Tỉ lệ hạ natri máu và các nguyên nhân hạ natri máu ở bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh trung ương tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Tài liệu Tỉ lệ hạ natri máu và các nguyên nhân hạ natri máu ở bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh trung ương tại Bệnh viện Nhi Đồng 1: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Nhi Khoa 136 TỈ LỆ HẠ NATRI MÁU VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN HẠ NATRI MÁU Ở BỆNH NHÂN NHIỄM TRÙNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Ngô Thúy Hà*, Trương Hữu Khanh*, Phạm Văn Quang** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ hạ Natri máu và các nguyên nhân gây hạ Natri máu ở bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh trung ương cấp tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1 trong thời gian từ tháng 12/2016 – tháng 7/2017. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Qua khảo sát trên 336 bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh trung ương: tỉ lệ hạ Natri máu là 17,8%. Trong đó: SIADH là 23,3%, CSWS là 38,3%, nguyên nhân khác là 23,4%. Đa số là hạ Natri máu mức độ nhẹ đến trung bình. Không có khác biệt về dịch tễ học, lâm sàng rõ rệt giữa các nhóm nguyên nhân hạ Natri máu và các mức độ hạ Natri máu. Kết luận: Hạ Natri máu là tình trạng khá thường gặp, các bác sĩ lâm sàng cần chú ý đến tình trạng này. Từ khóa: ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ hạ natri máu và các nguyên nhân hạ natri máu ở bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh trung ương tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Nhi Khoa 136 TỈ LỆ HẠ NATRI MÁU VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN HẠ NATRI MÁU Ở BỆNH NHÂN NHIỄM TRÙNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Ngô Thúy Hà*, Trương Hữu Khanh*, Phạm Văn Quang** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ hạ Natri máu và các nguyên nhân gây hạ Natri máu ở bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh trung ương cấp tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1 trong thời gian từ tháng 12/2016 – tháng 7/2017. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Qua khảo sát trên 336 bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh trung ương: tỉ lệ hạ Natri máu là 17,8%. Trong đó: SIADH là 23,3%, CSWS là 38,3%, nguyên nhân khác là 23,4%. Đa số là hạ Natri máu mức độ nhẹ đến trung bình. Không có khác biệt về dịch tễ học, lâm sàng rõ rệt giữa các nhóm nguyên nhân hạ Natri máu và các mức độ hạ Natri máu. Kết luận: Hạ Natri máu là tình trạng khá thường gặp, các bác sĩ lâm sàng cần chú ý đến tình trạng này. Từ khóa: Hạ Natri máu, Nhiễm trùng thần kinh trung ương, Hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp, Hội chứng mất muối do não. ABSTRACT THE PREVALENCE OF HYPONATREMIA IN MENINGOENCEPHALITIS PATIENT IN CHILDREN’HOSPITAL 1 Ngo Thuy Ha, Truong Huu Khanh, Pham Van Quang * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 136 - 142 Objectives: To identify the prevalence of hyponatremia and the prevalence of the causes of hyponatremia in children with meningoencephalitis in Children’ Hospital 1 from December 2016 to July 2017. Method: Cross sectional study. Results: In 336 patients with the diagnosis of meningoencephalitis, 60 patients have hyponatremia, so the proportion of hyponatremia is 17.8%. Among these patients, the ratio of SIADH and CSWS are 23.3% and 38.3% respectively. The vast majority of the patients have mild and moderate level of hyponatremia. There is no difference in terms of epidemiology, clinical manifestation between the level group as well as the cause group of hyponatremia. Conclusion: Hyponatremia is common in meningoencephalitis, so the clinicians should pay attention to this problem. Key words: Hyponatremia, meningoencephalitis, SIADH, CSWS. ĐẶT VẤN ĐỀ Hạ Natri máu là một vấn đề thường gặp ở các bệnh nhân điều trị nội trú đặc biệt là bệnh nhân bệnh nặng, điều trị tại khoa hồi sức hoặc bệnh nhân bị nhiễm trùng thần kinh trung ương. Tỉ lệ di chứng và tử vong cao ở bệnh nhân có tình trạng hạ Natri máu so với bệnh nhân không hạ Natri máu cao hơn. Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về tỉ lệ này cũng như tỉ lệ các nguyên nhân gây hạ Natri máu, do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với câu hỏi nghiên cứu: “Tỉ lệ hạ Natri máu và các nguyên nhân gây hạ Natri máu ở bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh trung ương cấp tại bệnh viện Nhi Đồng 1 *Bệnh viện Nhi Đồng 1, **Bộ môn Nhi, Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: BS Ngô Túy Hà ĐT: 01282222356; Email: ngothuyha90@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 137 như thể nào?”. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỉ lệ hạ Natri máu trên trẻ em nhiễm trùng thần kinh trung ương cấp. Xác định tỉ lệ các nguyên nhân gây hạ Natri máu trên trẻ em nhiễm trùng thần kinh trung ương cấp. Khảo sát sự khác biệt về đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, điều trị giữa các nguyên nhân gây hạ Natri máu và giữa các mức độ gây hạ Natri máu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Bệnh nhi từ 2 tháng tuổi đến 15 tuổi được chẩn đoán nhiễm trùng thần kinh trung ương cấp. Dân số chọn mẫu Bệnh nhi từ 2 tháng tuổi đến 15 tuổi được chẩn đoán nhiễm trùng thần kinh trung ương cấp và được làm Ion đồ máu sau khi nhập khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 12/2016 đến tháng 7/2017. Cỡ mẫu Mục tiêu 1 Ta có công thức tính cỡ mẫu Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu cần thiết. hệ số tin cậy với = 1,962 tương ứng với α = 0,05 (KTC 95%). d: sai số biên của ước lượng = 6%. p: là tỉ lệ bệnh nhân có hạ Natri máu trên trẻ em nhiễm trùng thần kinh trung ương cấp là 38,3%. Thay vào công thức, ta có cỡ mẫu cần là n ≥ 253 ca. Mục tiêu 2 - 3 Trong các bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu, chọn tất cả bệnh nhân có hạ Natri máu để tìm nguyên nhân gây hạ Natri máu. Tiêu chí chọn mẫu Tiêu chí chọn vào Bệnh nhân từ 2 tháng tuổi đến 15 tuổi được chẩn đoán NT TKTƯ (viêm não, viêm màng não) được nhập khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 12/2016 đến tháng 6/2017. Được làm xét nghiệm ion đồ máu sau nhập viện. Cha mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ Bệnh nhân từ 2 tháng tuổi đến 15 tuổi được chẩn đoán NT TKTƯ (viêm não, viêm màng não) được nhập khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 12/2016 đến tháng 6/2017. Được làm xét nghiệm ion đồ máu sau nhập viện. Cha mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu. Xử lý số liệu Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. Định nghĩa một số biến quan trọng Nhiễm trùng thần kinh trung ương Bao gồm các thể lâm sàng như sau: Viêm màng não Lâm sàng: sốt ± dấu màng não. Dịch não tủy: số lượng tế bào bạch cầu > 10 tế bào/mm3. Viêm màng não vi trùng(8) Dịch não tủy. Đại thể: mờ hay đục như nước vo gạo. Đạm tăng > 0,4g/l (sơ sinh > 1,7g/l). Đường giảm (< 1/2 đường máu, thử cùng lúc). Lactate > 3 mmol/L. Tế bào tăng (> 10 TBBC/mm3), đa số là bạch cầu đa nhân (50%). Có thể có kết quả Latex hoặc soi nhuộm dương tính với các tác nhân gây bệnh. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Nhi Khoa 138 Viêm màng não siêu vi(3) Dịch não tủy. Đại thể: trong. Đạm bình thường hay tăng nhẹ. Đường > 1/2 đường máu, thử cùng lúc. Lactat < 3mmol/l. Tế bào tăng, đa số là bạch cầu đơn nhân. Kết quả Latex và soi nhuộm Gram âm tính. Lao màng não(2) Lâm sàng Có thể có dấu hiệu tổn thương dây thần kinh sọ não và dấu hiệu thần kinh khu trú (thường liệt dây 3, 6, 7, rối loạn cơ tròn). Dịch não tuỷ. Dịch não tủy điển hình màu vàng chanh. Protein tăng và đường giảm < 1/2 đường máu. Tế bào tăng >10 TBBC/mm3, đa số là tế bào đơn nhân. Có thể tìm thấy bằng chứng vi khuẩn lao trong dịch màng não bằng nuôi cấy, GeneXpert, nhuộm soi trực tiếp. Viêm não(8) Lâm sàng Hội chứng não cấp (rối loạn tri giác, co giật, đau đầu). Có thể có dấu màng não. Dịch não tủy. Đại thể: dịch trong. Protein bình thường hay tăng nhẹ dưới 1g/L. Glucose bình thường. Tế bào bình thường hoặc tăng từ vài chục đến vài trăm, đa số bạch cầu đơn nhân, trong giai đoạn sớm có thể có đa số là bạch cầu đa nhân. Hạ Natri máu(1) Natri máu ≤ 135 mEq/L. Hạ Natri máu nhẹ: 130 – 134 mEq/L. Hạ Natri máu trung bình 120 – 129 mEq/L. Hạ Natri máu nặng < 120 mEq/L. Hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (SIADH)(5,7) Tiêu chuẩn chẩn đoán: Hạ Natri máu, Natri máu < 135 mEq/L. Natri niệu > 20 mEq/L và <40mEq/L. Áp lực thẩm thấu máu < 275 mOs/kg. Áp lực thẩm thấu niệu > 100 mOsm/kg. Không dấu mất nước. Hội chứng mất muối do não (CSWS) Hạ Natri máu, Natri < 135 mEq/L. Natri niệu > 40 mEq/L. Áp lực thẩm thấu máu < 275 mOsm/kg. Áp lực thẩm thấu nước tiểu > 100 mOsm/kg. Có mất nước. KẾT QUẢ Tỉ lệ hạ Natri máu ở các bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh trung ương Trong số 336 bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh trung ương nhập viện khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1, có 60 bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh trung ương có Hạ Natri máu. Do đó, tỉ lệ Hạ Natri máu ghi nhận được là 17,8%. Trong đó, phân bố tỉ lệ hạ Natri máu theo từng chẩn đoán là Hình 1: Phân bố chẩn đoán trong nhóm bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh trung ương Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 139 Các nguyên nhân gây hạ Natri máu trên bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh trung ương Sau khi dựa vào lưu đồ tiếp cận Hạ Natri máu và các tiêu chuẩn đã nêu, chúng tôi thu được kết quả sau: Hạ Natri máu do SIADH ở bệnh nhân NT TKTƯ: 14 (23,3%). Hạ Natri máu do CSWS ở bệnh nhân NT TKTƯ: 23 (38,3%). Hạ Natri máu do nguyên nhân khác ở bệnh nhân NT TKTƯ: 23 (38,3%). Hình 2: Tỉ lệ các nguyên nhân gây hạ Natri máu (n=60) So sánh giữa 2 nhóm mức độ hạ Natri máu và giữa các nguyên nhân gây hạ Natri máu So sánh đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị giữa các nguyên gây hạ Natri máu Dịch tễ học Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi, giới tính, tình trạng dinh dưỡng giữa các nhóm nguyên nhân hạ Natri máu (p>0,05). Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học theo nhóm nguyên nhân hạ Natri máu (n=60) SIADH (n=14) CSWS (n=23) Nguyên nhân khác (n=23) p Nam 9 (64,3%) 17 (73,9%) 17 (73,9%) 0,78 a Tuổi trung vị 4,7 (1,5 – 8,8) 7,3 (3,3 – 10,9) 7 (2,8 – 11,6) 0,3 b Suy dinh dưỡng 2 (14,3%) 9 (39,1%) 7 (30,4%) 0,29 a Thừa cân – béo phì 5 (35,7%) 3 (13%) 3 (13%) a: phép kiểm Chi bình phương. b: phép kiểm Mann – Whitney U. Dấu hiệu lâm sàng Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ co giật, sốt, ói, rối loạn tri giác, đau đầu, bỏ bú, quấy khóc, dấu màng não, dấu thần kinh định vị, phù não giữa các nhóm nguyên nhân gây hạ Natri máu (p>0,05). Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng theo nhóm nguyên nhân hạ Natri máu (n=60) SIADH (n=14) CSWS (n=23) Nguyên nhân khác (n=23) p Co giật 8 (57,1%) 12 (52,2%) 10 (43,5%) 0,69 a Sốt 14 (100%) 22 (95,7%) 23 (100%) 0,44 a Ói 6 (42,9%) 10 (43,5%) 10 (43,5%) 0,99 a Rối loạn tri giác 9 (64,3%) 18 (78,3%) 12 (52,2%) 0,18 a Đau đầu 3 (21,4%) 12 (52,2%) 12 (52,2%) 0,13 a Bỏ bú 1 (7,1%) 2 (8,7%) 1 (4,3%) 0,84 a Quấy khóc 2 (14,3%) 2 (8,7%) 1 (4,3%) 0,56 a Dấu màng não 8 (57,1%) 14 (60,9%) 12 (52,2%) 0,83 a Dấu thần kinh định vị 1 (7,1%) 2 (8,7%) 3 (13%) 0,81 a Phù não 11 (78,6%) 18 (78,3%) 16 (69,6%) 0,74 a a: phép kiểm Chi bình phương. So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng giữa các mức độ hạ Natri máu Dịch tễ học Không có sự khác biệt về tuổi, giới tính, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng chuyển viện giữa các nhóm mức độ hạ Natri máu (p>0,05). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Nhi Khoa 140 Bảng 3: Đặc điểm dịch tễ học giữa 2 mức độ hạ Natri máu (n=60) Nhẹ (n=49) Trung bình (n=11) p Tuổi 6 (2,5 – 10,7) 6,8 (2,5 – 10,9) 0,9 b Nam 34 (69,4%) 9 (81,8%) 0,41 a Suy dinh dưỡng 15 (30,6%) 3 (27,3%) 0,59 a Thừa cân – béo phì 10 (20,4%) 1 (9,1%) Chuyển viện 29 (59,2%) 9 (81,8%) 0,16 a a: phép kiểm Chi bình phương. b: phép kiểm Mann – Whitney U. Dấu hiệu lâm sàng Bảng 4: Triệu chứng lâm sàng giữa 2 nhóm mức độ hạ Natri máu (n=60) Nhẹ (n=49) Trung bình (n=11) p Co giật 25 (51%) 5 (45,5%) 0,74 a Sốt 48 (98%) 11 (100%) 0,63 a Ói 25 (51%) 10 (90,9%) 0,02 a Rối loạn tri giác 31 (63,3%) 8 (72,7%) 0,73 a Đau đầu 23 (46,9%) 4 ( 36,4%) 0,73 a Bỏ bú 3 (9,1%) 1 (6,1%) 0,57 a Quấy khóc 4 (8,2%) 1 (9,1%) 0,92 a Dấu màng não 29 (59,2%) 5 (45,5%) 0,41 a Dấu thần kinh định vị 6 (12,2%) 0 (0%) 0,22 a Phù não 35 (71,4%) 10 (91,9%) 0,26 a a: phép kiểm Chi bình phương. Triệu chứng lâm sàng: Triệu chứng nôn ói thường gặp ở nhóm hạ Natri trung bình hơn so với nhóm hạ Natri nhẹ có ý nghĩa thống kê (p=0,02). Các triệu chứng còn lại không có sự khác biệt giữa 2 nhóm mức độ hạ Natri máu (p>0,05). Bảng 5: Tỉ lệ bệnh nhân bị di chứng (n=60) Tần số (ca) Tỉ lệ (%) Di chứng 31 51,7 Tử vong 3 5 Shock 4 6,7 BÀN LUẬN Tỉ lệ hạ Natri máu ở các bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh trung ương Trong 336 bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh trung ương nhập viện khoa. Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1, có 60 bệnh nhân có Hạ Natri máu. Tỉ lệ Hạ Natri máu ghi nhận được là 17,8%. Kết quả này cao gấp 2 lần so với báo cáo của tác giả Hadi Sorkhi và cộng sự (8,8%)(7). Điều này có thể giải thích là do cỡ mẫu lấy ở 2 nghiên cứu có nhiều khác biệt, cỡ mẫu của nghiên cứu ở Iran của tác giả trên có cỡ mẫu nhỏ, do đó tỉ lệ Hạ Natri trong nghiên cứu này không đại diện được do dân số. Trong khi đó, một nghiên cứu thực hiện trên 195 trẻ có bệnh lý TKTW cấp tính trong vòng 5 năm của Bussmann và cộng sự báo cáo có 10,3% trẻ có tình trạng Natri máu thấp(4). Sỡ dĩ có sự khác biệt về tỉ lệ có thể là do tiêu chuẩn chẩn đoán hạ Natri máu của nghiên cứu này khác với nghiên cứu chúng tôi, ngoài ra dân số thu nhận trong nghiên cứu này là các tổn thương hệ TKTW do rất nhiều nguyên nhân chứ không chỉ khu trú trong nhiễm trùng (ví dụ như chấn thương sọ não, u nội sọ, xuất huyết não,...). Một nghiên cứu tại Việt Nam được thực hiện trên gần 900 trẻ viêm màng não và viêm não năm 2009, tác giả Trương Thị Mai Hồng ghi nhận có đến 38,3% bệnh nhân hạ Natri máu(9). Tỉ lệ này là cao hơn hẳn so với nghiên cứu của chúng tôi, sự khác biệt có thể đến từ dân số chọn mẫu, nghiên cứu của tác giả này lấy mẫu tại khoa Nhiễm và Hồi sức BV Nhi Trung Ương, là một bệnh viện lớn tuyến cuối cùng của toàn miền Bắc Việt Nam, nơi đây thường tập trung những ca nặng và phức tạp. Do đó, tỉ lệ hạ Natri máu cao hơn hẳn so với các nghiên cứu khác về nhiễm trùng thần kinh trung ương. Các nguyên nhân gây hạ Natri máu trên bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh trung ương Trong nghiên cứu của chúng tôi, hạ Natri máu do SIADH có 14 trường hợp (23,3%) và do CSWS có 23 trường hợp (38,3%). Trong nghiên cứu của Hadi Sorkhi và cộng sự, tỉ lệ này hạ Natri máu do SIADH và CSWS trên các bệnh nhân nhập viện vì nhiễm trùng thần kinh trung ương có tỉ lệ tương ứng là 33,3% và 44,4%(7). Tỉ lệ hạ Natri máu do CSWS nhiều hơn so với tỉ lệ hạ Natri do SIADH. Điều này là Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 141 tương tự với nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi cũng thấy được CSWS và SIADH chiếm lên đến hơn 60% các trường hợp hạ Natri máu, và CSWS cũng là nguyên nhân ưu thế hơn SIADH. Trong khi đó, tác giả Bussmann và cộng sự báo cáo trong số 20 bệnh nhi tổn thương TKTW cấp tính có hạ Natri máu thì SIADH là 9 ca (45%) và CSWS là 7 ca (35%)(4). So sánh đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị, thể lâm sàng giữa các nguyên nhân gây Hạ Natri máu Không có mối khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố dịch tễ học như tuổi, giới tính, tình trạng dinh dưỡng, nơi cư trú, lý do nhập viện, tình trạng chuyển viện hay số ngày từ lúc khởi bệnh đến lúc nhập viện. Các nghiên cứu tương tự cũng không ghi nhận sự khác biệt về dịch tễ học giữa các nguyên nhân hạ natri máu. Ngoài ra, các triệu chứng lâm sàng và mức độ hôn mê cũng không có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm nguyên nhân gây hạ natri máu, điều này có thể giải thích là do cơ chế đáp ứng của tế bào với tình trạng hạ Natri máu là như nhau với 2 nguyên nhân, do đó triệu chứng lâm sàng không có sự khác biệt. So sánh đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị giữa các mức độ Hạ Natri máu Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các yếu tố dịch tễ học giữa các mức độ Hạ Natri máu. Trong các triệu chứng lâm sàng, chỉ ói và mức độ rối loạn tri giác là khác nhau có ý nghĩa thống kê, các triệu chứng còn lại không có ý nghĩa thống kê. Chúng tôi ghi nhận thời gian nằm viện trung vị là 15,5 ngày. Đây là một khoảng thời gian tương đối gần với liệu trình kháng sinh trong nhiễm trùng thần kinh trung ương. Khi so sánh về thời gian nằm viện giữa 2 nhóm hạ Natri, chúng tôi ghi nhận nhóm hạ Natri trung bình có số ngày nội viện cao hơn so với nhóm hạ Natri máu nhẹ và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Có thể nhóm hạ Natri máu trung bình có mức độ tổn thương não, phù não nhiều hơn so với nhóm còn lại nên ngoài thời gian cần điều trị kháng sinh thì cần phải nằm lại để điều trị phù não và hạ Natri máu. Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận trong các ca nhiễm trùng thần kinh trung ương có 3 trường hợp tử vong (5%), 29 ca bị di chứng (48,3%). Khi so sánh giữa 2 mức độ hạ Natri máu, chúng tôi thấy không có sự khác biệt về tử vong giữa 2 nhóm, tuy nhiên những bệnh nhân hạ Natri trung bình có tỉ lệ bệnh nhân di chứng cao hơn so với nhóm hạ Natri nhẹ. Những bệnh nhân có nồng độ Natri máu chính bản thân nó làm tổn thương tế bào não nhiều hơn làm bệnh nhân có di chứng về sau nhiều hơn. Ngược lại, cũng có thể những người này có mức tổn thương não cao hơn dẫn đến rối loạn trong cơ chế điều hòa Natri nặng hơn. Trong một nghiên cứu ở Uganda năm 2001 đã ghi nhận tỉ lệ cao trẻ bị tử vong do nhiễm trùng thần kinh trung ương vi trùng là 36,8%, di chứng 20%(6). KẾT LUẬN Hạ Natri máu là tình trạng khá thường gặp ở các trẻ nhiễm trùng thần kinh trung ương cấp. Vì vậy các bác sĩ lâm sàng cần chú ý đến tình trạng này và tìm kiếm các nguyên nhân gây hạ Natri máu để có hướng điều trị thích hợp nhằm giảm di chứng và tử vong trên bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh trung ương cấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bạch Văn Cam (2013), "Rối loạn nước - điện giải", Phác đồ điều trị Nhi Đồng 1, NXB Y Học, pp. 76 - 82. 2. Bộ Y Tế (2015), "Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao", pp. 108. 3. Bronstein DE (2014), "Aseptic Meningitis and Viral Meningitis", Feigin and Cherry's Textbook of Pediatric Infectious Diseases, Elsevier, The United States of America, pp. 484 -492. 4. Bussmann C, Bast T, Rating D (2001), "Hyponatraemia in children with acute CNS disease: SIADH or cerebral salt wasting?", Childs Nerv Syst, 17(1-2), pp. 58-62; 5. Ellison DH, Berl T (2007), "The Syndrome of Inappropriate Antidiuresis", New England Journal of Medicine, 356(20), pp. 2064-2072. 6. Kiwanuka JP, Mwanga J (2001), "Childhood bacterial meningitis in Mbarara Hospital, Uganda: antimicrobial susceptibility and outcome of treatment", African Health Sciences, 1(1), pp. 9-11. 7. Sorkhi H, Salehi Omran MR, Barari Savadkoohi R et al (2013), "CSWS Versus SIADH as the Probable Causes of Hyponatremia Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Nhi Khoa 142 in Children With Acute CNS Disorders", Iranian Journal of Child Neurology, 7(3), pp. 34-39. 8. Trương Hữu Khanh (2013), "Viêm màng não", Phác đồ điều trị Nhi Đồng 1, NXB Y học, TP.HCM, pp. 458-464. 9. Trương Thị Mai Hồng (2012), "Nghiên cứu tình trạng rối loạn điện giải, Hội chứng tiết bất hợp lý Hormone kháng lợi niệu, hội chứng mất muối não trong nhiễm trùng thần kinh cấp ở trẻ em", Luận văn Tiến Sĩ Y khoa, Đại Học Y Hà Nội. Ngày nhận bài báo: 14/06/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/07/2018 Ngày bài báo được đăng: 30/08/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfti_le_ha_natri_mau_va_cac_nguyen_nhan_ha_natri_mau_o_benh_nh.pdf
Tài liệu liên quan