Tài liệu Tỉ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan của bệnh lý võng mạc đái tháo đường trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Quận Bình Tân: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 395
TỈ LỆ HIỆN MẮC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA BỆNH LÝ VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN QUẬN BÌNH TÂN
Lê Việt Phương*, Võ Thị Xuân Hạnh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan của bệnh lý võng mạc đái tháo đường
(BLVMĐTĐ) trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 (ĐTĐ) đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bình Tân.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu cắt ngang. Mẫu gồm 321 bệnh nhân ĐTĐ được chọn từ dân số
ĐTĐ đến khám tại bệnh viện Bình Tân từ tháng 01/2018 đến tháng 7/2018. Tất cả bệnh nhân được khám võng
mạc bằng sinh hiển vi với kính tiếp xúc, đồng tử dãn. Bệnh võng mạc được phân loại theo “Phân loại lâm sàng
quốc tế BLVMĐTĐ và phù hoàng điểm ĐTĐ” 2016. Các yếu tố liên quan cũng được ghi nhận để phân tích sự
liên quan của chúng với BLVMĐTĐ.
Kết quả: Tỉ lệ mắc BLVMĐT...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan của bệnh lý võng mạc đái tháo đường trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Quận Bình Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 395
TỈ LỆ HIỆN MẮC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA BỆNH LÝ VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN QUẬN BÌNH TÂN
Lê Việt Phương*, Võ Thị Xuân Hạnh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan của bệnh lý võng mạc đái tháo đường
(BLVMĐTĐ) trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 (ĐTĐ) đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bình Tân.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu cắt ngang. Mẫu gồm 321 bệnh nhân ĐTĐ được chọn từ dân số
ĐTĐ đến khám tại bệnh viện Bình Tân từ tháng 01/2018 đến tháng 7/2018. Tất cả bệnh nhân được khám võng
mạc bằng sinh hiển vi với kính tiếp xúc, đồng tử dãn. Bệnh võng mạc được phân loại theo “Phân loại lâm sàng
quốc tế BLVMĐTĐ và phù hoàng điểm ĐTĐ” 2016. Các yếu tố liên quan cũng được ghi nhận để phân tích sự
liên quan của chúng với BLVMĐTĐ.
Kết quả: Tỉ lệ mắc BLVMĐTĐ chung là 22,4% bao gồm: BLVMĐTĐ không tăng sinh (KTS) nhẹ 4,7%;
BLVMĐTĐ KTS trung bình 812,8%, BLVMĐTĐ KTS nặng 3,4% và BLVMĐTĐ tăng sinh chiếm 1,5%. Phân
tích hồi qui đa biến cho thấy BLVMĐTĐ có liên quan với tuổi bệnh nhân ≥ 60 tuổi (OR=2,67 [1,27-5,59]), thời
gian phát hiện ĐTĐ ≥ 10 năm (OR=6,01 [3,14-11,52]), HbA1c ≥ 7% (OR=1,50 [1,25-1,80]), mức độ tuân thủ
điều trị thuốc trung bình hoặc kém (OR=3,76 [1,96-7,21]). Không tìm thấy sự liên quan giữa BLVMĐTĐ với
tăng huyết áp, BMI, lipid máu.
Kết luận: Tỉ lệ mắc BLVMĐTĐ trong nghiên cứu này tương đương với các nghiên cứu với các bệnh viện
khác, thấp hơn tỉ lệ mắc BLVMĐTĐ ở các nước phát triển. Tuổi, thời gian phát hiện ĐTĐ, tình trạng kiểm soát
đường huyết, mức độ tuân thủ điều trị thuốc là những yếu tố nguy cơ của BLVMĐTĐ.
Từ khóa: đái tháo đường típ 2, bệnh lý võng mạc đái tháo đường
ABSTRACT
PREVALENCE AND RISK FACTORS OF RETINOPATHY AMONG TYPE 2 DIABETIC
PATIENTS ATTENDING IN BINH TAN HOSPITAL
Le Viet Phuong, Vo Thi Xuan Hanh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 395-399
Objectives: To assess the prevalence of diabetic retinopathy (DR) and to evaluate its risk factors in a
population of diabetes millitus type 2 attending at the Binh Tan hospital in Hochiminh city (Vietnam).
Methods: A Hospital – based cross-sectional study was conducted in 321 patients who were selected from
diabetic population attending in Binh Tan hospital from 01/2018 to 7/2018. All the diabetic patients underwent
retinal examination by using slit-lamp biomicroscopy combined with a contact lens, dilated pupils test.
Retinopathy was graded according to the “International clinical diabetic retinopathy and diabetic macular edema
disease severity scales” 2016. Potential factors also were analysed their associations with DR.
Result: The prevalence of DR was 22.4%, including: mild non-proliferative diabetic retinopathy (mild
NPDR) 4.7%; moderate NPDR 12.8%, severe NPDR 3.4%; proliferative diabetic retinopathy (PDR) 1.5%.
*Bệnh viện Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh **Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS. Lê Việt Phương ĐT: 0909484590 Email: phuongbsmat@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 396
Multiple regression analysis showed that DR was significantly associated with age (60 year-olds or more)
(OR=2.67 [1.27-5.59]), duration of diabetes (more than 10 years) (OR=6.01 [3.14-11.52]), HbA1c (≥7%)
(OR=1.50 [1.25-1.80]), low or moderate level of medication adherence (OR=3.76 [1.96-7.21]).
Conclusions: This study shows that the prevalence of DR in diabetes millitus attending Binh Tan diabetic
clinics was similar to those study, and lower than those in developing countries. Age, duration of diabetes,
HbA1c, medication adherence level were the risk factors of DR.
Keywords: type 2 diabetes, diabetic retinopathy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh không
lây, mang tính xã hội cao, là một trong những
nguy cơ chủ yếu đe dọa sức khỏe cộng đồng do
các biến chứng của bệnh. Theo báo cáo của Liên
đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2017 có
khoảng hơn 425 triệu người mắc bệnh đái tháo
đường (ĐTĐ) và ước tính sẽ tăng đến 629 triệu
người vào năm 2045(5). Tại Việt Nam, theo báo
cáo của Bộ Y tế, tỉ lệ mắc ĐTĐ ở lứa tuổi 30-69
tuổi trên toàn quốc tăng nhanh hơn dự báo, tăng
xấp xỉ gấp đôi trong vòng 10 năm từ 2002-2012.
Kết quả điều tra của Bệnh viện nội tiết trung
ương trên 11.000 người trong độ tuổi 30-69 trên
toàn quốc cho thấy có 5,42% mắc ĐTĐ. Dự báo
mỗi năm sẽ có khoảng 88.000 người mắc mới,
đưa số bệnh nhân mắc ĐTĐ lên 3,42 triệu người
vào năm 2030(3).
Bệnh ĐTĐ đi kèm với những biến chứng
mạn tính tiến triển theo thời gian. Các biến
chứng này không chỉ để lại nhiều di chứng nặng
nề cho người bệnh mà còn là một trong những
nguyên nhân chính gây tử vong cho bệnh nhân
đái tháo đường. Trong đó biến chứng võng mạc
đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây
mù lòa ở các nước phát triển, tỉ lệ ngày càng tăng
ở các nước có thu nhập trung bình(2).
Ở nhiều nước, bệnh lý võng mạc đái tháo
đường (BLVMĐTĐ) là nguyên nhân gây tổn hại
thị lực thường gặp nhất, tuy nhiên có thể phòng
tránh được. Theo một nghiên cứu ở Hoa Kỳ từ
2005 đến 2008 tỉ lệ BLVMĐTĐ là 28,5%(14). Ở Việt
Nam, một số nghiên cứu như nghiên cứu của
Trần Anh Tuấn, Diệp Thị Thanh Bình tại bệnh
viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cho kết
quả: tỉ lệ biến chứng tại mắt chung là 54,7%,
trong đó BLVMĐTĐ là 28,7%(12).
Bệnh viện Quận Bình Tân là một bệnh viện
mới thành lập được tách ra từ huyện Bình
Chánh. Số lượng bệnh nhân ĐTĐ đến khám
tương đối nhiều (khoảng 80-100 bệnh nhân mỗi
ngày), trong đó biến chứng võng mạc do ĐTĐ
chưa được quan tâm đúng mức. Hầu hết các
bệnh nhân ĐTĐ trong hồ sơ quản lý đều được
chỉ định phát hiện và điều trị sớm các biến
chứng ở tim, thận, thần kinh, tuy nhiên rất ít
bệnh nhân được chỉ định và gửi qua khoa mắt
để được phối hợp điều trị sớm. Nghiên cứu của
chúng tôi nhằm xác định tỉ lệ BLVMĐTĐ và các
yếu tố liên quan trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đang
điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bình Tân.
Kết quả nghiên cứu này là cơ sở dữ liệu
nhằm khuyến cáo các bác sĩ lâm sàng chú ý phát
hiện và chẩn đoán sớm và tư vấn về biến chứng
võng mạc của bệnh nhân ĐTĐ đang được quản
lý tại bệnh viện Bình Tân.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP
Đây là một nghiên cứu cắt ngang với mẫu
gồm 321 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 được chọn từ các
bệnh nhân ĐTĐ đến khám tại phòng khám nội
tiết BV quận Bình Tân từ tháng 1/2018 – 7/2018.
Tất cả các bệnh nhân được thăm hỏi về các
đặc điểm về dân số, xã hội, tiền sử bệnh, mức độ
tuân thủ thuốc ĐTĐ, thực hiện một số xét
nghiệm và được khám mắt để xác định và phân
loại BLVMĐTĐ. Đồng tử được nhỏ dãn với bởi
Mydrin P, sau đó soi đáy mắt bằng kính Volk 3
gương, quan sát 7 vùng võng mạc và ghi lại tổn
thương. Chẩn đoán là có BLVMĐTĐ khi có sự
hiện diện của bất cứ các triệu chứng sau: vi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 397
phình mạch, xuất huyết, xuất tiết mềm, bất
thường vi mạch võng mạc, xuất tiết cứng, tĩnh
mạch chuỗi, tân mạch. BLVMĐTĐ được phân
loại theo ETDRS, theo mắt có độ nặng hơn. Bệnh
nhân được phân loại các giai đoạn BLVMĐTĐ
theo “Phân loại lâm sàng quốc tế BLVMĐTĐ và
phù hoàng điểm ĐTĐ” 2016(1).
Mỗi bệnh nhân được lấy máu sau 8 giờ nhịn
đói để định lượng các thành phần lipid, glucose,
và HbA1c bằng máy phân tích tự động URIT.
Cholesterol toàn phần ≥200 mg%, LDL
cholesterol ≥100 mg%, Triglycerides ≥150 mg%
được coi là rối loạn chuyển hoá lipid. Glycated
hemoglobin (HbA1c) như là tiêu chuẩn đo lường
tình trạng kiểm soát đường máu. Tình trạng
kiểm soát đường máu được chia làm 2 mức: tốt
(HbA1c <7%), kém (≥7%). Mức độ tuân thủ điều
trị thuốc được đánh giá theo thang điểm
Morisky (MMAS-8) gồm 8 câu hỏi, chia làm 3
mức độ tuân thủ (cao: 8 điểm, trung bình: 6-7
điểm, kém: <6 điểm)(10).
Loại trừ các bệnh nhân không soi rõ đáy mắt:
đục thủy tinh thể, mộng thịt độ 3-4.
Phương pháp thống kê
Bảng phân phối tần suất, số trung bình và độ
lệch chuẩn được dùng để mô tả đặc điểm đối
tượng nghiên cứu, mô tả đặc điểm của
BLVMĐTĐ. Dùng phép kiểm chi bình phương
để so sánh tỉ lệ trong các nhóm BLVMĐTĐ.
Phân tích hồi qui logistic, coi BLVMĐTĐ như là
một biến số phụ thuộc để nhận biết các yếu tố
nguy cơ của BLVMĐTĐ, p<0,05 được xem là có
ý nghĩa thống kê. Tất cả các phép tính được thực
hiện trên với phần mềm SPSS 20.0.
KẾTQUẢ
Mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu bao gồm
tuổi, giới tính, thời gian phát hiện bệnh
ĐTĐ, tình trạng tái khám, mức độ tuân thủ
điều trị thuốc ĐTĐ, tình trạng kiểm soát
đường máu, chỉ số BMI, tăng huyết áp, tình
trạng lipid máu, creatinin.
Tuổi trung bình 62,53 ± 10,17 tuổi, bệnh
nhân trên 60 tuổi chiếm đa số (63,2%) (Bảng 1). Tỉ
lệ nữ (70,7%) cao hơn nam (29,3%). Thời gian
phát hiện ĐTĐ trên 10 năm tương đối cao
(25,5%). Mức độ tuân thủ điều trị thuốc ĐTĐ
67,9% là tương đối tốt. Tăng huyết áp (19,9%)
chiếm tỉ lệ thấp so với các nghiên cứu khác, điều
này có thể do huyết áp được kiểm soát tốt. Mức
độ kiểm soát đường huyết (HbA1c) chưa được
tốt (63,6%). Tình trạng rối loạn lipid chủ yếu là
tăng Triglycerid (92,9%).
Bảng 1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (n=321)
Đặc điểm n (%)
Tuổi (≥60) (TB: 62,53 ± 10,17 tuổi) 203 (63,2%)
Giới (nữ) 227 (70,7%)
Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ (≥10 năm) 82 (25,5%)
Tái khám đúng hẹn (khám đủ 3 lần/tháng) 282 (87,9%)
Mức độ tuân thủ thuốc (Cao) 218 (67,9%)
BMI (Thừa cân-béo phì ≥25) 98 (30,5%)
Tăng huyết áp 64 (19,9%)
Glucose máu (≥126mg%) 203 (63,2%)
HbA1c (≥7,0%) (TB: 7,82 ± 1,74 %) 204 (63,6%)
Cholesterol TP (≥200mg%) (TB: 142,30 ±
47,48 mg%)
38 (11,8%)
Triglycerid (≥150mg%) (TB: 199,50 ± 111,12
mg%)
202 (62,9%)
LDL (≥100mg%) (TB: 65,59 ± 36,95 mg%) 55 (17,1%)
HDL (≤50mg%) (TB: 39,55 ± 9,95 mg%) 194 (60,4%)
Creatinin (tăng) 43 (13,4%)
Tỉ lệ và đặc điểm của BVMTĐ
Trong toàn bộ mẫu 321 người ĐTĐ có 79
người mắc BLVMĐTĐ chiếm tỉ lệ 22,4%. Tỉ
lệ chi tiết được trình bày trong Bảng 2.
Bảng 2: Tỉ lệ, phân loại BLVMĐTĐ trong mẫu
nghiên cứu (n=321)
Phân loại Tần số Tỉ lệ %
Không BLVMĐTĐ 249 77,6
BLVMĐTĐ KTS nhẹ 15 4,7
BLVMĐTĐ KTS vừa 41 12,8
BLVMĐTĐ KTS nặng 11 3,4
BLVMĐTĐ tăng sinh sớm 3 0,9
BLVMĐTĐ tăng sinh nguy cơ cao 2 0,6
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ
BLVMĐTĐ là 22,4%; trong có BLVMĐTĐ
không tăng sinh vừa chiếm tỉ lệ cao nhất,
BLVMĐTĐ tăng sinh là 1,5%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 398
Các yếu tố liên quan của BLVMĐTĐ
Các yếu tố liên quan của BLVMĐTĐ
được phân tích theo mô hình hồi qui
logistic như là những biến độc lập, sự hiện
diện của BLVMĐTĐ (có, không) là biến
phụ thuộc, tỉ số chênh của các biến số độc
lập cùng với khoảng tin cậy (KTC) 95% và
mức độ ý nghĩa (p) của chúng được tóm
tắc trong Bảng 3.
Theo đó, các yếu tố dự đoán có ý nghĩa
của sự hiện diện của BLVMĐTĐ là: Tuổi
càng cao tỉ lệ BLVMĐTĐ càng cao, bệnh nhân
trên 60 tuổi nguy cơ bị BLVMĐTĐ tăng gấp 2,7
lần. Thời gian phát hiện đái tháo đường lâu: cho
thấy cứ gia tăng thời gian mắc bệnh ĐTĐ mỗi
khoảng 10 năm thì nguy cơ bị BLVMĐTĐ tăng
gấp 6 lần. Mức độ kiểm soát đường huyết
(HbA1c): cứ tăng mỗi đơn vị HbA1c (%) thì
nguy cơ bị BLVMĐTĐ tăng gấp 1,5 lần. Mức độ
tuân thủ điều trị thuốc: bệnh nhân ĐTĐ với mức
độ tuân thủ trung bình-thấp nguy cơ bị
BLVMĐTĐ cao gấp 3,8 lần người bệnh ĐTĐ có
mức độ tuân thủ điều trị cao.
Bảng 3: Các yếu tố liên quan của BLVMĐTĐ qua
phân tích hồi qui logistic (n=321)
BLVMĐTĐ
p OR KTC 95%
Tuổi (≥60) 0,009 2,67 1,27-5,59
Thời gian phát hiện ĐTĐ (≥ 10
năm)
0,006 6,01 3,14-11,52
HbA1c (≥ 7%) <0,001 1,50 1,25-1,80
Mức độ tuân thủ điều trị (thấp-
trung bình)
<0,001 3,76 1,96-7,21
BÀN LUẬN
Trong mẫu 321 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 nghiên
cứu của chúng tôi, 72 bệnh nhân ĐTĐ có
BLVMĐTĐ, chiếm tỉ lệ 22,4%. Nghiên cứu của
tác giả Diệp Thị Thanh Bình tại bệnh viện Đại
Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh năm 2008, tỉ lệ
BLVMĐTĐ là 28,7%(12). Nghiên cứu của Nguyễn
Ngọc Anh tại bệnh viện Hoàn Mỹ TP HCM năm
2005, tỉ lệ mắc BLVMĐTĐ chung là 32,2%(8).
Nghiên cứu dịch tễ học của Zinhzi Z. và
cộng sự tại Mỹ, tỉ lệ bệnh võng mạc ĐTĐ được
chẩn đoán là 28,5%(14). Nghiên cứu của Kostev K.
tại vương quốc Anh, trên 12,524 bệnh nhân ĐTĐ
típ 2 cho thấy tỉ lệ hiện mắc là 19%(7). Một
nghiên cứu khác tại Ấn Độ của Rajiv R. tỉ lệ
BLVMĐTĐ là 28,2%(13).
Từ Bảng 2, giai đoạn BLVMĐTĐ không tăng
sinh trung bình chiếm đa số (12,8%), kết quả này
tương đương nghiên cứu của tác giả Hoàng
Mạnh Hùng(4) (13,2%), thấp hơn nghiên của
nhóm tác giả Diệp Thị Thanh Bình(12) (18,4%); cao
hơn Nguyễn Ngọc Anh(8) (8,1%). Ở nhóm
BLVMTĐ tăng sinh chiếm tỉ lệ 1,5% tương tự với
nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh (1,7%), cao
hơn của tác giả Diệp Thị Thanh Bình (0,2%), thấp
hơn nghiên cứu của tác giả Hoàng Mạnh Hùng
(5%).
Trong một nghiên cứu của Irini P. và cộng sự
tại bệnh viện đa khoa Veroia, Hy Lạp: nếu thời
gian mắc bệnh ĐTĐ từ 0-5 năm thì tỉ lệ
BLVMĐTĐ KTS nhẹ 11,1%, nếu thời gian mắc
bệnh ĐTĐ trên 10 năm thì tỉ lệ BLVMĐTĐ KTS
nhẹ 27,8%, BLVMĐTĐ KTS vừa là 22,2%, nặng
22,2% và BLVMĐTĐ tăng sinh 11,1%(6) .
Trong nghiên cứu nầy chúng tôi cũng
tìm thấy nhiều yếu tố liên quan có ý nghĩa
thống kê với BLVMĐTĐ.
Phân tích hồi qui logistic cho thấy tuổi là
yếu tố liên quan độc lập với BLVMĐTĐ,
tuổi càng cao tỉ lệ BLVMĐTĐ càng cao, bệnh
nhân trên 60 tuổi nguy cơ bị BLVMĐTĐ tăng
gấp 2,7 lần. Thời gian phát hiện ĐTĐ lâu: cho
thấy cứ gia tăng thời gian mắc bệnh ĐTĐ mỗi
khoảng 10 năm thì nguy cơ bị BLVMĐTĐ tăng
gấp 6 lần. Mức độ kiểm soát đường huyết
(HbA1c): cứ tăng mỗi đơn vị HbA1c (%) thì
nguy cơ bị BLVMĐTĐ tăng gấp 1,5 lần.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân
ĐTĐ tuân thủ điều trị thuốc ở mức cao là 67,9%,
kết quả này cũng tương đương nghiên cứu của
Lê Thị Nhật Lệ năm 2017 là 70,8%(9) và của
Nguyễn Thị Hải năm 2017 là 75,7%(11). Phân tích
đa biến, cho thấy mức độ tuân thủ điều trị thuốc
là yếu tố độc lập dẫn đến sự gia tăng tỉ lệ
BLVMĐTĐ; không thấy liên quan giữa BMI,
tăng huyết áp, lipid với BLVMĐTĐ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 399
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 321 bệnh nhân ĐTĐ
típ 2 tại phòng khám nội tiết bệnh viện quận
Bình Tân từ tháng 1/2018- 7/2018, chúng tôi
thu được một số kết luận như sau:
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu về dân
số-xã hội, tiền sử bệnh: tuổi trung bình 62,53
± 10,17; bệnh nhân trên 60 chiếm đa số
(63,2%). Tỉ lệ bệnh nhân nữ (70,7%) cao hơn
nam (29,3%). Tỉ lệ bệnh nhân được phát hiện
bệnh trên 10 năm 25,5%.
Tỉ lệ BLVMĐTĐ típ 2 tại phòng khám nội
tiết bệnh viện quận Bình Tân: tỉ lệ hiện mắc
BLVMĐTĐ là 22,4%, trong đó BLVMĐTĐ
KTS nhẹ 4,7%, KTS vừa 12,8%, KTS nặng
3,4%, tăng sinh 1,5%.
Mức độ tuân thủ điều trị thuốc của bệnh
nhân ĐTĐ: tỉ lệ mức độ tuân thủ cao 67,9%,
tuân thủ trung bình 30,2%, tuân thủ thấp
1,9%.
Các yếu tố được xác định có liên quan
với BLVMĐTĐ bao gồm: tuổi càng cao tỉ lệ
BLVMĐTĐ càng cao, bệnh nhân trên 60 tuổi
nguy cơ bị BLVMĐTĐ tăng gấp 2,7 lần, thời
gian phát hiện đái tháo đường lâu: cho thấy
cứ gia tăng thời gian mắc bệnh ĐTĐ mỗi
khoảng 10 năm thì nguy cơ bị BLVMĐTĐ
tăng gấp 6 lần, mức độ kiểm soát đường
huyết (HbA1c): cứ tăng mỗi đơn vị HbA1c
(%) thì nguy cơ bị BLVMĐTĐ tăng gấp 1,5
lần, mức độ tuân thủ điều trị thuốc: bệnh
nhân ĐTĐ với mức độ tuân thủ trung bình-
thấp nguy cơ bị BLVMĐTĐ cao gấp 3,8 lần
người bệnh ĐTĐ có mức độ tuân thủ điều trị
cao.
Là nghiên cứu cắt ngang nên giới hạn
trong việc đánh giá mối tương quan giữa
một số yếu tố với BLVMĐTĐ diễn ra theo
thời gian. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng
đưa ra dữ liệu về tỉ lệ hiện mắc, về phân loại
và một số yếu tố liên quan đến BLVMĐTĐ.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu này còn là
những dữ liệu ban đầu cho nhà quản lý bệnh
viện trong theo dõi đánh giá công tác quản
lý bệnh nhân ĐTĐ sau một thời gian triển
khai thực hiện tại bệnh viện Quận Bình Tân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Academy of Ophthalmology (2016). Diabetic
Retinopathy. San Francisco.
2. American Optometric Association (2014). Optometric clinical
practice guideline care of the patient with diabetes mellitus.
Diabetes Mellitus, pp.32-33.
3. Bộ Y tế (2015). Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2015
tăng cường y tế cơ sở hướng tới chăm sóc sức khỏe toàn dân.
4. Hoàng Mạnh Hùng (2012). Đặc điểm lâm sàng của tổn thương
võng mạc ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường điều trị
tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Khoa Học và
Công Nghệ, 89(1):tr.245-251.
5. International Diabetes Federation (2017). IDF Diabetes Atlas.
pp.7-8.
6. Irini P, Theodoros N (2010). Risk factors asociated with diabetic
retinopathy in patients with diabetes millitus type 2. BMC
Research Notes, 3:pp.153-159.
7. Kostev K, Rathmann W (2013). Diabetic retinopathy at diagnosis
of típ 2 diabetes in the UK: a database analysis. Diabetologia,
56:pp.109-111.
8. Lê Minh Thông, Nguyễn Ngọc Anh (2008). Khảo sát các yếu tố
nguy cơ của bệnh võng mạc đái tháo đường. Y học TP. Hồ Chí
Minh, 12 (1):tr.83-88.
9. Lê Thị Nhật Lệ (2017). Tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan
ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh
viện Nguyễn Tri Phương năm 2017. Hội nghị KHKT ĐH Y
dược TP Hồ Chí Minh lần 35,
content/uploads/2018/YTCC/17-
LeThiNhat_HNKHKT%2035.pdf.
10. Morisky D, Ang A (2008). Predictive Validity of a Medication
Adherence Measure in an Outpatient Setting. Journal of Clinical
Hypertension, 10(5):pp.348-354.
11. Nguyễn Thị Hải (2015). Thực trạng tuân thủ điều trị và một số
yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường típ 2 điều trị
ngoại trú tại phòng khám nội tiết Bệnh viện Bãi Cháy, tỉnh
Quảng Ninh năm 2015. Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Đại
học y tế công cộng.
12. Nguyễn Thị Thu Thủy, Trần Anh Tuấn, Diệp Thanh Bình
(2009). Khảo sát biến chứng tại mắt trên dân số bệnh ĐTĐ đang
điều trị tại bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM. Y Học TP. Hồ
Chí Minh, 13(1):tr.86-91.
13. Ramavat P, Ramavat M (2013). Prevalence of Diabetic
Retinopathy in Western Indian Type 2 Diabetic Population: A
Hospital - based Cross - Sectional Study. Clin Diagn Res,
7(7):pp.1387-1390.
14. Zhang X, Saaddine JB (2010). Prevalence of Diabetic
Retinopathy in the United States, 2005-2008. JAMA,
304(6):pp.649-656.
Ngày nhận bài báo: 30/01/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/02/2019
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2019
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 400
GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA CÁC KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN
TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH NHIỄM GIUN MÓC Ở HỌC SINH CẤP 1,
HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
Hoàng Thuý Hằng*, Nguyễn Hữu Ngọc Tuấn**, Nhữ Thị Hoa***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm giun móc (Ancylostoma duodenale và Necator americanus) phổ biến ở các nước nhiệt
đới, cận nhiệt đới; là gánh nặng cho xã hội, trong đó, thiếu máu thiếu sắt là hậu quả quan trọng. Chương trình
phòng chống giun sán đã được thực hiện trong cả nước nhiều năm qua, đặc biệt ở lứa tuổi học đường. Việc kiểm
soát hiệu quả chương trình, đánh giá trước và sau điều trị là thiết yếu, đòi hỏi kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán tin
cậy, độ nhạy cao, có thể áp dụng trên cộng đồng.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị chẩn đoán của các kỹ thuật xét nghiệm phân trong nhiễm giun móc ở
học sinh cấp 1, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang phân tích được tiến hành trên toàn bộ học sinh
cấp 1, huyện Củ Chi, Tp. HCM, năm 2016. Mỗi mẫu phân thu thập được xét nghiệm bằng các kỹ thuật cổ điển
(soi trực tiếp, Willis, Kato-Katz, Sasa) và Real-time PCR.
Kết quả: 954 mẫu được đưa vào phân tích. Tỷ lệ nhiễm giun móc dựa trên tiêu chuẩn vàng và trung bình
nhân số trứng trong 1 gram phân là 6,92% và 0,35 [0,24 – 0,48], nhiễm nhẹ chiếm 81,82%. Kỹ thuật soi trực
tiếp, Willis, Kato-Katz, Sasa, Real-time PCR có độ nhạy lần lượt là 45,3%, 57,8%, 67,2%, 75%, 78,1% và giá trị
tiên đoán âm là 96,1%, 97%, 97,6%, 98,2%, 98,3%. Khi phối hợp các kỹ thuật xét nghiệm phân cổ điển, độ nhạy
tăng đáng kể ở các cặp: STT-Sasa 87,5%, KK-Sasa 93,8%, Willis-Sasa 90,6%. Độ nhạy của Real-time PCR
không tăng khi phối hợp với soi trực tiếp, Kato-Katz, hoặc Willis, nhưng tăng đáng kể lên 98,4% khi phối hợp với
Sasa.
Kết luận: Phối hợp các kỹ thuật xét nghiệm phân cổ điển, cặp KK-Sasa cho độ nhạy cao nhất, là lựa chọn ưu
tiên phát hiện nhiễm giun móc trên cộng đồng. Real-time PCR kết hợp Sasa cũng có độ nhạy cao, thích hợp trong
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng hoặc đánh giá hiệu quả tiến triển của các chương trình can thiệp.
Từ khoá: necator americanus, Ancylostoma duodenale, kỹ thuật cấy Sasa, Real-time PCR
ABSTRACT
“STOOL TESTING TECHNIQUES’ DIAGNOSTIC ACCURACY IN DETERMINING INFECTION
WITH HOOKWORMS AMONG ELEMENTARY STUDENTS IN CU CHI DISTRICT,
HO CHI MINH CITY, VIET NAM, 2016”
Hoang Thuy Hang, Nguyen Huu Ngoc Tuan, Nhu Thi Hoa
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 400-409
Background: Hookworm infestation (Ancylostoma duodenale and Necator americanus) found widely in
tropical and subtropical countries, have created a burden to the society, especially iron deficiency anemia as
one of the severe consequences. In recent years, helminthes prevention and control programs has been
*Bộ môn Ký sinh Y học – Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
**Bộ môn Hoá Sinh - Sinh Học Phân Tử Y học – Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
***Bộ môn Vi-Ký sinh, Khoa Y, Đại học Quốc Gia Tp. HCM
Tác giả liên lạc: BS. Hoàng Thuý Hằng ĐT: 0902705039 Email: hoangthuyhang@pnt.edu.vn
*Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch **Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ti_le_hien_mac_va_cac_yeu_to_lien_quan_cua_benh_ly_vong_mac.pdf