Tài liệu Tỉ lệ các phụ nữ đến phá thai có kiến thức và thái độ đúngvề các biện pháp tránh thai dài hạn tại trung tâm sức khỏe sinh sản tỉnh An Giang: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 12
TỈ LỆ CÁC PHỤ NỮ ĐẾN PHÁ THAI CÓ KIẾN THỨC
VÀ THÁI ĐỘ ĐÚNGVỀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI DÀI HẠN
TẠI TRUNG TÂM SỨC KHỎE SINH SẢN TỈNH AN GIANG
Phạm Mộng Thu*, Nguyễn Hồng Hoa**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tỉ lệ phá thai hàng năm ở An Giang là 1%, nhưng đa số các phụ nữ phá thai thường sử dụng
các biên pháp tránh thai tạm thời ngắn hạn. Biện pháp tránh thai (BPTT) dài hạn gồm dụng cụ tử cung chứa
đồng hay progestin và que cấy tránh thai, có nhiều lợi ích khi sử dụng. BPTT dài hạn vừa giúp phụ nữ tránh thai
lâu dài với hiệu quả rất cao vừa có thể điều trị và ngăn ngừa 1 số bệnh như tăng sinh nội mạc tử cung, nhưng có
rất ít phụ nữ biết đến và chấp nhận sử dụng lâu dài.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ phụ nữ trong độ tuổi 18 đến 49 đến phá thai dưới 12 tuần tại Trung tâm CSSKSS
tỉnh An Giang có kiến thức đúng và thái độ đúng về các BPTT dài hạn và các yếu tố liên quan...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ các phụ nữ đến phá thai có kiến thức và thái độ đúngvề các biện pháp tránh thai dài hạn tại trung tâm sức khỏe sinh sản tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 12
TỈ LỆ CÁC PHỤ NỮ ĐẾN PHÁ THAI CÓ KIẾN THỨC
VÀ THÁI ĐỘ ĐÚNGVỀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI DÀI HẠN
TẠI TRUNG TÂM SỨC KHỎE SINH SẢN TỈNH AN GIANG
Phạm Mộng Thu*, Nguyễn Hồng Hoa**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tỉ lệ phá thai hàng năm ở An Giang là 1%, nhưng đa số các phụ nữ phá thai thường sử dụng
các biên pháp tránh thai tạm thời ngắn hạn. Biện pháp tránh thai (BPTT) dài hạn gồm dụng cụ tử cung chứa
đồng hay progestin và que cấy tránh thai, có nhiều lợi ích khi sử dụng. BPTT dài hạn vừa giúp phụ nữ tránh thai
lâu dài với hiệu quả rất cao vừa có thể điều trị và ngăn ngừa 1 số bệnh như tăng sinh nội mạc tử cung, nhưng có
rất ít phụ nữ biết đến và chấp nhận sử dụng lâu dài.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ phụ nữ trong độ tuổi 18 đến 49 đến phá thai dưới 12 tuần tại Trung tâm CSSKSS
tỉnh An Giang có kiến thức đúng và thái độ đúng về các BPTT dài hạn và các yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang.
Kết quả: Từ tháng 12/2015 đến tháng 4/2016 tại Trung tâm CSSKSS tỉnh An Giang, chúng tôi mời được
423 phụ nữ thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Tỉ lệ phụ nữ có kiến thức đúng về BPTT
dài hạn là 33,1% và có thái độ đúng về biện pháp này là 77,0%. Có mối liên quan giữa kiến thức đúng và thái độ
đúng là PR=2,25 KTC 95% (1,35–3,73), với p=0,002. Có mối liên quan giữa kiến thức đúng với trình độ học vấn,
số con hiện có và kế hoạch có con trong tương lai.
Kết luận: Cần nâng cao kiến thức về BPTT dài hạn của các phụ nữ đặc biệt là phụ nữ đã từng phá thai phụ
nữ để nâng cao tỉ lệ chấp nhận và tiếp tục sử dụng các BPTT dài hạn này.
Từ khóa : biện pháp tránh thai dài hạn.
ABSTRACT
KNOWLEDGE AND ATTITUDES TOWARDS USE OF LONG ACTING CONTRACEPTIVES AMONG
INDUCED ABORTION WOMEN AT HEALTH CARE IN AN GIANG PROVINCE.
Pham Mong Thu, Nguyen Hong Hoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 12 - 15
Background: Prevalence of induced abortion is about 1% in An Giang and most of them used to short acting
contraception. Long acting contraceptives has high effectiveness in contraception but there is high discontinuation
rate for uses taking them.
Objective: To determinate the prevalence of induced abortion women having the right Knowledge and
attitudes towards use of long acting contraceptives among induced abortion women at Health care in An
Giang province.
Methods: A cross-sectional study with 423 induced abortion women at Health care in An Giang province
from 12/2015 to 4/2016. Participants were directly interviewed.
Results: The prevalence of induced abortion women that has the right knowledge use of long acting
contraceptives is 3.1% and the prevalence that has the right attitudes is 77%. Factors associated with the right
knowledge include: the education, the amount of children and the future plan about having child.
*Bệnh viện Sản – Nhi An Giang ** Bộ môn Sản, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Mộng Thu ĐT: 0918397534 Email: bsphammongthu@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 13
Conclusion: We should have improved the knowledge towards use of long acting contraceptives among
induced abortion.
Keywords: long acting contraceptives.
MỞ ĐẦU
Tỉ lệ phá thai tại An Giang hàng năm là
1%, xấp xỉ bằng tỉ lệ phá thai chung của Châu
Á 1/105 phụ nữ 15-49(1,3) Tại Trung tâm chăm
sóc sức khỏe sinh sản tỉnh tổng số ca phá thai
hàng năm chiếm 1/2 số ca được báo cáo trong
toàn tỉnh(3).
Biện pháp tránh thai (BPTT) dài hạn bao
gồm dụng cụ tử cung chứa đồng, dụng cụ tử
cung (DCTC) chứa progestin và que cấy tránh
thai. BPTT dài hạn có nhiều ưu điểm như: hiệu
quả tránh thai rất cao (97-99,98%), có tác dụng
tránh thai lâu dài từ 3 năm trở lên tùy theo loại,
được ứng dụng điều trị trong nhiều bệnh lý phụ
khoa liên quan nội tiết sinh dục nữ. Tuy nhiên
BPTT dài hạn cũng có những nhược điểm như là
về cách sử dụng, không ngăn ngừa các bệnh lây
truyền qua đường tình dục và có một số tác
dụng phụ mà tùy mỗi cá nhân sử dụng có thể
gặp phải. Chính những bất lợi này mà tình hình
sử dụng BPTT dài hạn trong nước không cao và
cũng không tăng tỉ lệ sử dụng lâu dài(1).
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác
định tỉ lệ phụ nữ đến phá thai có kiến thức đúng
và thái độ đúng về các biện pháp tránh thai dài
hạn bao gồm dụng cụ tử cung và que cấy tránh
thai, tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản
tỉnh An Giang.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu
Từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016,
tại Trung tâm CSSKSS tỉnh An Giang, trong số
các phụ nữ phá thai ngoài ý muốn trong độ tuổi
từ 18-49 tuổi, chúng tôi bằng phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên mời 423 phụ nữ thỏa tiêu chuẩn
chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Quy trình thực hiện nghiên cứu
Các đối tượng nhận vào nghiên cứu được
phỏng vấn theo 1 bảng câu hỏi được xây dựng
dựa vào nghiên cứu của một số tác giả trong và
ngoài nước. Bộ câu hỏi có tiêu chí đánh giá, đo
lường chất lượng theo tiêu chuẩn toàn cầu của
Tổ chức y tế thế giới(9,10).
KẾT QUẢ- BÀN LUẬN
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm
CSSKSS tỉnh An Giang, từ ngày 1/12/2015 đến
20/4/2016, theo cách chọn ngẫu nhiên đã mời
được 423 phụ nữ đồng ý tham gia nghiên cứu
với phỏng vấn lần 1và có 27 phụ nữ không đồng
ý tham gia nghiên cứu vì lý do cá nhân (chưa có
gia đình).
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Tuổi trung bình của đối tượng tham gia
nghiên cứu là 30,5 ± 7,1, nhóm tuổi từ 25-34
chiếm tỉ lệ cao nhất (46,6%). Số phụ nữ người
Kinh chiếm đa số (98,8%), phần lớn theo đạo
Phật (83,9%) và hơn 50% sống ở ngoại thành.
Nhóm phụ nữ có trình độ học vấn dưới cấp 3
chiếm 54,4%, đa số là nội trợ (39,9%) và chỉ có
11,3% mức sống nghèo. Có 84,4% phụ nữ đã kết
hôn và có 85,3% phụ nữ đang sống chung với
chồng hay bạn tình. Đối tượng trong nghiên cứu
của chúng tôi gần tương đồng với các nghiên
cứu tác giả Nguyễn Thanh Phong(5) và Mussie
Alemayehu(2).
Có khoảng 1/4 phụ nữ chưa có con và 9% có
trên 2 con. Hơn 50% chưa từng phá thai và >11%
đã phá thai từ 2 lần trở lên. Đa số phụ nữ đến
phá thai với tuổi thai từ ≤7 tuần, chiếm tỉ lệ hơn
74%. Lý do chấm dứt thai kỳ 43% trường hợp là
do vỡ kế hoạch, gần 30% là đủ con, 12% là chưa
kết hôn và có 50,6% phụ nữ đến phá thai không
muốn có thêm con trong tương lai.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 14
Kiến thức của các phụ nữ đến phá thai về BPTT
dài hạn
Trong 423 đối tượng nghiên cứu của chúng
tôi có 372 phụ nữ (88%) nghe nói về DCTC chứa
đồng. Đa số những phụ nữ biết về DCTC có thời
hạn tránh thai >5 năm chiếm 84% nhưng chỉ có
64% cho là có hiệu quả tránh thai cao, gần 42%
biết được DCTC sử dụng được cho phụ nữ đang
cho con bú và 56% biết rằng dễ có thai lại sau khi
tháo DCTC. Khoảng 50% phụ nữ biết tác dụng
phụ của DCTC. Thời điểm đặt DCTC được 75%
phụ nữ biết là ngay sau sạch kinh, kế đến là sau
nạo phá thai 40%, sau sanh 6 tuần là 36% và rất ít
người biết được thời điểm đặt DCTC ngay sau
giao hợp không được bảo vệ (4,5%). Số phụ nữ
không biết thời điểm đặt DCTC là 19,4% và chỉ
có 22% phụ nữ trả lời đúng câu mọi phụ nữ
không thể sử dụng DCTC. Như vậy, có 220 phụ
nữ có kiến thức đúng về DCTC chứa đồng,
chiếm 52,0% (KTC 95% (30,9 - 73,0)).
Trong 423 đối tượng nghiên cứu của chúng
tôi, chỉ có 18 phụ nữ (4,2%) đã từng nghe nói về
DCTC chứa Levonorgestrel. Trong đó có trên
55% số đối tượng này biết được ưu điểm của
phương pháp này. Như vậy, chỉ có 13 phụ nữ có
kiến thức đúng về DCTC chứa Levonorgestrel,
chiếm 3% (KTC 95% (1,7 – 4,2)).
Có 168 đối tượng nghiên cứu (39,7%) có từng
nghe nói về que cấy tránh thai. Có 69,6% phụ nữ
biết đúng thời hạn que cấy tránh thai kéo dài 3
năm, 75% biết là dễ có thai lại sau khi tháo que,
nhưng chỉ có 18,5% biết là có hiệu quả tránh thai
giảm dần theo thời gian. Có 23,2% phụ nữ biết
về tác dụng phụ của que cấy tránh thai. Như
vậy, có 117 phụ nữ có kiến thức đúng về QCTT,
chiếm 39,7% (KTC 95% (28,5 – 50,8)).
Tóm lại, trong 423 đối tượng nghiên cứu,
chúng tôi xác định tỉ lệ phụ nữ có kiến thức
đúng về các BPTT dài hạn (gồm DCTC chứa
đồng hay progestin và QCTT) là 33,1% (KTC
95% (28,5 – 37,5)). Tỉ lệ này cao hơn nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Thị Phương Dung(6) thực
hiện khảo sát kiến thức đúng về các BPTT hiện
đại trong đó có DCTC (1%) và QCTT (4,5%) trên
các phụ nữ đi phá thai. So sánh với nghiên cứu
của tác giả Mussie Alemayehu(2), nhận thấy kiến
thức tốt về BPTT dài hạn của phụ nữ trong
nghiên cứu của chúng tôi rất thấp. Điều này, có
lẽ do đối tượng nghiên cứu của tác giả Mussie
Alemayehu là dân Ethiopia (châu Phi) rất nghèo
khó nên nhận được nhiều sự giúp đỡ từ tổ chức
dân số thế giới nên họ sẽ được tiếp cận và sử
dụng miễn phí các BPTT hiện đại từ tổ chức này.
Bảng 1.Kiến thức đúng về BPTT dài hạn
Kiến thức về các BPTT dài hạn Tần số (n=423) Tỉ lệ (%)
Tốt 2 0,5
Khá tốt 138 32,6
Trung bình 223 52,7
Kém 60 14,2
Thái độ của các phụ nữ đến phá thai về BPTT
dài hạn
Tỉ lệ phụ nữ có thái độ đúng về các BPTT dài
hạn là 73% (KTC 95% :68,8 – 77,2). Tỉ lệ phụ nữ
có thái độ đúng về BPTT dài hạn trong nghiên
cứu của chúng tôi là 73,0% với KTC 95% (68,8 –
77,2) cao hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị
Phương Dung(6) là 47%; tương đương với tác
giả Ronald Anguzulà 66%(2); thấp hơn với
nghiên cứu của tác giả Trần Thị Liễu(8) về
KHHGĐ là 86,6% và Tizta Tilahun(7) có đối
tượng nghiên cứu là các cặp vợ chồng trong tuổi
sinh đẻ có thái độ tích cực về sử dụng các BPTT
là 91%.
Sau khi phá thai trên 2 tuần, chúng tôi có liên
lạc qua điện thoại được 360 đối tượng nghiên
cứu (85,1%), phỏng vấn về việc sử dụng các
BPTT, ghi nhận có 104 phụ nữ (29,9%) vừa sử
dụng BPTT dài hạn.
Một số yếu tố liên quan với kiến thức về BPTT
dài hạn
Kết quả phân tích hồi qui đa biến cho thấy
kiến thức đúng về các BPTT dài hạn có liên quan
với các yếu tố sau:
Trình độ học vấn: phụ nữ có trình độ cấp 2 trở
lên thì có kiến thức đúng gấp 2,94 - 8,41 lần so
với phụ nữ có trình độ cấp 1 với p=0,000.
Nghề nghiệp: phụ nữ làm nghề buôn bán và
nội trợ có kiến thức đúng thấp hơn 0,38 lần phụ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 15
nữ nội trợ với p < 0,05.
Số con: phụ nữ có con thì có kiến thức đúng
gấp 2,8– 3,6 lần phụ nữ chưa có con với p < 0,05.
Kế hoạch có con trong tương lai: phụ nữ không
muốn có con và chưa quyết định có con thì có
kiến thức đúng gấp 2 lần phụ nữ muốn có con
với p=0,012.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
kiến thức đúng về BPTT dài hạn và thái độ đúng
về BPTT dài hạn: phụ nữ có thái độ đúng về các
BPTT dài hạn thì có kiến thức đúng về các BPTT
dài hạn gấp 2,25 lần với phụ nữ có thái độ chưa
đúng với KTC 95% (1,35 – 3,73) và p=0,002.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số phụ nữ
có kiến thức đúng về BPTT dài hạn rất thấp so
với thái độ chấp nhận sử dụng biện pháp tránh
thai này, điều này có thể do phần lớn người phụ
nữ biết vàchấp nhận sử dụng các BPTT dài hạn
dù không biết nhiều đến các vấn đề như thời
điểm sử dụng biện pháp hay tác dụng phụ của
nó. Điều này dẫn tới rất nhiều phụ nữ sau khi sử
dụng sẽ có khuynh hướng không đồng ý sử
dụng tiếp tục vì tác dụng phụ của BPTT dài hạn,
vd nghiên cứu của tác giả Hồng Thành Tài(4)
khảo sát các phụ nữ đang đặt QCTT chỉ có kiến
thức đúng là 40%.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cắt ngang bằng cách phỏng
vấn trực tiếp 423 đối tượng nghiên cứu là phụ
nữ từ 18 – 49 tuổi, đến phá thai dưới 12 tuần
ngoài ý muốn tại Trung tâm CSSKSS tỉnh An
Giang từ 1/12/2015 đến 20/4/2016, chúng tôi thu
được kết quả sau:
Phụ nữ có kiến thức đúng về BPTT dài hạn:
33,1%(KTC 95% : 28,5–37,5).
và phụ nữ có thái độ đúng về BPTT dài hạn:
73,0%(KTC95% : 68,8–7,2).
Có mối liên quan giữa kiến thức đúng về
BPTT dài hạn với:
Thái độ đúng về BPTT dài hạn.
Trình độ học vấn.
Nghề nghiệp.
Số con hiện có.
Kế hoạch có con trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ACOG (2015), Immediate Postpartum; Increasing Access to
Contraceptive Implants and Intrauterine Devices to Reduce
Unintended Pregnancy LARC, ACOG Committee on Gynecologic
Practice, 2015; pp. 642.
2. Alemayehu M, et al (2012), Factors associated with utilization
of long acting and permanent contraceptive methods among
married women of reproductive age in Mekelle town, Tigray
region north Ethiopia, BMC Pregnancy Childbirth, 12(1): 6-
10.1186/1471-2393-12-6.
3. Guttmacher Institute (2014), Contraceptive use in the United
States.
Accessed May, 2016.
4. Hồng Thành Tài (2015), Kiến thức và thái độ của phụ nữ về que cấy
tránh thai ở phụ nữ đang dùng Implanon tại bệnh viện Từ Dũ, Luận
văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP HCM, tr. 75.
5. Nguyễn Thanh Phong (2009), Nghiên cứu kiến thức, thực hành về
các biện pháp tránh thai của phụ nữ đến phá thai không mong muốn
tại Bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2009, Luận văn Thạc sĩ y
học, Đại học Y Hà Nội, trang 40 – 83
6. Nguyễn Thị Phương Dung (2004), Kiến thức, thái độ, thực hành
về các biện pháp ngừa thai của những phụ nữ nạo phá thai tại bệnh
viện Từ Dũ năm 2003 -2004, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y
Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 26 - 40.
7. Tilahun T, et al (2013), Family planning knowledge, attitude
and practice among married couples in jimma zone,
Ethiopia, PLoS ONE, vol. 8, No. 4, Article ID e61335, 2013.
8. Trần Thị Liễu (2010), Kiến thức, thái độ, thực hành về kế hoạch hóa
gia đình của phụ nữ tỉnh Long An, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y
Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 41-55.
9. WHO (2015), “A guide to implement a standards-driven
approach to improve the quality of health care services for
adolescents”, Global standards for quality health-care services for
adolescents, Volume 3: Tools to conduct quality and coverage
measurement surveys to collect data about compliance with the
global standards. ISBN 978924154933 2;
10. WHO (2015), “Medical eligibility criteria for contraceptive
use”, FP foundation,Publication date: Edition 5th, 2015, pp. 15-
19. ISBN: 978 92 4 154925 7.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ti_le_cac_phu_nu_den_pha_thai_co_kien_thuc_va_thai_do_dungve.pdf