Tài liệu “Thuế đoàn kết”- Một biện pháp tài chính nhằm cân bằng Đông - Tây Đức (1991 – 2018): 64
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0070
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 64-71
This paper is available online at
“THUẾ ĐOÀN KẾT”- MỘT BIỆN PHÁP TÀI CHÍNH
NHẰM CÂN BẰNG ĐÔNG - TÂY ĐỨC (1991 – 2018)
Nguyễn Thị Nga
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Tóm tắt. Ngay khi nước Đức tái thống nhất đã có dòng tài chính rất lớn chảy từ phía Tây
sang phía Đông thông qua các khoản thu từ Thuế Đoàn kết lần 1, lần 2; Quỹ nước Đức thống
nhất; Hiệp ước Đoàn kết I; Hiệp ước Đoàn kết II nhằm đem đến sự cân bằng Đông – Tây.
Trong đó, thuế Đoàn Kết là một trong những biện pháp tài chính được chính phủ đặt ra dựa
trên việc đánh thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp. Mặc dù lúc đầu, những người
lãnh đạo CHLB Đức đã không chủ định thu thuế Đoàn Kết lâu dài. Tuy nhiên, do những gánh
nặng tài chính của việc vực dậy phần đất phía Đông đã khiến cho, thuế Đoàn Kết tồn tại suốt
hơn 20 năm nước Đức được tái thống nhất đến nay. Đó là ng...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu “Thuế đoàn kết”- Một biện pháp tài chính nhằm cân bằng Đông - Tây Đức (1991 – 2018), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
64
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0070
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 64-71
This paper is available online at
“THUẾ ĐOÀN KẾT”- MỘT BIỆN PHÁP TÀI CHÍNH
NHẰM CÂN BẰNG ĐÔNG - TÂY ĐỨC (1991 – 2018)
Nguyễn Thị Nga
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Tóm tắt. Ngay khi nước Đức tái thống nhất đã có dòng tài chính rất lớn chảy từ phía Tây
sang phía Đông thông qua các khoản thu từ Thuế Đoàn kết lần 1, lần 2; Quỹ nước Đức thống
nhất; Hiệp ước Đoàn kết I; Hiệp ước Đoàn kết II nhằm đem đến sự cân bằng Đông – Tây.
Trong đó, thuế Đoàn Kết là một trong những biện pháp tài chính được chính phủ đặt ra dựa
trên việc đánh thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp. Mặc dù lúc đầu, những người
lãnh đạo CHLB Đức đã không chủ định thu thuế Đoàn Kết lâu dài. Tuy nhiên, do những gánh
nặng tài chính của việc vực dậy phần đất phía Đông đã khiến cho, thuế Đoàn Kết tồn tại suốt
hơn 20 năm nước Đức được tái thống nhất đến nay. Đó là nguồn vốn quan trọng để giúp vùng
đất Đông Đức vươn lên. Tuy nhiên, nó cũng gây ra những sự phản ứng gay gắt trong xã hội
do sự chênh lệch giữa số tiền chính phủ Đức thu được từ thuế Đoàn Kết với số tiền mà Đông
Đức nhận được. Do đó, người dân Đức vẫn đang chờ đợi sự kết thúc của thuế Đoàn Kết vào
năm 2019.
Từ khóa: Thuế Đoàn Kết, tài chính, Kinh tế Đức.
1. Mở đầu
Ngày 3/10/1990, nước Đức được tái thống nhất một cách hòa bình. Sự kiện đó cũng bắt đầu
cho những gánh nặng tài chính đối với chính quyền Liên Bang nhằm tạo ra sự cân bằng giữa Tây
Đức với những vùng đất mới vừa được sáp nhập ở Đông Đức. Trải qua mấy thập kỉ phát triển theo
những con đường khác nhau, được điều hành bởi những chính phủ khác nhau đã có một khoảng
cách lớn được tạo ra giữa Đông và Tây Đức. Để tạo ra sự thống nhất trọn vẹn, chính phủ Đức đã
đưa ra một loạt các biện pháp tài chính hỗ trợ cho các bang mới ở phía Đông như: Thuế Đoàn Kết
lần 1, lần 2; Quỹ nước Đức thống nhất; Hiệp ước Đoàn kết I; Hiệp ước Đoàn kết II Bằng cách
quy định đánh thuế lên thuế thu nhập của cá nhân và thuế doanh nghiệp, các khoản thuế Đoàn Kết
sẽ được đưa vào quỹ của nhà nước Liên Bang Đức nhằm hỗ trợ cho sự phát triển cơ sở hạ tầng,
giáo dục, văn hóa ở các vùng đất phía Đông.
Nghiên cứu về các nguồn tài chính mà mà chính phủ Đức đã mang đến cho các bang mới
Đông Đức, ở Việt Nam hầu như rất mờ nhạt. Đáng chú ý nhất bài nghiên cứu của tác giả An
Mạnh Toàn: “Một số vấn đề xã hội và quản lí xã hội ở Cộng hòa Liên bang Đức”, tạp chí Nghiên
cứu châu Âu, số 2, năm 2000, trang 23-29. Mặc dù, bài báo không nhắc đến khoản khoản thuế
Đoàn kết nhưng những nghiên cứu về các khoản thu nhập và sự ưu đãi tài chính của chính phủ
Đức giành cho miền Tây cũng đã giúp cho người viết có sự nhìn nhận toàn diện hơn về những
dòng chảy tài chính ở Đức sau khi thống nhất. Có thể nói, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu trực
tiếp nào về loại thuế Đoàn Kết.
Ngày nhận bài: 19/6/2018. Ngày sửa bài: 19/7/2018. Ngày nhận đăng: 2/8/2018.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Nga. Địa chỉ e-mail: nguyenthinga@hpu2.edu.vn
“Thuế Đoàn kết”- một biện pháp tài chính nhằm cân bằng Đông - Tây Đức (1991 – 2018)
65
Tuy nhiên, trong các tài liệu được xuất bản bằng tiếng Việt, có thể nhắc đến bộ tài liệu theo
chủ để “Tài liệu mới về Nga và Liên minh châu Âu (TL 2006 – 2007): Về chính trị - văn hóa – xã
hội, quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và quân sự Nga, Liên minh châu Âu (20
tài liệu)”của Viện Thông tin khoa học xã hội, năm 2008. Trong đó, bài nghiên cứu “Những mô
hình và cơ chế chuyển đổi thị trường của các nước Trung và Đông Âu” được dịch từ công trình
nghiên cứu bằng tiếng Nga “Modeli i mekhanizmy rynochnoj transformacii v stranakh CVE”, ME
I Mo, 2006, No.8, trang 10 -21 của Giáo sư Kudrov Valentin Mikhajlovich, Viện Hàn lâm Khoa
học Nga. Với hơn 5 trang viết về CHDC Đức cũng không nói đến thuế Đoàn kết mà chỉ đề cập
đến “dòng chảy khổng lồ các nguồn tài chính và các nguồn lực khác từ Tây Đức sang Đông Đức”
[1; 3]. Mặc dù chưa có đề cập và phân tích nào về thuế Đoàn kết ở Đức nhưng người viết cũng có
thêm sự nhìn nhận toàn diện về các nguồn tài chính hướng đến Đông Đức sau thống nhất, phục vụ
cho những đánh giá được đưa ra một cách sâu sắc hơn.
Đối với tài liệu tiếng Đức thì đã có nhiều nghiên cứu hơn về loại thuế Đoàn kết ở CHLB Đức.
Tiêu biểu như các nghiên cứu: “Szenarien für ein Ende des Solidaritätszuschlags Auswirkungen
für Steuerzahler und Staat” (Kịch bản về sự kết thúc của thuế Đoàn kết - những tác động đến
người nộp thuế và các tiểu bang) của tiến sĩ Tobias Hentze đăng trên tạp chí của Institut der
deutschen Wirtschaft Köln (Viện Nghiên cứu Kinh tế Cologne), năm 2007, trang 4 – 12. Giá trị
lớn nhất của công trình nghiên cứu này không nằm ở những nét khái quát về lịch sử ra đời của
thuế Đoàn kết mà là ở những bảng số liệu được tính toán khoa học về thuế đoàn kết, so sánh giữa
tiền thuế của người dân Đức trước và sau thuế Đoàn kết. Thuế Đoàn kết cũng là chủ đề trong các
nghiên cứu, báo cáo như: Chuyên khảo đặc biệt số 62, năm 2010: “Der umstrittene
Solidaritätszuschlag - Mythen und Fakten” (Những tranh cãi về thuế Đoàn Kết – huyền thoại và
thực tế” của Viện nghiên cứu Karl-Bräuer (Karl-Bräuer-Institut des Bundes der Steuerzahler e. V.);
báo cáo “Solidaritätszuschlag für gleichwertige Lebensverhältnisse in ganz Deutschland
verwenden” (Thuế Đoàn kết cho điều kiện sống bình đẳng ở CHLB Đức” được Ủy ban Tài chính
của Hạ viện Đức đưa ra tháng 9/2016. Các nghiên cứu và thống kê đó đã cung cấp những số liệu
đáng tin cậy cho nghiên cứu của người viết.
Bên cạnh những tài liệu tiếng Đức còn có những tài liệu bằng tiếng Anh khác. Điểm chung
của các tài liệu này là các báo cáo hoặc nghiên cứu dưới góc độ kinh tế học hoặc nghiên cứu thuế
Đoàn kết cùng các loại thuế khác ở Đức. Tiêu biểu như: Báo cáo “Làm kinh doanh tại Đức”
(Doing Business in Germany) của ngân hàng BDO Unibank năm 2017; chuyên khảo: “Ai đã thực
sự trả tiền cho việc Tái thiết Đông Đức? Lợi nhuận kỳ vọng và thực tế về đầu tư bất động sản ở
Đông và Tây Đức vào những năm 1990” (who has really paid for the Reconstruction of East
Germany? Expected and Realized Returns on Real Estate Investments in East and West Germany
in the 1990s) của hai tác giả Dirk Kiesewetter, Tina Bensemann đăng trên Tạp chí FEMM của
Khoa Kinh tế và Quản lí, trường ĐH Otto-von-Guericke-University Magdeburg, năm 2016, trang
1 – 26.
Nhìn chung, chưa có nghiên cứu riêng về thuế Đoàn Kết nhất là góc độ lịch sử, xem xét những
tác động xã hội của loại thuế “đặc biệt” này ở CHLB Đức từ khi tái thống nhất vào năm 1990.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Sự ra đời của thuế Đoàn Kết ở Cộng hòa liên bang Đức
Ngày 3/10/1990, khi Hiệp ước thống nhất nước Đức chính thức có hiệu lực, đã mở ra thời kì
tái thống nhất của nước Đức kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Bức tranh hiện thực bấy
giờ của nước Đức chính là sự phát triển chênh lệch giữa những vùng đất cũ ở phía Tây với những
vùng đất mới vừa sáp nhập ở phía Đông. Nhận thức được điều đó và để giúp cho cộng đồng
phương Đông trước đây bắt kịp phương Tây, chính quyền của nhà nước Liên bang vừa thống nhất
đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ tài chính cho vùng đất mới như: Quỹ nước Đức thống nhất
Nguyễn Thị Nga
66
(Fonds Deutsche Einheit – FDE) được đưa ra vào năm 1990, Hiệp ước Đoàn kết I (Solidarpakt I
(1995 – 2004), Hiệp ước Đoàn kết II (Solidarpakt II (2005 – 2019) và Thuế Đoàn Kết.
“Thuế Đoàn Kết” hay “Phụ phí Đoàn Kết” (“Solidaritätszuschlag” được gọi tắt là “Soli”)
được đưa ra lần đầu tiên năm 1991. Ngày 11 tháng 3 năm 1991, Chính phủ Liên bang đã đệ trình
"Dự thảo Luật Giới thiệu Phụ cấp Đoàn kết Tạm thời và Sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật
khác (Đạo luật Đoàn Kết)" (Deutscher Bundestag, 1991) [1; 5]. Theo đó, Chính phủ Liên bang đã
đề xuất một khoản thuế bổ sung đánh vào thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp được gọi là
“thuế Đoàn Kết”. Lý do mà chính quyền đưa ra là nhằm đoàn kết đối phó với những thách thức
quốc gia mà tất cả các công dân Đức đều phải có trách nhiệm [2; 1]. Những thách thức của nước
Đức lúc bấy giờ chính là: Khoản chi phí 16,9 tỉ DM cho cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh mà nước
Đức tham dự (từ tháng 1 – 3/1991) và hỗ trợ tài chính cho các nước Trung, Đông, Nam Âu và sự
vực dậy của các vùng đất phía Đông. Thủ tướng Đức Helmut Kohl đã chỉ đạo việc cần thiết phải
bổ sung tài chính cho ngân sách Liên bang để kịp thời đối phó với những khó khăn mà nước Đức
gặp phải sau khi tái thống nhất. Vì vậy, Phụ phí Đoàn Kết được ban hành.
Thuế Đoàn Kết chính thức được đưa ra lần đầu tiên vào ngày 1/7/1991 và được quy định tại
Điều 106 trong Bộ Luật Cơ Bản của Cộng hòa Liên bang Đức. Khoản thuế bổ sung này tồn tại từ
ngày 1/7/1991 đến ngày 30/6/1992, sau đó bị gián đoạn trong hai năm 1993 – 1994. Đến năm
1995, sau khi cuộc Tổng tuyển cử hoàn thành, Thủ tướng Helmut Kohl đã cho tiếp tục thu thuế
Đoàn Kết với lí do được đưa ra chính là: để tài trợ cho việc hoàn thành sự thống nhất nước Đức
thì việc hy sinh tài chính của tất cả mọi công dân là không thể tránh khỏi. Lần này thì Chính phủ
không nói việc thu thuế Đoàn Kết sẽ kết thúc khi nào. Kể từ đó thuế Đoàn Kết tồn tại liên tục cho
đến ngày nay.
Thuế Đoàn Kết là độc lập so với các Hiệp ước Đoàn Kết của chính quyền Liên bang. Nếu
như các Hiệp ước Đoàn Kết là những khoản viện trợ tài chính cho các bang mới ở phía Đông
được trích từ ngân sách của nhà nước, thì thuế Đoàn Kết là khoản đóng góp của những người dân
và doanh nghiệp theo quy định. Tuy nhiên, tất cả đều được sử dụng như những công cụ thực hiện
khẩu hiệu của nước Đức là “xây dựng phương Đông” (Aufbau Ost) [2; 5].
Như vậy, dựa trên lý do mà Chính phủ Liên bang Đức đưa ra để bắt đầu việc thu thuế Đoàn
Kết thì khoản tài chính này không chỉ phục vụ cho việc hỗ trợ tài chính cho các bang phía Đông
mà còn để đối phó với những chi phí tài chính phát sinh bởi sự biến động của tình hình bên ngoài
nước Đức. Tuy nhiên, sau khi cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh kết thúc, khoản thuế này chỉ bị gián
đoạn trong khoảng thời gian ngắn và tiếp tục được lập lại như một trong những biện pháp tài
chính để Đông Đức nhanh chóng đạt được sự cân bằng với Tây Đức.
2.2. Quy định về cách tính và doanh thu của thuế Đoàn kết
2.2.1. Quy định về cách tính thuế Đoàn kết
Khi được đưa ra lần đầu tiên năm 1991, thuế Đoàn Kết đã được hiểu như là một khoản thuế
bổ sung hay khoản tài chính bổ sung mà Chính quyền Liên bang đánh vào thuế thu nhập và thuế
doanh nghiệp. Theo đó, trong thời gian từ năm 1991 đến 1992, chính quyền đã thu thêm 7,5% đối
với thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp gọi là thuế Đoàn kết. Hai năm tiếp theo 1993- 1994,
Chính quyền Liên bang đã không thu đối với thuế Đoàn kết. Năm 1995, với lý do cần phải chia sẻ
với những gánh nặng tài chính của việc thống nhất nước Đức, nhà nước đã cho thu lại thuế Đoàn
Kết với định mức quy định là 7,5%. Mức thu 7,5% tồn tại từ năm 1995 đến năm 1998. Kể từ năm
1998, chính quyền đã quy định lại mức thu là 5,5% và tồn tại cho đến ngày nay [1].
Khi Nhà nước Liên bang cho ban hành khoản phụ thu từ thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh
nghiệp là nhằm hướng tới việc để người dân Đức cùng chia sẻ gánh nặng tài chính sau khi đất
nước được tái thống nhất. Tuy nhiên, nhà nước cũng quy định việc thu thuế được áp dụng cho
những đối tượng cụ thể. Đó là, những người có thu nhập lớn hơn 972 euro/tháng đối với cá nhân
“Thuế Đoàn kết”- một biện pháp tài chính nhằm cân bằng Đông - Tây Đức (1991 – 2018)
67
và đối với cặp vợ chồng áp dụng giá trị kép, tức là thu nhập trên 1.944 euro/tháng [3] sẽ phải
đóng thuế Đoàn Kết theo mức quy định. Khoản tiền này sẽ được những người quản lí lao động trừ
trực tiếp vào mức lương hàng tháng và chuyển vào ngân sách của chính quyền Liên bang phục vụ
cho những chi phí ở vùng đất phía Đông.
2.2.2. Doanh thu từ Thuế Đoàn kết
Trong lần đầu tiên khi thuế Đoàn Kết được thực hiện (1/7/1991 – 30/6/1992), khoản tiền mà
Chính quyền Liên bang thu được là 22 tỉ DM (11,2 tỉ euro) [1; 5]. Khoản tiền này sẽ được chuyển
trực tiếp vào ngân sách của Chính quyền Liên bang nhằm phục vụ cho những mục đích đã được
đề ra từ ban đầu. Ngay sau đó, thuế Đoàn Kết đã không được thu nữa. Tuy nhiên, ở nước Đức lúc
bấy giờ, trái với sự kỳ vọng ban đầu về sự cân bằng nhanh chóng giữa hai miền Đông – Tây:
những khoản chi phí cho quá trình thống nhất ngày càng đè nặng nên ngân sách quốc gia. Để vực
dậy phía Đông, để có được khoản viện trợ tài chính chuyển tới các vùng đất mới, chính quyền đã
tiếp tục tái lập thuế Đoàn Kết. Theo đó, sẽ có hơn 10 tỉ euro của Thuế Đoàn Kết chảy vào ngân
sách quốc gia hàng năm, ngang bằng với tiền thu ngân sách của Việt Nam. Thêm vào đó, khoản
tiền này đã được thu liên tục trong suốt hơn hai thập kỉ sau khi nước Đức được thống nhất.
Bảng thống kê sau đây về số tiền thu được từ thuế Đoàn Kết trong giai đoạn từ năm 1994 đến
năm 2016 (Đơn vị tính: tỉ euro).
[4]
Nhìn chung, các khoản tiền mà Chính quyền Liên bang có được từ Thuế Đoàn Kết là
tương đối ổn định, ít có sự biến động ngay cả trong những thời điểm khó khăn của kinh tế Đức và
kinh tế thế giới. Bảng số liệu trên đã cho thấy, tổng số tiền mà Chính phủ Đức có được từ nguồn
thuế Đoàn Kết từ năm 1994 đến năm 2016 lên tới 275,6 tỉ euro. Đặc biệt vào những năm kinh tế
Đức khủng hoảng (năm 2003) hay chịu ảnh hưởng của của khủng hoảng kinh tế toàn cầu (năm
2008) doanh thu từ thuế Đoàn Kết các năm sau cũng chỉ giảm nhẹ sau đó lại tiếp tục tăng. Điều đó
đã cho thấy tính chất ổn định và khả năng ứng phó nhạy bén của nền kinh tế Đức. Chính vì vậy,
dòng tài chính cho chiến lược vực dậy miền Đông (“Strategie Aufschwung Ost” hay “Upswing
East” [5; 8] hầu như không bị ảnh hưởng. Theo dự đoán được của Liên đoàn những người nộp
thuế ở Đức (Bund der Steuerzahler – BdSt) thì khoản tiền từ Phụ phí Đoàn kết trong hai năm
2018 – 2019 sẽ lần lượt là: 17,0 và 17,5 tỉ euro [6] . Đó là những khoản tiền rất lớn so với các
khoản viện trợ cho phía Đông theo các Hiệp ước Đoàn kết hiện đang giảm dần. Điều này là nguồn
gôc của những phản ứng kéo dài trong xã hội Đức về việc chính phủ đã sử dụng các khoản tiền
thu được từ thuế Đoàn kết như thế nào?
Nguyễn Thị Nga
68
2.3. Vai trò của thuế Đoàn Kết đối với sự phát triển của Đông Đức
“Một trong những định kiến dai dẳng nhất về phụ phí đoàn kết là nó gắn liền với cái gọi
là xây dựng phương Đông” [2; 7] mặc dù lúc đầu khi chính phủ Liên bang đưa ra quy định thu
Phụ phí Đoàn Kết không phải chỉ nhằm phục vụ tái thiết các bang phía Đông. Tuy nhiên, dưới
khẩu hiệu “xây dựng phương Đông” hay “tái thiết phương Đông” đã khiến cho tất cả những người
Đức đều tin rằng, các khoản tiền thuế bổ sung vào thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp sẽ được
chuyển đến xây dựng các bang phía Đông. Tuy nhiên, bảng thống kê dưới đây của Liên đoàn
những người nộp thuế ở Đức về việc so sánh giữa khoản tiền thu được của thuế Đoàn Kết với số
tiền mà chính quyền Liên bang Đức chi cho việc xây dựng phía Đông theo Hiệp ước Đoàn kết II
từ năm 2005 đến 2019 (dự đoán cho năm 2018, 2019) (đơn vị tính: tỉ euro) đã cho thấy sự không
tương xứng.
Bảng số liệu trên [7] cho thấy số tiền thu được từ thuế Đoàn Kết (Einnahmen aus dem
Solidartiätszuschlag) tăng dần theo các năm, trong khi đó những khoản viện trợ tài chính cho miền
Đông của chính phủ Đức theo Hiệp ước Đoàn kết II (Buderszuwelsungen an neue länder
(Solidarpkt III, korb I + II)) lại giảm dần. Đặc biệt, sự chênh lệch giữa số tiền thu được từ Thuế
Đoàn Kết, với số tiền đến được với các bang phía Đông ngày càng lớn, tỉ lệ chênh lệch thậm chí là
4-5 lần. Điều đó chứng tỏ rằng thuế Đoàn Kết không phải hoàn toàn phục vụ cho việc xây dựng
các bang mới được sáp nhập sau khi thống nhất. Một khoản tiền lớn từ Thuế Đoàn Kết chảy vào
ngân sách chính phủ hàng năm nhưng không phải tất cả để viện trợ cho xây dựng sở hạ tầng, phát
triển các vùng đất mới.
Trước khi bàn luận đến việc người Đức có đang bị “lừa dối” bởi khẩu hiệu “xây dựng miền
Đông” thông qua các khoản tiền đóng góp quy định trong Thuế Đoàn Kết, chúng ta hãy xem xét,
hơn 20 năm Đông Đức đã được vực dậy như thế nào?
Trải qua hơn hai mươi năm kể từ khi bức tường Berlin sụp đổ, kinh tế Đông Đức vẫn chưa
ngang bằng với các tiểu bang Tây Đức. Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu
người năm 2011 tại Đông Đức chỉ bằng 71% Tây Đức. Về tốc độ tăng trưởng, nếu loại bỏ yếu tố
lạm phát 2,5%, thì các tiểu bang Đông Đức nằm dưới mức trung bình toàn Liên bang tới 3%.
Hàng nghìn tỉ euro đã được rót vào các bang phía Đông nhưng nước Đức vẫn chưa tạo ra được kết
“Thuế Đoàn kết”- một biện pháp tài chính nhằm cân bằng Đông - Tây Đức (1991 – 2018)
69
quả về sự cân bằng tương ứng. Nhìn chung, sự phát triển kinh tế Đông Đức sau mấy chục năm
qua mới chỉ đạt khoảng 72% so với miền Tây. Thất nghiệp cao hơn, lương thấp hơn, ngoại trừ
một số thành phố hưng thịnh như Dresden và Leipzig thì đa số dân số đang suy giảm và già đi.
Những hy vọng về một “miền Đông nở hoa” vẫn chưa thành hiện thực. Mặc dù là một nước hàng
đầu trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây, nhưng việc chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang
kinh tế tư nhân ở Đông Đức vẫn rất lâu dài và tốn kém. Tuy vậy, miền Đông Đức vẫn có sự thay
đổi vượt bậc về cơ sở hạ tầng, giáo dục. Tỉ lệ di cư từ Đông sang Tây cũng giảm dần so với những
năm đầu sau khi thống nhất. Ủy viên đặc biệt của chính phủ về các vấn đề Đông Đức, Iris Gleicke,
đã chỉ ra rằng sự giúp đỡ kinh tế như mục tiêu của Hiệp ước Đoàn kết trước đây đã dẫn đến sự
phục hồi của các thành phố bên miền Đông, thúc đẩy các trường đại học và ngành công nghiệp.
Nhưng nó đã không làm cho Đông Đức có thể cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng với Tây Đức [8].
Hầu hết người Đức tin rằng số tiền từ Thuế Đoàn Kết sẽ được chuyển trực tiếp vào hỗ trợ
kinh tế cho miền đông nước Đức nhưng mọi thứ không đơn giản như vậy. Những khoản thu này
thực sự chảy vào ngân sách chung của chính phủ. Trong khi đó, chính phủ đã đưa ra viện trợ cho
phía Đông nhưng thông qua một chương trình hai phần đó là Hiệp ước Đoàn Kết. Từ năm 2011,
Thuế Đoàn Kết đã thu được khoản tiền lớn hơn so với sự viện trợ cho phía Đông theo Hiệp ước
Đoàn kết. Chính vì vậy đã dẫn đến cuộc tranh luận và những tác động xã hội xung quanh khoản
Thuế Đoàn Kết ở Cộng hòa Liên bang Đức.
2.4. Tác động xã hội của Thuế Đoàn Kết
Trong những năm qua, đã diễn ra cuộc tranh luận dai dẳng về tính vi hiến của thuế Đoàn Kết
và việc có nên giữ lại khoản thuế bổ sung này hay không, xóa bỏ hoàn toàn hay thực hiện cải cách
thuế Đoàn Kết.
Thuế Đoàn Kết có vi hiến hay không? Mặc dù ngay khi được ban hành vào năm 1991, thuế
Đoàn Kết đã được quy định trong Luật cơ bản của nước Đức. Tuy nhiên, suốt thời gian qua cuộc
tranh luận về tính vi hiến của thuế Đoàn Kết đã diễn ra ở các Tòa án địa phương và cả Tòa án
Liên bang. Điển hình là Tòa án thuế Lower Saxony đã cho rằng thuế Đoàn Kết đã vi phạm nguyên
tắc đối xử bình đẳng theo Điều 3 của Luật cơ bản [4]. Tòa án này cũng đã đưa yêu cầu lên Tòa án
Hiến pháp Liên bang hai lần vào năm 2006 và năm 2015. Tuy nhiên, Tòa án Hiến pháp Liên bang
đã ra phán quyết bác bỏ những yêu cầu của Tòa án thuế Lower Saxony. Theo đó, các khoản phụ
thu sẽ không cần phải giới hạn thời gian vì lí do Hiến pháp.
Bên cạnh tính hợp hiến của thuế Đoàn Kết, thì cuộc tranh luận về việc xóa bỏ hoàn toàn hay
là cải tổ thuế Đoàn Kết cũng được đưa ra tranh luận. Trong cuộc bầu cử ngày 24/7/2017, đã có
79% số người được hỏi cho rằng thuế Đoàn Kết đã quá lỗi thời [9]. Họ mong chờ sự kết thúc của
thuế Đoàn Kết cùng với Hiệp ước Đoàn kết II vào năm 2019. Việc xóa bỏ thuế Đoàn Kết sẽ dẫn
đến việc ngân sách của Chính quyền Liên bang sẽ mất đi khoảng 19 tỉ euro mỗi năm [10; 3].
Ngoài ra, còn có những ý kiến khác cho rằng cần cải cách thuế Đoàn Kết bằng cách giảm đi
hay tích hợp vào thuế thu nhập của người dân Đức. Nhưng điều này lại vấp phải sự phản đối của
các bang miền Đông khi cho rằng miền Đông cộng sản còn quá nhiều vấn đề cần phải cải tổ.
Nguồn gốc của những tranh luận đó là:
Thứ nhất, do việc sử dụng thuật ngữ của khoản thuế bổ sung này. Từ “Đoàn kết” ban đầu
được đặt ra với ý nghĩa về sự bình đẳng đối với khoản thuế bổ sung của công dân ở cả hai miền
Đông và Tây Đức. Tuy nhiên, dần dần với những khẩu hiệu “tái thiết phương Đông” và việc thực
hiện Hiệp ước Đoàn Kết của chính phủ Đức thì từ “Đoàn kết” lại mang ý nghĩa như là tình đoàn
kết của nhân dân Đông và Tây Đức [2; 16]. Điều đó cũng tạo ra sự hiểu lầm của rất nhiều người
Đức là khoản thuế này chỉ được đánh vào những công dân phía Tây trong khi thực tế là dù công
dân miền Đông hay miền Tây đều phải căn cứ vào thu nhập để nộp khoản Phụ phí Đoàn Kết theo
quy định.
Nguyễn Thị Nga
70
Thứ hai, sự chênh lệch giữa số tiền thu được từ thuế Đoàn Kết với số tiền thu thực sự được
mang tới các bang miền Đông là một trong những nguyên nhân dẫn đến phản ứng đòi xóa bỏ thuế
Đoàn Kết. Các bảng số liệu dẫn ra ở trên đã chỉ ra rằng, khoản tiền thu được từ thuế Đoàn Kết là
rất lớn so với số tiền mà nhà nước Liên bang mang tới cho các bang phía Tây. Câu hỏi về số tiền
dư ra vẫn chưa có sự giải thích một cách thỏa đáng.
Thứ ba, trong hơn hai mươi năm qua, các bang phía Đông vẫn chưa đạt được sự cân bằng với
phía Tây. Theo Viện dân số và phát triển Berlin thì ở một mức độ lớn, Đông và Tây Đức đã hội tụ
về thói quen tiêu dùng và trình độ giáo dục, tuổi thọ và số trẻ em [11]. Trong khi đó, Đông Đức
vẫn đi sau phía Tây về các chỉ số kinh tế và phát triển.
Thứ tư, khoản thuế Đoàn Kết tiếp tục tồn tại dai dẳng trong bối cảnh người Đức phải nộp quá
nhiều khoản thuế. Điều đó dẫn đến những đòi hỏi về việc xóa bỏ hay cải cách về khoản thuế bổ
sung này.
Thứ năm, rất nhiều người Đức đã đồng ý rằng, dòng chảy tài chính viện trợ không thể chảy
mãi tới các vùng đất phía Đông, trong khi ở miền Tây cũng có những vùng chậm phát triển, vùng
khó khăn cần phải được hỗ trợ từ ngân sách của Chính quyền Liên bang.
Từ những phân tích trên đây, có thể thấy rằng thuế Đoàn Kết là một trong những biện pháp
tài chính thành công của Chính phủ Đức sau ngày tái thống nhất để góp phần tạo ra sự chuyển đổi
và cân bằng giữa Đông và Tây Đức. Thủ tướng H. Kohl đã từng hy vọng trong ngày thống nhất
Đức (3/10/1990) về “những vùng đất nở hoa ở phía Đông” và “Chỉ trong ba, bốn, năm năm nữa
các bang mới của CHLB Đức sẽ phát triển nở rộ ngang mức các bang cũ của CHLB Đức, sự khác
biệt có chăng cũng chỉ giống như sự chênh lệch giữa các vùng miền của nước Đức cũ” [12; 9].
Tuy nhiên, hoàn toàn trái với những kỳ vọng đó, quá trình thống nhất trong lòng nước Đức khó
khăn hơn rất nhiều và kéo dài hàng thập kỉ sau đó với những dòng tài chính khổng lồ. Sự lan tỏa
một cách chậm chạp từ việc thống nhất về chính trị sang các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác của
nước Đức là nguồn gốc gây ra những phản ứng xã hội đặc biệt là ở phía Tây cũ. Việc người dân
bên Tây phải “móc túi” chi viện cho bên Đông, lúc đầu còn hăng hái, sau cạn kiệt dần và cho rằng
“bên Đông là cái thùng không đáy” và rất lo ngại về “tâm lý ỷ lại” của bên Đông. Nhiều người lên
tiếng cần chấm dứt khoản “tiền đoàn kết” cho bên Đông. Nước Đức đang phải tiếp tục quá trình
“thống nhất bên trong” cả về mặt kinh tế lẫn tinh thần [13; 3]. Con đường dẫn đến sự đoàn kết bên
trong nước Đức không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Như vậy, trong gần 30 năm qua, thuế Đoàn Kết đã gây ra những tác động lớn đối với nước
Đức. Trước hết, nó được hiểu là sự chia sẻ tài chính hay cân bằng tài chính của Chính phủ Liên
bang trong gánh nặng vực dậy cộng đồng Đông Đức. Tuy nhiên, sự thiếu cân đối giữa số tiền thu
được và số tiền viện trợ đã dẫn đến những hiểu lầm và phản ứng xã hội khác nhau ở nước Đức.
Dù vậy, trước khi Hiệp ước Đoàn kết II kết thúc thì khoản tiền này vẫn tiếp tục được đánh vào
thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp theo quy định của Luật pháp Liên bang.
3. Kết luận
Khác với những dự đoán ban đầu, chi phí cho quá trình thống nhất nước Đức đã thực sự trở
thành gánh nặng tài chính với nhà nước Liên bang mới. Thuế Đoàn Kết được xem như một biện
pháp tài chính để Chính phủ Đức tài trợ cho sự phát triển của các bang mới phía Đông. Số tiền thu
được đã góp phần quan trọng vào việc giúp cho phía Đông nhanh chóng theo kịp phía Tây. Tuy
nhiên, do sự không tương xứng giữa các số tiền thu được và những chi phí cho phía Đông nên
thuế Đoàn Kết đã gây ra những tranh luận lâu dài trong xã hội. Hầu hết, người dân Đức vẫn đang
chờ đợi vào sự kết thúc của Phụ phí Đoàn Kết trong năm 2019 cùng với Hiệp ước Đoàn Kết II.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ từ nguồn kinh phí Khoa học công nghệ của Trường
ĐHSP Hà Nội 2 cho đề tài mã số: C.2018.23.
“Thuế Đoàn kết”- một biện pháp tài chính nhằm cân bằng Đông - Tây Đức (1991 – 2018)
71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Institut der deutschen Wirtschaft Köln, 6/2017. Szenarien für ein Ende des Solidaritätszuschlags
Auswirkungen für Steuerzahler und Staat, tr4-12.
[2] KARL-BRÄUER-INSTITUT des Bundes der Steuerzahler e. V, 2010. Der umstrittene
Solidaritätszuschlag Mythen und Fakten.
[3] https://www.vlh.de/wissen-service/steuer-abc/was-ist-der-solidaritaetszuschlag.html, ngày truy
cập 25/4/2018.
[4] ngày truy cập 25/4/2018.
[5] CDU-Dokumentation 29, Fünf Jahre Deutsche Einheit, 1995.
[6] https://www.bild.de/politik/inland/solidaritaetszuschlag/aufbau-ost-der-grosse-soli-report-
31498704.bild.html, ngày truy cập 25/4/2018.
[7] https://www.t-online.de/finanzen/boerse/news/id_67613444/solidaritaetszuschlag-66-milliarden-
fliessen-nicht-in-den-aufbau-ost.html, ngày truy cập 25/4/2018.
[8]
thi-truong-5734, ngày truy cập 26/4/2018.
[9] Hochule für Oekonomie & management, University of Applied sciences, 2017. Steuereinnahmen
aus dem Solidaritätszuschlag 1991-2016, Geschichte des Soli und Mehrheit für Soli-Abschaffung.
[10] Finanzausschusses (7. Ausschuss), 2017. Solidaritätszuschlag für gleichwertige
Lebensverhältnisse in ganz Deutschland verwenden, Berlin.
[11]
deutschlands-13715180.html, ngày truy cập 5/3/2018.
[12] Thông tấn xã Việt Nam, Tình hình kinh tế - xã hội Cộng hòa liên bang Đức năm 1991.
[13] Thông tấn xã Việt Nam, Tình hình kinh tế - xã hội Cộng hòa liên bang Đức năm 1995.
ABSTRACT
“Solidarity Tax” – a financial measure to balance East and West Germany (1991 – 2018)
Nguyen Thi Nga
Department of History, Hanoi Pedagogical University 2
As soon as Germany united, there was a great financial flow from Western Germany to
Eastern Germany through receivables from the First and Second “Solidarity Surcharge”; German
Unity Fund; Unification Treaty I; and Unification Treaty II... to help the East Germany keep up
with the West Germany. In particular, Solidarity Tax is one of the financial measures that imposed
by the government to levied personal income tax and corporate tax although at first the leaders of
Federal Republic of Germany did not intend to collect Solidarity Tax for a long period. However,
due to financial burden from resurrecting the Eastern part of the country, this Solidarity Tax
remains unchanged for 20 years since the unification of the Germany. This tax is an important
source of capital to fund the Eastern Germany, however, it also creates severe social conficts due
to the large difference between the amount that the German Government collecting from
Solidarity Tax and the amount that Eastern Germany received. Therefore, the Germans are still
waiting for the termination of Solidarity Tax in 2019.
Key words: Solidarity Tax, financial, Germany economic
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5351_8_nguyen_thi_nga_5535_2122853.pdf