Thực trạng việc làm và một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khoa quốc tế Đại học Thái Nguyên

Tài liệu Thực trạng việc làm và một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khoa quốc tế Đại học Thái Nguyên: Dư Thị Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 159 - 164 159 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Dư Thị Hà*, Nguyễn Ngọc Hà, Mai Anh Khoa, Hà Trọng Quỳnh Khoa Quốc tế - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Để đánh giá thực trạng việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Khoa Quốc tế chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu với 27 biến quan sát cho 5 nhóm nhân tố đó là “Tinh thần khởi nghiệp”, “kiến thức về khởi nghiệp”, “Kỹ năng”, “Điều kiện kinh tế xã hội” và “hỗ trợ tài chính” trên 152 sinh viên thuộc khối ngành Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kế toán Tài chính và Quản lý Tài nguyên môi trường Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên; Các phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy, có 88,2% sinh viên ra trường có việc làm, trong đó số...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng việc làm và một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khoa quốc tế Đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dư Thị Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 159 - 164 159 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Dư Thị Hà*, Nguyễn Ngọc Hà, Mai Anh Khoa, Hà Trọng Quỳnh Khoa Quốc tế - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Để đánh giá thực trạng việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Khoa Quốc tế chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu với 27 biến quan sát cho 5 nhóm nhân tố đó là “Tinh thần khởi nghiệp”, “kiến thức về khởi nghiệp”, “Kỹ năng”, “Điều kiện kinh tế xã hội” và “hỗ trợ tài chính” trên 152 sinh viên thuộc khối ngành Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kế toán Tài chính và Quản lý Tài nguyên môi trường Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên; Các phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy, có 88,2% sinh viên ra trường có việc làm, trong đó số sinh viên làm việc trong khu vực nhà nước là 13,34%; khu vực tư nhân là 53,33%; khu vực liên doanh với nước ngoài là 33,33%. Kết quả nghiên cứu về ý định khởi nghiệp cho thấy ý định khởi nghiệp của sinh viên chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố (theo thứ tự tác động từ lớn đến nhỏ) là “Kiến thức”, “Kỹ năng”, “Tài chính” và cuối cùng là nhân tố “xã hội”. Do vậy, để nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên, trong chương trình đào tạo của mình, Khoa Quốc tế cần trang bị các kiến thức cũng như kỹ năng giúp cho sinh viên tự tin để khởi nghiệp sau khi được đào tạo. Từ khóa: Việc làm, Ý định Khởi nghiệp, Tinh thần, Kiến thức, Kỹ năng ĐẶT VẤN ĐỀ* Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tiêu chí về tỷ lệ sinh viên có việc làm được xem là một đòi hỏi quan trọng quyết định chất lượng giáo dục cũng như thương hiệu của các trường. Thời gian tới, khi Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được Quốc hội thông qua, Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật liên quan quy định chỉ tiêu tuyển sinh phải dựa trên tiêu chí sinh viên có việc làm. Theo đó, khởi nghiệp kinh doanh được xem là một trong những định hướng này nhằm tạo ra nhiều cơ hội và sự đa dạng nguồn nhân lực tăng cả về chất lượng, số lượng và cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để hoạt động này được triển khai rộng khắp trong các cơ sở giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 1230/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 3 năm 2018 về việc ban hành kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành giáo dục. Do đó, trong bối cảnh việc làm là khan hiếm so với với số lượng sinh viên tốt nghiệp thì giải pháp cấp thiết hiện nay để giảm lượng sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp, đó là khơi dậy tinh thần doanh nhân và khởi nghiệp kinh doanh. * Tel: 0977 880138, Email: hadt@tnu.edu.vn Khoa Quốc tế (International School) được thành lập theo Quyết định số 487/QĐ-ĐHTN ngày 16 tháng 6 năm 2011 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên, là đơn vị đào tạo trực thuộc Đại học Thái Nguyên có chức năng đào tạo Đại học, sau Đại học thuộc các lĩnh vực khoa học kinh tế, quản lý, khoa học xã hội, sự sống và quản lý tài nguyên – môi trường. Với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và tư vấn quốc tế phục vụ phát triển kinh tế – xã hội vùng núi phía Bắc và cả nước. Trong những năm qua, với vai trò, sứ mệnh của mình, Khoa đã đào tạo và đóng góp một nguồn lực chất lượng cao tham gia vào hoạt động phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cho khu vực nói chung. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Khoa, để có những điều chỉnh kịp thời trong xây dựng chương trình đào tạo, Khoa cần có những cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể. Chính vì vậy, chúng tôi đặt ra vấn đề nghiên cứu về thực trạng việc làm cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến tinh thần khởi nghiệp của sinh viên Khoa Quốc tế. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Thúc đẩy tinh thần doanh nhân và ý định khởi nghiệp là việc làm cấp bách hiện nay nhằm Dư Thị Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 159 - 164 160 giảm áp lực việc làm cho xã hội (Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên, 2015) [3]. Nghiên cứu về khởi nghiệp đã nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ các nhà hoạch định chính sách vĩ mô mà kể cả những nhà nghiên cứu hàn lâm trên thế giới (Ibrahimvà cs., 2012) [2]. Chẳng hạn, Lüthje và Franke (2003) [1] đã tìm thấy bằng chứng cho thấy có mối tương quan giữa ý định khởi nghiệp của sinh viên trường MIT và đặc điểm cá nhân, những rào cản cùng các yếu tố hỗ trợ. Ibrahim và cs. (2012) [2] còn cung cấp thêm bằng chứng cho thấy đặc điểm cá nhân gồm các yếu tố niềm đam mê, tính mạo hiểm, đầu óc tổ chức và quản lý, tính quyết đoán, bên cạnh yếu tố kinh nghiệm làm việc và cảm nhận tính khả thi có tác động đến ý định khởi nghiệp. Ngoài ra, các yếu tố thuộc về tâm lý con người như thái độ, nhận thức điều khiển hành vi, quy chuẩn chủ quan cũng được tìm thấy là có ảnh hưởng tích cực đến ý định sinh viên khởi nghiệp (Zhang et al., 2014) [5]. Mặc dù kết quả từ các nghiên cứu thực chứng ở trên có khả năng giải thích được từ 30% đến 50% sự khác biệt trong ý định khởi nghiệp, thế nhưng 50% sự khác biệt còn lại vẫn chưa được luận giải đầy đủ. Nguyên nhân có thể là do mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng về mặt nhận thức và ý định biến đổi khác nhau tùy theo đặc điểm cá nhân, đặc điểm gia đình, yếu tố ngữ cảnh, cũng như địa bàn nghiên cứu (Rodrigues và cs., 2012) [4]. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đánh giá thực trạng việc làm của sinh viên Khoa Quốc tế được thực hiện thông qua điều tra phỏng vấn các sinh viên đã tốt nghiệp Khóa 1 Khoa Quốc tế. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp được thực hiện theo mô hình sau: Nghiên cứu này bao gồm 27 biến quan sát cho 5 nhóm nhân tố đố là “Tinh thần khởi nghiệp”, “kiến thức về khởi nghiệp”, “Kỹ năng”, “Điều kiện kinh tế xã hội” và “hỗ trợ tài chính”. Mẫu được chọn theo phương pháp phi xác suất thuận tiện. nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn với 152 sinh viên thuộc khối ngành Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế và Kinh tế. * Số liệu: Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS. Các phương pháp cơ bản như thống kê mô tả, phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu. Các yếu tố thu thập sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ từ không cần thiết đến rất cần thiết. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên được đo bằng mức độ đánh giá của sinh viên đối với các nhân tố đó từ không cần thiết đến rất cần thiết. Ngoài các phương pháp thống kê truyền thống, phương pháp phân tích nhân tố khám phá với kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) và hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá dữ liệu và xác định nhân tố ảnh hưởng. Mô hình hồi quy tuyến tính cũng được sử dụng nhằm đánh giá tác động của các nhân tố theo nhóm đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Khoa Quốc tế. Mô hình được sử dụng như sau: Y = B0 + B1F1 + B2F2 + B3F3 + B4F4 + B5F5 + ViUi Ý định khởi nghiệp của sinh viên khoa Quốc tế Tinh thần khởi nghiệp Hỗ trợ tài chính Kiến thức khởi nghiệp Kỹ năng khởi nghiệp Điều kiện kinh tế xã hội Dư Thị Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 159 - 164 161 Bảng 1. Thực trạng việc làm của sinh viên khoa Quốc tế sau khi tốt nghiệp Stt Ngành học Có việc làm Đi học nâng cao Khu vực nhà nước Khu vực tư nhân Khu vực liên doanh với nước ngoài Số sv Tỷ lệ Số sv Tỷ lệ Số sv Tỷ lệ 1 Quản trị kinh doanh 6 1 1 6,67 3 20,0 2 13,33 2 Kinh doanh quốc tế 4 - - 2 13,33 1 6,67 3 Kế toán Tài chính 3 - - 3 20,0 - 4 Quản lý Tài nguyên môi trường 2 1 1 6,67 - 2 13,33 Tính chung 15 2 2 13,34 8 53,33 5 33,33 Trong đó: Y là ý định khởi nghiệp của sinh viên Khoa Quốc tế F1, F2, F3, F4, F5 là nhóm các nhân tố (được xác định từ các nhân tố i, có 16 nhân tố.); B1, B2, .. B5 là hệ số hồi qui đã được chuẩn hóa của các nhân tố; Vi là hệ số hồi qui chuẩn hóa của yếu tố đặc trưng I đối với từng nhân tố; Ui là nhân tố đặc trưng của biến i. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thực trạng việc làm của sinh viên Khoa Quốc tế sau khi tốt nghiệp Thực trạng việc làm của sinh viên được đánh giá trên cơ sở phân chia thành 3 khu vực chính: Khu vực nhà nước, khu vực tư nhân và khu vực liên doanh với nước ngoài và 100% đầu tư nước ngoài. Trong số 152 sinh viên được phỏng vấn thì chỉ có 17 sinh viên đã tốt nghiệp, trong đó có 15 sinh viên đã đi làm và 2 sinh viên tiếp tục theo học nâng cao. Chi tiết kết quả đánh giá được trình bày qua Bảng 1. Qua kết quả ở Bảng 1 cho thấy, trong số 17 sinh viên đã tốt nghiệp ra trường thì có 15 em đã tìm được việc làm, chiếm 88,2%; có 02 em tiếp tục đăng ký theo học nâng cao trình độ ở cấp cao hơn. Trong số 15 sinh viên có việc làm thì có 2 sinh viên làm việc trong các cơ quan nhà nước (chiếm 13,34%); 8 sinh viên làm việc tại các công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân (chiếm 53,33%) và có 5 sinh viên làm việc tại các công ty liên doanh với nước ngoài hoặc có 100% vốn nước ngoài. Tuy số liệu khảo sát còn thấp, do Khoa Quốc tế mới tổ chức đào tạo được hơn 5 năm, nên số sinh viên ra trường còn thấp dẫn đến số liệu điều tra mới chỉ mang tính chất tạm thời, tuy nhiên, có thể thấy sinh viên được đào tạo tại Khoa Quốc tế có cơ hội việc làm tương đối cao. Các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Khoa Quốc tế Trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát 5 nhóm nhân tố chính bao gồm Tinh thần khởi nghiệp (7 nhân tố), Kiến thức để khởi nghiệp (8 nhân tố), Kỹ năng (7 nhân tố), Điều kiện xã hội (4 nhân tố) và Yếu tố về tài chính (5 nhân tố). Các nhân tố này đều được xác định trên thang đo Likert từ 1 đến 5 (trong đó 1 là không cần thiết và 5 là rất cần thiết). Thống kê chi tiết các nhân tố được trình bày tại Bảng 2. Để đánh giá chất lượng và xếp hạng dữ liệu, kiểm định KMO được sử dụng, nếu kết quả kiểm định từ 0,9 trở lên (KMO ≥ 0,9), dữ liệu sẽ được xếp hạng rất tốt; Nếu KMO ≥ 0,8 được xếp là tốt; KMO ≥ 0,7 là được; KMO ≥ 0,6 là tạm được; KMO ≥ 0,5 là xấu; KMO < 0,5 trường hợp này bị xếp vào mức không thể chấp nhận được. Dựa trên các mức này, kết quả kiểm định dữ liệu của nghiên cứu này cho thấy giá trị chỉ số KMO ở mức 0,915 và có mức độ ý nghĩa thống kê p<0.001. Kết quả này cho thấy dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu thích hợp cho phân tích nhân tố khám phá. Kiểm định cho thấy có 11 nhân tố có hệ số tải nhân tố hay trọng số <0,5 nên bị loại, vì độ tin cậy của thang đo không đảm bảo. Sau khi loại bỏ những biến này, kết quả cho thấy còn lại 16 nhân tố thành phần được tổng hợp vào 5 nhóm. Nhóm 1 được gọi là nhóm “Tinh thần” còn lại 4 nhân tố, nhóm 2 là nhóm “Kiến thức” còn lại 5 nhân tố, nhóm 3 là nhóm “Kỹ năng” còn lại 3 nhân tố, nhóm 4 là nhóm “Xã hội” còn lại 2 nhân tố và nhóm 5 là nhóm “Tài chính” vẫn giữ nguyên 4 nhân tố. Tổng phương sai trích của 5 nhóm nhân tố này là 89,30 %, cho thấy phương pháp phân tích nhân tố khám phá giải thích được 89,3% biến động của các biến quan sát đã lựa chọn nên có thể kết luận các nhân tố thành phần này đáng tin cậy. Dư Thị Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 159 - 164 162 Bảng 2. Thống kê các nhân tố Chỉ tiêu Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Tinh thần khởi nghiệp 1. Sự sẵn sàng tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới 2. Sự sẵn sàng từ bỏ những cách thức lạc hậu và tự sáng tạo những cách thức của riêng mình 3. Sự cố gắng tìm ra những phương pháp sáng tạo nhất và cũng là tối ưu nhất 4. Sự mong muốn ứng dụng ý tưởng đã nghĩ ra vào thực tế 5. Sự linh hoạt thay đổi cách thức, chiến thuật thực hiện khi gặp thất bại 6. Tinh thần dám nghĩ dám làm 7. Tâm lý ưa thích rủi ro, mạo hiểm 3,37 3,05 3,22 3,12 3,00 3,28 3,53 0,70 0,63 0,79 0,79 0,63 0,68 0,81 Kiến thức khởi nghiệp 1. Kiến thức về thị trường kinh doanh 2. Bán hàng và Marketing 3. Pháp luật, chính sách (Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, chính sách ưu đãi khởi nghiệp, thủ tục ĐKKD) 4. Nhân sự 5. Lập kế hoạch kinh doanh – Huy động vốn 6. Quản lý, vận hành mô hình kinh doanh 7. Quản lý tài chính 8. Kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực kinh doanh 3,42 3,44 3,25 3,14 3,33 3,32 3,51 3,33 0,56 0,60 0,64 0,62 0,61 0,57 0,59 0,60 Kỹ năng 1. Tư duy sáng tạo 2. Lãnh đạo 3. Quản lý 4. Làm việc nhóm 3,45 3,14 3,37 3,50 0,56 0,55 0,57 0,56 Điều kiện KTXH 1. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ khởi nghiệp từ cơ quan chức năng 2. Địa điểm kinh doanh 3. Trang thiết bị, cơ sở vật chất 4. Mức độ tiếp nhận của cộng đồng, công chúng đối với sản phẩm khởi nghiệp 3,47 2,97 3,57 3,28 0,60 0,59 0,60 0,51 Hỗ trợ tài chính 1. Hỗ trợ tài chính từ trường đại học 2. Hỗ trợ từ gia đình 3. Hỗ trợ từ các nhà đầu tư 4. Hỗ trợ tài chính từ thực hành khởi nghiệp 3,14 3,32 3,51 3,18 0,58 0,65 0,62 0,58 Bảng 3. Kiểm định KMO and Barlett’s Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .915 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 5078.761 df 120 Sig. .000 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy cho thấy mô hình có ý nghĩa thống kê (với R2 hiệu chỉnh bằng 0,808). Kết quả phản ánh có mối quan hệ giữa các biến độc lập với sự khởi nghiệp của sinh viên Khoa Quốc tế với 5 nhóm nhân tố có tác động đến sự khởi nghiệp của sinh viên. Các hệ số của mô hình đều mang dấu (+) thể hiện cả năm nhóm nhân tố đều có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên, điều này có nghĩa là nếu có cải thiện bất cứ nhân tố nào đều góp phần thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên. Như vậy, để thúc đẩy sự khởi nghiệp của sinh viên Khoa Quốc tế, trong chương trình đào tạo cần trang bị cho sinh viên các kiến thức để khởi nghiệp bởi nó có tác động rất lớn đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Dư Thị Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 159 - 164 163 Bảng 4. Ma trận nhân tố theo thành phần chính Nhóm nhân tố Chỉ tiêu Tinh thần Kiến thức Kỹ năng Xã hội Tài chính Tinh thần khởi nghiệp 1. Sự sẵn sàng tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới 2. Sự cố gắng tìm ra những phương pháp sáng tạo nhất và cũng là tối ưu nhất 3. Sự linh hoạt thay đổi cách thức, chiến thuật thực hiện khi gặp thất bại 4. Tâm lý ưa thích rủi ro, mạo hiểm 0,905 0,853 0,725 0,681 Kiến thức khởi nghiệp 1. Bán hàng và Marketing 2. Pháp luật, chính sách (Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, chính sách ưu đãi khởi nghiệp, thủ tục ĐKKD) 3. Lập kế hoạch kinh doanh – Huy động vốn 4. Quản lý, vận hành mô hình kinh doanh 5. Quản lý tài chính 0,708 0,708 0,685 0,660 0,660 Kỹ năng 1. Tư duy sáng tạo 2. Lãnh đạo 3. Làm việc nhóm 0,699 0,635 0,624 Điều kiện KTXH 1. Trang thiết bị, cơ sở vật chất 2. Mức độ tiếp nhận của cộng đồng, công chúng đối với sản phẩm khởi nghiệp 0,721 0,626 Hỗ trợ tài chính 1. Hỗ trợ tài chính từ trường đại học 2. Hỗ trợ từ gia đình 3. Hỗ trợ từ các nhà đầu tư 4. Hỗ trợ tài chính từ thực hành khởi nghiệp 0,699 0,684 0,653 0,614 Bảng 5. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Nhóm Hệ số (Bj) Tinh thần khởi nghiệp 0,210 Kiến thức 0,724 Kỹ năng 0,240 Điều kiện KTXH 0,200 Hỗ trợ tài chính 0,366 R2 hiệu chỉnh 0,808 Sig (F) 0,000 Đề xuất giải pháp thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên Khoa Quốc tế Đẩy mạnh công tác giáo dục kiến thức khởi nghiệp; xây dựng khối kiến thức khởi nghiệp trong chương trình đào tạo của Khoa Quốc tế; Tạo môi trường hỗ trợ, bồi dưỡng kỹ năng khởi nghiệp, thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp, lồng ghép hỗ trợ khởi nghiệp thông qua Trung tâm tư vấn hỗ trợ sinh viên; Tìm kiềm nguồn vốn hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của sinh viên. Khoa Quốc tế chủ động bố trí kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp của Khoa (bao gồm các nguồn chi thường xuyên, nguồn nghiên cứu khoa học sinh viên,) để hỗ trợ các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trong Khoa. KẾT LUẬN Thực trạng việc làm và khởi nghiệp của sinh viên Khoa Quốc tế Đại học Thái Nguyên là trên 90% sinh viên ra trường có việc làm, trong đó có 56% là tự khởi nghiệp với các ngành nghề kinh doanh nhỏ, lẻ; 44% đi làm tại các doanh nghiệp, công ty sản xuất kinh doanh, trong đó có 70% làm việc đúng ngành nghề được đào tạo tại Khoa Quốc tế. Dư Thị Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 159 - 164 164 Ý định khởi nghiệp của sinh viên chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố (theo thứ tự tác động từ lớn đến nhỏ) là “Kiến thức”, “Kỹ năng”, “Tài chính” và cuối cùng là nhân tố “xã hội”. Do vậy, để nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên, trong chương trình đào tạo của mình, Khoa Quốc tế cần trang bị các kiến thức cũng như kỹ năng giúp cho sinh viên tự tin để khởi nghiệp sau khi được đào tạo. Ngoài ra, các mô hình hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp cũng cần được Khoa Quốc tế xây dựng thông qua các hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội như hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lüthje, C., & Franke, N. (2003) “The ‘making’of an entrepreneur: testing a model of entrepreneurial intent among engineering students at MIT”. R&d Management, 33(2), 135-147. 2. Ibrahim, A. B., & Soufani, K. (2002)“Entrepreneurship education and training in Canada: a critical assessment”. Education+ training, 44(8/9), tr. 421-430. 3. Tú, P. A., & Tiên, G. T. C. (2015) “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp: Trường hợp sinh viên Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (38), tr. 59-66. 4. Rodrigues, R. G., Dinis, A., do Paço, A., Ferreira, J., & Raposo, M. (2012) “The effect of an entrepreneurial training programme on entrepreneurial traits and intention of secondary students. In Entrepreneurship-born, made and educated”. InTech. 5. Zhang, Y., Duysters, G., & Cloodt, M. (2014) “The role of entrepreneurship education as a predictor of university students’ entrepreneurial intention”. International entrepreneurship and management journal, 10(3), 623-641. SUMMARY ASSESSMENT OF EMPLOYABILITY SITUATION AND FACTORS AFFECTING STARTUP INTENSION OF INTERNATIONAL SCHOOL STUDENT – THAI NGUYEN UNIVERSITY Du Thị Ha*, Nguyen Ngoc Ha, Mai Anh Khoa, Ha Trong Quynh International School – TNU In order to assess the employability and factor influenced on startup intention of students at International School – Thai Nguyen University we conducted a survey on 152 students who major in business administration, international trade, financial accountant and environemtal management & sustainable. The questionnaires consisted of 27 questions classified into 5 caterogies included “Entrepreneurial spirit”, Entrepreneurial knowledge”, “Entrepreneurial skills”, ‘Social economic conditions” and “Financial support”. The cronbach alpha test, exploratory factor analysis (EFA) and linear regression analysis were used in the study. Results showed that 90% of graduated students were employed, of which there were 56% started up his/her own business; there were 88.2% students found their jobs after graduation, in which there were 13.34% of those employed in government sector; 53.33% of graduated students were employed by private companies who ar small or medium enterprises; 33.33% were employed in foreign invested companies. Results of startups intention of graduated students showed that it was influenced by these following factors (ranking from the most to the least influence) “Entrepreneurial knowledge”, “Entrepreneurial skills”, “Financial support”, “Entrepreneurial spirit”, and “Social economic conditions”. Therefore, in order to encourage the business start up for students at TNU International School, the “Entrepreneurial knowledge”, “Entrepreneurial skills” should be included into its educational curricular. In addition, the entrepreneurial startup business models should be established at the School via some affiliates activities such as student association etc. Keywords: Employability, startup intention, Entrepreneurial spirit, knowledge, skills Ngày nhận bài: 22/8/2018; Ngày phản biện: 19/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018 * Tel: 0977 880138, Email: hadt@tnu.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf461_512_1_pb_8589_2127133.pdf