Thuyết trình Bảo quản khoai tây

Tài liệu Thuyết trình Bảo quản khoai tây: BẢO QUẢN KHOAI TÂY Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Văn Liết Học viên : 1. Nguyễn Đức Tuân 2. Bùi Mỹ Trang 3. Nguyễn Hữu Thắng ĐẶT VẤN ĐỀ Từ xưa tới nay, con người chủ yếu tiêu dùng hai loại cây lương thực là lúa mì (đa số ở các nước Phương Tây) và lúa gạo (châu Á, Trung Đông), còn ngô thì chủ yếu dùng để chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, do ngô ngày càng được dùng nhiều vào việc chế biến nhiên liệu sinh học nên dẫn đến việc thiếu hụt lương thực khiến giá lúa mì và lúa gạo tăng cao. Bên cạnh đó, mất mùa, thiên tai và tốc độ đô thị hoá nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn, cộng với hành vi đầu cơ cũng khiến cho giá cả lương thực tăng lên. Trong hoàn cảnh đó, khoai tây được khám phá là một nguồn dinh dưỡng dồi dào với giá rẻ cho hơn 6 tỉ người trên trái đất. Khoai tây có thể trồng được ở hầu hết các vùng và địa hình khí hậu. Các nhà chuyên môn cho biết chỉ cần trung bình 75 lít nước tưới để thu được 1kg khoai tây trong khi để có được 1kg lúa mì thì cần 500 lít nước và để có được 1kg gạo thì ...

ppt16 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2127 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuyết trình Bảo quản khoai tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢO QUẢN KHOAI TÂY Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Văn Liết Học viên : 1. Nguyễn Đức Tuân 2. Bùi Mỹ Trang 3. Nguyễn Hữu Thắng ĐẶT VẤN ĐỀ Từ xưa tới nay, con người chủ yếu tiêu dùng hai loại cây lương thực là lúa mì (đa số ở các nước Phương Tây) và lúa gạo (châu Á, Trung Đông), còn ngô thì chủ yếu dùng để chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, do ngô ngày càng được dùng nhiều vào việc chế biến nhiên liệu sinh học nên dẫn đến việc thiếu hụt lương thực khiến giá lúa mì và lúa gạo tăng cao. Bên cạnh đó, mất mùa, thiên tai và tốc độ đô thị hoá nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn, cộng với hành vi đầu cơ cũng khiến cho giá cả lương thực tăng lên. Trong hoàn cảnh đó, khoai tây được khám phá là một nguồn dinh dưỡng dồi dào với giá rẻ cho hơn 6 tỉ người trên trái đất. Khoai tây có thể trồng được ở hầu hết các vùng và địa hình khí hậu. Các nhà chuyên môn cho biết chỉ cần trung bình 75 lít nước tưới để thu được 1kg khoai tây trong khi để có được 1kg lúa mì thì cần 500 lít nước và để có được 1kg gạo thì cần đến 3000 lít nước. Mặt khác, khoai tây cho sản lượng cao gấp từ 2 - 4 lần khi so với sản lượng lúa mì và gạo. Hiện nay, khoai tây đã là cây lương thực quan trọng thứ tư của thế giới, sau lúa mì, lúa gạo và ngô. Năm 2006, cả thế giới sản xuất được hơn 315 triệu tấn khoai với hơn 5.000 giống khác nhau [1]. Như vậy, khoai tây là cây trồng không những mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần vào bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên cho trái đất. Nhu cầu sử dụng khoai tây tại các nước đang phát triển tương đương ¼ mức tiêu thụ ở châu Âu. Các sản phẩm được làm từ khoai tây cũng rất đa dạng: mì tôm, khoai tây cấp đông, khoai tây chiên bơ, chip, snack... Trong quá trình bảo quản, hàm lượng và chất lượng khoai tây giảm đi. Nguyên nhân chính của hao hụt này là do: Do sự nảy mầm sớm dẫn đến hao hụt trọng lượng. Do sự phá hoại của vi sinh vật, nấm bệnh… Cả hai yếu tố này đều liên quan mật thiết đến điều kiện tiểu khí hậu trong kho. Vì thế, bảo quản khoai tây là một vấn đề cần thiết và cấp bách để giải quyết vấn đề cung cấp đầy đủ khoai tây phục vụ cho các nhà máy chế biến, tiêu dùng của nhân dân và sản xuất giống cho việc mở rộng diện tích trồng khoai tây. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải sử dụng một loạt các biện pháp liên hoàn kể từ khi bắt đầu trồng ngoài đồng. KỸ THUẬT BẢO QUẢN KHOAI TÂY [3] NGUYÊN NHÂN GÂY TỔN THẤT KHOAI TÂY Theo số liệu của FAO, ước tính hao hụt khoai tây trong quá trình bảo quản ở các nước đang phát triển từ 5 - 40%. Nếu chỉ 25% thì năm 1980 lượng hao hụt một năm là 11,5 triệu tấn. Nếu nghiên cứu được biện pháp bảo quản tốt, giảm được một nửa số hao hụt thì các nước đang phát triển sẽ có thêm 5,75 triệu tấn khoai tây mỗi năm, tương đương với tăng năng suất 12,5% [7]. Nghiên cứu về nguyên nhân hao hụt trong khoai tây sau thu hoạch người ta thấy: trước hết và quan trọng nhất là sự xâm nhập phá hoại của sâu bệnh: Do nấm mốc (Helminthiospornim Solana gây bệnh bạc vỏ; Thanatephorus cocumeric gây bệnh ung thư củ và Fusarium gây bệnh thối củ). Do vi khuẩn (Erwinia gây bệnh thối mềm; Corynebacterium Sepedonium gây bệnh thối vòng thượng tầng; Seudomona solamaceraum gây bệnh thối nâu. Thứ hai là do nguyên nhân giảm hàm lượng nước trong củ (có thể giảm 5 - 10%) và nguyên nhân thứ ba là do những biến đổi sinh lý, sinh hóa xảy ra trong củ. Ngoài ra khoai tây có thể bị các bệnh khác như bệnh thâm đen thịt do tổn thương, bệnh hóa trong thịt củ. Bệnh đen tím do thiếu oxy và thừa khí cacbonic. Nhằm giảm bớt hao hụt khoai tây sau thu hoạch trước hết phải có biện pháp chọn giống và phòng trừ sâu bệnh, sau đó là nghiên cứu biện pháp bảo quản khoai tây trong vùng nhiệt đới ẩm [7]. CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN Ở các nước phát triển các biện pháp hiện đại được áp dụng để bảo quản khoai tây: bảo quản bằng chiếu xạ, bảo quản lạnh hay bảo quản bằng hóa chất... làm giảm hao hụt xuống dưới 5%. Ở Việt Nam, biện pháp phổ biến hiện nay là bảo quản lạnh, để giàn, vùi trong tro, trong cát, xử lý hoá chất (thuốc chống mọc mầm, diệt nấm, chất điều hòa sinh trưởng)… Dùng các loại thuốc kích thích, xử lý trước và sau khi thu hoạch, kết hợp với khống chế nhiệt độ, độ ẩm và môi trường để bảo quản khoai tây ở qui mô vừa hoặc hộ gia đình, đơn giản, rẻ tiền và dễ thực hiện đã cho hiệu quả bảo quản cao [2,8]. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Chuẩn bị hóa chất xử lý: Cần xử lý 200g CBZ (carbendazim), 100g MH (Hydrazit axit maleic), 3 lít chế phẩm EM và 2 khối cát khô sạch cho 1 tấn. Xử lý trước khi thu hoạch: Trước khi thu hoạch 2 - 3 tuần, tiến hành phun vào ruộng khoai tây một hỗn hợp dung dịch MH 0,2% và VBC 0,2%, với liều lượng 40 - 45 lít dung dịch/sào, phun vào cuối buổi chiều, phun ướt cả lá và cây. Mục đích phun hoá chất này nhằm ức chế củ khoai tây nẩy mầm và tiêu diệt nấm bệnh trước khi thu hoạch và bảo quản. Lựa chọn khoai: Củ khô, không bị trầy xước. Củ khoai tây thu hoạch khi đã đủ độ chín, không nên non quá hoặc quá già. Xử lý phục hồi: Khoai tây có đặc điểm tự phục hồi các mô bị trầy xước trong thời gian 15 - 25 ngay.  Xử lý chống nấm và chống nẩy mầm: Sau khi xử lý phục hồi tiến hành xử lý chống nấm và ức chế nẩy mầm củ. Pha hỗn hợp CBZ 0,2% và MH 0,2%, dàn khoai tây thành lớp dày 10 -15cm, phun hoặc nhúng củ trong 5 phút, để khô tự nhiên. PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN LẠNH Khoai tây được bảo quản ở nhiệt độ 40C, tuy nhiên tiến trình hạ nhiệt độ lúc bắt đầu bảo quản và tăng lại nhiệt độ khi kết thúc bảo quản được thực hiện một cách nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật mới có thể thu được kết quả tốt. Sau khi đưa khoai tây vào kho bảo quản, bắt đầu hạ thấp nhiệt độ kho. Trong 10 ngày đầu bảo quản, mỗi ngày giảm 0,50C. Những ngày tiếp theo giảm 10C mỗi ngày cho đến khi nhiệt độ kho đạt 40C thì dừng lại không giảm nữa, duy trì bảo quản ở nhiệt độ này trong suốt khoảng 6 - 7 tháng tiếp theo. Với củ bảo quản làm giống: Sau 6 tháng bảo quản thì chuẩn bị tăng nhiệt độ trở lại và kích hoạt khoai mọc mầm. Lưu ý thời gian từ khi bắt đầu nâng nhiệt độ đến khi có củ giống xuất kho là khoảng 22 ngày, vì vậy căn cứ vào ngày cần trồng để mà định ngày nâng lại nhiệt độ. Tiến hành tăng nhiệt độ kho 10C mỗi ngày cho đến khi kho đạt nhiệt độ 18 - 200C thì dừng lại không tăng nhiệt độ nữa. Ở nhiệt độ này, củ khoai tây, tự kích hoạt và sau 7 ngày có thể có củ giống trồng ngoài sản xuất [9]. Hiện nay, ở Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh… đang sử dụng các hệ thống kho lạnh để bảo quản củ giống khoai tây mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. KHOAI TÂY BQ TRONG KHO LẠNH PPBQ BẰNG CÁT KHÔ VÀ HOÁ CHẤT (Áp dụng ở quy mô hộ gia đình [4,6]) Xử lý cát: Cát cần được rửa sạch, phơi khô triệt để sau đó phun EM thứ cấp vào cát sạch khô, phun đều lên đống cát giữ 24 giờ để tiêu diệt nấm bệnh có hại, tiếp tục phơi khô cát nơi râm mát để chuẩn bị ủ khoai tây bảo quản. Ủ cát bảo quản: Nhà ủ có nền gạch khô, thoáng, dưới nền lót bằng cót khô để tránh hút ẩm dưới nền, đưa khoai tây vào chất đống theo công thức: Một lớp khoai tây dày 20cm thì đổ một lớp cát sao cho phủ kín mặt khoai tây và bịt kín tất cả các khe hở giữa các củ, cứ như vậy khối ủ có thể cao 1,5 - 2m, trên cùng là lớp cát phủ kín củ, sau đó dùng nilon tối màu hoặc bìa cát tông đậy kín khối ủ. Sau 5 tháng bảo quản, cát có thể xử lý để dùng lại. Tất cả các hoá chất dùng để xử lý, sau 5 tháng bảo quản đã bị phân huỷ và dư lượng hóa chất trên củ ở dưới mức cho phép. Bảo quản khoai tây bằng cát khô là biện pháp kỹ thuật đơn giản rẻ tiền có hiệu quả, phù hợp với quy mô hộ gia đình. Sau 5 tháng bảo quản tỷ lệ hao hụt dưới 10%. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VIDEO BẢO QUẢN KHOAI TÂY KẾT LUẬN Khoai tây là cây trồng không thể thiếu trong đời sống của con người. Nó được coi là nguồn lương thực đứng thứ 4 thế giới và thứ 3 ở Việt Nam. Củ khoai tây mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo cho các nước đang phát triển. Bảo quản khoai tây tốt sẽ cung cấp đầy đủ nguyên liệu tốt phục vụ cho sinh hoạt, chế biến và làm giống cho vụ sau. Phương pháp bảo quản lạnh và bảo quản bằng cát khô kết hợp xử lý hoá chất mang lại hiệu quả kinh tế cao, củ giống khoai tây bảo quản trong thời gian từ 5 – 6 tháng với hao hụt <10%. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban phân tích và dự báo thị trường – Trung tâm thông tin PT NNNT. Viện Chính sách và PT NNNT. Bộ NN&PTNT (2008). Báo cáo thị trường khoai tây tháng 6/2008. Nguyễn Hữu Nghị (2007). Bài giảng Bảo quản chế biến nông sản. ĐH Nông lâm Thái Nguyên Trần Minh Tâm (2004). Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Trần Thị Mai (2002). Bảo quản khoai tây quy mô hộ gia đình. Viện CNSTH (phim khoa học) ư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptThuyết trình- Bảo quản khoai tây.ppt
Tài liệu liên quan