Tài liệu Thực trạng xử trí suy thai cấp trong chuyển dạ tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 150
THỰC TRẠNG XỬ TRÍ SUY THAI CẤP TRONG CHUYỂN DẠ
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG.
Vũ Văn Du*, Vũ Bá Quyết*
TÓM TẮT
Mở đầu và mục tiêu: Suy thai cấp tính trong chuyển dạ đòihỏiphảixửtrícấpcứu, tùy theo từng điều kiện cụ
thể mà có các biện pháp xử trí khác nhau. Vìvậy, chúngtôitiếnhànhnghiêncứuvớimụctiêu: Đánhgiáthựctrạngxử
trí suy thai cấp trong chuyển dạ.
Phương pháp nghiên cứu: 145 sản phụ được chẩn đoán suy thai cấp tính từ tháng 01/2012 - 08/2012. Thiết
kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Kết quả: Đa phần là nhóm thai đủ tháng (37-41 tuần) có 104 trường hợp chiếm tỷ lệ 71,8%, thấp nhất là
nhóm thai non tháng (<37 tuần) với tỷ lệ 3,4%.Điều trị nội khoa là điều trị triệu chứng, gồm các biện pháp thở
oxy, nằm nghiêng trái là 2 biện pháp hay được áp dụng, truyền glucoza và giảm co không được sử dụng.Về xử trí
sản, biện pháp được sử dụng là mổ lấy t...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 93 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng xử trí suy thai cấp trong chuyển dạ tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 150
THỰC TRẠNG XỬ TRÍ SUY THAI CẤP TRONG CHUYỂN DẠ
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG.
Vũ Văn Du*, Vũ Bá Quyết*
TÓM TẮT
Mở đầu và mục tiêu: Suy thai cấp tính trong chuyển dạ đòihỏiphảixửtrícấpcứu, tùy theo từng điều kiện cụ
thể mà có các biện pháp xử trí khác nhau. Vìvậy, chúngtôitiếnhànhnghiêncứuvớimụctiêu: Đánhgiáthựctrạngxử
trí suy thai cấp trong chuyển dạ.
Phương pháp nghiên cứu: 145 sản phụ được chẩn đoán suy thai cấp tính từ tháng 01/2012 - 08/2012. Thiết
kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Kết quả: Đa phần là nhóm thai đủ tháng (37-41 tuần) có 104 trường hợp chiếm tỷ lệ 71,8%, thấp nhất là
nhóm thai non tháng (<37 tuần) với tỷ lệ 3,4%.Điều trị nội khoa là điều trị triệu chứng, gồm các biện pháp thở
oxy, nằm nghiêng trái là 2 biện pháp hay được áp dụng, truyền glucoza và giảm co không được sử dụng.Về xử trí
sản, biện pháp được sử dụng là mổ lấy thai (67,61%) và forceps (32,39%). Không có mối liên quan giữa phương
pháp mổ lấy thai và chỉ số Apgar.
Kết luận: Điều trị suy thai là sự kết hợp giữa nội khoa và sản khoa. Điều trị nội khoa có 2 biện pháp thở oxy,
nằm nghiêng trái hay được áp dụng, truyền glucoza. Mổ lấy thai (67,61%) và forceps (32,39%) là 2 biện pháp xử
trí sản được sử dụng.
Từ khóa: suy thai cấp, xử trí, Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
ABSTRACT
EVALUATION TREATMENT THE ACUTE FETAL DISTRESS DURING LABOR AT VIETNAM
NATIONAL HOSPITAL OF OBSTETRICS AND GYNECOLOGY
Vu Van Du, Vu Ba Quyet
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 150 - 153
Background &Objectives: The acute fetal distress during labor requires urgent treatment, depending
on the specific conditions that having different treatments. We conducted a study with objective: To
assessment evaluation treatment the acute fetal distress during labor.Comment on management of acute
fetal distress during labor.
Subjects and Methods:145 women at deliverywere diagnosed of acute fetal distress in the period from
01/2012 - 08/2012. Study design: A cross sectional study.
Results:Women in survey are mostly full-term pregnancy (37-41 weeks) with 104 cases (71,8%), the lowest
is pre-term pregnancy (<37 weeks) with 3,4%, medical treatment is symptomatic treatment, includingoxygen
therapy, lying on the left are often applied, glucose infusion and reduced contraction are not used. The delivery
interventions were used were cesarean section (67.61%) and forceps (32.39%). No association between cesarean
delivery method and Apgar score.
Conclusion: Treatment of fetal distress is a combination of internal medicine and obstetrics. Medical
treatment with 2 oxygen therapy, lying on the left or apply, glucose infusion. Cesarean section (67.61%) and
forceps (32.39%) are used.
Keywords: acute fetal distress, treatment, Vietnam National hospital of Obstetrics and Gynecology
* Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
Tác giả liên lạc: TS. Vũ Văn Du ĐT: 0913585435 Email: dutruongson@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 151
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thai xảy ra trong khi có thai thường
không đột ngột gọi là suy thai mạn tính,
thường có liên quan rất nhiều tới vấn đề dinh
dưỡng của thai. Trái lại, suy thai xảy ra trong
quá trình chuyển dạ thường là suy thai cấp
tính. Các trường hợp suy thai mạn có thể
nhanh chóng trở thành suy thai cấp tính trong
chuyển dạ. Suy thai cấp tính trong chuyển dạ
là nguyên nhân của 1/3 số trường hợp tử vong
chu sinh. Theo nghiên cứu của Hyattsvill tại
Hoa Kỳ năm 1994, tỷ lệ tử vong vì suy thai cấp
tính là 17,3/100.000 trẻ đẻ ra sống, nghiên cứu
của Phạm Thị Thanh Mai năm 1998 tại bệnh
viện Phụ sản Trung ương, tỷ lệ trẻ đẻ ra ngạt
là 1%(7,8). Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của Y học,
cùng với sự ra đời của các phương tiện thăm
dò hiện đại trong sản khoa như Monitoring
sản khoa, siêu âm, soi ốiđã giúp cho các
thầy thuốc sản khoa chẩn đoán sớm và điều trị
kịp thời suy thai(1,2,3). Phương pháp điều trị suy
thai cấp tính bao gồm sự kết hợp giữa điều trị
nội khoa và sản khoa. Tùy theo tình trạng thai
nhi và tình trạng người mẹ mà thầy thuốc có
chỉ định thích hợp(5). Vì vậy chúng tôi tiến
thành nghiên cứu nhằm: nhận xét thái độ xử
trí suy thai cấp trong chuyển dạ tại bệnh viện
Phụ sản Trung ương.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
145 trường hợp được chẩn đoán suy thai cấp
tính trong chuyển dạ được chỉ định mổ lấy thai
hoặc forceps tại BVPSTW từ tháng 01-08/2012
Tiêu chuẩn chọn đối tượng
Các sản phụ có: chu kì kinh nguyệt đều
(trường hợp nhớ chính xác ngày đầu của kỳ kinh
cuối) hoặc tuổi thai khẳng định bằng siêu âm
trong quý 1 của thai kỳ (trường hợp không nhớ
chính xác ngày đầu của kỳ kinh cuối); chỉ có 1
thai trong tử cung; chuyển dạ thực sự; không
mắc các bệnh nhiễm trùng; không dùng thuốc
ảnh hưởng đến nhịp tim thai; nước ối xanh lẫn
phân su; nhịp tim thai biến đổi >160 lần/phút
hoặc <120 lần/phút; có dấu hiệu suy thai trên
monitor với DIP I, DIP II, DIP biến đổi; đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các sản phụ có thai non hoặc già tháng; có
chẩn đoán suy thai không điển hình; có khó
khăn trong giai đoạn 2 của cuộc chuyển dạ.
Phương pháp nghiên cứu
Loại hình nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Cách chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện những bệnh nhân thỏa
mãn tiêu chuẩn chọn bệnh trong thời gian
nghiên cứu.
Phân tích và xử lý số liệu
Tất cả các số liệu đều được ghi lại trong
phiếu theo dõi nghiên cứu và nhập bằng phần
mềm Epi - Info 2002 và phân tích, xử lý số liệu
bằng phần mềm SPSS 13.
KẾT QUẢ
Đặc điểm tuổi thai
0
10
20
30
40
50
60
70
80
41 tuần
71,8%
3,4%
24,8%
Biểu đồ 1: Phân bố tuổi thai
Phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu có
tuổi thai từ 37-41 tuần tuổi.
Phương pháp xử trí suy thai
Trong các trường hợp điều trị suy thai, mổ
lấy thai đơn thuần có 56 trường hợp chiếm
38,62%, Forceps đơn thuần có 3 trường hợp
%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 152
chiếm 2,06%. Trong điều trị kết hợp có: nằm
nghiêng trái, thở oxy kết hợp mổ lấy thai có 41
trường hợp chiếm 28,27%, nằm nghiêng trái,
thở oxy kết hợp với forceps có 33 trường hợp
chiếm 22,75%.
Bảng 1: Phương pháp xử trí suy thai
Phương pháp điều trị n %
Điều trị đơn
thuần
Giảm co (1) 0 0
Thở oxy (2) 0 0
Nằm nghiêng trái (3) 0 0
Mổ lấy thai (4) 56 38,62
Forceps (5) 3 2,06
Điều trị kết
hợp
2+5 11 7,58
2+3+5 33 22,75
2+3+4 41 28,27
1+2+4 1 0,72
Tổng số 145 100
Bảng 3. Phân bố tỷ lệ phương pháp điều trị thai suy
theo chỉ số Apgar
Phương
pháp điều trị
Chỉ số Apgar
Tổng số
(Tỷ lệ %)
Apgar < 7 Apgar ≥ 7
n % n %
Mổ lấy thai 8 8,16 90 91,84 98
Forceps 7 14,89 40 85,11 47
p p > 0,05
Trong nhóm mổ lấy thai có 8 trường hợp chỉ
số Apgar < 7 điểm chiếm tỷ lệ 8,16%; nhóm
forceps có 7 trường hợp Apgar < 7 điểm chiếm tỷ
lệ 14,89%.Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
với p > 0,05.
BÀN LUẬN
Phân bố tuổi thai
Cả 3 nhóm gồm non tháng, đủ tháng và già
tháng đều có thể xảy ra nguy cơ suy thai cấp tính
trong chuyển dạ. Đối với nhóm thai non tháng
và thai già tháng thường có năng lượng dự trữ
bao gồm nước và glycogen không đủ, cũng như
sự trao đổi khí và thải trừ các chất chuyển hóa bị
ảnh hưởng gây nên tình trạng thiếu oxy.Những
thai này luôn bị đe dọa suy thai cấp trong
chuyển dạ(4). Do đó, những thai non tháng và già
tháng khi chuyển dạ đẻ cần phải theo dõi rất sát
và nên can thiệp sớm vì nguy cơ suy thai là rất
cao. Theo nghiên cứu của Vương Ngọc Đoàn,
những thai non tháng nguy cơ suy thai tăng gấp
2,82 lần so với thai đủ tháng, những thai già
tháng nguy cơ suy thai tăng gấp 2,26 lần so với
thai đủ tháng(9). Tuy nhiên vì nghiên cứu này của
chúng tôi chỉ được tiến hành trên 1 nhóm duy
nhất nên chúng tôi không có bằng chứng để
kiểm định giả thuyết trên.
Phương pháp xử trí thai
Kết quả tại Bảng 2, không có trường hợp nào
phải truyền Glucose để điều trị suy thai, đa số là
kết hợp các biện pháp gồm: nằm nghiêng trái,
thở oxy và foceps chiếm tỷ lệ 22,75%; nằm
nghiêng trái, thở oxy và mổ lấy thai chiếm
28,27%.Nghiên cứu của Vương Ngọc Đoàn cho
thấy: điều trị kết hợp thuốc giảm cơn co TC và
mổ lấy thai là 14 trường hợp (3,7%), thở oxy và
mổ lấy thai 46 trường hợp (12,3%), thở oxy và
forceps 24 trường hợp (6,4%), nằm nghiêng trái
và mổ lấy thai 35 trường hợp (9,4%), nằm
nghiêng trái và forceps 12 trường hợp (3,2%)(9).
Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng như tác
giả Vương Ngọc Đoàn cho thấy điều trị suy thai
cấp tính bao gồm điều trị nội khoa kết hợp với
mổ lấy thai hoặc forceps(9). Thái độ xử trí sản
khoa tuỳ thuộc vào kết quả điều trị nội khoa, nếu
tình trạng suy thai không được cải thiện cần phải
lấy thai ra ngay, tuỳ theo điều kiện mà có thể
quyết định mổ lấy thai hoặc lấy thai ra bằng
forceps.
Phân bố tỷ lệ phương pháp điều trị thai suy
theo chỉ số Apgar
Điều trị bằng forceps
Theo kết quả nghiên cứu tại Bảng 3, trong
nhóm suy thai được điều trị bằng forceps, có 7
trường hợp Apgar < 7 điểm chiếm tỷ lệ 14,89%,
tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê với p > 0,05.Theo nghiên cứu của Đỗ Văn Tú,
tỷ lệ sơ sinh đẻ forceps có chỉ số Apgar < 7 điểm
chiếm 3,65%, theo tác giả, việc chỉ định đúng và
các điều kiện của thủ thuật forceps được tôn
trọng cùng với việc phát hiện sớm tình trạng suy
thai sẽ làm giảm nguy cơ ngạt sau đẻ(6). Trong
nghiên cứu của chúng tôi trên 47 trường hợp đẻ
forceps, không có trường hợp nào tử vong sơ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 153
sinh, không gặp trường hợp nào sang chấn cho
thai cũng như không gặp tai biến nặng nề cho
mẹ. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hinh thấy tỷ
lệ tử vong sơ sinh sau đẻ forceps là 2,53%, và của
Đỗ Văn Tú năm 1998-2002 là 0,25%(10,6). Theo
chúng tôi, sự khác biệt này là do hiện nay các sản
phụ đến bệnh viện sớm hơn, trong quá trình
chuyển dạ được theo dõi sát hơn bằng
monitoring sản khoa, đồng thời những trường
hợp tiên lượng không đẻ được đường âm đạo
đều được chỉ định mổ lấy thai sớm.
Điều trị bằng mổ lấy thai
Theo kết quả nghiên cứu tại Bảng 3, trong
nhóm suy thai được điều trị bằng mổ lấy thai, có
8 trường hợp Apgar < 7 điểm chiếm tỷ lệ 8,16%,
tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê với p > 0,05. Điều này có thể lý giải là do trên
lâm sàng những trường hợp điều trị nội khoa
không kết quả, không thể theo dõi đẻ đường
dưới được, nếu đủ điều kiện như CTC mở hết,
đầu đã lọt thì nhanh chóng lấy thai ra bằng
forceps. Nếu không đủ điều kiện làm forceps thì
cũng nhanh chóng mổ lấy thai. Trên thực tế,
trước một trường hợp được chẩn đoán suy thai
người thầy thuốc thường nhanh chóng tìm biện
pháp lấy thai ra bằng mổ lấy thai để hạn chế tối
đa nguy cơ trẻ đẻ ra có chỉ số Apgar thấp. Bên
cạnh đó, nhờ sự phát triển của các phương tiện
cận lâm sàng như Monitoring. Việc chẩn đoán
suy thai cũng được phát hiện sớm hơn. Do vậy
tỷ lệ mổ đẻ do nguyên nhân suy thai tăng lên,
góp phần làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai nói chung.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 145 trường hợp suy thai
cấp tính tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ
tháng 01/2012 - 08/2012, chúng tôi rút ra được kết
luận như sau:
- Các biện pháp thở oxy, nằm nghiêng trái là
2 biện pháp hay được áp dụng, truyền glucoza
và giảm co không được sử dụng.
- Về xử trí sản, biện pháp được sử dụng là
mổ lấy thai (67,61%) và forceps (32,39%).
- Không có mối liên quan giữa phương pháp
mổ lấy thai và chỉ số Apgar
Việc xử lý suy thai cấp trong chuyển dạ là 1
điều rất quan trọng chính vì thế cần xây dựng
tiểu chuẩn chẩn đoán suy thai cấp sao phù hợp
để có biện pháp xử trí đúng đắn và kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ashford L (2002), “ Hidden suffering: disabilities from
pregnancy and childbirth in less developed countries”. Policy
Brief: Population Reference Bureau. Washington DC
2. Aziken M, Omo-Aghoja L, Okonofua F (2007), Perceptions and
attitudes of pregnant women towards caesarean section in
urban Nigeria. Acta Obstet Gynecol Scand, 86: 42- 47
3. Black RE, Morris SS, Bruce J (2003), Where and why are 10
million children dying every year? Lancet, 361: 2226-2234
4. Bộ môn Phụ sản – Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
(2007). “Sản phụ khoa tập I”, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, tr
426-432.
5. Chigbu CO, Iloabachie GC (2007), The burden of caesarean
section refusal in a developing country setting, BJOG, 114:1261-
1265
6. Đỗ Văn Tú (2003), Nhận xét tình hình đẻ Forceps – giác hút tại
khoa sản bệnh viện Bạch Mai trong 5 năm 1998-2002, Luận văn
tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội
7. Hyattsvill (1994), National centre for Health statistics. Annual
summary of births, divorces and deaths: Unaited State, Monthly
vital statistic report; vol 42 N 13. Public Service.
8. Phạm Thị Thanh Mai (1998), “Nhận xét các yếu tố gây bệnh và
tử vong sơ sinh tại viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh năm 1998”,
Tạp chí thông tin Y dược tháng 12, tr.254.
9. Vương Ngọc Đoàn (2005), Nghiên cứu một số yếu tố liên quan
và biện pháp xử trí suy thai tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương
năm 2004-2005, Luận văn Thạc sĩ Y học trường Đại học Y Hà Nội,
Hà Nội
Ngày nhận bài báo: 18/10/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 03/11/2016
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_xu_tri_suy_thai_cap_trong_chuyen_da_tai_benh_vien.pdf