Thuyết minh Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Trại lợn giống và lợn thịt siêu nạc

Tài liệu Thuyết minh Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Trại lợn giống và lợn thịt siêu nạc: CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc ----------- — µ – ---------- THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN TRẠI LỢN GIỐNG VÀ LỢN THỊT SIÊU NẠC ĐỊA ĐIỂM : Bắc Kạn- Tháng 4 năm 2016 CHỦ ĐẦU TƯ : CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc ----------- — µ – ---------- THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN TRẠI LỢN GIỐNG VÀ LỢN THỊT SIÊU NẠC CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH (Tổng Giám đốc) ÔNG. NGUYỄN VĂN MAI Bắc Kạn- Tháng 4 năm 2016 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án Tên dự án : Trại lợn giống và lợn thịt siêu nạc. Các hợp phần dự án : + Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn nái (bầu) theo hướng công nghiệp + Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi lợn thịt theo hướng công nghiệp Địa điểm đầu tư : Mục tiêu đầu tư : Xây dựng 1 tổ hợp gồm: Trang trại lợn nái giống 300 con và 8 đực giống; Trang trại lợn thịt...

doc58 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1764 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thuyết minh Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Trại lợn giống và lợn thịt siêu nạc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc ----------- — µ – ---------- THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN TRẠI LỢN GIỐNG VÀ LỢN THỊT SIÊU NẠC ĐỊA ĐIỂM : Bắc Kạn- Tháng 4 năm 2016 CHỦ ĐẦU TƯ : CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc ----------- — µ – ---------- THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN TRẠI LỢN GIỐNG VÀ LỢN THỊT SIÊU NẠC CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH (Tổng Giám đốc) ÔNG. NGUYỄN VĂN MAI Bắc Kạn- Tháng 4 năm 2016 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án Tên dự án : Trại lợn giống và lợn thịt siêu nạc. Các hợp phần dự án : + Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn nái (bầu) theo hướng công nghiệp + Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi lợn thịt theo hướng công nghiệp Địa điểm đầu tư : Mục tiêu đầu tư : Xây dựng 1 tổ hợp gồm: Trang trại lợn nái giống 300 con và 8 đực giống; Trang trại lợn thịt 2.000 con; Mục đích đầu tư : Góp phần phát triển ngành chăn nuôi nước nhà theo phương thức trang trại - công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu; Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập. Tổng mức đầu tư : 35,617,126,000 đồng. Trong đó: vốn chủ sở hữu 30% tương ứng 10,617,126,000 đồng, vốn vay ngân hàng 70 % tương ứng 25,000,000,000 đồng. Tiến độ thực hiện : Thời gian hoạt động của dự án là 15 năm. Dự án bắt đầu xây dựng từ năm 2016 đến tháng 12 năm 2016 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào sử dụng dần đến tháng 01 năm 2017 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN II.1. Môi trường vĩ mô và tổng quan ngành chăn nuôi cả nước II.1.1. Môi trường vĩ mô Kinh tế - xã hội năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường. Triển vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan. Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu. Kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu. Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới. Ở trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nước, nhưng đồng thời là yếu tố thuận lợi cho việc giảm chi phí đầu vào, phát triển sản xuất và kích thích tiêu dùng. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, trong đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng 6,87%; quý IV tăng 7,01%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét. Trong mức tăng 6,68% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,41%, thấp hơn mức 3,44% của năm 2014, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng 6,42% của năm trước, đóng góp 3,2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,43 điểm phần trăm. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức tăng cao nhất với 7,69%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,05 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp mặc dù tăng thấp ở mức 2,03% do ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán, nhưng quy mô trong khu vực lớn nhất (chiếm khoảng 75%) nên đóng góp 0,26 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2,80%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm, là mức tăng trưởng thấp nhất của ngành này trong 5 năm qua do đối mặt với nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014. Cơ cấu nền kinh tế năm nay tiếp tục có sự chuyển dịch nhưng tốc độ chậm, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,00%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,25%; khu vực dịch vụ chiếm 39,73% (thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 10,02%). Cơ cấu tương ứng của năm 2014 là: 17,70%; 33,21%; 39,04% (thuế là 10,05%). Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2015, tiêu dùng cuối cùng tăng 9,12% so với năm 2014, đóng góp 10,66 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 9,04%, đóng góp 4,64 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 8,62 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung. II.1.2. Ngành chăn nuôi cả nước Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, ngành chăn nuôi năm 2015 đã có những bước chuyển dịch rõ ràng, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế. Giá thức ăn chăn nuôi trong năm có xu hướng giảm nhưng chưa nhiều. Bên cạnh sự phát triển đạt được, ngành chăn nuôi vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức từ những dịch bệnh đã xảy ra và thực trạng sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi đến những cạnh tranh khó khăn trên thị trường tiêu thụ khi nhiều mặt hàng thịt nhập khẩu đang có giá thấp hơn thịt gia cầm, gia súc trong nước. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có mức tăng khá đạt 4,3% so với cùng 2 kỳ năm ngoái. Mức tăng này là do đàn bò sữa tăng mạnh (tăng 20,9%) sản lượng sữa bò tươi tăng cao đạt khoảng 120% so với cùng kỳ năm trước. Chăn nuôi lợn phát triển khá thuận lợi do dịch lợn tai xanh không xảy ra và giá bán lợn hơi ở mức có lợi cho người chăn nuôi. Đàn lợn của cả nước tại thời điểm điền tra 1/10 có 27,7 triệu con, tăng 3,7%; Đàn gia cầm có 341,9 triệu con, tăng 4,3%. Chăn nuôi lợn: Chăn nuôi lợn phát triển tốt do giá lợn hơi có xu hướng ổn định cho người chăn nuôi. Theo số liệu điều tra của TCTK, cả nước có khoảng 27,75 triệu con, tăng 3,7%, trong đó lợn nái có 4,06 triệu con, tăng 3,69% so với cùng kỳ 2014. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2015 ước tính đạt 3,48 triệu tấn, bằng 104,2 % so với cùng kỳ năm trước. II.2. Các điều kiện và cơ sở của dự án II.2.1. Chính sách phát triển chăn nuôi lợn của đất nước Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi lợn đến năm 2020 trong Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg như sau: + Quan điểm phát triển 1. Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 2. Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm. 3. Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh như vật nuôi lợn đồng thời phát triển sản phẩm chăn nuôi đặc sản của vùng, địa phương. 4. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp. + Mục tiêu phát triển 1. Mục tiêu chung a) Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu; b) Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%; c) Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi; d) Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến lợn phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường. 2. Chỉ tiêu cụ thể a) Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2010-2015 đạt khoảng 6-7% năm và giai đoạn 2015-2020 đạt khoảng 5-6% năm. b) Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2015 đạt khoảng 4.300 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn 65%, đến năm 2020 đạt khoảng 5.500 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn 63%. đ) Tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đến năm 2015 đạt 25% và đến năm 2020 đạt trên 40%. + Định hướng phát triển đến năm 2020 1. Chăn nuôi lợn: phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng. Tổng đàn lợn tăng bình quân 2.0% năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong đó đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp 37%. 2. Thức ăn chăn nuôi: phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên cơ sở mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp: tăng bình quân 7.8%/năm, đạt khoảng 19 triệu tấn. 3. Xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến có quy mô phù hợp với công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến và gắn với vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa và đa dạng hoá các mặt hàng thực phẩm chế biển đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đối với cơ sở chế biến nhỏ, thủ công áp dụng quy trình, thiết bị chế biến hợp vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. 4. Củng cố, nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh của hệ thống thú y từ Trung ương đến địa phương, nhất là hệ thống thú y cơ sở. + Các giải pháp 1. Quy hoạch a) Quy hoạch chăn nuôi phải phù hợp với đặc điểm và lợi thế của từng vùng sinh thái, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của từng loại vật nuôi trong từng vùng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường. b) Rà soát, điều chỉnh, xây dựng quy hoạch các sản phẩm chăn nuôi, trước hết là các sản phẩm chủ lực như lợn. Phát triển chăn nuôi lợn trọng điểm ở những nơi có điều kiện về đất đai, nguồn nước ngọt và bảo vệ môi trường sinh thái như Trung du, Duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và một số vùng ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ. 2. Về khoa học và công nghệ a) Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ chăn nuôi theo hướng kết hợp nghiên cứu với chuyển giao, xã hội hoá đầu tư nghiên cứu, đồng thời ưu tiên đầu tư nghiên cứu cơ bản, bảo tồn và khai thác hợp lý các nguồn gen, giống gốc vật nuôi trong nước, nhập mới các giống có năng suất, chất lượng cao để chọn lọc, thích nghi đưa nhanh vào sản xuất. b) Triển khai có hiệu quả chương trình giống vật nuôi và thực hiện tốt việc nuôi giữ giống gốc. Quản lý giống lợn theo mô hình tháp giống gắn với từng vùng sản xuất, từng thương hiệu sản phẩm. Xây dựng và sử dụng các công thức lai giống phù hợp cho từng vùng sản xuất, từng nhóm sản phẩm để cung cấp sản phẩm đồng nhất cho nhu cầu sản xuất. Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo và tiêu chuẩn hoá các cơ sở chất lượng đực giống lợn, tổ chức đánh giá bình tuyển chất lượng giống hàng năm. c) Nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng và hệ số tiêu hoá thức ăn chăn nuôi để giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, nhằm hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi. d) Nghiên cứu chế tạo các thiết bị dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp công suất lớn. e) Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về chuồng trại, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y với các loại vật nuôi theo phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp; xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi tiên tiến phù hợp với từng vùng sinh thái. f) Hoàn thành việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại nguyên liệu, sản phẩm của ngành chăn nuôi phù hợp với thông lệ quốc tế. Áp dụng quy trình sản xuất GMP, HACCP đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ và chế biến. g) Xây dựng chương trình khuyến nông chăn nuôi (từ khâu sản xuất thức ăn đến bảo quản chế biến, tiêu thụ) bao gồm các nội dung: xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình chăn nuôi trang trại có hiệu quả, bền vững và an toàn sinh học. Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khuyến cáo, chuyển giao quy trình kỹ thuật, xây dựng các kiểu chuồng trại, quy trình quản lý, thú y, nuôi dưỡng, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, đào tạo nghề, kỹ thuật, kỹ năng cho cán bộ quản lý, kỹ thuật và người chăn nuôi. h) Đổi mới và hoàn thiện hệ thống khảo kiểm nghiệm, kiểm định đánh giá, công nhận chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi, nhằm đưa nhanh giống mới, thức ăn chất lượng vào sản xuất. Nâng cao năng lực hệ thống thú y, nhất là thú y cơ sở. i) Xã hội hoá hoạt động dịch vụ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y theo hướng huy động các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi. 3. Về tài chính và tín dụng a) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ: - Xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm đường, điện, nước và xử lý môi trường cho các cơ sở giống, chăn nuôi trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp nằm trong khu vực đã được quy hoạch. - Giám định, bình tuyển, loại thải và thay thế đàn giống hàng năm trong sản xuất. Hỗ trợ thông qua con giống cho phát triển chăn nuôi đối với vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. - Phát triển sản xuất nguyên liệu, cây thức ăn chăn nuôi, trước hết hệ thống thuỷ lợi, giống cho phát triển ngô, đậu tương - Đầu tư hạ tầng cơ sở xây dựng các trung tâm, chợ đầu mối; hỗ trợ cho việc tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thi và đấu giá giống vật nuôi. b) Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước cho vay đầu tư dự án phát triển giống vật nuôi, xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi theo hướng công nghiệp. c) Các ngân hàng thương mại bảo đảm vốn vay cho các tổ chức, cá nhân vay để đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, con giống phát triển chăn nuôi và giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện cụ thể từng địa phương trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp trên địa bàn. d) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi trang trại, công nghiệp hoặc giết mổ, bảo quản, chế biến lợn theo hướng công nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất về thuế theo quy định hiện hành. đ) Xây dựng chính sách bảo hiểm sản xuất vật nuôi để khắc phục rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, giá cả... theo nguyên tắc: ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần, người chăn nuôi tham gia đóng góp và nguồn hợp pháp khác. 4. Về đất đai Chủ cơ sở chăn nuôi trang trại, tập trung công nghiệp và giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, được ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất và thời gian sử dụng đất. 5. Về thương mại a) Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua bán sản phẩm, như sử dụng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm qua chế biến, hạn chế hình thức chợ cóc, chợ tạm, lòng đường, vỉa hè... b) Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng chợ đấu giá giống vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi và kiot tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. c) Triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm, phát triển thị trường. 6. Về thức ăn và kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi a) Xây dựng chương trình phát triển thức ăn và nuôi dưỡng vật nuôi theo hướng: Sử dụng thức ăn, các chất dinh dưỡng, phụ gia và kháng sinh trong khẩu phần chăn nuôi phải đảm bảo nhu cầu sinh trưởng, phát triển, sản xuất của vật nuôi và an toàn thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm. b) Phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp và qua chế biến. Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi phải được kiểm soát, đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng cho vật nuôi. Đối với thức ăn chăn nuôi công nghiệp phải có nguồn gốc nơi sản xuất, nhà cung cấp, có nhãn mác chất lượng, bao bì quy cách theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn được cơ quan quản lý nhà nước công nhận. 7. Phòng chống dịch bệnh a) Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học; quy trình quản lý vệ sinh thú y với các cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến và an toàn dịch cho các vùng sản xuất. b) Xây dựng và công nhận cơ sở, vùng và liên vùng an toàn dịch bệnh, nhất là những vùng có các cơ sở sản xuất giống và vùng chăn nuôi lớn, tập trung. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thú y trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm vật nuôi. II.2.2. Ngành chăn nuôi tỉnh Bắc Kạn nói chung Hiện nay, ngành chăn nuôi tỉnh Bắc Kạn chủ yếu phát triển theo hướng nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình, ngoài ra còn có chăn nuôi theo hình thức trang trại với quy mô nhỏ và vừa tuy nhiên số lượng còn ít. Toàn tỉnh hiện nay mới chỉ có 22 trang trại, gia trại chăn nuôi (trong đó có 03 trang trại nuôi trâu bò, 12 trang trại nuôi lợn, 5 trang trại chăn nuôi gia cầm và 2 trang trại nuôi đà điểu). Xu hướng chung trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh hiện nay là kết hợp phương thức chăn nuôi theo kinh nghiệm truyền thống với kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc tiên tiến trên cơ sở đầu tư thiết bị kỹ thuật và tiến bộ khoa học công nghệ mới. Cơ cấu ngành chăn nuôi hiện nay đã bước đầu có sự chuyển dịch về hình thức tổ chức sản xuất và phương thức chăn nuôi. Đó là quá trình chuyển từ chăn nuôi quảng canh, quy mô nhỏ, manh mún sang phương thức chăn nuôi bán công nghiệp tiến lên phương thức chăn nuôi công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Theo số liệu thống kê của các địa phương và Ngành Nông nghiệp, trong giai đoạn 2010 - 2013, tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh có nhiều biến động do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh và giá cả thị trường. 9 tháng đầu năm 2013, tổng đàn đại gia súc (trâu, bò, ngựa) có 76.473 con, đạt 109% KH năm, so với cùng kỳ năm 2013 tăng 2%; tổng đàn lợn có 196.796 con, đạt 80% KH; tổng đàn gia cầm có 1.321.320 con. Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về chăn nuôi, thú y ở tỉnh Bắc Kạn được thực hiện chặt chẽ. Tại cấp tỉnh có Chi cục Thú Y trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cấp huyện có Trạm Thú y, trạm kiểm dịch; cấp xã có Thú y viên cơ sở. Các cơ quan chuyên môn thường xuyên giám sát chặt chẽ tình hình phát triển, công tác chăm sóc, tiêm phòng đối với đàn vật nuôi, kịp thời xử lý khi phát sinh dịch bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh những bước chuyển dịch phù hợp, ngành chăn nuôi của tỉnh hiện vẫn còn những vấn đề đáng lưu tâm. Công tác giống mặc dù đã có có chuyển biến tích cực thông qua thực hiện các chương trình, dự án, mô hình khuyến nông song nhiều địa phương vẫn chưa quản lý được nguồn cấp giống, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi quy mô hộ chủ yếu tận dụng sản phẩm say xát lương thực dẫn đến sức khỏe, sự tăng trưởng của đàn vật nuôi không đảm bảo. Công tác giết mổ chủ yếu là thủ công nhỏ lẻ, phân tán, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh; chưa có cơ sở giết mổ tập trung quy mô công nghiệp và bán công nghiệp. Nhìn tổng thể, ngành Chăn nuôi địa phương bước đầu đã phát triển song vẫn còn mang tính tự phát, số hộ nuôi quy mô nhỏ, phân tán và nuôi thả rông vẫn còn phổ biến, gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh. Tập quán chăn nuôi lạc hậu, sử dụng con giống năng suất thấp kỹ thuật chăm sóc hạn chế nên giá trị kinh tế mang lại không cao. Công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại và môi trường đã được cải thiện đáng kể, song các giải pháp kiểm soát thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm còn khá bất cập. Để phát triển ngành chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa, bài toán đặt ra cho địa phương là cần giải quyết triệt để những tồn tại, bất cập từ quy mô, phương thức chăn nuôi cho đến thói quen, tập quán sản xuất, thay đổi tư duy nhận thức và phương pháp sản xuất của người dân. Định hướng và giải pháp phát triển Ngành chăn nuôi Với mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa với một cơ cấu hợp lý, tập trung quy mô lớn, tạo ra bước đột phá về phương thức và kỹ thuật chăn nuôi cũng như trong khâu giết mổ và tiêu thụ sản phẩm; nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, tạo ra năng suất và sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng định hướng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trong những năm tiếp theo. Đối với chăn nuôi tập trung trang trại và gia trại, từng bước giảm dần hình thức chăn nuôi phân tán, tận dụng chuyển sang chăn nuôi thâm canh bán công nghiệp. Theo đó, quy mô trang trại được xác định cho gia cầm từ 1.000 con trở lên. Dự kiến đến năm 2015, toàn tỉnh có hơn 40 trang trại, gia trại và đến năm 2020 con số này tăng lên là 80. Địa điểm bố trí chăn nuôi gia cầm tập trung tại các sườn đồi, chân núi, các thung lũng tại các huyện Chợ Mới, Chợ Đồn, Na Rỳ, Ba Bể. Để thực hiện được mục tiêu đặt ra, Ngành Nông nghiệp tỉnh đã đề ra một số giải pháp cụ thể về giống, thức ăn, kỹ thuật, thú ý, chính sách từ nay đến năm 2015. Theo đó: Khuyến khích việc đầu tư phát triển con giống địa phương; nhập và nuôi dưỡng một số giống ngoại nhập, sản xuất con lai thương phẩm có năng suất, chất lượng cao, có cơ chế hỗ trợ phù hợp để nhân rộng trên địa bàn.    Bố trí kinh phí cho đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi; áp dụng các chính sách vay vốn ưu đãi, hỗ trợ kinh phí tiêm phòng vacxin, công tác chống dịch và tiêu hủy vật nuôi cho các hộ gia đình; biểu dương những cá nhân, gia đình tiêu biểu trong sản xuấ; đồng thời có phương án điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch phát triển chăn nuôi sát với thực tế và khả thi hơn. Tăng cường công tác tiêm phòng vacxin đối với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; đầu tư trang thiết bị chuẩn đoán và nâng cao chất lượng cán bộ thú y, củng cố mạng lưới thú y cơ sở, tăng cường công tác quản lý giám sát dịch bệnh, kiểm soát giết mổ. Tỉnh Bắc Kạn hiện đã có Quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường theo phương thức chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, phát triển bền vững. Tại các địa phương, các nông hộ được khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại theo mô hình khép kín từ chuồng trại, giống, thức ăn, hệ thống xử lý chất thải, phòng chống dịch bệnh để sản phẩm chăn nuôi đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thú y. Ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển theo đúng định hướng cần thiết phải có cơ chế chính sách, chế tài đủ mạnh để không chỉ quản lý chặt chẽ công tác thú y, phát triển chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn khuyến khích thu hút các tổ chức doanh nghiệp tư thương tham gia vào hệ thống phát triển chăn nuôi chung của tỉnh dưới sự kiểm soát chặt chẽ của ngành chuyên môn và các cơ quan chức năng quản lý nhà nước./. II.2.3. Vùng thực hiện dự án Vị trí địa lí Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc. Phía Đông giáp Lạng Sơn. Phía Tây giáp Tuyên Quang. Phía Nam giáp Thái Nguyên. Phía Bắc giáp Cao Bằng. Tỉnh có vị trí quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng. Bắc Kạn là tỉnh nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng - trục quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Chính quốc lộ 3 chia lãnh thổ thành 2 phần bằng nhau theo hướng Nam - Bắc, là vị trí thuận lợi để Bắc Kạn có thể dễ dàng giao lưu với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh của Trung Quốc ở phía Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội cũng như các tỉnh của vùng Đồng bằng sông Hồng ở phía Nam. Vị trí của tỉnh có địa hình núi cao, lại ở sâu trong nội địa nên gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hoá với các trung tâm kinh tế lớn cũng như các cảng biển. Mạng lưới giao thông chủ yếu trong tỉnh chỉ là đường bộ nhưng chất lượng đường lại kém. Chính vị trí địa lí cũng như những khó khăn về địa hình đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh. Về mặt an ninh quốc phòng, Bắc Kạn là một trong những tỉnh từng là căn cứ cách mạng của Việt Nam. Địa hình Bắc Kạn có địa hình đa dạng, phức tạp, chủ yếu là đồi và núi cao. Địa hình Bắc Kạn có thể chia làm 3 khu vực: Khu vực phía Đông sừng sững các dãy núi kéo dài tít tắp của cánh cung Ngân Sơn, cánh cung liên tục nhất, điển hình nhất ở vùng Đông Bắc. Đây là dãy núi cao có cấu tạo tương đối thuần nhất. Về kinh tế, địa hình nơi đây chủ yếu thuận lợi phát triển lâm nghiệp. Khu vực phía Tây cũng là khối núi cao chót vót trên lãnh thổ Bắc Kạn. Cấu tạo chủ yếu của núi là đá phiến thạch anh, đá cát kết và đá vôi có lớp dày nằm trên đá kết tinh cổ. Khu vực trung tâm dọc thung lũng sông Cầu có địa hình thấp hơn nhiều. Đây là một nếp lõm được cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến, đá vôi, đá sét vôi có tuổi rất cổ, nhưng đá vôi không nhiều. Địa hình nơi đây thích hợp phát triển nông nghiệp, giao thông. Khí hậu Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có sự phân hoá theo độ cao của địa hình và hướng núi. Với chế độ nhiệt đới gió mùa, một năm ở Bắc Kạn có hai mùa rõ rệt: mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 – 25% tổng lượng mưa trong năm, tháng mưa ít nhất là tháng 12. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 - 220C, nhiệt độ thấp tuyệt đối -0,10C ở thị xã Bắc Kạn và -0,60C ở Ba Bể, -20C ở Ngân Sơn, gây băng giá ảnh hưởng lớn đến cây trồng, vật nuôi. Số giờ nắng trung bình của tỉnh là 1400 - 1600 giờ. Lượng mưa trung bình năm ở mức 1400 - 1600mm và tập trung nhiều vào mùa hạ. Độ ẩm trung bình trên toàn tỉnh là 84%. Bắc Kạn có lượng mưa thấp so với các tỉnh Đông Bắc do bị che chắn bởi cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông Bắc và cánh cung Sông Gâm ở phía Tây Nam. Khí hậu Bắc Kạn có sự phân hoá theo mùa. Mùa hạ nhiệt độ cao, mưa nhiều. Mùa đông nhiệt độ thấp, mưa ít và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhìn chung, khí hậu của tỉnh có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp cũng như phát triển một số cây nông phẩm cận nhiệt và ôn đới. Bên cạnh những thuận lợi, Bắc Kạn cũng có nhiều khó khăn do khí hậu như sương muối, mưa đá, lốc... làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động kinh tế trong tỉnh. Sông ngòi Mạng lưới sông ngòi Bắc Kạn tương đối phong phú nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thuỷ chế thất thường. Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Cầu. Sông ngòi có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân tỉnh Bắc Cạn. Trong một chừng mực nhất định, sông ngòi là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nông nghiệp và ngư nghiệp. Do yếu tố địa hình nên các sông đa số ngắn, dốc, thuận lợi cho việc phát triển thủy điện cũng như thu hút khách du lịch bằng những cảnh quan đẹp, hùng vĩ. Ngoài hệ thống sông ngòi, Bắc Kạn còn nổi tiếng với hồ Ba Bể. Đây là một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất nước ta, được hình thành từ một vùng đá vôi bị sụt xuống do nước chảy ngầm đã đục rỗng lòng khối núi. Diện tích mặt hồ khoảng 500ha, là nơi hợp lưu của ba con sông Ta Han, Nam Cương và Cho Leng. Hồ có ba nhánh thông nhau nên gọi là ba Bể. Đây là một địa điểm có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch của tỉnh. Tài nguyên thiên nhiên Đất Bắc Kạn có nhiều loại đất khác nhau. Nhiều vùng có tầng đất khá dầy, hàm lượng mùn tương đối cao, đặc biệt một số loại đất là sản phẩm phong hoá từ đá vôi, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Nói chung, cùng với khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đất đai trong tỉnh còn khá tốt và là cơ sở quan trọng để phát triển nông – lâm nghiệp. Về cơ cấu sử dụng đất, diện tích được khai thác hiệm chiếm hơn 60%, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp. Hiện diện tích chưa sử dụng còn khá lớn. Rừng Diện tích rừng tự nhiên của Bắc Kạn vào loại lớn nhất trong các tỉnh vùng Đông Bắc (95,3% diện tích). Tài nguyên rừng của tỉnh khá đa dạng, phong phú. Ngoài khả năng cung cấp gỗ, tre, nứa còn nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm, có giá trị và được coi là một trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật của vùng Đông Bắc. Hệ động vật của tỉnh Bắc Kạn có giá trị tự bảo tồn nguồn gen cao với nhiều loại đặc hữu và quý hiếm. Về thực vật, qua điều tra cho thấy tỉnh Bắc Kạn có 280 loài thực vật, trong đó có 300 loài gỗ, 300 loài cây thuốc, 52 loài đã đưa vào sách đỏ Việt Nam. Khoáng sản Tài nguyên khoáng sản Bắc Kạn tương đối phong phú, đa dạng. Trong lòng đất khá giàu kim loại màu và kim loại đen Đây là một trong những thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp khai thác nói riêng. Tỉnh cũng có các khoáng sản khác như sắt, mănggan, ăngtimon, vật liệu xây dựng và đá quý. Hệ thống núi thấp và trung bình thuộc cánh cung sông Gâm có các loại đá xâm nhập granít, rhyonít, granít haimica và các loại phiến biến chất, thạch anh quắczít, đá sừng Cánh cung Ngân Sơn có các loại granít, rhyonít, phiến sét, thạch anh, đá vôi Khối núi đá vôi Kim Hỷ có tuổi cácbon - pecmi màu xám trắng có cấu tạo kiểu khối, hiểm trở và những biến chất khu vực. Vùng núi thấp phía nam tỉnh là nơi quy tụ nhiều dãy núi cánh cung nên có nhiều loại đá trầm tích có kết cấu hạt mịn, hạt thô và đá mắcma. II.3. Căn cứ pháp lý Báo cáo đầu tư được xây dựng trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau : Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật đầu tư số 67/2014/QH1 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Bảo Vệ Môi Trường Số: 55/2014/QH130020 ngày 23 tháng 06 năm 2014 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 và Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất; Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày  14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ vê quy hoạch bảo vệ môi trường , đánh giá môi trường chiến ược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm 2015 và thay thế Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng  Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm 2015 và thay thế Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng  Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Căn cứ các pháp lý khác có liên quan; II.4. Kết luận sự cần thiết đầu tư Do thực trạng ngành chăn nuôi của nước ta còn ở mức độ thấp (chăn nuôi nhỏ bé, phân tán, theo tập tục quảng canh, chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nên sản lượng trong chăn nuôi đạt rất thấp). Trong khi đó nhu cầu thực phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ngày càng cần một khối lượng lớn hơn. Do vậy cung không đủ cầu nên việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của Trang trại trong những năm tới là rất khả quan. Bên cạnh đó, với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên như đất đai rộng, màu mỡ; khí hậu trong lành và mát mẻ; lao động dồi dào và có năng lực cao ngày một đông; phương tiện và mạng lưới giao thông hoàn chỉnh; hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp nên đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển của tỉnh đặc biệt là ngành nông nghiệp và trong đó ngành chăn nuôi cũng giữ vai trò rất quan trọng. Mặc dù trong những năm qua thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ngành chăn nuôi Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể. Tuy nhiên sự phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường. Ngành chăn nuôi lợn cả nước nói chung và tỉnh Bắc Kan nói riêng vẫn còn những khó khăn tồn tại: quy mô trang trại còn nhỏ lẻ, phân tán, tự phát, chưa có sự tập trung, trình độ chuyên môn hạn chế, dịch bệnh, sản phẩm thường bị ép giá, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay còn chậm, các quy định của nhà nước về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả và chất lượng thức ăn lợn còn nhiều bất cậpHơn nữa, do có quy mô nhỏ lẻ, phân tán, chưa được đặt trong quy hoạch vùng cụ thể, nên gặp nhiều khó khăn, như vướng mắc về các vấn đề môi trường, pháp lý cũng như sự phản ứng của nhân dân trong khu vực do ảnh hưởng đến dân sinh. Do đó, khả năng cung cấp cho thị trường còn rất nhiều hạn chế. Trên cơ sở các thông tin đã phân tích ở trên, có thể thấy rằng Dự án được thành lập hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng như chính sách và đường lối đổi mới phát triển của tỉnh Bắc Kạn Việc đầu tư xây dựng Dự án tại địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo của địa phương nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung, đồng thời tạo đà phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh, đóng góp đáng kể vào tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Dự án được thực hiện hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và Nhà nước. Việc đầu tư xây dựng “Trại lợn giống và lợn thịt siêu nạc ” là hoàn toàn phù hợp với các điều kiện khách quan và chủ quan trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động địa phương, đem lại nhiều hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội cho tỉnh Bắc Kạn nói riêng và cho cả nước nói chung. II.5. Mục tiêu đầu tư - Xây dựng 1 tổ hợp gồm: Trang trại lợn nái giống 300 con; Trang trại lợn thịt 2.000 con; - Phát triển chăn nuôi lợn để tăng hiệu quả các nguồn nguyên liệu, phế phụ phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội và xuất khẩu. - Phát triển chăn nuôi lợn phải gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế tổng hợp của tỉnh Bắc Kạn. - Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Bắc Kạn cũng như cả nước. - Dự án đi vào hoạt động tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho người dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại địa phương. II.6. Nhiệm vụ của dự án - Tăng tỷ lệ hộ giàu nhờ phát triển ổn định chăn nuôi trang trại, là ngành sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả cao. Tạo việc làm do tăng quy mô chăn nuôi nên giảm được hộ nghèo. - Tính chất sản xuất công nghiệp và ứng dụng các công nghệ nuôi theo hướng công nghệ cao trong chăn nuôi ở các trang trại sẽ đóng góp tích cực vào xúc tiến lộ trình CNH, HĐH phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện. - Đời sống đảm bảo, người lao động có việc làm, thu nhập ổn định sẽ giúp ổn định an ninh nông thôn. - Cung cấp sản phẩm thịt tươi cho nhu cầu tiêu dùng, cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến. - Đưa chăn nuôi trong các khu dân cư ra bên ngoài, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng và mỹ quan khu dân cư. - Khắc phục tình trạng ô nhiễm các khu dân cư, các cơ sở văn hóa, giáo dục y tế, các nguồn nước sinh hoạt. - Nước rửa chuồng sau khi được xử lý được sử dụng tưới vào mùa khô, phân hữu cơ bón cho cây trồng giúp nâng cao chất lượng các sản phẩm trồng trọt và tuổi thọ vườn cây lâu năm. Cây cối xanh tốt vào mùa khô sẽ góp phần cải thiện vi khí hậu ở các khu vực CNTT và có ích cho diện rộng. + Tăng độ phì nhiêu đất đai, cải thiện độ tơi xốp, tăng hàm lượng hữu cơ cho đất canh tác trên địa bàn huyện và các địa phương khác. + Nguồn khí biogas được sử dụng đun nấu, phát điện, là những nguồn năng lượng sạch, giúp hạn chế xả khí thải vào môi trường. CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN III.1. Địa điểm thực hiện dự án Dự án là một tổ hợp trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp sạch, tất cả hạng mục được xây dựng ở thôn Nà Ngài, xã Nông Thịnh, huyện Chợ Mới thuộc tỉnh Bắc Kạn. III.2. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng - Khi có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết “Trại lợn giống và lợn thịt siêu nạc” Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Bắc Kạn sẽ phối hợp với hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng của huyện Chợ Mới, Sở Tài nguyên & Môi trường Bắc Kạn... tiến hành đo đạc địa chính, kiểm đếm, lập phương án đền bù. - Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng sẽ kiểm điểm lập phương án đền bù đến từng chủ sử dụng đất. - Việc đền bù giải phóng mặt bằng được thực hiện dựa trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước, của tỉnh Bắc Kạn và đơn giá tại thời điểm tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng. III.2.1. Phương án bồi thường - Thành lập hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng của huyện Chợ Mới hợp với doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Hội đồng sẽ lập phương án đền bù, bồi thường đất chủ yếu bằng tiền theo đơn giá của UBND Tỉnh ban hành tại thời điểm đền bù. - Việc bồi thường phải đủ điều kiện và đúng quy cách về đối tượng: Tài sản được bồi thường phải đang tồn tại và đúng giá trị tài sản còn lại vào thời điểm bồi thường. - Thực hiện bồi thường phải đảm bảo công bằng, chính xác nhanh chóng tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất đảm bảo cuộc sống và sinh hoạt. - Việc bồi thường cây cối hoa màu được xác định theo từng loại cây trồng cụ thể đang sản xuất kinh doanh trên diện tích đất được bồi thường. III.2.2. Nguyên tắc giải phóng mặt bằng + Nguyên tắc đền bù - Việc đền bù chỉ được thực hiện 1 lần - Ưu tiên cho các đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng. - Người có đất bị thu hồi được đền bù bằng tiền theo từng trường hợp cụ thể do hội đồng đền bù GPMB xác định. + Giải quyết tranh chấp khiếu nại khi giải phóng mặt bằng - Mọi chanh chấp khiếu nại phải được giải quyết kịp thời. - Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đền bù thiệt hại, đơn khiếu nại sẽ không được chấp nhận. - Trong khi chờ giải quyết khiếu nại vẫn phải chấp hành quyết định di chuyển để giải phóng mặt bằng giao đất đúng thời hạn quy định của UBND Tỉnh. + Tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng - Thành lập hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng và tổ tư vấn giúp việc cho hội đồng. - Thành phần hội đồng GPMB và tổ tư vấn gồm đại diện của địa phương, đại diện của một số ban ngành chức năng của tỉnh và đại diện của chủ đầu tư. + Hoạt động của hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng - Sau khi có quyết định thành lập hội đồng đền bù GPMB, hội đồng sẽ tiến hành họp phân công nhiệm vụ các thành viên và thành lập tổ tư vấn. Tổ tư vấn có nhiệm vụ: + Điều tra xác minh lập hồ sơ từng lô đất, từng công trình, số hộ dân, nhân khẩu + Tính toán chi tiết khối lượng và số tiền đền bù cho từng đối tượng cụ thể. Lập bảng số khối lượng và số tiền đền bù. + Trên cơ sở kế hoạch, tiến độ thực hiện dự án và phương án đền bù kết hợp với điều tra thực tế và những yêu cầu chính đáng của đối tượng được đền bù, tổ công tác sẽ xâydựng phương án chi tiết về đền bù, giải phóng mặt bằng đúng theo chế độ chính sách trình UBND Tỉnh duyệt. + Quản lý kinh phí GPMB - Mức chi phí cho tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng và các chi phí khác có liên quan do Hội đồng đền bù GPMB tổng hợp trên cơ sở bảng dự toán của tổ công tác. - Kinh phí đền bù GPMB do chủ đầu tư cấp theo tiến độ trong phương án chi tiết về đền bù GPMB đã được UBND Tỉnh phê duyệt. III.3. Cấu phần và các hoạt động của dự án “Dự án Tổ hợp trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp sạch” bao gồm 2 hợp phần: + Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn nái (bầu) theo hướng công nghiệp công suất 300 con nái, làm lợn giống + Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi lợn thịt theo hướng công nghiệp công suất 2.000 heo thịt gồm trang trại. Kết hợp với nhà máy chế biến thức ăn và hệ thống quầy bán hàng, siêu thị bao tiêu thụ sản phẩm của trang trại. Nhà máy chế biến thức ăn lợn Trang trại chăn nuôi lợn nái + lợn thịt Nhà máy giết mổ lợn + Chế biến thực phẩm Hệ thống quầy bán hàng thịt lợn sạch tại các điểm dân cư TỔ HỢP III.4. Nhân sự dự án Đội ngũ quản lý và nhân sự dự kiến của dự án gồm 23 người, trong đó: Giám đốc trang trại 1 người Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động trong trang trại, liên hệ với nhà phân phối và có kế hoạch kinh doanh của toàn trang trại Trưởng trại 1 người Chịu trách nhiệm quản lý các công việc tại trại Kế toán 2 người Chịu trách nhiệm về thu – chi theo đúng kế hoạch và phương án kinh doanh và chịu trách nhiệm về tính toán tiền lương cho nhân viên Nhân viên kỹ thuật 2 người Chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến kỹ thuật tại trang trại. Bảo vệ 2 người Chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài sản của trang trại. Công nhân chăn nuôi lợn 15 người III.5. Tiến độ thực hiện dự án Thời gian hoạt động của dự án là 15 năm. Dự án bắt đầu xây dựng từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào sử dụng dần đến tháng 01 năm 2017 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN IV.1. Trang trại chăn nuôi lợn IV.1.1. Giải pháp kỹ thuật Nguyên tắc xây dựng công trình Các hạng mục công trình sẽ được bố trí theo những nguyên tắc sau: + Bố trí thuận tiện cho việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong khu vực dự án. + Thuận tiện cho việc phát triển, mở rộng dự án sau này. + Tiết kiệm đất xây dựng nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng của các khu trại chăn nuôi. + Tuân thủ các quy định về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng của địa phương và Nhà Nước ban hành. + Tạo dáng vẻ kiến trúc phù hợp với cảnh quan của khu chăn nuôi tập trung. Về mặt kiến trúc, các trại trong cơ sở sẽ được thiết kế như sau: - Mái trại: + Lợp tole sóng vuông màu, dày 0.42mm, khổ 1.7m + Vì kèo thép hình V40x40x4, bản mã dày 8mm + Xà gồ thép hình C40x80x2.5, khoảng cách a=900 + Sườn trần ngang la phông thép hộp 30x30x3 + Sườn trần dọc la phông thép hộp 30x20x1.5 + Đóng trần la phông tole lạnh màu, dày 0.42mm - Nền: + Bê tông đá 1x2 mác #200, dày 100 mm +Vữa láng nền tạo bề mặt nhám chống trượt + Độ dốc: 3% Yêu cầu kỹ thuật khi xây dựng Dự án - Đối với trại lợn nái: Chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Cách ly với môi trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nuôi dưỡng chăm sóc đàn lợn được tốt, tăng năng suất lao động đạt hiệu quả kinh tế cao. - Đối với trại lợn: Chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ thoáng mát, ấm áp trong mùa Đông và thoáng mát trong mùa Hè. Hạn chế tối đa việc tắm lợn và rửa chuồng, chuồng phải luôn khô ráo nhưng vẫn phải đảm bảo thoáng mát, để giảm tối đa các bệnh về hô hấp. Cách ly phần nào với môi trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn được tốt hơn. - Đảm bảo các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh, lao động và phòng cháy chữa cháy. Hạng mục công trình Stt Số lượng Đơn vị 1 Nhà heo nái đẻ 1 nhà 2 Nhà cai sữa 1 nhà 3 Nhà nuôi heo thịt 1 nhà 4 Nhà cách ly 2 nhà 5 Nhà bảo vệ 1 nhà 6 Nhà để xe 1 nhà 7 Bể nước sinh hoạt 1 Bể 8 Nhà sát trùng 2 nhà 9 Nhà điều hành 1 nhà 10 Nhà máy phát điện 1 nhà 11 Nhà nghỉ trưa 1 nhà 12 Kho cám heo 1 nhà 13 Bệ xuất nhập heo 1 Bể 14 Bể chứa nước 360 m3, tháp nước 40m3 1 Bể 15 Silo cám 8 Bể 16 Hầm Biogas 1 Hầm 17 Ao xử lý nước thải 2 Ao 18 Nhà để phân 1 nhà 19 Sân phơi phân 1 Sân 20 Hố phân hủy rác 2 Hố 21 Kho để dụng cụ 1 nhà 22 Chi phí sửa chữa nâng cấp đường 5km 5 km 23 Chi phí san gạt mặt bằng 1 MB 24 Chi phí khoan 3 giếng khoan công nghiệp 3 Giếng 25 Chi phí xây tường rào bao quanh trại 1 bộ 26 Chi phí sân đường bê tông trong trang trại 1 ht 27 Chi phí đường điện 35kv và 1 trạm biến áp 1 ht IV.1.2. Hình thức chăn nuôi Một trong những bước đầu tiên quan trọng trong việc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản đạt năng suất cao đó chính là công tác chọn lọc và nuôi dưỡng lợn nái hậu bị. Vì vậy cần phải tuyển lựa và chăm sóc những nái làm hậu bị đúng cách thì mới phát huy hết sức sinh trưởng, sinh sản trong tương lai. 1. Chọn lọc và theo dõi lợn nái đẻ + Chọn lợn: Chọn lựa lợn lúc 60 đến 70 ngày tuổi dựa trên các chỉ tiêu về ngoại hình, sự tăng trưởng và sức khỏe. Thời kỳ này tuyển chọn cũng dựa vào sức sinh trưởng, sự phát triển tầm vóc. Nếu có các dị tật sẽ dễ dàng nhận ra. Ta có thể so sánh xếp cấp phê điểm theo tiêu chuẩn định sẵn bên dưới. Bảng tiêu chuẩn ngoại hình của lợn nái hậu bị (Nguồn: www.vcn.vn) Stt Bộ phận Ưu điểm 1 Đặc điểm giống, thể chất, lông da Đặc điểm giống biểu hiện rõ. Cơ thể phát triển cân đối, chắc chắn, khỏe mạnh, mập vừa phải. Lông da bóng mượt. Tính tình nhanh nhẹn nhưng không hung dữ. 2 Vai và ngực Vai nở đầy đặn, không xuôi hẹp. Ngực sâu rông, không lép. 3 Lưng sườn và bụng Lưng thẳng, dài vừa phải, sườn sâu, tròn. Bụng không sệ. Bụng và sườn kết hợp chắc chắn. 4 Mông và đùi sau Mông tròn, rộng và dài vừa phải. Đùi đầy đặn, ít nhăn. 5 Bốn chân Bốn chân tương đối thẳng, không quá to nhưng cũng không quá nhỏ. Khoảng cách giữa 2 chân trước và hai chân sau vừa phải. Móng không tè. Đi đứng tự nhiên. Đi bằng móng chân. 6 Vú và bộ phận sinh dục Có 12 vú trở lên, khoảng cách giữa các vú đều nhau. Bộ phận sinh dục đầy đặn, phát triển tốt. Giai đoạn từ 7 đến 10 tháng tuổi: Đây là giai đoạn quyết định sự chọn lọc cuối cùng. Ngoài những yếu tố ngoại hình đã được đề cập ở trên, thời điểm này cần chú ý đến những biểu hiện động dục lần đầu, cường độ động dục lần đầu mạnh hay yếu, lộ rõ hay âm thầm. Điều này sẽ cho thấy khả năng phát dục của nái trong tương lai (nái quá mập, bộ vú xấu, quá nhút nhát hay quá hung dữ, không biểu lộ động dục đến 10 tháng thì nên loại thải). + Dinh dưỡng - Lợn từ giai đoạn cai sữa đến 70 - 90 kg cho ăn tự do theo chương trình dinh dưỡng dành cho lợn con. Khi đạt 70 - 90 kg trở lên thì chuyển qua sử dụng thức ăn cho lợn nái nuôi con tới thời điểm phối giống thì dừng. Vì đây là giai đoạn lợn hậu bị phát triển khung xương, hình dáng nên cần dinh dưỡng tối đa để tạo ra lợn hậu bị đẹp, khung xương chậu phát triển tốt tránh tình trạng sau này lợn khó đẻ do quá mập hoặc quá ốm. - Thức ăn phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cho nhu cầu của lợn trong giai đoạn này. Trước khi cho lợn ăn cần phải kiểm tra thức ăn để tránh tình trạng nấm mốc, độc tố, hoocmon kích thích tăng trưởng, melanine... Độc tố trong thức ăn được coi là kẻ thù giấu mặt vì thường không có những biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài nhưng lại có ảnh hưởng tới việc phát dục của hậu bị như: chậm động dục, buồng trứng không phát triển, trường hợp nặng hơn là vô sinh, thậm chí làm lợn bị ngộ độc. + Môi trường nuôi dưỡng - Chuồng nuôi lợn hậu bị phải thoáng mát, có độ dốc để thoát nước dễ dàng, có độ nhám vừa đủ, không trơn trợt hay gồ ghề vì sẽ làm hư móng. Thiết kế chuồng sao cho lợn không bị lạnh vào mùa đông, không bị nóng vào mùa hè. - Không nuôi nhốt quá chật hẹp, nếu nuôi chung cần chú ý đến sự tương đương tầm vóc. - Thời gian chiếu sáng cần thiết trong ngày của chuồng nuôi lợn hậu bị là 16 giờ. - Cho lợn hậu bị tiếp xúc với nọc vào khoảng 150 ngày tuổi, nên chọn nọc có kinh nghiệm và tính hăng cao và cho tiếp xúc 10 - 15 phút mỗi ngày. - Tuổi phối giống là 7.5 - 8 tháng sau lần lên giống thứ 2. Độ dày mỡ lưng 20 - 22 mm, trọng lượng là 120 - 130 kg. + Công tác thú y: - Trước khi phối giống 2 - 3 tuần cần phải thực hiện chương trình vaccine. Chương trình tiêm phòng được khuyến cáo như sau: Dịch tả, Lở mồm long móng, Giả dại, Parvovirus, có thể tiêm vaccine: PRRS, Circovirus Typ2 ( không bắt buột ) - Tẩy ký sinh trùng: Ivermectin, Doramectin - Kháng sinh: để tránh ảnh hưởng về sau ta nên định kỳ sử dụng (trộn vào trong thức ăn) để phòng ngừa triệt để bệnh ho và viêm phổi. 2. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn đực giống Hiệu quả chăn nuôi của một trang trại phụ thuộc vào các yếu tố chính như con giống, chi phí thức ăn, chi phí quản lý, chi phí thú y... Trong đó yếu tố con giống đóng vai trò cơ bản nhất vì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc cải thiện khả năng sản xuất của thế hệ sau. Với tình hình hiện nay khi mà giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng, để đóng góp vào việc cắt giảm chi phí thức ăn và nâng cao hiệu quả chăn nuôi thì cần phải quan tâm đến con giống nhiều hơn nữa. Một con lợn đực giống tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một con nái tốt, nhất là trong điều kiện hiện nay đang áp dụng phổ biến kỹ thuật gieo tinh nhân tạo. Cụ thể, mỗi năm một con đực giống tốt có thể truyền những thông tin di truyền về các tính trạng kinh tế như: tăng trọng bình quân/ngày (ADG) cao; tiêu tốn thức ăn (FCR) thấp... cho hàng ngàn con ở thế hệ sau, trong khi một nái tốt chỉ có thể truyền cho khoảng 20 lợn con mà thôi. Do đó để nuôi dưỡng và khai thác sử dụng thành công lợn đực giống thì người chăn nuôi cần chú ý những yếu tố sau: + Chọn lợn: a. Chọn giống lợn: Việc chọn giống phụ thuộc vào những yếu tố sau: - Chất lượng của giống: cần chọn giống lợn mang đặc tính cải tiến cao, năng suất vượt trội so với những giống lợn trước. - Thị hiếu của người chăn nuôi lợn nái trong khu vực bao gồm màu sắc da lông của đực giống, tính chất phù hợp của giống có phù hợp không, khả năng đáp ứng nhu cầu cải tiến. - Hiểu rõ nguồn gốc của đàn lợn nái trong khu vực để có chương trình phối giống hoặc gieo tinh cho phù hợp, phòng ngừa xảy ra hiện tượng đồng huyết hoặc cận huyết làm ảnh hưởng xấu đến năng suất của đàn lợn. - Ngoài ra phải dựa vào cơ sở vật chất và trình độ kỹ thuật chăn nuôi mà trại mình hiện có. b. Chọn lợn giống Chọn lợn giống cần dựa vào đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, phát dục, năng suất, gia phả và qui trình nuôi. - Căn cứ vào ngoại hình, thể chất: Chọn con khoẻ mạnh và tốt nhất trong đàn. Hình dáng màu sắc đúng với giống cần chọn. Thể chất cân đối, vai lưng rộng, mông nở, chân cao thẳng, to khỏe, rắn chắc, đi bằng móng (không đi bàn). Tuyệt đối không chọn những con đực có chân đi xiêu vẹo, dị dạng khác thường (vòng kiềng, chân quá hẹp, yếu). Chọn lợn đực có vú đều và cách xa nhau, có ít nhất 6 cặpvú trở lên, dịch hoàn phát triển đều hai bên, bộ phận sinh dục không dị tật. - Căn cứ vào khả năng sinh trưởng, phát dục: Đảm bảo tiêu chuẩn của phẩm giống theo từng giai đoạn nhất định. - Căn cứ vào năng suất: Dựa vào các chỉ tiêu sau: Tốc độ tăng trọng (ADG), độ dày mỡ lưng (BF), tiêu tốn thức ăn (FCR), tỷ lệ nạc, thành phần thân thịt, chất lượng thịt: màu sắc, mùi vị, cảm quan.. - Căn cứ vào gia phả: Việc xem lý lịch ông bà, cha mẹ là rất cần thiết. Những quy định tiêu chuẩn cho dòng cha mẹ giống tốt là nhiều nạc, ít mỡ, độ dày mỡ lưng mỏng (dưới 3 cm), dài đòn, đùi và mông to, tỉ lệ thịt xẻ trên 55%. Chọn từ đàn có lợn mẹ đẻ sai từ 10 - 12 con/lứa, trọng lượng sau cai sữa đạt 15 kg trở lên ở 45 ngày tuổi, thức ăn tiêu tốn ít từ 3,2 - 3,5 kg thức ăn/kg tăng trọng, phàm ăn, chịu đựng tốt với khí hậu nóng, ẩm ở địa phương. Lượng tinh dịch mỗi lần xuất 15 đến 50cc. - Căn cứ vào qui trình nuôi: lợn giống phải được nuôi theo qui trình kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt để phòng ngừa dịch bệnh lây lan trong khu vực như dịch tả, thương hàn, suyễn, sảy thai truyền nhiễm... * Lưu ý: Sau khi đã chọn được lợn đực làm giống thì chất lượng sản xuất của lợn đực giống phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chọn lọc ở giai đoạn hậu bị và ngay cả trong giai đoạn làm việc. Việc chọn lọc và loại thải kịp thời những lợn đực giống không đạt yêu cầu sẽ giúp người chăn nuôi giảm rất đáng kể chi phí đầu tư cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc. Nên người chăn nuôi cần tiến hành đánh giá và chọn lọc lợn đực giống ở 2 giai đoạn quan trọng sau: + Giai đoạn 1: Khi lợn bắt đầu phát dục: Khoảng 3,5 - 4 tháng tuổi, trọng lượng khoảng 40 - 60 kg, tùy theo giống ngoại hay lai. Tiến hành kiểm tra ngoại hình, tốc độ tăng trưởng, bệnh tật.. + Giai đoạn 2: Khi lợn bắt đầu phối giống: tiến hành kiểm tra ngoại hình, tinh hoàn, tính dục, tính tình... Qua các lần kiểm tra như vậy chỉ chọn lại những con đực có ngoại hình và sức khỏe tốt, tính dục mạnh, tính tình dễ huấn luyện. 3. Dinh dưỡng cho đực giống Có 2 chỉ tiêu được chú ý nhiều nhất trong dinh dưỡng nói chung đó là protein thô và năng lượng. Đối với lợn đực giống thì việc định mức lượng protein thô và năng lượng ăn vào là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian sử dụng lợn đực giống. Ta có thể chia làm 3 giai đoạn dinh dưỡng khi nuôi lợn đực giống như sau: a. Giai đoạn 1: (từ khoảng 30 - 50 kg) Giai đoạn này cần cho lợn đực lớn nhanh, phát triển tốt khung xương và các cơ quan sinh dục. Vì vậy đòi hỏi thức ăn phải có chất lượng cao, cho ăn tự do. Giai đoạn này cần chú ý đến nhiều các khoáng chất của thức ăn (một số khoáng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển tính dục của lợn đực giống như: selen, kẽm, mangan, iot). b. Giai đoạn 2: (từ khoảng 50 kg đến khi phối giống) Giai đoạn này lợn đực giống phát triển nhanh các mô mỡ gây nhiều bất lợi trong quá trình sử dụng đực giống như: sự di chuyển để phối giống hoặc lấy tinh gặp khó khăn, mỡ dư sẽ tích tụ quanh các cơ quan nội tạng dẫn đến quá trình tiêu hóa và sử dụng thức ăn kém gây thiếu dưỡng chất cho quá trình hình thành tinh dịch và sản sinh tinh trùng, và mỡ dư này cũng sẽ tích tụ quanh các tuyến nội tiết, trong đó có tuyến não thùy và tuyến thượng thận (2 tuyến nội tiết có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tính dục của đực giống), mỡ ức chế hoạt động của các tuyến này, gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của đực giống. Vì vậy để phòng ngừa mập mỡ thì ở giai đoạn này cần phải cho ăn định lượng, bên cạnh đó cũng cần chú ý nhiều đến hàm lượng và chất lượng của đạm và các acid amin. c. Giai đoạn 3: (giai đoạn khai thác) Việc định mức lượng protein thô và năng lượng ăn vào là rất cần thiết. Dựa vào bảng dưới đây, ta có thể định mức 2 chỉ tiêu ấy cho một lợn đực giống ăn vào trong 1 ngày đêm như sau: Giống Trọng lượng (Kg) Năng lượng – ME (Kcal) Protein thô - CP (gram) Giống lợn nội 61 - 70 5.000 352 71 - 80 6.000 384 81 - 90 6.250 400 Giống lợn ngoại 140 - 160 9.000 600 167 - 180 9.500 633 181 - 200 10.000 667 201 - 250 11.500 767 Ở giai đoạn này cũng cần chú ý đến kết quả của các lần phối giống để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thích hợp. Ngoài ra nên định kỳ bổ sung premix vitamin E cho đực giống. 4. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng Đực giống Muốn nâng cao số lượng và chất lượng tinh dịch, ngoài nuôi dưỡng tốt cần phải có chế độ chăm sóc hợp lý. Cụ thể như sau: - Chuồng trại phải thật khô ráo, sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, được xây dựng ở một khu riêng biệt, xa chuồng lợn nái, bố trí trước hướng gió so với chuồng lợn nái sinh sản. Chuồng có thể làm 1 dãy hoặc 2 dãy, diện tích bình quân khoảng 6m2/1 lợn đực giống. - Nên cho lợn đực vận động thường xuyên để có thân thể chắc khỏe và khả năng nhảy giá tốt, nâng cao phẩm chất tinh dịch, tăng tính hăng, tăng quá trình trao đổi chất, bụng gọn, chân khỏe, tránh béo phì. Cần có chế độ vận động thích hợp tùy theo điều kiện khí hậu thời tiết và mức độ ăn uống mà có sự thay đổi. Trước mùa chuẩn bị giao phối nên cho đực giống tăng cường vận động, trong mùa sử dụng giao phối nên cho lợn vận động vừa phải. - Thời tiết mát mẽ sẽ ảnh hưởng lớn tới phẩm chất tinh dịch. Qua nghiên cứu cho thấy từ tháng 1 đến tháng 4 có nhiệt độ thích hợp (25ºC) là thời gian lợn đực có lượng tinh dịch cao, phẩm chất tinh dịch tốt, tỷ lệ thụ thai cao. Nên thường xuyên tám chải cho lợn luôn sạch, xịt mát bộ phận sinh dục, tránh để khí hậu hầm nóng làm xệ túi da dịch hoàn. Việc vệ sinh cho lợn đực sẽ làm tăng quá trình bài tiết, trao đổi chất, tăng cường các hoạt động về tính dục, tính thèm ăn, tránh được một số bệnh ngoài da, đồng thời qua đó ta dễ làm quen với lợn hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc huấn luyện và sử dụng. - Lịch tiêm phòng cho lợn đực giống: Số lần Vaccine 1 lần/năm Dịch tả 2 lần/năm FMD 2 lần/năm Aujeszky 2 lần/năm PRRS - Định kỳ kiểm tra phẩm chất tinh dịch, thể trạng và tình trạng sức khỏe của đực giống, từ đó ta có thể điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng chăm sóc cho hợp lý. Đối với những đực giống đã trưởng thành thì trọng lượng qua các tháng không thay đổi nhiều, nhưng với lợn đực còn non thì yêu cầu trọng lượng tăng dần ở các tháng đồng thời cơ thể phải rắn chắc, khỏe mạnh không được quá béo, quá gầy. Việc kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý hình thái của tinh dịch hàng ngày để phát hiện kịp thời những thay đổi về thể tích (V), màu sắc, mùi vị và hình dạng tinh trùng. Các chỉ tiêu cần kiểm tra định kỳ như: + Thể tích một lần xuất tinh: trung bình mỗi lần xuất tinh đối với lợn ngoại từ 200 - 300 ml. + Nồng độ (C): số tinh trùng trong mỗi cm3 là 100.000.000 đến 3000.000.000 + Hoạt lực (A): số tinh trùng tiến thẳng phải trên 75% Nếu kiểm tra màu tinh thấy đục trắng như sữa thì đó là chứa nhiều tinh trùng, trắng trong là chứa ít tinh trùng, nếu tinh có màu bất thường như màu vàng, nâu, có máu.. thì phải ngưng cho giao phối với nái và nhốt riêng để theo dõi. Cần kiểm tra sự phát triển của dịch hoàn trong suốt thời kỳ sử dụng đực, nếu dịch hoàn không đều nhau, hoặc một trong hai phát triển to hơn, hoặc teo nhỏ thì phải nuôi nhốt riêng để theo dõi. 5. Kỹ thuật huấn luyện và sử dụng đực giống a. Huấn luyện: - Việc huấn luyện đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác và sử dụng lợn đực giống, nhất là huấn luyện để lấy tinh cho việc gieo tinh nhân tạo. Nếu quy trình huấn luyện không phù hợp có thể gây xáo trộn khả năng tính dục của lợn, gây ảnh hưởng đến năng suất sản xuất. Cần chú ý 2 yếu tố chính khi tiến hành huấn luyện đực giống: + Về thể trọng: thông thường tiến hành huấn luyện khi lợn giống ngoại đạt 100 -120 kg, lợn lai đạt 80 - 90 kg, khoảng 5 - 6 tháng. + Về phản xạ tính dục: Khi thể trọng đạt và phải kết hợp với các biểu hiện tính dục của đực giống (hiếu động, thường nhảy lên con khác) - Phương pháp huấn luyện thông thường là con đực tơ tham quan con đực thành thục phối giống trực tiếp hoặc nhảy giá. Khi cho đực tơ phối giống phải chú ý ghép phối với những nái có tương đương tầm vóc, đang ở giai đoạn mê ì, nái hiền không hung dữ cắn đực, làm đực hoảng sợ. Tránh cho đực thấp phối với nái cao chân hoặc đực cao chân phối với nái thấp. Sau khi phối giống trực tiếp thành thục có thể tập cho đực nhảy giá lấy tinh (dùng dịch tiết âm hộ nái động dục bôi lên giá nhảy). - Lợn đực hung hăng hoặc nhút nhát trong khi đưa đi phối cần lưu ý huấn luyện lại hoặc cho loại thải. Những đực già có răng nanh dài bén nhọn cần chú ý không làm chúng hung hăng tấn công người chăm sóc hoặc nái khi đi phối. b. Sử dụng - Nếu phối giống trực tiếp thì 1 đực có khả năng phối tinh cho 25 - 30 cái. Nếu thụ tinh nhân tạo thì một đực có thể phối giống cho 200 - 250 cái. - Khoảng cách giữa 2 lần phối giống của đực giống phụ thuộc rất nhiều vào tuổi, chế độ dinh dưỡng và điều kiện thời tiết thực tế của khu vực. Thông thường, nếu nuôi lợn đực giống đúng qui trình thì năm đầu tiên lợn có khả năng phối giống cao nhất và chất lượng cũng tốt hơn so với lợn mới bắt đầu làm việc và lợn đực già. - Tần suất phối giống của lợn đực giống có thể dựa trên độ tuổi như sau: lợn từ 8 - 12 tháng tuổi: phối 2- 3 lần/ tuần. Lợn từ 12 - 24 tháng tuổi: phối 3-4 lần/ tuần. Lợn từ 24 tháng tuổi trở lên: phối 2-3/ tuần. Nếu Thụ Tinh Nhân Tạo thì một tuần chỉ nên lấy tinh 2 - 3 lần. *Chú ý: Nếu sử dụng lợn phối trực tiếp phải có nơi bằng phẳng, không gồ ghề, yên tĩnh. Khi cho lợn giao phối hoặc lấy tinh xong và cho lợn nghỉ ngơi 30 - 60 phút mới cho ăn. Khi ăn no không cho giao phối. Nên chỉ lấy tinh, hoặc cho giao phối lúc trời mát (vào sáng sớm). Thời gian sử dụng đực nội là khoảng 3 năm, đực ngoại 2 năm. Không nên sử dụng đực giống quá lâu vì nó sẽ làm giảm khả năng cải tạo đời sau là dễ gây nên hiện tượng đồng huyết gần. Theo kinh nghiệm sử dụng lợn đực giống ở một số nước như Úc, Mỹ thì việc sử dụng lợn đực giống nên trong thời gian 1,5 - 2 năm, nên sử dụng đực giống trẻ để nâng cao sức cải tạo giống. c. Quản lý đực giống - Quản lý đực giống có vai trò rất quan trọng trong chương trình phát triển và lai tạo giống của đàn lợn cho cả một quốc gia hay cả một khu vực. Nếu việc quản lý này không tốt thì nguy cơ bị cận huyết hoặc đồng huyết rất dễ xảy ra, gây thiệt hại nghiêm trọng đến việc chăn nuôi lợn. Thông thường có 2 chỉ tiêu quan trọng cần ghi chép cẩn thận: - Sổ lý lịch: sổ này ghi chép lại các số liệu như: gia phả, nguồn gốc, các chỉ tiêu sinh trưởng ( tăng trọng, mức ăn..), chỉ tiêu sinh sản (tuổi bắt đầu phối, năng suất..), các số liệu về tiêm phòng và các tác động thú y khác (bệnh tật..) - Sổ phối giống: sổ này ghi lại các số liệu như ngày phối giống, lý lịch của nái mà đực đó đã phối, kết quả của những lần phối. 6. Các giống lợn ông bà nuôi trong trại (1 máu): + Giống lợn Yorkshire Giống lợn Yorkshire được hình thành ở vùng Yorkshire của nước Anh. - Lợn Yorkshire có lông trắng ánh vàng (cũng có một số con đốm đen), đầu cổ hơi nhỏ và dài, mõm thẳng và dài, mặt rộng, tai to trung bình và hướng về phía trước, mình dài lưng hơi cong, bụng gọn chân dài chắc chắn, có 14 vú. - Lợn Yorkshire có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh, khối lượng khi trưởng thành lên tới 300kg (con đực), 250kg (con cái). - Lợn Yorkshire có mức tăng khối lượng bình quân 700g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn trung bình khoảng 3.0kg/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nạc 56%. - Lợn có khả năng sinh sản cao, trung bình 10 - 12 con/lứa, khối lượng sơ sinh trung bình 1.2kg/con. + Giống lợn Landrace Giống lợn này được tạo ra ở Đan Mạch (1895). - Lợn có năng suất cao, sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn 3,0kg/kg tăng khối lượng, tăng khối lượng bình quân 750g/con/ngày, tỷ lệ nạc 59%. Khối lượng lợn trưởng thành có thể lên tới 320kg ở con đực và 250 ở con cái. - Lợn Landrace có khả năng sinh sản khá cao và nuôi con khéo. Đây là giống lợn chuyên hướng nạc và được dùng để lai kinh tế. Các công thức lai chủ yếu hiện nay là: + Lợn đực Landrace x Lợn nái Móng Cái (hoặc lợn địa phương) để lấy con cai F1 nuôi thịt. + Lợn đực Landrace x Lợn F1 (công thức trên) lấy con lai F2 có ¾ máu ngoại nuôi thịt cho khối lượng lúc 6 tháng tuổi đạt 100kg, tỷ lệ nạc 48%. + Giống lợn Duroc Jersey Giống lợn Duroc Jersey được hình thành ở khu vực miền đông của nước Mỹ vào khoảng những năm 1860. - Lợn có màu lông đỏ, bao gồm đỏ nhạt đến màu đỏ sẫm, có thân hình to lớn vững chắc, cao, tai to ngắn, ½ phía đầu tai gập về phía trước, mông vai phát triển nở nang, đầy đặn. - Là giống lợn có tỷ lệ nạc cao. - Lợn Duroc có khả năng sinh sản trung bình. Đẻ bình quân 1,8lứa/năm; 9con/lứa; 1,3kg/lợn sơ sinh. Tuổi phối giống lần đầu 314ngày, khối lượng phối giống 160kg, chu kỳ động dục 20ngày, thời gian động dục 4-5 ngày. - Lợn cam chịu kham khổ tốt. + Giống lợn Pietrain Giống lợn Pietrain có xuất xứ từ nước Bỉ (1920). - Lợn có màu lông da trắng đen xen lẫn từng đám, tai thẳng đứng, đầu to vừa phải, mõm thẳng, bốn chân thẳng, mông rất nở, lưng rộng, đùi to. Lợn Pietrain là điển hình về vết lang đen trắng không ổn định trên lông da, nhưng năng suất ổn định. - Là giống lợn hướng nạc, tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng tăng khối lượng ở giai đoạn 35 - 90kg là 770g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng là 2,6kg. Tỷ lệ nạc cao 65%. - Lợn có tuổi đẻ 418 ngày, khoảng cách giữa 2 lứa là 165 ngày. CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG V.1. Đánh giá tác động môi trường V.1.1. Giới thiệu chung Dự án “Trại lợn giống và lợn thịt siêu nạc” là một tổ hợp trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp sạch, được xây dựng ở huyện Chợ Mới thuộc tỉnh Bắc Kạn. Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. V.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường; Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng; Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại; Tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành 1995, 2001 & 2005; Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường; V.2. Tác động của dự án tới môi trường V.2.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng + Tác động đến môi trường không khí Tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn này bao gồm tác động của bụi và khí thải. Nguồn phát sinh - Quá trình san lấp mặt bằng và xây dựng trang trại, lò giết mổ, nhà máy chế biến thức ăn; - Các loại phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ cho việc xây dựng các công trình xây dựng; - Hoạt động của các loại máy móc phục vụ thi công xây dựng. Thành phần - Bụi: Quá trình san nền được xem là nguồn phát sinh bụi đáng kể nhất trong giai đoạn thi công xây dựng đối với mọi công trường xây dựng. Ngoài ra, bụi cũng phát sinh từ bãi chứa nguyên liệu và trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng. - Khí thải Khí thải phát sinh chủ yếu từ các loại máy móc, thiết bị xây dựng chuyên dùng, các phương tiện giao thông vận tải. Trong quá trình hoạt động, các phương tiện này sử dụng nhiên liệu dầu diezen để vận hành, khi cháy trong động cơ sinh ra các chất khí có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí như: khí CO, NOx, SO2 và bụi. Hệ số ô nhiễm các chất khí trong trường hợp này phụ thuộc vào công suất và chế độ vận hành của các loại phương tiện (chạy chậm, chạy nhanh, chạy bình thường). + Tác động đến môi trường đất Trong quá trình thi công xây dựng nhà máy nguồn gây ô nhiễm môi trường đất chủ yếu gồm: - Chất thải rắn xây dựng: bao gồm đất đá, sắt thép, vỏ bao xi măng, gỗ cốp pha, vật liệu xây dựng rơi vãi Lượng chất thải rắn xây dựng tính bằng 0/1% lượng nguyên vật liệu của dự án. - Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trên công trường. Ước tính có khoảng 200 công nhân xây dựng. Một người thải ra khoảng 0.5 kg thì lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 100 kg/ngày. Thành phần chủ yếu là chất hữu cơ như rau, củ, quả - Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ quá trình lau chùi bảo dưỡng các thiết bị như giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang thải, dầu mỡ thải. + Tác động đên môi trường nước - Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công sẽ cuốn theo các chất bẩn như dầu mỡ, các chất lơ lửng, các chất hữu cơ làm ảnh hưởng đến môi trường nước mặt cũng như môi trường nước ngầm xung quanh khu vực dự án. Ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn chủ yếu tâp trung ở đầu cơn mưa. Do đó,chủ dự án phải có biện pháp xử lý thích hợp trước khi thải ra ngoài môi trường để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường nước mặt xung quanh khu vực dự án. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng còn có các tác động do tiếng ồn của các thiết bị thi công, phương tiện vận tải; các tác động đến kinh tế - xã hội khác. V.2.2. Giai đoạn vận hành + Tác động đến môi trường không khí Nguồn gây ô nhiễm: - Hoạt động của các phương tiện vận tải - Mùi hôi từ chuồng trại, khí thải từ hệ thống xử lý nước thải, ủ bioga. Thành phần: Bụi, CO, NOx, SO2. + Tác động đến môi trường đất Nguồn phát sinh - Rác thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình vận hành. - Thức ăn thừa của lợn - Phế thải từ quá trình giết mổ - Quá trình sản xuất tại nhà máy chế biến thức ăn lợn - Chất thải rắn nguy hại Tải lượng và thành phần * Đối với rác thải sinh hoạt - Theo đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới, ước tính bình quân mỗi ngày, một người thải ra từ các nhu cầu sinh hoạt của mình khoảng 0.5 kg/ngày. Khi đi vào hoạt động sẽ có khoảng 15 công nhân làm việc tại trang trại. Vậy lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 15 người x 0.5 kg/người/ngày = 15kg/ngày. Thành phần chủ yếu là chất hữu cơ như rau củ quả thừa, cơm thừa... và chất vô cơ như túi nilon, giấy ăn... Các thức ăn thừa tận dụng để chăn nuôi lợn. * Đối với chất thải rắn sản xuất - Các bao bì thải: Bao PP, bao PE, bao giấy, vỏ thùng đựng thức ăn chăn nuôi, đựng nguyên liệu sản xuất cho nhà máy chế biến thức ăn. - Phân phát sinh hàng ngày từ các trang trại chăn nuôi. * Chất thải rắn nguy hại - Dầu mỡ bôi trơn máy móc, các loại giẻ lau chùi dính mỡ, can dầu đựng mỡ loại ra trong mỗi kỳ bảo dưỡng máy móc. - Một số thiết bị điện hư hỏng như: Bóng đèn huỳnh quang, công tắc điện, cầu chì... + Tác động đến môi trường nước Nguồn phát sinh - Nước thải sinh hoạt của công nhân Nhà máy. Với nhu cầu sử dụng nước của công nhân khoảng 80lít/người/ngày thì lượng nước cấp là 15 x 80 = 1.2m3/ngày đêm. Lượng nước thải tính băng 80% lượng nước cấp nên nhu cầu xả nước thải sinh hoạt của nhà máy. - Nước thải sản xuất + Nước tiểu của lợn: ước tính 1 con phát sinh khoảng 0,8 – 2,5 lít nước tiểu/đầu lơn/ngày. + Nước vệ sinh chuồng trại + Nước dùng làm mát máy móc. V.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm V.3.1. Giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng + Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí - Tưới nước ở những khu vực thi công, trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu khu vực thi công dự án để giảm bụi. - Không sử dụng các phương tiện chuyên chở đất quá cũ và không chở nguyên vật liệu quá đầy, quá tải và phải có bạt che phủ trong quá trình vận chuyển. - Thường xuyên bảo dưỡng các máy móc thiết bị, luôn để các máy móc thiết bị hoạt động trong trạng thái tốt nhất để hạn chế đến mức thấp nhất nhưng ảnh hưởng có hại. + Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước - Giảm thiểu nước thải bằng việc có nhà ở và sinh hoạt tập trung cho công nhân, xây dựng nhà vệ sinh tạm. - Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn, đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước thải. - Xây dựng hệ thống thoát nước thi công và vạch tuyến phân vùng thoát nước mưa - Không tập trung các loại nguyên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để phòng ngừa xô đất, cát, vật liệu xây dựng vào đường thoát nước thải khi có mưa. + Giảm thiểu chất thải rắn - Thực hiện tốt phân loại chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng trong giai đoạn xây dựng. Hạn chế đến mức tối đa các phế thải phát sinh trong thi công. - Tận dụng triệt để các loại phế liệu xây dựng phục vụ cho chính hoạt động xây dựng nhà máy. - Rác thải sinh hoạt và các phế liệu xây dựng sẽ được tập trung riêng biệt tại các bãi chứa quy định cách xa nguồn nước đang sử dụng và thuê đội vệ sinh môi trường của huyện Phổ Yên vận chuyển vào bãi rác của huyện để chôn lấp hợp vệ sinh. - Chất thải rắn nguy hại sẽ thu gom vào các thùng rác theo quy định thuê cơ quan có chức năng xử lý chất thải nguy hại. - Lập nội quy vệ sinh tại các lán trại, tuyên truyền giáo dục công nhân có ý thức gìn giữ vệ sinh và bảo vệ môi trường chung. V.3.2. Giảm thiểu tác động khi dự án đi vào hoạt động Giảm thiểu ô nhiễm không khí a./. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí do các phương tiện giao thông - Khi vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, các phương tiện vận chuyển cần phải có các bạt che chắn - Tất cả các xe, máy móc tham gia vận chuyển cần phải được kiểm tra định kỳ đạt tiêu chuẩn của cục đăng kiểm về chất lượng an toàn môi trường. - Thực hiện theo các quy định mà công ty đề ra. b./. Giảm thiểu bụi khí thải, mùi hôi phát sinh - Thường xuyên quét dọn chuồng trại, vệ sinh sạch sẽ - Phun chế phẩm E.M,.. để phân hủy nhanh. Giảm thiểu ô nhiễm nước - Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại và dẫn vào .trạm xử lý tập trung - Nước thải sản xuất: Chủ đầu tư sẽ xây dựng trạm xử lý tập trung để xử lý nước thải từ chuồng trại nuôi heo. Đáp ứng nhu cầu xả thải QCVN 40:2011/BTNMT. Giảm thiểu chất thải rắn - Chất thải rắn sinh hoạt: + Hướng dẫn phân loại rác thành 2 loại rác vô cơ và rác hữu cơ. + Thu gom toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày. + Ký kết với đơn vị có chức năng vận chuyển toàn bộ lượng chất thải không có khả năng tái chế phát sinh. - Chất thải rắn sản xuất: Thông số tính toán : Số lượng heo 2300 con Lưu lượng nước thải: Q = 2300*30/1000 = 69m3/ ngày Công nghệ xử lý: Ủ biogas Thể tích hầm Biogas cần là 2300m3. Thời gian lưu của phân là 30 ngày. Kích thước bể : Kích thước đáy bể: 16x16m Kích thước mặt bể: 32x32m Chiều cao bể 4m Lượng phân sinh ra: 30m3/ ngày , (chiếm 30% lưu lượng nước thải) Diện tích lọc trấu cần là 60m2, (tốc độ lọc 0,5m, thời gian khô 2 ngày) Diện tích nhà ủ phân: 90-150m2 (lượng phân sinh ra cần ủ: 5-6m3. Thời gian ủ 30 ngày, chiều cao đống ủ 1,5-2m) + Ký kết hợp đồng với công ty môi trường đô thị vận chuyển, xử lý. Chất thải rắn nguy hại - Thực hiện theo đúng TT12/2011/TT_BTNMT về quản lý chất thải nguy hại. Theo đó CTNH sẽ được phân loại, dán nhãn, lưu giữ tại nơi riêng biệt, có mái che, tránh ánh nắng và tránh mưa ngập lụt - Ký hợp đồng vận chuyển, xử lý với đơn vị có chức năng vận chuyển CTNH. Ngoài ra, chủ dự án sẽ tiến hành trồng cây xanh, thảm thực vật để tạo cảnh quan, hấp thu tiếng ồn và các chất khí độc hại khác. V.4. Kết luận Dựa trên những đánh giá tác động môi trường ở phần trên chúng ta có thể thấy quá trình thực hiện dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp sạch” sẽ gây tác động đến môi trường. Nhưng Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Bắc Kạn chúng tôi đã cho phân tích nguồn gốc gây ô nhiễm và đưa ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, đảm bảo được chất lượng môi trường trang trại và môi trường xung quanh trong vùng dự án được lành mạnh, thông thoáng và khẳng định dự án mang tính khả thi về môi trường. CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN VI.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư cho dự án “Trại lợn giống và lợn thịt siêu nạc” được lập dựa trên các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau đây: Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật đầu tư số 67/2014/QH1 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình. VI.2. Nội dung tổng mức đầu tư VI.2.1. Nội dung Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Dự án “Trại lợn giống và lợn thịt siêu nạc”, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Tổng mức đầu tư của dự án là 25,194,000,000 đồng bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí máy móc thiết bị; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Chi phí con giống; Dự phòng phí. Chi phí xây dựng lắp đặt và máy móc thiết bị Dự án gồm trang trại chăn nuôi lợn thịt là 2.000 con và trang trại lợn nái bao gồm trại 300 con lợn nái giống làm bố mẹ, được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn công nghệ mới, đáp ứng được những yêu cầu chung thiết kế và phối hợp các bộ phận thành một hệ thống hoàn chỉnh. Chi phí xây dựng như sau: ĐVT: 1000 đồng Stt Thành tiền trước thuế VAT Thành tiền sau thuế 1 Nhà heo nái đẻ 2,792,727 279,273 3,072,000 2 Nhà cai sữa 960,000 96,000 1,056,000 3 Nhà nuôi heo thịt 4,945,455 494,545 5,440,000 4 Nhà cách ly 572,727 57,273 630,000 5 Nhà bảo vệ 36,818 3,682 40,500 6 Nhà để xe 92,045 9,205 101,250 7 Bể nước sinh hoạt 34,091 3,409 37,500 8 Nhà sát trùng 219,609 21,961 241,570 9 Nhà điều hành 204,545 20,455 225,000 10 Nhà máy phát điện 115,291 11,529 126,820 11 Nhà nghỉ trưa 240,025 24,002 264,027 12 Kho cám heo 300,000 30,000 330,000 13 Bệ xuất nhập heo 47,727 4,773 52,500 14 Bể chứa nước 360 m3, tháp nước 40m3 812,143 81,214 893,358 15 Silo cám 64,527 6,453 70,980 16 Hầm Biogas 2,453,825 245,383 2,699,208 17 Ao xử lý nước thải 204,545 20,455 225,000 18 Nhà để phân 250,742 25,074 275,816 19 Sân phơi phân 258,574 25,857 284,432 20 Hố phân hủy rác 27,655 2,765 30,420 21 Kho để dụng cụ 118,678 11,868 130,546 22 Chi phí sửa chữa nâng cấp đường 5km 136,364 13,636 150,000 23 Chi phí san gạt mặt bằng 681,818 68,182 750,000 24 Chi phí khoan 3 giếng khoan công nghiệp 68,182 6,818 75,000 25 Chi phí xây tường rào bao quanh trại 954,545 95,455 1,050,000 26 Chi phí sân đường bê tông trong trang trại 818,182 81,818 900,000 27 Chi phí đường điện 35kv và 1 trạm biến áp 1,636,364 163,636 1,800,000 TỔNG 19,047,206 1,904,721 20,951,927 Chi phí lắp đặt máy móc, thiết bị ĐVT: 1,000 đồng Hạng mục Số lượng Đơn vị Đơn giá Thành tiền sau thuế I Trại heo nái đẻ ( 2 nhà) 416,903 1 Chuồng heo nái đẻ ( 4 vách) 4 Bộ 7,331 29,325 2 Chuồng heo nái đẻ ( 3 vách) 32 Bộ 6,802 217,673 3 Máng tập ăn cho heo con bằng nhựa 6 canh 200 Cái 55 11,000 4 Lồng úm heo con 100 Bộ 561 56,100 5 Các dụng cụ lắp đặt thêm 1 Bộ 2,340 2,340 + Cửa chắn đường đi 6 Quạt hút 48, 1HP, 3 pha 4 Bộ 14,273 57,092 7 Tấm giấy làm mát 0.15M x 0.3 M x 1.8M 16 Bộ 1,200 19,200 8 Máy bơm nước 1 HP 1 Cái 2,499 2,499 9 Khung sắt bảo vệ tấm làm mát và các phụ kiện 5 M 612 3,060 10 Lưới chống chuột 304 khổ 1M 6 M 219 1,314 11 Hệ thống điện 1 Bộ 17,300 17,300 + Tủ điện cho 2 quạt 1HP + Tủ điện cho 1 bơm có thời gian III NHÀ HEO THỊT 3,583,470 1 Máng ăn tự động 80kg 360 Cái 2,500 990,000 2 Quạt hút 50" + Mô tơ quạt hút 80 Bộ 9,800 862,400 3 Tấm làm mát COOLPAD 0.15m x 0.6m x 1.5m 740 Tấm 1,200 976,800 4 Vách di động ngăn giữa các ô 40 Bộ 5,100 224,400 5 Song sắt bảo vệ quạt làm mát 80 Bộ 280 24,640 6 Máy bơm nước rửa chuồng ( 1HP) 20 Cái 1,625 35,750 7 Máy bơm nước giảm mát (0.5HP) 20 Cái 1,500 33,000 8 Đèn compact chiếu sáng 20w 200 Cái 65 14,300 9 Đèn hồng ngoại úm heo 250w 200 Cái 189 41,580 10 Hệ thống dây, tủ điện chạy mô tơ và quạt hút 20 Bộ 17,300 380,600 IV NHÀ SÁT TRÙNG 311,238 1 Nhà sát trùng gồm hệ thống bơm, tủ điều khiển, mắt thần 2 Bộ 17,500 38,500 2 Hệ thống chuyển cám 2 Bộ 68,972 151,738 3 Máy phát điện 150KVA 1 Bộ 100,000 110,000 4 Hệ thống nước lên đài nước 1 Bộ 10,000 11,000 V Hệ thống chuyển cám 1 Bộ 139,000 139,000 VI Hệ thống hố Biogas 1 Bộ 428,400 428,400 VII Hai xe tải thùng 3,500,000 TỔNG CỘNG 7,617,283 8,379,011 Theo quyết định số 957/QĐ-BXD công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình, lập các chi phí như sau: Chi phí quản lý dự án Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm: Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư. Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình; Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình; Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình; Chi phí khởi công, khánh thành; Chi phí quản lý dự án = 680,477,765 đồng Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng Bao gồm: - Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư; - Chi phí lập thiết kế công trình; - Chi phí thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công, tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư, dự toán xây dựng công trình; Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng thầu xây dựng; Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị; Và các khoản chi phí khác như: Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng; Chi phí tư vấn quản lý dự án; . Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng = 1,636,765,561 đồng Chi phí khác Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên: Chi phí khác = 139,661,000 đồng. Chi phí dự phòng Dự phòng phí bằng tỉ lệ phần trăm(%) chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí đầu tư con giống và chi phí khác phù hợp với Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”. Chi phí dự phòng =1,000,000,000 đồng Chi phí đầu tư con giống Chủ đầu tư đầu tư ban đầu gồm 300 con nái ông bà làm giống với đơn giá là 6,000,000 đồng/con, trong đó có 8 con lợn đực giống. Lợn đực được nhập từ công ty JSR chi nhánh ở Thái Lan có ưu điểm không mang các gen mẫn cảm với tress, tỷ lệ nạc cao, tăng trưởng nhanh và đồng đều, sức kháng bệnh được nâng cao, giảm tỷ lệ chết. Giá thành 1 con 2.200 USD tương ứng 45,760,000 đồng/con. Chi phí đầu tư con giống = 2,166,080,000 đồng Chi phí giải phóng mặt bằng Chủ đầu tư kết hợp với chính quyền địa phương tiến hành giải phòng mặt bằng với chi phí 600,000,000 đồng. VI.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư Bảng Tổng mức đầu tư ĐVT: 1,000 đồng STT Khoản mục chi phí Chi phí trước thuế Thuế giá trị gia tăng Chi phí sau thuế 1 Chi phí xây dựng 19,047,206 1,904,721 20,951,927 2 Chi phí thiết bị 7,617,283 761,728 8,379,011 3 Chi phí quản lý dự án 618,616 61,862 680,478 4 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 1,487,969 148,797 1,636,766 5 Chi phí khác 184,423 18,442 202,865 6 Chi phí dự phòng 1,000,000 7 Chi phí giống 2,166,080 8 Chi phí giải phóng mặt bằng 600,000 TỔNG CỘNG 35,617,126 LÀM TRÒN 35,617,000 VI.2.3. Vốn lưu động Ngoài những khoản đầu tư máy móc thiết bị, trang trại trong giai đoạn đầu tư ban đầu, khi dự án đi vào hoạt động cần bổ sung nguồn vốn lưu động. Vốn lưu động là chi phí thức ăn dùng cho trang trại, do đó nhu cầu vốn lưu động sẽ tùy vào nhu cầu sản xuất và chi phí cho mỗi năm. Bảng nhu cầu chi phí thức ăn: Năm 2017 2018 2019 2020 2021 Hạng mục 1 2 3 4 5 1.00 1.05 1.06 1.06 1.06 + Lợn nái giống Số lượng (con) 300 300 300 300 300 Khối lượng thức ăn 376,530 376,530 376,530 376,530 376,530 + Lợn đực giống Số lượng (con) 8 8 8 8 8 Khối lượng thức ăn 14,600 14,600 14,600 14,600 14,600 + Lợn con nuôi thịt Số lượng (con) 6,000 6,000 6,000 6,000 6,000 Khối lượng thức ăn 792,000 792,000 792,000 792,000 792,000 + Lợn hậu bị đực Số lượng (con) 3 3 3 3 3 Khối lượng thức ăn 693 693 693 693 693 + Lợn hậu bị cái Số lượng (con) 90 90 90 90 90 Khối lượng thức ăn 20,790 20,790 20,790 20,790 20,790 Tổng khối lượng thức ăn (kg) 1,204,613 1,204,613 1,204,613 1,204,613 1,204,613 Giá thức ăn (ngàn đồng/kg) 8.43 8.87 8.90 8.92 8.95 1. Tổng chi phí thức ăn (ngàn đồng) 10,154,984 10,688,777 10,716,191 10,745,052 10,775,439 2. Chi phí thuốc+ vacxin 700,000 736,795 738,685 740,674 742,769 TỔNG 10,854,984 11,425,572 11,454,876 11,485,726 11,518,208 (Theo dõi trong phụ lục đính kèm) Theo kế hoạch thì dự án đi vào hoạt động dần, bắt đầu từ năm 2017 Bảng nhu cầu vốn lưu động ĐVT: 1,000 đồng Năm 2017 2018 2019 2020 2021 Nhu cầu vốn lưu động 4,934,084 5,193,442 5,206,762 5,220,785 5,235,549 Chênh lệch vốn lưu động 4,934,084 259,358 13,320 14,023 14,765 Năm 2022 2023 2024 2025 2026 Nhu cầu vốn lưu động 5,251,097 5,267,472 5,284,720 5,302,892 5,322,039 Chênh lệch vốn lưu động 15,548 16,375 17,248 18,172 19,148 Năm 2027 2028 2029 2030 2031 Nhu cầu vốn lưu động 5,342,219 5,363,489 5,385,915 5,409,562 5,434,504 Chênh lệch vốn lưu động 20,179 21,271 22,425 23,647 24,942 CHƯƠNG VII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN VII.1. Kế hoạch sử dụng nguồn vốn Nội dung Tổng cộng Quý I/2016 Quý II/2016 Quý III/2016 Quý IV/2016 Chi phí xây dựng 100% 25% 25% 25% 25% Chi phí thiết bị 100% 0% 30% 30% 40% Chi phí tư vấn 100% 100% 0% 0% 0% Chi phí quản lý dự án 100% 25% 25% 25% 25% Chi phí khác 100% 25% 25% 25% 25% Dự phòng phí 100% 25% 25% 25% 25% Chi phí con giống 100% 0% 0% 0% 100% Chi phí giải phóng MB 100% 100% VII.2. Tiến độ sử dụng vốn Bảng tổng nguồn vốn ĐVT: 1,000 đồng Nội dung Tổng cộng Quý I/2016 Quý II/2016 Quý III/2016 Quý IV/2016 Chi phí xây dựng 20,951,927 5,237,982 5,237,982 5,237,982 5,237,982 Chi phí thiết bị 8,379,011 - 2,513,703 2,513,703 3,351,604 Chi phí tư vấn 680,478 680,478 - - - Chi phí quản lý dự án 1,636,766 409,191 409,191 409,191 409,191 Chi phí khác 202,865 50,716 50,716 50,716 50,716 Dự phòng phí 1,000,000 250,000 250,000 250,000 250,000 Chi phí con giống 2,166,080 - - - 2,166,080 Chi phí giải phóng MB 600,000 600,000 - - - Tổng 35,617,126 7,228,367 8,461,593 8,461,593 11,465,574 VII.3. Nguồn vốn thực hiện dự án ĐVT: 1,000 đồng Tổng nguồn vốn Tổng cộng Quý I/2016 Quý II/2016 Quý III/2016 Quý IV/2016 Vốn vay ngân hàng 25,000,000 5,072,833 8,461,593 11,465,574 Vốn chủ sở hữu 10,617,126 7,228,367 3,388,759 - Với tổng mức đầu tư 35,617,126,000 đồng.Trong đó: Chủ đầu tư bỏ vốn 30% tổng đầu tư tương ứng với số tiền 10,617,126,000 đồng. Ngoài ra công ty dự định vay 70% trên tổng vốn đầu tư, tức tổng số tiền cần vay là 25,000,000,000 đồng. Nguồn vốn vay này dự kiến vay trong thời gian 10 năm với lãi suất dự kiến 10%/năm. Thời gian ân hạn trả vốn gốc là 1 năm và thời gian trả nợ là 9 năm. Phương thức vay vốn: nợ gốc được ân hạn trong thời gian 1 năm, chỉ trả lãi vay theo dư nợ đầu kỳ và vốn vay trong kỳ. Trả lãi vay không trả vốn gốc trong năm 2016 và năm 2017, bắt đầu trả lãi vay năm 2016 và vốn gốc từ năm 2017. Trả nợ gốc đều hàng năm và lãi vay tính theo dư nợ đầu kỳ. Tiến độ rút vốn vay và trả lãi vay được trình bày ở bảng sau: ĐVT: 1000 đồng Ngày Dư nợ đầu kỳ Vay nợ trong kỳ Trả nợ trong kỳ Trả nợ gốc Trả lãi vay Dư nợ cuối kỳ 1/1/2016 - 25,000,000 2,506,849 2,506,849 25,000,000 1/1/2017 25,000,000 5,277,778 2,777,778 2,500,000 22,222,222 1/1/2018 22,222,222 5,000,000 2,777,778 2,222,222 19,444,444 1/1/2019 19,444,444 4,722,222 2,777,778 1,944,444 16,666,667 1/1/2020 16,666,667 4,449,011 2,777,778 1,671,233 13,888,889 1/1/2021 13,888,889 4,166,667 2,777,778 1,388,889 11,111,111 1/1/2022 11,111,111 3,888,889 2,777,778 1,111,111 8,333,333 1/1/2023 8,333,333 3,611,111 2,777,778 833,333 5,555,556 1/1/2024 5,555,556 3,334,855 2,777,778 557,078 2,777,778 1/1/2025 2,777,778 3,055,556 2,777,778 277,778 - TỔNG 40,012,938 25,000,000 15,012,938 Qua hoạch định nguồn doanh thu, chi phí và lãi vay theo kế hoạch trả nợ cho thấy dự án hoạt động hiệu quả, có khả năng trả nợ đúng hạn rất cao, mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư và các đối tác hợp tác cho vay. Kế hoạch vay trả nợ theo các kỳ được thể hiện cụ thể qua bảng kế hoạch vay trả nợ đính kèm sau phụ lục. VII.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay Phương án hoàn trả vốn vay được đề xuất trong dự án này là phương án trả lãi và nợ gốc định kỳ hằng năm từ khi bắt đầu hoạt động dự án. Phương án hoàn trả vốn vay được thể hiện cụ thể tại bảng sau: Tỷ lệ vốn vay Tổng mức đầu tư Số tiền vay 25,000,000 1000 đồng Thời hạn vay 10 Năm Ân hạn 1 Năm Lãi vay 10% /năm Thời hạn trả nợ 9 Năm Khi dự án đi vào khai thác kinh doanh, có nguồn thu sẽ bắt đầu trả vốn gốc. Thời gian trả nợ theo từng năm và dự tính trả nợ trong 10 năm, số tiền phải trả mỗi kỳ bao gồm lãi vay và khoản vốn gốc đều mỗi kỳ. Theo dự kiến thì đến hết năm 2025 chủ đầu tư sẽ hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. CHƯƠNG VIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH VIII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán Các thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở tính toán của các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá bán, các tài liệu cung cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như sau: - Thời gian hoạt động của dự án là 15 năm. Dự án bắt đầu xây dựng từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào sử dụng dần đến tháng 01 năm 2017 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh. - Tổng mức đầu tư : 35,617,126,000 đồng. Trong đó: vốn chủ sở hữu 30% tương ứng 10,617,126,000 đồng, vốn vay ngân hàng 70 % tương ứng 25,000,000,000 đồng. - Các hệ thống máy móc thiết bị cần đầu tư cho hệ thống để đảm bảo cho dự án hoạt động tốt; - Doanh thu của dự án được từ: Năm 2016: Nhập 300 con lợn nái và 8 lợn đực để phát triển đàn lợn giống cho trang trại. + Một năm heo giống sinh 2.2 lứa với tỉ lệ đực 50% cái 50%. + Heo thịt khi xuất chuồng đạt trọng lượng 90kg, giá bán là 40,000/kg. + Heo thanh lí đạt trọng lượng 120kg, giá bán là 32,000/kg + Bán phân chuồng: theo tính toán trong báo cáo đánh giá tác động môi trường thì hằng năm lượng phân chuồng, mỗi con thải ra khoảng 0.8 kg/ngày. Lượng phân này dùng một phần cho hầm ủ Biogas và một phần sử dụng bán phân chường. Theo khảo sát tại thị trường trong nước thì đơn giá bán phân chuồng hiện nay là 400,000 đồng/tấn. - Chi phí của dự án: + Chi phí thức ăn: được tính theo bảng chi phí thức ăn trong phụ lục đính kèm + Chi phí thuốc và vacxin: ước tính khoảng 700,000,000 đồng/năm nhằm phòng ngừa một số bệnh phổ biến trên lợn như dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn và lở mồm long móng. - Chi phí khấu hao Tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, thời gian khấu hao sẽ được tính phụ thuộc vào thời gian dự báo thu hồi vốn. Trong tính toán áp dụng thời gian khấu hao theo phụ lục đính kèm. - Thời gian khấu hao tài sản cố định được thể hiện qua bảng sau: ĐVT: 1000 đồng Loại tài sản Thời gian KH Giá trị TS Chí phí xây dựng 15 20,951,927 Chi phí thiết bị 10 8,379,011 Tài sản khác 7 4,120,108 - Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án thuế suất áp dụng là 20%. Trong 5 năm đầu tiên doanh nghiệp được miễn thuế, VIII.2. Tính toán chi phí của dự án VIII.2.1. Chi phí nhân công Chi phí nhân công hằng năm bao gồm lương của cán bộ công nhân viên, phụ cấp và các khoản chi phí BHXH,BHYT, trợ cấp khác Lương nhân viên tăng khoảng 4%/năm. Chi lương cụ thể như bảng sau: ĐVT: 1,000 đồng 3.1 Chi phí nhân công Số lượng Lương/ tháng/ người Quĩ lương BQ năm BHXH 17% BHYT 2% BHTN 2% 1. Nhân viên quản lý chung Giám đốc 1 15,000 195,000 30,600 3,600 3,600 Kế toán trưởng 1 10,000 130,000 20,400 2,400 2,400 Nhân viên kế toán 1 4,000 52,000 8,160 960 960 Nhân viên kỹ thuật 2 7,000 182,000 28,560 3,360 3,360 Bảo vệ 2 3,000 78,000 12,240 1,440 1,440 2. Nhân công trang trại heo Trưởng trại 1 10,000 130,000 20,400 2,400 2,400 Công nhân chăn nuôi heo 15 3,000 585,000 91,800 10,800 10,800 Tổng 23 1,352,000 212,160 24,960 24,960 VIII.2.2. Chi phí thức ăn gia súc Chi phí thức ăn Thức ăn của lợn được cung cấp từ nhà máy chế biến thức ăn gia súc nhờ thế giá thành chăn nuôi hạ thấp so với giá mua từ thức ăn bên ngoài. Chi phí thức ăn Khối lượng kg /ngày/con Khối lượng /năm/con + Lợn nái giống Lợn nái khô chữa 1,255 Mang thai giai đoạn 1 (1-90 ngày/lứa) 2.2 436 Mang thai giai đoạn 2 (90-115 ngày/lứa) 2.7 149 Giai đoạn chờ phối (15 ngày/lứa) 3.0 99 Lợn nái nuôi con ( 40 ngày/lứa) 6.5 572 + Lợn đực giống 5.0 1,825 + Lợn nuôi thịt 1.1 132 + Lợn hậu bị đực 1.4 231 + Lợn hậu bị cái 1.4 231 Bảng tổng chi phí thức ăn ĐVT: 1,000 đồng Năm 2017 2018 2019 2020 2021 Hạng mục 1 2 3 4 5 1.00 1.05 1.06 1.06 1.06 + Lợn nái giống Số lượng (con) 300 300 300 300 300 Khối lượng thức ăn 376,530 376,530 376,530 376,530 376,530 + Lợn đực giống Số lượng (con) 8 8 8 8 8 Khối lượng thức ăn 14,600 14,600 14,600 14,600 14,600 + Lợn con nuôi thịt Số lượng (con) 6,000 6,000 6,000 6,000 6,000 Khối lượng thức ăn 792,000 792,000 792,000 792,000 792,000 + Lợn hậu bị đực Số lượng (con) 3 3 3 3 3 Khối lượng thức ăn 693 693 693 693 693 + Lợn hậu bị cái Số lượng (con) 90 90 90 90 90 Khối lượng thức ăn 20,790 20,790 20,790 20,790 20,790 Tổng khối lượng thức ăn (kg) 1,204,613 1,204,613 1,204,613 1,204,613 1,204,613 Giá thức ăn (ngàn đồng/kg) 8.43 8.87 8.90 8.92 8.95 1. Tổng chi phí thức ăn (ngàn đồng) 10,154,984 10,688,777 10,716,191 10,745,052 10,775,439 2. Chi phí thuốc+ vacxin 700,000 736,795 738,685 740,674 742,769 TỔNG 10,854,984 11,425,572 11,454,876 11,485,726 11,518,208 VIII.2.3. Chi phí hoạt động Ngoài chi phí thức ăn, chi phí hoạt động bao gồm: chi phí thuốc + vacxin, chi phí lương nhân viên, chi phí bảo hiểm và phúc lợi cho nhân viên, chi phí điện, chi phí bảo trì thiết bị dụng cụ và các chi phí khác. Chi phí bảo hiềm, phúc lợi cho nhân viên: chiếm khoảng 21% chi phí lương nhân viên. Chi phí điện: tính toán 120,000,000 đồng/tháng. Chi phí bảo trì máy móc thiết bị: hằng năm chiếm 2% giá trị máy móc thiết bị. BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG ĐVT: 1,000 đồng Năm 2017 2018 2019 2020 2021 Hạng mục 1 2 3 4 5 1 Chi phí cho trang trại Chi phí thức ăn 10,154,984 10,688,777 10,716,191 10,745,052 10,775,439 Chi phí thuốc + vacxin 700,000 736,795 738,685 740,674 742,769 2 Chi phí lương nhân viên 1,406,080 1,462,323 1,520,816 1,581,649 1,644,915 Nhân viên quản lý 662,480 688,979 716,538 745,200 775,008 Nhân công cho trang trại 743,600 773,344 804,278 836,449 869,907 3 Chi phí BH 295,277 307,088 319,371 332,146 345,432 4 Chi phí điện 1,440,000 1,440,000 1,440,000 1,440,000 1,440,000 5 Chi phí bảo trì thiết bị dụng cụ 167,580 167,580 167,580 167,580 167,580 TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 15,570,001 16,264,887 16,423,460 16,588,750 16,761,050 (Bảng chi phí hoạt động theo dõi trong phụ lục đính kèm) VIII.3. Doanh thu từ dự án Doanh thu từ dự án thu được từ các hoạt động sau: Trang trại heo giống và heo thịt. Doanh thu của dự án được tính toán dựa trên doanh thu của trại nái giống và trại heo thịt. Trang trại có 300 con nái và 8 con đực giống. Đối với lợn nái thì chu kỳ sinh sản trung bình là 2.2 lứa/năm và trung bình lợn đẻ 10 con/lứa. Trong số lượng lợn con sinh ra thì có khoảng 50 % lợn con đực và 50% lợn con cái. Để đảm bảo cho số lượng lợn gia tăng hằng năm, chất lượng và mang lại hiệu quả cao, hằng năm chủ đầu tư sẽ giữ lại một số lợn giống trong số lợn con sinh ra làm lợn hậu bị, một mặt là để gia tăng lượng lợn giống và mặt khác là để thay thế cho những con lợn giống kém chất lượng. Những con lợn giống loại thải khoảng 10% sẽ được đem bán thịt. Số lợn con còn lại được xuất bán cho những xưởng giết mổ thịt. Theo nghiên cứu giá cả trên thị trường hiện nay thì giá bán lợn thịt ước tính trung bình mỗi con đạt tiêu chuẩn xuất chuồng 90-100 kg nuôi trong thời gian 10 tuần tuổi, giá trung bình 45,000 kg/lợn thịt hơi, giá lợn loại thải bằng khoảng 80% giá lợn hơi trên thị trường, và mức giá dự tính sẽ tăng 3%/năm. Doanh từ bán phân chuồng Ngoài nguồn doanh thu từ bán lợn thịt và lợn loại thải hằng năm chủ đầu tư còn có một nguồn doanh thu từ việc bán phân chuồng, sau khi dùng một phần cho hệ thống hầm khí Biogas, phần còn lại ủ phân chuồng bán mỗi năm với đơn giá là 400,000đ/tấn. Mức giá tăng 5 %/năm. ĐVT: 1,000 đồng TỔNG DOANH THU 2017 2018 2019 2020 2021 Chỉ số tăng giá 1.05 1.10 1.16 1.22 1.28 1 Heo nuôi thịt 25,259,850 26,522,843 27,848,985 29,241,434 30,703,506 Số lượng (con) 6,000 6,000 6,000 6,000 6,000 Hao hụt (con) 60 60 60 60 60 Tổng khối lượng (kg) 534,600 534,600 534,600 534,600 534,600 Đơn giá/kg 47 50 52 55 57 2 Heo thanh lý 408,600 429,012 450,445 472,949 496,578 + Thanh lý heo cái 408,240 428,652 450,085 472,589 496,218 Số lượng (con) 90 90 90 90 90 Tổng khối lượng (kg) 10,800 10,800 10,800 10,800 10,800 Đơn giá/kg 38 40 42 44 46 + Thanh lý heo đực 13,608 14,288 15,003 15,753 16,541 Số lượng (con) 3 3 3 3 3 Tổng khối lượng (kg) 360 360 360 360 360 Đơn giá /kg 38 40 42 44 46 3 Heo con 798525 838451 880374 924393 970612 4 Bán phân chuồng 72,631 74,810 77,054 79,366 81,747 Khối lượng (kg) 363,156 363,156 363,156 363,156 363,156 + Khối lượng ủ hầm Biogas 181,578 181,578 181,578 181,578 181,578 + Khối l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctu_van_mien_phi_lap_du_an_trang_trai_lon_sieu_nac_bac_kan_9445.doc