Tài liệu Tỉ lệ, đặc điểm mất ngủ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão Bệnh viện Nhân Dân Gia Định: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 200
TỈ LỆ, ĐẶC ĐIỂM MẤT NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI KHOA LÃO
BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Trần Thanh Toàn*, Nguyễn Trần Tố Trân*, Nguyễn Văn Trí*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Mất ngủ (MN) làm tăng té ngã, tai nạn, nhập viện và chăm sóc tại nhà. Tần suất MN tại các
bệnh viện vẫn chưa biết biết rõ.
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ, đặc điểm MN và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão bệnh viện
Nhân Dân Gia Định.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân ≥60 tuổi nhập viện tại khoa Lão bệnh viện Nhân
Dân Gia Định từ tháng 09/2016 đến tháng 05/2017. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả.
Kết quả: có 360 bệnh nhân, tỉ lệ MN là 33,9%. Các vấn đề về MN: khó đi vào giấc ngủ chiếm đa số (55,7%),
kế đến là khó duy trì giấc ngủ (50,8%), thấp nhất là gặp vấn đề về dậy sớm (43,4%). MN liên quan có ý nghĩa
với: hạn chế hoạt động cơ bản ADL(activities ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ, đặc điểm mất ngủ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 200
TỈ LỆ, ĐẶC ĐIỂM MẤT NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI KHOA LÃO
BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Trần Thanh Toàn*, Nguyễn Trần Tố Trân*, Nguyễn Văn Trí*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Mất ngủ (MN) làm tăng té ngã, tai nạn, nhập viện và chăm sóc tại nhà. Tần suất MN tại các
bệnh viện vẫn chưa biết biết rõ.
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ, đặc điểm MN và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa lão bệnh viện
Nhân Dân Gia Định.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân ≥60 tuổi nhập viện tại khoa Lão bệnh viện Nhân
Dân Gia Định từ tháng 09/2016 đến tháng 05/2017. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả.
Kết quả: có 360 bệnh nhân, tỉ lệ MN là 33,9%. Các vấn đề về MN: khó đi vào giấc ngủ chiếm đa số (55,7%),
kế đến là khó duy trì giấc ngủ (50,8%), thấp nhất là gặp vấn đề về dậy sớm (43,4%). MN liên quan có ý nghĩa
với: hạn chế hoạt động cơ bản ADL(activities of daily living), đau, và tình trạng nằm liệt giường.
Kết luận: Tỉ lệ MN nội viện ở khoa Lão cao và chủ yếu là khó đi vào giấc ngủ.
Từ khóa: Mất ngủ
ABSTRACT
THE PREVALENCE, CHARACTERISTICS AND FACTORS ASSOCIATED WITH INSOMNIA AMONG
ELDERLY PATIENTS IN GERIATRIC DEPARTMENT AT GIA DINH HOSPITAL
Tran Thanh Toan, Nguyen Tran To Tran, Nguyen Van Tri
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 194 - 198
Background: Insomnia can determine an increase in falls and accidents, hospitalization and nursing home
placement. The prevalence of insomnia has not been elucidated.
Objectives: To investigate the prevalence, characteristics and factors associated with insomnia among
elderly patients in geriatric department at Gia dinh hospital.
Method: Patients ≥ 60 years old in Geriatric department in Gia Dinh Hospital from September 2015 to May
2016. Method: cross-sectional study.
Results: 360 patients were evaluated. The prevalence of insomnia was 33.9%. The majority of insomnia
problems is difficulty in falling asleep (55.7%), followed by difficulty in staying asleep (50.8%) and waking up too
early (43.4%). ADL impairment, pain, and bedridden status were significantly related to insomnia.
Conclusions: The prevalence of insomnia in the elderly patients was considerably high. The most popular
insomnia charateristics is difficulty in falling asleep.
Key words: Insomnia
ĐẶT VẤN ĐỀ
MN trên bệnh nhân cao tuổi nội viện tăng
nguy cơ phát sinh hoặc làm nặng thêm bệnh lý
đang mắc, giảm hiệu quả điều trị, kéo dài thời
gian nằm viện và tăng chi phí điều trị(Error! Reference
source not found.).
* Bộ môn Lão khoa – Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Trần Thanh Toàn ĐT: 0916916167 Email: bstranthanhtoan@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 201
MN mạn tính rất phổ biến và ảnh hưởng đến
khoảng 30% dân số nói chung(Error! Reference source not
found.). 30% người ≥ 65 tuổi Tp.HCM(Error! Reference source
not found.), 19,9% bệnh nhân cao tuổi đến khám vì
MN(Error! Reference source not found.), MN liên quan đến:
hạn chế ADL(Error! Reference source not found.), đau(Error!
Reference source not found.), đa bệnh(Error! Reference source not found.),
môi trường nội viện (tiếng ồn, ánh sáng, giường
không quen)(Error! Reference source not found.), liệt
giường(Error! Reference source not found.), hôn nhân(Error! Reference
source not found.).
MN nội viện chiếm tỉ lệ cao 27,5% -
37,6%(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.).
Ở Việt Nam, các bác sĩ lâm sàng chưa quan tâm
và coi MN ở NCT là tất yếu (dù chỉ 1% có khó
khăn về giấc ngủ), dẫn đến tỉ lệ MN được điều
trị thấp(Error! Reference source not found.). Từ đó, nghiên cứu
này được thực hiện với các mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tỉ lệ, đặc điểm MN và các yếu tố
liên quan ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa Lão
bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân ≥60 tuổi đang điều trị tại
khoa Lão.
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Thời gian nằm viện < 4 ngày
- Bệnh nhân khó khăn trong việc nói
hoặc nghe
- Bệnh nhân có vấn đề về tâm thần.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả. Áp dụng vào công thức
tính cỡ mẫu:
Được tính theo công thức ước lượng 1 tỉ lệ:
Trong đó:
n: là cỡ mẫu tối thiểu cần thiết để nghiên
cứu có ý nghĩa thống kê.
Z 1-α/2 = 1,96 (khoảng tin cậy 95%).
Α: sai lầm loại 1, α = 0,05.
D : sai số cho phép, được chọn là 0,05.
Dựa theo nghiên cứu của Gianluca Isaia và
cộng sự, tỉ lệ MN là 37,6%. Chọn P = 0,376, 1 – P =
0,624. Với công thức trên, cỡ mẫu được tính là
360 trường hợp cần nghiên cứu.
Thu thập dữ liệu
Các bệnh nhân được chọn vào mẫu nghiên
cứu theo tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ như
trên sẽ được:
Đánh giá tình trạng MN qua chỉ số ISI vào
ngày 3 vào viện.
Khảo sát trực tiếp qua bộ câu hỏi các ảnh
hưởng môi trường nội viện lên nhóm MN.
Khảo sát trực tiếp qua bộ câu hỏi và tham
khảo từ hồ sơ bệnh án về tình trạng hạn chế
ADL, đau, đa bệnh, liệt giường, hôn nhân và các
yếu tố dịch tễ.
Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.0. Các
biến số định lượng được so sánh bằng phép kiểm
T-test, tỷ lệ được mô tả dưới dạng tần số: tỷ lệ %.
Phép kiểm chi bình phương để so sánh các biến
định tính và dùng hồi quy đa biến để khử nhiểu.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Từ tháng 9/2016 đến tháng 5/2017, nghiên
cứu ghi nhận được 360 bệnh nhân cao tuổi thỏa
tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ bệnh.
Bảng 1. Đặc điểm nhóm Mất ngủ
Dịch tễ Đặc điểm Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
Tuổi trung bình 80,39 ± 8,8 (nhỏ nhất: 60, lớn nhất: 94)
Nhóm tuổi
60-69 18 14,8
70-79 31 25,4
≥80 73 59,8
Giới tính
Nữ 90 73,8
Nam 32 26,2
Nơi cư trú
Tp HCM 118 96,7
Tỉnh khác 4 3,3
Nghề nghiệp
hiện tại
Làm việc 23 19
Không làm việc 99 81
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 202
Tỉ lệ mất ngủ
Bảng 2: Tỉ lệ mất ngủ
Biến Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
Mất ngủ 122 33,9
Không mất ngủ 238 66,1
Bảng 3: Đặc điểm kiểu mất ngủ
Biến Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
Khó đi vào giấc ngủ
(mức độ nặng+ rất nặng)
68 55,7
Khó duy trì giấc ngủ
(mức độ nặng+ rất nặng)
62 50,8
Gặp vấn đề là dậy quá sớm
(mức độ nặng+ rất nặng)
53 43,4
Tác động môi trường nội viện lên nhóm mất ngủ
Bảng 4: Ảnh hưởng của yếu tố môi trường bệnh viện
(tiếng ồn, ánh sáng, giường không quen) đến bệnh
nhân mất ngủ
Biến Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
Tiếng ồn 97 79,5%
Ánh sáng 68 55,7%
Giường không quen 74 60,7%
Bảng 5: Các nguyên nhân gây nên tiếng ồn ảnh
hưởng đến bệnh nhân mất ngủ
Biến Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
Bệnh nhân khác 97 79,5
Chuông reo 0 0
Tiếng ho 28 23
Người thăm bệnh 25 20,5
Y tá, điều dưỡng 0 0
Tiếng dội nước nhà vệ sinh 0 0
Mất ngủ và các yếu tố liên quan
Bảng 6: Các yếu tố liên quan mất ngủ
Các yếu tố liên quan MN OR 95% CI p
Hoạt động cơ bản (ADL) 3,705 2,156 – 6,366 <0,001
Tình trạng đau 5,169 3,086 – 8,658 <0,001
Nằm liệt giường trước
vào viện
5,212 1,341 – 20,260 0,017
Tình trạng hôn nhân 0,831 0,474 – 1,458 0,519
Đa bệnh 1,257 0,759 – 2,079 0,374
BÀN LUẬN
Tỉ lệ mất ngủ
Nghiên cứu chúng tôi tiến hành trên 360
bệnh nhân. Trong đó, có 122 bệnh nhân có MN
(được tính theo chỉ số ISI ≥ 15 điểm) chiếm tỉ lệ
33,9%. Tỷ lệ này tương đồng với một nghiên cứu
đoàn hệ tại Mỹ cho thấy tỉ lệ MN ở người cao
tuổi (NCT) chiếm tỉ lệ 23-34%(Error! Reference source not
found.).
Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của
Gianluca Isaia (37,6%)(Error! Reference source not found.). Hai
nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng như: đều
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 203
thực hiện tại một đơn vị lão khoa của bệnh viện,
gần như tương đồng về độ tuổi, đặc điểm đối
tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu của
chúng tôi có tỉ lệ MN thấp hơn do nghiên cứu
của Gianluca Isaia xác định tỉ lệ MN trên đối
tượng bệnh nhân cao tuổi có rối loạn giấc ngủ.
Nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên
cứu của Ogunbode AM (27,5%)(Error! Reference source not
found.). Mặc dù cả hai nghiên cứu đều thực hiện tại
một đơn vị lão khoa của bệnh viện nhưng độ
tuổi trung bình trong nghiên cứu của Ogunbode
AM (69,3 ± 7,1) thấp hơn so với chúng tôi (77,8 ±
8,5), nhóm tuổi ≥ 80 trong nghiên cứu của
Ogunbode AM chiếm tỷ lệ rất thấp so với nghiên
cứu chúng tôi, mà tuổi càng cao thì tỉ lệ MN càng
tăng, vì vậy tỉ lệ MN của nghiên cứu chúng tôi
cao hơn.
Tỉ lệ của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của
Lê Quốc Nam (30%)(Error! Reference source not found.) và Đỗ
Thị Xuân Hương (19,9%)(Error! Reference source not found.),
do nghiên cứu của hai tác giả trên nghiên cứu
trên đối tượng cộng đồng và bệnh nhân điều trị
ngoại trú nên không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
của môi trường bệnh viện. Và theo một vài
nghiên cứu chỉ ra rằng, khi vào viện, những thói
quen về giấc ngủ thường ngày trở nên theo
chiều hướng tiêu cực hơn(Error! Reference source not found.),
trên thực tế một nghiên cứu đã chứng minh
NCT rất nhạy cảm với đau và các thay đổi của
môi trường bên ngoài. Khi vào viện, bệnh nhân
được sự chăm sóc y tế thường xuyên của điều
dưỡng cũng là nguyên nhân gây ra sự gián đoạn
giấc ngủ của bệnh nhân nội viện(Error! Reference source not
found.).
Đặc điểm về kiểu Mất ngủ
Nhóm khó đi vào giấc ngủ chiếm tỉ lệ 55,7%
cao nhất, kế đến là nhóm khó duy trì giấc ngủ
chiếm tỉ lệ 50,8% và thấp nhất là gặp vấn đề dậy
sớm chiếm tỉ lệ 43,4%. Kết quả này tương tự như
nghiên cứu của Mohamed M và cộng sự ở NCT
Ai Cập(Error! Reference source not found.).
Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Xuân Hương và
cộng sự (2012)(Error! Reference source not found.) thì khó duy
trì giấc ngủ chiếm tỉ lệ cao nhất. Sự khác nhau
giữa hai nghiên cứu do nghiên cứu chúng tôi
thực hiện trong bệnh viện nên tỉ lệ bệnh nhân
khó đi vào giấc ngủ chiếm tỉ lệ cao nhất do các
yếu tố môi trường nội viện (tiếng ồn, ánh sáng,
giường không quen) ảnh hưởng lên giấc ngủ
bệnh nhân và các yếu tố khác gây ra sự khó chịu
như ho đàm do bệnh lý viêm phổi, đau trong các
bệnh lý cơ- xương- khớp làm cho bệnh nhân
nhóm khó đi vào giấc ngủ có mức độ chiếm tỷ lệ
cao hơn các nhóm còn lại.
Tác động môi trường nội viện lên bệnh nhân
mất ngủ
Những tác động của yếu tố môi trường bệnh
viện đến giấc ngủ của nhóm bệnh nhân có MN
được ghi nhận trong nghiên cứu của chúng tôi là
yếu tố tiếng ồn với tỉ lệ cao nhất 79,5%, kế đến
thấp hơn là yếu tố giường không quen với tỉ lệ
60,7%, và thấp nhất là yếu tố ánh sáng với tỉ lệ
55,7%. Trong các nguyên nhân do tiếng ồn gây
ra ảnh hưởng giấc ngủ thì nguyên nhân do bệnh
nhân khác cùng phòng gây ra chiếm tỉ lệ cao
nhất 79,5%, kế đến là tiếng ho chiếm 23%, kế đến
là từ người thăm bệnh 20,5%. Kết quả này tương
tự nghiên cứu của Isaia G(Error! Reference source not found.).
Phòng bệnh tại đơn vị Lão khoa nơi chúng tôi
thực hiện nghiên cứu bệnh nhân nằm chung với
nhau trong một phòng nên việc bệnh nhân này
ảnh hưởng đến bệnh nhân khác là điều khó
tránh khỏi.
Mất ngủ và các yếu tố liên quan
Mất ngủ có liên quan có ý nghĩa với các yếu tố:
Có tình trạng hạn chế hoạt động cơ bản (ADL)
Kết quả này tương tự nghiên cứu của
Gianluca Isaia cho thấy chỉ số trung bình phụ
thuộc hoạt động cơ bản (ADL) ở nhóm MN (1,6 ±
1,4) cao hơn nhiều so với nhóm không MN (0,41
± 1,1)(Error! Reference source not found.). Theo Lee và cộng sự
đã chỉ ra rằng ở những bệnh nhân cao tuổi bị
giới hạn hoạt động cơ bản (ADL) thì khả năng
phản ứng của họ với các điều kiện bất lợi của
môi trường sẽ giảm hơn những người không bị
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 204
hạn chế hoạt động chức năng cơ bản. Những
bệnh nhân suy yếu này sẽ vẫn cảm thấy không
hài lòng và không thoải mái mặc dù được điều
dưỡng hoặc nhân viên y tế chăm sóc vì họ không
tự thực hiện được hoạt động của mình, dẫn đến
dễ MN hơn(Error! Reference source not found.).
Có tình trạng đau
Kết quả này tương tự nghiên cứu của Isaia
G(Error! Reference source not found.), Ogunbode AM(Error! Reference
source not found.), Đỗ Thị Xuân Hương(Error! Reference source not
found.). Theo nghiên cứu của Snyder-Halpern R
and Verran JA bệnh nhân nội viện có MN sẽ
giảm khả năng chịu đựng đối với cơn đau so với
bệnh nhân không bị MN(Error! Reference source not found.).
Mặt khác theo nghiên cứu của Frighetto và cộng
sự (2004) thì cơn đau không được kiểm soát sẽ
ảnh hưởng đến việc duy trì và chất lượng của
giấc ngủ(Error! Reference source not found.).
Có tình trạng nằm liệt giường trước khi vào viện
Kết quả này tương tự nghiên cứu của Isaia
G(Error! Reference source not found.). Theo En. Khairul Naim
Bin Azis (2016) chỉ ra rằng bệnh nhân cao tuổi
nằm liệt giường sẽ có vấn đề về căng thẳng và
trầm cảm vì không thích ứng với những hậu quả
của thay đổi lối sống, không thể tự quản lý và
không có khả năng tiếp tục cuộc sống xã hội như
thường lệ. Họ sẽ cảm thấy cô đơn, vô dụng và
nhanh chóng bỏ cuộc. Điều này sẽ khiến họ bị rối
loạn giấc ngủ (MN)(Error! Reference source not found.).
KẾT LUẬN
Tỉ lệ MN trong nghiên cứu còn cao: 33,9%.
Đặc điểm về kiểu MN ở mức độ “nặng” và “rất
nặng”: khó đi vào giấc ngủ chiếm tỉ lệ cao nhất.
Những tác động của yếu tố môi trường bệnh
viện đến giấc ngủ được ghi nhận với yếu tố tiếng
ồn với tỉ lệ cao nhất, nguyên nhân gây ra tiếng
ồn do bệnh nhân khác cùng phòng chiếm tỉ lệ
cao nhất. MN liên quan có ý nghĩa với các yếu tố:
có tình trạng hạn chế hoạt động cơ bản (ADL), có
tình trạng đau và có tình trạng nằm liệt giường
trước khi vào viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Thị Xuân Hương và cộng sự (2012), "Đặc điểm về tình
trạng mất ngủ ở người cao tuổi", Y Học TP. Hồ Chí Minh,
16, tr.106-113.
2. En. Khairul Naim Bin Azis (2016), Case Management Of
Bedridden Geriatric Patient,
bedridden-geriatric-patient/
3. Frighetto, et al (2004), "An assessment of quality of sleep
and the use of drugs with sedating properties in
hospitalized adult patients”, Health Qual Life Outcomes, 24,
pp. 2-17.
4. Isaia G, et al (2010), "Insomnia among hospitalized elderly
patients: Prevalence, clinical characteristics and risk
factors", Archives of Gerontology and Geriatrics, 52 (2), pp.
133-137.
5. Koch S, et al (2006), “Effectiveness of sleep management
strategies for residents of aged care facilities: findings of a
systematic review”, J Clin Nurs, 15 (10), pp. 1267-1275.
6. Lai-Ping P (2009), “Sleep disturbance among community
living elderly persons in Hong Kong”, BiblioBazaar, Hong
Kong, pp. 1-122.
7. Lê Quốc Nam và cộng sự (2007), “Khảo sát tình trạng mất
ngủ trong cộng đồng dân cư tại thành phố Hồ Chí Minh”,
Chuyên đề tâm thần, Bệnh viện Tâm Thần Thành phố Hồ
Chí Minh, tr. 1-10
8. Lee CY, Low LP, Twinn S (2007), “Older men’s experiences
of sleep in the hospital”, J Clin Nurs, 16 (2), pp. 336-343.
9. Makhlouf MM, et al (2007), "Insomnia symptoms and their
correlates among the elderly in geriatric homes in
Alexandria, Egypt", Sleep Breathing, Springer
Berlin/Heidelberg, 11(3), pp. 187-194.
10. Montgomery P and Lilly J (2007), "Insomnia in the elderly",
in Clinical Evidence 2007, 10, p. 2302.
11. Ogunbode AM, et al (2014), "Factors Associated with
Insomnia among Elderly Patients Attending a Geriatric
Centre in Nigeria", Curr Gerontol Geriatr Res, pp. 1-10.
12. Snyder-Halpern R, Verran JA (1987), "Instrumentation to
describe subjective sleep characteristics in healthy
subjects”, Res. Nurs. Health, 10 (3), pp. 155-163.
13. Thomas R (2007), "Insomnia: Definition, Prevalence, Etiology,
and Consequences", J Clin Sleep Med, 3 (5), pp. S7–S10.
14. Tranmer JE, Minard J, Fox LA, et al (2003), "The sleep
experience of medical and surgical patients", Clin. Nurs.
Res, 12 (2), pp. 159-173.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 19/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ti_le_dac_diem_mat_ngu_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_benh_nhan_c.pdf