Tỉ lệ các kiểu gen CagA và VacA của Helicobacter Pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 10/2015 đến 05/2016

Tài liệu Tỉ lệ các kiểu gen CagA và VacA của Helicobacter Pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 10/2015 đến 05/2016: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tiêu Hóa 109 TỈ LỆ CÁC KIỂU GEN CagA VÀ VacA CỦA HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ 10/2015 ĐẾN 05/2016 Phạm Minh Tuấn*, Cao Minh Nga** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các kiểu gen cagA và vacA của H. pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tại bệnh viện Chợ Rẫy và mối liên quan của chúng với tuổi, giới tính, vùng dịch tễ, triệu lâm sàng và hình ảnh nội soi. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích 155 bệnh nhân viêm loét dạ dày có nhiễm H. pylori. Phát hiện kiểu gen cagA và vacA bằng phương pháp multiplex PCR. Quản lý số liệu và phân tích kết quả bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: CagA(+)vacAs1m1 chiếm tỉ lệ 36,8%; cagA(+)vacAs1m2 35,5%; cagA(-)vacAs1m2 11,6%; cagA(-)vacAs2m2 1,9% và cagA(-)vacAs1m1 0,6%. Không tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, giới tính, vùng dịch tễ, chẩn đoán lâm sàng và hình ảnh nội soi với sự phân bố của các kiểu gen cagA...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ các kiểu gen CagA và VacA của Helicobacter Pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 10/2015 đến 05/2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tiêu Hóa 109 TỈ LỆ CÁC KIỂU GEN CagA VÀ VacA CỦA HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ 10/2015 ĐẾN 05/2016 Phạm Minh Tuấn*, Cao Minh Nga** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các kiểu gen cagA và vacA của H. pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tại bệnh viện Chợ Rẫy và mối liên quan của chúng với tuổi, giới tính, vùng dịch tễ, triệu lâm sàng và hình ảnh nội soi. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích 155 bệnh nhân viêm loét dạ dày có nhiễm H. pylori. Phát hiện kiểu gen cagA và vacA bằng phương pháp multiplex PCR. Quản lý số liệu và phân tích kết quả bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: CagA(+)vacAs1m1 chiếm tỉ lệ 36,8%; cagA(+)vacAs1m2 35,5%; cagA(-)vacAs1m2 11,6%; cagA(-)vacAs2m2 1,9% và cagA(-)vacAs1m1 0,6%. Không tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, giới tính, vùng dịch tễ, chẩn đoán lâm sàng và hình ảnh nội soi với sự phân bố của các kiểu gen cagA và vacA. Kết luận: Bệnh nhân viêm loét dạ dày tại bệnh viện Chợ Rẫy chủ yếu do các chủng H. pylori có kiểu gen cagA(+)vacAs1m1 và cagA(+)vacAs1m2. Không thể dựa vào triệu chứng lâm sàng, hình ảnh nội soi cũng như yếu tố tuổi tác, giới tính và vùng dịch tễ của bệnh nhân để tiên đoán kiểu gen của các chủng H. pylori. Từ khóa: H. pylori, multiplex PCR, cagA, vacA ABSTRACT PREVALENCE OF HELICOBACTER PYLORI CagA AND VacA GENOTYPES AMONG GASTRITIS AND GASTRIC ULCER PATIENTS AT CHO RAY HOSPITAL (FROM OCT 2015 TO MAY 2016) Pham Minh Tuan, Cao Minh Nga * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 109 - 115 Purpose: To determine prevalence of the cagA and vacA genotypes of H. pylori in gastritis and gastric ulcer patients at Cho Ray Hospital and the relationship of them with age, gender, epidemic regions, clinical symptoms and endoscopic image. Methods: A descriptive and analytical cross-sectional study on 155 gastritis and gastric ulcer patients with H. pylori. Genotypes cagA and vacA of H. pylori were determined by multiplex PCR. Data were processed and analyzed by SPSS software version 20.0. Results: CagA(+)vacAs1m1 were accounted for 36.8%; cagA(+)vacAs1m2 35.5%; cagA(-)vacAs1m2 11.6%; cagA(- )vacAs2m2 1.9% and cagA(-)vacAs1m1 0.6%. There were no relationship between age, gender, epidemic regions, clinical diagnosis and endoscopic image with the distribution of cagA and vacA genotypes. Conclusions: Gastritis and gastric ulcer patients at Cho Ray hospital were usually caused by Helicobacter pylori strains with cagA(+)vacAs1m1 and cagA(+)vacAs1m2 genotypes. It was unable to rely on clinical symptoms, endoscopic images as well as factors of age, gender and epidemic regions to predict the genotypes of these Helicobacter pylori strains. Key words: H. pylori, multiplex PCR, cagA, vacA Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS.BS. Phạm Minh Tuấn ĐT: 0913138844 Email: drtuanpham@pnt.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 110 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm loét dạ dày khá phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Bệnh tiến triển dai dẳng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng đe dọa tính mạng của người bệnh(9,5,4). Helicobacter pylori được xem là tác chính gây viêm loét dạ dày. Các chủng H. pylori mang các kiểu gene cagA và vacA khác nhau sẽ có tiềm năng gây bệnh khác nhau(8,2,3). Chúng tôi thực hiện đề tài Tỉ lệ các kiểu gen cagA và vacA của Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2015 - 05/2016 với mong muốn làm sáng tỏ một số vấn đề về tỉ lệ phân bố các kiểu gen cagA và vacA của H. pylori và mối liên hệ của các kiểu gen này với yếu tố tuổi, giới tính, vùng dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và hình ảnh nội soi dạ dày của bệnh nhân. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên 155 mẫu sinh thiết dạ dày có thử nghiệm urease (+) ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 10/2016 đến 05/2016. Tiêu chuẩn chọn mẫu Mẫu sinh thiết lấy từ tổn thương viêm loét của dạ dày có thử nghiệm urease (+). Kích thước mẫu phải đủ cho việc ly trích ADN của H. pylori (≥ 2mm3). Hồ sơ có ghi đầy đủ thông tin bệnh nhân, kết quả nội soi chẩn đoán là viêm loét dạ dày. Tiêu chuẩn loại trừ Mẫu sinh thiết từ những bệnh nhân có tiền sử từng được phẫu thuật cắt dạ dày. Mẫu bị lẫn quá nhiều tạp chất. Phương pháp nghiên cứu Xác định các mẫu sinh thiết có thử nghiệm urease (+) bằng bộ kit urease N.S do Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á cung cấp. Xác định kiểu gen cagA và vacA bằng kỹ thuật multiplex PCR với bộ kit AccuLite H. pylori Genotyping do công ty TNHH công nghệ sinh học Khoa Thương cung cấp. Xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS (phiên bản 20.0). Y đức trong nghiên cứu: Đề tài đã được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y Sinh học - ĐHYD Tp.HCM chấp thuận thông qua quyết định số 426/ĐHYD-HĐ. Tất cả bệnh nhân được giải thích và ký biên bản đồng ý tham gia nghiên cứu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian từ 10/2015 đến 5/2016, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 155 mẫu đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chọn mẫu. Trong đó, 43,20 % nam (67/155) và 56,80% nữ (88/155). Tuổi trung bình là 45,17 ± 13,59 (tuổi nhỏ nhất là 16 và lớn nhất là 79). Kết quả thu được như sau: Tỉ lệ các kiểu gen cagA và vacA Bảng 1. Mối liên quan giữa gen cagA(+/-) với gen vacAs1/s2m1/m2 Gen vacA s1/s2m1/m2 Gen cagA Giá trị p(*) cagA (-) cagA (+) Tổng cộng vacA (-) vacA s1 vacA s1m1m2 vacA s1m1 vacA s1m2 vacA s2m2 Tổng cộng 1 (4,3) 0 (0,0) 0 (0,0) 1(4,3) 18(78,3) 3(13,1) 23(100,0) 1(0,8) 13(9,8) 6 (4,5) 57 (43,2) 55(41,7) 0 (0,0) 132(100,0) 2 (1,3) 13 (8,4) 6 (3,9) 58(37,4) 73(47,1) 3 (1,9) 155(100,0) < 0,01 (*) Phép kiểm Fisher’s exact cho thấy: kiểu gen vacAs1m1 có mối liên quan với kiểu gen cagA(+); vacAs2m2 liên quan với cagA(-). Kiểu gen vacAs1m2 có mối liên quan đồng thời với cả hai kiểu gen cagA(+) và cagA(-), trong đó mối liên quan với kiểu gen cagA(+) tốt hơn với cagA(-) (p < 0,01). (Các mẫu có kiểu gen cagA(+)vacA(-), cagA(-)vacA(-), cagA(+)vacAs1, cagA(+)vacAs1m1m2 không được tính vào thống kê tương quan). Gen cagA(+) chiếm tỉ lệ 85,2% (132/155). Gen vacA(+) được tìm thấy 98,7% (153/155), trong đó: vacAs1 96,8% (150/155), vacAs2 1,9% (3/155) và không xác định được vacAs1/s2 1,3% (2/155); vacAm1 37,4% (58/155), vacAm2 49,0% (76/155), Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tiêu Hóa 111 vacAm1m2 3,9% (6/155) và không xác định được vacAm1/m2 9,7% (15/155). Kiểu gen cagA(+) 0,6% (1/155), cagA(+)vacAs1 8,4% (13/155), cagA(+)vacAs1m1 36,8% (57/155), cagA(+)vacAs1m2 35,5% (55/155) và cagA(+)vacAs1m1m2 3,9% (6/155); cagA(-) 0,6% (1/155), cagA(-) vacAs1m1 0,6% (1/155), cagA(-)vacAs1m2 11,6% (18/155) và cagA(-)vacAs2m2 1,9% (3/155) (Bảng 1). Mối liên quan của các kiểu gen cagA(+/-)vacAs1/s2m1/m2 với tuổi, giới tính, vùng dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và kết quả nội soi Bảng 2. Phân bố các kiểu gen cagA(+/-)vacAs1/s2m1/m2 theo nhóm tuổi. Kiểu gen cagA (+/-) vacA s1/s2m1/m2 Nhóm nghiên cứu (n,%) Giá trị p(*) 60 tuổi Tổng cộng cagA (-) vacA (-) cagA (+) vacA (-) cagA (+) vacA s1 cagA (+) vacA s1m1m2 cagA (+) vacA s1m1 cagA (+) vacA s1m2 cagA (-) vacA s1m1 cagA (-) vacA s1m2 cagA (-) vacA s2m2 0 (0) 0 (0) 4 (5,9) 4 (5,9) 24 (35,3) 25 (36,8) 1 (1,5) 9 (13,2) 1 (1,5) 0 (0) 0 (0) 6 (10,2) 0 (0) 24 (40,7) 20 (33,9) 0 (0) 7 (11,9) 2 (3,4) 1 (3,6) 1 (3,6) 3 (10,7) 2 (7,1) 9 (32,1) 10 (35,7) 0 (0) 2 (7,1) 0 (0) 1 (0,6) 1 (0,6) 13 (8,4) 6 (3,9) 57 (36,8) 55 (35,5) 1 (0,6) 18 (11,6) 3 (1,9) 0,91 Tổng cộng 68(100,0) 59(100,0) 28(100,0) 155(100,0) (*) Phép kiểm Fisher’s exact cho thấy: phân bố các kiểu gen cagA(+/-)vacAs1/s2m1/m2 theo các nhóm tuổi không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,91). (Các mẫu có kiểu gen cagA(+)vacA(-), cagA(-)vacA(-), cagA(+)vacAs1, cagA(+)vacAs1m1m2 không được tính vào thống kê tương quan). Bảng 3. Phân bố các kiểu gen cagA(+/-)vacAs1/s2m1/m2 theo giới tính. Kiểu gen cagA (+/-) vacA s1/s2m1/m2 Nhóm nghiên cứu (n,%) Giá trị p(*) Nữ Nam Tổng cộng cagA (-) vacA (-) cagA (+) vacA (-) cagA (+) vacA s1 cagA (+) vacA s1m1m2 cagA (+) vacA s1m1 cagA (+) vacA s1m2 cagA (-) vacA s1m1 cagA (-) vacA s1m2 cagA (-) vacA s2m2 0 (0,0) 1 (1,1) 11 (12,5) 4 (4,5) 29 (33,0) 32 (36,4) 0 (0,0) 9 (10,2) 2 (2,3) 1 (1,5) 0 (0,0) 2 (3,0) 2 (3,0) 28 (41,8) 23 (34,3) 1 (1,5) 9 (13,4) 1 (1,5) 1 (0,6) 1 (0,6) 13 (8,4) 6 (3,9) 57 (36,8) 55 (35,5) 1 (0,6) 18 (11,6) 3 (1,9) 0,71 Tổng cộng 88 (100,0) 67 (100,0) 155(100,0) (*) Phép kiểm Fisher’s exact cho thấy: phân bố các kiểu gen cagA(+/-)vacAs1/s2m1/m2 theo giới tính không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,71). (Các mẫu có kiểu gen cagA(+)vacA(-), cagA(-)vacA(-), cagA(+)vacAs1, cagA(+)vacAs1m1m2 không được tính vào thống kê tương quan). Bảng 4. Phân bố các kiểu gen cagA(+/-)vacAs1/s2m1/m2 theo vùng dịch tễ. Kiểu gen cagA (+/-) vacA s1/s2m1/m2 Vùng dịch tễ (n,%) Giá trị p(*) Đông Nam bộ Tây Nam bộ Tây Nguyên Duyên hải Nam Tr. bộ Tổng cộng cagA (-) vacA (-) cagA (+) vacA (-) cagA (+) vacA s1 cagA (+) vacA s1m1m2 1 (2,1) 1 (2,1) 4 (8,5) 1 (2,1) 0 (0,0) 0 (0,0) 8 (11,1) 2 (2,8) 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (7,1) 1 (7,1) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 2 (9,1) 1 (0,6) 1 (0,6) 13 (8,4) 6 (3,9) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 112 Kiểu gen cagA (+/-) vacA s1/s2m1/m2 Vùng dịch tễ (n,%) Giá trị p(*) Đông Nam bộ Tây Nam bộ Tây Nguyên Duyên hải Nam Tr. bộ Tổng cộng cagA (+) vacA s1m1 cagA (+) vacA s1m2 cagA (-) vacA s1m1 cagA (-) vacA s1m2 cagA (-) vacA s2m2 22 (46,8) 11 (23,4) 0 (0,0) 7 (14,9) 0 (0,0) 23 (31,9) 30 (41,7) 0 (0,0) 6 (8,3) 3 (4,2) 6 (42,9) 5 (35,7) 0 (0,0) 1 (7,1) 0 (0,0) 6 (27,3) 9 (40,9) 1 (4,5) 4 (12,8) 0 (0,0) 57 (36,8) 55 (35,5) 1 (0,6) 18 (11,6) 3 (1,9) 0,16 Tổng cộng 47(100,0) 72(100,0) 14(100,0) 22(100,0) 155(100,0) (*) Phép kiểm Fisher’s exact cho thấy: phân bố các kiểu gen cagA(+/-)vacAs1/s2m1/m2 theo vùng dịch tễ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,16). (Các mẫu có kiểu gen cagA(+)vacA(-), cagA(-)vacA(-), cagA(+)vacAs1, cagA(+)vacAs1m1m2 không được tính vào thống kê tương quan). Bảng 5. Phân bố các kiểu gen cagA(+/-)vacAs1/s2m1/m2 theo triệu chứng lâm sàng. Kiểu gen cagA (+/-) vacA s1/s2m1/m2 Triệu chứng lâm sàng (n,%) Giá trị p(*) Rối loạn Tiêu hóa Đau thượng vị Viêm dạ dày Viêm DD - TT GERD Tổng cộng cagA (-) vacA (-) cagA (+) vacA (-) cagA (+) vacA s1 cagA (+) vacA s1m1m2 cagA (+) vacA s1m1 cagA (+) vacA s1m2 cagA (-) vacA s1m1 cagA (-) vacA s1m2 cagA (-) vacA s2m2 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (20.0) 0 (0,0) 1 (20.0) 3 (60.0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 2 (5,6) 0 (0,0) 12 (33,3) 16 (44,4) 0 (0,0) 5 (13,9) 1 (2,8) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (16,7) 2 (33,3) 2 (33,3) 0 (0,0) 1 (16,7) 0 (0,0) 1 (1,0) 1 (1,0) 7 (7,0) 5 (5,0) 39 (39,0) 33 (33,0) 1 (1,0) 11 (11,0) 2 (2,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 3 (37,5) 0 (0,0) 3 (37,5) 1 (12,5) 0 (0,0) 1 (12,5) 0 (0,0) 1 (0,6) 1 (0,6) 13 (8,4) 6 (3,9) 57 (36,8) 55 (35,5) 1 (0,6) 18 (11,6) 3 (1,9) 0,99 Tổng cộng 5(100,0) 36(100,0) 6(100,0) 100(100,0) 8(100,0) 155(100,0) (*) Phép kiểm Fisher’s exact cho thấy: phân bố các kiểu gen cagA(+/-)vacAs1/s2m1/m2 theo triệu chứng lâm sàng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,99). (Các mẫu có kiểu gen cagA(+)vacA(-), cagA(-)vacA(-), cagA(+)vacAs1, cagA(+)vacAs1m1m2 không được tính vào thống kê tương quan). Bảng 6. Phân bố của các kiểu gen cagA(+/-)vacAs1/s2m1/m2 theo kết quả nội soi. Kiểu gen cagA (+/-) vacA s1/s2m1/m2 Kết quả nội soi (n,%) Giá trị p(*) Viêm xung huyết Viêm sướt phẳng Viêm sướt nhô cao Viêm teo niêm mạc Viêm + loét Loét Tổng cộng cagA (-) vacA (-) cagA (+) vacA (-) cagA (+) vacA s1 cagA (+) vacA s1m1m2 cagA (+) vacA s1m1 cagA (+) vacA s1m2 cagA (-) vacA s1m1 cagA (-) vacA s1m2 cagA (-) vacA s2m2 0 (0,0) 0 (0,0) 6 (9,0) 4 (6,0) 22 (32,8) 21 (31,3) 1 (1,5) 12 (17,9) 1 (1,5) 0 (0,0) 1 (2,3) 2 (4,7) 1 (2,3) 16 (37,2) 16 (37,2) 0 (0,0) 5 (11,6) 2 (4,7) 0 (0,0) 0 (0,0) 3 (8,8) 1 (2,9) 14 (41,2) 15 (44,1) 0 (0,0) 1 (2,9) 0 (0,0) 1 (33,3) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 2 (66,7) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 1(100,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 2 (28,6) 0 (0,0) 4 (57.1) 1 (14,3) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (0,6) 1 (0,6) 13 (8,4) 6 (3,9) 57 (36,8) 55 (35,5) 1 (0,6) 18 (11,6) 3 (1,9) 0,67 Tổng cộng 67(100,0) 43(100,0) 34(100,0) 3(100,0) 1(100,0) 7(100,0) 155(100,0) (*) Phép kiểm Fisher’s exact cho thấy: phân bố các kiểu gen cagA(+/-)vacAs1/s2m1/m2 theo kết quả nội soi không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,67). (Các mẫu có kiểu gen cagA(+)vacA(-), cagA(-)vacA(-), cagA(+)vacAs1, cagA(+)vacAs1m1m2 không được tính vào thống kê tương quan). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tiêu Hóa 113 BÀN LUẬN Tỉ lệ các kiểu gen cagA và vacA Gen cagA (mã hóa cho protein cagA) hiện diện khoảng 50 - 60% chủng H. pylori ở các nước phương Tây và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, các chủng H. pylori mang cagA chiếm tỉ lệ rất cao. Các chủng H. pylori mang gen cagA đã được chứng minh có liên quan chặt chẽ với viêm dạ dày thể nặng, viêm teo dạ dày, loét dạ dày và ung thư dạ dày. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ CagA(+) được tìm thấy là 85,2% (132/155) tương đồng với các nghiên cứu của tác giả Trần Thiện Trung (Tp.HCM - 2013)(11) và Ines Pinto-Ribeiro (Trung Quốc - 2016)(7). Sự chênh lệch đôi chút về kết quả giữa các nghiên cứu có thể do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như cỡ mẫu, tiêu chuẩn chọn mẫu, vùng dịch tễ và đặc biệt là kỹ thuật ly trích ADN của H. pylori và phương pháp phát hiện gen cagA. Gen vacA (mã hóa cho protein vacA) hiện diện ở hầu hết tất cả các chủng H. pylori. Protein vacA là độc tố gây độc tế bào, kích thích tạo không bào trong tế bào biểu mô, tạo các lổ trống trên màng tế bào, phá hủy hoạt động ẩm bào và lysosome, kích thích sự chết theo chương trình của tế bào (apoptosis). Độc lực của protein vacA phụ thuộc chủ yếu vào sự khác biệt trong cấu trúc của gen vacA tại vùng tín hiệu s (s1 và s2) và vùng m (m1 và m2). Trong nghiên cứu của chúng tôi, gen vacA(+) được tìm thấy 98,7% (153/155), trong đó: vacAs1 96,8% (150/155), vacAs2 1,9% (3/155) và không xác định được vacAs1/s2 1,3% (2/155); vacAm1 37,4% (58/155), vacAm2 49,0% (76/155), vacAm1m2 3,9% (6/155) và không xác định được vacAm1/m2 9,7% (15/155). Các kết quả này cũng phù hợp với nhận định của các tác giả Trần Thiện Trung (Tp.HCM - 2013)(11) và Ines Pinto- Ribeiro (Trung Quốc - 2016)(7). Nghiên cứu của chúng tôi có 2/155 (1,3%) vacA không xác định được vùng tín hiệu là s1 hay s2 (vấn đề này cũng gặp 4,6% ở nghiên cứu của tác giả Trần Thiện Trung - Tp. HCM, 2013(11) và 2,1% ở nghiên cứu của Ines Pinto-Ribeiro - Trung Quốc, 2016(7)) và 15/155 (9,7%) trường hợp không thể xác định được vùng tín hiệu là m1 hay m2 (nghiên cứu của tác giả Trần Thiện Trung - Tp.HCM, 2013[11] cũng ghi nhận tỉ lệ này là 4,6%). Tình trạng này có thể do mật độ ADN của vi khuẩn trong mẫu quá thấp, nên độ sáng của vạch tín hiệu lên không đủ mạnh. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có tỉ lệ đồng nhiễm vacAm1m2 chiếm tỉ lệ 3,9% (6/155). Điều này cũng gặp trong kết quả nghiên cứu của các tác giả Trần Thiện trung (Tp.HCM, 2013)(11) với tỉ lệ 9,9% và Lê Quý Hưng (Huế, 2013)(6) với tỉ lệ 5,8%. Về mối liên quan giữa gen cagA(+/-) với các tổ hợp gen vacAs1/s2m1/m2, phân tích thống kê cho thấy mối liên quan giữa cagA(+/-) với các tổ hợp gen vacAs1/s2m1/m2 có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Cụ thể được thể hiện ở bảng 3.1, gen vacAs1m1 hầu như chỉ tổ hợp với cagA(+) (cagA(+)vacAs1m1 98,3%); gen vacAs2m2 chỉ tổ hợp với cagA(-) (cagA(-)vacAs2m2 100%); gen vacAs1m2 tổ hợp đồng thời với cả hai cagA(+) và cagA(-), tuy nhiên tương quan với kiểu gen cagA(+) tốt hơn (cagA(+)vacAs1m2 35,5%; cagA(- )vacAs1m2 11,6%), điều này không xãy ra ở nghiên cứu của tác giả Trần Thiện Trung (Tp.HCM - 2013)(11). Tỉ lệ phân bố các kiểu gen cagA(+/- )vacAs1/s2m1/m2 trong nghiên cứu của chúng tôi, nhất là các kiểu gen cagA(+)vacAs1m1 và cagA(+)vacAs1m2 rất tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thiện Trung (Tp.HCM - 2013)(11). Trong kiểu gen cagA(+)vacAs1m1 đã được nhiều y văn trên thế giới và trong nước chứng minh có liên quan chặt chẽ đến khả năng gây bệnh viêm loét và ung thư đường tiêu hóa của H. pylori(2,3,8). Mối liên quan các kiểu gen cagA(+/) vacAs1/s2m1/m2 với nhóm tuổi, giới tính, vùng dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và kết quả nội soi Về mối liên quan giữa các kiểu gen cagA(+/-) vacAs1/s2m1/m2 với yếu tố tuổi của bệnh nhân, trong 155 bệnh nhân viêm loét dạ dày được chọn ngẫu nhiên theo tiêu chuẩn chọn mẫu, chúng tôi ghi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 114 nhận độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 45,17 ± 13,59 năm, phù hợp với tổng hợp y văn của tác giả Trần Kiều Miên (2012)(9) và nghiên cứu gần đây của các tác giả Trần Thiện Trung (2013)(11) và Trần Thị huyền Trang (2015)(10). Tuy nhiên, khi phân tích thống kê về mối liên quan giữa các kiểu tổ hợp gen cagA(+/-)vacAs1/s2m1/m2 của H. pylori với yếu tố tuổi của bệnh nhân (bảng 2), nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p = 0,91). Như vậy, về yếu tố độ tuổi của bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, theo nghiên cứu của chúng tôi, có thể không bị chi phối bởi các kiểu gen có độc lực khác nhau của vi khuẩn H. pylori, mà bởi các yếu tố nguy cơ khác của căn bệnh này như stress, thói quen dùng thuốc (NSAID, corticoid), rượu bia, thuốc lá và các bệnh nội khoa có liên quan khác(1,9,4,5). Về mối liên quan giữa các kiểu gen cagA(+/- )vacAs1/s2m1/m2 với yếu tố giới tính, theo tổng hợp y văn của tác giả Trần Kiều Miên (2012)(9), bệnh viêm loét dạ dày thường xãy ra ở nam hơn nữ giới với tỉ lệ 65% nam và 35% nữ. Tuy nhiên, qua phân tích thống kê số liệu nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3 cho thấy, không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự phân phối của các kiểu gen cagA(+/-)vacAs1/s2m1/m2 của H. pylori với yếu tố giới tính của bệnh nhân (p = 0,71). Về mối liên quan giữa các kiểu gen cagA(+/- )vacAs1/s2m1/m2 với yếu tố vùng dịch tễ, theo y văn, H. pylori được tìm thấy ở tất cả các nơi trên thế giới, sự lây truyền các vi khuẩn này có liên quan đến tình trạng quá tải và điều kiện vệ sinh kém. Phương thức lây truyền thường được mô tả là thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người giữa các thành viên trong gia đình và cộng đồng xung quanh, hay thông qua nguồn thức ăn và nước uống bị ô nhiễm. Do đó, khả năng là ở các vùng dịch tễ khác nhau sẽ tồn tại những quần thể H. pylori có các kiểu gen cagA(+/- )vacAs1/s2m1/m2 khác nhau, độc lực và khả năng gây bệnh cũng khác nhau(1,12). Tuy nhiên, khi phân tích thống kê để tìm mối liên hệ giữa các kiểu gen cagA(+/-)vacAs1/s2m1/m2 với yếu tố vùng dịch tễ của bệnh nhân (bảng 4), chúng tôi không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p = 0,16). Điều này có thể do cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn để có thể phát hiện được mối liên quan này. Về mối liên quan giữa các kiểu gen cagA(+/- )vacAs1/s2m1/m2 với triệu chứng lâm sàng: nội soi tiêu hóa trên là một thủ thuật xâm nhập trong y khoa, nên theo qui định, trước khi nội soi, bệnh nhân cần phải được thăm khám cẩn thận bởi bác sĩ lâm sàng (ở đây thường là bác sĩ nội tiêu hóa). Chúng tôi tiến hành phân tích thống kê số liệu thu được từ nghiên cứu để tìm mối liên hệ giữa các kiểu gen cagA(+/-)vacAs1/s2m1/m2 với các triệu chứng khiến bệnh nhân tìm đến phòng khám tiêu hóa (chẩn đoán trước nội soi của bác sĩ nội tiêu hóa), kết quả cho thấy không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa hai yếu tố này với p = 0,99 (Bảng 5). Về mối liên quan giữa các kiểu gen cagA(+/- )vacAs1/s2m1/m2 với kết quả nội soi: các bác sĩ khoa Nội soi - bệnh viện Chợ Rẫy đang dùng bảng tiêu chuẩn Sydney có bổ sung (1994) để đánh giá kết quả nội soi. Tổn thương đại thể của dạ dày qua nội soi được chia thành 7 dạng: viêm xung huyết, viêm sướt phẳng, viêm sướt nhô cao, viêm dạ dày xuất huyết, viêm dạ dày trào ngược dịch mật, viêm dạ dày phì đại và viêm teo niêm mạc dạ dày. Chúng tôi tiến hành phân tích thống kê số liệu thu được từ nghiên cứu để tìm mối liên hệ giữa các kiểu gen cagA(+/-)vacAs1/s2m1/m2 với các chẩn đoán nội soi (bảng 6), kết quả cho thấy không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa hai yếu tố này (p = 0,67). KẾT LUẬN Nghiên cứu tỉ lệ phân bố các kiểu gen cagA và vacA của Helicobacter pylori trong 155 mẫu sinh thiết dạ dày có thử nghiệm urease dương tính ở bệnh nhân viêm loét dạ dày và khảo sát mối liên quan giữa tỉ lệ phân bố các kiểu gen cagA(+/- )vacAs1/s2m1/m2 với nhóm tuổi, giới tính, vùng dịch tễ, chẩn đoán lâm sàng và hình ảnh nội soi của người bệnh, chúng tôi nhận thấy: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tiêu Hóa 115 Bệnh nhân viêm loét dạ dày do H. pylori, khả năng bị nhiễm chủng vi khuẩn mang kiểu gen cagA(+)vacAs1m1 chiếm tỉ lệ 36,8%; cagA(+)vacAs1m2 35,5%; cagA(-)vacAs1m2 11,6%; cagA(-)vacAs2m2 1,9% và cagA(-)vacAs1m1 0,6%. Không thể dựa vào yếu tố tuổi tác, giới tính, vùng dịch tễ cũng như triệu chứng lâm sàng và hình ảnh nội soi để tiên đoán kiểu gen của các chủng H. pylori. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Breckan RK, et al (2016). The All-Age Prevalence of Helicobacter pylori Infection and Potential Transmission Routes. A Population-Based Study. Helicobacter, 2016: 1-10. 2. Brooks GF, et al (2013). Helicobacter pylori. In: Brooks GF, et al (eds). Jawetz, Melnick & Adelberg's Medical Microbiology, 26th Edition, pp 261-262. McGrow-Hill Medical, New York. 3. Costa DM, et al (2015). What exists beyond cagA and vacA? Helicobacter pylori genes in gastric diseases. World Journal of Gastrointestinal Pathophysiology, 21: 10563-10572. 4. Feldman M, Lee EL (2016). Gastritis. In: Friedman LS, Feldman M, Brandt LJ (eds). Sleisenger and Fordtran's gastrointestinal and liver disease, 10th edition, pp 868-883. Elsevier Saunders, Philadelphia. 5. John DV(2013). Peptic Ulcer and Related Disorders. In: Longo DL, et al (eds). Harrison's manual of medicine, 18th Edition, pp 1005-1011. McGrow-Hill Medical, New York. 6. Lê Quý Hưng và Hà Thị Minh Thi (2013). Nghiên cứu xác định kiểu gen cagA và vacA của H. pylori ở bệnh nhân ung thư dạ dày. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, 14: 118-125. 7. Pinto-Ribeiro I, et al (2016). Helicobacter pylori vacA Genotypes in Chronic Gastritis and Gastric Carcinoma Patients from Macau, China. Toxins 2016, 8: 1-10. 8. Senda Y, et al (2016). CagA - Helicobacter pylori VacA Exhibits Pleiotropic Actions in Host Cells - Endoscopic Findings of H. pylori Infection. In: Suzuki H, Warren R, Marshall B (eds). Helicobacter pylori, pp 33-72; 157-168. Springer, Japan. 9. Trần Kiều Miên (2012). Viêm loét dạ dày - tá tràng: nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa. In: Nguyễn Đình Hối (ed). Bệnh tiêu hóa gan mật - trĩ, pp 17-28. Nhà xuất bản Y học, Tp. HCM. 10. Tran Thi Huyen Trang, et al (2015). The Prevalence of Helicobacter pylori Virulence Factors in Bhutan, Vietnam, and Myanmar Is Related to Gastric Cancer Incidence. BioMed Research International, 2015: 1-8. 11. Trần Thiện Trung và các cộng sự (2013). Kết quả nghiên cứu gen cagA và các gen vacA của Helicobacter pylori trên bệnh nhân viêm dạ dày bằng phương pháp multiplex PCR. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 17: 11-17. 12. Yakoob MY, Hussainy AS (2010). Chronic Gastritis and Helicobacter pylori: A Histopathological Study of Gastric Mucosal Biopsies. Journal of the College of Physicians and Surgeons Pakistan, 20: 773-775. Ngày nhận bài báo: 24/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/11/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfti_le_cac_kieu_gen_caga_va_vaca_cua_helicobacter_pylori_o_be.pdf
Tài liệu liên quan