hai. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu có 1130 sản phụ được chọn vào nghiên cứu. Kết quả cho thấy,có 378 sản phụ được mổ lấy thai (MLT) chiếm tỉ lệ 33,4% và 752 sản phụ sinh thường ngã âm đạo chiếm tỉ lệ 66,6%. Những sản phụ được bác sĩ tư vấn trước sinh về MLT có tỉ lệ MLT cao hơn so những sản phụ được bác sĩ tư vấn trước sinh về sinh thường với PR=1,5 (KTC 95% 1,2-1,9 , p<0,001). Kết luận: Tỉ lệ MLT chung tại khoa sản bệnh viện Đa khoa Kiên Giang 6 tháng đầu năm 2015 là 33,4%. Những sản phụ được nhân viên y tế tư vấn MLT có tỉ lệ MLT bằng 1,5 lần so những sản phụ được tư vấn sinh thường (KTC 95% 1,2 -1,9). Từ khóa: Mổ lấy thai, tỉ lệ. ABSTRACT CESAREAN SECTION RATE AND ASSOCIATED FACTORS IN DEPARTMENT OF OBSTETRICS, KIEN GIANG GENERAL HOSPITAL Huynh Thi Tap, Ta Thi Thanh Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 45 - 50 Background: Cesarean section rate has been increasing more and more. It is known that when C-section rate increasing 15%, maternal mortality and morbidity increasing as well. At Kien Giang hospital, yearly reports have shown a growing up potential of C-section rate for years. However, there is no any survey about this health problem at the hospital. Objective: To determine C-section rate and related factors at Obstetric Department – Kien Giang Polyclinic Hospital in first 6 months of the year 2015. Methods: A crossectional study was conducted at the hospital from January to May 2015. Pregnant women giving birth during this period were invited to participate in the study. In-person interviews were performed for all participants at the second day after delivery (either vaginal or c-section delivery). Results: 1130 pregnant women were enrolled in the study. Among them, c-section delivery was carried out * Trường Cao Đẳng Y Tế Kiên Giang ** Bệnh viện Phụ Sản Mekong, Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả liên lạc: Ths Huỳnh Thị Tập ĐT: 0973561927 Email: thytapcdytkg@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 46 on 378 cases (33.4%), and the rest were successful giving birth vaginally (66.6%). Logistic regression analysis revealed that women who were internally counseled toward C-section have had higher rate of C-section than those were not (PR 1.5 – 95% CI 1.2 – 1.9). Conclusion: C-section rate in first 6 month 2015 at Kien Giang hospital was 33.4%. Key words: C-section, rate. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây xã hội ngày một văn minh, chất lượng cuộc sống được nâng cao, mỗi gia đình chỉ sinh 1 đến 2 con nên người ta càng quan tâm nhiều đến sức khỏe và thai nghén của mình. Họ nghĩ rằng, mổ lấy thai sẽ an toàn hơn cho mẹ và con, hoặc có quan niệm sinh con vào ngày giờ tốt trẻ sẽ sung sướng và giàu có, hoặc sợ đau đẻ, sợ tổn thương vùng sinh dục nên đã yêu cầu được mổ lấy thai. Theo nguyên tắc, mổ lấy thai chỉ được thực hiện trong những trường hợp thai kỳ nguy cơ cao và tiên lượng không thể sanh thường ngã âm đạo để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và thai nhi(9). Khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới tỉ lệ mổ lấy thai không nên vượt quá 15%. Nhiều bằng chứng cho thấy khi tỉ lệ mổ lấy thai tăng trên 15% sẽ gia tăng tử suất và bệnh suất cho mẹ và trẻ sơ sinh Tại Kiên Giang, theo thống kê sơ bộ tại khoa sản bệnh viện cho thấy tỉ lệ mổ lấy thai gia tăng qua các năm. Năm 2011 tỉ lệ mổ lấy thai 34%, năm 2012 là 35,2% và 35,5% vào năm 2013. Tuy nhiên, cho đến nay tại Kiên Giang chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ mổ lấy thai năm 2015, đồng thời muốn tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tỉ lệ mổ lấy thai gia tăng, đặc biệt là việc chọn lựa phương pháp sinh mổ của sản phụ. Từ đó, có kế hoạch tăng cường các biện pháp giáo dục sức khỏe góp phần làm giảm tỉ lệ mổ lấy thai theo yêu cầu nói riêng và xu hướng MLT gia tăng nói chung. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dựa vào báo cáo hằng năm của bệnh viện với tỉ lệ mổ lấy thai năm 2011 là 34%, cho xác suất sai lầm loại I 0,05% và độ chính xác kết quả mong đợi d= 0,02, cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu này là 1129. Nghiên cứu được thực hiện ở phòng sinh thường và phòng sinh dịch vụ của khoa sản bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang theo thiết kế cắt ngang. Trong khoảng 4500 sản phụ vào sinh tại khoa sản trong thời gian nghiên cứu chọn lựa bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống ra một mẫu gồm 1130 sản phụ đưa vào nghiên cứu. Các dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt dựa trên bộ câu hỏi soạn sẵn. Cuộc phỏng vấn diễn ra tại tại phòng hậu sản và hậu phẫu vào ngày thứ 2 sau sanh, chọn thời điểm yên tĩnh, dự kiến phỏng vấn trong khoảng 20 phút, lúc sản phụ không bận bịu chăm sóc con, không đang làm thủ thuật. Trong trường hợp đang phỏng vấn con của sản phụ quấy khóc, phỏng vấn viên phải ngừng phỏng vấn và giúp đỡ sản phụ chăm sóc bé cho đến khi ổn định mới được tiếp tục. Tiếp nhận phiếu điều tra và đánh số thứ tự ngay sau khi thu thập. Kiểm tra mức độ chính xác, mã hóa dữ liệu sang dạng số và nhập dữ liệu. Số liệu thu thập được làm sạch, mã hóa, nhập và xử lý kỹ lưỡng. Thống kê mô tả được thực hiện nhằm tìm tỉ lệ mong muốn. Thống kê phân tích tỉ số tỉ lệ hiện mắc (PR), khoảng tin cậy (KTC) 95% nhằm tìm mối tương quan giữa mổ lấy thai và các yếu tố được nghiên cứu. KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian từ 01/2015 đến 5/2015, tại bệnh viện Đa khoa Kiên Giang có trên 4500 lượt sản phụ đến sinh tại khoa sản, qua đó 1130 sản phụ được chọn và đồng ý tham gia nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu có tuổi trung bình 27,2±5,9, nhiều nhất là nhóm tuổi 20-34 tuổi, ít nhất là Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 47 nhóm tuổi dưới 20. Đa số sản phụ trong mẫu nghiên cứu sống ở nông thôn chiếm tỉ lệ 65,8% và ở thành thị 34,2%. Về trình độ học vấn, có 29,1% sản phụ ≤ cấp 1 và cấp 2 cấp 3 là 57,6%. Về tình trạng kinh tế có 92,3% sản phụ không thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, tuy nhiên đa số sản phụ không có nhà ở riêng mà sống cùng gia đình (54,1%) – đây cũng là nét đặc thù của những gia đình nông thôn tại miền Nam Việt Nam. Tỉ lệ sản phụ trong mẫu nghiên cứu chưa từng mang thai và đã từng mang thai tương đương nhau (51,6% / 48,4%). Đa số sản phụ có từ 1-2 con (85,6%), sản phụ sinh con thứ 3 trở lên có tỉ lệ thấp 2,7%. Đa số sản phụ mang thai lần này là trong ý muốn chiếm tỉ lệ 87,5% và ngoài ý muốn có tỉ lệ thấp. Hầu hết sản phụ mang thai một cách tự nhiên 99%, chỉ có 1% sản phụ có thai sau điều trị hiếm muộn. Đa số sản phụ không gặp vấn đề gì trong thời gian mang thai này chiếm (96,4%). Trong lần mang thai này, trên 2/3 sản phụ có ý định chọn sinh thường và 14,6% sản phụ chọn mổ lấy thai. Lý do sản phụ chọn sinh thường là mau hồi phục sau sinh chiếm tỉ lệ cao nhất 80,5%. Với những sản phụ chọn mổ lấy thai, lý do chiếm tỉ lệ cao nhất là mong muốn an toàn hơn cho mẹ và con (58,8%), vết mổ cũ (38,8%), và những lý do khác không đáng kể. Có 66,7% sản phụ được nhân viên y tế tư vấn về phương pháp sinh trong thai kỳ. Phương pháp sinh được tư vấn là chủ yếu là sinh thường chiếm tỉ lệ 75,7% và 24,3% là mổ lấy thai. Tỉ lệ sản phụ mổ lấy thai tại khoa sản bệnh viện đa khoa Kiên Giang: Nghiên cứu trên 1130 sản phụ vào sinh tại khoa sản bệnh viện Đa khoa Kiên Giang có 752 sản phụ sinh thường chiếm tỉ lệ 66,6% và 378 sản phụ mổ lấy thai chiếm tỉ lệ 33,4%. Mối liên quan giữa các đặc điểm với mổ lấy thai của đối tượng nghiên cứu: Kết quả phân tích đơn biến cho thấy, có sự khác biệt có tính chất khuynh hướng giữa nhóm tuổi với MLT của sản phụ, tuổi sản phụ càng cao MLT càng tăng. Khi nhóm tuổi tăng lên một nhóm thì tỉ lệ MLT tăng lên 1,1 lần so với sản phụ có nhóm tuổi dưới 20 tuổi (KTC 95% 1,03 - 1,3). Những sản phụ ở thành thị có tỉ lệ MLT bằng 1,2 lần so với những sản phụ ở nông thôn (KTC 95% 1,07 -1,4). Kết quả phân tích cũng cho thấy, những sản phụ sống riêng có tỉ lệ MLT gấp 1,4 lần so với sản phụ cùng gia đình (KTC 95% 1,2 - 1,6). Những sản phụ đã từng mang thai có tỉ lệ MLT gấp 1,3 lần so với những sản phụ chưa từng mang thai (KTC 95% 1,1 - 1,5). Ở những sản phụ có gặp vấn đề có tỉ lệ MLT gấp 1,7 lần so với sản phụ không gặp vấn đề trong thời gian mang thai (KTC 95% 1,2 - 2,2). So với những sản phụ có ý định lựa chọn sinh thường, những sản phụ lựa chọn MLT có tỉ lệ MLT cao hơn gấp 4,1 lần (KTC 95% 3,6 - 4,6). Những sản phụ trong thời gian mang thai không được nhân viên y tế tư vấn phương pháp sinh có tỉ lệ MLT bằng 0,7 lần so với những sản phụ được tư vấn (KTC 95% 0,6 - 0,8). So với những sản phụ được nhân viên y tế tư vấn sinh thường thì những sản phụ được tư vấn MLT có tỉ lệ MLT gấp 5,2 lần (KTC 95% 4,3 - 6,2). Tuy nhiên những nhận định trên đây đều xuất phát từ kết quả phân tích đơn biến. Khi đưa tất cả những yếu tố trên hiệu chỉnh qua phân tích hồi qui đa biến số, chỉ còn một yếu tố liên quan đó là những sản phụ được nhân viên y tế tư vấn MLT trước đó có tỉ lệ MLT bằng 1,5 lần so với sinh thường KTC 95% từ 1,2 đến 1,9 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với (p<0,001) (Bảng 1) Bảng 1 - Mối liên quan giữa đặc điểm với mổ lấy thai của đối tượng nghiên cứu bằng mô hình hồi quy logistic Đặc tính PR (KTC 95%) P Nhóm tuổi 1,1(0,9 -1,2) 0,312 Nơi ở 1,0 (0,9 -1,1) 0,704 Điều kiện nhà ở 0,9(0,8 -1,1) 0,674 Đã từng mang thai 0,9(0,8 -1,1) 0,608 Có thai như thế nào 0,9(0,6 -1,6) 0,860 Có gặp vấn đề trong lần mang thai này 1,0(0,8 -1,4) 0,842 Ý định lựa chọn phương pháp sinh của sản phụ 1,1(0,8 -1,3) 0,525 Phương pháp sinh được tư vấn 1,5(1,2 -1,9) <0,001 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 48 BÀN LUẬN Tỉ lệ sản phụ MLT tại khoa sản bệnh viện đa khoa Kiên Giang: kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỉ lệ MLT ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang là tương đối cao 33,4%. Cao hơn 2 lần so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới (15%). Đồng thời, tỉ lệ này cũng cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Ninh Văn Minh tại bệnh viện sản nhi Ninh Bình năm 2012 với tỉ lệ MLT là 23,1%(7), hoặc nghiên cứu của Chitrakan Charoenboon năm 2011 tại Thái Lan (23,6%)(1), hoặc khi so với tỉ lệ MLT trung bình của 9 nước Châu Á là 27,3%(4). Sự khác biệt này có thể do nghiên cứu của các tác giả đa phần là sử dụng nguồn thông tin thứ cấp từ hồ sơ bệnh án và sử dụng kỹ thuật chọn mẫu toàn bộ trong khi nghiên cứu của chúng tôi là thu thập số liệu từ phỏng vấn trực tiếp người bệnh. Đồng thời, điều kiện kinh tế xã hội, tập quán, tín ngưỡng ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia góp phần tạo nên sự khác biệt về tỉ lệ MLT trong các nghiên cứu. Tuy nhiên, tỉ lệ MLT trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với một số nghiên cứu của các tác giả khác. Tác giả Nguyễn Thị Huệ khảo sát tình hình mổ lấy thai tại bệnh viện Nhật Tân tỉnh An Giang năm 2013 tỉ lệ MLT là 50,4%(6). Sự khác biệt này có thể do: thứ nhất, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Huệ thực hiện hồi cứu mô tả trên 766 hồ sơ bệnh án của cả năm, trong khi nghiên cứu của chúng tôi chỉ thực hiện trong 5 tháng đầu năm. Quan sát số liệu lưu trữ của khoa sản trong những năm trước, chúng tôi nhận thấy, ở những tháng cuối năm số sản phụ vào sinh nhiều hơn so với những tháng đầu năm nên kết quả nghiên cứu của chúng tôi đôi khi chưa phản ánh đúng so với thực tế; hai là, mặc dù An Giang là một tỉnh giáp ranh với Kiên Giang, nhưng lại là tỉnh đặc thù có đồng bào theo tôn giáo rất cao chiếm đến 70,31% tổng dân số của toàn tỉnh. Có thể do tính chất đặc thù này góp phần làm cho tỉ lệ MLT ở An Giang rất cao trên 50%. Thông thường thì những người theo tôn giáo, họ tin rằng sinh con vào ngày giờ tốt, hợp tuổi với cha mẹ thì con của họ sẽ được giàu có, sung sướng và hạnh phúc. Cho nên, chỉ có MLT mới có thể thực hiện được những ước muốn của họ. Tác giả Đặng Thị Hà, mô tả trên 3018 sản phụ trong 2 năm 2007-2009 tại Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 2 có tỉ lệ MLT là 43,2%(2). Điều này có thể do, trong nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Hà thời gian nghiên cứu dài và cỡ mẫu đủ lớn nên tính đại diện cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Mặc khác, Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 2 là bệnh viện tư nhân nên chỉ định MLT có thể rộng rãi hơn so với bệnh viện nhà nước, đặc biệt là những trường hợp MLT vì những lý do xã hội khi sản phụ có yêu cầu. Thực tế, nghiên cứu của tác giả Rukiye Hobek Akarsu ở Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng minh tỉ lệ MLT ở bệnh viện tư cao hơn 1,7 lần so với bệnh viện nhà nước(7). Có lẽ, những sản phụ thích sinh ở bệnh viện tư nhân hơn nơi mà những mong muốn của họ được dễ dàng được chấp nhận. Trái với nhận định trên, bệnh viện Phụ sản Từ Dũ là bệnh viện công lập nhưng tỉ lệ MLT theo nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Thu Thủy năm 2008 lên đến 47,2%(6). Tỉ lệ này cao hơn so với bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 2 và cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi. Điều này có thể do, bệnh viện Từ Dũ là một trong những bệnh viện đầu ngành về lĩnh vực sản phụ khoa ở khu vực phía Nam. Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở thành phố Hồ Chí Minh mà còn là nơi tiếp nhận những trường hợp thai kỳ nguy cơ cao từ các tỉnh chuyển đến. Đồng thời, bệnh viện Từ Dũ cũng là nơi áp dụng thành công những kỹ thuật điều trị vô sinh, hiếm muộn như thụ tinh nhân tạo,... những tiến bộ về kỹ thuật này đã tăng tỉ lệ sinh đôi, sinh ba đây cũng là một trong những yếu tố góp phần gia tăng tỉ lệ MLT tại Từ Dũ. Cùng thời gian nghiên cứu với chúng tôi, có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bình hồi cứu mô tả chọn mẫu toàn bộ trên 990 sản phụ vào sinh trong 6 tháng đầu năm 2012 ở bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên tỉ lệ MLT là 45,1%(7). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 49 Từ những phân tích trên cho chúng ta thấy, các nghiên cứu có thể khác nhau về phương pháp, thời gian và địa lý nhưng điều có chung một đặc điểm là phản ánh sự gia tăng tỉ lệ MLT trong giai đoạn hiện nay ở các bệnh viện. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi tỉ lệ MLT tăng từ 20% trở lên không làm giảm tử suất và bệnh suất cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Vì sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi, thái độ tốt nhất của người thầy thuốc và của cả sản phụ là phải quan niệm rằng không nên lạm dụng MLT. Thầy thuốc chỉ nên MLT khi tiên lượng sinh thường ngã âm đạo có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Có như vậy, mới có thể làm giảm tỉ lệ MLT đang gia tăng như hiện nay. Các yếu tố liên quan giữa các đặc điểm với MLT của sản phụ bằng mô hình đa biến: Mô hình phân tích đa biến cho thấy những sản phụ được bác sĩ tư vấn MLT có tỉ lệ MLT cao gấp 1,5 so những sản phụ được bác sĩ tư vấn sinh thường. Kết quả này nói lên công tác tư vấn của bác sĩ trước khi sinh là vô cùng quan trọng. Thai phụ luôn xem trọng quyết định của bác sĩ điều trị vì họ tin rằng bác sĩ là những người có trình độ, chuyên môn sẽ lựa chọn cho họ phương pháp sinh an toàn nhất cho mẹ và con. Điểm mạnh và hạn chế của đề tài: nghiên cứu tìm tỉ lệ có cỡ mẫu 1130 là đủ lớn. Quá trình thu thập số liệu mặt đối mặt được thực hiện nghiêm túc, đồng thời công tác giám sát được thực hiện chặt chẽ giúp cho số liệu nghiên cứu được chính xác và đạt yêu cầu. Việc lấy mẫu được thực hiện chọn mẫu bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống và thực hiện đúng các tiêu chí đề ra nên giá trị của đề tài có thể áp dụng được cho dân số chọn mẫu. Trong quá trình chọn mẫu có một vài khó khăn nhất định như: thông thường chúng tôi sẽ chọn và phỏng vấn sản phụ ngày thứ 2 sau sinh hoặc MLT. Tuy nhiên có những trường hợp mới sinh 1 ngày đã cho ra viện hoặc có những sản phụ trốn viện, những trường hợp này bắt buộc chúng tôi phải chọn người kế tiếp để đảm bảo đủ số mẫu cần thiết cho nghiên cứu.Tuy nhiên, tỉ lệ mất mẫu thấp chỉ có 11 trường hợp trong tổng số 1130 sản phụ (1,5%) nên sẽ không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu đã xác định tỉ lệ MLT và các yếu tố nào liên quan đến tỉ lệ MLT từ phía sản phụ từ đó có kế hoạch tăng cường các biện pháp can thiệp giáo dục sức khỏe góp phần làm giảm tỉ lệ MLT ở Kiên Giang từ phía sản phụ. Kết quả nghiên cứu cũng cho chúng ta thấy, tư vấn trước sinh là nguồn thông tin quan trọng đối với sản phụ. Khi quyết định chọn phương pháp sinh đa số sản phụ thường nghe theo lời tư vấn của bác sĩ sản khoa. Vì vậy, các bác sĩ cũng nên cân nhắc, xem xét lựa chọn phương pháp sinh phù hợp, đặc biệt là những trường hợp sản phụ có vết MLT cũ, nếu tiên lượng sản phụ có khả năng sinh thường ngã âm đạo thì nên có kế hoạch tư vấn, giúp đỡ, khuyến khích họ sinh thường. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm giảm tỉ lệ MLT nói chung. KẾT LUẬN Tỉ lệ MLT chung tại khoa sản bệnh viện Đa khoa Kiên Giang 6 tháng đầu năm 2015 là 33,4%. Những sản phụ được nhân viên y tế tư vấn MLT có tỉ lệ MLT bằng 1,5 lần so những sản phụ được tư vấn sinh thường (KTC 95% (1,2 -1,9). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Charoenboon C, Srisupundit K, Tongsong T (2013)."Rise in cesarean section rate over a 20-year period in a public sector hospital in northern Thailand". Arch Gynecol Obstet, volume 287 (1), pp. 47-52. 2. Đặng Thị Hà (2010)."Tình hình mổ lấy thai tại bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 2". Tạp chí Y học, Đại học Y dược TP.HCM, tập 14 (4), tr.153-158. 3. Huỳnh Thị Thu Thủy (2008). Sanh mổ - Thực trạng và các yếu tố liên quan, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ. mo-thuc-trang-va-cac-yeu-to-lien-quan, 24/06/2014. 4. Lumbiganon P, Laopaiboon M, Gulmezoglu AM, Souza JP, Taneepanichskul S, Ruyan P, Attygalle DE, Shrestha N, Mori R, Nguyen DH, Hoang TB, Rathavy T, Chuyun K, Cheang K, Festin M, Udomprasertgul V, Germar MJ, Yanqiu G, Roy M, Carroli G, Ba-Thike K, Filatova E, Villar J (2010)."Method of delivery and pregnancy outcomes in Asia: the WHO global survey on maternal and perinatal health 2007-08". Lancet, volume 375 (9713), pp. 490-9. 5. Nguyễn Thị Bình (2012). Nhận xét tình hình mổ lấy thai tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2012. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 50 vien-da-khoa-trung-uong-thai-nguyen-6-thang-dau-nam- 2012_t4995.aspx, 4/8/2014. 6. Nguyễn Thị Huệ, Phạm Phước Vinh, Trương Thanh Thanh, Châu Hữu Hầu (2013). Khảo sát tình hình mổ lấy thai tại bệnh viện Nhật Tân năm 2013. www.bvag.com.vn/.../455_c44952bd4d5d2dba0660410e827184 88, Cập nhật ngày 15/06/2015. 7. Ninh Văn Minh (2010). Tình hình mổ lấy thai tại bệnh viện sản nhi Ninh Bình năm 2012. thai-tai-benh-vien-san-nhi-ninh-binh-nam-2012_t4649.aspx, 29/10/2013. 8. Rukiye Hobek Akarsu1 Salime Mucuk2 (2014)."Turkish women’s opinions about cesarean delivery ". Original Articles, 30 (6), pp.1308-1313. 9. Trương Diễm Phượng, Trần Thị Lợi (2013). "Điều trị thai ngoài tử cung bám ở vết mổ cũ tuổi thai dưới 12 tuần tại bệnh viện Từ Dũ". Tạp chí Y học, Đại học Y dược TP.HCM, tập 17 ( 1), tr.1. Ngày nhận bài báo: 15/8/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/8/2016 Ngày bài báo được đăng: 05/10/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf045_0973_2172016.pdf