Tài liệu Tỉ lệ bất thường của chỉ số siêu âm doppler động mạch rốn và động mạch não giữa ở những thai kỳ ≥34 tuần có chỉ số ối <5 cm: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 92
TỈ LỆ BẤT THƯỜNG CỦA CHỈ SỐ SIÊU ÂM DOPPLER
ĐỘNG MẠCH RỐN VÀ ĐỘNG MẠCH NÃO GIỮA
Ở NHỮNG THAI KỲ ≥34 TUẦN CÓ CHỈ SỐ ỐI <5 CM
Phan Nguyễn Quốc Thuận*, Lê Thị Thu Hà*
TÓM TẮT
Mở đầu: Thiểu ối là một trong những bệnh lý phần phụ thai thường gặp trong thai kỳ, các bước tiếp cận
cũng như xử trí thai kỳ bị thiểu ối được rất nhiều nhà lâm sàng quan tâm. Dựa vào các chỉ số trên siêu âm
Doppler động mạch rốn và động mạch não giữa có thể giúp tiên đoán sớm một kết cục không mong muốn có thể
xảy ra trong thai kỳ, đặc biệt là những thai kỳ nguy cơ cao. Nghiên cứu này nhằm khảo sát tỉ lệ bất thường của
chỉ số siêu âm Doppler động mạch rốn và động mạch não giữa ở những thai kỳ ≥34 tuần có chỉ số ối <5 cm.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bất thường của các chỉ số siêu âm Doppler động mạch rốn và động mạch não giữa ở
những thai kỳ ≥34 tuần có chỉ số ối <5 cm.
...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ bất thường của chỉ số siêu âm doppler động mạch rốn và động mạch não giữa ở những thai kỳ ≥34 tuần có chỉ số ối <5 cm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 92
TỈ LỆ BẤT THƯỜNG CỦA CHỈ SỐ SIÊU ÂM DOPPLER
ĐỘNG MẠCH RỐN VÀ ĐỘNG MẠCH NÃO GIỮA
Ở NHỮNG THAI KỲ ≥34 TUẦN CÓ CHỈ SỐ ỐI <5 CM
Phan Nguyễn Quốc Thuận*, Lê Thị Thu Hà*
TÓM TẮT
Mở đầu: Thiểu ối là một trong những bệnh lý phần phụ thai thường gặp trong thai kỳ, các bước tiếp cận
cũng như xử trí thai kỳ bị thiểu ối được rất nhiều nhà lâm sàng quan tâm. Dựa vào các chỉ số trên siêu âm
Doppler động mạch rốn và động mạch não giữa có thể giúp tiên đoán sớm một kết cục không mong muốn có thể
xảy ra trong thai kỳ, đặc biệt là những thai kỳ nguy cơ cao. Nghiên cứu này nhằm khảo sát tỉ lệ bất thường của
chỉ số siêu âm Doppler động mạch rốn và động mạch não giữa ở những thai kỳ ≥34 tuần có chỉ số ối <5 cm.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bất thường của các chỉ số siêu âm Doppler động mạch rốn và động mạch não giữa ở
những thai kỳ ≥34 tuần có chỉ số ối <5 cm.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang khảo sát 310 sản phụ ≥34 tuần có chỉ số ối
<5 cm nhập viện và theo dõi cho đến khi sinh tại bệnh viện Từ Dũ.
Kết quả: 310 sản phụ tham gia có tuổi thai trung bình khi bắt đầu tham gia nghiên cứu là 38.4 tuần, có 35
trường hợp (11,29%) thai kỳ non tháng <37 tuần. Có 16 (5%) trường hợp NST không đáp ứng. Các tỉ lệ bất
thường của chỉ số S/D động mạch rốn, RI động mạch não giữa và tỉ số lần lượt là 6,77%, 19,03% và
10,32%. Chỉ có chỉ số S/D động mạch rốn mới thực sự có tương quan với chỉ số AFI. Tỉ lệ mổ lấy thai là 50,65%,
12,7% mổ lấy thai vì thai suy cấp. Có 11,61% các trường hợp có APGAR 1 phút <7 điểm và có 1,61% các trường
hợp có APGAR 5 phút <7 điểm, cả 2 chỉ số này có đều có liên quan đến bất thường chỉ số S/D động mạch rốn. Tỉ
lệ trẻ sơ sinh cần nhập NICU là 12,26%.
Kết luận: Tỉ lệ bất thường của chỉ số S/D động mạch rốn, RI động mạch não giữa và tỉ số lần lượt là
6,77%, 19,03% và 10,32%.
Từ khóa: thiểu ối, S/D động mạch rốn, RI động mạch não giữa, kết cục thai kỳ.
ABSTRACT
ABNORMAL UMBILICAL ARTERY AND MIDDLE CEREBRAL ARTERY DOPPLER IN
OLIGOHYDRAMNIOS AT OR BEYOND 34 WEEKS OF GESTATION: A CROSS – SECTIONAL STUDY
Phan Nguyen Quoc Thuan, Le Thi Thu Ha
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 92 - 96
Background – Objectives: Oligohydramnios has been correlated with increased risk of intrauterine growth
retardation, meconium aspiration syndrome, severe birth asphyxia, low APGAR scores and NICU admission.
Umbilical artery and middle cerebral artery Doppler ultrasound can help to early predict undesirable outcomes.
This study aimed to examine the rate of abnormal UA and MCA Doppler ultrasound indices at or beyond 34
weeks of gestation with oligohydramnios.
Method: Cross – sectional study examined 310 pregnant women at or beyond 34 weeks with
oligohydramnios who were hospitalized and monitored until birth at Tu Du hospital.
* Bệnh viện Từ Dũ
Tác giả liên lạc: ThS. Bs Phan Nguyễn Quốc Thuận ĐT: 0989002355 Email: drthuanphan@hotmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 93
Result: The average gestation age 38.4 weeks, 35 preterm gestation cases. 16 cases (5%) with non-reactive
NST. Rate of abnormal UA S/D, MCA RI and indices were 6.77%, 19.03% and 10.32% respectively. Only
the UA S/D and the AFI are correlated. Cesarean section 50.65% including 12.7% cesarean section for fetal
distress. 11.61% of 1-minute Apgar score <7 points and 1.61%of 5-minute Apgar score <7 points, both correlated
with abnormal UA S/D index. NICU admission 12.26%.
Conclusion: Rate of abnormal UA S/D, MCA RI and indices were 6.77%, 19.03% and
10.32% respectively.
Keywords: oligohydramnios, umbilical artery S/D, middle cerebral artery RI, fetal outcome.
MỞ ĐẦU
Thiểu ối là một trong những bệnh lý phần
phụ thai thường gặp trong thai kỳ,là một trong
những kết cục không mong muốn cho thai nhi
và trẻ sơ sinh, đặc biệt là các biến chứng về chèn
ép cấu trúc (gây biến dạng cơ xương khớp hoặc
thiểu sản phổi) và chèn ép dây rốn (gây thai chết
lưu hoặc chết trong chuyển dạ), do đó, các bước
tiếp cận cũng như xử trí thai kỳ bị thiểu ối được
rất nhiều nhà lâm sàng quan tâm. Các nghiên
cứu trong nước và quốc tế cho thấy, dựa vào các
chỉ số trên siêu âm Doppler động mạch rốn và
động mạch não giữa có thể giúp tiên đoán sớm
một kết cục không mong muốn có thể xảy ra
trong thai kỳ, đặc biệt là những thai kỳ nguy cơ
cao(3,6,7,13). Nghiên cứu này của chúng tôi nhằm
khảo sát các chỉ số S/D của động mạch rốn và chỉ
số RI của động mạch não giữa ở những trường
hợp thiểu ối có tuổi thai ≥34 tuần, mong góp
phần cung cấp được một cái nhìn cụ thể hơn về
việc ứng dụng kỹ thuật siêu âm Doppler màu
trong đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi ở
những trường hợp thai kỳ có chỉ số ối <5 cm.
Mục tiêu
Xác định tỉ lệ bất thường của chỉ số S/D động
mạch rốn và RI động mạch não giữa ở những
thai kỳ ≥34 tuần có chỉ số ối <5 cm.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 11/2015 đến hết
tháng 4/2016 tại bệnh viện Từ Dũ, chúng tôi thực
hiện nghiên cứu cắt ngang, từ công thức tính cỡ
mẫu (11) chúng tôi xác định cỡ
mẫu tối thiểu là 303 trường hợp thiểu ối có tuổi
thai ≥34 tuần. Thiểu ối được xác định bằng chỉ số
AFI trên siêu âm khi chỉ số này <5 cm. Dân số
nghiên cứu là những sản phụ đơn thai ≥34 tuần
bị thiểu ối được nhập viện và theo dõi cho đến
khi sinh tại khoa Sản A bệnh viện Từ Dũ từ
tháng 11/2015 đến tháng 4/2016 và không đưa
vào nghiên cứu các trường hợp: đa thai, thai kỳ
dị tật bẩm sinh, ối rỉ, ối vỡ, thai kỳ với bệnh lý
nội khoa của mẹ đi kèm như tiền sản giật, đái
tháo đường, viêm gan, viêm phổi hoặc các
trường hợp từ chối tham gia nghiên cứu.
Các chỉ số S/D của động mạch rốn và chỉ số
RI của động mạch não giữa sẽ được thu thập
thông qua hồ sơ bệnh án. Những sản phụ tham
gia nghiên cứu sẽ được chúng tôi ghi nhận các
kết quả siêu âm Doppler màu, kết quả Non
stresstest, phương pháp chấm dứt thai kỳ và kết
cục của bé lúc sinh bằng bảng thu thập số liệu
soạn sẵn.
Các số liệu thu thập được nhập và quản lý
bằng phần mềm Microsoft Excel. Chúng tôi sử
dụng phần mềm STATA/SE 12.0 để phân tích số
liệu, xác định mối tương quan giữa chỉ số AFI và
các chỉ số trên siêu âm Doppler, liên quan giữa
chỉ số APGAR, kết cục trẻ sơ sinh với bất thường
của các chỉ số siêu âm Doppler.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2015
đến hết tháng 4/2016 tại khoa Sản A – bệnh viện
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 94
Từ Dũ, chúng tôi có được 310 trường hợp thỏa
các tiêu chuẩn chọn mẫu vào đề tài nghiên cứu.
Kết quả cụ thể được thể hiện trên các bảng
dưới đây:
Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đặc điểm Tần suất (n=310) Tỉ lệ (%)
Tuổi mẹ
≤20 tuổi 10 3,23
20 – 34 tuổi 256 82,58
≥35 tuổi 44 14,19
Nghề
nghiệp
CNVC 49 15,81
Nông dân 6 1,94
Công nhân 58 18,71
Kinh doanh 34 10,97
Nội trợ 89 28,71
Khác 74 23,86
Địa chỉ
Nội thành 96 30,97
Ngoại thành 18 5,81
Tỉnh thành khác 196 63,22
Số con
0 197 63,55
≥1 113 36,45
Bảng 2. Phân nhóm tuổi thai
Tuổi thai Tần suất (n=310) Tỉ lệ (%)
34 – <37 tuần 35 11,29
≥37 tuần 275 88,71
Bảng 3. Kết quả NST
NST Tần suất (n=310) Tỉ lệ (%)
Có đáp ứng 294 95
Không đáp ứng 16 5
Bảng 4. Đặc điểm các chỉ số siêu âm Doppler
Đặc điểm Tần suất (n=310) Tỉ lệ (%)
S/D (UA)
≤3 289 93,23
>3 21 6,77
RI (MCA)
≥0.68 251 80,97
<0.68 59 19,03
<1 278 89,68
≥1 32 10,32
Bảng 5. Đặc điểm của MLT
Đặc điểm Tần suất (n=310) Tỉ lệ (%)
Không mổ lấy thai 153 49,35
Thai suy cấp 20 6,45
KPCD thất bại 39 12,58
NST không đáp ứng 5 1,61
Nguyên nhân khác 93 30,01
Bảng 6. Đặc điểm chỉ số APGAR và tình trạng nhập
NICU
Đặc điểm Tần suất (n=310) Tỉ lệ (%)
APGAR 1 phút
< 7 điểm 36 11,61
≥ 7 điểm 274 88,39
APGAR 5 phút
< 7 điểm 5 1,61
≥ 7 điểm 305 98,39
Nhập NICU
Có 38 12,26
Không 272 87,74
BÀN LUẬN
Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu cắt ngang để
xác định vấn đề “bất thường các chỉ số trên siêu
âm Doppler” ở nhóm có yếu tố nguy cơ “thai kỳ
≥34 tuần có chỉ số ối <5 cm”. Tuổi thai được xác
định dựa vào siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ hoặc
dựa vào kinh chót đối với những trường hợp
chu kỳ kinh đều 28 ngày(1,10). Lựa chọn thai kỳ
≥34 tuần vào tham gia nghiên cứu, do ở nhóm
tuổi thai này tỉ lệ tử vong sơ sinh thay đổi rõ rệt
so với nhóm <34 tuần có hoặc không có thiểu ối.
Nghiên cứu của Mathews và cộng sự (2013) cho
thấy đối với nhóm thai kỳ <34 tuần thì tỉ lệ tử
vong sơ sinh chiếm 104 trường hợp trên 1000 trẻ
được sinh ra, trong khi đó, đối với các nhóm tuổi
thai từ 34 tuần trở đi thì tỉ lệ này đã giảm đáng
kể <7 trường hợp trên 1000 trẻ được sinh ra(1,8).
Tiêu chuẩn thiểu ối trong nghiên cứu của chúng
tôi là chỉ số AFI <5 cm, tiêu chuẩn này cũng
tương đồng với tiêu chuẩn thiểu ối trong các
nghiên cứu của Goyal năm 2014(4), của Jagatia
năm 2013(5), của Nazlima năm 2012(9).
Khi so sánh giữa hai nhóm thai non tháng và
thai đã trưởng thành, tỉ lệ trẻ sơ sinh có kết cục
thai kỳ xấu khi có bất thường các chỉ số trên siêu
âm Doppler ở nhóm thai non tháng cao hơn
nhóm thai đã trưởng thành. Bên cạnh đó, kết quả
phân tích đa biến cho thấy, chỉ số S/D động
mạch rốn thực sự có liên quan đến kết cục xấu
của thai kỳ; do đó, đối với thai kỳ non tháng,
thiểu ối khi đã có bất thường chỉ số S/D cần cân
nhắc chấm dứt thai kỳ để tránh mang đến một
kết cục xấu cho trẻ sơ sinh.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 95
Bảng 7. Các trường hợp bất thường chỉ số Doppler và kết cục thai kỳ ở nhóm thai non tháng
Nhóm thai non tháng
(35 trường hợp)
APGAR 1 phút <7 điểm
(14 trường hợp)
APGAR 5 phút <7 điểm
(2 trường hợp)
Nhập NICU
(16 trường hợp)
S/D (UA) >3 (9 trường hợp) 7 1 4
RI (MCA) <0,68 (9 trường hợp) 5 1 4
≥ 1 (7 trường hợp) 5 1 3
S/D>3 ^RI<0,68 (7 trường hợp) 5 1 3
Bảng 8. Các trường hợp bất thường chỉ số Doppler và kết cục thai kỳ ở nhóm thai đã trưởng thành
Nhóm thai đã trưởng thành
(275 trường hợp)
APGAR 1 phút <7 điểm
(22 trường hợp)
APGAR 5 phút <7 điểm
(3 trường hợp)
Nhập NICU
(22 trường hợp)
S/D (UA) >3 (12 trường hợp) 4 2 4
RI (MCA) <0,68 (50 trường hợp) 4 2 5
≥ 1 (25 trường hợp) 3 2 4
S/D>3 ^RI<0,68 (5 trường hợp) 2 2 2
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bất
thường của chỉ số S/D động mạch rốn được xác
định là 6,77%, tỉ lệ này tương đương với nghiên
cứu của Jagatia và cộng sự (2013)(5), với P>0,05,
tuy nhiên, tỉ lệ này của chúng tôi thấp hơn so với
nghiên cứu của Goyal (2016)(2). Tỉ lệ bất thường
chỉ số RI của động mạch não giữa được xác định
là 19,03%. Do chưa có nhiều nghiên cứu đề cập
đến tỉ lệ này trong nhóm đối tượng thiểu ối nên
chúng tôi không có thông tin để so sánh.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ mổ lấy
thai là 50,65% và tỉ lệ mổ lấy thai vì thai suy là
6,45%. Nếu so sánh với nghiên cứu của Goyal và
cộng sự (2016)(2), nghiên cứu của chúng tôi khá
tương đồng về mặt thiết kế nghiên cứu cũng
như tiêu chuẩn chọn mẫu, kết quả ghi nhận
được là tỉ lệ mổ lấy thai của chúng tôi và của tác
giả Goyal là tương đương (P>0,05), tuy nhiên tỉ
lệ mổ lấy thai vì thai suy lại thấp hơn, 6,45% so
với 19%.
Chỉ số APGAR được đánh giá tại 2 giai đoạn:
sau 1 phút và sau 5 phút. Kết quả được ghi nhận
đối với trường hợp APGAR 1 phút <7 điểm có 36
trường hợp chiếm 11,61%, APGAR 5 phút <7
điểm có 5 trường hợp chiếm 1,61%.So sánh kết
quả của chúng tôi với những tác giả khác cho
thấy, kết quả của chúng tôi tương đồng với
nghiên cứu của tác giả Shivalingaiah (2015)(14) (tỉ
lệ APGAR 1 phút – 5 phút lần lượt là 10% và 0%)
và tác giả Jagatia (2013)(5) (tỉ lệ APGAR 1 phút – 5
phút lần lượt là 15% và 0%), với P>0,05. Tuy
nhiên, khi so sánh với kết quả nghiên cứu của tác
giả Chate 2013(12) (30% và 16%) và của tác giả
Sunita (2016)(15) (54% và 10%), kết quả của chúng
tôi thấp hơn (P<0,05). Sự khác biệt này có thể do
nguyên nhân từ cách thức chọn mẫu và sự khác
biệt trong thiết kế nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ bất thường của chỉ số S/D động mạch
rốn, RI động mạch não giữa và tỉ số ở
những thai kỳ ≥34 tuần có chỉ số ối <5 cm lần
lượt là 6,77%, 19,03% và 10,32%. Thai kỳ thiểu ối
đi kèm với bất thường chỉ số S/D động mạch rốn
cần được cân nhắc chấm dứt thai kỳ do có mối
liên quan giữa bất thường chỉ số S/D động mạch
rốn với kết cục xấu của thai, đặc biệt là ở những
thai kỳ non tháng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cunningham G, Leveno KJ, Bloom SL, Spong CY, Dashe JS,
Hoffman BL, Casey BM, Sheffield JS (2014). Preterm Labor. In:
Williams Obstetrics, pp. 829 - 861. Mc Graw Hill Education
Medical.
2. Goyal AS, Goel S, Gupta M, Vaishnav G (2016). Relationship
between umblical artery Doppler and perinatal outcomes in
Indian women with oligohydramnios. Int J Reprod Contracept
Obstet Gynecol, 5: pp. 1187-1191.
3. Goyal S, Maheshwari S (2014). Clinical utility of Colour
Doppler for diagnosis of adverse perinatal outcome in IUGR
and PIH. National Journal of Medical and Dental Research, 2: pp.
48 - 51.
4. Goyal S, Suresh A, Rao A (2014). Amniotic fluid index versus
umbilical artery doppler velocimetry in prediction of perinatal
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 96
outcome. International Journal of Innovative research and
development, 3: pp. 91 - 95.
5. Jagatia K, Singh N, Patel S (2013). Maternal and fetal outcome
in oligohydramnios- Study of 100 cases. International Journal of
Medical Science and Public Health, 3: pp. 724 - 727.
6. Khawar N, Umber A, Khan S (2013). Umbilical artery Doppler
Velocimetry: A valuable tool for antenatal fetal surveillance?
Annals, 19: 216 - 225.
7. Khawar N, Umber A, Khan S (2014). Umbilical artery Doppler
Velocimetry: A valuable tool for antenatal fetal surveillance?
Annals of King Edward Medical University, 19: pp. 216 - 225.
8. Mathews TJ, Dorman M, Marian F (2013). Infant mortality
statistics from the 2009 period linked birth/infant death data
set. National vital statistics reports, 61: pp. 1 - 28.
9. Nazlima N, Fatima B (2012). Oligohydramnios at third
trimester and perinatal outcome. Bangladesh Journal of Medical
Science, 11: pp. 33 - 36.
10. Nguyễn Quý Khoáng (2014). Siêu âm xác định tuổi thai. In: Siêu
âm sản khoa thực hành, pp. 70 - 78. Nhà xuất bản y học, Thành
phố Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Văn Tuấn (2008). Phương pháo ước tính cỡ mẫu cho
một nghiên cứu y học. In: Y học thực chứng, pp. 75 - 105.
12. Preshit C, Meena K, Hariharan C (2013). Pregnancy outcome
after diagnosis of oligohydramnios at term. In: Int J Reprod
Contracept Obstet Gynecol, pp. 23 - 26.
13. Shahinaj R, Manoku N, Kroi E, Tasha I (2010). The value of the
middle cerebral to umbilical artery Doppler ratio in the
prediction of neonatal outcome in patient with preeclampsia
and gestational hypertension. Journal of Prenatal Medicine, 4: pp.
17 - 21.
14. Shivalingaiah N, Varadarajan R, Mamatha MS (2015). A
clinical study of amniotic fluid index and umbilical artery
doppler study at or beyond 34 weeks gestation and its relation
to perinatal outcome. Journal of evolution of medical and dental
sciences, 4: pp. 3040 - 3046.
15. Sunita TH, Kurkure SN, Desai RM, Kamath V (2016). A
comparative analytical study of clinical outcome of
oligohydramnios at or beyond 34 weeks of gestation. Int J
Reprod Contracept Obstet Gynecol, 5: pp. 1801-1808
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 09/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ti_le_bat_thuong_cua_chi_so_sieu_am_doppler_dong_mach_ron_va.pdf