Tài liệu Thực trạng xây dựng bài giảng điện tử tại trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên: Hoàng Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 183 - 187
183
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
TẠI TRƯỜNG ÐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Hoàng Hà
*, Hồ Xuân Nhàn
Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Đào tạo trực tuyến là xu hướng phát triển của các trường đại học hiện đại ngày nay. Trong những
năm qua, Trường đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên đã triển khai xây dựng bài giảng điện tử
theo hình thức e-Learning, khi thực hiện còn nhiều vấn đề khó khăn cần tìm giải pháp để phát
triển. Đề tài sẽ phân tích thực trạng xây dựng bài giảng điện tử Trường Đại học Y Dược. Sử dụng
phương pháp nghiên cứu mô tả, khảo sát 86 giảng viên tham gia xây dựng bài giảng e –Learning
năm 2016 và 2017. Sau 1 năm nghiên cứu, có sự phát triển và kế thừa số lượng giảng viên tham
gia e-Learning. có 58,1% giảng viên thấy khó khăn khi xây dựng bài giảng. 93,0% giảng viên sẵn
sàng tham gia. Giáo viên chưa được tập huấn chiếm 5,8%. Tạo được 101 khóa học, nhưng ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng xây dựng bài giảng điện tử tại trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàng Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 183 - 187
183
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
TẠI TRƯỜNG ÐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Hoàng Hà
*, Hồ Xuân Nhàn
Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Đào tạo trực tuyến là xu hướng phát triển của các trường đại học hiện đại ngày nay. Trong những
năm qua, Trường đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên đã triển khai xây dựng bài giảng điện tử
theo hình thức e-Learning, khi thực hiện còn nhiều vấn đề khó khăn cần tìm giải pháp để phát
triển. Đề tài sẽ phân tích thực trạng xây dựng bài giảng điện tử Trường Đại học Y Dược. Sử dụng
phương pháp nghiên cứu mô tả, khảo sát 86 giảng viên tham gia xây dựng bài giảng e –Learning
năm 2016 và 2017. Sau 1 năm nghiên cứu, có sự phát triển và kế thừa số lượng giảng viên tham
gia e-Learning. có 58,1% giảng viên thấy khó khăn khi xây dựng bài giảng. 93,0% giảng viên sẵn
sàng tham gia. Giáo viên chưa được tập huấn chiếm 5,8%. Tạo được 101 khóa học, nhưng chưa
hoàn chỉnh. Nhiều tiêu chí phát triển e-Learning còn thấp hơn rất nhiều so với ĐH mở Hà Nội,
Alison Icelan, Study portal. Xây dựng học liệu điện tử tại Trường Đại học Y Dược là khả thi và đa
dạng, đáp ứng được mô hình đào tạo trực tuyến. Hiện tại còn thiếu các căn cứ về hành lang pháp
lý, chiến lược, quy định, quy chế, chuyên môn kỹ thuật để tạo được các khóa đào tạo trực tuyến
đầy đủ.
Từ khóa: Đào tạo, trực tuyến, e-Learning, giảng viên, bài giảng điện tử, Trường Đại học Y Dược-
Đại học Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Đào tạo trực tuyến (e-learning) là cuộc cách
mạng giáo dục thay đổi phương pháp giảng
dạy, từng bước hình thành nguồn học liệu mở,
giúp học viên, giảng viên, cán bộ quản lý,
nghiên cứu mọi lúc, mọi nơi. Trên nền tảng
đó, e-learning của Trường đại học Y Dược
Thái Nguyên đã hoạt động được trên 10 năm.
Tuy vậy, kết quả còn khiêm tốn, các báo cáo
cho thấy nhà trường chưa đưa ra được các
khóa học hoàn toàn trực tuyến mặc dù khối
lượng học liệu khá phong phú. Có rất nhiều
khó khăn, vướng mắc trong đào tạo trực tuyến
chưa được giải quyết. Từ thực tế trên chúng
tôi nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu:
1. Phân tích thực trạng xây dựng bài giảng
điện tử của Trường Đại học Y Dược - Đại học
Thái Nguyên.
2. Đề xuất giải pháp phát triển đào tạo trực
tuyến cho nhà trường.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Địa điểm và đối tượng nghiên cứu
*
Tel: 0912 211826; Email: haykvn@gmail.com
- Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Y
Dược – Đại học Thái Nguyên
- Đối tượng nghiên cứu: giảng viên tham gia
xây dựng bài giảng e-Learning các năm 2016,
2017. Sổ sách báo cáo kết quả hoạt động e-
Learning giai đoạn 2007-2016 của nhà trường.
- Thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp từ
1/2007- 10/2016; Nghiên cứu trực tiếp từ
10/2016 – 10/2018.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô
tả. Thu thập số liệu hồi cứu và điều tra phỏng
vấn. Chọn tất cả các giảng viên.
Chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu các đặc điểm của giảng viên xây
dựng bài giảng e-Learning.
- Chỉ tiêu các khó khăn chủ yếu khi xây dựng
bài giảng e-Learning.
- Chỉ tiêu kết quả và tính chất học liệu.
- Chỉ tiêu các đề xuất cho phát triển đào tao
trực tuyến.
Kỹ thuật thu thập số liệu
- Điều tra phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi
soạn sẵn.
Hoàng Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 183 - 187
184
Xử lý số liệu: Theo toán thống kê.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Phân tích đặc điểm giảng viên chuyên môn
xây dựng e -Learning
Bảng 1. Phân tích thông tin giảng viên xây dựng
e-Learning qua 2 năm
Giảng viên
Thông tin
Số
lượng
(n=86)
Tỷ lệ
(%)
GV tham gia năm 2016 50 63,9
GV tham gia năm 2017 70 86,0
GV tham gia cả 2 năm 65 75,6
GV có khó khăn xây dựng
học liệu
50 58,1
GV sẵn sàng giảng trực tuyến 80 93,0
Năm 2016 các bộ môn xây dựng được 14
khóa học có 50 cán bộ tham gia, chiếm
63,9%. Năm 2017 các bộ môn xây dựng được
34 khóa học có 70 người tham gia chiếm
86,0%. Trong đó cán bộ tham gia cả 2 năm là
65 chiếm 75,6%. Kết quả cho thấy có sự phát
triển và kế thừa rất rõ về số lượng giảng viên
tham gia e-Learning. Dù có tập trung và
thường xuyên 2 năm nhưng có 58,1% giảng
viên vẫn thấy khó khăn khi xây dựng bài
giảng. Nhưng về ý chí của giảng viên có sẵn
sàng tham gia giảng trực tuyến là rất cao,
chiếm 93,0%.
Bảng 2. Nhu cầu của giảng viên về tập huấn công
cụ chuyên dụng
GV có nhu cầu
Công cụ
Số
lượng
(n=86)
Tỷ lệ
(%)
Giảng dạy và quản lý lớp học
theo hình thức Elearning
84 97,6
Phần mềm mã nguồn mở
Moodle
79 91,9
Phần mềm xây dụng bài
giảng EXE
21 24,4
Phần mềm Camtasia Studio 66 76,7
Phần mềm Adobe Presenter 30 34,8
Phần mềm Articulate Studio 67 77,9
Có nhiều rất giảng viên có nhu cầu được tập
huấn: lớp giảng dạy và quản lý lớp học theo
hình thức E-learning là 97,6%; phần mềm mã
nguồn mở Moodle là 91,9%; phần mềm
Camtasia Studio là 76,7% và phần mềm
Articulate Studio là 77,9%. Các nhu cầu của
giảng viên cũng là phù hợp tương đương như
các trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại
học Y Huế, Trường Đại học Y Hải Phòng [4].
Phân tích phương diện kỹ thuật e-learning
Bảng 3. Tần suất tập huấn xây dựng e-Learning
cho giảng viên
Giảng viên
Tần suất
Số lượng
(n=86)
Tỷ lệ
(%)
Chưa 5 5,8
1 lần 26 30,2
2 lần 29 33,7
3 lần 14 16,2
4 lần 10 11,6
>4 lần 2 2,3
Trong những năm qua nhà trường thường
xuyên mở liên tục các lớp tập huấn từ cơ bản
đến nâng cao, đào tạo cho các cán bộ các kiến
thức và kỹ năng xây dựng bài giảng điện tử e-
Learning. Các cán bộ tham gia xây dựng bài
giảng điện tử đã được tập huấn nhiều lần, số
cán bộ được tập huấn 2 lần 33,7%. 1 lần
30,2%. Tuy nhiên, có cán bộ chưa được tập
huấn 5,8%.
Bảng 4. Hiểu biết công cụ chuyên dụng của giảng viên
Giáo viên
Tên phần mềm
Được tập
huấn
Chưa
thành thạo
n % n %
Mã nguồn mở Moodle 81 94,2 42 48,8
EXE 40 46,5 47 54,6
Camtasia Studio 44 51,2 68 79,1
Adobe Presenter 20 23,3 70 81,4
Articulate,Studio 25 29,1 50 58,1
Khác . 5 5,8 0 0,0
Các cán bộ được tập huần phần mềm mã
nguồn mở Moodle chiếm 94,2%, phần mềm
Phần mềm Camtasia Studio chiếm 51,2% và
các phần mềm khác là 5,8%.Chưa sử dụng
thành thạo các phần mềm như: Phần mềm
Camtasia Studio 79,1%. Phần mềm mã nguồn
mở Moodle 48,8%. Phần mềm Adobe
Presenter 81,4%. Nhiều cán bộ thực sự chưa
hiểu nhiều về hình thức giảng dạy online có
97,6% số lượng cán bộ yêu cầu được tập huấn
lớp giảng dạy và quản lý lớp học theo hình
thức Elearning, phần mềm mã nguồn mở
Moodle 91,9%, phần mềm Camtasia Studio
76,7%, phần mềm Articulate.Studio 77,9%.
Hoàng Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 183 - 187
185
Các phần mềm được tập huấn đầy đủ nhưng
để lâu không sử dụng nên quên khá nhiều các
chức năng của phần mềm, 48,8% gặp khó
khăn khi sử dụng phần mềm mã nguồn mở
Moodle, đây là phần mềm quản lý học liệu và
giảng dạy, rất quan trọng trong việc tạo bài
giảng và tổ chức giảng dạy online trên hệ
thống đào tạo của nhà trường. 79,1% gặp khó
khăn khi sử dụng phần mềm Camtasia
Studio.... Như vậy trong thời gian tới nhà
trường tiếp tục tập huấn có chiều sâu cho các
cán bộ đã được tập huấn và mở rộng cho
100% các cán bộ chưa được tập huấn.
Bảng 5. Số lượng giáo viên gặp khó khăn
khi sử dụng thiết bị
Giáo viên
Tên thiết bị
Số lượng
(n=86)
Tỷ lệ
(%)
Máy vi tính 15 17,4
Máy quay Camera 20 23,2
Máy ảnh 4 4,6
Phòng ghi âm 50 52,3
Tất cả các bộ môn đã được trang bị máy vi
tính, nhưng một số máy tính được trang bị đã
cũ, có 17,4% cán bộ gặp khó khăn khi sử
dụng máy vi tính. Các công cụ khác như: máy
ảnh, máy quay Camera, phòng ghi âm chuyên
dụng nhà trường chưa đầu tư nên các cán bộ
gặp rất khó khăn. 52,3% gặp khó khăn khi ghi
âm bài giảng. Nhà trường cần đầu tư thêm
thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu cho
việc xây dụng bài giảng e-Learning.
Phân tích kết quả xây dựng học liệu điện tử
Kết quả xây dựng bài giảng điện tử 10 năm
được 96 học phần. Kết quả này đứng thứ 3
sau Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Y
Dược Hồ Chí Minh và thứ nhất trong Đại học
Thái Nguyên. Tuy vậy trọng số đào tạo trực
tuyến trong các học phần còn rất thấp. Tỉ lệ
Elearning/ học phần truyền thống đạt như sau:
80-100% có 6 khóa học; 60-80% 7 khóa học;
13 khóa học hoàn thành ở mức 40-60%; nhiều
nhất là 15 khóa học hoàn thành ở mức 40-
60%. Với khối lượng các khóa học đã hoàn
thành là một thành công rất lớn của các cán
bộ của các bộ môn. Có 7 khóa học xây dựng
với tỷ lệ rất thấp chỉ đạt 0-20%.
Bảng 6. Kết quả và tính chất sản phẩm
Tiêu chí
Năm
Tính chất học phần
Số
lượng
2007 –
2017
Học phần phối hợp 51
Học phần toàn bộ 2
Năm 2018
Trọng số e-Learning 0 – 20% 7
Trọng số e-Learning 20 – 40% 15
Trọng số e-Learning 40 – 60% 13
Trọng số e-Learning 60 – 80% 7
Trọng số e-Learning 80 – 100% 6
Chất lượng của các bài giảng điện tử đều
được các hội đồng đánh giá mức khá, tốt và
giỏi. Tuy vậy việc đánh giá chưa toàn diện vì
tiêu chí đánh giá do dự án Hà Lan xây dựng,
nhiều hội đồng đánh giá nghiệm thu không có
chuyên gia E-learning.
Toàn bộ 96 học phần E-learning chưa đưa vào
đào tạo cho học viên. Vì vậy chưa có phản
hồi về chất lượng các bài giảng từ phía người
học, các sản phẩm học liệu chưa được khai
thác tạo ra chuỗi sản phẩm và đi đến kết quả
đích. Bất cập này có nguyên nhân chủ yếu
sau: 1) Kinh phí, mục tiêu dự án chưa rõ ràng
về kết quả đích; 2) Nhà trường chưa thể chế
hóa loại hình đào tạo trực tuyến.
Để phát triển tốt đào tạo trực tuyến, chúng ta
cần khắc phục những tồn tại nêu trên, ngoài ra
cần nhanh chóng tiến hành thực triển khai các
học phần trực tuyến mô hình mẫu trên người
học. Tiếp theo tiến hành các hội thảo, khảo
sát người học, khảo sát cả hệ thống từ học
liệu đến quản lý hệ thống elearning để đề ra
giải pháp phát triển.
Bảng 7. So sánh đào tạo trực tuyến tại một số cơ sở
Thông tin
Cơ sở đào tạo
Triển khai Ngành Khóa học Chứng chỉ
Trường ĐH Y Dược 2007 4 47 Không
ĐH Y Hà Nội 2007 4 54 Không
Viện ĐH mở Hà Nội 2009 7 150 Có
Alison Icelan 2007 9 1.000 Có
Study portal 2007 15 11.000 Có
Hoàng Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 183 - 187
186
Chúng tôi tến hành so sánh các thông tin cơ
bản về phát triển e-Learning tại Trường Đại
học Y Dược với các cơ sở đào tạo trực tuyến
tại Việt Nam và Thế giới, thu được nhiều số
liệu rất ý nghĩa. Các cơ sở có thời gian xuất
phát ngang nhau, nhưng công ty Study Portal,
Alison có đầy đủ Xuất xứ, Sứ mạng, Tự chủ
và Cam kết. Công ty Study Portal, Alison
Alison có khối lượng học liệu khổng lồ, mã
ngành đa dạng, văn bằng, chứng chỉ có giá trị
toàn cầu [1],[2],[3]. Qua đó chúng tôi thấy
Trường ĐHYD cần có chiến lược phát triển
CNTT-TV gắn với sứ mạng, và tầm nhìn của
nhà trường. Phải có sự tham gia trực tiếp và
quyết liệt từ lãnh đạo nhà trường. Muốn phát
triển cần đồng bộ cả tổ chức nhân lực, chuyên
môn, chuyên gia. Cần xây dựng đủ các hành
lang pháp lý và định chế cho loại hình đào tạo
trực tuyến, từ khâu tuyển sinh đến công nhận
chứng chỉ, văn bằng, đăng ký bản quyền các
chương trình đào tạo trực truyến. Nên phát
triển E-Learning của ĐHYD Thái Nguyên
theo mô hình riêng. Không nên chờ đợi theo
ĐHY Hà Nội và theo các dự án như vừa qua,
nhà trường chưa có chứng nhận trực tuyến
cấp cho người học [1], [4].
Đề xuất giải pháp phát triển đào tạo trực tuyến
Xây dựng khóa học trực tuyến.
Nhà trường cần tập trung xây dựng các khóa
học ngắn hạn đang đào tạo theo hình thức
truyền thống sang hình thức trực tuyến như:
khóa học Bác sỹ gia đình, phục hồi chức
năng, chẩn đoán hình ảnh Điều này giúp
các giảng viên tiếp cận trực tiếp với phương
pháp giảng dạy mới. Giai đoạn đầu kết thúc mỗi
khóa học Nhà trường tổ chức lấy ý kiến phản
hồi học viên, giảng viên để chỉnh sửa và rút
kinh nghiệm để nâng cao chất lượng đào tạo.
Cơ sở vật chất.
Nhà trường cần đầu tư phòng máy tính có cấu
hình cao để các bộ môn tham gia xây dựng
bài giảng e-Learning làm việc nhóm khi sản
xuất học liệu được hiệu quả. Đặc biệt, nhà
trường cần đầu tư phòng ghi âm, ghi hình
chuyên dụng hoặc cấp kinh phí cho các bộ
môn thuê khoán các dịch vụ trong khi nhà
trường chưa đáp ứng đủ điều kiện.
Nâng cao kiến thức về e-Learning cho cán bộ.
Xây dựng đội ngũ nòng cốt tạo bài giảng e-
Learning tại các bộ môn. Cử nhóm nòng cốt
đi tập huấn nâng cao các kỹ năng xây dựng
bài giảng sau đó các cán bộ này có nhiệm vụ
hướng dẫn lại cho các cán bộ của bộ môn.
Nhà trường tổ chức tập huấn cho các lãnh đạo
khoa, bộ môn tiếp cận hình thức đào tạo e-
Learning, quản lý lớp học theo hình thức e-
Learning.
KẾT LUẬN
Xây dựng học liệu điện tử tại Trường Đại học
Y Dược là khả thi và đa dạng, đáp ứng được
mô hình đào tạo trực tuyến. Hiện tại còn thiếu
các căn cứ về sứ mệnh, chiến lược, định chế,
chuyên môn kỹ thuật để tạo được các khóa
đào tạo trực tuyến đầy đủ.
Kiến nghị
1. Cần tăng cường tập huấn, hội thảo, sơ kết,
tổng kết, khảo sát công tác phát triển E-
learning để xây dựng giải pháp hiệu quả.
2. Đầu tư thiết bị như máy ảnh, phòng thu âm,
camera, đặc biệt là máy tính có cấu hình cao
để xây dựng học liệu Video và hình ảnh.
3. Xây dựng các khóa học Online hoàn thiện
và đưa vào giảng dạy sau đó khảo sát người
dạy và người học để đánh giá hiệu quả thực tế
của việc dạy và học bằng hình thức Elearning.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trường Đại học Y Dược. Trang đào tạo trực
tuyến:
2. Trung tâm Đào tạo trực tuyến, Viện Đại học
Mở.
3. Đào tạo trực tuyến Alison
https://alison.com/programmes
4. Bộ Y tế. Dự án Chương trình Phát triển nguồn
nhân lực y tế (HPET).
Hoàng Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 183 - 187
187
ABSTRACT
THE SITUATION OF E-LEARNING IN UNIVERSITY OF MEDICINE AND
PHARMACY IN THAI NGUYEN UNIVERSITY
Hoang Ha
*
, Ho Xuan Nhan
University of Medicine and Pharmacy - TNU
Online training, was the development trend of today's modern universities. Online training and
development at the College of Medicine and Pharmacy has many problems to be solved. Analyze
the current situation of building electronic lecture at Thai Nguyen University of Medicine and
Pharmacy. Descriptive study, survey of 86 trainers involved in e-Learning development, 10-year
retrospective data. There is development and succession of lecturers participating in e-Learning.
58.1% of lecturers find it difficult to builded lectures. 93.0% of trainers were willing to participate.
Teachers who had not been trained account for 5.8%. Created 101 courses, but not yet completed.
Many criteria for e-Learning development were much lower than Hanoi Open University, Alison
Icelan, Study portal. The development of e-learning materials at the College of Medicine and
Pharmacy was feasible and diverse, meeting the online training model. At present there was a lack
of bases for mission, strategy, institution, technical expertise to create full online training courses.
Key words: Training, online, e-Learning, lecturers, Education, College of Medicine and
Pharmacy - Thai Nguyen University.
Ngày nhận bài: 04/12/2018; Ngày hoàn thiện: 19/12/2018; Ngày duyệt đăng: 28/12/2018
*
Tel: 0912 211826; Email: haykvn@gmail.com
188
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 84_114_1_pb_1649_2124489.pdf