Tài liệu Tỉ lệ mất ngủ ở phụ nữ 50-55 tuổi tại Bệnh viện Hùng Vương: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 198
TỈ LỆ MẤT NGỦ Ở PHỤ NỮ 50-55 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Vũ Thị Thục Anh*, Tô Mai Xuân Hồng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nghiên cứu được tiến hành xác định tỷ lệ mất ngủ của phụ nữ từ 50-55 tuổi dựa trên thang
điểm Pittsburgh tiếng Việt nhằm phục vụ cho việc điều trị mất ngủ và cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ
mãn kinh.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 10/2016 đến tháng 02/2017, có
403 trường hợp phụ nữ từ 50-55 tuổi được chọn ngẫu nhiên từ những phụ nữ đến khám tại phòng khám phụ
khoa bệnh viện Hùng Vương. Đối tượng được phỏng vấn theo bảng câu hỏi. Kết cục là tỉ lệ mất ngủ, các kiểu mất
ngủ và mối liên quan của nó với tình trạng mãn kinh, triệu chứng vận mạch, đặc điểm thể chất, các yếu tố kinh tế
xã hội và lối sống.
Kết quả: Tỉ lệ mất ngủ ở phụ nữ 50 đến 55 tuổi là 60,5%, trong đó đa số là mất ngủ mức độ n...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ mất ngủ ở phụ nữ 50-55 tuổi tại Bệnh viện Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 198
TỈ LỆ MẤT NGỦ Ở PHỤ NỮ 50-55 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Vũ Thị Thục Anh*, Tô Mai Xuân Hồng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nghiên cứu được tiến hành xác định tỷ lệ mất ngủ của phụ nữ từ 50-55 tuổi dựa trên thang
điểm Pittsburgh tiếng Việt nhằm phục vụ cho việc điều trị mất ngủ và cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ
mãn kinh.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 10/2016 đến tháng 02/2017, có
403 trường hợp phụ nữ từ 50-55 tuổi được chọn ngẫu nhiên từ những phụ nữ đến khám tại phòng khám phụ
khoa bệnh viện Hùng Vương. Đối tượng được phỏng vấn theo bảng câu hỏi. Kết cục là tỉ lệ mất ngủ, các kiểu mất
ngủ và mối liên quan của nó với tình trạng mãn kinh, triệu chứng vận mạch, đặc điểm thể chất, các yếu tố kinh tế
xã hội và lối sống.
Kết quả: Tỉ lệ mất ngủ ở phụ nữ 50 đến 55 tuổi là 60,5%, trong đó đa số là mất ngủ mức độ nhẹ và trung
bình, điểm PSQI trung bình trong nghiên cứu là 6,75 điểm. Hai yếu tố có liên quan đến tình trạng mất ngủ là
căng thẳng tâm lý và tình trạng mãn kinh (p<0,05). Tỉ lệ mất ngủ cũng như điểm PSQI trung bình tăng dần qua
các nhóm trước mãn kinh – quanh mãn kinh – sau mãn kinh. Hai kiểu mất ngủ thường gặp ở phụ nữ 50-55 tuổi
là khó đi vào giấc ngủ và thức dậy quá sớm. Đa số phụ nữ mắc đồng thời nhiều kiểu mất ngủ.
Kết luận: Thang điểm Pittsburg thích hợp để sàng lọc các rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn
kinh, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh.
Từ khóa: Mất ngủ, tiền mãn kinh, mãn kinh.
ABSTRACT
INSOMNIA INCIDENCE IN WOMEN AGED 50-50 YEARS OLD AT HUNG VUONG HOSPITAL
Vu Thi Thuc Anh, To Mai Xuan Hong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 198 - 204
Background: The study is aimed to determine the insomnia incidence in women being 50-55years old based
on the Pittsburgh Scale in Vietnamese version for earlierdiagnosing insomnia to improve the quality of life of
chronic women. .
Methods: Cross-sectional study was conducted from October 2016 to February 2017, with 403 cases of
women aged 50-55 randomly selected from women who had a counsultation at the outpatient departement in
Hung Vuong hospital. Theseswomen were interviewed following the questionnaire of Pittsburg. The outcomes
which are included insomnia incidence, style of insomnia and its relationship to menopause, vasomotor
symptoms, physical characteristics, socioeconomic factors and lifestyle were evaluated.
Results: The incidence of insomnia in women aged 50 to 55 years was 60.5%, with the majority being mild
and moderate insomnia, the average PSQI score in the study was 6,75. Two factors associated with insomnia were
psychological stress and menopause (p <0,05). Insomnia rates as well as mean PSQI scores has been shown an
increased rate between three groups of premenopausal - perimenopausal – postmenopausal women. Two types of
insomnia are common in 50-55 year olds who are unaware of sleep and wake up too early. Most women suffer
from many types of insomnia.
*Bộ môn Phụ Sản, Đại Học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: TS. Tô Mai Xuân Hồng ĐT: 0903727069 Email: tomaixuanhong@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 199
Conclusion: The Pittsburg Scale is suitable for screening sleep disorders in premenopausal and menopausal
women, and contributing to improved quality of life in postmenopausal women.
Keywords: Insomnia, premenopausal – menopausal women.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mãn kinh là một hiện tượng sinh lý bình
thường, tất yếu phải trải qua trong cuộc đời
người phụ nữ. Bắt đầu bằng việc buồng trứng
suy giảm chức năng, các nội tiết sinh dục không
còn được chế tiết, dẫn đến những biến đổi và rối
loạn tạm thời hoặc vĩnh viễn của một số chức
năng sinh lý và ảnh hưởng đến tâm lý phụ nữ(6,7).
Đa số phụ nữ quanh tuổi mãn kinh đều biểu
hiện các triệu chứng với mức độ từ nhẹ đến
nặng, gây xáo trộn đến chất lượng cuộc sống
thường nhật vào thời kỳ này. Một trong những
than phiền thường xuyên nhất của phụ nữ
quanh tuổi mãn kinh là mất ngủ(16). Các kiểu mất
ngủ bao gồm khó vào giấc ngủ, thức giấc nhiều
lần hay thức giấc quá sớm và khó ngủ lại không
chỉ gây ảnh hưởng nặng đến chất lượng cuộc
sống, mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh
tim mạch, béo phì, đái tháo đường, trầm cảm.
Để trả lời câu hỏi có hay không một tình
trạng mất ngủ và mức độ ảnh hưởng của nó trên
chất lượng cuộc sống, theo y văn, các chuyên gia
thế giới đã dùng nhiều phương cách khác nhau
từ cách khách quan bằng biểu đồ đa ký giấc ngủ
cho đến bảng câu hỏi ISQ(18), ESS(19) nhưng phổ
biến nhất là thang điểm The Pittsburgh Sleep
Quality Index (PSQI) (1,5,203,10,18). PSQI được thiết kế
để người tham gia nghiên cứu có thể tự trả lời và
nó sẽ đánh giá chất lượng giấc ngủ của đối
tượng trong thời gian một tháng gần nhất, gồm
19 câu hỏi phối hợp thành 7 thành phần. Mỗi
thành phần có các mức độ từ 0-3 điểm với 0 =
không khó khăn gì và 3 = khó khăn nghiêm
trọng. Điểm 7 thành phần sau đó cộng lại thành
điểm tổng quát của toàn thang đo từ 0-21
điểm.Không chỉ các nước nói tiếng Anh, có rất
nhiều phiên bản PSQI đã được dịch và dùng ở
nhiều quốc gia trên thế giới như Nigeria, Bồ Đào
Nha, Ý, Hàn Quốc, Trung Quốc, v.v Tại Việt
Nam, thang điểm PSQI đã được Viện Y Tế Công
Cộng Việt hóa và đánh giá là một thang điểm giá
trị trong phân định mất ngủ(3,4,5,8). Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ mất
ngủ của phụ nữ 50-55 tuổi sử dụng thang điểm
PSQI là bao nhiêu?
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng
02/2017 chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 403
phụ nữ từ 50-55 tuổi.
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
Cỡ mẫu
Tính theo công thức ước lượng một tỉ lệ
N ≥ Z21-α/2. / D2 x P x (1 – P)
N ≥ 1,962 / 0,052 x 0,625 x (1 – 0,625)
N ≥ 360,15
Trong đó
Z: là hằng số của phân phối chuẩn với sai
lầm loại I là 5%, ta có Z2 = 1,962.
D: là mức sai lầm loại I khi sử dụng Z. D =
0,05
P: tỉ lệ mất ngủ= 0,625, lấy theo nghiên cứu
của Simin (2014)(23)
Vậy số mẫu tối thiểu cần lấy là 361 trường
hợp.
Tiêu chuẩn nhận vào
Phụ nữ 50 đến 55 tuổi.
Còn tử cung và 2 buồng trứng.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Dùng bất kỳ thuốc nội tiết sinh dục nào
trong vòng 6 tháng.
Có các bệnh lý nội ngoại khoa nặng gây ảnh
hưởng đến giấc ngủ.
Có tiền sử bệnh tâm thần.
Mắc các bệnh lý tâm thần, thực thể nặng
hoặc để lại di chứng cản trở việc thực hiện
phỏng vấn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 200
Không nói hay đọc hiểu tiếng Việt.
Không đồng ý tham gia nghiên cứu
Đối tượng được phỏng vấn theo bảng câu
hỏi về chất lượng giấc ngủ trong vòng 1 tháng và
các yếu tố liên quan. Các số liệu thu thập được
mã hóa, nhập và quản lý bằng phần mềm
Epidata 3.1 và xử lý bằng phần mềm thống kê
Stata 10.0.
KẾT QUẢ
Tuổi trung bình các đối tượng trong nghiên
cứu là 52,11± 1,65. Các đối tượng có nơi sống
phân bố không khác biệt nhiều giữa thành phố
và tỉnh. Đa số có trình độ văn hóa dưới cấp 2
(70,7%), tuy nhiên đều biết đọc tiếng Việt. Công
việc phổ biến của họ là làm nội trợ hoặc đã nghỉ
hưu (62%). Hầu hết các đối tượng hiện đang
sống với chồng (91,6%) và có con (96,3%).
Tỉ lệ rối loạn giấc ngủ
Trong 403 trường hợp nghiên cứu có 244
(60,5%) đối tượng có mất ngủ với điểm PSQI > 5,
KTC 95% [55,7 – 65,3] (Bảng 1). Dựa theo bảng
PSQI, chúng tôi ghi nhận điểm PSQI trung bình
là 6,75 ± 4,64. Điểm số PSQI nhỏ nhất là 0 và lớn
nhất là 18.
Bảng 1. Mức độ mất ngủ
PSQI N = 403 (100%)
0-5 (bình thường) 159 (39,5%)
6-9 (mất ngủ nhẹ) 122 (30,3%)
10-14 (mất ngủ trung bình) 103 (25,5%)
15-21 (mất ngủ nặng) 19 (4,7%)
Bảng 2. Đặc điểm xã hội các đối tượng trong nghiên cứu và điểm PSQI
ĐẶC ĐIỂM
TỔNG
(N=403)
PSQI≤5
(N=159)
PSQI>5
(N=244)
OR KTC 95% P
(*)
Tuổi trung bình 52,11 ± 1,65 52,04 ± 1,65 52,16 ± 1,66 0,470
Nơi sống 1,14 0,76-1,70 0,536
Tỉnh 223 (55,3%) 91 132
TPHCM 180 (44,7%) 68 112
Văn hóa 0,66 0,43-1,02 0,059
Dưới cấp 2 285 (70,7%) 104 181
Trên cấp 2 84 (20,8%) 41 43
Nghề nghiệp 1,04 0,92-1,18 0,563
Nội trợ-
nghỉ hưu
250 (62%) 100 150
Lao động phổ thông 25 (6.2%) 10 15
Văn phòng 14 (3.5%) 7 7
Buôn bán 50 (12,4%) 20 30
Nông dân 64 (15,9%) 22 42
Hôn nhân 1,82 0,90-3,68 0,093
Không sống với chồng 12 (3%) 6 6
Sống với chồng 369 (91,6%) 141 228
Số con 1,06 0,74-1,50 0,766
0 15 (3,7%) 6 9
1-2 199 (49,4%) 80 119
≥ 3 189 (46,9%) 73 116
Căng thẳng tâm lý 4,08 2,12-7,87 <0,001
Có 73 (18,1%) 12 61
Không 330 (81,9%) 147 183
* Mối liên quan có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05.
Biến số căng thẳng tâm lý được xác định
bằng câu hỏi “Trong tháng qua có biến cố trong
cuộc sống nào gây căng thẳng tâm lý cho bà
không?” Dù số phụ nữ có vấn đề gây căng thẳng
tâm lý gần đây chỉ chiếm thiểu số, nhưng tỉ lệ
mất ngủ trong nhóm này lại cao hơn hẳn nhóm
không bị căng thẳng tâm lý. Sự khác biệt này có
ý nghĩa thống kê (Bảng 2).
Đặc điểm thể chất
Biến số “bệnh nội khoa” bao gồm các bệnh lý
tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, nội tiết
hiện mắc hoặc để lại di chứng. Nếu đối tượng trả
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 201
lời “Có” cho câu hỏi “Bệnh nội khoa có ảnh
hưởng đến giấc ngủ không?” chúng tôi sẽ loại
đối tượng khỏi nhóm nghiên cứu. Tiền sử phẫu
thuật: đối tượng có tiền sử đã từng thực hiện bất
kỳ loại phẫu thuật nào bao gồm cả sản phụ khoa.
Triệu chứng đau đang mắc trong tháng qua: đau
đầu mãn tính, đau khớp, đau dạ dày. Sử dụng
thuốc: các thuốc hiện đang sử dụng để điều trị
các bệnh nội khoa, triệu chứng đau.
Bảng 3: Đặc điểm thể chất các đối tượng trong nghiên cứu
ĐẶC ĐIỂM
TỔNG
(N=403)
PSQI≤5
(N=159)
PSQI>5
(N=244)
OR KTC 95% P
(*)
Bệnh nội khoa 1,01 0,67-1,50 0,981
Có 198 (49,1%) 78 120
Không 205 (50,9%) 81 124
Tiền sử phẫu thuật 1,20 0,67-2,16 0,537
Có 56 (13,9%) 20 36
Không 347 (86,1%) 139 208
Đau (đau đầu mãn tính, đau khớp) 1,04 0,65-1,64 0,882
Có 103 (25,6%) 40 63
Không 300 (74,4%) 119 181
Sử dụng thuốc 1,16 0,75-1,78 0,504
Có 132 (32,8%) 49 83
Không 271 (67,2%) 110 161
Cà phê/trà > 1 tách/ngày 0,94 0,59-1,49 0,787
Có 101 (25,1%) 41
60
Không 302 (74,9%) 118 184
Tập thể dục ≥ 3 lần/tuần 1,17 0,68-2,02 0,574
Có 66 (16,4%) 24 42
Không 337 (83,6%) 135 202
* Mối liên quan có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05.
Qua nghiên cứu chúng tôi không thấy có sự
liên quan giữa việc có bệnh nội khoa, tiền sử đã
từng phẫu thuật, bị đau đầu hay đau khớp, đang
sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền, với tình
trạng mất ngủ. Ở các đối tượng có thói quen
uống trà hay cà phê, không ghi nhận gia tăng
nguy cơ mất ngủ. Ngược lại, tập thể dục cũng
không làm giảm nguy cơ mất ngủ.
Tình trạng mãn kinh
Tình trạng mãn kinh được phân thành 3
nhóm theo tiêu chuẩn STRAW+10[15],[21]
Bảng 4. Mất ngủ và mãn kinh
TÌNH TRẠNG MÃN
KINH
TỔNG
(N=403)
PSQI≤5
(N=159)
PSQI>5
(N=244)
Trước mãn kinh 76 46 30
Quanh mãn kinh 111 49 62
Sau mãn kinh 216 64 152
Bảng 5: Tỉ lệ mất ngủ theo triệu chứng vận mạch
Vận mạch Tổng (n=403) PSQI≤5 (n=159) PSQI>5 (n=244) OR KTC 95% P
(*)
Có 242 (60%) 79 163 2,04 1,35-3,07 0,001
Không 161 (40%) 80 81
Tỉ lệ mất ngủ giữa các nhóm khác nhau có ý
nghĩa thống kê (p<0,001). Điểm PSQI trung bình
của các nhóm mãn kinh tăng dần theo thứ tự
trước mãn kinh – quanh mãn kinh – sau mãn
kinh (5,1 < 6,4 < 7,5).
Triệu chứng vận mạch
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
triệu chứng vận mạch ở tuổi mãn kinh và tình
trạng mất ngủ (Bảng 5).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 202
Bảng 6. Tỉ lệ mất ngủ theo triệu chứng vận mạch.
Vận mạch Tổng (n=403) PSQI≤5 (n=159) PSQI>5 (n=244) OR KTC 95% P (*)
Có 242 (60%) 79 163 2,04 1,35-3,07 0,001
Không 161 (40%) 80 81
Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống
kê giữa triệu chứng vận mạch ở tuổi mãn kinh
và tình trạng mất ngủ.
Kiểu mất ngủ
Bảng 7: Tỉ lệ các kiểu mất ngủ
Kiểu mất ngủ N = 403 (100%)
Khó đi vào giấc ngủ 190 (47,1%)
Khó duy trì giấc ngủ 14 (3,5%)
Thức dậy quá sớm 217 (53,8%)
Mắc 2-3 kiểu mất ngủ 163 (40,4%)
Kiểu mất ngủ chiếm đa số là khó đi vào
giấc ngủ và thức dậy quá sớm. Hình 1,2,3 thể
hiện đường cong dốc lên của tỉ lệ 3 kiểu mất
ngủ qua các giai đoạn của thời kỳ mãn kinh.
Điều này thể hiện khá rõ ảnh hưởng của mãn
kinh lên mất ngủ.
Hình 1. Rối loạn khó đi vào giấc ngủ qua các giai
đoạn mãn kinh.
4 5 5
0
1
2
3
4
5
6
Trước mãn
kinh
Quanh mãn
kinh
Mãn kinh
S
ố
lư
ợ
ng
Hình 2: Rối loạn khó duy trì giấc ngủ qua các giai
đoạn mãn kinh
27
59
131
0
50
100
150
Trước mãn
kinh
Quanh mãn
kinh
Mãn kinh
S
ô
lư
ợ
ng
Hình 3: Rối loạn thức dậy quá sớm qua các giai đoạn
mãn kinh
Phân tích hồi quy đa biến
Bảng 8: Phân tích hồi quy đa biến
Vận mạch 1,5 0,9 – 2,4 0,065
Yếu tố Odds ratio (OR) Khoảng tin cậy 95% P
(*)
Văn hóa 0,7 0,5 – 1,0 0,064
Hôn nhân 0,9 0,4 – 1,8 0,717
Stress 4,4 2,1 – 9,0 <0,001
Mãn kinh 1,9 1,4 – 2,5 <0,001
Những phụ nữ có căng thẳng tâm lý có nguy
cơ mất ngủ cao gấp 4,4 lần những phụ nữ không
bị căng thẳng tâm lý. Tình trạng mãn kinh làm
tăng nguy cơ mất ngủ lên gấp 1,9 lần.
BÀN LUẬN
Trong các nghiên cứu về mất ngủ sử dụng
thang điểm PSQI trên thế giới, điểm cắt để
chẩn đoán mất ngủ vẫn chưa được thống nhất,
dao động từ 5 đến 8,5(1,5,9,22,24). Với mục đích
tầm soát mất ngủ trong cộng đồng, chúng tôi
lựa chọn điểm cắt là 5, nghĩa là những người
có điểm PSQI ≤ 5 được coi là “bình thường” và
những người có điểm PSQI > 5 được coi là có
“mất ngủ”. Khi sử dụng điểm cắt là PSQI > 5,
tỉ lệ mất ngủ trong nghiên cứu của chúng tôi
là 60,5%. Kết quả này cho thấy mất ngủ thật sự
là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ tuổi trung
niên. Theo y văn, tỉ lệ mất ngủ cũng cao trên
50% ở nhiều nghiên cứu(12,20,21,23).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 203
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ nhận mẫu
trong độ tuổi hẹp 50-55 tuổi, nên khó có thể khảo
sát ảnh hưởng của độ tuổi lên tình trạng mất
ngủ. Yếu tố xã hội duy nhất chúng tôi ghi nhận
có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ là căng
thẳng tâm lý. Ở một nghiên cứu thuộc dự án
SWAN(11,19)cũng ghi nhận tỉ lệ mất ngủ cao và tỉ
lệ theo mức độ căng thẳng tâm lý, đánh giá theo
bảng điểm. Trong phạm vi nghiên cứu của
chúng tôi, chúng tôi không sử dụng bảng điểm
chuyên biệt để đánh giá căng thẳng tâm lý.
Những bệnh kèm theo phổ biến của phụ nữ
trung niên, mức độ nhẹ, điều trị ổn không ảnh
hưởng gì đến giấc ngủ của người phụ nữ. Thói
quen sử dụng trà và cà phê chưa cho thấy sự liên
quan làm gia tăng tỉ lệ mất ngủ. Ngược lại, việc
tập thể dục đều đặn cũng chưa cho thấy tác
dụng giảm mất ngủ. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi không tập trung vào các yếu tố này, và
cũng không có các tiêu chuẩn định lượng việc sử
dụng chất kích thích hay số giờ và cường độ tập
thể dục, do đó kết quả về mối liên quan với giấc
ngủ có thể chưa được rõ ràng và đầy đủ.
Phần lớn phụ nữ trong nghiên cứu của
chúng tôi ở giai đoạn quanh mãn kinhhoặc sau
mãn kinh. Điều này phù hợp vì tuổi trung bình
của nghiên cứu là 52.11 tuổi, cao hơn tuổi mãn
kinh trung bình của phụ nữ Việt Nam là 49
tuổi(2).Có sự khác biệt rõ ràng giữa tỉ lệ mất ngủ
của hai nhóm trước mãn kinh và quanh-sau mãn
kinh. Tỉ lệ mất ngủ cao ở nhóm sau mãn kinh gợi
ý tình trạng mất ngủ sẽ không tự thuyên giảm
sau khi giai đoạn quanh mãn kinh đi qua, khác
với các triệu chứng mãn kinh khác như cơn bốc
hỏa, đổ mồ hôi,Trong các nghiên cứu về mất
ngủ ở phụ nữ tuổi mãn kinh, “tình trạng mãn
kinh” và “triệu chứng vận mạch” là hai yếu tố
thường được khảo sát, với tư cách là biến số độc
lập, nhằm đánh giá ảnh hưởng của chúng lên
tình trạng mất ngủ,hay cụ thể hơn, là kiểu mất
ngủ(12,14,17,25). Trong phân tích của chúng tôi, triệu
chứng vận mạch không thật sự có liên quan đến
mất ngủ. Tuy nhiên, nghiên cứu thuộc dự án
SWAN(13) cho kết quả cả tình trạng mãn kinh và
triệu chứng vận mạch đều làm tăng tỉ lệ cả ba
kiểu mất ngủ. Điều này có lẽ do nghiên cứu của
chúng tôi là nghiên cứu cắt ngang, vốn không có
thế mạnh trong việc tìm các yếu tố nguy cơ.
Trong nghiên cứu chúng tôi cũng ghi nhận tỉ
lệ mắc kết hợp 2-3 kiểu mất ngủ khá cao, dẫn
đến giảm số giờ ngủ được ban đêm. Phần lớn
các phụ nữ bị mất ngủ cho biết họ mắc các rối
loạn này 1-2 lần/tuần, và không điều trị gì.
KẾT LUẬN
Thang điểm Pittsburg tiếng Việt phù hợp để
sàng lọc các rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ tiền mãn
kinh – mãn kinh, đặc biệt là tình trạng mất ngủ
sớm (mức độ nhẹ và trung bình), từ đó góp phần
vào việc chăm sóc sức khỏe tốt hơn và cải thiện
chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mãn kinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aloba OO, Adewuya AO, Ola BA, et al (2007). "Validity of the
Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) among Nigerian
university students". Sleep Medicine, 8:pp.266-270.
2. Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (2015). "Đơn vị chẩn đoán
và điều trị rối loạn giấc ngủ". Sống khỏe, 10:pp.20-21.
3. Bertolazi AN, Fagondes SC, Hof LS, et al (2011). "Validation of
the Brazilian Portuguese version of the Pittsburgh Sleep Quality
Index". Sleep Medicine, 12(1):pp.70-75.
4. Buysse DJ, Hall ML, Strollo PJ, et al (2008). "Relationships
between the Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI), Epworth
Sleepiness Scale (ESS), and clinical/polysomnographic measures
in a community sample". J Clin Sleep Med, 4(6):pp.563-571.
5. Buysse DJ, Reynold CR 3rd, Monk TH, et al (1988). "The
Pittsburgh Sleep Quality Index: A new instrument for
psychiatric practice and research". Psychiatry Research, 28:pp.193-
213.
6. Cheng M.H., (2008). "The relationship of self-reported sleep
disturbance, mood, and menopause in a community study".
Menopause, 15(5):pp.958-962.
7. Curcio G. (2013). "Validity of the Italian version of the Pittsburgh
Sleep Quality Index (PSQI)". Neurological Sciences, 34(4):pp.511-
519.
8. Farrahi J. (2012). "Reliability and validity of the Persian version
of the Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI-P)". Sleep and
Breathing, 16:pp.79-82.
9. Hall MH (2015). "Chronic stress is prospectively associated with
sleep in midlife women: the SWAN Sleep Study". SLEEP,
38(10):pp.1645-1654.
10. Harlow SD (2012). "Executive summary of the Stages of
Reproductive Aging Workshop +10: addressing the unfinished
agenda of staging reproductive aging". Menopause, 19(4):pp.387-
395.
11. Huang KE, Xu L, I NN, Jaisamrarn U (2010). "The Asian
Menopause Survey: Knowledge, perceptions, hormone
treatment and sexual function". Maturias, 65:pp.276-283.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 204
12. Kravitz HM. (2008). "Sleep disturbance during the menopausal
transition in a multi-ethnic community sample of women".
SLEEP, 31(7):pp.979-990.
13. Milsom I (2005). "Menopause-related symptoms and their
treatment". The menopause, 21(2):pp.9-16.
14. Okun ML (2009). "Psychometric evaluation of the Insomnia
Symptom Questionnaire: A self-report measure to identify
chronic insomnia". Journal of Clinical Sleep Medicine, 5(1):pp.41-51.
15. Phạm Thị Minh Đức (2004). "Nghiên cứu thực trạng sức khỏe
sinh sản của phụ nữ Việt Nam mãn kinh và đề xuất các giải
pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ
lứa tuổi này". 21(7):pp.15-28.
16. Rechtschaffen A, Kales A (1968). “A manual of standardized
terminology, techniques and scoring system for sleep stages of
human subjects”. 25(11):pp.145-158.
17. Shochat T (2007). "Validation of the Pittsburgh Sleep Quality
Index Hebrew translation (PSQI-H) in a sleep clinic sample".
Israel Med Assoc J, 9:pp.853-856.
18. Sohn S. (2012). "The reliability and validity of the Korean version
of the Pittsburgh Sleep Quality Index". Sleep and Breathing,
16(3):pp.579-589.
19. Soules MR (2001). "Executive summary: Stages of Reproductive
Aging Workshop". Fertility and Sterility, 76(5):pp.874-878.
20. Taavoni S. (2014). "Quality of Sleep and Its Related Factors in
Postmenopause Women in West Tehran". Womens Health Bull,
1(3):pp.423-431.
21. Tao MF, Sun DM, Shao HF., Li CB, Teng YC (2016). "Poor sleep
in middle-aged women is not associated with menopause per
se". Brazilian Journal of Medical and Biological Research, 49(1):pp.17-
22. DOI: 10.1590/1414-431X20154718.
22. Tô Minh Ngọc (2014). "Thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh
phiên bản tiếng Việt". Nghiên cứu Y học, 6:pp.664-668.
23. Tô Minh Ngọc (2015). "Lượng giá tính tin cậy và tính giá trị của
chỉ báo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh phiên bản tiếng Việt". ,
Luận án Tiến sĩ, Đại học Y Dược TPHCM, pp.trang 14-18.
24. Tsai PS (2005). , "Psychometric evaluation of the Chinese version
of the Pittsburgh Sleep Quality Index (CPSQI) in primary
insomnia and control subjects". Quality of Life Research,
14(8):pp.1943-1952.
25. Zhang JP. (2016). "Menopausal Symptoms and Sleep Quality
During Menopausal Transition and Postmenopause". Chin Med
J, 129:pp.771-777.
Ngày nhận bài báo: 17/07/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/10/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ti_le_mat_ngu_o_phu_nu_50_55_tuoi_tai_benh_vien_hung_vuong.pdf