Tài liệu Thực trạng và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò của các câu lạc bộ đội, nhóm trong rèn luyện kĩ năng mềm cho sinh viên trường đại học giao thông vận tải phân hiệu thành phố Hồ Chí Minh: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 176-179; 199
176
Email: vhvan@utc2.edu.vn
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ
CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ ĐỘI, NHÓM TRONG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỀM
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
PHÂN HIỆU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Vũ Hồng Vận - Phân hiệu Trường Đại học Giao thông vận tải tại Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 09/4/2019; ngày chỉnh sửa: 15/5/2019; ngày duyệt đăng: 29/5/2019.
Abstract: Clubs and groups of students play a very important role in training soft skills. Although
they have had certain successes, but for many years, these clubs, groups have not fully played its
role, have not attracted many students to participate. The article analyzes the current status of the
clubs’ and groups’ activities and their impact on soft skills training for students of the University
of Transport and Communications - Campus in Ho Chi Minh City; From that, we propose some
recommendations to promote...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò của các câu lạc bộ đội, nhóm trong rèn luyện kĩ năng mềm cho sinh viên trường đại học giao thông vận tải phân hiệu thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 176-179; 199
176
Email: vhvan@utc2.edu.vn
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ
CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ ĐỘI, NHÓM TRONG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỀM
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
PHÂN HIỆU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Vũ Hồng Vận - Phân hiệu Trường Đại học Giao thông vận tải tại Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 09/4/2019; ngày chỉnh sửa: 15/5/2019; ngày duyệt đăng: 29/5/2019.
Abstract: Clubs and groups of students play a very important role in training soft skills. Although
they have had certain successes, but for many years, these clubs, groups have not fully played its
role, have not attracted many students to participate. The article analyzes the current status of the
clubs’ and groups’ activities and their impact on soft skills training for students of the University
of Transport and Communications - Campus in Ho Chi Minh City; From that, we propose some
recommendations to promote the role of clubs and groups in training soft skills for students.
Keyword: Clubs, soft skills, student, team, group.
1. Mở đầu
Bất kì một quốc gia hay chế độ xã hội nào muốn tồn
tại và phát triển đều phải quan tâm đến việc bồi dưỡng và
phát huy vai trò của thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên (SV).
SV thuộc tầng lớp trí thức của xã hội, là đội ngũ trẻ, năng
động, sáng tạo, ham học hỏi và tiếp thu tri thức mới rất
nhanh. Vì vậy, việc giáo dục, bồi dưỡng cho SV trở thành
những người có ích cho xã hội là vấn đề cấp thiết, quan
trọng. Để thành công trong quá trình “lập thân, lập
nghiệp”, mỗi SV trong quá trình học tập và rèn luyện tại
trường đại học cần phải tích lũy cả kiến thức và các kĩ
năng mềm cần thiết để sau khi ra trường đáp ứng được
các yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực.
Hiện nay, Trường Đại học Giao thông vận tải, phân
hiệu tại TP. Hồ Chí Minh, ngoài sự nỗ lực của Nhà trường,
các thầy cô trực tiếp giảng dạy, các cố vấn học tập thì hoạt
động của các câu lạc bộ (CLB) đội, nhóm cũng đóng một
vai trò không nhỏ trong việc cải thiện và nâng cao các kĩ
năng cần thiết cho SV. Các tổ chức Đoàn, Hội coi đây là
nội dung hoạt động, là chương trình hành động đầy trách
nhiệm đối với SV. Để đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng
của SV khi tham gia các CLB đội, nhóm thì việc đổi mới
nội dung, phương thức hoạt động của các CLB đội, nhóm
là điều cần thiết. Nó góp phần xây dựng tổ chức Đoàn, Hội
trở thành mái nhà chung để giáo dục và rèn luyện SV.
Trước thực tiễn đó, trong nhiều năm liền, Đoàn Thanh niên
và Hội SV Trường Đại học Giao thông vận tải, phân hiệu
tại TP. Hồ Chí Minh đã nỗ lực tìm kiếm các phương thức
và mô hình hoạt động mới nhằm đáp ứng yêu cầu thực
tiễn. Trong đó, việc xây dựng và phát triển các CLB đội,
nhóm SV theo sở thích, chuyên môn, năng khiếu là một
hướng đi mang lại hiệu quả thiết thực giúp nâng cao chất
lượng hoạt động của Đoàn, Hội cũng như hỗ trợ tích cực
cho SV trong học tập và rèn luyện.
Việc xây dựng các CLB kĩ năng cho SV trong các
trường đại học, cao đẳng là mô hình không mới và đã được
áp dụng rộng rãi hiện nay. Thời gian qua, với nhiều hoạt
động phong phú, đa dạng, các CLB đội, nhóm của SV
Trường Đại học Giao thông vận tải, phân hiệu tại TP. Hồ
Chí Minh đã tạo sức lan tỏa lớn, làm được nhiều chương
trình từ thiện ý nghĩa, khẳng định sự năng động của tuổi
trẻ, sự cống hiến của SV vì lợi ích chung của cộng đồng
và giúp các bạn SV có những trải nghiệm thú vị trong quá
học tập, rèn luyện, chuẩn bị các hành trang cần thiết để
bước vào đời. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động đó, các
CLB đội, nhóm cũng bộc lộ những hạn chế nhất định cần
phải được quan tâm và có định hướng rõ ràng hơn. Bài viết
trình bày thực trạng và một số kiến nghị nhằm phát huy
vai trò của các CLB đội, nhóm trong rèn luyện kĩ năng
mềm cho SV Trường Đại học Giao thông vận tải, phân
hiệu Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tình trạng hoạt động của các câu lạc bộ đội, nhóm
Trường Đại học Giao thông vận tải, phân hiệu tại
Thành phố Hồ Chí Minh
Hội SV Trường Đại học Giao thông vận tải, phân hiệu
tại TP. Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 22/06/2006,
đến nay Hội đã thành lập được 12 CLB đội, nhóm đáp ứng
nhu cầu học tập, vui chơi và hoạt động tình nguyện của
SV. Các CLB đội, nhóm của Hội SV được chia làm 2
nhóm: CLB học thuật (CLB Anh văn, CLB Kĩ năng, Đội
Bác sĩ điện tử và tin học) và CLB sở thích (CLB Giai điệu
trẻ, CLB bóng rổ, CLB Bóng chuyền, CLB Cầu lông, đội
Công tác xã hội, đội Cộng tác viên, CLB guitar, CLB tình
nguyện - handmade, CLB Võ thuật Vovinam). Mỗi CLB
đội, nhóm đều có đặc thù riêng tạo điều kiện cho SV tham
gia vừa được giải trí, vừa giao lưu, học tập, rèn luyện sức
khỏe và các kĩ năng cơ bản.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 176-179; 199
177
Về phương thức hoạt động, mỗi CLB đội, nhóm bao
gồm: Ban điều hành, Ban chủ nhiệm, số lượng thành viên
- đội viên, cơ cấu nhân sự Ban điều hành và Ban chủ
nhiệm có nhiệm kì 01 năm. Mỗi năm học, CLB đội,
nhóm tổ chức đại hội để tìm ra nguồn nhân sự kế thừa có
đủ năng lực và phẩm chất để điều hành và quản lí đơn vị
cũng như phát hiện kịp thời bồi dưỡng, phát huy nhân sự
giới thiệu về Ban Chấp hành Hội SV trong nhiệm kì tiếp
theo. Hiện tại đội Công tác xã hội và CLB tình nguyện -
Handmade có số lượng là hơn 100 đội viên - thành viên,
còn các CLB đội, nhóm khác cũng nhận được sự tham
gia của hơn 50 bạn SV.
Mỗi CLB đội, nhóm mang tính chất riêng, hoạt động
riêng biệt đúng đặc thù của từng đơn vị. SV yêu thích thể
thao thì có thể tham gia vào CLB Bóng rổ, CLB Bóng
chuyền, CLB Cầu lông, CLB Võ thuật Vovinam. SV đam
mê về văn hóa, văn nghệ: CLB Giai điệu trẻ, CLB guitar.
SV yêu thích công việc tổ chức sự kiện, làm đồ handmade
thì tham gia vào Đội Cộng tác viên, CLB tình nguyện
handmade, CLB Kĩ năng, CLB Anh văn,
Đội Bác sĩ điện tử và tin học là nơi giúp
SV có thêm được một môi trường để học
tập và trao đổi kiến thức. SV thích công
tác thiện nguyện thì có Đội Công tác xã
hội của Hội SV trường.
Đội Công tác xã hội đã trải qua 10
năm hình thành và phát triển, là lá cờ đầu
trong các CLB, đội, nhóm của Trường
Đại học Giao thông vận tải, phân hiệu tại
TP. Hồ Chí Minh. Đội đã hỗ trợ tích cực
cho Hội SV Phân hiệu tổ chức các hoạt
động văn hóa, tình nguyện đáp ứng nhu
cầu của SV. Bên cạnh đó, đội luôn duy
trì, sáng tạo được nhiều hình thức mới trong phương thức
tổ chức các hoạt động tình nguyện. Với sứ mệnh đó, đội
thường xuyên tổ chức các hoạt động tình nguyện trong
và ngoài trường thu hút đông đảo SV tham gia như các
chương trình: thiện tâm nhân ái, nụ cười cho em, trung
thu yêu thương, phát cháo tình thương ngày càng
khẳng định vị trí vai trò của đội và phát triển bền vững.
Ngoài ra, còn phải kể đến mô hình hoạt động của CLB
SV năng động với nhiều hoạt động có chiều sâu, các thành
viên được rèn luyện bản thân thông qua các lớp kĩ năng
trong giao tiếp, tìm việc làm..., giúp SV tự tin hơn trong
cuộc sống. CLB sống để yêu thương với chương trình
“hạnh phúc là sẻ chia” phát cháo miễn phí cho các bệnh
nhân và người nhà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang
điều trị tại các bệnh viện trong thành phố. Bên cạnh đó,
thường xuyên phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố tổ
chức chương trình hiến máu tình nguyện, đăng kí ngân
hàng máu sống. Qua đó đưa phong trào hiến máu tình
nguyện trở thành hoạt động xã hội thường xuyên và có ý
nghĩa sâu rộng trong toàn thể SV nhà trường
Để có các nội dung phong phú, đi sát vào thực tiễn và
kinh phí tổ chức thì các CLB đội, nhóm SV đã chủ động
lên kế hoạch với nhiều ý tưởng hay, tổ chức đi tuyên
truyền, vận động với nhiều hình thức đa dạng như: thu
gom phế liệu, quyên góp giúp đỡ từ cơ quan, đơn vị và các
cá nhân có lòng hảo tâm để gây quỹ cho các chương trình.
2.2. Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Giao
thông vận tải, phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh
về vai trò của các câu lạc bộ đội, nhóm trong việc hình
thành kĩ năng mềm
Để tìm hiểu về nhận thức của SV Trường Đại học Giao
thông vận tải, phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minh về vai trò của
các CLB đội, nhóm trong việc hình thành kĩ năng mềm,
chúng tôi tiến hành khảo sát trên 300 SV vào tháng 03/2019.
Câu hỏi khảo sát như sau: Theo bạn, việc tham gia vào các
CLB đội, nhóm có giúp SV hình thành và cải thiện kĩ năng
mềm không? Kết quả khảo sát được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ trên cho thấy, chỉ có 79/300 SV trả lời là các
CLB đội nhóm có vai trò quan trọng trong việc hình thành
kĩ năng mềm cho SV (chiếm 26,33%), có 124/300 SV trả
lời là có, nhưng ít quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng
mềm; và có tới 32,44% (97/300 SV) trả lời là không. Điều
đặc biệt là đối với những bạn trả lời là có quan trọng thì
đều là thành viên của các CLB đội nhóm và được đánh giá
là tham gia rất tích cực. Riêng đối với nhóm trả lời là ít và
không quan trọng thì lại không tham gia vào các CLB đội
nhóm hoặc nếu có tham gia thì lại là những thành viên
được đánh giá là không tích cực. Như vậy, nhận thức của
một nhóm các bạn SV khi đánh giá về vai trò của CLB
đội, nhóm trong việc hình thành kĩ năng mềm lại không
dựa trên hoạt động thực tiễn của bản thân mà chỉ cảm nhận
thông qua nhận thức cảm tính của mình.
Để có những đánh giá khách quan về vai trò của các
CLB đội, nhóm trong việc hình thành kĩ năng mềm cho
SV, chúng tôi cũng đã lấy ý kiến của 52 cựu SV, trong
0
10
20
30
40
50
có ít không
26,33%
41,33%
32,44%
Biểu đồ. Vai trò của CLB đội, nhóm
trong việc hình thành kĩ năng mềm cho SV
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 176-179; 199
178
đó có cựu SV đã từng tham gia các CLB đội nhóm và
cựu SV chưa từng tham gia các CLB đội nhóm. Kết quả
cụ thể được thể hiện ở bảng sau:
Bảng đánh giá của cựu SV về vai trò của CLB đội, nhóm
trong việc hình thành kĩ năng mềm cho SV (tỉ lệ %)
Đối tượng
Vai trò của các CLB đội,
nhóm trong việc hình thành
kĩ năng mềm cho SV
Có Ít Không
Cựu SV chưa từng tham
gia CLB đội, nhóm
43,5 39,5 19,0
Cựu SV đã từng tham gia
CLB đội, nhóm
72,5 18,5 9,0
Bảng trên cho thấy, những cựu SV đã từng tham gia
CLB đội, nhóm đánh giá các CLB đội, nhóm có vai trò
quan trọng trong việc hình thành kĩ năng mềm cho SV
cao hơn những cựu SV chưa từng tham gia CLB đội
nhóm. Điều đó cho thấy, chỉ khi nào SV trực tiếp tham
gia sinh hoạt trong các CLB đội, nhóm mới đánh giá
được vai trò và tầm quan trọng của các CLB đội, nhóm
trong việc hình thành kĩ năng mềm trong SV.
Thực tiễn hoạt động của các mô hình CLB đội, nhóm
Trường Đại học Giao thông vận tải, phân hiệu tại TP. Hồ
Chí Minh cho thấy, đây là môi trường thuận lợi để SV trở
thành chủ thể của hoạt động, phát huy được tính sáng tạo
của mình. Thực sự trở thành nơi các bạn trẻ chia sẻ kiến thức
trong học tập, rèn luyện kĩ năng sống cho bản thân. Các
CLB đội, nhóm SV cũng chính là kênh thông tin tuyên
truyền hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước đến các bạn SV; đồng thời là nơi
phát hiện, bồi dưỡng những nhân tố tích cực bổ sung cho
lực lượng cán bộ đoàn, hội nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động và mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp các bạn SV.
2.3. Một số vấn đề tồn tại và khó khăn của các câu lạc
bộ đội, nhóm trong quá trình hoạt động
Bên cạnh những kết quả và lợi ích của các mô hình
CLB đội, nhóm mang lại thì còn đó những tồn tại nhất
định như sau:
- Một số hoạt động của các CLB đội, nhóm còn nặng
về tính hình thức; điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất
hoạt động CLB vẫn còn hạn chế. Vẫn còn một số lượng
lớn SV thờ ơ với phong trào chung, không tự giác rèn
luyện bản thân trong các CLB đội, nhóm.
- CLB thu hút, tập hợp đoàn viên rất tốt nhưng trên
tinh thần tự nguyện, thiếu ràng buộc nên tổ chức đôi khi
lỏng lẻo, thiếu tính kỉ luật; số lượng thành viên thường
xuyên thay đổi dẫn đến nhiều hoạt động dài hơi bị thiếu
nhân lực và thất bại trong một thời gian ngắn.
- Trong quá trình hoạt động, mục tiêu đề ra còn chung
chung, chưa xây dựng được nhiều chương trình sinh hoạt
hấp dẫn và thiết thực để thu hút được nhiều thành viên
tham gia. Đôi lúc trong sinh hoạt còn ôm đồm quá nhiều
nội dung, nhiều mục tiêu, nhiều kì vọng. Không thể chỉ
với một vài chương trình điểm mà hi vọng có thể truyền
tải tất cả những thông điệp, kĩ năng cần thiết đến cho
thành viên trong CLB đội, nhóm. Điều đó gây ra nhiều
khó khăn trong quá trình thực hiện các nội dung tiếp theo.
- Khó khăn trong công tác xây dựng và phát triển bởi
các yếu tố khách quan như: địa điểm sinh hoạt chưa ổn định,
vật dụng sinh hoạt còn thiếu, Ban chủ nhiệm được bầu ra
chủ yếu dựa trên sự nhiệt tình, năng động mà chưa có sự đào
tạo bài bản Ban chủ nhiệm và Ban điều hành thường gặp
khó khăn trong công tác huấn luyện và đào tạo nhân sự kế
thừa nên thường gây ra sự hụt hẫng và bị động về nhân sự.
Các thành viên công việc chủ yếu là học tập nên gặp khó
khăn trong việc sắp xếp thời gian đi sinh hoạt đều đặn
2.4. Một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò của các
câu lạc bộ đội, nhóm trong rèn luyện kĩ năng mềm cho
sinh viên
Để đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng, sở thích; tạo
dựng môi trường thuận lợi để rèn luyện và phát triển năng
lực cũng như kĩ năng mềm cho SV, nắm bắt diễn biến tư
tưởng của đoàn viên, SV tốt hơn; để các CLB đội, nhóm
thực sự trở thành “cánh tay nối dài” của Đoàn, Hội, hỗ
trợ đắc lực trong việc đoàn kết, tập hợp đoàn viên, SV,
chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây:
Thứ nhất, đối với SV phải tự ý thức được những lợi ích
khi tham gia các CLB đội, nhóm (đây là yếu tố quan trọng
nhất). Mỗi thành viên phải tự cam kết hoạt động hiệu quả,
phải xác định rõ: mỗi thành viên là một chủ thể tích cực
trong CLB đội, nhóm; chủ động hoàn thành nhiệm vụ cụ
thể được giao của mình; chủ động tham sinh hoạt đều đặn,
tích cực hoạt động xây dựng CLB. Tự giác rèn luyện những
kĩ năng cơ bản và cần thiết như: giao tiếp; thuyết trình; làm
việc nhóm; quản lí thời gian; nhận định vấn đề... SV khi
tham gia sinh hoạt trong các CLB chính là cơ hội giao lưu,
học hỏi những điều hay, lẽ phải, để tránh khỏi các tệ nạn xã
hội khác, những cám dỗ vật chất hàng ngày.
Mỗi SV phải luôn có tinh thần đoàn kết và hỗ trợ đồng
đội, luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm trong sinh hoạt;
hạn chế ý kiến và cảm giác cá nhân, gạt bỏ đi cái “tôi”
không cần thiết. Cần tránh sự xung đột trong quá trình hoạt
động, nếu xảy ra thì cần giải quyết dựa trên sự nhất trí của
toàn bộ thành viên. Hỗ trợ đồng đội để thực hiện mục tiêu
chung, không vì mục đích riêng của mỗi cá nhân riêng lẻ.
Thứ hai, đối với tổ chức Đoàn, Hội, cần phải xây
dựng các CLB kĩ năng cho SV có hệ thống trên nhiều
lĩnh vực: văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, kĩ năng,
công tác xã hội, sở thích, đặc biệt các CLB học thuật
nhằm tạo môi trường cho SV tham gia ngoài giờ học.
Luôn có sự đổi mới trong nội dung sinh hoạt nhằm thu
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 176-179; 199
179
hút được sự quan tâm, tham gia của đoàn viên, thanh
niên. Các CLB này có thể trở thành một đầu mối để
Đoàn, Hội đánh giá năng lực sáng tạo, năng lực phấn đấu
của SV, từ đó cùng với kết quả học tập có thể phát hiện
SV ưu tú bổ sung nguồn nhân lực cho Đoàn, Hội và có
thể giới thiệu cho Đảng.
Bên cạnh việc xây dựng hệ thống CLB, Đoàn và Hội
vẫn quan tâm phát huy vai trò của Liên chi đoàn và các
chi đoàn, đảm bảo quy tắc sinh hoạt của Đoàn Thanh
niên và Hội SV. Đây là kênh rất quan trọng để phát hiện
các nhân tố tích cực. Các hoạt động cần thiết thực, phù
hợp với đặc thù từng ngành học khác nhau, kích thích
được tính sáng tạo và sự tham gia của SV.
Thứ ba, đối với CLB đội, nhóm cho SV, khi tổ chức
các chương trình phải có sự sáng tạo, phá vỡ lối mòn
quen thuộc, tạo cho các bạn SV sự mới lạ và kích thích
mọi người tham gia. Mỗi chương trình sinh hoạt phải có
kế hoạch thật chi tiết, tham khảo ý kiến của nhiều đối
tượng khác nhau. Trong quá trình tổ chức phải mở đầu
thật ấn tượng, phải đạt được mục tiêu từ sự bất ngờ mang
đến niềm đam mê, khám phá; luôn luôn tạo cảm giác “ai
cũng là trung tâm và có trách nhiệm với hành động của
mình” bằng cách tạo thật nhiều công việc, nhiều cơ hội
để các hội viên thể hiện, để không ai cảm thấy lạc lõng
trong tổ chức. Kết thúc mỗi hoạt động cần để lại một ấn
tượng đẹp đối với người tham gia và tạo động lực cho
những lần hoạt động tiếp theo.
Trong quá trình hoạt động, cần có sự ghi nhận và
đánh giá sát sao các kết quả đạt được để giúp đỡ, tuyên
dương kịp thời các gương điển hình trong các buổi tổng
kết, tạo được sự thi đua giữa các CLB, giữa các thành
viên với nhau.
Hệ thống CLB phải được xây dựng theo phương
châm lấy hiệu quả làm căn cứ, tránh việc xây dựng CLB
một cách hình thức, phô trương. Cụ thể, khi tổ chức một
chương trình hay lập kế hoạch cho các hoạt động cần
phải xác định các nội dung sau:
- Mục tiêu tổ chức sinh hoạt cộng đồng, kĩ năng cụ
thể, cần phải có định hướng sát với mục tiêu ban đầu đặt
ra của các CLB đội, nhóm.
- Có đủ thời gian thảo luận và những quyết định mang
tính cân nhắc sự lợi hại và sự phát triển ra sao, tác động
của các hoạt động đó đến đâu.
- Lập kế hoạch, chương trình, kinh phí hoạt động,
thành lập Ban chỉ đạo mang tính dự thảo thật cụ thể,
chi tết để tìm điều kiện cần và đủ đi đến việc tổ chức các
hoạt động của CLB đội, nhóm.
- Một cá nhân độc lập không có đủ kiến thức và kĩ năng
để hoàn thành mục tiêu, vì vậy, cần có một ekíp đó là: Ban
chủ nhiệm, Ban điều hành, thành viên nòng cốt ban đầu
Làm việc theo ekíp có thể đưa ra quyết định đúng và duy
trì tinh thần trong CLB đội, nhóm về sau. Phải có kiến thức
và kĩ năng để thực hiện mục tiêu hiện đang có trong nội
lực của từng cá nhân cùng ekíp của mình.
- Kết quả công việc ekíp phải tác động đến CLB, đội,
nhóm cả chiều ngang lẫn chiều sâu và được các đội viên
thừa nhận và đánh giá tốt.
- Những quyết định của Ban chủ nhiệm, Ban điều
hành phải có chất lượng hơn và phải có nhiều hoạt động
hơn so với làm việc cá nhân.
- Cần có sự đa dạng về trình độ và kinh nghiệm của
những người trong ekíp để đưa ra những quyết định tối
ưu dẫn đến xác định thời điểm tổ chức các hoạt động của
CLB đội, nhóm.
Thứ tư, Đoàn, Hội các cấp và ban điều hành, ban cán
sự, ban chủ nhiệm các CLB, đội, nhóm cần có chiến lược
quảng bá hoạt động của CLB đội, nhóm; đồng thời, SV
cần nghiên cứu kĩ càng để đăng kí và tham gia có hiệu
quả, bền vững các hoạt động của CLB đội, nhóm. SV
vừa là thành viên tham gia vừa chính là nhân tố tích cực
để duy trì hoạt động của các CLB, đội, nhóm.
Thứ năm, Nhà trường cần quan tâm, chăm lo, chỉ đạo
thường xuyên các hoạt động của Đoàn, Hội; tạo điều kiện
tối đa cho các hoạt động CLB đội, nhóm SV hoạt động.
Xem đây là một trong những biện pháp tối ưu để tập hợp,
quản lí SV, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện
cho mỗi SV, đáp ứng được nhu cầu từ xã hội, nâng cao vị
thế và chất lượng nguồn nhân lực do trường đào tạo.
3. Kết luận
Mô hình CLB đội, nhóm đã có nhiều đóng góp thiết thực
vào sự phát triển của phong trào Đoàn, Hội cũng như góp
phần cải thiện và nâng cao kĩ năng mềm cho SV và cần được
nhân rộng, phát triển hơn nữa. Với nhiều cách làm hay, đa
dạng thông qua các mô hình CLB đội, nhóm SV đã và đang
tạo sức lan tỏa lớn, khẳng định sức trẻ và sự cống hiến của SV
đối với sự phát triển chung của xã hội và có ý nghĩa lớn trong
việc “rèn đức, luyện tài”, “lập thân, lập nghiệp”.
Hiệu quả hoạt động từ việc triển khai các mô hình CLB
đội, nhóm là một chuỗi các hoạt động nhằm triển khai các
chương trình, cuộc vận động của Đoàn, Hội thông qua nhiều
công trình, phần việc thanh niên, ý nghĩa thiết thực vào đời
sống. Với phương châm mở rộng tập hợp, đoàn kết SV
thông qua các mô hình CLB đội, nhóm, Đoàn Thanh niên
và Hội SV đã triển khai các cuộc vận động, đẩy mạnh các
hoạt động phong trào thể hiện tính xung kích - tình nguyện
của tuổi trẻ trong xây dựng tổ chức các mô hình hoạt động
theo từng nội dung, phương thức sinh hoạt đa dạng, phong
phú, hoạt động phù hợp thiết thực, ý nghĩa để từ đó hoạt
động của Đoàn, Hội ngày càng đổi mới nhằm thu hút và tập
hợp được nhiều hơn nữa SV tham gia, củng cố vững chắc
phong trào thanh niên, SV của nhà trường.
(Xem tiếp trang 199)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 195-199
199
thu tri thức của người học sẽ mang lại những kết quả tốt
đẹp trong quá trình dạy và học.
Tài liệu tham khảo
[1] Little, D. (1991). Learner Autonomy and second/
foreign Language Learning. Dublin: Authentik.
[2] Thái Duy Tuyên (2003). Dạy tự học cho sinh viên
trong các nhà trường cao đẳng, đại học chuyên
nghiệp. Chuyên đề Phương pháp dạy học cho học
viên cao học, Đại học Huế.
[3] Rindley, G. (1989). Assessing achievement in the
learner-centered curriculum. Sydney: National
Center for English Language Teaching and
Research.
[4] Đặng Xuân Hải (2007). Tính tự chủ và tự chịu trách
nhiệm của giảng viên và của sinh viên trong đào tạo
theo hệ thống tín chỉ. Tạp chí Giáo dục, số 175, tr 5-7.
[5] Dominique Rabine-Bucknor (2010). Adult
Teaching and Learning: Self Directed Learning,
Application Paper, Colorado State University.
[6] Henri Holec (1979). Autonomy and Foreign
Language Learning, Council for Cultural
Cooperation, Strasbourg (France).
[7] Lâm Quang Thiệp (2008). Về việc áp dụng học chế
tín chỉ trên thế giới và ở Việt Nam. Kỉ yếu Hội thảo
khoa học, Trường Đại học Vinh.
[8] Leslie Dickinson (1992). Learner Autonomy:
Learner Training for Language Learning
(Volume 2). Paperback - November.
[9] Lưu Xuân Mới (2000). Lí luận dạy học đại học.
NXB Giáo dục.
[10] Nguyễn Thị Thu Huyền (4/2016). Vai trò của kĩ
năng tự học (ngoài lớp học). Cổng thông tin điện tử
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
[11] Phil Banson (2005). Autonomy in language
learning, Longman.
[12] The glossary of Education Reform (2014).
https://www.edglossary.org/teacher-autonomy/.
[13] Vygotsky S.L.(2004). Imagination and Creativity in
Childhood. Journal of Russian and East European
Psychology, Vol. 42, No. 1, January-February,
pp. 7-97, M.E. Sharpe, Inc.
[14] Chính phủ (2012). Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày
13/6/2012 về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển
giáo dục 2011-2020.
[15] Citation: Huitt, W. (1998). Critical thinking: An
overview. Educational Psychology Interactive.
Valdosta, GA: Valdosta State University.
[16] De Bono, E. (1970). Lateral thinking: creativity step
by step. Harper & Row, pp. 300. ISBN 0-14-
021978-1.
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
(Tiếp theo trang 179)
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Thanh niên trường học (2007). Định hướng giá
trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. NXB
Thanh niên.
[2] Nguyễn Thanh Bình (2007). Giáo trình Giáo dục kĩ
năng sống (dành cho sinh viên cao đẳng sư phạm).
NXB Đại học Sư phạm.
[3] Tăng Bình - Thu Huyền - Ái Phương (2012). Ứng
xử sư phạm và giáo dục kĩ năng mềm trong nền giáo
dục hiện nay. NXB Hồng Đức.
[4] Lê Văn Chiến (2006). Kĩ năng sống dành cho bạn
trẻ. NXB Trẻ.
[5] Chu Văn Đức (2005). Giáo trình kĩ năng giao tiếp.
NXB Hà Nội.
[6] Hoàng Thị Hiền (2014). Giáo trình kĩ năng mềm
- Tiếp cận theo hướng sư phạm tương tác. NXB Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[7] Huỳnh Văn Sơn (2013). Thử nghiệm một vài biện
pháp phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên đại học
Sư phạm. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 50, tr 68-77.
THỰC TRẠNG GIÁO VIÊN MẦM NON
(Tiếp theo trang 146)
Tài liệu tham khảo
[1] Phạm Thị Mai Chi - Bùi Kim Tuyến - Lương Thị
Bình - Phan Lan Anh (2005). Hướng dẫn hoạt động
cho trẻ 1-3 tuổi. NXB Giáo dục TP. Hồ Chí Minh.
[2] Ngọc Thị Thu Hằng (2014). Giới thiệu phương pháp
giáo dục Montessori. Tạp chí Khoa học, Trường Đại
học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số 57, tr 125-139.
[3] Ngô Hiểu Huy (2013). Phương pháp giáo dục
Montessori - Phương pháp giáo dục tối ưu dành cho
trẻ 0-6 tuổi. NXB Văn hóa - Thông tin.
[4] Lý Lợi (2014). Phương pháp Giáo dục Montessori
- Thời kì nhạy cảm của trẻ. NXB Đại học Sư phạm.
[5] Maria Montessori (2008). Dạy con trước tuổi lên 3.
NXB Lao động.
[6] Patricia Giardiello (2014). Pioneers in early
childhood education. Routledge, London and New
York.
[7] Rambusch Nancy Mccormick (1988). Dr. Montessori's
own handbook. Schocken books, New York.
[8] Aline D. Wolf. (1995). A parents' guide to the
Montesssori classroom. Parent child press.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36vu_hong_van_2703_2148385.pdf