Tỉ lệ các bệnh da và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường typ II điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh

Tài liệu Tỉ lệ các bệnh da và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường typ II điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học 91 TỈ LỆ CÁC BỆNH DA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP II ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH Huỳnh Công Tuấn*, Lê Thái Vân Thanh* TÓM TẮT Mở đầu: Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý chuyển hoá thường gặp với tỉ lệ tử vong cao liên quan đến biến chứng của tăng đường huyết. Tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ có ít nhất một biểu hiện da là 30-91%(17). Thương tổn da có thể là dấu hiệu đầu tiên của ĐTĐ. Vì vậy, hiểu rõ về biểu hiện da có thể giúp chẩn đoán sớm và quản lý ĐTĐ. Hiện tại, chưa có dữ liệu về tỉ lệ các bệnh lý da và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân ĐTĐ tại Việt Nam. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các bệnh da và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân ĐTĐ típII. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Ghi nhận dịch tễ, lâm sàng bệnh da và cận lâm sàng trên 216 bệnh nhân ĐTĐ típ II đến khám tại Phòng khám Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, t...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ các bệnh da và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường typ II điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học 91 TỈ LỆ CÁC BỆNH DA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP II ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH Huỳnh Công Tuấn*, Lê Thái Vân Thanh* TÓM TẮT Mở đầu: Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý chuyển hoá thường gặp với tỉ lệ tử vong cao liên quan đến biến chứng của tăng đường huyết. Tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ có ít nhất một biểu hiện da là 30-91%(17). Thương tổn da có thể là dấu hiệu đầu tiên của ĐTĐ. Vì vậy, hiểu rõ về biểu hiện da có thể giúp chẩn đoán sớm và quản lý ĐTĐ. Hiện tại, chưa có dữ liệu về tỉ lệ các bệnh lý da và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân ĐTĐ tại Việt Nam. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các bệnh da và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân ĐTĐ típII. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Ghi nhận dịch tễ, lâm sàng bệnh da và cận lâm sàng trên 216 bệnh nhân ĐTĐ típ II đến khám tại Phòng khám Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, từ 01/09/2017 đến 28/02/2018. Kết quả: 78,2% bệnh nhân có ít nhất 1 bệnh về da. Mụn lồi có cuốngthường gặp nhất (40,7%), kế tiếp là dát sẩn hồng ban (33,8%). Tỉ lệ khô da và u hạt vòng liên quan với rối loạn lipid máu. Tỉ lệ mụn lồi có cuống liên hệ với thời gian bệnh. Kết luận: Thay đổi da có mối liên hệ mật thiết với ĐTĐ và chịu tác động của một số yếu tố như rối loạn lipid máu, thời gian mắc bệnh. Từ khóa: biểu hiện da, đái tháo đường ABSTRACT PREVALENCE AND ASSOCIATED FACTORS OF SKIN DISEASES IN PATIENTS WITH DIABETES MELLITUS TYPE II AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER, HO CHI MINH CITY Huynh Cong Tuan, Le Thai Van Thanh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 - No 1- 2019: 91-98 Background: Diabetes mellitus (DM) is a metabolic disorder and relates to greater risk of death due to hyperglycemia. 30% to 91% of the DM patients had at least one skin disorder(16). Cutaneous manifestations may be the first presenting signs of diabetes mellitus. Thus, better understanding of skin disorders in DM patients may help in the early diagnosis and management of DM. Currently, there is no data about prevalence and related factors of dermatoses in Vietnamese patients with DM. Objective: To determine the prevalence and associated factors of cutaneous manifestations in patients with DM type II. Methods: We conducted a cross-sectional study of 216 patients with DM at Endocrinology Clinic at University Medical Center, Ho Chi Minh City. The epidemiological, clinical profile and laboratory examinations of patients were recorded. Results: Of the patients, 78.2% had at least one skin disorder. The most frequently diagnosed skin disease was skin tag (40.7%), followed by erythematous maculopapular rash (33.8%). Xerosis and granuloma annular associated significantly with dyslipidemia in DM. Skin tag related to duration of disease. Conclusions: Skin manifestations associates closely with DM and depends on some factors including * Bộ môn Da Liễu, ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Thái Vân Thanh ĐT: 0903774310 Email:lethaivanthanh@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 92 dyslipidemia, duration of disease. Keywords: Dermatoses, diabetes mellitus. ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường (ĐTĐ) thuộc nhóm bệnh lý chuyển hoá, đặc trưng bởi tăng đường huyết do sự khiếm khuyết tiết insulin và/hoặc sự suy giảm hoạt tính insulin. Năm 2014, có 8,5% người từ 18 tuổi trở lên mắc bệnh ĐTĐ(18). Tăng đường huyết không kiểm soát có thể gây ra các biến chứng cấp tính, và về lâu dài gây tổn thương, rối loạn và suy giảm chức năng nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là thần kinh và mạch máu. Tại Việt Nam, theo ước tính của WHO, năm 2008 có khoảng 17.000 người chết vì các biến chứng của bệnh ĐTĐ. Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, có từ 30% đến 91% bệnh nhân tiểu đường mắc ít nhất 1 bệnh lí về da(14). Sinh bệnh học của các biểu hiện da trên bệnh nhân ĐTĐ là đa yếu tố và phát sinh từ bất thường chuyển hóa đường, xơ vữa động mạch, bệnh mạch máu nhỏ, thoái hóa tế bào thần kinh và suy giảm miễn dịch. Bệnh da trên bệnh nhân ĐTĐ có thể được phân thành bốn loại: (1) nhiễm trùng da do vi khuẩn và vi nấm, (2) bất thường da do biến chứng của ĐTĐ, (3) các bệnh da liên quan với bệnh ĐTĐ và (4) biến chứng da do điều trị ĐTĐ. Trên thực tế, các tổn thương da có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ĐTĐ, chẳng hạn như bệnh lý da nhiễm trùng (viêm quầng, nhiễm nấm móng nặng). Do đó, việc phát hiện các biểu hiện da có thể gợi ý các bác sĩ lâm sàng tiến đến tầm soát, chẩn đoán bệnh ĐTĐ để quản lý và điều trị bệnh ĐTĐ cũng như các biểu hiện da một cách hiệu quả. Theo hiểu biết của chúng tôi hiện nay chưa có nghiên cứu về các bệnh da trên bệnh nhân ĐTĐ và các yếu tố liên quan tại Việt Nam. Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Xác định tỉ lệ các bệnh da và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân ĐTĐ típ II điều trị tại bệnh viện đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh” nhằm cung cấp các dữ liệu liên quan bệnh da trên bệnh nhân ĐTĐ típ II. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân bị bệnh Đái tháo đường típ II đến khám tại Phòng khám Nội tiết của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 1, từ 1/9/2017 – 28/02/2018. Tiêu chuẩn nhận vào Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh Đái tháo đường típ II và đang được theo dõi. Tuổi từ 18 tuổi trở lên. Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu Theo tác giả Sasmaz, báo cáo tỉ lệ bệnh da trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 là 85,4%(16). Với: n: cỡ mẫu cần cho nghiên cứu, đơn vị tính là người α: mức độ ý nghĩa (α=0,05) Z=1,96 (trị số phân phối chuẩn với độ tin cậy 95%). p: tỉ lệ ước tính (p=0,85). d: sai số tối đa cho phép của ước tính (d=0,05). Kết quả n= 196. Phương pháp tiến hành Chọn mẫu: chọn bệnh ngẫu nhiên 2 buổi sáng trong tuần. Giải thích về mục tiêu, cách thức tiến hành nghiên cứu và người tham gia ký vào biên bản đồng ý tham gia nghiên cứu. Người thực hiện nghiên cứu và cộng tác viên thu thập các thông tin về dịch tễ, tiền căn, bệnh sử, khám lâm sàng, ghi nhận các xét nghiệm đường huyết, HbA1C, nồng độ lipid máu. Chẩn đoán bệnh da qua khám lâm sàng bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu. Chẩn đoán đái tháo đường bởi bác sĩ chuyên khoa nội tiết, theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái 2 2 2/1 )1( d ppz n Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học 93 tháo đường Hoa kỳ (ADA) năm 2017. Giá trị đường huyết là đường huyết đói được đo trước điều trị và tại thời điểm lấy mẫu. Kiểm soát đường huyết là biến nhị giá với 2 giá trị có HbA1c<7% và không HbA1c≥7%. Xử lý số liệu Số liệu được nhập mã hóa và xử lí bằng phần mềm SPSS 20.0. Thống kê mô tả: mô tả tần số và tỷ lệ % các biến số. Dùng bảng, biểu đồ trình bày tần số, tỷ lệ. Thống kê phân tích: Phép kiểm thống kê dùng kiểm định 2 hoặc phép kiểm chính xác Fisher. Y đức Nghiên cứu có sự đồng thuận của bệnh nhân và được thông qua hội đồng y đức của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Có 216 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Đặc điểm dịch tễ Tuổi trung bình của bệnh nhân ĐTĐ típ II là 58,2 ± 11,9, trong đó lớn nhất là 89 tuổi và nhỏ nhất là 20 tuổi. Tỉ lệ bệnh nhân nam và nữ lần lượt là 37,5% và 62,5%. Có 7,9% bệnh nhân thuộc nhóm dân tộc ít người. Bệnh nhân có trình độ dưới trung học phổ thông chiếm tỉ lệ cao nhất với 63,4%. Nghề nghiệp đa số là tự làm chủ và nội trợ chiếm lần lượt 31,5% và 21,3%.BMI trung bình của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 là 24,2 ± 3,5. Đặc điểm lâm sàng Đường huyết trung bình là 149,6 ± 55,2 mg/dl, giá trị nhỏ nhất là 60 mg/dl và lớn nhất là 374,5 mg/dL. Có 114 bệnh nhân được làm xét nghiệm HbA1c. Đa phần sự kiểm soát đường huyết của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu không tốt khi tỉ lệ HbA1c >7% chiếm đến 64,9%. Trong 44 bệnh nhân làm xét nghiệm cholesterol có 97,7% bệnh nhân có lượng cholesterol trong máu cao hơn 200 mg/dl. Lượng cholesterol trung bình là 246,91 ± 28,1 mg/dl, với chỉ số lớn nhất là 320 mg/dl và nhỏ nhất là 185 mg/dl. Tỉ lệ các bệnh da trên bệnh nhân ĐTĐ Mụn lồi có cuống chiếm đa số trong các biểu hiện hiện da ở bệnh nhân ĐTĐ (40,7%) (Bảng 1). Bảng 1. Tỷ lệ lượt các bệnh da phổ biến trên bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên cứu (n=216) Bệnh lý bệnh da Tần số Tỉ lệ (%) Mụn lồi có cuống 88 40,7 Dát sẩn hồng ban 73 33,8 Khô da 69 31,9 Chứng gai đen 65 30,1 Dày sừng tiết bã 45 20,8 Mụn trứng cá 44 20,4 Dày sừng nang lông 32 14,8 Vàng móng 30 13,9 U hạt vòng 25 11,6 Kết quả nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ mắc một bênh da là 11,1%; mắc 2 bệnh da là11,1%;và mắc 3 bệnh, 4 bệnh và từ 5 bệnh trở lên lần lượt là 23,6%; 13,4% và 19,0%. Có 21,8% bệnh nhân không mắc bệnh da nào. Tỉ lệ mắc bệnh da và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân ĐTĐ Kết quả nghiên cứu cho thấy: Dát sẩn hồng ban và dày sừng nang lông thường gặp ởnam (p < 0,05) (Bảng 2). Dát sẩn hồng ban, chứng gai đen, dày sừng tiết bã và u hạt vòng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ típ II có hút thuốc lá (p < 0,05) (Bảng 3). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ khô da và tỉ lệ u hạt vòng ở nhóm có rối loạn lipid máu và nhóm không rối loạn lipid máu với p lần lượt là p< 0,001 và p=0,02 (Bảng 4). Vàng móng có liên hệ với chỉ số BMI (p=0,037) (Bảng 5). Có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ dày sừng nang lông giữa nhóm bệnh nhân có tăng huyết áp và nhóm huyết áp bình thường (p=0,015) (Bảng 6). Bệnh mụn lồi có cuống có mối liên quan với thời gian mắc bệnh ĐTĐ (p=0,026) (Bảng 7). Nghiên cứu không thấy liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ mắc bệnh da và HbA1C (Bảng 8). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 94 Bảng 2: Mối liên quan giữa tỉ lệ mắc bệnh da và giới tính trên bệnh nhân ĐTĐ Bệnh lý Nam Nữ P* Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Mụn lồi có cuống 38 49,4 50 36 0,055* Dát sẩn hồng ban 36 46,8 37 26,6 0,003* Khô da 22 28,6 47 33,8 0,625* Chứng gai đen 27 35,1 38 27,3 0,236* Dày sừng tiết bã 27 35,1 18 12,9 0,000** Mụn trứng cá 22 28,6 22 15,8 0,063** Dày sừng nang lông 15 19,5 17 12,2 0,151** Vàng móng 9 11,7 21 15,1 0,486** U hạt vòng 9 11,7 16 11,5 0,969** * Phép kiểm 2 ** Phép kiểm chính xác Fisher Bảng 3: Mối liên quan giữa tỉ lệ mắc bệnh da và hút thuốc lá trên bệnh nhân ĐTĐ Bệnh lý Hút thuốc lá Không hút thuốc lá P Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Mụn lồi có cuống 19 54,3 69 38,1 0,075* Dát sẩn hồng ban 21 60,0 52 28,7 0,000** Khô da 14 40,0 55 30,4 0,47* Chứng gai đen 16 45,7 49 27,1 0,028** Dày sừng tiết bã 15 42,9 30 16,6 0,000** Mụn trứng cá 12 34,3 32 17,7 0,056** Dày sừng nang lông 8 22,9 24 13,3 0,143** Vàng móng 5 14,3 25 13,8 0,941** U hạt vòng 8 22,9 17 9,4 0,023** * Phép kiểm 2 ** Phép kiểm chính xác Fisher Bảng 4:Mối liên quan giữa tỉ lệ mắc bệnh da và rối loạn lipid máu trên bệnh nhân ĐTĐ Bệnh lý Bình thường Rối loạn lipid P Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Mụn lồi có cuống 0 0 22 51,2 0,312** Dát sẩn hồng ban 0 0 12 27,9 0,536** Khô da 0 0 38 88,4 0,000** Chứng gai đen 0 0 14 32,6 0,49** Dày sừng tiết bã 0 0 7 16,3 0,66** Mụn trứng cá 0 0 8 18,6 0,067** Dày sừng nang lông 1 100 39 90,7 0,749** Vàng móng 1 100 38 88,4 0,717** U hạt vòng 1 100 6 14,0 0,020** ** Phép kiểm chính xác Fisher Bảng 5: Mối liên quan giữa tỉ lệ mắc bệnh da và BMI trên bệnh nhân ĐTĐ Bệnh lý BMI bình thường BMI bất thường P Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Mụn lồi có cuống 56 43,8 32 36,4 0,278* Dát sẩn hồng ban 42 32,8 31 35,2 0,712** Khô da 48 37,5 21 23,9 0,07** Chứng gai đen 38 29,7 27 30,7 0,876** Dày sừng tiết bã 32 25,0 13 14,8 0,069** Mụn trứng cá 31 24,2 13 14,8 0,229** Dày sừng nang lông 17 13,3 15 17,0 0,444** Vàng móng 23 18,0 7 8,0 0,037** U hạt vòng 16 12,5 9 10,2 0,608** * Phép kiểm 2 ** Phép kiểm chính xác Fisher Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học 95 Bảng 6: Mối liên quan giữa tỉ lệ mắc bệnh da và tăng huyết áp trên bệnh nhân ĐTĐ Bệnh lý Tăng huyết áp Bình thường P Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Mụn lồi có cuống 15 37,5 73 41,5 0,644* Dát sẩn hồng ban 14 35,0 59 33,5 0,858* Khô da 9 22,5 60 34,1 0,334** Chứng gai đen 11 27,5 54 30,7 0,692** Dày sừng tiết bã 7 17,5 38 21,6 0,565** Mụn trứng cá 10 25,0 34 19,3 0,7** Dày sừng nang lông 1 2,5 31 17,6 0,015** Vàng móng 5 12,5 25 14,2 0,778** U hạt vòng 5 12,5 20 11,4 0,839** * Phép kiểm 2 ** Phép kiểm chính xác Fisher Bảng 7. Mối liên quan giữa tỉ lệ mắc bệnh da và thời gian mắc bệnh trên bệnh nhân ĐTĐ Bệnh lý Dưới 1 năm Trên 1 năm P Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Mụn lồi có cuống 6 21,4 82 43,6 0,026** Dát sẩn hồng ban 13 46,4 60 31,9 0,130* Khô da 7 25,0 62 33,0 0,682** Chứng gai đen 6 21,4 59 31,4 0,284** Dày sừng tiết bã 4 14,3 41 21,8 0,360** Mụn trứng cá 7 25,0 37 19,7 0,705** Dày sừng nang lông 5 17,9 27 14,4 0,627** Vàng móng 6 21,4 24 12,8 0,216** U hạt vòng 5 17,9 20 10,6 0,265** * Phép kiểm 2 ** Phép kiểm chính xác Fisher Bảng 8: Mối liên quan giữa tỉ lệ mắc bệnh da và HbA1C trên bệnh nhân ĐTĐ Bệnh lý HbA1C <7% HbA1C ≥7% P Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Mụn lồi có cuống 30 39,5 17 42,5 0,752* Dát sẩn hồng ban 27 35,5 13 32,5 0,744* Khô da 23 30,3 10 25 0,821** Chứng gai đen 26 34,2 17 42,5 0,380* Dày sừng tiết bã 16 21,1 11 27,5 0,435** Mụn trứng cá 9 11,8 10 25,0 0,171** Dày sừng nang lông 9 11,8 3 7,5 0,465** Vàng móng 10 13,2 8 20,0 0,333** U hạt vòng 12 15,8 4 10,0 0,39** * Phép kiểm 2 ** Phép kiểm chính xác Fisher BÀN LUẬN Đặc điểm dịch tễ Tuổi trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi là 58,2 ± 11,9 tuổi, chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm tuổi từ 35 – 55 tuổi (56,8%). Chức năng tụy bị suy giảm theo thời gian, đồng thời những thay đổi về chuyển hoá glucose cũng tiến triển song hành với tuổi. Quá trình lão hoá có góp phần vào sự đề kháng insulin, đây là cơ chế làm tăng tỉ lệ ĐTĐ típ 2. Đồng thời những thay đổi về lối sống theo tuổi cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ nữ cao hơn so với nam, điều này cũng phù hợp với những nghiên cứu khác(8,17) về tỉ lệ nam/nữ trong nhóm bệnh nhân ĐTĐ típ 2. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 96 Tỉ lệ bệnh da và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân ĐTĐtíp II Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 78,2% bệnh nhân có ít nhất 1 bệnh về da. Thường gặp nhất là mụn lồi có cuống (40,7%) và khô da (31,9%). Tỷ lệ này tương đối cao hơn so với nhiều nghiên cứu khác. Mối liên quan giữa mắc bệnh da và giới tính trên bệnh nhân ĐTĐ Tỉ lệ nam/nữ của bệnh nhân ĐTĐ có bệnh da là 1/1,3. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của tác giả Timshina (tỉ lệ nam/nữ là 1/1,2)(16). Chúng tôi nhận thấy có sự liên quan đáng kể của giới tính với nhóm dát sẩn hồng ban (p=0,003), dày sừng tiết bã (p<0,0001). Qua đó cho thấy những bệnh nhân nữ ĐTĐ có nguy cơ dát sẩn hồng ban và dày sừng tiết bã kèm theo cao hơn so với nam giới. Sự khác biệt này có thể liên quan đến hormone của nam và nữ. Mối liên quan giữa mắc bệnh da và hút thuốc lá trên bệnh nhân ĐTĐ Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng của các bệnh lý tim mạch, hô hấp, ung thư và nhiều biểu hiện da trong ĐTĐ. Hút thuốc lá gây co thắt các mạch máu nhỏ dưới da, đưa đến làm giảm lưu lượng máu đến da và ảnh hưởng đáp ứng miễn dịch. Qua đó có thể làm tăng nguy cơ loét và nhiễm trùng da trên bệnh nhân ĐTĐ(3). Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được có mối liên quan đáng kể của hút thuốc lá trên bệnh nhân ĐTĐ với các bệnh da như gai đen, dát sẩn hồng ban và dày sừng tiết bã. Ngoài ra, nghiên cứu bệnh chứng hồi cứu trên 15 bệnh nhân của tác giả Kelly(7) cho thấy có mối liên quan giữa hút thuốc lá với tình trạng hoại tử mỡ do ĐTĐ (P = 0,003). Như vậy, hút thuốc lá cho thấy có liên quan đến biểu hiện da trên bệnh nhân ĐTĐ. Mối liên quan giữa mắc bệnh da và rối loạn lipid trên bệnh nhân ĐTĐ Rối loạn lipid máu là một trong những rối loạn chuyển hóa thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ. Nghiên cứu của tác giả Mustafa(11) cho thấy tỉ lệ biểu hiện mụn lồi có cuống trên bệnh nhân ĐTĐ kèm rối loạn lipid máu là 60%. Tác giả cho rằng mụn lồi có cuống là dấu hiệu chỉ điểm tình trạng rối loạn lipid máu trên bệnh nhân ĐTĐ. Qua đó, tác giả khuyến cáo cần tầm soát rối loạn lipid máu ở những bệnh nhân ĐTĐ có mụn lồi có cuống. Chúng tôi không ghi nhận được mối liên quan giữa mụn lồi có cuống với rối loạn lipid máu, tương tự tác giả Koyuncu(9). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy khô da thường gặp trên bệnh nhân ĐTĐkèm rối loạn lipid (p< 0,001). Mối liên quan giữa mắc bệnh da và BMI trên bệnh nhân ĐTĐ Gai đen là yếu tố tiên lượng cho sự tiến triển của ĐTĐ típ 2 và tình trạng tăng Insulin máu theo một số nghiên cứu(6). Tác giả Sivakumar(16) cho thấy béo phì chiếm 40% trường hợp ĐTĐ có bệnh da kèm theo, những bệnh nhân ĐTĐ có béo phì thường gặp biểu hiện da là gai đen (p=0,012). Mụn lồi có cuống được cho là có liên hệ với bệnh ĐTĐ và tình trạng đề kháng insulin. Tác giả Garcia(4) quan sát thất có mối liên hệ giữa mụn lồi có cuống trên các bệnh nhân ĐTĐ và béo phì (P < 0,05). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng cho thấy số lượng mụn lồi có cuống có mối liên quan đến ĐTĐ và tình trạng bất dung nạp Glucose(14). Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi không thấy có khác biệt đáng kể giữa tỉ lệ mắc một trong các bệnh da gồm gai đen, mụn lồi có cuống và BMI trên bệnh nhân ĐTĐ. Ngược lại vàng móng thường gặp trên bệnh nhân có BMI bình thường (p=0,037). Mối liên quan giữa mắc bệnh da và tăng huyết áp trên bệnh nhân ĐTĐ Tăng huyết áp là bệnh lý thường đi kèm với ĐTĐ. Ngoài ra, nghiên cứu của Bhat(1) thực hiện trên 150 bệnh nhân quan sát thấy có khoảng 46,6% bệnh nhân ĐTĐ có bệnh lý da kèm tăng huyết áp. Nghiên cứu của tác giả Mahaja(10) cho thấy có mối liên quan giữa tăng huyết áp với các bệnh lý da, cụ thể là các bệnh lý liên quan đến Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học 97 mạch máu nhỏ trên bệnh nhân ĐTĐ. Điều này có thể do tình trạng tăng huyết áp làm tăng nguy cơ tổn thương các mạch máu nhỏ. Nhưng chúng tôi quan sát thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa huyết áp bình thường và dày sừng nang lông (p=0,015). Mối liên quan giữa mắc bệnh da và thời gian mắc bệnh trên bệnh nhân ĐTĐ Chúng tôi nhận thấy chỉ có mụn lồi có cuống liên quan với thời gian mắc bệnh ĐTĐ (p=0,026). Nghiên cứu của tác giả Girisha(5) cũng cho thấy có mối liên quan giữa mụn lồi có cuống với bệnh nhân ĐTĐ (P<0,001). Nguyên nhân của biểu hiện mụn lồi có cuống trên bệnh nhân ĐTĐ có thể do sự đề kháng Insulin, hậu quả của quá trình tăng Insulin máu và gia tăng các yếu tố tăng trưởng giống insulin. Nghiên cứu của chúng tôi không thấy có mối liên quan giữa tình trạng khô da và thời gian mắc bệnh. Tuy nhiên, tác giả Girisha nhận thấy có mối liên quan giữa khô da và bệnh nhân ĐTĐ có thời gian mắc bệnh trên 5 năm (p<0,05)(5). Các sản phẩm chuyển hóa protein của quá trình glycat hóa trong lớp sừng cũng như các bệnh lý thần kinh do biến chứng của ĐTĐ được cho là nguyên nhân của khô da trên bệnh nhân ĐTĐ. Bệnh ĐTĐ theo thời gian sẽ gây ra các biến chứng là tổn thương các mạch máu nhỏ, mạch máu lớn, thần kinh và da. Do đó thời gian mắc bệnh càng lâu thì nguy cơ xảy ra các biến chứng này càng cao. Bên cạnh đó ý thức tuân thủ điều trị của bệnh nhân kém dẫn đến kiểm soát đường huyết không tốt cũng góp phần thúc đẩy các biến chứng ở những bệnh nhân có thời gian mắc bệnh kéo dài. Mối liên quan giữa tỉ lệ mắc bệnh da và HbA1C trên bệnh nhân ĐTĐ ĐTĐ thường có các biến chứng về mạch máu, thần kinh. HbA1C phản ánh tình trạng kiểm soát đường huyết. Chúng tôi không quan sát thấy có sự khác biệt về tỉ lệ mắc bệnh da giữa hai nhóm HbA1C <7% và HbA1C ≥7%. Chúng tôi không quan sát thấy có sự khác biệt về bệnh lý da giữa hai nhóm kiểm soát đường huyết tốt và kiểm soát chưa tốt. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả Girisha(5) cho thấy đường huyết nếu không được kiểm soát tốt sẽ đưa đến nhiều nhiễm trùng về da cũng như gia tăng khả năng mắc các biến chứng về thần kinh mạch máu, tổn thương đa cơ quan. Thêm vào đó, tác giả Demirseren(2) cho rằng kiểm soát HbA1c <8mg/dL sẽ làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng về da trên bệnh nhân ĐTĐ. KẾT LUẬN Qua thực hiện nghiên cứu trên 216 bệnh nhân ĐTĐ típ II, chúng tôi nhận thấy một số thay đổi da có mối liên hệ với tình trạng ĐTĐ. Những bệnh phổ biến nhất thường gặp trên bệnh nhân ĐTĐ là mụn lồi có cuống, dát sẩn hồng ban và khô da. Tỉ lệ bệnh da trên bệnh nhân ĐTĐ có liên quan với một số yếu tố như giới tính nam, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, thời gian mắc bệnh trên 1 năm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bhat YJ, Gupta V, Kudyar R (2006). Cutaneous manifestations of diabetes mellitus. Int J Diab Dev Ctries, 26(4):pp.153. 2. Demirseren DD, Emre S, Akoglu G, Arpacı D, Arman A, Metin A, Cakır B (2014). Relationship between skin diseases and extracutaneous complications of diabetes mellitus: clinical analysis of 750 patients. American journal of clinical dermatology, 15(1):pp.65-70. 3. Freiman A, Bird G, Metelitsa AI, Barankin B, Lauzon GJ (2004). Cutaneous effects of smoking. Journal of cutaneous medicine and surgery, 8(6):pp.415-423. 4. García-Hidalgo L, Orozco-Topete R, Gonzalez-Barranco J, Villa AR, Dalman JJ, Ortiz-Pedroza G (1999). Dermatoses in 156 obese adults. Obesity research, 7(3): 299-302. 5. Girisha BS, Viswanathan N (2017). Comparison of cutaneous manifestations of diabetic with nondiabetic patients: A case- control study. Clinical Dermatology Review, 1(1):pp.9. 6. Hud JA, Cohen JB, Wagner JM, Cruz PD (1992). Prevalence and significance of acanthosis nigricans in an adult obese population. Archives of dermatology, 128(7):pp.941-944. 7. Kelly W, Nicholas J, Adams J, Mahmood R (1993). Necrobiosis lipoidica diabeticorum: association with background retinopathy, smoking, and proteinuria. A case controlled study. Diabetic Medicine, 10(8):pp.725-728. 8. Khăm Pheng Phun Ma Keo, Hoàng Trung Vinh (2006). Nghiên cứu tỉ lệ yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại một số bệnh viện Viêng Chăn - Lào. Tạp chí Y học thực hành, 548:pp.173-178. 9. Koyuncu B, Karaca M, Sari R (2012). Is skin tag associated with diabetic macro and microangiopatyh? Preliminary Report in 15th International & 14th European Congress of Endocrinology. BioScientifica. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 98 10. Mahajan S, Koranne R, Sharma S (2003). Cutaneous manifestation of diabetes melitus. Indian Journal of Dermatology, Venereology, and Leprology, 69(2):pp.105. 11. Mustafa NA, Ramadan ARM, Alfarouk KO, Aljarbou A, Elhassan GO, Muddathir AK, Bashir IA, Halloul AE, Bashir AH (2017). Skin Tags and Atherogenic Lipid Profile in Diabetes Mellitus Type 2 in Jabir Abu Eliz Diabetes Center. American Journal of Dermatology and Venereology, 6 (3):pp.41-50. 12. Rasi A, Soltani-Arabshahi R, Shahbazi N (2007). Skin tag as a cutaneous marker for impaired carbohydrate metabolism: a case–control study. International journal of dermatology, 46(11):pp.1155-1159. 13. Sasmaz S, Buyukbese M (2004). The prevalence of skin disorders in type-2 diabetic patients. Int J Dermatol, 3(1):pp.2. 14. Shahzad M, Al Robaee A, Al Shobaili HA, Alzolibani AA, Al Marshood AA, Al Moteri B (2011). Skin manifestations in diabetic patients attending a diabetic clinic in the Qassim region, Saudi Arabia. Medical Principles and Practice, 20(2):pp.137-141. 15. Sivakumar S, Banupriya K (2017). A cross-sectional descriptive clinical study of dermatological manifestations in obesity. International Journal of Research in Dermatology, 3(3):pp.337-341. 16. Timshina DK, Thappa DM, Agrawal A (2012). A clinical study of dermatoses in diabetes to establish its markers. Indian journal of dermatology, 57(1):pp.20. 17. Tô Văn Hải, Phạm Hoài Anh (2006). Biến chứng về mắt ở người bệnh đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội. Tạp chí Y học thực hành, 548:pp.166-172. 18. World Health Organization (2016). Global report on diabetes, Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfti_le_cac_benh_da_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_tren_benh_nhan.pdf
Tài liệu liên quan