Thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện vùng Tây Nam Bộ ở Việt Nam hiện nay

Tài liệu Thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện vùng Tây Nam Bộ ở Việt Nam hiện nay: 98 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN VÙNG TÂY NAM BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Hồ Thức Tài* TÓM TẮT Giám sát là một trong những chức năng quan trọng bậc nhất của các cơ quan quyền lực nhà nước đối với hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phương pháp chuyên gia và điều tra xã hội học, bài viết tập trung nghiên cứu, đánh giá về thực trạng hoạt động giám sát của HĐND huyện vùng Tây Nam bộ ở nước ta thời gian qua, từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác này trong thời gian tới. Từ khoá: Hội đồng nhân dân huyện, giám sát, Tây Nam bộ. CURRENT SITUATION AND SOME ISSUES OF PROBLEMS FOR OPERATION MONITORING OF THE SOUTHERN SOUTHERN PEOPLE’S COUNCIL IN VIETNAM NOW ABSTRACT Supervision is one of the most important functions of state authorities for the activities of state management agencies. Through research methods...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện vùng Tây Nam Bộ ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
98 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN VÙNG TÂY NAM BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Hồ Thức Tài* TÓM TẮT Giám sát là một trong những chức năng quan trọng bậc nhất của các cơ quan quyền lực nhà nước đối với hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phương pháp chuyên gia và điều tra xã hội học, bài viết tập trung nghiên cứu, đánh giá về thực trạng hoạt động giám sát của HĐND huyện vùng Tây Nam bộ ở nước ta thời gian qua, từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác này trong thời gian tới. Từ khoá: Hội đồng nhân dân huyện, giám sát, Tây Nam bộ. CURRENT SITUATION AND SOME ISSUES OF PROBLEMS FOR OPERATION MONITORING OF THE SOUTHERN SOUTHERN PEOPLE’S COUNCIL IN VIETNAM NOW ABSTRACT Supervision is one of the most important functions of state authorities for the activities of state management agencies. Through research methods of secondary documents, expert methods and sociological surveys, the article focuses on researching and evaluating the actual status of supervision activities of People’s Councils in the Southwest region in our country in time. Through, from there, propose some solutions to improve the quality of this work in the future. Keyword: District People’s Council, supervised, Southwestern. * Th.s, Học viện Chính trị khu vực II. 99 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bên cạnh chức năng quyết định các vấn đề hệ trọng ở chính quyền địa phương, hoạt động giám sát của HĐND huyện có ý nghĩa sâu sắc trên nhiều phương diện, góp phần củng cố quyền lực chính trị của nhân dân, kiểm soát quyền lực nhà nước và đảm bảo thực thi pháp luật, chính sách cũng như cácđịnh hướng phát triển kinh tế - xã một cách thống nhất, chặt chẽ và có hiệu quả. Vùng Tây Nam bộ với 13 tỉnh, thành phố, dân số là 17.330.990 người (Tổng cục thống kê, 2011, tr. 23), nổi tiếng là khu vực đa dạng về dân tộc, phong phú về tín ngưỡng, tôn giáo. Thời gian qua, vùng Tây Nam bộ không chỉ đạt được những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế và về diện mạo xã đời sống xã hội mà hoạt động giám sát của HĐND huyện của Vùng cũng gặt hái những thành tựu đáng kể. Chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện chức năng giám sát bước đầu đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Tuy vậy, phải khẳng định, hoạt động giám sát của HĐND huyện của Vùng Tây Nam bộ vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Có thể kể đến như phạm vi giám sát rộng; cơ chế giám sát bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt trong việc phối hợp hoạt động; việc lựa chọn vấn đề, chuyên đề để tổ chức giám sát chưa nhiều và chưa toàn diện; việc kiểm tra, theo dõi đôn đốc thực hiện các kiến nghị, kết luận sau gám sát của các cơ quan Hội đồng nhân dân huyện chưa sâu sát, quyết liệt; việc tổ chức đoàn giám sát trực tiếp còn chồng chéo về thời gian và địa điểm; đội ngũ chuyên viên tham mưu giúp việc còn mỏng dẫn đến công tác chuẩn bị đề cương giám sát chưa đáp ứng yêu cầu... Thực tế này đòi hỏi cần phải có những công trình nghiên cứu sâu sắc về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện vùng Tây Nam bộ trong thời gian tới. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của các cơ quan dân cử từ cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở Trung ương là Quốc hội cho đến HĐND ở chính quyền địa phương luôn được quan tâm. Qua tổng quan nghiên cứu, có thể kể đến một số các công trình tiêu biểu. Tác giả Nguyễn Duy Gia (1998) nghiên cứu vị trí vai trò của Hội đồng nhân dân trong hệ thống chính trị Việt Nam. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Dung (1996) nghiên cứu thiết chế HĐND tiếp cận từ hệ thống pháp luậtvà cho rằng, cần hoàn thiện các quy định pháp luật thì mới có thể nâng cao vai trò hoạt động của Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân.Đào Trí Úc (2006) trong công trình nghiên cứu cấp nhà nước đã đưa ra cách tiếp cận mới về hoạt động giám sát HĐND - giám sát từ bên ngoài bởi nhân dân. Ở góc độ tiếp cận thực tiễn, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2007) đã thực hiện đề tài nghiên cứu về nâng cao chất lượn hoạt động giám sát của Thường trực HĐND các cấp của tỉnh. Trong đó, đề tài đã chỉ ra vai trò quan trọng của đội ngũ người đứng đầu cơ quan dân cử ở địa phương, tuy ở các cấp khác nhau nhưng vai trò của đội ngũ này đều đóng vai trò rất quan trọng đến chất lượng của hoạt động giám sát. Ngoài ra, tác giả Vũ Mạnh Thông thì đề cập đến vấn đề rất thực tiễn và sâu sắc khi nhấn mạnh đến vai trò của HĐND trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, Điểm qua một vài nghiên cứu trên đây, người viết nhận thấy, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã tiếp cận hoạt động giám sát của HĐND từ nhiều góc độ khác nhau, vừa có giá trị tham khảo về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu nào tập trung vào hệ thống hoạt động giám sát của HĐND huyện ở vùng Tây Nam bộ cũng như nhấn mạnh đến tính đặc thù trong hoạt động giám sát của các HĐND huyện của vùng thời gian qua. 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN VÙNG TÂY NAM BỘ 3.1. Kết quả xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân Thực trạng và một số vấn đề ... 100 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và các báo cáo khác HĐND huyện các địa phương vùng Tây Nam bộ đã xác định đúng, đầy đủ các báo cáo công tác của các cơ quan là đối tượng hoạt động giám sát. Qua khảo sát thực tiễn, chúng tôi nhận thấy, việc tổ chức kỳ họp thường kỳ của HĐND huyện hoàn toàn tuân thủ đúng quy định của pháp luật; ngoài ra, HĐND một số huyện còn tổ chức các kỳ họp bất thường tùy theo đặc điểm hoạt động của HĐND huyện gắn với tình hình địa phương. Công tác tổ chức kỳ họp đã được Thường trực, các Ban HĐND huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ, đúng thời gian quy định; các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, hậu cần phục vụ kịp thời, chu đáo. Qua đó, có thể thấy, hoạt động giám sát bằng hình thức xem xét báo cáo của HĐND huyện nhìn chung được sự quan tâm của đại biểu HĐND, được thực hiện trách nhiệm và nghiêm túc. Việc xem xét báo cáo công tác theo quy định của HĐND huyện các địa phương vùng Tây Nam bộ đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động giám sát. Chẳng hạn, Báo cáo hoạt động của HĐND huyện Thới Lai (Thành phố Cần Thơ) năm 2017 về vấn đề này cho thấy Toà án nhân dân huyện, Chi cục Thi hành án dân sự huyện, Viện kiểm sát nhân dân huyện phối hợp với các cơ quan, ban, ngành hữu quan và chính quyền địa phương các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác xét xử, thi hành án dân sự, kiểm sát của huyện hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, HĐND huyện cũng đã xác định trực tiếp những hạn chế cơ bản trong lĩnh vực này thông qua xem xét báo cáo của cơ quan chức năng: 1) đối với Tòa án nhân dân huyện: Số án tồn còn cao (188 vụ, việc, trong đó số án tồn từ năm 2008 đến 2015 là 102 vụ, việc) chủ yếu là liên quan đến lĩnh vực tranh chấp đất đai do khách quan hay việc giải quyết án chậm phần lớn là phải phụ thuộc vào việc giải quyết của các cơ quan có liên quan như: Đo đạt, định giá, giám định, công văn trả lời của các cơ quan, ban ngành 2) đối với Chi cục Thi hành án dân sự huyện: Số án tồn còn nhiều, số án phát sinh tăng, số vụ, việc chưa có điều kiện thi hành còn cao. Những việc thi hành án kéo dài quá hạn quy định do liên quan nhiều đến lĩnh vực đất đai; 3) đối với Viện kiểm sát nhân dân huyện: Trong quá trình kiểm sát đối với Chi cục thi hành án dân sự huyện, Toà án nhân dân huyện đã kịp thời phát hiện và kiến nghị yêu cầu các cơ quan khắc phục như: Ban hành 02 kiến nghị đối với Toà án nhân dân huyện về việc gửi Quyết định thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự công an huyện và Viện kiểm sát, ban hành 06 kiến nghị đối với UBND các xã về các vi phạm trong thủ tục lập hồ sơ thi hành án đối với người được hưởng án treo (HĐND Huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ), 2017, tr. 9). Tuy nhiên, hoạt động giám sát bằng hình thức xem xét báo cáo của HĐND huyện vẫn có chất lượng chưa cao. Có thể kể đến như việc xem xét báo cáo còn hình thức, lúng túng, dẫn đến hoạt động giám sát chủ yếu dừng lại ở việc xem đó là một nội dung hoạt động đơn thuần tại kỳ họp của HĐND huyện; hay hoạt động giám sát bằng hình thức này tại kỳ kọp thường bị động, phụ thuộc vào nội dung báo cáo của các đối tượng giám sát chuẩn bị sẵn, 3.2. Kết quả xem xét trả lời chất vấn của những người bị chất vấn Chất vấn là hình thức giám sát trực tiếp của đại biểu HĐND huyện, là hình thức giám sát quan trọng tại kỳ họp, quyết định mức độ thành công của mỗi kỳ họp. Qua khảo sát tại huyện Vĩnh Lợi (Tỉnh Bạc Liêu), tại kỳ họp thứ bảy (kỳ họp thường lệ cuối năm 2017), thường trực HĐND huyện với vai trò là chủ tọa kỳ họp đã điều hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đạt chất lượng, hiệu quả tập trung vào 13 vấn đề với những nội dung thiết thực, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân: các vấn đề về đường dân sinh, xây dựng, sửa chữa các công 101 trình bị hư hỏng, xuống cấp, vấn đề bảo hiểm y tế cho học sinh, về công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất...với 10 lượt đại biểu tham gia tranh luận làm rõ thêm những vấn đề giải trình của người trả lời chất vấn (HĐND Huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, 2017, tr. 7) với tinh thần tranh luận sôi nổi, nghiêm túc, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao. Hay tại kỳ họp thứ tư (năm 2017) của HĐND huyện Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu), có 18 ý kiến chất vấn với nhiều nội dung như: thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý đất đai; vệ sinh môi trường; đầu tư lưới điện; nông nghiệp; an ninh trật tự Chủ tọa kỳ họp đã điều hành một cách linh hoạt, phân bổ thời gian hợp lý cho các nội dung; không khí chất vấn dân chủ, cởi mở, thẳng thắn, tập trung vào những nội dung bức xúc được cử tri quan tâm; đại diện các cơ quan chức năng đã thể hiện trách nhiệm trả lời khá rõ ràng, làm rõ nguyên nhân và giải pháp đảm bảo thực hiện trong thời gian tới (HĐND Huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, 2017, tr. 16) Qua khảo sát, nhóm tác giả nhận thấy, hoạt động giám sát qua chất vấn của nhiều địa phương vùng Tây Nam bộ đã có những chuyển biến tích cực, quan tâm đến những vấn đề quan trọng thuộc mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vây, từ thực tế của các địa phương cho thấy, trong hoạt động chất vấn vẫn còn tồn tại một số hạn chế như 1) về kỹ năng chất vấn của đại biểu HĐND; 2). việc ra Nghị quyết của HĐND huyện về chất vấn và trả lời chất vấn còn chưa rõ ràng, đặc biệt việc xác định trách nhiệm; 3). mối liên hệ giữa các cơ quan chức năng trong việc tiến hành hoạt động chất vấn chưa được làm rõ; 4). nhiều vấn đề chất vấn cục bộ, nhỏ lẻ, chưa đúng trọng tâm; 5). công tác theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng liên quan trong việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau chất vấn của HĐND huyện đôi khi chưa sâu sát, kịp thời, 3.3. Kết quả xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp Đối với việc giám sát quyết định của UBND cùng cấp, từng đại biểu được các Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND huyện phân công nghiên cứu, giám sát từng quyết định của UBND theo lĩnh vực phụ trách và chuyên môn của từng đại biểu HĐND. Từ đó, đã giúp UBND cùng cấp ban hành các quyết định đúng thẩm quyền và trình tự của luật định và sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy định hiện hành của Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật cấp trên. Tuy vậy, giám sát thông qua xem xét quyết định của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp vẫn chưa được đặt ra chính thức trong chương trình, kế hoạch hoạt động giám sát hàng năm ở kỳ họp hay giám sát giữa hai kỳ họp. Ở một số địa phương vùng Tây Nam bộ, chúng tôi nhận thấy, nội dung giám sát này được lồng ghép vào giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND huyện đối với UBND, TAND, VKSND cùng cấp. Khảo sát thực tiễn cũng như tham khảo các báo cáo hoạt động, báo cáo kết luận giám sát, chúng tôi chưa ghi nhận ở địa phương cụ thể nào, cơ quan HĐND huyện ban hành nghị quyết liên quan đến nội dung giám sát này. 3.4. Kết quả thực hiện giám sát Các báo cáo kết quả giám sát chuyên đề đã phản ánh tình hình thực tiễn, kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại của vấn đề giám sát.Thông qua hoạt động giám sát chuyên đề, các đại biểu HĐND huyện của Vùng Tây Nam bộ thời gian qua đã hướng tới làm rõ trách nhiệm của cơ quan UBND, của từng thành viên UBND trong phạm vi lĩnh vực được giám sát. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc các Thực trạng và một số vấn đề ... 102 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật đại biểu HĐND huyện muốn làm rõ trách nhiệm các thành viên UBND hay các đối tượng giám sát khác sẽ mang đến một tinh thần làm việc công khai, minh bạch trong các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước. Từ đó, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước sẽ được cải thiện. Người dân sẽ được hưởng lợi ích rất thiết thực từ sự thay đổi này. Hơn nữa, trong điều kiện số lượng đại biểu HĐND huyện chuyên trách ở các địa phương còn thấp, thì việc xây dựng và thực hiện chương trình giám sát của HĐND huyện theo chuyên đề là một sự đổi mới mang tính đột phá, đặt ra yêu cầu mới là hoạt động giám sát của HĐND huyện phải có trọng tâm, trọng điểm và phải coi trọng tính hiệu quả, không làm tràn lan. Chẳng hạn, tại huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang), trong năm 2017, căn cứ Chương trình giám sát của HĐNDthường trực cùng các Ban HĐND huyện đã tổ chức 12 đợt với tổng số 37 lượt giám sát tại các đơn vị. Thường trực HĐND huyện ban hành quyết định thành lập đoàn giám sát và kế hoạch và tiến hành giám sát việc quản lý đất công trên địa bàn huyện năm 2017 trên địa bàn huyện; giám sát việc thực hiện Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 của cấp xã; dự toán và phương án phân bổ ngân sách cấp xã năm 2017; giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát.Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang) ban hành quyết định thành lập đoàn giám sát, kế hoạch giám sát và tiến hành giám sát về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Chính phủ; giám sát công tác thu phí và quản lý chợ; giám sát việc dạy 02 buổi/ngày và bán trú ở một số trường trên địa bàn do huyện quản lý; giám sát việc thu, chi quỹ phòng chống thiên tai ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Qua giám sát, đoàn đã đánh giá những ưu, khuyết điểm tại các đơn vị được giám sát. Trong 6 tháng đầu năm 2018, ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND huyện tổ chức 06 đợt giám sát. Nội dung được thực hiện theo chương trình hoạt động giám sát năm 2018 của HĐND, tập trung giám sát những nội dung mang tính bức xúc có liên quan mật thiết đến các lĩnh vực đời sống xã hội mà cử tri và đại biểu quan tâm. Cụ thể, Thường trực HĐND và các Ban của HĐND huyện đã tiến hành giám sát các nội dung: 1) Giám sát công tác giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri đối với Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn. 2) Hoạt động giám sát về lĩnh vực kinh tế - xã hội gồm tái giám sát lần 3việc đầu tư nâng cấp, duy tu các công trình thủy lợi từ nguồn kinh phí hoạt động thủy lợi có tính chất xây dựng cơ bản và từ nguồn kinh phí hỗ trợ địa phương sản xuất lúa năm 2017; 3) Hoạt động giám sát về lĩnh vực pháp chế như giám sát công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ; công tác đăng ký quản lý phương tiện trên địa bàn huyện; công tác quản lý, khai thác và sử dụng đất công trên địa bàn huyện Phong Điền. Tuy vậy, phải thẳng thắn thừa nhận rằng, việcgiám sát bằng hình thức theo chủ đề trong thực tế hoạt động của cơ quan HĐND huyện vùng Tây Nam bộ dù có những khởi sắc trong thời gian qua nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: 1). việc lựa chọn chủ đề giám sát trong thực tế vẫn có những lúng túng do sự quan tâm phối hợp không đồng đều giữa các cơ quan chức năng trong việc thống nhất lựa chọn; 2). việc bố trí, sắp xếp thời gian cho hoạt động giám sát chuyên đề chưa tương xứng với yêu cầu của hoạt động giám sát. nghị quyết sau giám sát chuyên đề vẫn chưa xác định, làm rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân sai phạm nếu có. 3.5. Kết quả giám sát thông qua lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân huyện bầu Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND các cấp nói chung và HĐND huyện vùng Tây Nam bộ nói riêng sẽ thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm 103 theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 và Nghị quyết 85/2014/QH13. Theo đó, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ có những thay đổi quan trọng so với cách làm trong nhiệm kỳ trước. Cụ thể là: 1) về phạm vi, đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm: đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm vẫn được quy định như trước đây, tuy nhiên, có bổ sung những quy định cụ thể về phạm vi lấy phiếu tín nhiệm; 2) về thời hạn, thời điểm lấy phiếu tín nhiệm: chuyển từ định kỳ hàng năm, bắt đầu từ năm thứ hai của nhiệm kỳ sang lấy phiếu một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ; 3) về hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm: nếu có từ hai phần ba tổng số đại biểu HĐND trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm. Đây là hệ quả từ việc lấy phiếu tín nhiệm, ngoài ra, còn có những trường hợp khác mà Thường trực HĐND sẽ trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động giám sát thông qua lấy phiếu tín nhiệm của HĐND huyện ở các địa phương vùng Tây Nam bộ cho thấy còn tồn tại nhiều bất cập, đáng kể nhất là 1) đại biểu HĐND đa số hoạt động kiêm nhiệm nên chưa có đủ các thông tin để nhận xét, đánh giá được kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, việc chấp hành hiến pháp và pháp luật của người được lấy phiếu tín nhiệm, 2) đây là việc lần đầu tiên được tổ chức, do vậy nhận thức của một số người được lấy phiếu tín nhiệm chưa đầy đủ, chưa có phương pháp và kinh nghiệm là những khó khăn, hạn chế, bất cập với việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do HĐND huyện bầu. 4. QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN VÙNG TÂY NAM BỘ 4.1. Một số quan điểm Một là, nâng cao chất lượng giám sát của HĐND cấp huyện ở Tây Nam bộ phải gắn với quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trong đó, đảm bảo thực hiện nguyên tắc vận hành của hệ thống chính trị Việt Nam là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Hai là, nâng cao chất lượng giám sát của HĐND huyện phải bảo đảm tính hiệu quả, thống nhất. Ba là,nâng cao chất lượng giám sát của Hội đồng nhân dân huyện phải bảo đảm phát huy vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân là cấu nối, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Bốn là, nâng cao chất lượng giám sát của Hội đồng nhân dân huyện gắn với xu thế hội nhập hiện nay của đất nước. 4.2. Một số giải pháp Một là, hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện. Trong đó, chú trọng hoàn thiện và thống nhất về mặt pháp lý từ khâu thẩm tra báo cáo, dự thảo đề án, tờ trình, nghị quyết; đến xây dựng chương trình giám sát, ra quyết định thành lập đoàn, xây dựng kế hoạch, đề cương, họp đoàn, tiến hành giám sát, báo cáo kết quả, việc tổ chức chất vấn đại biểu HĐND huyện, quy định rõ về việc ban hành, giá trị pháp lý của các kết luận giám sát, Hai là, nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện. Trong đó: 1) tổ chức bồi dưỡng cho các đại biểu về kiến thức, nghiệp vụ trong quá trình hoạt động, đặt biệt là các kiến thức về pháp luật để các đại biểu có thể thực hiện quyền giám sát đúng và đây đủ theo luật định. Thậm chí, tập huấn cho các ứng cử viên đại biểu HĐND trước bầu cử; 2) đổi mới cơ cấu đại biểu HĐND theo hướng giảm tỷ lệ đại biểu là cán bộ quản lý ở cơ quan Nhà nước, tăng tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách; 3) đổi mới phương thức giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện; 4) đổi mới phương thức xem xét báo cáo mà quan trọng của việc xem xét các báo cáo Thực trạng và một số vấn đề ... 104 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật là phải thực hiện đúng quy trình, phải xem xét, thông qua từng văn bản một với một thời gian hợp lý, cần thiết và điều hành khoa học, không bị ràng buộc bởi thời gian mà bỏ qua quy trình này; 5) nâng cao chất lượng trả lời chất vấn, tăng tính tranh luận trong các phiên chất vấn, Ba là, nghiên cứu, đổi mới cách thức bỏ phiếu tín nhiệm. Việc chúng ta quy định ba hình thức tín nhiệm là tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp đã tạo ra sự nhập nhằng, không rõ ràng và khách quan trong quá trình giám sát. Do đó, cần có cơ chế và hình thức bỏ phiếu tín nhiệm thật sự khách quan đối với các chức danh do HĐND huyện bầu ra. Bốn là, tạo các điều kiện thuận lợi để Hội đồng nhân dân hoạt động giám sát hiệu quả, trong đó, chú trọng khắc phục rào cản làm giảm hiệu quả giám sát của HĐND huyện ở khu vực Tây Nam Bộ như thiếu điều kiện vật chất và phương thiện thông tin cho các đại biểu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát. Năm là, tăng cường mối quan hệ phối hợp trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện. Cụ thể là: 1). tăng cường phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; 2). tăng cường phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan nhằm cung cấp thêm thông tin cho giám sát; 3). tăng cường phối hợp với các đơn vị được giám sát để tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như các nội dung, hiện trường phục vụ giám sát; 4). tăng cường phối hợp với các chuyên gia về lĩnh vực được giám sát sẽ giúp cho HĐND nhìn nhận đánh giá một cách khách quan chính xác các vấn đề giám sát; 5). tăng cường phối hợp với các đoàn giám sát của Quốc hội. Khi có Đoàn đại biểu Quốc hội xuống địa phương giám sát, Thường trực, các Ban của HĐND có thể kết hợp thực hiện nhiệm vụ của mình và 6). tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Hội đồng nhân dân huyện theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quảthực hiện trên cơ sở sửa đổi quy định pháp luật về vấn đề này và chủ trương của Đảng, thí điểm hợp nhất Văn phòng cấp ủy với Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện ở những nơi có điều kiện theo quy định, 5. KẾT LUẬN Những năm qua, cùng với thành tựu về đổi mới kinh tế và hoàn thiện hệ thống chính trị, chính quyền địa phương Vùng Tây Nam bộ cũng gặt hái bước tiến quan trọng trong củng cố, xây dựng bộ máy cơ quan dân cử đủ mạnh, hoạt động hiệu quả, hiệu lực. Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay thì việc nghiên cứu về chức năng giám sát và đề ra giải pháp hữu hiệu, thiết thực để hoàn thiện chức năng này của HĐND huyện các tỉnh khu vực Tây Nam bộ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ góp phần củng cố quyền lực nhân dân ở các chính quyền địa phương mà còn góp phần kiểm soát quyền lực nhà nước, phòng ngừa tiêu cực, nhũng nhiễu, thúc đẩy thực thi một cách có hiệu quả hệ thống pháp luật và chính sách có hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội của Vùng thời gian tới./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Công tác lập pháp (2006), Báo cáo khoa học đề tài đổi mới hoạt động giám sát và xây dựng quy trình giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Đại biểu Quốc hội, Hà Nội, tr.14. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam(2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr. 177 - 178. 3. Hiến pháp năm 2013. 4. HĐND Châu Thành A, Báo cáo hoạt động của Thường trực HĐND huyện năm 2015, Phương hướng nhiệm vụ năm 2016, ngày 24 tháng 12 năm 2015. 5. HĐND Châu Thành A, Báo cáo hoạt động của Thường trực HĐND huyện năm 2017, Phương hướng nhiệm vụ năm 2018, ngày 24 tháng 12 năm 2017. 6. HĐND Huyện Châu Thành, Báo cáo tình 105 hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2018, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 của của Hội đồng nhân dân, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND huyện Châu Thành (Tỉnh Đồng Tháp) năm 2017, Phương hướng nhiệm vụ năm 2018, ngày 05 tháng 12 năm 2017. 7. Hội đồng nhân dân huyện Hòa Bình (Tỉnh Bạc Liêu), Báo cáo giám sát kết quả thực hiện việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri và ý kiến chất vấn của Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện khóa XI, ngày 10 tháng 6 năm 2018. 8. HĐND Huyện Hòa Bình (Tỉnh Bạc Liêu), Báo cáo hoạt động của HĐND huyện Hòa bình (Tỉnh Bạc Liêu) năm 2017, Phương hướng nhiệm vụ năm 2018, ngày 05 tháng 12 năm 2017. 9. Hội đồng nhân dân huyện Hòa Bình, Kết quả hoạt động năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu năm 2018 của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Hòa Bình (Tỉnh Bạc Liêu), ngày 07 tháng 12 năm 2017. 10. Hội đồng nhân dân huyện Phong Điền (TP. Cần Thơ), Báo cáo số 52/BC-HĐND-TT Kết quả triển khai thực hiện chương trình hoạt động giám sát 6 tháng đầu năm và chương trình hoạt động giám sát 6 tháng cuối năm 2018, ngày 25 tháng 6 năm 2018. 11. HĐND Huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ), Báo cáo hoạt động của HĐND huyện Thới Lai năm 2017, Phương hướng nhiệm vụ năm 2018, ngày 05 tháng 12 năm 2017. 12. HĐND Vị Thanh, Báo cáo tình hình hoạt động của HĐND huyện Vị Thanh Khóa XI năm 2016, Phương hướng nhiệm vụ năm 2017, ngày 20 tháng 12 năm 2016 13. Hội đồng nhân dân huyện Vĩnh Thạnh (Thành phố Cần Thơ), Báo cáo giám sát kết quả thực hiện Chương trình hoạt động giám sát năm 2017 của Hội đồng nhân dân huyện,ngày 06 tháng 7 năm 2018. 14. HĐND Huyện Vĩnh Lợi, Báo cáo tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2018, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 của HĐND huyện Vĩnh Lợi (Tỉnh Bạc Liêu) năm 2017, Phương hướng nhiệm vụ năm 2018, ngày 05 tháng 07 năm 2018. 15. HĐND Lấp Vò, Báo cáo hoạt động của HĐND huyện Lấp Vò Khóa XI năm 2017, Phương hướng nhiệm vụ năm 2018, ngày 09 tháng 11 năm 2017. Thực trạng và một số vấn đề ...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf12_0182_2159513.pdf
Tài liệu liên quan