Tài liệu Thực trạng về chất lượng sản phẩm tại công ty BDC: CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BDC
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty BDC
Công ty ứng dụng phát triển phát thanh - truyền hình (BDC) có trụ sở chính tại 61 Thợ Nhuộm, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; tiền thân là Viện Nghiên cứu phát triển phát thanh - truyền hình thuộc Uỷ Ban phát thanh truyền hình Việt Nam và được thành lập năm 1979.
Khi Nhà nước ban hành quyết định QĐ/213/TC ngày 20 tháng 5 năm 1987 về việc thành lập Bộ văn hoá thông tin, Công ty được chuyển về trực thuộc Bộ văn hoá thông tin với tên gọi Liên hiệp Truyền thanh – Truyền hình Hà Nội (1988).
Năm 1994, Công ty được chuyển về trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam và được thành lập lại theo Quyết định 517 QĐ/ĐPT của Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngày 24/8/1994, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 109775 với tên gọi Công ty ứng dụng phát triển Phát thanh Truyền hình. Tên giao dịch tiếng Anh là: Broadcasting Devel...
45 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thực trạng về chất lượng sản phẩm tại công ty BDC, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BDC
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty BDC
Công ty ứng dụng phát triển phát thanh - truyền hình (BDC) có trụ sở chính tại 61 Thợ Nhuộm, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; tiền thân là Viện Nghiên cứu phát triển phát thanh - truyền hình thuộc Uỷ Ban phát thanh truyền hình Việt Nam và được thành lập năm 1979.
Khi Nhà nước ban hành quyết định QĐ/213/TC ngày 20 tháng 5 năm 1987 về việc thành lập Bộ văn hoá thông tin, Công ty được chuyển về trực thuộc Bộ văn hoá thông tin với tên gọi Liên hiệp Truyền thanh – Truyền hình Hà Nội (1988).
Năm 1994, Công ty được chuyển về trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam và được thành lập lại theo Quyết định 517 QĐ/ĐPT của Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngày 24/8/1994, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 109775 với tên gọi Công ty ứng dụng phát triển Phát thanh Truyền hình. Tên giao dịch tiếng Anh là: Broadcasting Development Company (BDC) .
Trong các năm tiếp theo, nhằm mở rộng phạm vi và ngành nghề kinh doanh của mình, Công ty đã lần lượt thành lập được các đơn vị kinh tế trực thuộc sau:
- Chi nhánh của Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
- Trung tâm nghiên cứu và phát triển.
- Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ.
- Trung tâm điện - điện tử.
- Trung tâm kỹ thuật.
- Xí nghiệp cơ khí điện tử.
Kể từ ngày thành lập đến nay, Công ty luôn là một trong những đơn vị đi đầu trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực phát thanh-truyền hình và hoàn thành mọi nghĩa vụ với Nhà nước. Do tổ chức quản lý tốt nên đơn vị luôn giữ vững được kỷ cương, kỷ luật, các cán bộ viên chức luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, và năng suất lao động. Nhờ vậy Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 2.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty BDC
Chức năng
Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tiền Việt Nam và tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng. Công ty có các chức năng chủ yếu sau đây:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn diện nhằm phục vụ yêu cầu củng cố, phát triển sự nghiệp thông tin đại chúng trong cả nước.
- Tập trung đẩy mạnh sản xuất hàng trong nước để thay thế hàng nhập ngoại, tạo công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên, coi trọng chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý.
- Công ty được phép XNK trực tiếp các loại vật tư, thiết bị, linh kiện đồng bộ phục vụ nhu cầu trang thiết bị và hiện đại hoá nghành phát thanh- truyền hình thông tin.
Nhiệm vụ
- Kinh doanh hợp pháp, có hiệu quả. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoàn thành kế hoạch do cấp trên giao cho.
- Khảo sát, thiết kế tư vấn kỹ thuật, sản xuất linh kiện, thiết bị thuộc lĩnh vực truyền thanh, phát thanh truyền hình, thông tin.
- Làm dịch vụ quảng cáo trong phạm vi toàn quốc trên các loại hình: phát thanh, truyền hình, thông tin, báo chí, biển báo, panô, áp phích.
- Xuất, nhập khẩu, đại lý, ký gửi cho các thành phần kinh tế
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty BDC
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty BDC
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty BDC là cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến - chức năng ( thể hiện ở hình 1). Cơ cấu tổ chức này có đặc trưng cơ bản là vừa duy trì hệ thống trực tuyến, vừa kết hợp với việc tổ chức các bộ phận chức năng.
Giám đốc
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc tài chính
Phòng kinh doanh
Phòng kế hoạch – tài vụ
Phòng tổ chức nhân sự
Trung tâm nghiên cứu và phát triển
Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ
Trung tâm kỹ thuật
Trung tâm điện - điện tử
Xí nghiệp cơ khí điện tử
Chi nhánh công ty tại TP.Hồ Chí Minh
Hình 1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty BDC
Chức năng của các phòng ban, chi nhánh, trung tâm:
- Giám đốc: phụ trách chung toàn bộ hoạt động của Công ty, tiếp nhận các kế hoạch của Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam giao, trực tiếp phụ trách lĩnh vực tổ chức-nhân sự của Công ty.
- Phó Giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm chính về các hoạt động liên quan đến hoạt động kinh doanh.
- Phó giám đốc tài chính: Phụ trách lĩnh vực kế hoạch-tài chính của Công ty .
- Phòng Tổ chức – Nhân sự: Phòng tổ chức nhân sự là nơi tổ chức thực hiện việc quản lý, sắp xếp lực lượng lao động, thực hiện làm các thủ tục về tuyển chọn, hợp đồng lao động theo yêu cầu của nhiệm vụ kinh doanh, sản xuất theo đúng các quy định của Nhà nước về vấn đề này. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu của toàn Công ty. Tổ chức việc tuần tra bảo vệ, thường trực kho tàng, nơi trụ sở làm việc của Công ty. Thực hiện các công việc về phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai, địch hoạ ...
- Phòng Kế hoạch - Tài vụ : Có nhiệm vụ xây dựng , quản lý kế hoạch tài chính, tổ chức hoạch toán từng thương vụ, hạch toán giá thành sản phẩm, thiết lập hệ thống sổ sách, chứng từ theo yêu cầu hạch toán, phù hợp với tình hình thực tế và pháp lệnh kế toán, thống kê của Nhà nước. Thực hiện các thủ tục tạo nguồn vốn, giám sát việc thu chi, chi phí mua hàng, thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, quản lý hàng hoá, tài sản, vốn ... trong toàn Công ty.
- Phòng kinh doanh : Phòng này có nhiệm vụ tổ chức nắm nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, quan hệ với các đối tác, hợp tác, đầu tư để khai thác mọi khả năng về cơ sở vật chất, lao động... Trực tiếp tạo nguồn hàng và thực hiện các thương vụ mua bán, uỷ thác xuất, nhập khẩu thiết bị, hàng hoá theo phương án đã được Giám đốc phê duyệt. Giao dịch làm thủ tục bán hàng cho khách .
- Trung tâm điện-điện tử. Đây là bộ phận chuyên kinh doanh, dựa trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị trường. Trung tâm điện-điện tử thực hiện nhiệm vụ nhập các loại thiết bị, linh kiện điện tử ... cung ứng cho thị trường. Trung tâm này hoạt động như một doanh nghiệp thương mại.
- Trung tâm nghiên cứu và phát triển. Đây là đơn vị chuyên nghiên cứu để lựa chọn các giải pháp và công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ. Đơn vị chuyên về tư vấn cho khác hàng và chuyển giao các công nghệ mới trong sản xuất cũng như lắp đặt trang thiết bị cho các đối tác.
- Trung tâm kỹ thuật. Đây là một cơ sở sản xuất các sản phẩm của Công ty BDC , đồng thời tìm các biện pháp ứng dụng các công nghệ mới mà trung tâm Trung tâm nghiên cứu và phát triển đưa vào sản xuất.
- Xí nghiệp cơ khí điện tử. Đây là một xí nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng cơ khí điện tử như: ổn áp, tăng âm, anten.
- Chi nhánh Công ty tại TP.Hồ Chí Minh thực hiện chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu về các loại vật tư thiết bị thông tin tại thành phố Hồ Chí Minh. Mọi hoạt động của chi nhánh đều chịu sự giám sát điều hành từ Công ty.
4. Kết quả sản xuất, kinh doanh.
4.1 Lĩnh vực kinh doanh
Theo Quyết định 517 QĐ/ĐPT của Đài Tiếng nói Việt Nam. Theo giấy phép kinh doanh số 109775 ngày 24/ 08/ 1994 lĩnh vực kinh doanh của Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình là:
Khảo sát, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các đài , trạm phát và các công trình chuyên ngành phát thanh truyền hình.
Sản xuất, lắp ráp, kinh doanh máy móc, thiết bị, vật tư chuyên ngành phát thanh truyền hình.
Dịch vụ tư vấn đầu tư, ứng dụng công nghệ mới trong ngành phát thanh truyền hình.
Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư hàng hoá phục vụ nhiệm vụ kinh doanh của công ty.
Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải, vật tư phục vụ sản xuất, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng thiết yếu.
- Sản xuất, lắp ráp máy phát sóng, tăng âm, anten và các phụ kiện chuyên dùng phục vụ truyền thanh, truyền hình.
- Sản xuất kinh doanh thiết bị thông tin viễn thông, thiết bị bảo vệ an toàn, các sản phẩm cơ khí, vật liệu điện, điện lạnh, điện tử phục vụ chuyên ngành và dân dụng.
- Sản xuất, lắp dựng cột anten, các cột tự đứng, hệ thống anten trong lĩnh vực phát thanh truyền hình và thông tin đại chúng.
4.2 Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu
- Máy phát FM Stereo
- Máy phát hình băng VHF/UHF
- Hệ thống anten phát hình và FM
- Hệ thống phát thanh sóng trung bao gồm máy phát và hệ thống anten phát.
- Hệ thống dựng hình và xử lý âm thanh cho các Studio và các xe phát thanh truyền hình lưu động.
- Hệ thống trang âm, điều hoà và hệ thống ánh sáng cho các Studio, nhà hát...
- Hệ thống truyền thanh có dây và không dây, hệ thống thu vệ tinh, hệ thống truyền hình cáp...
4.3 Kết quả sản xuất, kinh doanh của Công ty
Qua số liệu ở bảng 1, chúng ta thấy mức tăng doanh thu qua các năm là tương đối đều, đặc biệt có năm 2006 do Công ty đã tham dự và trúng thầu một số dự án lớn nên đã đẩy tổng doanh thu lên hơn 478,589 tỷ đồng , tăng 26,2% so với năm 2005.
Chúng ta hãy phân tích thêm một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như chỉ tiêu lợi nhuận, nộp ngân sách cũng như tỉ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh để chứng minh thêm cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty BDC trong những năm gần đây.
Về chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận ròng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty BDC năm 2005 so với năm 2004 tăng 190.355.750, đ tương đương 126,7%. Năm 2006 so với năm 2004 tăng 402.334.240, đ tương đương 56,4%. Đây là một tỉ lệ tăng trưởng đáng được ghi nhận. Đi vào phân tích cụ thể những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ta thấy:
Tổng doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 với giá trị tăng là 68.385.861.530, đ tương ứng với 121,9%. Năm 2006, giá trị tổng doanh thu tăng 167.744.301.530,đ so với năm 2004, tương ứng tăng 154 %. Có được kết quả khả quan này là do năm 2006 các sản phẩm và dịch vụ của Công ty sản xuất có uy tin nên đã được thị trường chấp nhận. Cũng do đẩy mạnh việc bán ra, nên trị giá vốn hàng bán ra năm 2006 so với năm 2004 tăng 70.566.032.103, đ tương ứng tăng 166 % và góp phần làm tăng 402.334.240, đ lợi nhuận.
Nhờ vào việc tăng doanh thu, năm 2006 thu nhập bình quân của CBVC Công ty đã tăng thêm 2.220.000đ /năm so với năm 2004 , tương ứng 112 %, Điều này đã có tác dụng khuyến khích, thúc đẩy tinh thần làm việc, nâng cao hiệu suất và đời sống của người lao động
Qua sự so sánh giữa năm 2006 và năm 2005 ta có thể khẳng định, Công ty BDC đã có một bước tiến dài trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Năm 2004 Công ty chỉ hoạt động kinh doanh với doanh thu là 310.844.825.130,đ đồng, và lợi nhuận chỉ đạt 712.875.480, đ, thì đến năm 2006 với quyết tâm và đường lối chiến lược đổi mới của Ban giám đốc, đã đẩy mạnh doanh thu lên tới 478.589.126.560, đ với lợi nhuận là 1.115.209.720,đ. Tóm lại, thông qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty BDC trong 3 năm 2004, 2005 và 2006 ta có thể thấy sự tăng trưởng vượt bậc của Công ty trong 2 năm gần đây và hiện tại Công ty đang trên đà phát triển mạnh.
Về nộp ngân sách Nhà nước
Qua sự thành công trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, Công ty BDC không những đã hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên và Nhà nước giao phó trong việc ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực Phát thanh-Truyền hình mà còn đảm bảo hạch toán, kinh doanh có hiệu quả. Hàng năm nộp ngân sách cho Nhà nước hàng chục tỉ đồng với số lượng năm sau cao hơn năm trước, tham gia vào các hoạt động công ích toàn xã hội, góp phần nâng cao đời sống người lao động trong toàn Công ty. Điều này được thể hiện bằng số liệu cụ thể: năm 2004 nộp ngân sách Nhà nước 11.667.937.130,đ năm 2005-14.141.539.800, đ và năm 2006 là 16.814.290.830, đ.
Về tỉ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh
Từ bảng 1, tỉ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh của công ty BDC tăng lên hàng năm. Năm 2004, một đồng vốn bỏ ra, Công ty thu được 0,22 đồng lợi nhuận, năm 2006, một dồng vốn bỏ ra thu được 0,23 đồng lợi nhuận, điều này cho thấy Công ty đã duy trì ổn định kết quả và mang lại hiệu quả hoạt động ngày càng cao.
Qua 1 số chỉ tiêu tiêu biểu nêu trên, phần nào đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh mà Công ty đã đạt được trong những năm qua là rất tốt.
II. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BDC
1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
1.1. Đặc điểm sản phẩm - Kỹ thuật và công nghệ
Đã trên 100 năm kể từ ngày ra đời, trong suốt chặng đường tồn tại và phát triển của mình, phát thanh- truyền hình luôn gắn liền với lịch sử phát triển của lĩnh vực điện tử-viễn thông và tin học. Do vậy cùng với sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực này, các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có phát thanh-truyền hình đang chuyển dần sang một giai đoạn mới - giai đoạn của công nghệ kỹ thuật số. Chuyển sang công nghệ phát thanh số là xu thế tất yếu của thời đại.
Khi đề cập đến đặc điểm của công nghệ-kỹ thuật của sản phẩm để phục vụ cho lĩnh vực này thì chúng ta phải quan tâm đến xu thế của phát thanh-truyền hình hiện đại, và điều này là chìa khóa để thành công trong việc sản xuất và cung cấp sản phẩm đa dạng với chất lượng cao, phù hợp thị hiếu được thị trường chấp nhận.
Xu hướng chung của thế giới trong phát triển công nghệ phát thanh-truyền hình là chuyển sang công nghệ kỹ thuật số từ khâu thu thập thông tin đến khâu sản xuất chương trình, truyền âm, khống chế, lưu trữ âm thanh, truyền dẫn và phát sóng... Trong tương lai không xa, công nghệ số chắc chắn sẽ thịnh hành và các mạng hội tụ sẽ thống trị lĩnh vực điện tử-viễn thông bởi nó tạo ra được những ứng dụng và dịch vụ mới, mà trước đây phải hoạt động trên các mạng riêng biệt.
Trong khâu sản xuất chương trình.
Trong khâu sản xuất chương trình, thế giới hiện có 2 xu hướng chính:
- Xu hướng tập trung hoá với việc ứng dụng mạng máy tính âm thanh và biên tập tin, tạo một môi trường làm việc thống nhất cho các ban biên tập để tiết kiệm đầu tư và tăng hiệu quả làm việc.
Xu hướng quy mô nhỏ cho đài địa phương, đài thương mại nhằm giảm số người tham gia sản xuất chương trình mà vẫn tăng cường được hiệu quả phát thanh.
Dù theo xu hướng nào thì công nghệ số vẫn là công nghệ chủ đạo với việc ứng dụng triệt để công nghệ thông tin. Các thiết bị sản xuất chương trình như bàn trộn, máy ghi âm, thiết bị xử lý tín hiệu sẽ chuyển dần sang công nghệ số. Các thiết bị ghi âm analog chỉ được sử dụng để phát những băng đã được thu thanh từ trước. Tất cả các chương trình thu thanh mới đều được ghi lên các phương tiện như CD, MD, DVD... hoặc ổ cứng của máy tính.
Như vậy, chuyển đổi sang công nghệ số là xu hướng tất yếu cho các Đài phát thanh-truyền hình nhằm nâng cao hiệu quả lao động, chất lượng công việc và chất lượng phục vụ, để tăng tính cạnh tranh của phát thanh-truyền hình trong thời đại thông tin đa phương tiện.
Trong truyền dẫn và phát sóng
Khác với phát thanh truyền thống, phát thanh số cung cấp các dịch vụ đa dạng hơn : ngoài các chương trình phát thanh là văn bản, dữ liệu hay thậm chí là tín hiệu video. Chất lượng chương trình với âm thanh số đáp ứng yêu cầu của cả các thính giả đã quen với chất lượng âm thanh CD cũng như yêu cầu của các thế hệ thính giả trẻ. Để thu các chương trình phát thanh số, máy thu thanh đã không chỉ còn là “loa” cung cấp thông tin mà đã trở thành một kho thông tin đa phương tiện với nhiều chức năng trong đó có màn hình LCD hiển thị các thông tin như tên bài hát, ca sỹ, tin giao thông, thời tiết v.v.
Với xu thế về công nghệ, về kỹ thuật như vậy thì sản phẩm của Công ty cũng phải đi theo xu hướng đó. Nói cách khác, Công ty BDC muốn tồn tại và phát triển thì sản phẩm của Công ty phải được phát triển theo xu thế công nghệ, kỹ thuật số đã nêu trên.
1.2. Đặc điểm vốn
Vốn là điều kiện vật chất cần thiết để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Vốn gồm tài sản cố định, tài sản lưu động ... Vốn kinh doanh của Công ty được biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Cơ cấu vốn của Công ty được thể hiện trong bảng 2 ( trang bên ):
Qua bảng 2 chúng ta thấy tổng vốn của Công ty tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước với tỉ lệ tăng đều trên 11% . Tổng vốn của năm 2004 là 120,348 tỉ đồng, năm 2005 là 136,759, tỉ đồng 151.954. Điều này nói lên rằng công việc làm ăn của Công ty là hết sức hiệu quả bởi không những bảo tồn được vốn, mà làm ăn có lãi và có tích luỹ .
Điều đáng quan tâm là tỉ lệ nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm đều chiếm tỉ trọng lớn hơn nguồn vốn vay , điều này đảm bảo sự tự chủ, độc lập về tài chính của Công ty trong mọi biến động của thị trường
Cũng qua bảng 2 chúng ta thấy rằng cả vốn cố định và vốn lưu động cũng có sự tăng đều qua các năm . Bên cạnh đó tỉ lệ vốn cố định chỉ bằng khoảng trên dưới 10 % vốn lưu động và điều này đã nói lên sự làm ăn năng động của Công ty với việc Công ty đã đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo thực hiện hợp lý các giai đoạn dự trữ-sản xuất-lưu thông.
Qua số liệu ở bảng 2 chúng ta thấy trong ba năm 2004, 2005 và 2006 Công ty BDC đã sử dụng vốn hợp lý và có hiệu quả mà biểu hiện là vốn cố định có tăng nhưng không đáng kể, trong khi vốn lưu động được mở rộng quy mô, và có kết cấu cân đối trong tổng vốn. Chính vì vậy doanh thu và lợi nhuận của Công ty được tăng lên hàng năm.
1.3. Đặc điểm về lao động
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng, cơ bản quyết định sự thành công trong hoạt động của các đơn vị. Nếu có những cán bộ , viên chức nhanh nhạy, khéo léo, trình độ chuyên môn cao thì chắc chắn tất cả các khâu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ đạt được hiệu quả cao, tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Tình hình nhân sự của Công ty BDC trong những năm 2004-2006 được thể hiện trong bảng 3.
Qua số liệu của bảng 3, chúng ta nhận thấy:
- Số lượng lao động và kết cấu lao động trong 2 năm 2004 và 2005 không có sự thay đổi. Tổng số lao động trong toàn Công ty là 160 người. Nếu phân theo giới tính thì lao động nam chiếm đa số, với tỉ lệ 60% trên tổng số lao động. Lao động nữ chỉ chiếm 40%. Đây cũng là điều hợp lý vì Công ty BDC là một công ty chuyên cung cấp và lắp đặt thiết bị cho chuyên nghành Phat thanh-Truyền hình. Đây là những công việc nặng nhọc, phải làm việc trên cao và phải thường xuyên đi công tác lưu động nên nhu cầu lao động nam nhiều hơn nhu cầu lao động nữ.
- Nếu phân theo trình độ thì đại học và trên đại học ở Công ty BDC chiếm tỉ lệ 27,5% trong tổng số lao động. Đây là một thế lợi trong kết cấu nhân sự của Công ty. Số lao động trình độ trung cấp chỉ có 4 người , công nhân là đội ngũ đông đảo nhất với số lượng 92 người, chiếm tới 57,5% tỉ trọng .Như vậy sự cố định trong số lượng và kết cấu lao động trong 2 năm 2004 và 2005 cho ta thấy đây là một kết cấu hợp lý, không có vấn đề gì phải thay đổi.
Sang năm 2006 , tổng số lao động của Công ty BDC là 156 người, giảm 4 lao động so với năm 2005 tương ứng với 2,5% do đến tuổi nghỉ chế độ. Sự giảm nhân sự này hầu như không có ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty , bởi những người nghỉ chế độ không phải là cán bộ chủ chốt trong các lĩnh vực.
2. Thực trạng về chất lượng sản phẩm
2.1. Các tiêu chuẩn của chất lượng sản phẩm.
Phát thanh-Truyền hình là một lĩnh vực đặc thù, mà tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm luôn phải tuân thủ các quy định của quốc gia cũng như quốc tế. Về quốc gia, nhà nước Việt Nam có bộ tiêu chuẩn TCVN quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với từng loại sản phẩm: ví dụ như TCVN 4463-87 quy định về chỉ tiêu cơ bản của máy thu thanh, TCVN 1982-77 quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của máy tăng âm … Về quốc tế có các bộ tiêu chuẩn của hiệp hội phát thanh truyền hình quốc tế ITU, của khu vực châu Á-Thái Bình dương ABU… Những bộ tiêu chuẩn này là bắt buộc đối với các đơn vị sản xuất, các đơn vị đo lường kiểm chuẩn và là cơ sở để sản phẩm được phép lưu thông trên thị trường trong nước và quốc tế. Do vậy các nhà máy, các Công ty phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quy định này và không được phép đưa ra các tiêu chuẩn riêng không phù hợp với các chuẩn đã được quy định. Bên cạnh đó các bộ tiêu chuẩn này có hiệu lực trong rất nhiều năm, có khi hàng vài chục năm.
Cũng như các lĩnh vực khác, lĩnh vực phát thanh-truyền hình thời gian qua cũng đã xây dựng được một số tiêu chuẩn kỹ thuật, trong đó có các tiêu chuẩn sản phẩm. Sau đây là một số chỉ tiêu chất lượng một số sản phẩm chính theo tiêu chuẩn Quốc gia, có liên quan đến sản phẩm mà Công ty BDC đã và đang sản xuất để cung cấp cho khách hàng trong và ngoài nước.
2.1.1 Máy phát sóng cực ngắn (FM)
- Phạm vi ứng dụng:
Tiêu chuẩn này qui định các thông số cơ bản của máy phát thanh FM làm việc ở dải tần từ 87,5MHz đến 108MHz.
- Điều kiện làm việc danh định :
Nhiệt độ môi trường : (20±5 )°C
Độ ẩm tương đối : (65±15)%
áp suất không khí : (8600-106000) Pa
Tần số nguồn điện lưới : (50 ± 1)Hz
Điện áp nguồn điện lưới : Uo+6% ¸ Uo-10%
- Điều kiện làm việc mở rộng
Nhiệt độ môi trường xung quanh : (0¸40)°C
Độ ẩm tối đa : 95%
- Điều kiện về kết cấu
Kiểu phát xạ của máy phát : F3E
Tất cả các đầu ra được thiết kế để ghép nối với các thiết bị khác làm việc ở trở kháng là 50 W.
Tất cả các đầu vào được thiết kế để ghép nối phải có trở kháng 50W phù hợp với các đặc điểm kỹ thuật của các nhà chế tạo .
Trở kháng đầu vào nguồn tín hiệu điều chế: 600W đối xứng hoặc không đối xứng
Băng tần số của tín hiệu điều chế không hẹp hơn : 40Hz-15kHz
Các thông số kỹ thuật cơ bản
TT
Thông số kỹ thuật
Chỉ tiêu kỹ thuật
1
Công suất sóng mang:
- Đôi với chế độ làm việc danh định
- Đối với chế độ làm việc mở rộng
±1dB
(+2¸-3)dB
2
Tần số
2-1
Độ sai lệch tần số công tác so với giá trị danh định.
£ ± 2kHz
3
Độ sai lêch tần số pilot
± 1Hz
4
Độ di tần phải đạt
(ở điều kiện làm việc danh định)
±75kHz
5
Hệ số sóng đứng lớn nhất cho phép đưa vào tải kiểm tra
1:1.4
6
Tạp âm ngẫu nhiên (tỷ số tín hiệu / tạp âm) : đo giá trị đỉnh, bộ lọc dải từ 20Hz đến 20kHz, điều chế FM 100%
65dB
7
Các đặc trưng của tín hiệu âm tần
7-1
Đáp tuyến biên độ tần số từ 40Hz¸15kHz (tham chiếu tại f=500Hz , DF = ± 40kHz.) không có pre-emphasis
±1 dB
7-2
Méo điều chế tương hỗ khi điều chế đủ 75kHz trong băng tần 5kHz-15kHz:
d2
d3
< 0,25%
< 0,37%
2.1.2. Máy tăng âm truyền thanh
Tiêu chuẩn này áp dụng cho những máy tăng âm đèn điện tử hay tranzito, dùng trong các trạm và phân trạm của hệ thống truyền thanh bằng dây; hoặc dùng để trang âm quảng trường hay hội trường, phục vụ các buổi mit ting, nõi chuyện hay biểu diễn nghệ thuật…
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho những máy tăng âm dùng cho chiếu bóng và những máy tăng âm hai chiều dùng trên mang lưới thông tin liên lạc.
Các thông số cơ bản
Thông số cơ bản
Chỉ tiêu kỹ thuật
Loại 1
Loại 2
Loại 3
Loại 4
1. Công suất ra danh định của máy tăng âm, tính bằng VA không được lớn hơn
-
1000
1000
100
2. Điện áp vào danh định của máy tang âm, tính bằng mV
a. Ở đường micro vào, với trở kháng vào danh định 600Ω ±10% là:
0,5
1
1,5
1,5
b.Ở đường máy quay đĩa vào, với trở kháng vào danh định 100kΩ ±10%, là:
150
150
150
150
c. Ở đường tiếp âm từ máy thu thanh, máy ghi âm; hay từ đường dây vào, với trở kháng vào danh định 600Ω ±10% là:
755
755
755
755
3. Điện áp ra danh định của máy tăng âm (ở các loại) tính bằng V:
a. Đối với máy tăng âm có công suất ra danh định từ 100 VA trở xuống:
30 và 120
b. Đối với máy tăng âm có công suất ra danh định từ trên 100 đến 1000VA là:
120 và 240
c. Đối với máy tăng âm có công suất ra danh định trên 1000VA là:
240
4. Dải tần số công tác của máy tăng âm tính bằng Hz không được hẹp hơn:
50÷10000
80÷8000
100÷7000
150÷5000
5. Hệ số méo không đường thẳng của máy tăng âm, tính bằng %
a. Ở tần số từ 100Hz trở xuống không được lớn hơn:
5,0
10,0
15
-
b. Ở tần số trên 100 Hz, không được lớn hơn:
3,0
5
8
10
6. Tỷ số điện áp ra danh định trên điện áp tạp âm ở đầu ra của máy tăng âm, tính bằng dB (lần), không được nhỏ hơn:
50
(382)
45
(180)
40
(100)
35
(56)
2.1.3. Máy phát thanh điều biên sóng trung
- Phạm vi ứng dụng:
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các máy phát thanh điều biên (AM), bao gồm các máy phát thanh sóng trung làm việc trong băng tần số từ (525 ¸ 1605) kHz và các máy phát thanh sóng ngắn làm việc trong băng tần số từ (3,2-26) MHz.
Điều kiện đo danh định :
Nhiệt độ môi trường : (20±5 )°C
Độ ẩm tương đối : (65±15)%
áp suất không khí : (8600-106000) Pa
Tần số nguồn điện lưới : (50 ± 1)Hz
Điện áp nguồn điện lưới : Uo+6% ¸ Uo-10%
Thời gian nung nóng : 30’( trừ khi đo thông số độ ổn định tần số cần thời gian lâu hơn)
Máy phát thanh sóng trung có tần số phát trong dải từ (525 ¸ 1605) kHz . Máy có thể hoạt động ở một tần số cố định và có thể điều chỉnh được trong dải tần số bằng cách thay đổi tần số của thạch anh, bước nhảy tần số là ± 9 kHz..
Máy làm việc được trong môi trường :
- Dải nhiệt độ từ (0-45)°C
- Độ ẩm tương đối tối đa 90%
- Điện áp cung cấp 380V±10% hoặc 220V±10%
- Tần số (50 ± 1 )Hz
- Hệ số công suất : > 0,9 ở 100% điều chế.
Chỉ tiêu các thông số kỹ thuật cơ bản của máy phát sóng trung :
TT
Các thông số kỹ thuật
TCVN
1
Băng tần số làm việc
(525-1605)kHz.
2
Điều chỉnh tần số và độ ổn định tần số
± 5Hz
3
Loại phát xạ : phát thanh.
A3E
4
Hệ số sóng đứng tối đa ( VSWR)
1,25
5
Công suất sóng mang : do nhà sản xuất công bố
6
Các hài RF và phát xạ phụ (thấp hơn mức sóng mang)
- 70dB
7
Biến đổi biên độ sóng mang (Carrier Shift) : trong dải điều chế 0-100% (điều chế hình sin ở 1kHz).
< 5%
8
Đáp tuyến biên độ tần số từ 50Hz tới 10kHz tham chiếu tại tần số điều chế 1kHz ,độ sâu điều chế 50%
- Trong dải tần 50Hz¸7,5kHz
- Trong dải tần 7,5kHz¸10kHz
± 1dB
± 2dB
9
Tỷ số tín hiệu/tạp âm đo tại tần số 1kHz , độ sâu điều chế 100%, bộ lọc unweighted (dải tần 20Hz-20kHz) :
60 dB
2.1.4. Máy phát sóng phát thanh sóng ngắn
Máy phát thanh sóng ngắn có khả năng làm việc trong dải từ (3,2¸ 17) MHz .
Máy phát phải được bán dẫn hoá các tầng đầu phần cao tần (RF) và tầng đầu phần âm tần (AF) ; linh kiện bán dẫn nên dùng cho cho các hệ thống nguồn cung cấp và các mạch điều khiển. Máy phát chỉ dùng các đèn điện tử cho tầng khuếch đại công suất và tầng điều chế cuối cùng.
Máy làm việc được trong môi trường :
- Dải nhiệt độ từ (0-45)°C
- Độ ẩm tương đối tối đa là 95%
- Điện áp cung cấp 380V
- Tần số (50 ± 1 )Hz
- Hệ số công suất : > 0,9 ở 100% điều chế.
Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của máy phát sóng ngắn
TT
Các thông số kỹ thuật
TCVN
1
Băng tần số làm việc
Với độ ổn định tần số :
(3,2¸26)MHz.
5Hz / MHz
2
Máy phát có thể thay đổi tần số làm việc:
- Nếu chuyển tần số trong cùng một băng tần
- Nếu chuyển tần số từ băng này sang băng khác :
<1 phút
£ 2 phút
3
Loại phát xạ : phát thanh.
A3E
4
Hệ số sóng đứng VSWR tối đa
1: 1.17
5
Công suất sóng mang : do nhà sản xuất công bố
6
Các hài RF và phát xạ phụ (thấp hơn mức sóng mang)
- 70dB
7
Biến đổi biên độ sóng mang (Carrier Shift) : trong dải điều chế 0-100% (điều chế hình sin ở 1kHz).
< 5%
8
Đáp tuyến biên độ tần số (tham chiếu tại tần số điều chế 1kHz ,độ sâu điều chế 50%)
- Trong dải tần 60Hz¸7,5kHz
- Trong dải tần 7,5kHz¸10kHz
± 1dB
± 2dB
9
Tỷ số tín hiệu/tạp âm đo tại tần số 1kHz , độ sâu điều chế 100%, bộ lọc unweighted tốt hơn :
60 dB
2.1.5 Các chỉ tiêu chất lượng cơ bản của máy thu thanh đơn giản
Danh mục về mức chỉ tiêu chất lượng này áp dụng cho máy thu thanh đơn giản để bán cho đồng bào đân tộc đặc biệt khó khăn ở miền núi.
Khi áp dụng các danh mục và chỉ tiêu chất lượng này cần lưu ý đến những đặc thù của vùng sử dụng máy.
Danh mục và yêu cầu:
- Nguồn điện : Một chiều DC: 4,5V (pin đại)
Xoay chiều AC: 220V ± 10%, tần số 50Hz.
- Dải tần số thu không hẹp hơn:
Sóng trung : 525 ¸ 1605kHz.
Sóng ngắn : 4,5 ¸ 16MHz.
Sóng cực ngắn: 87,5 ¸ 108,8MHz.
- Độ nhạy:
Độ nhạy thực tế của máy khi tỷ số tín hiệu trên tạp âm (S/N) không nhỏ hơn 20dB trong dải sóng trung, sóng ngắn và 26dB trong dải sóng cực ngắn không kém hơn:
Trong dải sóng trung: 1mV;
Trong dải sóng ngắn: 40mV;
Trong dải sóng cực ngắn (RV = 75W): 5 mV;
- Độ chọn lọc tần số lân cận không nhỏ hơn 20dB.
- Tỷ số tín hiệu trên nhiễu nền điện lưới, không nhỏ hơn 30dB.
- Độ bền cơ (độ bền va đập): 10 va đập theo TCVN 6385: 1998 (IEC65:1985)
- Công suất hiệu dụng ra loa lớn nhất, không nhỏ hơn 200mW.
- Dòng tĩnh, không kém hơn 15mA.
2.2 Thực trạng về chất lượng sản phẩm tại Công ty BDC
Trong số các sản phẩm do Công ty tự sản xuất, mặt hàng chủ yếu là máy phát sóng FM, máy phát sóng trung, sóng ngắn, các tăng âm, hệ thống loa truyền thanh không dây ... Trong thực tế các sản phẩm do Việt Nam sản xuất khó đáp ứng được đầy đủ theo tiêu chuẩn quy định như liệt kê ở mục 2.1. Điều này được lý giải bởi các sản phẩm điện tử được sản xuất trong nước tính nhiệt đới hoá chưa cao và phụ thuộc vào chất liệu, linh kiện nhập ngoại... trong khi khâu kiểm tra chất lượng linh kiện đầu vào còn thiếu chặt chẽ. Phần này chỉ ghi những thông số kỹ thuật các sản phẩm mà trong quá trình sản xuất, sản phẩm của Công ty BDC chưa đáp ứng được hoặc đáp ứng được TCVN đề ra. Để đơn giản, những thông số phù hợp với tiêu chuẩn TCVN xin được không liệt kê.
2.2.1 Máy phát sóng cực ngắn (FM)
Các thông số kỹ thuật cơ bản và chất lượng sản phẩm
TT
Thông số kỹ thuật
Chỉ tiêu kỹ thuật
Chất lượng sản phẩm(%)
Đạt yêu cầu
Không đạt yêu cầu
1
Độ sai lệch tần số công tác so với giá trị danh định.
≥ ± 2kHz
86
14
2
Tạp âm và ù (residual AM) : bộ lọc không trọng số 20Hz-20kHz
≥1%
92
08
3
Tạp âm ngẫu nhiên (tỷ số tín hiệu / tạp âm) : đo giá trị đỉnh, bộ lọc dải từ 20Hz đến 20kHz, điều chế FM 100%
60dB
89
11
4
Các đặc trưng của tín hiệu âm tần
4-1
Đáp tuyến biên độ tần số từ 40Hz¸15kHz (tham chiếu tại f=500Hz , DF = ± 40kHz.) không có pre-emphasis
≥ ±1 dB
98
0,2
4-2
Méo điều chế tương hỗ khi điều chế đủ 75kHz trong băng tần 5kHz-15kHz:
d2
d3
≥ 0,25%
≥ 0,37%
97,8
0,22
Qua bảng chỉ tiêu chất lượng máy phát FM do Công ty BDC sản xuất, có 6 chỉ tiêu bằng hoặc lớn hơn quy định. Mặc dù vậy đây là các chỉ tiêu không cơ bản và chấp nhận được khi trang bị cho hệ thống phát thanh của các địa phương ở Việt Nam, đặc biệt là hệ thống phát thanh cấp huyện. Bên cạnh đó giá thành máy phát FM do công ty sản xuất có giá thành chỉ bằng 2/3 giá thành thiết bị nhập khẩu, các điều kiện dịch vụ sau bán hàng lại tốt, kịp thời khắc phục sự cố trong vòng 48 giờ nên rất được các địa phương chấp nhận.
2.2.2. Máy tăng âm truyền thanh
- Các thông số cơ bản và kết quả phân loại chất lượng sản phẩm
Thông số cơ bản
Chỉ tiêu kỹ thuật
Kết quả (%)
Loại 1
Loại 2
Loại 3
Loại 4
Loại 1
Loại 2
1. Dải tần số công tác của máy tăng âm tính bằng Hz không được hẹp hơn:
50÷9500
80÷7500
70
30
5. Hệ số méo không đường thẳng của máy tăng âm, tính bằng %
a. Ở tần số từ 100Hz trở xuống
≥5,0
≥10,0
95
05
b. Ở tần số trên 100 Hz:
≥3,0
≥5
85
15
Mặc dù có 3 chỉ tiêu bằng hoặc lớn hơn quy định cho phép, nhưng tăng âm truyền thanh là sản phẩm hiện nay duy nhất chỉ có Việt Nam sản xuất. Các chỉ tiêu này có thể lớn hơn chỉ tiêu cho phép một ít, nhưng qua thực nghiệm thì tai người khó phát hiện được , đặc biệt các máy tăng âm truyền thanh chỉ phục vụ cho hệ thống truyền thanh cấp xã để thông báo tin tức, phổ biến các chủ trương của cấp cơ sở nên được trang cấp cho trên 10.000 xã phường trên cả nước.
2.2.3. Máy phát thanh điều biên sóng trung
Chỉ tiêu các thông số kỹ thuật cơ bản và kết quả chất lượng sản phẩm
TT
Các thông số kỹ thuật
Kết quả
Đạt tiêu chuẩn
Không đạt tiêu chuẩn
1
Các hài RF và phát xạ phụ (thấp hơn mức sóng mang)
- 65dB
97,8
0,22
2
Biến đổi biên độ sóng mang (Carrier Shift: trong dải điều chế 0-100% (điều chế hình sin ở 1kHz).
≥ 5%
98
0,2
3
Đáp tuyến biên độ tần số từ 50Hz tới 10kHz tham chiếu tại tần số điều chế 1kHz, độ sâu điều chế 50%
- Trong dải tần 50Hz¸7,5kHz
- Trong dải tần 7,5kHz¸10kHz
≥± 1dB
≥± 2dB
95
92
0,5
0,8
4
Méo hài và tạp âm trong dải tín hiệu điều chế từ 50Hz¸7,5kHz , độ sâu điều chế 90% :
≥ 3%.
90
10
Đối với sản phẩm máy phát sóng trung điều biên , trước đây một số địa phương có sử dụng , nhưng hiện nay phàn lớn các địa phương đã chuyển sang sử dụng máy phát FM, nên sản phẩm này chỉ còn lại rất ít và chủ yếu là hàng tồn kho. Trong tương lai gần Công ty sẽ không sản xuất mặt hàng này nữa.
2.2.4. Phát phát sóng phát thanh sóng ngắn
Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản và kết quả chất lượng sản phẩm
TT
Các thông số kỹ thuật
TC Công ty
Kết quả
Đạt tiêu chuẩn
Không đạt tiêu chuẩn
1
Các hài RF và phát xạ phụ (thấp hơn mức sóng mang)
- 65dB
92
0,8
2
Biến đổi biên độ sóng mang (Carrier Shift) : trong dải điều chế 0-100% (điều chế hình sin ở 1kHz).
≥ 5%
85
15
3
Đáp tuyến biên độ tần số (tham chiếu tại tần số điều chế 1kHz ,độ sâu điều chế 50%)
- Trong dải tần 60Hz¸7,5kHz
- Trong dải tần 7,5kHz¸10kHz
≥ ± 1dB
≥ ± 2dB
90
87
10
13
4
Tổng méo hài và tạp âm (THD+N)trong dải tín hiệu điều chế từ 100Hz ¸7,5kHz , độ sâu điều chế 90% :
≥ 3%.
93
0,7
Cũng như máy phát sóng trung điều biên , máy phát sóng ngắn trước đây một số địa phương có sử dụng , nhưng hiện nay phần lớn các địa phương đã chuyển sang sử dụng máy phát FM, nên sản phẩm này chỉ còn lại rất ít và chủ yếu là hàng tồn kho. Trong tương lai gần Công ty sẽ không sản xuất mặt hàng này nữa.
2.2.5 Các chỉ tiêu chất lượng cơ bản của máy thu thanh đơn giản và kết quả chất lượng sản phẩm
Các thông số
Kết quả chất lượng sản phẩm
Đạt tiêu chuẩn
Không đạt tiêu chuẩn
- Dải tần số thu hẹp hơn:
Sóng trung : 525 ¸ 1605kHz.
Sóng ngắn : 4,5 ¸ 16MHz.
Sóng cực ngắn: 87,5 ¸ 108,8MHz.
- Độ chọn lọc tần số lân cận nhỏ hơn 20dB.
- Tỷ số tín hiệu trên nhiễu nền điện lưới, nhỏ hơn 30dB.
97
100
93
94
85
0,3
0
0,7
0,6
15
Thời gian gian Công ty lắp ráp máy thu thanh chủ yếu phục vụ cho chương trình mục tiêu đưa thông tin đến vùng sâu, vùng xa của đất nước. Các sản phâm này có độ bền cao, giá thành được đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa, Công ty sẽ có giải pháp để nâng cao chất lượng của các loại máy thu đơn giản và hạ giá giá thành sản phẩm để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc nâng cao đời sống văn hoá cho nhân dân các dân tộc vùng sâu , vùng xa.
2.3 Công tác quản lý chất lượng sản phẩm
2.3.1. Quy trình quản lý chất lượng
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của công ty là chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của Công ty, vì vậy Công ty phải xây dựng được quy trình quản lý chất lượng, nhằm quy định rõ ràng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của mình, đồng thời phải có biện pháp kiểm soát để không bao giờ có các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn lọt ra ngoài. Chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình sản xuất, vì vậy quy trình quản lý chất lượng gồm hệ thống các quy trình trong từng khâu sản xuất kinh doanh:
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho nguyên vật liệu, bán thành phẩm mua vào.
- Các quy tắc giao nhận nguyên vật liệu, bán thành phẩm mua vào.
- Các phương pháp đo thử các các chỉ tiêu chất lượng theo quy định.
thử và quy tắc giao nhận
- Trình tự tiến hành và kiểm soát chặt chẽ ở từng khâu sản xuất và khâu cuối cùng khi hàng xuất xưởng.
- Tiêu chuẩn về bao gói, vận chuyền xếp dỡ sản phẩm để bảo đảm duy trì chất lượng sản phẩm...
- Tiêu chuẩn về kỹ năng và trình độ của nhân viên ở các vị trí làm việc khác nhau để đảm bảo chất lượng công việc.
2.3.2 Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm có liên quan đến hầu hết các bộ phận trong toàn đơn vị, bởi chất lượng sản phẩm liên quan đến giai đoạn thiết kế, thiết bị sản xuất , chất lượng nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, nhân sự, đào tạo, tổ chức giám sát chất lượng, các tiêu chuẩn của sản phẩm, bao gói, bảo quản, vận chuyển , bốc dỡ ...Nhìn chung thời gian qua, Công ty đã bước đầu đã có sự tuân thủ những quy định đề ra .
Tại khâu nghiên cứu thiết kế, các bản thiết kế mới bao giờ cũng là sự kế thừa các bản thiết kế cũ, là việc kết hợp sử dụng những bộ phận chi tiết độc đáo, đặc biệt với những bộ phận chi tiết thông thường có sẵn. Vì vậy tại bộ phận thiết kế thường phải tuân thủ các tiêu chuẩn đề ra: tiêu chuẩn về bản vẽ, tiêu chuẩn về cách ký hiệu, tiêu chuẩn về các chi tiết và bộ phận đã được tiêu chuẩn hoá, các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh và môi trường có liên quan đến sản phẩm của công ty... Bộ phận nghiên cứu bắt buộc áp dụng triệt để các tiêu chuẩn này đồng thời đề xuất phương pháp thử.
Để đảm bảo sản xuất liên tục và sản phẩm đạt chất lượng Công ty đã xây dựng kế hoạch bảo trì máy móc, thiết bị, công trình và luôn tuân thủ kế hoạch bảo trì máy móc , thiết bị.
Về cung ứng nguyên vật liệu, bộ phận cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm của Công ty đã dựa trên các tiêu chuẩn được đề ra để thực hiện các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu, bán thành phẩm. Mặc dù vậy các linh kiện điện tử, một số bán thành phẩm như các khối, các bo mạch phải mua của nước ngoài thì việc kiểm tra, thử nghiệm thường mới được thực hiện theo phương thức ngẫu nhiên và đơn lẻ. Do khó khăn về địa điểm và điều kiện thử nghiệm, cũng như phải thuê các đơn vị chức năng thực hiện hết sức tốn kém nên việc kiểm tra, xác định chất lượng linh kiện có đáp ứng được các chỉ tiêu như đã ghi trong hợp đồng hay chưa thì không phải lúc nào cũng thực hiện được. Đây cũng là một trong những khó khăn cơ bản để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo các chỉ tiêu đã đề ra.
Công tác bao gói, bảo quản , xếp dỡ vẫn chưa có được sự áp dụng tiêu chuẩn về bao gói đề cập đến vật liệu và phương pháp bao gói cũng như các hướng dẫn để tránh sự cố trong vận chuyển và bảo quản.
Một vấn đề cần được quan tâm hiện nay là Công ty BDC chưa có được bộ phân chuyên trách về hoạt động tiêu chuẩn hoá . Chính điều này đã phần nào hạn chế sự chủ động của Công ty trong việc xây dựng các bộ tiêu chuẩn, kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất sản phẩm . Mọi hoạt động liên quan đến công tác này đều phải thuê đơn vị có chức năng bên ngoài .
2.3.3 Kết quả
Trong những năm gần đây, chúng ta sống trong môi trường có sự bùng nổ về thông tin, văn hoá. Chính vì vậy, đã tạo điều kiện cho công việc sản xuất, kinh doanh của Công ty được tiến triển tốt hơn. Điều đó được thể hiện qua việc rất nhiều Đài, Trạm Phát thanh-Truyền hình ở các địa phương trên khắp mọi miền đất nước đã được thành lập. Các nhà văn hoá, hội trường, phòng thu thanh với các hệ thống âm thanh hiện đại được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu thông tin, văn hoá của mọi người dân, những nơi này chính là khách hàng của Công ty. Thậm chí một số nơi còn là khách hàng thường xuyên của Công ty, bởi ngoài việc lắp đặt trang thiết bị , Công ty BDC còn nâng cao chất lượng các dịch vụ sau bán hàng như : bảo trì, bảo dưỡng, sữa chữa, duy tu...Ngoài những khách hàng là các cơ quan, doanh nghiệp ở trung ương và ở các địa phương , Công ty còn có khách hàng là người tiêu dùng đại chúng với các sản phẩm được sản xuất tại Công ty như: các loại ổn áp, máy đo điện, tăng âm, anten tivi ... Thông qua bảng kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty BDC trong 3 năm gần đây, ta có thể thấy sự tăng trưởng khá của Công ty trong 2 năm gần đây và hiện tại Công ty đang trên đà phát triển mạnh. Có được kết quả này là do sự nỗ lực vượt bậc của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Chính sự nỗ lực của cả tập thể đã từng bước đưa Công ty tới sự thành công thông qua việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu thị trường để đưa ra các quyết sách, các sản phẩm mới nhất theo công nghệ tiên tiến.
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BDC
Qua kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty BDC trong 3 năm gần đây, ta có thể thấy sự tăng trưởng khá của Công ty và hiện tại Công ty đang trên đà phát triển mạnh. Có được kết quả này là do sự nỗ lực của Ban giám đốc và cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Mặc dù vậy trong nền kinh tế thị trường, ngày nay Công ty BDC đang phải cạnh tranh quyết liệt với các đối thủ cạnh tranh của mình, do vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giảm giá thành là những nhiệm vụ được đặt ra cấp bách để Công ty có thể tồn tại và phát triển trong thời gian tới. Để có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm mang tính thực thi cao, trước hết chúng ta phải đánh giá tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm của Công ty ứng dụng, phát triển Phát thanh-Truyền hình ( BDC) trong thời gian qua.
I. ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BDC
Chất lượng sản phẩm là kết quả của nhiều yếu tố tạo thành trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy việc đánh giá những ưu, nhược điểm của các yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm của Công ty như: Quan điểm về chất lượng của lãnh đạo và CBVC trong Công ty, trình độ kỹ thuật, công nghệ được sử dụng trong sản xuất, năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, yếu tố con người cũng như công tác quản lý của Nhà nước về chất lượng...là hết sức cần thiết.
1. Ưu điểm
a- Về quan điểm chất lượng của lãnh đạo và CBVC trong Công ty.
Trong nền kinh tế thị trường Lãnh đạo và CBVC Công ty luôn nhận thức sâu sắc rằng, muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh. Mấu chốt chính để tạo ra khả năng cạnh tranh là chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ, linh hoạt nhạy bén và thích ứng đối với các thay đổi, yêu cầu đòi hỏi của thị trường; chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường trong nước và quốc tế. Nhờ có được nhận thức đúng đắn như đã nêu trên, nên Công ty đã xác định các mặt mạnh và các mặt còn yếu trong vấn đề chất lượng sản phẩm của mình, để từ đó phát triển các mặt mạnh, hạn chế khắc phục các mặt còn yếu kém nhằm xây dựng mục tiêu, chiến lược kinh doanh hợp lý cho mình.
b - Về trình độ kỹ thuật, công nghệ được sử dụng trong sản xuất.
Về trình độ kỹ thuật.
Phát thanh-Truyền hình là một lĩnh vực đặc thù , mà về mặt công nghệ luôn có sự phát triển và dẫn đến việc sản phẩm, chất lượng cũng phải thường xuyên thay đổi theo sự thay đổi của công nghệ mới và sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Để có thể tồn tại và phát triển, sản phẩm hàng hoá của Công ty BDC phải đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra của nhà nước Việt Nam khi cung cấp hàng cho các đơn vị trong nước, hoặc phải đảm bảo chỉ tiêu chất lượng quốc tế khi xuất khẩu ra nước ngoài ( theo yêu cầu của khách hàng). Chính điều này đã bắt buộc Công ty phải luôn tìm tòi, ứng dụng công nghệ mới nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm đạt trình độ kỹ thuật cao, được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận. Sản phẩm của Công ty đã được bán sang một số nước ở châu Phi cũng như khu vực đông Nam Á. Điều này phần nào đã nói lên trình độ kỹ thuật của Công ty .
Mặc dù vậy Việt Nam hiện nay chưa phải là nước có trình độ và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện tử - tin học . Phần lớn công nghệ và linh kiện, bán thành phẩm phải nhập ngoại là chủ yếu ; do vậy để cạnh tranh trên thị trường quốc tế là vấn đề rất khó khăn của Công ty BDC nói riêng và các Công ty của Việt Nam nói chung.
- Về thiết bị công nghệ.
Từ năm 1998 đến nay, trước tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều thay đổi, bằng vốn tự có, vốn vay hàng năm, Công ty đã thường xuyên đổi mới công nghệ , máy móc thiết bị để nhằm nâng cao chất lượng và giảm các chi phí không đáng có do phải dùng thiết bị và công nghệ cũ. Việc đầu tư mới dây chuyền làm bo mạch tự động trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, dây chuyền hàn tự động, một số thiết bị kiểm tra chất lượng thế hệ mới, tin học hoá khâu quản lý nghiệp vụ là những minh chứng cho sự đổi mới này. Nhờ có sự đầu tư thiết mới , nên Công ty cũng có điều kiện để ứng dụng công nghệ mới , do vậy hàng năm Công ty đã cho ra đời những sản mới như loa truyền thanh không dây, loa truyền thanh không dây sử dụng năng lượng mặt trời, các thiết bị có sự tự hoá cao và được điều khiển từ xa ... Nhà xưởng được cải tạo lại khang trang hơn trước, trang thiết bị văn phòng gần như được trang bị mới hoàn toàn ...
c- Về năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
Do có nhận thức được vai trò, vị trí quan trọng qua hoạt động quản lý sản xuất, nên từ nhiều năm nay Công ty đã hết sức quan tâm xác lập quyền quản lý và điều hành hoạt động này tại Công ty. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn khác nhau, Công ty đã áp dụng các phương pháp, phương tiện quản lý khác nhau đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đặc biệt ttrong khâu kiểm soát chất lượng sản phẩm . Sở dĩ có sự thay đổi này tại Công ty vì liên quan đến sự thay đổi về nội dung, về cơ chế quản lý của nhà nước đối với công tác chất lượng. Và chính điều này đã đem lại một số kết quả tích cực trong công tác quản lý chất lượng của Công ty. Những kết quả đạt được đó thể hiện trên một số nội dung:
- Bước đầu xây dựng được một số văn bản làm cơ sở cho công tác quản lý chất lượng tại đơn vị ( chỉ tiêu chất lượng chính cho 1 số sản phẩm do Công ty sản xuất, các hướng dẫn, quy chế về kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, triển khai các hoạt động có liên quan đến vấn đề chất lượng tại Công ty, công bố sản phẩm phù hợp tiêu chuần …).
- Thiết lập cơ chế và phương thức hoạt động ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và xu thế hội nhập quốc tế và khu vực. Quản lý chất lượng đạt được nhiều tiến bộ bởi đã có sự phân công chịu trách nhiệm về chất lượng trong các bộ phận hợp lý hơn, có giải pháp thiết thực và hiệu quả hơn trong công tác này đối với các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ do công ty đảm nhận. Phương thức và giải pháp trong các lĩnh vực kiểm tra chất lượng hàng hoá, chứng nhận sản phẩm …phù hợp hơn với tập quán quốc tế;
- Đã bước đầu có sự hợp tác, giao lưu với các tổ chức chất lượng của các đơn vị khác, làm cho hoạt động chất lượng của Công ty có điều kiện tiếp thu, học tập kiến thức, kinh nghiệm tiên tiến của các đơn vị bạn .
d- Về yếu tố con người trong Công ty
Con người là yếu tố cơ bản nhất, quyết định sự thành công trong hoạt động của các đơn vị. Hiện nay không những Công ty BDC, mà các doanh nghiệp, đơn vị khác cũng đang khẩn trương để tự hoàn thiện mình, đặc biệt là về công nghệ. Khi áp dụng công nghệ mới, dù là lĩnh vực nào, kỹ thuật hay quản lý, từng thành viên phải phấn đấu để nâng cao năng lực, kỹ năng, trình độ về các mặt, và điều này đòi hỏi tất cả phải tranh thủ học tập, nghiên cứu cả về chính trị, cả về chuyên môn, nghiệp vụ.
Như đã trình bày ở phần trên, tổng số lao động trong toàn Công ty là 160 người, trong đó trên 27,5% có trình độ đào tạo đại học và trên đại học. Phần đông cán bộ kỹ thuật trong Công ty có trình độ chuyên môn khá và lâu năm trong nghề và làm việc hết sức chuyên nghiệp. Đây là một thế lợi thế về trình độ kỹ thuật của đội ngũ CBVC trong Công ty.
2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm quan trọng nêu trên, trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng các mặt hoạt động nói chung và sản phẩm nói riêng trong thời điểm hiện nay, đã bộc lộ những nhược điểm, bất cập cần có biện pháp khắc phục, đó là:
- Hệ thống kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm ở Việt Nam nói chung và tại Công ty BDC đưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Trước yêu cầu, đòi hỏi của thị trường, trong điều kiện Việt Nam đã tham gia vào thị trường quốc tế thì vấn đề năng suất, chất lượng, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam, việc kiểm soát chất lượng hàng hoá xuất, nhập khẩu đòi hỏi các phòng thử nghiệm của Việt Nam nói chung và ở các Công ty sản xuất hàng hoá phải được tăng cường nhanh chóng thì mới đáp ứng được yêu cầu. Rõ ràng, thực trạng yếu kém về cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng của các hoạt động chất lượng hiện nay cũng là một thách thức đòi hỏi Nhà nước nói chung và Công ty nói riêng phải có giải pháp xử lý kiên quyết và kịp thời. Đặc biệt hiện nay khi mà Công ty chưa có được 1 bộ phận chuyên về công tác chất lượng.
- Các hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản hàng hoá, giao nhận hàng hoá ở Công ty nói riêng và nước ta nói chung còn nhiều vấn đề bất cập.
- Cơ sở hạ tầng như kho hàng, bến bãi, vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản hàng hoá ở nước ta nhìn chung còn nhiều yếu kém. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm tra hàng hóa cũng rất quan liêu, thiếu trách nhiệm đã làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hàng hoá, gây nên nhiều tổn thất không đáng có, hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng hoá.
- Về quy trình sản xuất, hiện Công ty chưa có được bộ tiêu chuẩn đầy đủ về quy trình sản xuất của mình. Điều này liên quan đến việc đổi mới công nghệ của dây chuyền do kinh phí cho tái đầu tư, mở rộng còn nhiều hạn chế. Công tác kiểm tra chất lượng trong sản xuất là một hoạt động không thể thiếu, nhưng việc quy định rõ những điểm cần kiểm tra và những chỉ tiêu cần thử nghiệm trong toàn bộ quá trình sản xuất của Công ty cũng còn những bất cập.
- Về năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải năng động nhạy bén hơn. Điều này phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người. Bên cạnh những CBVC có tâm huyết, toàn tâm toàn ý cho công việc, vì cái chung mà gạt bỏ cái riêng thì vẫn còn một số cán bộ công nhân viên thiếu tinh thần tự giác, chưa năng động sáng tạo trong công việc, ý thức kỷ luật chưa cao còn trông chờ ỷ lại người khác. Vẫn còn tư duy phong cách làm việc của thời kỳ bao cấp, chủ quan, trì trệ chưa thấy được sự cấp bách cần phải thay đổi phong cách làm việc, phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường.
- Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý chất lượng hàng hoá ở nước ta từ năm 1999 đến nay cho thấy hệ thống pháp luật về lĩnh vực này tuy đã được xây dựng nhưng chưa đầy đủ, phân công trách nhiệm quản lý một số đối tượng còn dàn trải và chưa phù hợp mục đích quản lý, chưa tiếp thu và áp dụng kịp thời khoa học quản lý tiên tiến vào hoạt động quản lý chất lượng. - Chính sách và giải pháp của Nhà nước về chất lượng chưa đủ mạnh để khuyến khích nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá sản xuất tại Việt Nam, tạo động lực và môi trường cho sự phát triển sản xuất trên cơ sở đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp. Chưa phân định rõ trách nhiệm về chất lượng hàng hoá giữa người sản xuất, người nhập khẩu và người bán hàng; xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hoá chưa đủ mạnh và kém tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn; chưa làm tốt trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng …Đặc biệt còn thiếu nhiều văn bản hướng dẫn triển khai trong lưu thông, trong xuất nhập khẩu. Chính điều này đã làm cho việc hướng dẫn triển khai công tác chất lượng tại Công BDC gặp khó khăn vì thiếu tính pháp lý.
Từ thực trạng công tác quản lý, giám sát về chất lượng như đã phân tích trên đây, chúng ta cần xác định các phương hướng và giải pháp để đổi mới quản lý, giám sát nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty một cách hợp lý, thực tiễn và khả thi.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BDC
1. Một số định hướng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty .
Trong những năm qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của Công ty BDC đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nó không chỉ đem lại lợi nhuận mà còn đem lại uy tín và vị trí xứng đáng cho toàn Công ty, tạo được nền tảng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của Công ty trong tương lai. Để có cơ sở cho việc đề ra mục tiêu và phương hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, trước hết phải biết được mục tiêu sản xuất , kinh doanh của Công ty trong thời gian tới sẽ hướng vào những lĩnh vực chủ yếu nào. Trên cơ sở đó để tập trung vào việc xây dựng quy trình, quy phạm, trong thiết kế, đầu tư nhân sự, cơ sở hạ tầng , trong kiểm tra linh kiện, nguyên vật kiệu, bán thành phẩm đầu vào đối với từng chủng loại sản phẩm của Công ty.
Vậy mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty BDC thời gian tới là gì ? Đó là :
- Hình thành mạng cung cấp thiết bị và dịch vụ tư vấn, sửa chữa trên phạm vi toàn quốc nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành phát thanh.
- Là một trong những đơn vị chủ lực của ngành trong việc nâng cấp mạng lưới phát thanh từ trung ương đến địa phương với cơ sở vật chất, kỹ thuật được đổi mới và hiện đại hoá phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, đáp ứng về cơ bản các yêu cầu nghe, nhìn của nhân dân trong nước và một số khu vực trên thế giới.
- Tiến tới sản xuất và cung cấp máy phát thanh FM, máy phát hình màu có công suất trên 5 KW cho các vùng sâu vùng xa, các đài phát thanh, phát hình cấp huyện.
- Sản xuất các loại anten chất lượng cao cho các băng tần UHF, VHF, FM, SW, MW, anten kỹ thuật số, các bộ cộng công suất. Đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất máy thu thanh, máy thu hình theo công nghệ kỹ thuật số với giá thành và chất lượng được thị trường chấp nhận khi Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và hệ thống các đài phát thanh-truyền hình địa phương chuyển sang phát số.
- Cải tiến, nâng cao chất lượng hệ thống truyền thanh không dây, các thiết bị âm thanh trang bị cho các trạm truyền thanh cơ sở trong toàn quốc, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa của đất nước.
Đến năm 2010 phải sản xuất được các máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế sử dụng công nghệ số để phục vụ cho việc phát liên tục các chương trình phát thanh, truyền hình 24/24 giờ hàng ngày. Ngoài chương trình phát thanh địa phương phải đảm bảo ít nhất 85% số hộ gia đình được nghe đài phát thanh Quốc gia. Chương trình phát thanh đối ngoại phải phát được tới các nước tập trung cộng đồng người Việt Nam.
Để thực hiện một cách tốt nhất những phương hướng nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho, Công ty BDC đã có những kế hoạch phát triển hết sức khả thi phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và khoa học công nghệ của Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ trong chiến lược và mục tiêu phát triển của Công ty là tăng dần tỉ lệ nội địa hoá các sản phẩm do Công ty sản xuất tiến tới tự sản xuất 100% các sản phẩm hiện còn phải nhập ngoại.
Việc giảm tiêu hao năng lượng của thiết bị và sử dụng năng lượng mặt trời và sức gió cũng là hướng ưu tiên nghiên cứu của Công ty BDC nhằm tạo sự thuận lợi và tiết kiệm trong khai thác...Bên cạnh đó Công ty cũng cần phải tập trung nghiên cứu vấn đề chuyển giao công nghệ, đặc biệt trong ứng dụng công nghệ thông tin để có thể chỉ phải nhập khẩu một số bộ phận xử lý của nước ngoài rồi tiến tới sản xuất và lắp ráp ở một số doanh nghiệp Việt Nam như một số doanh nghiệp Trung Quốc đã thực hiện.
Ngoài công tác sản xuất và nhập khẩu thiết bị để phục vụ ngành phát thanh, trên quan điểm đa dạng hóa phương thức sản xuất kinh doanh mở rộng mặt hàng, Công ty BDC còn phải tìm kiếm và mở rộng một số thị trường xuất khẩu để tăng kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Việc tìm kiếm và mở rộng thị trường nhập khẩu đối với Công ty BDC có ý nghĩa quan trọng do không chỉ tác động tới lợi ích kinh tế của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của toàn ngành vì hiện nay với tư cách là một trong những doanh nghiệp đầu đàn, Công ty BDC là nhà cung cấp thiết bị, tư vấn đáng tin cậy của các Đài phát thanh truyền hình địa phương.
Để đạt được mục tiêu sản xuất, kinh doanh đề ra cho thời gian tới, nhiệm vụ nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, đang được lãnh đạo của Công ty cũng như các đơn vị thành viên hết sức quan tâm. Bởi ngày nay, yêu cầu về chất lượng đối với các sản phẩm, yêu cầu sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, yêu cầu về vệ sinh, an toàn, tiện ích v.v... trong sản xuất hàng hóa là vấn đề sống còn của doanh nghiệp cũng như của một nền kinh tế. Cùng với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học-công nghệ, thế giới cũng chứng kiến sự phát triển không ngừng về chất lượng của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và chất lượng sống của nhân loại.
Như vậy về cơ bản, phương hướng nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty, về cơ bản không nằm ngoài nội dung quản lý về kinh tế, đó là việc hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển, hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, hệ thống tổ chức quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra v.v...
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty.
a- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm tại Công ty
Trên cơ sở nhìn nhận những yếu kém, khuyết điểm, tồn tại ở phần trên, mục tiêu, giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm hàng hoá tại Công ty BDC trước hết là là phải nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, giám sát, kiểm tra tại Công ty, hoàn thiện hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, làm cho các hoạt động chất lượng vừa có tác dụng hướng dẫn, vừa đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh, vừa có khả năng kiểm tra, giám sát, thực hiện yêu cầu quản lý của Nhà nước, vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Để làm được điều này, trước mắt cần tập trung giải quyết một số vấn đề có liên quan như sau:
* Tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hoá Công ty
Hiện tại Công ty BDC chưa có tổ chức để thực hiện hoạt động tiêu chuẩn hoá. Từ trước đến nay để thực hiện việc đo đạc chất lượng sản phẩm, xây dựng quy trình sản xuất, kiểm nghiệm vật liệu, bán thành phẩm đầu vào đều phải thuê mướn các đơn vị có chức năng đo lường kiểm chuẩn.
Để tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hoá, Công ty cần quan tâm đến 2 yếu tố, đó là:
Cán bộ tiêu chuẩn hoá
Tổ chức bộ phận tiêu chuẩn hoá
+ Cán bộ tiêu chuẩn hoá
Cán bộ tiêu chuẩn hoá trong công ty phải có hiểu biết vững chắc về hoạt động của công ty như : sản phẩm, công nghệ và thị trường của Công ty. Những vấn đề cơ bản về tiêu chuẩn hoá, hoạt động của cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia, của các hội kinh doanh chuyên ngành và của các công ty khác có liên quan. Ngoài ra họ là những người phải viết và nói lưu loát, có nghệ thuật giao tiếp tốt.
Để đạt trình độ này, Công ty cần có một chương trình đào tạo cán bộ tiêu chuẩn hoá riêng cho mình. Cán bộ trong các phòng, ban của Công ty cũng cần được đào tạo theo những nội dung cụ thể khác nhau. Bên cạnh đó Công ty phải tranh thủ sự trợ giúp của cơ quan tiêu chuẩn quốc gia trong vấn đề này. Những nội dung chung nhất mà một cán bộ tiêu chuẩn cần được đào tạo là:
- Những nguyên tắc của tiêu chuẩn hoá, tổ chức cơ quan tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế
- Áp dụng tiêu chuẩn, tiêu chuẩn hoá và chất lượng, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn...
- Xây dựng tiêu chuẩn công ty
+ Bộ phận tiêu chuẩn hoá công ty
Để đảm bảo các hoạt động tiêu chuẩn hoá của Công ty mang lại hiệu quả, mỗi Công ty dù lớn hay nhỏ cũng cần thành lập một bộ phận tiêu chuẩn hoá. Theo dự kiến, Công ty BDC sẽ thành lập phòng quản lý chất lượng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cấp lãnh đạo cao nhất: giám đốc kỹ thuật.
Nhiệm vụ cơ bản của phòng quản lý chất lượng là:
- Xây dựng tiêu chuẩn
- Phổ biến thông tin về tiêu chuẩn
- Tổ chức và kiểm tra việc áp dụng tiêu chuẩn
Như vậy trách nhiệm của phòng quản lý chất lượng của công ty là:
- Tổ chức xây dựng và giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn của Công ty, tiêu chuẩn hội, tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế có liên quan.
- Xem xét quá trình sản xuất và các hoạt động của Công ty để đảm bảo các quy trình, quy phạm, các thủ tục tốt nhất đang được sừ dụng trong toàn công ty.
- Xem xét lại các tiêu chuẩn của Công ty để phù hợp với những tiến bộ về vật liệu và công nghệ, những quy định mới về luật pháp, làm cho tiêu chuẩn của công ty luôn luôn được cập nhật.
- Duy trì thư viện tiêu chuẩn của Công ty phục vụ cho các hoạt động của công ty.
- Đảm bảo cho tất cả các tài liệu kỹ thuật của công ty được trình bày rõ ràng, thống nhất và chuyển giao cho mọi người có liên quan.
- Đảm bảo cho quan điểm và quyền lợi của Công ty được xem xét khi xây dựng tiêu chuẩn quốc gia. Để thực hiện được những trách nhiệm trên, tốt nhất là cán bộ tiêu chuẩn hoá của Công ty được tham gia vào các ban kỹ thuật tiêu chuẩn có liên quan.
Để bộ phận này hoạt động có hiệu quả, ngoài nhân sự, thì việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho các phép đo, kiểm tra cơ bản cho vật liệu đầu vào, cho sản phẩm đầu ra cũng phải dần được trang bị. Đối với lĩnh vực điện tử viễn thông, những thiết bị đo chủ yếu cần trang bị là:
- Máy đo trở kháng đầu vào, đầu ra của các sản phẩm như tăng âm, máy phát, anten, các bộ cộng cộng suất, các bộ phối hợp, bàn trộn âm thanh ...
- Thiết bị đo méo phi tuyến, tạp âm, đáp tuyến tần số ...
- Thiết bị phân tích phổ
- Máy đo trở kháng đất
- Máy kiểm tra chất lượng mối hàn
- Máy kiểm tra chất lượng bán dẫn
- Mấy đo điện trở, điện dung, điện cảm.
Khi đã có bộ chuyên lo về vấn đề chất lượng, bước tiếp theo sẽ là xây dựng tiêu chuẩn hoá Công ty.
* Xây dựng hệ thống văn bản liên quan đến quản lý chất lượng
Để tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện áp dụng, hệ thống quản lý chất lượng cần được thể hiện dưới dạng văn bản. Trước hết cần thống nhất quan điểm rằng việc xây dựng và áp dụng hệ thống văn bản là một hoạt động gia tăng giá trị. Hệ thống văn bản thích hợp sẽ giúp xí nghiệp:
- Đạt chất lượng sản phẩm yêu cầu và cải tiến chất lượng;
- Huấn luyện đào tạo
- Đảm bảo lặp lại được công việc và xác định nguồn gốc
- Đánh giá hiệu lực của hệ thống;
- Cung cấp bằng chứng khách quan;
Trong quá trình đánh giá, xem xét, hệ thống văn bản là bằng chứng khách quan rằng các quá trình đã được xác định và các thủ tục đã được kiểm soát.
Hệ thống văn bản hỗ trợ cho cải tiến chất lượng theo nghĩa giúp người quản lý hiểu được mọi việc được tiến hành như thế nào và xác định được chất lượng của việc thực hiện. Chỉ khi đó ta mới xác định được hiệu quả của những thay đổi, cải tiến. Ngoài ra, nếu xét thấy việc cải tiến là có hiệu quả thực sự, thì bước tiếp theo phải là tiêu chuẩn hoá chúng thành các qui định. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp duy trì được những cải tiến đã đề ra.
Các loại tài liệu được sử dụng trong hệ thống quản lý chất lượng bao gồm:
- Tài liệu cung cấp thông tin nhất quán, cả trong nội bộ và với bên ngoài về hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức; những tài liệu này được gọi là sổ tay chất lượng
- Tài liệu mô tả cách thức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho một sản phẩm, dự án hay hợp đồng cụ thể; những tài liệu này được gọi là kế hoạch chất lượng
- Tài liệu cung cấp thông tin nhất quán về cách thức tiến hành các hoạt động; những tài liệu này được gọi là các thủ tục/qui định/qui trình/hướng dẫn.
- Tài liệu cung cấp bằng chứng khách quan về việc thực hiện các hoạt động hay kết quả đạt được; tài liệu này là các hồ sơ
Một vấn đề đặt ra là mức độ "văn bản hoá" như thế nào cho thích hợp với tình hình cụ thể của tổ chức, như qui mô và loại hình của tổ chức, sự phức tạp và mối quan hệ tương tác giữa các quá trình, tính phức tạp của sản phẩm, yêu cầu của khách hàng và yêu cầu pháp chế được áp dụng, trình độ, kỹ năng của nhân viên, và mức độ cần thiết để thể hiện việc thực hiện các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng. Nếu không lưu ý đến điểm này, có thể rơi vào một trong hai trạng thái: hoặc quá nhiều văn bản dẫn tới quan liêu giấy tờ, hoặc không đủ văn bản hướng dẫn, áp dụng dẫn đến tình trạng lộn xộn thiếu thống nhất, và không có cơ sở để đánh giá sự hợp chuẩn cũng như cơ sở để nâng cao chất lượng sản phẩm..
* Xây dựng tiêu chuẩn hoá Công ty
Tiêu chuẩn của Công ty thường bao gồm những tiêu chí cụ thể hơn so với tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Vì các hệ thống tiêu chuẩn này mang tính khái quát cao hơn tiêu chuẩn của công ty. Tiêu chuẩn của Công ty cũng cần phải được soạn thảo nhanh chóng và tiết kiệm. Tiêu chuẩn của Công ty cần cụ thể và có chất lượng cao vì chúng là những tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng trong Công ty.
Các giai đoạn chính trong xây dựng là:
- Đề xuất yêu cầu
- Phân tích yêu cầu và phân tích thông tin
- Xây dựng dự thảo
- Hoàn thiện dự thảo
- Phê duyệt - công bố
+ Đề xuất yêu cầu
Bộ phận hoặc cá nhân trong và ngoài Công ty có thể đề xuất yêu cầu xây dựng tiêu chuẩn công ty, đặc biệt trong trường hợp nảy sinh vấn đề nào đó do không có tiêu chuẩn thích hợp. Đề nghị này được đưa lên phòng tiêu chuẩn.
+ Phân tích yêu cầu và phân tích thông tin
Phòng tiêu chuẩn tổ chức việc phân tích yêu cầu, thu thập thông tin về sử dụng tiêu chuẩn, các thông tin và tài liệu có liên quan, xác định chức năng và nội dung của tiêu chuẩn dự kiến, xác định chi phí và hiệu quả dự kiến.
+ Xây dựng dự thảo
Việc biên soạn dự thảo cần được giao cho người hay bộ phận thích hợp phối hợp với cán bộ tiêu chuẩn. Dự thảo tiêu chuẩn cần phải : đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn trình bày như một tiêu chuẩn thực sự. Dự thảo tiêu chuẩn cần phải có bản thuyết minh kèm theo nói rõ : Sự cần thiết phải có tiêu chuẩn, những nội dung và định hướng của tiêu chuẩn, nguồn gốc tiêu chuẩn và các tài liệu tham khảo khác trích dẫn khi xây dựng tiêu chuẩn.
+ Hoàn chỉnh dự thảo
Dự thảo tiêu chuẩn và bản thuyết minh cần được gửi tới những người có liên quan trong Công ty để lấy ý kiến. Cần quy định thời hạn thu ý kiến. Phòng tiêu chuẩn tổng hợp các ý kiến nhận được, thảo luận với những bên có liên quan để dung hoà các ý kiến.
+ Phê duyệt - công bố
Sau khi đã hoàn chỉnh dự thảo, phòng tiêu chuẩn chuẩn bị hồ sơ để trình duyệt tiêu chuẩn. Hồ sơ gồm: bản đề nghị xây dựng tiêu chuẩn, các bản dự thảo tiêu chuẩn, bản thuyết minh, các ý kiến góp ý, biên bản họp thảo luận, bản dự thảo cuối cùng. Tiêu chuẩn cần được lãnh đạo cấp cao nhất của công ty phê duyệt.
Sau khi phê duyệt, tiêu chuẩn được cấp số hiệu vào sổ đăng ký, công bố và được phân phát cho các bộ phận có liên quan của Công ty.
+ Soát xét
Cần thường kỳ xem xét lại các tiêu chuẩn đã ban hành để đảm bảo nó không bị lạc hậu.
* Triển khai việc áp dụng tiêu chuẩn trong Công ty
Công ty ban hành tiêu chuẩn là để sử dụng cho mục đích của Công ty. Nếu vì một lý do nào đó, một tiêu chuẩn của Công ty không thể áp dụng được, lãnh đạo Công ty phải biết điều đó để xem xét lại tiêu chuẩn kịp thời.Công ty có thể và nên sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia, ngành hay tiêu chuẩn của các Công ty khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cách sử dụng tốt nhất là xem xét để công nhận chúng thành tiêu chuẩn của Công ty mình, cấp cho nó một số hiệu của Công ty để dễ dàng tra cứu.
* Bao gói, bảo quản, xếp dỡ
Công ty cần xây dựng tiêu chuẩn về kích thước, nguyên vật liệu bao gói để duy trì chất lượng sản phẩm. Cần áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế thích hợp . Cần nắm vững và áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về ghi nhãn đối với một số hàng đặc biệt. Công ty cần quy định rõ quy trình bảo quản, xếp dỡ sản phẩm và các loại nguyên vật liệu sử dụng để chất lượng sản phẩm không bị xuống chấp do việc bao gói, bảo quản, vận chuyển gây ra.
b- Nâng cao chất lượng đội ngũ CBVC của Công ty .
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng, cơ bản quyết định sự thành công trong hoạt động của các đơn vị. Nếu có những cán bộ , viên chức nhanh nhạy, trình độ chuyên môn và trách nhiệm cao, thì chắc chắn tất cả các khâu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ đạt được hiệu quả cao.
Hiện nay không những Công ty BDC, mà các doanh nghiệp, đơn vị khác cũng đang khẩn trương để tự hoàn thiện mình, đặc biệt là về công nghệ. Khi áp dụng công nghệ mới, dù là lĩnh vực nào, kỹ thuật hay quản lý, từng thành viên phải phấn đấu để nâng cao năng lực, kỹ năng, trình độ về các mặt, và điều này đòi hỏi tất cả phải tranh thủ học tập, nghiên cứu cả về chính trị, cả về chuyên môn, nghiệp vụ. Thế nhưng qua thực tế , một số cán bộ, kỹ sư của Công ty, nhất là người đã có tuổi, một số cán bộ phụ trách các cấp lại ngại học tập, tự bằng lòng với hành trang và kinh nghiệm làm việc lâu năm thời bao cấp, chưa năng động sáng tạo trong công việc, tinh thần tự giác chưa cao... Số cán bộ trẻ đã được đào tạo chính quy nhưng lại chưa có đủ bề dày kinh nghiệm, tính cẩn trọng trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt trong khâu chất lượng.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, và phát triển nguồn nhân lực luôn là một nhiệm vụ quan trọng . Tuy nhiên công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ những năm qua còn bộc lộ nhiều yếu kém cần khắc phục như: Các khoá đào tạo còn thiên về số lượng, hình thức, chưa chú ý đến chất lượng thực tế phục vụ cho công việc; chưa có chương trình, tài liệu, và phương pháp đào tạo chuẩn chung cho từng lĩnh vực. Đào tạo chưa thực sự gắn với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng đúng đối tượng cần được đào tạo, do vậy có lúc gây lãng phí kinh phí. Các đơn vị cử người đi học chưa thực sự thấy rõ tầm quan trọng của các khoá tập huấn nên nhiều khi không cử đúng đối tượng và vẫn tiếp tục phân công nhiệm vụ cho những người đi học, gây ảnh hưởng đến chất lượng của các khoá đào tạo và kết quả học tập... Để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề cho việc nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm trong thời gian tới, Công ty sẽ tập trung giải quyết những vấn đề sau:
- Bám sát chính sách trong các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực theo quy định của Nhà nước và của Đài Tiếng nói Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực của Công ty
- Rà soát, bổ sung sửa đổi hoàn thiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động tại Công ty BDC. Cần có quy định gắn đào tạo với quy hoạch, sử dụng, đề bạt cán bộ.
Tuyển chọn một số kỹ sư có năng lực, có kinh nghiệm đi đào tạo về các chuyên ngành có liên quan đến vấn đề chất lượng.
- Công tác kế hoạch và tổ chức thực hiện các lớp đào tạo, bồi dưỡng cần bám sát hơn mục tiêu phát triển của Công ty trong giai đoạn tới như đã trình bày ở phần phương hướng.
- Nhanh chóng kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động bên cạnh việc đầu tư trang, thiết bị đáp ứng nhu cầu đào tạo.
- Tăng cường đào tạo chuyên gia cho từng lĩnh vực phát thanh: thiết kế, thẩm định các sản phẩm mới trong lĩnh vực điện tử-viễn thông-tin học; đặc biệt là công nghệ số hoá.
- Bồi dưỡng thêm về kỹ năng kỹ thuật hiện đại ( phần mềm âm thanh, ghi âm số, khai thác mạng internet...)
- Tăng cường phối hợp giữa Công ty với các trường đào tạo , đặc biệt là hai trường nghiệp vụ của ngành tại Phủ Lý và thành phố Hồ Chí Minh .
- Để góp phần tiết kiệm ngân sách cho Công ty, trong hoạt động đào tạo, có thể phối hợp với một số đơn vị ngoài Công ty đồng tổ chức một số khoá học liên quan đến kiến thức chung như ngoại ngữ, tin học, chính trị, kỹ năng cơ bản, nâng cao...
- Bộ phận nhân sự của công ty cần xây dựng những tiêu chuẩn yêu cầu năng lực của các chức danh đối với các cán bộ quản lý và nhân viên của công ty và có kế hoạch giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn đó.
Xây dựng tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực để phân ra:
Người hoàn thành nhiệm vụ được giao có thể cần hoặc không cần đào tạo thêm (cần nếu có nhu cầu đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển...);
Người có thể duy trì công việc nhưng vẫn cần được đào tạo thêm;
Người mới vào chưa có đủ kỹ năng nhất thiết phải được đào tạo về kỹ năng chuyên sâu của mình...;
Qua bảng tổng hợp có thể thấy rõ nhu cầu đào tạo từng người và qua đó lên kế hoạch đào tạo cho chính đơn vị mình .
- Để hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty mang tính dài hơi, cần ổn định nguồn kinh phí cho đào tạo thông qua củng cố các nguồn kinh phí cố định. Tạo nguồn kinh phí thông qua các hoạt động đào tạo liên kết với bên ngoài và sự đóng góp trực tiếp của những người tham gia đào tạo hoặc đơn vị cử người tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.
KẾT LUẬN
Hoạt động về tiêu chuẩn hoá , nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá của Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Chính sách Nhà nước về lĩnh vực này đang ngày càng được hoàn thiện và nhằm hướng tới mục tiêu “năng suất - chất lượng, chìa khoá của phát triển và hội nhập”, để hòa nhập với xu thế chung của nhân loại. Trong cơ chế thị trường , các Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tỏ ra nhạy bén hơn đối với xu hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để làm nền tảng cho sự tồn tại và phát triển. Trong xu thế hội nhập và đặc biệt khi Việt Nam đã thành viên của tổ chức thương mại thế giới; cùng với việc Nhà nước đang nhanh chóng thực hiện việc cắt giảm thuế quan, đẩy mạnh cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước; để có được chỗ đứng bền vững trên thương trường cũng như mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty BDC còn rất nhiều việc phải làm ở phía trước. Tất cả còn phụ thuộc vào quyết tâm của Lãnh đạo và sự đồng lòng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Sản xuất sản phẩm hàng hoá là một trong những lĩnh vực hoạt động chính của Công ty nên Công ty đã rất chú trọng đầu tư mọi nguồn lực để hoạt động này đem lại hiệu quả cao nhất. Trong thời gian thực tập tại Công ty vừa qua em đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích trong tư duy cũng như trong công việc. Qua đó đã phần nào kết hợp được giữa thực tế với kiến thức đã được học ở trường để hoàn thành đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty ứng dụng, phát triển phát thanh-truyền hình (BDC) “ . Với đề tài này em hy vọng sẽ đóng góp được phần nào ý kiến của mình vào quá trình xây dựng, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Quản lý trường Đại Học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội và các bác, cô chú ở Công ty BDC. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc cô giáo, thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Bảng 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty BDC qua các năm 2004-2006
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT
Khoản mục thu chi
2004
2005
2006
So sánh 2005/2004
So sánh 2006/2005
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
1
Tổng doanh thu
310.844.825,13
379.230.686,66
478.589.126,56
68.385.861, 53
21,99
99.358.439,90
26,19
2
Doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu
204.094.258,14
249.811.405,01
301.272.554,44
45.717.146,87
22,40
51.461.139,43
20,59
3
Doanh thu từ các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nước
106.750.539,99
129.419.281,65
177.316.572,12
22.668.741,66
21,23
47.897.290,47
37,00
4
Tổng chi phí
310.131.949,65
378.327.473,42
477.433.916,84
68.195.523,77
21,98
99.106.443,42
26,19
5
Chi phí cho hoạt động xuất nhập khẩu
203.650.829,88
249.252.651,38
300.564.613,60
45.601.821,50
22,39
51.311.962,22
20,58
6
Chi phí cho các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nước
106.481.119,77
129.074.822,04
176.869.303,24
22.593.702,27
21,21
47.794.481,20
37,02
7
Tổng lợi nhuận
712.875,48
903.213,23
1.115.209,72
190.337,75
26,58
211.996,49
23,47
8
Lợi nhuận từ hoạt động xuất nhập khẩu
443.455,26
558.753,63
707.940,85
115.298,37
25,99
149.187,22
26,70
9
Lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nước
269.420,22
344,459,60
447.268,87
75.039,38
27,85
102.809,27
29,84
10
Nộp ngân sách Nhà nước
11.667.937,13
14.141.539,80
16.814.290,83
2.473.602,67
21,19
2.672.751,03
18,90
11
Thu nhập bình quân
1.655,00
1.740,00
1.840,00
85.000,00
12
Tỉ suất lợi nhuận/doanh thu ( %)
0,22
0,23
0,24
0,01
4,54
0
0
13
Tỉ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh (%)
0,59
0,66
0,73
0,07
11,86
0,07
10,60
Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty BDC
Bảng 2. Cơ cấu vốn của Công ty BDC năm 2004-2006
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
So sánh tăng giảm 2005/2004
So sánh tăng giảm 2006/2005
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
1
Tổng vốn kinh doanh
120.348,
100
136.759
100
151.954,
100
16.411,
13,63
15.195
11,11
2
Chia theo sở hữu:
- Vốn chủ sở hữu
66.035,
55,00
75.628,
55,32
81.371,
53,55
9.593,0
14,53
5.743,0
7,59
- Vốn vay
54.313,
45,00
61.131,
44,68
70.583,
46,45
6.818,0
12,55
9.452,0
15,46
3
Chia theo tính chất:
- Vốn cố định
11.903,
9,89
12.513,
9,15
14.322,
9,00
611,0
5,13
1.089,0
8,70
- Vốn lưu động
108.445,
90,11
124.246,
90,85
137.632,
91,00
15.801,0
14,57
13.386,0
10,77
Bảng 3. Tình hình nhân sự của Công ty BDC năm 2004-2006
STT
Năm
Nguồn nhân lực
2004
2005
2006
So sánh tăng gỉam 2005/2004
So sánh tăng gỉam 2006/2005
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
1
Tổng số lao động
160
100
160
100
156
100
0
0
- 4
- 2,50
2
Phân theo hình thức hợp đồng
- Lao động biên chế
107
66,87
107
66,87
103
66,00
0
0
- 4
-3,73
- Lao động hợp đồng
53
33,13
53
33,13
53
34,00
0
0
0
0
3
Phân theo tính chất lao động
- Lao động gián tiếp
28
17,50
28
17,50
26
16,66
0
0
- 2
-7,14
- Lao động trực tiếp
132
82,50
132
82,50
140
83,34
0
0
- 2
-1,51
4
Phân theo giới tính
- Nam
96
60,00
96
60,00
94
60,25
0
0
- 2
- 2,08
- Nữ
64
40,00
64
40,00
62
39,75
0
0
- 2
- 3,12
5
Phân theo trình độ
- Đại học và trên đại học
64
27,50
64
27,50
62
39,74
0
0
- 2
-3,20
- Cao đẳng và trung cấp
4
2,50
4
2,50
2
1,28
0
0
- 2
-50,00
- Công nhân PT-TH
92
70,00
92
70
92
58,98
0
0
0
0
6
Phân theo độ tuổi
- Trên 50 tuổi
42
26,26
42
26,26
38
24,36
0
0
- 4
- 9,52
- Từ 35 đến 50 tuổi
65
40,62
65
40,62
65
41,66
0
0
0
0
- Dưới 35 tuổi
53
33,12
53
33,12
53
33,98
0
0
0
0
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tổ chức -quản lý
Thạc sĩ Phạm Quang Lê
2.Giáo trình quản lý chất lượng
Đề cương bài giảng TQM- Thạc sĩ Nguyễn Tất Thịnh
3. Giáo trình kế hoạch hoá hoạt động doanh nghiệp
GS Vũ Huy Từ chủ biên
4.Giáo trình kinh doanh tổng hợp. NXB Lao động - xã hội
GS. TS Nguyễn Thành Độ - TS. Nguyễn Ngọc Huyền
5. Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
NXB Lao động - xã hội ,GS. TS Nguyễn Thành Độ - TS. Nguyễn Ngọc Huyền
6. Giáo trình Marketing căn bản. NXB Giáo dục
PGS. TS Trần Minh Đao
7. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
NXB Thống kê ,TS. Nguyên Năng Phúc
8. Hướng phát triển thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam tới năm 2010.
NXB Thống kê
9. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty BDC các năm 2001 - 2006.
10. Kế hoạch phát triển của Công ty BDC 2001 - 2006.
11. Một số tạp chí: Thương mại, Đầu tư, Báo diễn đàn doanh nghiệp… qua các năm 2003 - 2005.
12. Sample specification No. 1: Procurement guidelines and specification for sound and TV broadcasting transmitters and systems.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1-125.docx