Tài liệu Thực trạng về hành vi văn hóa ứng xử của sinh viên: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0197
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 102-111
This paper is available online at
THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN
Trương Thị Hoa
Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Văn hóa ứng xử là trình độ cao của mối quan hệ giữa con người – con người, thể
hiện ở hình thức giao tiếp văn minh, lịch sự, biểu hiện bằng một hệ thống hành vi ứng xử
phù hợp với giá trị của xã hội. Khi nghiên cứu về văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, chúng tôi nhận thấy: Sinh viên đã có những hành vi văn hóa ứng xử
tích cực như: sống có trách nhiệm đối với gia đình, đối với bản thân; Tôn trọng, lễ phép với
cha mẹ và thầy cô giáo; Chan hòa và nhiệt tình đối với bạn bè; Nghiêm túc, cầu tiến trong
học tập. Tuy nhiên, bên cạnh những sinh viên có lối sống lành mạnh và đúng đắn thì vẫn
còn một bộ phận sinh viên có những nhận thức hạn chế về giá trị văn hóa ứng xử nên có
nhữn...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng về hành vi văn hóa ứng xử của sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0197
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 102-111
This paper is available online at
THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN
Trương Thị Hoa
Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Văn hóa ứng xử là trình độ cao của mối quan hệ giữa con người – con người, thể
hiện ở hình thức giao tiếp văn minh, lịch sự, biểu hiện bằng một hệ thống hành vi ứng xử
phù hợp với giá trị của xã hội. Khi nghiên cứu về văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, chúng tôi nhận thấy: Sinh viên đã có những hành vi văn hóa ứng xử
tích cực như: sống có trách nhiệm đối với gia đình, đối với bản thân; Tôn trọng, lễ phép với
cha mẹ và thầy cô giáo; Chan hòa và nhiệt tình đối với bạn bè; Nghiêm túc, cầu tiến trong
học tập. Tuy nhiên, bên cạnh những sinh viên có lối sống lành mạnh và đúng đắn thì vẫn
còn một bộ phận sinh viên có những nhận thức hạn chế về giá trị văn hóa ứng xử nên có
những hành vi không phù hợp trong mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, với gia đình. . .
Từ khóa: Sinh viên; Văn hóa ứng xử; Gia đình; Thầy cô; Bạn bè; Học tập; Bản thân.
1. Mở đầu
Văn hóa ứng xử là một trong những sự thể hiện rõ nét nhất phẩm chất đạo đức của con
người, tác giả Lê Thị Bừng (2000) cho rằng “Ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác
động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Nó thể hiện ở chỗ con người
chủ động phản ứng có lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng
– tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả giao tiếp cao
nhất” [3]. Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp. Theo tác giả Trần Trọng Thủy (1993) “Văn hóa
giao tiếp biểu hiện ở các nét tính cách như: tôn trọng con người, có thiện chí, quan tâm, độ lượng,
nhân hậu, trung thực, thật thà, nhường nhịn, tế nhị, lịch sự khi giao tiếp...” [6].
Văn hóa ứng xử là mặt giá trị của con người, hướng con người vươn tới những giá trị đích
thực của cuộc sống. Việc ứng xử có văn hóa không chỉ tạo nên nét đẹp cho từng cá nhân, mà còn
phản ánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc. Tuy nhiên tại Hội nghị
BCH TW lần thứ mười, khoá IX, Đảng ta nhấn mạnh: “Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo
đức, lối sống, sự gia tăng các tệ nạn xã hội và tội phạm, đáng lo ngại nhất là trong giới trẻ” [1].
Vậy hiện nay, sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm nói riêng đã thể hiện văn hóa ứng
xử của mình như thế nào? Để tìm hiểu vấn đề này một cách cụ thể nghiên cứu về hành vi văn hóa
ứng xử của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp
nhằm hình thành những hành vi ứng xử có văn hóa, phù hợp với các giá trị đạo đức xã hội, góp
phần phát triển nhân cách toàn diện cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Ngày nhận bài: 15/7/2015. Ngày nhận đăng: 15/10/2015.
Liên hệ: Trương Thị Hoa, e-mail: hoatlgd@yahoo.com
102
Thực trạng về hành vi văn hóa ứng xử của sinh viên
2. Nội dung nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề này chúng tôi tiến hành tìm hiểu nội dung cơ bản sau: Hành vi văn
hóa ứng xử trong xã hội, trong gia đình, trong học tập, đối với thầy cô giáo, đối với bạn bè và đối
với bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp sau: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương
pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát, phương pháp tình huống, phương pháp phân tích định
lượng, phương pháp phân tích định tính.
2.2. Địa bàn và khách thể khảo sát
Chúng tôi khảo sát 240 sinh viên (SV) các khoa: Toán, Vật Lí, Văn, Tâm lí – Giáo dục ở
năm thứ nhất và năm thứ tư của trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
2.3. Thực trạng về hành vi văn hóa ứng xử của SV
Để tìm hiểu hành vi văn hóa ứng xử của SV trong các lĩnh vực khác nhau, chúng tôi đưa ra
những tình huống để SV tự đánh giá. Kết quả được thể hiện ở như sau:
2.3.1. Hành vi văn hóa ứng xử của SV trong xã hội
Bảng 1. Hành vi văn hóa ứng xử của sinh viên trong xã hội
Tình huống Cách xử lí
Đồng ý
SL %
Bạn nhìn thấy một hoàn
cảnh đáng thương cần sự
giúp đỡ, bạn sẽ:
Chủ động giúp đỡ hết mình 84 35
Sẽ giúp đỡ nếu được yêu cầu 24 10
Không giúp đỡ vì sợ liên lụy đến mình 92 38,33
Thờ ơ, vì đó không phải là việc của mình 40 16,67
Trước những hành vi sai trái
trong nhà trường và ngoài xã
hội, bạn thường:
Bất bình, lên án 56 23,33
Không dám tỏ thái độ dù biết là sai 132 55
Không phải việc của mình, không quan tâm 16 6,67
Bao che nếu không hại gì đến mình 36 15
Khi chạy xe trên đường
trong lúc vội vàng, gặp đèn
đỏ và không có sự xuất hiện
của cảnh sát, bạn thường:
Vẫn dừng lại chờ đèn xanh 48 20
Khi bạn vội bạn mới chạy qua 24 10
Từ từ chạy qua nếu ai cũng chạy qua 104 43,33
Thản nhiên chạy qua 64 26,67
Khi có rác cần vứt, bạn
thường:
Cầm cho đến khi gặp thùng rác mới bỏ 48 20
Bỏ xuống đất nếu thấy mọi người cũng làm
như vậy 52 21,67
Vứt vào một góc mà ít người nhìn thấy 72 30
Thản nhiên bỏ xuống đất 68 28,33
103
Trương Thị Hoa
Biểu hiện hành vi văn hóa ứng xử trong xã hội được thể hiện ở những tình huống giúp đỡ
người bị nạn, trước những hành vi sai trái hoặc giữ gìn vệ sinh môi trường. . . Ở trong các tình
huống này thì đa phần SV có những biểu hiện chưa tích cực, điều này được thể hiện ở bảng 1.
Kết quả ở bảng 1 cho thấy: Biểu hiện của sinh viên đối với tình huống Bạn nhìn thấy một
hoàn cảnh đáng thương cần sự giúp đỡ, bạn sẽ: thì chỉ có 35% SV sẽ Chủ động giúp đỡ hết mình,
còn lại 65% SV có biểu hiện Không giúp đỡ vì sợ liên lụy đến mình (38,33%) và Thờ ơ, vì đó
không phải là việc của mình (16,67%). Khi trao đổi với SV, họ cho biết: “Em chưa có đủ tự tin để
giúp đỡ họ” hoặc “Em sợ khi giúp đỡ họ thì lại liên lụy đến bản thân, vì hiện tượng đó hiện nay
trong xã hội có nhiều lắm rồi ạ”. Như vậy, SV cần phải tự tin hơn nữa, dũng cảm hơn nữa để có
thể sẵn sàng giúp đỡ được người khác khi có cơ hội.
Với những hành vi sai trái trong nhà trường và ngoài xã hội thì chỉ có 23% SV dám Bất bình,
lên án (23,33%); không phải việc của mình nên không quan tâm (6,67%), Bao che nếu không hại
đến mình (15%) và Không dám tỏ thái độ dù biết là sai (55%). Như vậy, có thể thấy, ngoài sự thờ
ơ của SV chúng ta còn thấy là SV có thái độ bao che đối với những hành vi sai trái. Đây là hiện
tượng đáng buồn trong SV.
Đối với việc chấp hành luật giao thông thì biểu hiện của SV là chưa tích cực như: Khi đang
chạy xe trên đường trong khi vội vàng, gặp đèn đỏ và không thấy sự xuất hiện của cảnh sát, thì tỉ
lệ SV chấp hành luật lệ giao thông chỉ có 20% - Vẫn dừng lại chờ đèn xanh. Còn lại là không chấp
hành như: Khi bạn vội bạn mới vượt qua (10%); Vượt qua nếu bạn thấy ai cũng vượt qua (43,33%);
Thản nhiên vượt qua (26,7%).
Với tình huống bảo vệ môi trường, đa phần sinh viên chưa có ý thức trong hành vi của
mình, nhiều SV còn vứt rác nơi công cộng, chỉ có số lượng ít SV là có ý thức tốt như: Cầm cho
đến khi gặp thùng rác mới bỏ (20%); Còn lại là Bỏ xuống đất nếu thấy mọi người cũng làm như
vậy (21,67%); Vứt vào một góc mà ít người nhìn thấy (30%); Thản nhiên bỏ xuống đất (28,33%).
Như vậy, trong xã hội có nhiều tình huống mà sinh viên gặp phải, họ còn chưa đủ tự tin,
chưa có sự nghiêm túc trong việc thực hiện hành vi của mình do đó dẫn đến vẫn còn SV có những
hành vi chưa đúng.
2.3.2. Hành vi văn hóa ứng xử của SV đối với gia đình
Trong gia đình, đối với cha mẹ, sinh viên có biểu hiện quan tâm, lắng nghe, vâng lời cha
mẹ ở mức độ nào? Kết quả được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2 cho thấy, SV đã có biểu hiện tích cực nhưng chỉ ở 3,33 mức độ trung bình. Cụ thể:
Đối với tính Trách nhiệm của SV thể hiện ở việc chủ động giúp đỡ cha mẹ trong mọi công
việc thể hiện Chủ động làm ngay (54,17%); Ngoài những SV chủ động tích cực trong công việc
gia đình, còn có những SV Chỉ làm khi cha mẹ yêu cầu (27,08%); Khi nào thấy hứng thú thì mới
làm (10,42%) và Ỷ lại và không làm (8,33%).
Khi SV mắc lỗi thì họ có biểu hiện như thế nào? Họ có nói thật cho bố mẹ biết về lỗi đó
hay không, kết quả ở tình huống khi họ mắc lỗi họ sẽ: Kể hết sự thật cho cha mẹ nghe (46,25%).
Qua trao đổi với SV, có những SV cho biết: “Bố mẹ em ghét cái tính nói dối, khi mà bố mẹ phát
hiện em nói dối thì em sẽ bị bố mẹ phạt nặng hơn nên em không dám nói dối với bố mẹ em đâu
ạ”; Bên cạnh đó vẫn còn có những SV thanh minh cho lỗi của mình (27,5%); hoặc Kể nhưng chỉ
một phần sự thật (18,75%); Bạn nói dối quanh (7,5%). Điều này dễ hiểu khi mà bất kì ai mắc lỗi
cũng đều sợ nói lên sự thật, nhưng dám đối mặt với những lỗi lầm đó và nói lên sự thật mới là khó.
Đối với sự Quan tâm của SV đối với cha mẹ, được thể hiện trong tình huống: Khi đi học xa
nhà, SV thường xuyên gọi điện hỏi thăm gia đình (60,83%). Biểu hiện rất nhỏ là gọi điện cho bố
mẹ thể hiện sự quan tâm, của con cái đối với cha mẹ. Không cần phải có chuyện gì mới gọi điện
104
Thực trạng về hành vi văn hóa ứng xử của sinh viên
về, mà chỉ cần gọi về để hỏi thăm bố mẹ có khỏe không? Mọi việc trong nhà có ổn không? Với
những câu hỏi như vậy cũng làm cha mẹ hài lòng, đồng thời yên tâm về con cái khi họ biết con cái
mình vẫn bình thường. Bên cạnh đó vẫn có tỉ lệ ít SV Hàng tháng mới gọi điện về nhà hỏi thăm
gia đình (9,17%); Chỉ gọi điện khi nào có việc cần (15,42%) và Không gọi điện mà luôn chờ bố
mẹ gọi điện cho mình trước (14,58%), đây chính là thói quen của một số SV cần phải thay đổi.
Đối tình huống thể hiện Vâng lời của SV đối với cha mẹ thì được biểu hiện rõ nét nhất khi
được bố mẹ dặn dò thì SV Lắng nghe và cố gắng làm theo lời cha mẹ dạy chiếm tỉ lệ cao nhất
(65,42%); Tiếp sau đó là Cằn nhằn là cha mẹ nói nhiều thế nhưng vẫn nghe theo (20%); Còn lại là
Lắng nghe nhưng để đấy (11,25%), hoặc không nghe và bỏ đi chỗ khác thì chiếm tỉ lệ ít hơn nhưng
không đáng kể (3,33%). Vâng lời cha mẹ cũng làm một nét văn hóa thể hiện sự hiếu thảo của con
cái đối với cha mẹ. Dù con cái đã lớn và trưởng thành, nhưng trong mắt cha mẹ thì chúng ta luôn
là những đứa trẻ. Do đó cha mẹ thường hay dặn dò, nhắc nhở, và đã là SV thì luôn nghĩ làm mình
đã lớn nên khi bị nhắc nhở thì thường cảm thấy khó chịu. Biểu hiện trên của SV cho thấy điều đó.
Bảng 2. Hành vi văn hóa ứng xử của SV đối với gia đình
Tình huống Cách xử lí
Đồng ý
SL %
Trong mọi công việc ở nhà,
bạn thường:
Chủ động làm ngay 130 54,17
Chỉ làm khi cha mẹ yêu cầu 65 27,08
Khi nào thấy hứng thú thì mới làm 25 10,42
Ỷ lại và không làm 20 8,33
Khi bạn mắc lỗi, cha mẹ bạn
hỏi, bạn thường:
Kể hết sự thật cho cha mẹ nghe 111 46,25
Bạn thanh minh cho lỗi của bạn 66 27,5
Kể nhưng chỉ một phần sự thật 45 18,75
Bạn nói dối quanh 18 7,5
Bạn đi học xa nhà, bạn sẽ:
Hàng tuần gọi điện về nhà thăm hỏi gia đình 146 60,83
Hàng tháng mới gọi điện về nhà thăm hỏi gia
đình
22 9,17
Chỉ gọi điện khi nào có việc cần 37 15,42
Không gọi điện mà luôn chờ bố mẹ bạn gọi
cho bạn trước 35 14,58
Khi cha mẹ dạy bảo, bạn sẽ
Lắng nghe và cố gắng làm theo những lời cha
mẹ dạy
157 65,42
Lắng nghe nhưng để đấy 27 11,25
Cằn nhằn là cha mẹ nói nhiều thế nhưng vẫn
nghe theo
48 20
Không nghe và bỏ đi chỗ khác 8 3,33
2.3.3. Hành vi văn hóa ứng xử của SV đối với thầy cô giáo
Thầy cô giáo không những là những người đã mang lại cho học trò những tri thức khoa học,
mà còn chỉ bảo cho học trò những điều hay lẽ phải. Vậy SV có biểu hiện hành vi như thế nào đối
với thầy cô giáo của mình? Kết quả được thể hiện ở bảng 3.
105
Trương Thị Hoa
Bảng 3. Hành vi văn hóa ứng xử của SV đối với thầy cô giáo
Tình huống Cách xử lí
Đồng ý
SL %
Khi bạn gặp GV cũ, bạn
thường:
Kính cẩn chào thầy cô 148 61,67
Chỉ chào thầy cô mà bạn thích 42 17,5
Không chào vì thầy cô không còn dạy mình
nữa 28 11,67
Tiện thì chào 22 9,167
Vào những ngày lễ tết, bạn
thường:
Không bao giờ gọi điện hỏi thăm thầy cô giáo 64 26,67
Gọi điện hỏi thăm thầy cô giáo của mình 48 20
Đến nhà thăm các thầy cô giáo cũ 112 46,67
Không quan tâm đến bất kì một giáo viên nào 16 6,667
Trong giờ lên lớp, GV phát
hiện bạn làm việc riêng
trong giờ học, bạn thường:
Chủ động xin lỗi giáo viên 110 45,83
Chỉ khi nào giáo viên nhắc nhở bạn mới
không làm nữa nhưng bạn cũng không xin lỗi
vì hành động của mình
20 8,33
Chỉ xin lỗi khi giáo viên có thái độ nghiêm
khắc đối với việc làm của bạn
68 28,33
Tảng lờ như không biết mà vẫn cứ làm 42 17,5
Khi GV giao nhiệm vụ về
nhà, bạn thường:
Hoàn thành tốt nhiệm vụ theo yêu cầu của GV 35 14,58
Chỉ làm qua quít cho xong 116 48,33
Chép bài của bạn cho xong 59 24,58
Không làm nếu giáo viên không yêu cầu nộp 30 12,5
Với những biểu hiện hành vi của SV đối với thầy cô giáo được thể hiện ở các tình huống
như chào hỏi thầy cô giáo, thăm hỏi các thầy cô giáo nhân ngày lễ tết, và khi có lỗi với thầy cô
giáo và ý thức trách nhiệm đối với bài tập thầy cô giáo.
Khi gặp thầy cô giáo đã từng giảng dạy thì nhiều SV có thái độ lễ phép như Kính cẩn chào
chiếm tỉ lệ 61,67%. Hoặc có những SV có biểu hiện thiếu lễ phép như Tiện thì chào và Chỉ chào
giáo viên mà họ thích. Qua quan sát SV cho thấy, thực tế có những SV khi gặp lại thầy cô giáo cũ
thì thường né tránh không chào.
Biểu hiện sự Quan tâm của học trò đối với thầy cô giáo thì SV đã có những hành vi phù
hợp như Gọi điện và đến thăm các thầy cô giáo của mình chiếm tỉ lệ cao (73,34%). Một số SV đã
trao đổi với chúng tôi như sau: “Em rất biết ơn các thầy cô giáo đã từng dạy dỗ em, có những thầy
cô giáo em không bao giờ quên được vì vậy có điều kiện là em lại đến thăm các thầy cô giáo cũ
của em”. Người xưa đã nói một chữ cũng là thầy, vì vậy chúng ta thấy vui mừng khi nhiều SV đã
biết thể hiện sự quan tâm, lòng biết ơn của mình đối với thầy cô giáo thông qua những việc làm rất
nhỏ. Bên cạnh đó còn có những SV Không bao giờ gọi điện hoặc đến thăm thầy cô giáo cũ.
Vậy khi phạm lỗi đối với giáo viên thì SV có biểu hiện như thế nào? Điều này thể hiện trong
tình huống Khi phạm lỗi ở trên lớp thì chỉ một tỉ lệ ít SV là có thái độ chủ động xin lỗi thầy cô
(45,83%), còn lại là chỉ khi nào giáo viên nhắc nhở họ mới xin lỗi. Đây chính là một thực tế ở trên
lớp học. SV thiếu ý thức trong giờ học, họ thường làm việc riêng, sử dụng điện thoại, nói chuyện. . .
và chỉ khi nào giáo viên có thái độ nghiêm khắc đối với những hành vi này thì SV mới xin lỗi.
106
Thực trạng về hành vi văn hóa ứng xử của sinh viên
Trong tình huống khi thầy cô giao bài tập về nhà thì chỉ một số ít SV Hoàn thành tốt nhiệm
vụ theo yêu cầu của GV chiếm tỉ lệ 14,58%. Còn lại đa phần SV có thái độ Làm qua quít cho xong
hoặc là Không làm nếu GV không yêu cầu nộp chiếm tỉ lệ tương đối cao (85,41%). Thực tế trong
quá trình giảng dạy, nhiều GV đã phàn nàn rằng SV thiếu ý thức do vậy nhiều em đã làm đối phó
hoặc không làm do đó dẫn đến SV thường có kiến thức hời hợt, không sâu trong các môn học.
2.3.4. Hành vi văn hóa ứng xử của SV đối với bạn bè
Đối với bạn bè, sinh viên thường có những hành vi đối xử như thế nào? Liệu họ có nhiệt
tình,thẳng thắn, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè hay không? Kết quả được thể hiện ở Bảng 4.
Bảng 4. Hành vi văn hóa ứng xử của SV đối với bạn bè
Tình huống Cách xử lí
Đồng ý
SL %
Khi bạn của bạn gặp khó
khăn, bạn thường:
Chủ động giúp đỡ ngay 80 33,33
Bạn chỉ giúp đỡ khi họ nhờ 68 28,33
Bạn phải cân nhắc kĩ rồi bạn mới giúp 72 30,00
Chỉ giúp khi không ảnh hưởng đến lợi ích của
bạn
20 8,33
Bạn nhận giúp bạn mình một
việc gì đó, khi bạn đang rất
bận, bạn sẽ:
Cố gắng bằng mọi giá phải làm xong đúng hạn 108 26,67
Làm xong nhưng không cần đúng hạn cũng
được
64 20,83
Hẹn lần hẹn lữa vì việc cá nhân của mình quá
bận
50 45,00
Không làm và xin lỗi bạn vì bận quá 18 7,50
Khi bạn của bạn nói chuyện
dài dòng:
Lắng nghe hết câu chuyện 60 25,00
Ngắt lời vì thấy chán quá 44 18,33
Xin lỗi bạn và nhắc bạn nói ngắn gọn hơn 96 40,00
Bạn nghe nhưng với thái độ thờ ơ 40 16,67
Khi chứng kiến một người
bạn của mình gian lận trong
kỳ thi, bạn sẽ:
Nhắc nhở bạn không nên làm thế 64 26,67
Tố cáo với giáo viên 16 6,67
Lờ đi vì không ảnh hưởng gì đến bạn 112 46,67
Xem đó là chuyện bình thường vì nhiều người
cũng làm như vậy
48 20
Bảng 4 cho thấy biểu hiện hành vi của SV trong đối xử với bạn bè đa phần chưa thể hiện
tính tích cực. Cụ thể: Đối với tình huống thể hiện sự nhiệt tình, quan tâm tới bạn bè cho thấy SV
có biểu hiện thiếu tích cực như Chủ động giúp đỡ ngay khi bạn bè gặp khó khăn chiếm tỉ lệ là
33,33%; Còn lại tỉ lệ 66,67% SV có những biểu hiện: Chỉ giúp đỡ khi họ nhờ, hoặc là trước khi
giúp đỡ họ, bạn phải cân nhắc thật kĩ lưỡng và đặc biệt là Chỉ giúp khi không ảnh hưởng đến lợi
ích của bạn.
Trong tình huống thể hiện sự Giữ lời hứa với bạn bè thì SV cũng có biểu hiện Cố gắng bằng
mọi giá phải làm xong đúng hạn (26,67%); Còn lại với những biểu hiện như Làm xong nhưng
không cần đúng hạn cũng được (16,67%); Hẹn lần hẹn lữa vì việc cá nhân của mình quá bận
107
Trương Thị Hoa
(45%); Không làm và xin lỗi bạn vì bận quá (11,67%). Điều này cho thấy SV còn chưa coi trọng
lời hứa với bạn bè, điều này dần dần sẽ đánh mất niềm tin của các bạn đối với chính họ.
Trong với tình huống biểu hiện sự Tôn trọng đối với bạn bè thì đa phần SV cũng chưa thể
hiện được sự tôn trọng, mặc dù họ cũng đánh giá cao giá trị này trong cuộc sống. Cụ thể: Đối với
việc lắng nghe bạn nói thì chỉ có 25% SV có thái độ tích cực lắng nghe bạn nói mặc dù bạn nói dài
dòng quá làm mất thời gian; còn những biểu hiện như Ngắt lời vì bạn nói chán quá (18,33%); Xin
lỗi bạn và nhắc bạn nói ngắn gọn (40%) và Nghe nhưng với thái độ thờ ơ (16,67%). Tình huống
này vừa thể hiện sự tôn trọng đồng thời cũng thể hiện kĩ năng trong quá trình giao tiếp của SV còn
hạn chế.
Với sự Thẳng thắn của SV cũng đa phần có biểu hiện tiêu cực. Đối với tình huống Khi
chứng kiến một người bạn của mình gian lận trong kì thi thì chỉ có 26,67% là có ý thức Nhắc nhở
bạn; 6,67% có biểu hiện là sẽ Tố cáo với giáo viên; Còn biểu hiện Lờ đi vì không ảnh hưởng đến
bạn (46,67%) và Xem đó là chuyện bình thường nhiều người cũng làm như vậy (20%). Trong bất
kì phòng thi nào chúng ta cũng gặp những hiện tượng SV quay bài, tuy nhiên trước những tình
huống như vậy thì SV đa phần bao che hoặc không coi đó là việc cần phải lên án vì vậy SV thường
có những cách ứng xử không đúng như trên.
2.3.5. Hành vi văn hóa ứng xử của SV đối với bản thân
Đối xử với bản thân là một trong những nét ứng xử văn hóa cơ bản của con người, con người
có tôn trọng, tự trọng với chính mình thì mới tôn trọng người khác. Sinh viên có những biểu hiện
như thế nào đối với mình, kết quả thể hiện ở bảng 5.
Kết quả số liệu ở cho thấy, biểu hiện văn hóa ứng xử tích cực đối với bản thân ở mức độ
trung bình và thấp. Cụ thể với những biểu hiện lòng Tự trọng được thể hiện trong tình huống Khi
gặp khó khăn trong cuộc sống, bạn thường: Tự mình cố gắng nỗ lực để vượt qua (30%); Chỉ nhờ
người thân của mình (40%); Nhờ sự giúp đỡ của người khác bằng mọi cách (21.67%) và còn một
bộ phận nhỏ SV có biểu hiện tiêu cực hơn nữa là Buông xuôi muốn đến đâu thì đến (8,33%). Thực
tế cho thấy, khi SV gặp khó khăn nhiều em tự mình cố gắng giải quyết khó khăn đó, nhưng có
những SV đi tìm kiếm sự thương hại của người khác hoặc buông xuôi đã thể hiện SV thiếu ý chí
trong cuộc sống.
Trong công việc, SV đã thể hiện sự Cầu toàn, trách nhiệm như họ Cố gắng làm đến khi nào
mọi người và chính họ đều hài lòng với kết quả mới thôi (23,33%); Bạn hoàn thiện công việc và
chỉ cần người khác hài lòng là được (30%); Làm cho xong mặc dù kết quả có thế nào đi chăng nữa
(15%). Như vậy, SV đa phần chưa thực sự cố gắng nỗ lực trong các công việc của bản thân, họ dễ
dãi trong công việc của mình, điều này nếu thường xuyên xảy ra sẽ thành người thiếu trách nhiệm
trong công việc.
Biểu hiện sự Khiêm tốn thì nhiều SV đã thể hiện đúng khi họ đạt được thành công như Im
lặng và cho đó là điều bình thường ai cũng có thể đạt được (40%) và đặc biệt là họ đã biết Chia
sẻ với mọi người về những kinh nghiệm để thành công (28,33%). Khiêm tốn là đức tính cần được
duy trì, người khiêm tốn luôn có cách cư xử đàng hoàng và biết vươn lên trong cuộc sống.
Trong công việc, trong các lĩnh vực khác, chỉ có một tỉ lệ tương đối thấp có sự tự tin trong
quá trình thực hiện như Làm và tin vào khả năng của bản thân (33,33%). Bên cạnh đó đa phần
SV chưa thể hiện được sự tự tin của mình như Làm nhưng luôn e ngại về khả năng của bản thân
(35%); Mọi người khuyến khích thì bạn mới dám làm (18,33%).
Như vậy, sinh viên đã có những hành vi tích cực đối với chính mình trong cuộc sống.
108
Thực trạng về hành vi văn hóa ứng xử của sinh viên
Bảng 5. Hành vi văn hóa ứng xử của SV đối với bản thân
Tình huống Cách xử lí
Đồng ý
SL %
Khi gặp khó khăn trong cuộc
sống, bạn thường
Tự mình cố gắng nỗ lực để vượt qua 72 30,0
Chỉ nhờ những người thân giúp đỡ 96 40
Nhờ sự giúp đỡ của người khác bằng mọi cách 52 21,67
Buông xuôi muốn đến đâu thì đến 20 8,33
Khi làm bất kì việc gì, bạn
thường:
Cố gắng làm đến khi nào mọi người và bạn
đều hài lòng với kết quả mới thôi 56 23,33
Bạn hoàn thiện công việc và chỉ cần người
khác hài lòng là được
72 30,0
Bạn hoàn thiện công việc và chỉ cần bản thân
bạn hài lòng là được
76 31,67
Làm cho xong mặc dù kết quả có thế nào đi
chăng nữa
36 15,0
Trong các công việc chung
của lớp, bạn thường:
Làm và tin vào khả năng của bản thân 80 33,33
Làm nhưng luôn e ngại về khả năng của bản
thân
84 35
Mọi người khuyến khích thì bạn mới dám làm 44 18,33
Thường từ chối vì bạn không biết mình có làm
được không
32 13,33
Khi thành công trong cuộc
sống, bạn thường:
Im lặng và cho đó là điều bình thường ai cũng
có thể đạt được
96 40
Kể với những người thân về thành công của
mình 48 20
Luôn nói với mọi người về thành công đó vì
không phải ai cũng đạt được 28 11,67
Chia sẻ với mọi người về những kinh nghiệm
để thành công
68 28,33
2.3.6. Hành vi văn hóa ứng xử của SV trong học tập
Hoạt động học tập là hoạt động cơ bản ở trong nhà trường, được thể hiện trong những giờ
lên lớp, trong quá trình tự học ở nhà và trong những giờ kiểm tra, đánh giá. Với những hoạt động
đó, sinh viên đã có những biểu hiện như thế nào? Kết quả được thể hiện ở bảng 6.
Bảng 6 cho thấy: hành vi tích cực trong học tập của SV thể hiện ở mức độ trung bình. Cụ
thể: Hành vi Trung thực (không gian lận): Khi vào phòng thi, nếu đề thi ra ngay phần bạn chưa
học, bạn sẽ: Cố gắng làm bài và không có ý định sử dụng tài liệu (45%), những hành vi tiêu cực
còn lại chiếm tỉ lệ (65%) như: Hỏi bạn bên cạnh, nếu thuận lợi sẽ sử dụng tài liệu; Qua trao đổi với
SV, các em cho biết: “Hỏi bài bạn bên cạnh là điều rất bình thường, hỏi bạn một chút cũng không
sao ạ”, như vậy có thể thấy, sinh viên nhận thấy việc hỏi bài bạn là điều không có gì mà phải xấu
hổ cả.
Đối với hành vi thể hiện ở sự Nghiêm túc trong học tập như: Lắng nghe các thầy cô giáo
giảng bài (20%); Chỉ lắng nghe những nội dung hay, hấp dẫn (25%). Qua quan sát SV trong những
109
Trương Thị Hoa
giờ học cho thấy một bộ phận lớn SV còn chưa ý thức cao trong việc học tập của mình. SV còn
thiếu lắng nghe tích cực trong các giờ lên lớp. Mặc dù họ nghiêm túc nhưng thiếu tính tích cực
trong quá trình nghe giảng, dường như không có SV nào đặt câu hỏi cho giáo viên khi họ tham gia
vào bài giảng của thầy cô.
Bảng 6. Hành vi văn hóa ứng xử của SV trong học tập
Tình huống Cách xử lí
Đồng ý
SL %
Khi vào phòng thi, nếu đề thi
ra ngay phần bạn chưa bạn
sẽ:
Cố gắng làm bài và không có ý định sử dụng
tài liệu 108 45
Hỏi bạn bên cạnh 72 30
Nếu thuận lợi sẽ sử dụng tài liệu 32 13,33
Chép bài của bạn bên cạnh 28 11,67
Trên lớp học, bạn thường:
Lắng nghe các thầy cô giáo giảng bài 48 20
Chỉ lắng nghe những nội dung hay, hấp dẫn 96 40
Lắng nghe những môn học mà bạn cần 70 29,17
Làm việc riêng, hoặc nói chuyện riêng với bạn 26 10,83
Lúc rảnh rỗi (ngoài thời gian
học tập ở trường) bạn
thường:
Tham gia công tác xã hội 28 11,67
Học thêm ngoại ngữ và tin học 32 13,33
Trò chuyện với bạn bè, người thân 76 31,67
Đọc báo, xem TV, lướt Web, vào Facebook 104 43,33
Khi không hiểu một nội
dung môn học nào đó, bạn
thường:
Hỏi luôn giáo viên 16 6,67
Tìm đọc tài liệu tham khảo và hỏi bạn bè 108 45
Bỏ qua không tìm hiểu 96 40
Nhờ người khác giải quyết hộ 20 8,33
Đối hành vi thể hiện sự Say mê, chăm chỉ như tình huống: Lúc rảnh rỗi (ngoài thời gian học
tập ở trường) bạn thường làm gì: Một số SV đã Tham gia công tác xã hội (11,67%); Một số trau
dồi thêm các kĩ năng khác như Học thêm ngoại ngữ và tin học (13,33%); Một bộ phận SV dành
thời gian Trò chuyện với bạn bè, người thân (31,67%); Đọc báo, xem TV, lướt Web, vào Facebook
(43,33%). Qua tình huống trên cho thấy SV ít chú trọng đến những hoạt động xã hội và trau dồi
thêm những tri thức khác. Phần lớn SV khi rỗi rãi chỉ lên mạng xem những thông tin giải trí, vào
Facebook để thỏa mãn những trí tò mò của bản thân, những điều này không trau dồi được tri thức
cũng như vốn sống và kĩ năng trong cuộc sống của họ.
Với hành vi thể hiện sự Cầu tiến trong học tập: Khi không hiểu một nội dung môn học nào
đó, bạn thường: Tìm đọc tài liệu tham khảo và hỏi bạn bè (45,0%), còn lại những hành vi như:
Hỏi luôn giáo viên, bỏ qua không tìm hiểu, nhờ người khác giải quyết hộ thì chiếm tỉ lệ cao hơn
(55,0%). Đây chính là thực trạng phổ biến của SV hiện nay.SV thiếu sự chủ động trong việc tìm
tòi tri thức,thậm chí họ bỏ qua những kiến thức mà mình không hiểu. Điều đó dẫn đến kiến thức
của SV thường hời hợt, không sâu sắc.
110
Thực trạng về hành vi văn hóa ứng xử của sinh viên
3. Kết luận
Như vậy, qua kết quả điều tra về hành vi văn hóa ứng xử của SV trong xã hội, trong gia
đình, trong lĩnh vực học tập, đối với thầy cô giáo, với bạn bè và với bản thân cho thấy nhiều SV đã
có những hành vi văn hóa ứng xử tích cực như kính trọng, lễ phép, quan tâm đối với thầy cô giáo,
với cha mẹ. Những hành vi trong xã hội họ lại chưa thể hiện sự tích cực như còn vứt rác bừa bãi,
thiếu ý thức chấp hành luật giao thông và chưa dám đấu tranh với những hành vi tiêu cực. Trong
lĩnh vực học tập thì vẫn còn nhiều biểu hiện tiêu cực còn mang tính chất đối phó. Đối với bản thân
mặc dù họ đã có sự khiêm tốn, tuy nhiên lại thiếu tự tin vào khả năng của bản thân, không dám
thể hiện năng lực của mình trước đám đông. Để sinh viên có hành vi ứng xử phù hợp thì cần phải
có những biện pháp giáo dục giá trị văn hóa ứng xử cho sinh viên như Tổ chức các cuộc thi về văn
hóa ứng xử; Lồng ghép các chuẩn mực về văn hóa ứng xử trong các môn học; Thông qua việc rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, 2004. Tài liệu nghiên cứu văn kiện Hội nghị lần thứ mười
Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
[2] Nguyễn Văn Bắc, 2006. Nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị truyền thống trong
học tập. Tạp chí Tâm lý học, số 3, tr. 43.
[3] Lê Thị Bừng, 2000. Tâm lí học ứng xử. Nxb Giáo dục.
[4] Trần văn Giàu, 1980. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
[5] Phạm Minh Hạc, 2001. Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Nxb chính trị Quốc gia - Hà Nội, tr. 132.
[6] Trần Trọng Thủy, 1993. Bài giảng Tâm lí - Giáo dục học giao tiếp. Đại học Sư phạm Hà Nội.
[7] Thái Duy Tuyên, 1994. Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện
kinh tế thị trường. Đề tài khoa học cấp nhà nước KX-07-10, Hà Nội.
[8] Hà Nhật Thăng, 2000. Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn. Nxb Giáo dục
[9] Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang, 1995. Giá trị - Định hướng giá trị nhân
cách và Giáo dục giá trị. Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX07, Đề tài
KX07- 04, Hà Nội.
ABSTRACT
Student conduct as cultural behavior
What one does – one’s conduct - determines the human–human relationships that one has.
Communication could be expressed in a manner that is thought by the majority to be civilized,
polite and consistent with accepted social values. When a study on Cultural behavior and conduct
was done at the Hanoi National University of Education, we found that the behavior of students
can have a positive effect if there is an expression of respect, if they are polite to their parents
and teachers; if they are in harmony and positive with their friends and if they are serious about
their studies and try to do their best. It was found that some students have a limited awareness of
what are currently acceptable cultural values and their behaviors towards their teachers, friends
and family members is not the ideal.
Keywords: Students, behavioral culture, family, teacher, friend, study, self.
111
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3683_tthoa_4838_2178327.pdf