Tài liệu Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện 71 Trung ương năm 2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 314
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN 71 TRUNG ƯƠNG NĂM 2017
Nguyễn Thị Anh Thơ*, Nguyễn Văn Hiệu*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Quản lý chất thải rắn tại các cơ sở y tế đang là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Với trang bị
còn thiếu thốn, kinh phí phân bổ thấp, bệnh viện chú trọng phát triển chuyên môn,.. .dẫn đến sự quản lý thiếu
chặt chẽ chất thải rắn y tế, gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
này tại bệnh viện 71 Trung ương năm 2017.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và định tính.
Kết quả: Tỷ lệ phân loại đúng các nhóm chất thải hầu hết đạt trên 80%, thấp nhất là tỷ lệ phân loại đúng
chất thải sinh hoạt (61,5%). Vẫn còn 25% số khoa khi thu gom ...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 30/06/2023 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện 71 Trung ương năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 314
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN 71 TRUNG ƯƠNG NĂM 2017
Nguyễn Thị Anh Thơ*, Nguyễn Văn Hiệu*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Quản lý chất thải rắn tại các cơ sở y tế đang là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Với trang bị
còn thiếu thốn, kinh phí phân bổ thấp, bệnh viện chú trọng phát triển chuyên môn,.. .dẫn đến sự quản lý thiếu
chặt chẽ chất thải rắn y tế, gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
này tại bệnh viện 71 Trung ương năm 2017.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và định tính.
Kết quả: Tỷ lệ phân loại đúng các nhóm chất thải hầu hết đạt trên 80%, thấp nhất là tỷ lệ phân loại đúng
chất thải sinh hoạt (61,5%). Vẫn còn 25% số khoa khi thu gom chất thải chưa đậy kín dụng cụ thu gom. Dụng cụ
lưu chứa chất thải lây nhiễm và chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế chưa đáp ứng đúng
quy định. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện 71 Trung ương bao gồm 4
nhóm yếu tố: yếu tố chính sách, văn bản quản lý CTRYT, yếu tố quản lý-lãnh đạo, yếu tố cơ sở vật chất, yếu tố ý
thức của người bệnh, người nhà người bệnh.
Kết luận: Cần trang bị đầy đủ, đồng bộ dụng cụ đựng chất thải tại các khoa/phòng; cập nhật lại các quy
định, quy trình về quản lý chất thải rắn y tế theo đúng quy định của Thông tư hiện hành; tăng cường hướng dẫn
cho người bệnh và thân nhân cách phân loại chất thải y tế.
Từ khóa: quản lý chất thải y tế, chất thải rắn y tế
ABSTRACT
STATUS OF MEDICAL SOLID WASTE MANAGEMENT AND SOME FACTORS AFFECTING IN
SOME CLINICAL DEPARTMENTS IN HOSPITAL 71 CENTER IN 2017
Nguyen Thi Anh Tho, Nguyen Van Hieu
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 314 - 321
Background: Managing solid waste at health facilities is a matter of concern. With the lack of equipment,
low allocations, the hospital focuses on professional development, ... leading to the inadequate management of
medical solid waste, causing many risks to the environment and public health.
Objectives: Description of the status of medical solid waste management in accordance with Circular
58/TTLT/BYT-BTNMT Identify some factors that affect the management of medical solid waste in some clinical
departments in Hospital 71 Center, 2017.
Methods: Research on the application of cross-sectional descriptive methods, combining quantitative and
qualitative research with research subjects: records, books and documents related to medical solid waste
management; Facilities, equipment for medical solid waste management at 8 clinical departments; Medical
personnel includes: deputy director in charge of logistics, head of infectious control department, chief nurse of
hospital, chief nurse of 8 clinical departments, nurse of 8 clinical departments, waste treatment staff.
Results: The correct classification rate is almost 80%, the lowest is the rate of proper classification of
*Bệnh viện 71 Trung ương
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Anh Thơ ĐT: 0349.608.057 Email: nguyenanhtho.16391@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 315
domestic waste (61.5%). Regarding collection, only 25% performed wrongly. It is necessary to build storage
facilities or add storage devices domestic waste and contagious waste. Some factors affecting the management of
medical solid waste include 4 factors: policy, management, material elements, other factors.
Conclusions: Fully equipped with facilities and facilities to serve the solid medical waste management to the
units. Develop procedures and regulations on medical solid waste management; Guide the patient, the patient's
family to classify, collect the waste into the prescribed bin.
Keywords: medical waste management, medical solid waste
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản lý chất thải rắn y tế (CTRYT) đang là
vấn đề đáng lo ngại tại các cơ sở y tế. Tính đến
ngày 1/7/2012, trên cả nước có tổng cộng 35 226
cơ sở y tế(9) . Theo thống kê, mức tăng chất thải y
tế hiện nay là 7,6% và ước tính đến năm 2020
lượng chất thải rắn y tế phát sinh trên cả nước sẽ
là 800 tấn/ngày(4). Tại Việt Nam, nhận thức của
cộng đồng nói chung và nhân viên y tế nói riêng
về những nguy cơ tiềm ẩn trong chất thải bệnh
viện còn kém. Phương tiện thu gom, vận chuyển
chất thải còn thiếu, chưa đồng bộ, chỉ có 53% số
bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy khi vận chuyển
chất thải y tế nguy hại(1) . Bên cạnh đó, việc trang
bị hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn tại các
bệnh viện còn hạn chế, vẫn còn đến 32% lượng
CTRYT nguy hại phát sinh trên toàn quốc chưa
được xử lý đạt tiêu chuẩn(1), điều này là nguyên
nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu:“Thực trạng và một số yếu tố
ảnh hưởng đến quản lý chất thải rắn y tế tại
bệnh viện 71 trung ương năm 2017”, nhằm làm
cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả
CTRYT tại bệnh viện
Mục tiêu nhiên cứu
Mô tả thực trạng quản lý chất thải rắn y tế
theo Thông tư liên tịch số 58/TTLT/BYT-BTNMT
tại bệnh viện 71 Trung ương năm 2017.
Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến công
tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện 71
Trung ương năm 2017.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu dựa vào số liệu thứ cấp liên
quan đến quản lý CTRYT; cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ công tác quản lý CTRYT, nhân
viên y tế của bệnh viện 71 Trung ương được tiến
hành từ 3/2017 đến 7/2017.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, kết hợp giữa
nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính.
Nghiên cứu định lượng
Mô tả các hoạt động quản lý CTRYT của
bệnh viện dựa vào tài liệu, sổ sách liên quan; các
hoạt động: Phân loại, thu gom, lưu giữ, vận
chuyển và xử lý CTRYT tại bệnh viện.
Nghiên cứu định tính
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý CTRYT tại bệnh viện 71 trung ương
thông qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm các
đối tượng: Ban giám đốc; Lãnh đạo khoa kiểm
soát nhiễm khuẩn; Trưởng phòng điều dưỡng;
Trưởng phòng hành chính quản trị; Điều dưỡng
viên, hộ lý tại 8 khoa lâm sàng (Cấp cứu; Ngoại;
Nhi; Nội I, Nội II; Lực lượng vũ trang, Nội tổng
hợp, Người cao tuổi); Nhân viên phụ trách khu
vực lưu giữ và xử lý chất thải.
Phương pháp phân tích số liệu
Kết quả nghiên cứu định lượng sử dụng
phần mềm SPSS 16.0 để phân tích kết quả.
Kết quả nghiên cứu định tính được ghi lại từ
băng ghi âm và tập hợp, phân tích theo chủ đề
nghiên cứu đã xác định.
KẾT QUẢ
Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế theo
thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
Thực trạng chế độ báo cáo, hồ sơ báo cáo quản
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 316
lý chất thải y tế (QLCTYT)
Theo kết quả đánh giá về các loại văn bản,
hồ sơ quản lý chất thải y tế, trong năm 2016,
bệnh viện 71 Trung ương có các loại báo cáo: Báo
cáo kết quả quản lý chất thải y tế, báo cáo công
tác bảo vệ môi trường, báo cáo giảm thiểu chất
thải nhựa với Cục quản lý môi trường.
Đối với các loại văn bản khác như: Sổ bàn
giao, sổ theo dõi chất thải y tế (bao gồm chất thải
thông thường, chất thải lây nhiễm và chất thải
nguy hại không lây nhiễm) và nhật ký vận hành
thiết bị xử lý CTRYT đã có tại khu vực lưu giữ
và xử lý chất thải. Tuy nhiên, báo cáo giám sát
môi trường của bệnh viện chưa đầy đủ về tần
suất theo quy định (Bảng 1).
Bảng 1: Thực trạng chế độ báo cáo, hồ sơ báo cáo
Nội dung đánh giá Đạt Không đạt
Có báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế X
Báo cáo được thực hiện theo mẫu quy định X
Tần suất báo cáo thực hiện 01 lần/năm X
Có sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại X
Có đủ sổ theo dõi chất thải y tế theo 4 nhóm chất thải và được ghi chép đầy đủ X
Có sổ theo dõi chất thải y tế lây nhiễm đã qua xử lý đạt kỹ thuật quốc gia về môi trường phục vụ mục
đích tái chế
X
Có sổ bàn giao chất thải y tế lây nhiễm đã qua xử lý đạt kỹ thuật quốc gia về môi trường phục vụ mục
đích tái chế
X
Có báo cáo giám sát kết quả quản lý chất thải y tế định kỳ, đột xuất X
Có sổ nhật ký vận hành lò đốt chất thải X
Có sổ nhật ký vận hành thiết bị xử lý chất thải lây nhiễm bằng công nghệ không đốt X
Thực trạng phân loại CTRYT tại các khoa lâm
sàng
Đối với dụng cụ về phân loại CTRYT, 100%
khoa đã có túi, thùng phân loại riêng các cho
từng nhóm chất thải. Túi đựng chất thải tuy đã
có đủ 4 loại túi, tuy nhiên chưa đáp ứng đúng
quy định về biểu tượng bên ngoài. Về thùng
phân loại, chỉ có hai loại thùng màu xanh và
thùng vàng để đựng CTYT thông thường không
phục vụ mục đích tái chế và thùng vàng để
đựng chất thải lây nhiễm, chưa có thùng màu
trắng để đựng chất thải thông thường phục vụ
mục đích tái chế và thùng màu đen để đựng chất
thải nguy hại không lây nhiễm (Bảng 2).
Bảng 2: Dụng cụ phân loại CTRYT tại các khoa (n = 8)
Nội dung đánh giá
Kết quả đạt
Tần số Tỷ lệ (%)
Có đủ túi nilon đựng CTRYT 8 100
Túi đựng CTRYT đáp ứng đúng màu sắc theo quy định cho từng nhóm chất thải 8 100
Túi đựng CTRYT đáp ứng đúng biểu tượng theo quy định cho từng nhóm chất thải 0 0
Túi đựng chất thải lây nhiễm không được làm bằng nhựa PVC 8 100
Có đủ dụng cụ đựng chất thải lây nhiễm sắc nhọn 8 100
Dụng cụ đựng chất thải lây nhiễm sắc nhọn đáp ứng quy định 8 100
Có đủ thùng đựng chất thải 8 100
Thùng đựng chất thải đáp ứng màu sắc theo quy định cho từng nhóm chất thải 0 0
Thùng đựng chất thải có nắp đậy 8 100
Bố trí vị trí cố định đặt thùng đựng chất thải 8 100
Tại vị trí đặt thùng đựng chất thải có bảng hướng dẫn phân loại, thu gom chất thải 8 100
Số lượt quan sát là 200 lượt, chia đều cho các
khoa, mỗi khoa có 25 lượt quan sát, được thực
hiện từ 9 – 11 giờ và 14h30 – 16h hàng ngày.
Theo kết quả đánh giá, tỷ lệ phân loại đúng các
loại chất thải lây nhiễm sắc nhọn và chất thải lây
nhiễm không sắc nhọn chiếm tỷ lệ cao, lần lượt
đạt 86% và 90% (Bảng 3).
Do 7 khoa khác là nội khoa, chất thải giải
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 317
phẫu chỉ được đánh giá tại khoa Ngoại, thực
hiện 25 lượt quan sát, trong đó có 18 lượt quan
sát được việc phân loại chất thải giải phẫu, đạt tỷ
lệ đúng 100%. Tuy nhiên, tỷ lệ phân loại đúng
chất thải sinh hoạt thấp, chỉ đạt 61,5%.
Trong quá trình quan sát không có chất thải
rắn nguy hại không lây nhiễm phát sinh.
Bảng 3: Hoạt động phân loại CTRYT tại các khoa (n = 200)
Nội dung đánh giá
Kết quả đạt
Tần số Tỷ lệ (%)
Chất thải lây nhiễm được phân loại tại nguồn 165 82,5
Chất thải nguy hại không lây nhiễm được phân loại tại nguồn 0 0
CTYT thông thường không phục vụ mục đích tái chế được phân loại tại nguồn 200 100
CTYT thông thường phục vụ mục đích tái chế được phân loại tại nguồn 165 82,5
Phân loại chất thải lây nhiễm sắc nhọn vào thùng hoặc hộp màu vàng 172 86
Phân loại chất thải lây nhiễm không sắc nhọn vào túi hoặc thùng có lót túi, có màu vàng 180 90
Phân loại chất thải giải phẫu vào 2 lần túi hoặc thùng có lót túi và có màu vàng 18 100
Chất thải nguy hại không lây nhiễm được phân loại vào túi hoặc thùng và có lót túi màu đen 0 0
CTYT thông thường không phục vụ mục đích tái chế được phân loại vào túi hoặc thùng và có lót túi màu
xanh
123 61,5
CTYT thông thường phục vụ mục đích tái chế được phân loại vào túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu
trắng
164 82
Thực trạng hoạt động thu gom CTRYT
Theo kết quả quan sát tại 08 khoa lâm sàng
cho thấy, có 100% khoa đã có thùng thu gom, các
loại chất thải đã được thu gom riêng, có bảng
hướng dẫn phân loại, thu gom tại vị trí đặt các
thùng (Bảng 4).
100% túi đựng chất thải được buộc kín;
thùng đựng chất thải sắc nhọn được đóng kín
nắp, thùng đựng được vệ sinh sau khi sử dụng.
Các khoa đều thực hiện thu gom CTRYT theo
đúng giờ quy định (từ 8h – 9h). Không có chất
thải nguy hại không lây nhiễm phát sinh trong
thời điểm quan sát.
Có 25% khoa khi thu gom không đậy kín
nắp thùng do lượng rác quá nhiều, điều này là
do việc tồn đọng rác vào hai ngày cuối tuần.
Tuy nhiên, việc thu gom chất thải vẫn đảm bảo
không bị rò rỉ, rơi vãi chất thải ra môi trường
bên ngoài.
Bảng 4: Hoạt động thu gom CTRYT tại các khoa (n = 8)
Nội dung đánh giá
Kết quả đạt
Tần số Tỷ lệ (%)
Có thùng thu gom 8 100
Thùng thu gom đáp ứng đúng màu sắc cho từng nhóm chất thải 0 0
Thùng đựng CTRYT có nắp đóng mở 8 100
Nơi đặt thùng thu gom có bảng hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải 8 100
Chất thải lây nhiễm được thu gom riêng 8 100
Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế được thu gom riêng. 8 100
Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế được thu gom riêng. 8 100
Thời gian thu gom CTRYT đúng theo quy định (8h-9h) 8 100
Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom riêng (chất hàn răng amalgam; thiết bị y tế vỡ, hỏng
có chứa thủy ngân)
Không phát sinh
Túi đựng chất thải buộc kín 8 100
Hộp đựng chất thải sắc nhọn đậy kín 8 100
Thùng thu gom chất thải được đậy kín 6 75
Thùng đựng chất thải được vệ sinh hàng ngày 8 100
Chất thải không bị rò rỉ, rơi vãi khi thu gom 8 100
Tần suất thu gom CTRYT lây nhiễm ít nhất 1 lần/ngày 8 100
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 318
Thực trạng hoạt động lưu giữ CTRYT
Bệnh viện 71 Trung ương đã có khu vực lưu
giữ riêng dành cho chất thải lây nhiễm, chất thải
y tế thông thường không phục vụ mục đích tái
chế và chất thải y tế thông thường phục vụ mục
đích tái chế (Bảng 5).
Khu vực lưu giữ chất thải y tế thông thường
phục vụ mục đích tái chế hiện là kho được trang
bị đầy đủ nhất, có mái che, khóa cửa, nền cao và
chống thấm. Chất thải sẽ được bàn giao cho đơn
vị thu gom bên ngoài khi đủ số lượng.
Chất thải y tế thông thường không phục vụ
mục đích tái chế được lưu chứa trong xe chuyên
dụng nhưng xe chưa có nắp đậy và được lưu giữ
ngoài trời. Bệnh viện hợp đồng với công ty cổ
phần môi trường và đô thị Thanh Hoá thu gom
và vận chuyển với tần suất 2 lần/tuần.
Chất thải lây nhiễm sau khi được thu gom từ
các khoa phòng sẽ được lưu giữ tại khu vực lò
đốt của bệnh viện và được xử lý trong vòng 48
giờ. Tuy nhiên, dụng cụ lưu chứa chất thải lây
nhiễm chưa đáp ứng đúng quy định.
Bảng 5: Hoạt động lưu giữ CTRYT tại bệnh viện
Nội dung đánh giá
Kết quả đánh giá
Chất
thải lây
nhiễm
CTYT thông
thường phục vụ
mục đích tái chế
CTYT thông thường
không phục vụ mục
đích tái chế
Có khu vực lưu giữ chất thải KĐ KĐ KĐ
Khu vực lưu giữ có mái che KĐ Đ KĐ
Khu vực lưu giữ có nền cao, có bậc cửa tránh nước tràn từ bên trong và
bên ngoài
KĐ Đ KĐ
Có dấu hiệu cảnh báo với khu vực lưu giữ CTYT nguy hại KĐ Đ
(-)
Có thiết bị phòng cháy chữa cháy Đ Đ (-)
Chất thải lây nhiễm được lưu giữ không quá 02 - 03 ngày Đ (-)
(-)
Chất thải lây nhiễm cần bảo quản lạnh dưới 8
o
C được lưu giữ không quá
7 ngày
(-)
(-)
(-)
Có dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải rắn y tế Đ Đ Đ
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải rắn y tế có nắp đậy KĐ Đ KĐ
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTRYT có biểu tượng nhận biết loại chất thải
lưu giữ.
KĐ KĐ KĐ
Chất thải được lưu giữ trong thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín KĐ Đ KĐ
“Đ”: Đạt, “KĐ”: Không đạt, (-): Không đánh giá
Hiện nay bệnh viện không có khu vực lưu
giữ riêng chất thải nguy hại không lây nhiễm
do lượng phát sinh hiện nay rất ít, thường
được lưu giữ tạm thời tại khoa Kiểm soát
nhiễm khuẩn.
Hoạt động xử lý CTRYT tại bệnh viện
Bệnh viện 71 Trung ương xử lý chất thải lây
nhiễm bằng phương pháp đốt là chủ yếu, bên
cạnh đó kết hợp với phương pháp không đốt. Lò
đốt được đưa vào vận hành từ năm 2006, công
suất xử lý 45kg/mẻ, trung bình mỗi ngày bệnh
viện xử lý 3 – 4 mẻ. Thiết bị không đốt sử dụng
công nghệ hấp tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt, công
suất xử lý 12- 15 kg/mẻ do Bộ Y tế đầu tư lắp đặt.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
chất thải rắn y tế tại Bệnh viện 71 TW
Yếu tố chính sách, văn bản hướng dẫn quản lý
CTRYT
Hiện nay, tất cả các khoa, phòng trong bệnh
viện đã có bảng hướng dẫn phân loại chất thải.
Tuy nhiên, các loại văn bản quy định, hướng
dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải mặc
dù đã được xây dựng nhưng đã cũ và chưa cập
nhật theo thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.
Quy trình quản lý chất thải rắn y tế trong bệnh
viện hiện chưa được ban hành. Điều này gây
khó khăn cho các đơn vị khi thực hiện quản lý
chất thải rắn y tế trong bệnh viện.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 319
Yếu tố quản lý, lãnh đạo
Đây là một yếu tố tích cực ảnh hưởng đến
quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện. Nhờ có
sự quan tâm của lãnh đạo, nhân viên y tế trong
bệnh viện được đào tạo và cập nhật những
thông tin liên quan đến chất thải y tế thông qua
các buổi tập huấn cũng như giao ban tại các
khoa phòng. Kể cả những điều dưỡng, hộ lý mới
vào làm việc, bệnh viện cũng có những chương
trình tập huấn đào tạo về chuyên môn nói chung
và quản lý CTRYT nói riêng.
Một hộ lý cũng cho biết, với những nhân
viên lâu năm cũng được tập huấn, hướng dẫn
lại. “Kể cả mới cả cũ, nhiều khi bọn cô làm lâu
năm rồi cũng được tập huấn lại, nhân viên mới
càng phải tập huấn vì mỗi năm thì người ta
cũng phải cho tập huấn. Cái công việc của
mình làm thì nó phải đúng với cái trình tự,
phân loại, thu gom chất thải rất quan trọng,
nhất là bệnh viện mình là phân loại, thu gom
rất là đúng quy trình đó”.
Yếu tố cơ sở vật chất
Theo kết quả đánh giá thì công cụ, trang bị,
cơ sở vật chất phục vụ quản lý chất thải rắn
trong bệnh viện chưa đầy đủ và đồng bộ. Đối
với hoạt động cung ứng trang bị hàng tháng còn
chậm trễ, đặc biệt đối với túi đựng chất thải lây
nhiễm. Trưởng phòng hành chính quản trị cho
biết “Đối với các loại túi, thùng bệnh viện phát
cho các khoa đầy đủ. Các khoa nào mà lên lĩnh
chưa có đó là vì bên cung ứng họ về muộn, mình
cũng dự trù hết rồi, nhưng đôi khi xe hàng về
muộn, nhưng mà chỉ đôi khi thôi, chứ không
thường xuyên”.
Bên cạnh đó, chất thải sinh hoạt hiện nay
chưa được lưu giữ trong kho mà mới chỉ được
tập trung lại một khu, không có mái che, không
có dụng cụ lưu chứa có nắp đậy, dẫn đến nguy
cơ chất thải bị phát tán ra môi trường xung
quanh do thời tiết hoặc do động vật. Khoa kiểm
soát nhiễm khuẩn hiện đang đề nghị bệnh viện
đầu tư xây dựng khu vực lưu giữ riêng cho loại
chất thải này.
Yếu tố ý thức của người bệnh, người nhà người bệnh
Theo đánh giá của các nhân viên y tế, ý thức
của người bệnh, người nhà bệnh nhân trong việc
phân loại chất thải còn kém, gây khó khăn trong
công tác phân loại và thu gom chất thải. Mặc dù
tại tất cả các khoa, đã có bảng hướng dẫn phân
loại, thu gom tại vị trí đặt thùng thu gom chất
thải. Tại một số khoa có lượng bệnh nhân đông,
một bệnh nhân có thể có nhiều người nhà chăm
sóc, nhân viên y tế không thể hướng dẫn hết cho
người nhà, dẫn đến tình trạng chất thải sinh hoạt
thì bỏ nhầm sang thùng chất thải lây nhiễm và
ngược lại. Một hộ lý cho biết: “Có nhiều trường
hợp là như kiểu là bỉm của bệnh nhân là cũng cứ
vứt lung tung thôi, bọn cô cũng hướng dẫn
nhưng có người họ biết, có người không biết,
nhiều khi họ cứ thấy thùng rác là họ vứt vào.
Khi mà bọn cô đi thu gom xuống chỗ lò đốt là
đến khi lấy rác ra thì không chỉ là rác thải y tế
mà còn lẫn cả rác thải sinh hoạt vào”.
BÀN LUẬN
Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế theo thông
tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
Thực trạng chế độ báo cáo, hồ sơ báo cáo
QLCTYT
Nhìn chung, bệnh viện lưu đầy đủ các báo
cáo hàng năm theo quy định. Có đầy đủ các loại
sổ bàn giao, sổ theo dõi chất thải y tế, sổ nhật ký
vận hành thiết bị xử lý CTRYT. Tuy nhiên, cần
đẩy mạnh công tác giám sát định kỳ, đột xuất,
lưu lại các văn bản giám sát làm cơ sở triển khai
các hoạt động quản lý chất thải tại bệnh viện.
Thực trạng phân loại CTRYT tại các khoa lâm
sàng
Đối với dụng cụ về phân loại CTRYT, 100%
khoa đã có túi, thùng phân loại riêng các cho
từng nhóm chất thải, cao hơn so với kết quả
nghiên cứu của Hồ Thị Nga tại bệnh viện đa
khoa Gia Lộc năm 2013 là hầu hết các trang
thiết bị chưa đạt chuẩn theo quy định, các loại
túi, thùng đựng chất thải được dùng chủ yếu
là dạng túi, thùng đựng thông thường, có màu
sắc đa dạng(6). Tuy nhiên, các loại thùng phân
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 320
loại hiện nay chưa đáp ứng đủ 4 loại thùng
theo quy định. Kết quả này tương đồng với
nghiên cứu của Nguyễn Văn Huynh năm 2015
tại bệnh viện E và nghiên cứu của Đào Thị Lê
Phương tại Cơ sở 1 của bệnh viện Đa khoa
Nông Nghiệp năm 2015.
Về hoạt động phân loại CTRYT tại các khoa
được thực hiện khá tốt. Theo kết quả đánh giá,
tỷ lệ phân loại đúng các loại chất thải lây nhiễm
sắc nhọn và chất thải lây nhiễm không sắc nhọn
chiếm tỷ lệ cao, lần lượt đạt 86% và 90%. 100%
chất thải giải phẫu được phân loại đúng tại
nguồn. Tuy nhiên, tỷ lệ phân loại đúng chất thải
sinh hoạt thấp, chỉ đạt 61,5%, chủ yếu là phân
loại nhầm các loại nắp nhựa của lọ thuốc, đầu
nhựa bọc kim tiêm, khay đựng thuốc vào túi
chất thải lây nhiễm. Kết quả này cao hơn kết quả
nghiên cứu của Lê Chính Phong năm 2016 tại
Bệnh viện mắt Hà Nội, tỷ lệ phân loại đúng chất
thải lây nhiễm đạt 72%; chất thải thông thường
phục vụ mục đích tái chế chỉ đạt 53,3%(7).
Thực trạng hoạt động thu gom CTRYT
Hoạt động thu gom chất thải tại bệnh viện
hiện nay được đánh giá khá tốt. Có 100% khoa
đã có thùng thu gom, các loại chất thải đã được
thu gom riêng, có bảng hướng dẫn phân loại,
thu gom tại vị trí đặt các thùng. Kết quả này
tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đinh
Tấn Hùng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh
Hòa năm 2013 và nghiên cứu của Lê Chính
Phong tại bệnh viện mắt Hà Nội năm 2016(5,7).
Khi thu gom, túi đựng chất thải đều được
buộc kín; thùng đựng chất thải sắc nhọn cũng
được đóng kín nắp, thùng đựng được vệ sinh
sau khi sử dụng. Kết quả này cao hơn kết quả
nghiên cứu của Châu Võ Thụy Diễm Thúy tại
bệnh viện đa khoa Đồng Tháp năm 2015, tỷ lệ vệ
sinh thùng sau khi thu gom chỉ đạt 47,1%(3).
Thực trạng hoạt động lưu giữ CTRYT
Nhìn chung, CTRYT tại bệnh viện hiện đã
được lưu giữ riêng, tuy nhiên dụng cụ lưu giữ,
kho lưu giữ hiện nay chưa đạt tiêu chuẩn theo
quy định. Tại bệnh viện mới chỉ thực hiện tốt
việc lưu giữ đối với chất thải y tế thông thường
phục vụ mục đích tái chế. Ngoài ra, chất thải
thông thường không phục vụ mục đích tái chế
cần có khu vực lưu giữ đạt tiêu chuẩn theo quy
định hoặc ít nhất khu vực lưu giữ phải có mái
che, thùng lưu chứa phải có nắp đậy để tránh
phát tán chất thải ra môi trường. Chất thải lây
nhiễm tuy được xử lý trong thời gian quy định
nhưng thùng lưu giữ chất thải trước khi xử lý
chưa đúng quy định của Bộ Y tế. Trong thời gian
tới, bệnh viện cần xây dựng khu lưu trữ chất thải
sinh hoạt có mái che, có dụng cụ lưu chứa đúng
quy định với chất thải lây nhiễm, chất thải thông
thường không phục vụ mục đích tái chế.
Hoạt động xử lý CTRYT tại bệnh viện
Tại Việt Nam, tính đến năm 2015, tỷ lệ chất
thải y tế nguy hại được thu gom và xử lý khoảng
65%.Trong khoảng hơn 300 tấn chất thải y tế mỗi
ngày chỉ có 1/3 số CTR được đốt bằng lò đốt hiện
đại và có thể đảo bảo an toàn môi trường. Thống
kê cho thấy, hiện cả nước có gần 200 lò đốt rác
thải y tế chuyên dụng. Số lò đốt này mới chỉ
phục vụ cho khoảng 40% số cơ sở y tế(2).
Bệnh viện 71 TW hiện nay được trang bị
hai lò đốt, một lò đốt nhiệt và một lò xử lý
nghiền hấp, tiệt khuẩn. Trong đó, sử dụng lò
đốt nhiệt là chủ yếu, không thân thiện với môi
trường. Bệnh viện cần cân nhắc sử dụng song
song hai lò xử lý chất thải y tế, giảm tần suất
sử dụng lò đốt nhiệt.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
chất thải rắn y tế tại Bệnh viện 71 TW
Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản
lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện 71 Trung ương
hiện nay bao gồm 4 nhóm yếu tố. Yếu tố chính
sách, văn bản hướng dẫn quản lý CTRYT, mặc
dù bệnh viện đã được phổ biến đầy đủ các văn
bản chính sách của nhà nước về quản lý CTRYT
nhưng việc vận dụng để áp dụng vào thực tế
bằng cách đưa ra một sốt văn bản quy định cụ
thể tại bệnh viện còn hạn chế; Yếu tố quản lý,
lãnh đạo là yếu tố thuận lợi cho hoạt động quản
lý CTRYT tại bệnh viện; Yếu tố cơ sở vật chất là
yếu tố gây hạn chế cho công tác quản lý CTRYT,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 321
việc cung ứng hiện nay chưa đầy đủ theo quy
định, chưa kịp thời theo khối lượng công việc tại
một số khoa trọng điểm như Hồi sức tích cực,
cấp cứu, ngoại. Kết quả này tương đồng với các
nghiên cứu của Lê Chính Phong tại bệnh viện
mắt Hà Nội và Nguyễn Văn Huynh tại bệnh
viện E(7,8). Đây cũng là thực trạng chung của hầu
hết các cơ sở y tế trên cả nước.
Những yếu tố trên đều là những yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý CTRYT được đề cập đến
trong một số nghiên cứu về quản lý chất thải rắn
y tế(3,4,5,6,7,8). Tại bệnh viện 71 TƯ, nghiên cứu viên
tìm hiểu thêm được yếu tố ý thức của người
bệnh, người nhà người bệnh, đây cũng một yếu
tố gây hạn chế việc thực hiện tốt công tác quản
lý CTRYT, cần tăng cường việc hướng dẫn cho
người bệnh, người nhà người bệnh khi thực hiện
phân loại, thu gom chất thải.
KẾT LUẬN
Nhìn chung, công tác phân loại, thu gom tại
8 khoa lâm sàng trong bệnh viện được thực hiện
tương đối tốt, nhất là đối với chất thải lây nhiễm.
Chất thải thông thường không phục vụ mục
đích tái chế đôi khi vẫn còn có trường hợp bị
phân loại nhầm. Tỷ lệ thùng thu gom được đậy
nắp kín khi vận chuyển thấp. Chất thải y tế
thông thường không phục vụ mục đích tái chế
còn được lưu giữ tạm bợ, chưa đúng quy định.
Hoạt động xử lý CTRYT được thực hiện thường
xuyên tại bệnh viện bằng cả hai phương pháp
đốt và không đốt.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
chất thải rắn y tế tại bệnh viện 71 Trung ương
bao gồm yếu tố thuận lợi là yếu tố quản lý, lãnh
đạo; các nhóm yếu tố gây khó khăn gồm: Yếu tố
chính sách, văn bản hướng dẫn; yếu tố cơ sở vật
chất; yếu tố ý thức của người bệnh và người nhà
bệnh nhân.
KIẾN NGHỊ
Để cải thiện hoạt động quản lý CTRYT tại
Bệnh viện 71 Trung ương được tốt hơn thì đơn
vị cần: Đầu tư trang bị đầy đủ hơn về trang thiết
bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động quản lý và
xử lý CTRYT; hướng dẫn cho bệnh nhân, thân
nhân cách phân loại chất thải theo đúng quy
định. Bên cạnh đó, bệnh viện cần cập nhật và
triển khai các quy trình, quy định về quản lý
CTRYT dựa theo Thông tư liên tịch số
58/TTLT/BYT-BTNMT đến tất cả khoa/phòng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài nguyên và môi trường (2011). Báo cáo môi trường quốc
gia năm 2011. URL:
es/C%C3%B4ng-b%E1%BB%91-B%C3%A1o-c%C3%A1o-
m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-Qu%E1%BB%91c-gia-
n%C4%83m-2011.aspx.
2. Bộ tài nguyên và môi trường (2015). Báo cáo hiện trạng môi
trường 5 năm (2011 – 2014) các địa phương. URL:
https://drive.google.com/file/d/0BxU2DChZAEnCMWZOcGl2V
FRwWFk/view.
3. Châu Võ Thụy Diễm Thúy (2015). Thực trạng, kiến thức, thực
hành của nhân viên y tế vê phân loại, thu gom chất thải rắn y tế
tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp năm 2015. Luận văn Thạc sỹ,
trường ĐH Y tế công cộng
4. Đào Thị Lê Phương (2015). Thực trạng quản lý chất thải rắn
bệnh viện Đa khoa nông nghiệp năm 2015. Luận văn Thạc sỹ,
Trường ĐH Y tế công cộng .
5. Đinh Tấn Hùng (2013). Thực trạng và một số yếu tố liên quan
đến việc quản lý chất thải rắn y té tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Khánh Hòa năm 2013. Luận văn Thạc sỹ, Trường ĐH Y tế công
cộng
6. Hồ Thị Nga (2013). Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và một
số yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa Gia Lộc, tỉnh Hải
Dương năm 2013. Luận văn Thạc sỹ, Trường ĐH Y tế công cộng.
7. Lê Chính Phong (2016). Thực trạng thực hiện quy trình quản lý
chất thải rắn y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện mắt
Hà Nội, năm 2016. Luận văn Thạc sỹ, Trường ĐH Y tế công cộng
8. Nguyễn Văn Huynh (2016). Thực trạng quản lý chất thải rắn y
tế và yếu tố ảnh hưởng ở một số trung tâm và khoa lâm sàng
Bệnh viện E năm 2016. Luận văn Thạc sỹ, Trường ĐH Y tế công
cộng.
9. Tổng cục môi trường (2015). Tổng quan về các áp lực lên môi
trường nước ta hiện nay và một số định hướng, giải pháp nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường thời gian tới. Hội nghị môi
trường toàn quốc. URL:
Users/Admin/Downloads/He%20thong%20y%20te%20Viet%20
Nam%20(1).pdf.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_mot_so_yeu_to_anh_huong_den_quan_ly_chat_thai.pdf