Tài liệu Thủy vân thuận nghịch dựa trên dự báo, sắp xếp phương sai và độ lệch tâm - Nguyễn Kim Sao: Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 135
THỦY VÂN THUẬN NGHỊCH DỰA TRÊN DỰ BÁO,
SẮP XẾP PHƯƠNG SAI VÀ ĐỘ LỆCH TÂM
Nguyễn Kim Sao, Cao Thị Luyên*
Tóm tắt: Bài báo đề xuất một lược đồ thủy vân thuận nghịch dựa trên mở rộng
hiệu và không sử dụng bản đồ định vị bằng cách sử dụng phương pháp sai số dự
báo để nhúng dữ liệu vào ảnh số. Chúng tôi đề xuất thuật toán sắp xếp dựa trên
phương sai địa phương và độ lệch giữa tâm ngữ cảnh dự báo và tâm miền điểm
ảnh. Kết quả thử nghiệm cho thấy lược đồ được đề xuất cho chất lượng ảnh thủy
vân tốt hơn và khả năng nhúng cao hơn các lược đồ liên quan.
Từ khóa: Thủy vân thuận nghịch, Sai số dự báo, Mở rộng hiệu.
1. MỞ ĐẦU
Thủy vân được xem như một trong những giải pháp hữu hiệu cho bài toán bảo
vệ bản quyền, xác thực nội dung và phòng chống giả mạo. Thủy vân là kỹ thuật
nhúng thông tin quan trọng (thủy vân- watermark) vào một đối tượng đa phương
tiện (ảnh số, tệp âm than...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thủy vân thuận nghịch dựa trên dự báo, sắp xếp phương sai và độ lệch tâm - Nguyễn Kim Sao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 135
THỦY VÂN THUẬN NGHỊCH DỰA TRÊN DỰ BÁO,
SẮP XẾP PHƯƠNG SAI VÀ ĐỘ LỆCH TÂM
Nguyễn Kim Sao, Cao Thị Luyên*
Tóm tắt: Bài báo đề xuất một lược đồ thủy vân thuận nghịch dựa trên mở rộng
hiệu và không sử dụng bản đồ định vị bằng cách sử dụng phương pháp sai số dự
báo để nhúng dữ liệu vào ảnh số. Chúng tôi đề xuất thuật toán sắp xếp dựa trên
phương sai địa phương và độ lệch giữa tâm ngữ cảnh dự báo và tâm miền điểm
ảnh. Kết quả thử nghiệm cho thấy lược đồ được đề xuất cho chất lượng ảnh thủy
vân tốt hơn và khả năng nhúng cao hơn các lược đồ liên quan.
Từ khóa: Thủy vân thuận nghịch, Sai số dự báo, Mở rộng hiệu.
1. MỞ ĐẦU
Thủy vân được xem như một trong những giải pháp hữu hiệu cho bài toán bảo
vệ bản quyền, xác thực nội dung và phòng chống giả mạo. Thủy vân là kỹ thuật
nhúng thông tin quan trọng (thủy vân- watermark) vào một đối tượng đa phương
tiện (ảnh số, tệp âm thanh, tệp video,...) nhằm bảo vệ đối tượng này khỏi sự truy
cập bất hợp pháp trước khi nó được phân phối trên môi trường mạng [1]. Dấu thủy
vân sau đó có thể được khôi phục, làm bằng chứng xác định bản quyền tác giả
hoặc kiểm định đối tượng có bị biến đổi trái phép hay có phải là sản phẩm giả
mạo. Trong một số ứng dụng như y tế, quân sự, an ninh – quốc phòng, ảnh gốc cần
được khôi phục lại nguyên vẹn bên cạnh việc phục hồi thủy vân gốc là yêu cầu bắt
buộc. Loại thủy vân có tính chất trên được gọi là thủy vân thuận nghịch. Mô hình
thủy vân thuận nghịch được mô tả như hình sau:
Hình 1. Mô hình thủy vân thuận nghịch.
Thủy vân thuận nghịch được nghiên cứu nhiều gần đây bởi nó có nhiều ứng
dụng cũng như có hàm lượng toán học cao. Năm 2002, J. Fridrich [4] là người đầu
tiên ra phương pháp thuận nghịch dựa vào phương pháp nén bảo toàn bằng
cáchnén các bít thấp của điểm ảnh nhằmtạo ra các khoảng trốngđể nhúng thủy vân
theo kỹ thuật chèn bít thấp. Khoảng trống thu được chính là khả năng nhúng. Như
vậy, khả năng nhúng của các lược đồ thủy vân phụ thuộc nhiều vào phương pháp
nén. Trong thực tế, các bít thấp của dữ liệu hình ảnh và âm thanh thường có xu
hướng ngẫu nhiên nên tỉ lệ nén không cao. Do đó, khả năng nhúng tin của phương
pháp này là thấp. Một hướng tiếp cận thuận nghịch khác là dựa vào đặc trưng nén
Jpeg [3]. Các lược đồ này nhúng 1 đến 2 bít thủy vân trên 9 đường chéo song song
với đường chéo chính của các khối DTCLT. Song, các lược đồ thủy thuận nghịch
sử dụng đặc trưng nén jpeg có khả năng nhúng chưacao. Năm 2006, Ni [13] đề
xuất phương pháp thủy vân thuận nghịch dựa trên phép dịch chuyển histogram. Ý
Công nghệ thông tin
N. K. Sao, C. T. Luyên, “Thủy vân thuận nghịch sắp xếp phương sai và độ lệch tâm.” 136
tưởng là chọn cặp điểm (peak, zero) trên biểu đồ histogram, peak, zero lần lượt là
giá trị điểm ảnh có tần xuất cực đại và cực tiểu (giả sử zero < peak) để tạo ra các
khoảng trống để nhúng tin. Tiếp theo, dịch chuyển các điểm ảnh có giá trị trong
khoảng [zero+1, peak-1] sang bên trái bằng cách trừ 1. Khi đó, tạo một khoảng
trống tại peak-1 (khoảng trống tức là h(x)=0). Số bít nhúng được là h(peak). Ưu
điểm của phương pháp này là độ biến đổi ảnh ít (tối đa một đơn vị) nên chất lượng
ảnh tốt. Tuy nhiên, khả năng nhúng chưa thực sự cao. Cho đến nay, phương pháp
thuận nghịch được đánh giá là hiệu quả phải kể đến là phương pháp mở rộng hiệu
do Tian[5] đề xuất. Theo Tian, đầu tiên ảnh gốc thành được phân hoạch thành các
cặp giá trị điểm ảnh kí hiệu là (x,y). Mỗi cặp (x,y) sẽ được nhúng một bít trên hiệu
h =x-y, nếu cặp điểm ảnh này khả mở. [2, 6, 10, 12] mở rộng Tian bằng cách tạo ra
nhiều hiệu hay các lược đồ giảm kích thước của bản đồ để nâng cao khả năng
nhúng. Thủy vân thuận nghịch dựa theo phương pháp dự báo do Thodi [9] đề xuất
và được nhiều nhà nghiên cứu và mở rộng [8, 11, 14] bởi khả năng nhúng cao mà
chất lượng ảnh thủy vân tốt. Các hướng nghiên cứu mở rộng như phương pháp này
là: Giảm thiểu độ biến đổi nhằm tăng cường chất lượng ảnh thủy vân, nâng cao độ
chính xác của phương pháp dự báo, kết hợp phương pháp dự báo với các phương
pháp khác.
Với phương pháp nhúng tin dựa trên mở rộng hiệu, việc lưu trữ bản đồ định vị
không những làm giảm mà còn khó kiểm soát khả năng nhúng. Chính vì vậy, nhiều
công trình sau này đều tìm cách giảm hoặc loại bỏ bản đồ ra khỏi lược đồ thủy vân.
Sachnev và cộng sự [14] đã sử dụng nhận xét về sự tương đồng giữa phương sai
địa phương nhỏ và khả năng khả mở của điểm ảnh để xây dựng lược đồ nhúng mà
không cần đến bản đồ định vị. Tuy nhiên, ở lược đồ của Sachnev mới chỉ quan tâm
đến phương sai địa phương mà chưa xem xét đến điểm ảnh đang xét có nằm giữa
miền điểm ảnh hay không, bởi nếu điểm ảnh nằm gần biên của ảnh (giá trị 0 hoặc
255) việc điểm ảnh sau khi nhúng thủy vân có thể tràn ra khỏi miền điểm ảnh.
Phương pháp đề xuất cải tiến phương pháp sắp xếp dựa trên phương sai địa
phương và độ lệch tâm nhằm hội tụ những điểm khả mở về đầu dãy, loại bỏ bản đồ
ra khỏi lược đồ thủy vân.
Bằng thực nghiệm đã chứng tỏ phương pháp đề xuất có khả năng nhúng tin cao
hơn so với các phương pháp của Sachnev và cộng sự (SKNSS) [14] và phương
pháp gần đây của Manoj Kumar and Smita Agrawal (MS) [8].
Nội dung tiếp theo của bài báo được tổ chức như sau: mục 2 giới thiệu các công
trình liên quan. Mục 3 trình bày phương pháp đề xuất. Mục 4 đánh giá so sánh
phương pháp đề xuất với các phương pháp liên quan, cuối cùng là kết luận ở mục 5.
2. NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN
2.1. Phương pháp mở rộng hiệu của J.Tian
Phương pháp mở rộng hiệu do J.Tian đề xuất,theo phương pháp này, một bức
ảnh được chia thành các cặp điểm ảnh rời nhau. Từ các giá trị hiệu và trung bình
cộng ℎ để xác định xem cặp điểm vừa xét có nhúng tin được hay không, với các
cặp điểm nhúng tin được theo phương pháp mở rộng hiệu, ta gọi chúng là cặp điểm
khả mở, với những cặp điểm không nhúng tin được theo phương pháp mở rộng
hiệu song có thể nhúng tin được theo phương pháp chèn bít thấp, ta gọi chúng là
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 137
cặp khả biến, còn lại ta gọi chúng là cặp điểm không khả mở. Dưới đây là các khái
niệm và phương thức nhúng cũng như khôi phục thông tin:
2.1.1. Khái niệm khả mở, khả biến
Cặp điểm ảnh ( , ) ( , ∈ [0,255]) được gọi là khả mở nếu sau khi giấu một
bít ∈ {0,1} vào ( , ) theo phương pháp mở rộng hiệu mà thu được cặp điểm ảnh
giấu tin ( ′, ′) cũng nằm trong miền giá trị điểm ảnh (tức là ( , ∈ [0,255])).
Cặp điểm ảnh ( , ) được gọi là khả biến nếu sau khi giấu một bít ∈ {0,1} vào
( , ) theo phương pháp chèn bít thấp thì cặp điểm ảnh sau khi giấu thu được
( ′, ′) cũng nằm trong miền giá trị điểm ảnh.
2.1.2. Khái niệm bản đồ định vị
Bản đồ định vị là dãy bít nhị phân nhằm phân biệt điểm (cặp) khả mở với những
cặp không khả mở. Cặp điểm ảnh khả mở tương ứng là bít 1 ngược lại là bít 0. Độ
dài của bản đồ chính bằng một nửa kích thước của ảnh. Bản đồ được nén lại và
được nhúng vào trong ảnh phục vụ quá trình khôi phục.
2.1.3. Giấu tin theo phương pháp mở rộng hiệu
Bít ∈ {0,1} được nhúng vào cặp( , ) nếu cặp này khả mở như sau:
- Tính: ℎ = − ; =
.
- Giấu bít b bằng cách mở rộng h: ℎ = 2ℎ + .
- Xác định cặp điểm ảnh chứa tin ( , ): = +
; = −
.
2.1.4. Giấu tin bằng phương pháp chèn bít thấp
- Để nhúng bít vào ( , ) khả biến thì đầu tiên tính ℎ = − , =
;
Sau đó, lưu lại bít thấp của ℎ: (ℎ) = ℎ 2. Cuối cùng, bít được
nhúng vào cặp ( , ) nếu cặp này khả biến bằng cách chèn vào bít thấp của
ℎ: ℎ = 2
+
- Cặp điểm ảnh chứa tin ( ’, ’) được xác định như sau:
- ′ = +
; = −
2.1.5. Trích tin và khôi phục ảnh gốc
Từ cặp điểm ảnh ( , ′) có thể trích được bít và khôi phục lại được ( , )
theo công thức sau: ℎ = − ; = ℎ 2, ℎ =
, =
. Giá trị ảnh
gốc được khôi phục bởi: = +
, = −
.
2.2. Phương pháp SKNSS
Đầu tiên, Sachnev và cộng sự [14] tiến dành dự báo theo phương pháp hình
thoi, điểm ảnh , được dự báo bởi 4 điểm ảnh lân cận , ; , ; , ; , tạo
thành hình thoi.
,
, , ,
,
Hình 2. Dự báo hình thoi.
Công nghệ thông tin
N. K. Sao, C. T. Luyên, “Thủy vân thuận nghịch sắp xếp phương sai và độ lệch tâm.” 138
Sau đó, tác giả tính phương sai địa phương cho mỗi điểm ảnh trong ngữ cảnh
dự báo:
, =
∑ − ̅
(1)
với = , − , , = , − , , = , − , , = | , − , |
và ̅ =
∑
Sachvev và cộng sự tiến hành sắp xếpdãy , theo theo chiều tăng dần. Với mỗi
điểm, xác định tính chất khả mở của chúng. Thực hiện nhúng tin lần lượt trên các
điểm ảnh có phương sai địa phương nhỏ hơn, đến khi hết tin nhúng hoặc khi gặp
điểm không khả mở đầu tiên. Mục đích của việc sắp thếp sai địa phương là mối
liên hệ giữa phương nhỏ và khả năng khả mở của điểm ảnh cao hơn.
2.3. Phương pháp MS (Manoj Kumar and Smita Agrawal)
Phương pháp MS thực hiện dựa báo cho điểm , dựa trên hai điểm lân cận của
, và , bằng cách tính trung bình cộng của chúng. Bản đồ được xây dựng
cũng tương tự như của J.Tian, những điểm khả mở sẽ được đánh dấu là “1”, điểm
không khả mở là “0”, sau đó, dãy được nén lại và được đưa vào dãy bít nhúng. MS
thực hiện nhúng trước tiên trên các dãy chẵn, sau khi nhúng hết dãy chẵn sẽ tiến
hành nhúng trên dãy lẻ. Tuy nhiên, tác giả không nêu rõ làm sao phân biệt được
một điểm là khả mở khi chưa thể trích được bản đồ.
3. PHƯƠNG PHÁP ĐỀ XUẤT
Lược đồ SKNSS chỉ quan tâm đến phương sai địa phương, điều đó chỉ thể hiện
được ngữ cảnh dự báo của điểm xét có phẳng hay không, tuy nhiên, ngữ cảnh
phẳng chưa đảm bảo được điểm ảnh là khả mở. Trong phương pháp đề xuất, chúng
tôi quan tâm thêm một yếu tố nữa đó là độ lệch tâm nhỏ, tức là vùng ngữ cảnh
càng gần tâm miền điểm ảnh (127) thì khả năng điểm ảnh đó khả mở càng cao.
3.1. Thuật toán nhúng thủy vân
Để đơn giản trong trình bày, chúng tôi chỉ xem xét trên các điểm chấm () như
hình dưới đây
Thực hiện nhúng thủy vân trên ảnh có kích thước × .
Bước 1: Bức ảnh được phân loại theo hai dạng điểm, các điểm chấm () và các
điểm gạch (). Lượt đầu, thực hiện nhúng thủy vân trên lượt chấm, lượt thứ 2 sẽ
nhúng thủy vân trên lượt gạch. Thực hiện nhúng trên các phần tử { ( , )|1 < <
; 1 < < }
Hình 3. Phân loại điểm ảnh.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 139
Bước 2: Xác định ngữ cảnh cho điểm , theo phương pháp dự báo hình thoi như
phần 2.2.
Bước 3: Xác định phương sai địa phương , theo công thức (1) và độ lệch tâm
miền điểm ảnh và tâm ngữ cảnh , − 127 cho các điểm , , với , =
, , , ,
.
Bước 4: Sắp xếp , theo thứ tự tăng dần, với những điểm , bằng nhau, sắp xếp
ưu tiên độ lệch tâm , − 127 .
Bước 5: Kiểm tra điểm , không khả mở, đánh dấu những điểm này (bằng thứ tự
, hoặc tọa độ ( , )).
Bước 6: Xác định dãy bit nhúng: B=H+W
- H: phần lưu thông tin về điểm khả mở cuối cùng
- W: các bít thủy vân
Bước 7: Nhúng dữ liệu:
- Dự báo điểm ảnh , : , =
, , , ,
- Tính sai số dự báo , = , − ,
- Nhúng bít trên sai số dự báo: ′ , = 2 , +
- Giá trị điểm ảnh sau khi nhúng: ,
= , + ,
3.2. Thuật toán trích thủy vân và khôi phục ảnh gốc
Thực hiện khôi phục dấu thủy vân và ảnh I trên ảnh được thủy vân ′ có kích
thước × .
Bước 1: Chia ảnh thành 2 phần gồm các điểm chấm () và các điểm gạch ()
giống như thuật toán nhúng. Thực hiện trích riêng biệt các điểm gạch và sau đó là
các điểm chấm.
Bước 2: Xác định phương sai địa phương , và độ lệch tâm của miền điểm ảnh và
ngữ cảnh , − 127 cho các điểm ′ , .
Bước 3: Sắp xếp , , tại các điểm , trùng nhau, sắp xếp ưu tiên độ lệch tâm
, − 127 theo thứ tự tăng dần.
Bước 4: Khôi phục thủy vân và ảnh gốc:
- Dự báo điểm ảnh ′ , : , =
,
,
,
,
- Tính sai số dự báo ′ , = ′ , − ,
- Trích bít: = ,
2
- Tính sai số ban đầu: , = ,
2
- Khôi phục giá trị ảnh gốc , = , +
4. THỬ NGHIỆM VÀ SO SÁNH
Để minh họa các kết quả phân tích, chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên bộ ảnh
mẫu trong [16]. Kết quả thử nghiệm cho thấy, phương pháp đề xuất có khả năng
nhúng cao hơn và chất lượng cũng ảnh được cải thiện. Chương trình viết bằng
ngôn ngữ MatLab R2012a và chạy trên máy tính Lenovo Ideapad S410p.
140
4.1
xuât và các phương pháp liên quan đư
B
STT
phương pháp SKNSS và
4.2
. So sánh kh
K
ảng 1.
1
2
3
4
5
6
Từ
. So sánh v
ết qu
b
N. K. Sao, C. T. Luyên
ả
K
Ả
nghi
ảng 1 cho th
th
hả
nh th
a
b
c
d
e
f
Tổng
ử
năng nhúng tin
ử
ệm
ề
ả năng nhúng tin
nghi
ch
a
d
ệ
ấ
ất lư
B
m đ
y, phương pháp đ
ợ
ảng
Ảnh
b
d
Hình 4.
ể
MS.
ng
2.
a
c
, “Th
đánh giá v
c
SKNSS
ảnh
So sánh ch
ủy vân thuận nghịch sắp xếp ph
ủa phương pháp SKNSS, MS và phương
SKNSS
62.4123
55.3628
62.0236
60.2497
3725
3427
4091
1878
4271
17866
Các
ợ
474
ả
ề
c th
ề
ất l
b
e
nh th
khả
ể
Kh
xu
ư
32.6538
33.1306
32.2624
29.7849
ử
năng nhúng tin c
hi
ả
ất cho
ợng ảnh
MS
nghi
ện
năng nhúng tin
ở b
MS
kh
ệm
ảng 1 dư
ả
củ
Đ
62.4504
55.0957
62.0511
60.4034
.
400
300
450
100
500
1755
năng nhúng tin cao hơn các
a phương pháp SKNSS, MS
ề
5
và phương pháp đ
xu
ương sai và đ
ủ
ới đây.
ất
Công ngh
c
f
a phương pháp đ
Đ
pháp đ
ề
ệ thông tin
ộ lệch tâm
xu
ề
ất
4970
5325
5337
2965
1016
5110
24723
ề
xu
xu
.”
ề
ất.
ất.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 141
e 67.9223 35.6073 67.8048
f 61.5991 32.2170 61.4941
Bảng trên cho thấy chất lượng ảnh của phương pháp đề xuất tương đương với
phương pháp SKNSS và lớn hơn nhiều so với phương pháp MS.
5. KẾT LUẬN
Thủy vân thuận nghịch cho phép khôi phục nguyên vẹn ảnh gốc bên cạnh việc
phục hồi thủy vân ngày càng trở lên phổ biến bởi nó được ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực quan trọng như quân sự, an ninh, y tế... Một trong những phương pháp
hiệu quả đã đang và sẽ được mở rộng là phương pháp rộng hiệu. Hai hướng chính
nghiên cứu chính là cải tiến bản đồ và tăng số cặp khả mở nâng cao khả năng
nhúng cũng như tăng cường chất lượng ảnh thủy vân. Bài báo này đề xuất một
phương pháp thủy vân thuận nghịch không sử dụng bản đồ định vị dựa trên sự sắp
xếp phương sai địa phương và độ lệch tâm miền điểm ảnh của phương sai địa
phương. Thực nghiệm cho thấy, phương pháp đề không chỉ cho chất lượng ảnh tốt
và còn có khả năng nhúng cao hơn các lược đồ liên quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Khan, A. Siddia, S. Munib and S.A. Malik, “A recent survey of reversible
watermarking techniques”, Elsevier, 2014.
[2]. M. Alattar, “Reversible Watermarking Using the Difference Expansion of A
Generalized Integer”, IEEE transactions on image processing, vol 13, pp
1147–1156,2004.
[3]. C.Chang, C.C. Lin, C.S.Tseng and W.L.Tai, “Reversible hiding in DCT-based
compressed images”, Information Sciences, Vol.177, pp.2768-2786, 2007.
[4]. J. Fridrich, M. Goljan and R.Du, “Lossless data embedding--new paradigm in
digital watermarking”, EURASIP Journal on Advances in Signal Processing,
2002.
[5]. J. Tian, “Reversible data embedding using a difference expansion”, IEEE
Trans. Circuits Syst. Video Technol, pp. 890–896, 2003.
[6]. K. Y. Mohammad and A.J.Ahmed, “Reversible Watermarking Using
Modifiled Difference Expansion”, International Journal of Computing &
Information Sciences, Vol.4, No.3, pp.134-142, 2006.
[7]. M. Khodaei, K.Faez, “Reversible Data Hiding By Using Modified Difference
Expansion”. 2nd International Confference on Signal Processing Systems,
pp.31-34, 2010.
[8]. M. Kumar and S. Agrawal, "Reversible data hiding based on prediction error
expansion using adjacent pixels", Security and Communication
Networks, Vol. 9, pp3703-3712, 2016.
[9]. Thodi DM, Rodriguez JJ, “Expansion embedding techniques for reversible
watermarking”, IEEE transactions on image processing, vol 16, pp 721–
730,2007.
[10]. S. Weng, C.C. Chu, N.Cai and R. Zhan, “Invariability of mean value based
reversible watermarking”, Jounal of information Hiding and Multimedia
Signal Processing, vol 4, 2013.
Công nghệ thông tin
N. K. Sao, C. T. Luyên, “Thủy vân thuận nghịch sắp xếp phương sai và độ lệch tâm.” 142
[11]. X. Li, B. Yang and T. Zeng, “Efficient ReversibleWatermarking Based on
Adaptive Prediction-Error Expansion and Pixel Selection”, IEEE Trans, Vol.
20, No. 12, 2011.
[12]. X. Wang, X. Li, Bin Yang, and Zongming Guo, “Efficient Generalized
Integer Transform for Reversible Watermarking”, IEEE signal processing
letters, vol. 17, 2010.
[13]. Z. Ni, Y. Shi, N. Ansari, and W. Su, “Reversible Data Hiding”, IEEE
Transactions on Circuits and System for Video Technology, Vol. 16, No. 3,
2006.
[14]. V. Sachnev and H. Kim, "Reversble watermarking algorithm using sorting
and prediction", Vol. 19, No. 7, 2009.
[15]. Taubman, David S. "Image compression fundamentals, standards and
practice." JPEG-2000 (2002).
[16]. Test images
ABSTRACT
A REVERSIBLE-WATERMARKING METHOD BASED ON
PREDICTION, SORTING VARIANCE AND CENTRE DIFFERENCE
In the article, a reversible-watermarking method based on differrent
expansion without using location map is proposed. This algorithm embed
data into digital image by using prediction errors. A sorting technique which
is based on local variance and difference between centre of prediction
context and centre of image value range is proposed. The experiment result
indicates clearly that the proposed scheme can embed more data with less
distortion than the related schemes.
Keywords: Reversible watermarking, Prediction error, Difference expansion.
Nhận bài ngày 15 tháng 08 năm 2017
Hoàn thiện ngày 26 tháng 11 năm 2017
Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 11 năm 2017
Địa chỉ: Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Giao thông Vận tải.
* Email: caoluyengt@gmail.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13_8851_2151884.pdf