Thực trạng và một số giải pháp góp phần thúc đẩy công tác xây dựng nông thôn mới ở huyện Củ Chi trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tài liệu Thực trạng và một số giải pháp góp phần thúc đẩy công tác xây dựng nông thôn mới ở huyện Củ Chi trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 (50) - Thaùng 02/2017 97 Thực trạng và một số giải pháp góp phần thúc đẩy công tác xây dựng nông thôn mới ở huyện Củ Chi trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa The current situation and methods for developing new rural areas in Cu Chi, in the context of industrialization, modernization Nguyễn Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM Nguyen Minh, Ho Chi Minh City Department of Education and Training Tóm tắt Thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn làm phát sinh nhiều vến đề xã hội bức xúc,... Thực tế đó cho thấy, không thể có một nư...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và một số giải pháp góp phần thúc đẩy công tác xây dựng nông thôn mới ở huyện Củ Chi trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 (50) - Thaùng 02/2017 97 Thực trạng và một số giải pháp góp phần thúc đẩy công tác xây dựng nông thôn mới ở huyện Củ Chi trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa The current situation and methods for developing new rural areas in Cu Chi, in the context of industrialization, modernization Nguyễn Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM Nguyen Minh, Ho Chi Minh City Department of Education and Training Tóm tắt Thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn làm phát sinh nhiều vến đề xã hội bức xúc,... Thực tế đó cho thấy, không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp và nông thôn còn lạc hậu và đời sống nhân dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ khóa: công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Thành phố Hồ Chí Minh. Abstract The Communist Party’s leadership has helped to create great achievement in developing our agriculture and countryside. However, the potential has not been adequately and thoroughly exploited. Agricultural development is still unstable, and its capacity of competition in the market is low. Social issues arise from farmer’s low living quality, high poverty rate, and wealth gap between rural and urban areas. To successfully industrialized our country, it is top priority to develop agriculture and increase people’s living quality. Therefore, building new countryside is one of the most important missions in the process of industrializing and modernizing country. Keywords: industrialization, modernization, Ho Chi Minh City. 1. Đặt vấn đề Trong quá trình tiếp tục sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là trục cơ bản để giải quyết nhiệm vụ phát triển đất nước. Trong đó, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là nội dung quan trọng bậc nhất, là nhiệm vụ ưu tiên phải giải quyết trong quá trình công nghiệp hóa. THỰC TRẠNG VÀ M T SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 98 Định hướng chiến lược này bắt nguồn từ nhận thức thực tiễn của Việt Nam - xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp với nông dân chiếm đại bộ phận dân số cả nước, do đó sứ mệnh lịch sử của quá trình công nghiệp hóa là cải biến nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn lạc hậu cổ truyền, xây dựng nông thôn mới. Củ Chi là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Củ Chi được biết đến với tên gọi “Quê hương địa đạo”, “Đất thép thành đồng” trong hai cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc. Từ một “Vùng đất trắng” bị tàn phá trong chiến tranh, sau hơn 40 năm miền Nam hoàn toàn giải phóng, “Quê hương địa đạo” Củ Chi đã hoàn toàn “thay da đổi thịt”. Từ một nền kinh tế thuần nông lạc hậu, hiện nay Củ chi đã có nền kinh tế công - nông - thương mại - dịch vụ. Có thể nói, quá trình xây dựng nông thôn mới ở Củ Chi đã đạt được nhiều thành tựu khá toàn diện. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản bảo đảm, tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán và phát triển sản xuất; kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề. Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ m t nông thôn, tạo cơ sở vững chắc để huyện tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tiếp tục khắc phục. Đó là, trong sản xuất tuy đã hình thành được các mô hình sản xuất có hiệu quả nhưng quy mô còn nhỏ, chưa phát triển các trang trại lớn và sự lan tỏa của các mô hình vẫn còn chậm. Việc thực hiện các tiêu chí về thu nhập, phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác huy động nguồn lực để đầu tư chưa đạt được hiệu quả cao, Hiện trạng trên cũng phản ánh những khó khăn chung trong việc xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh ngoại thành trên cả nước và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình công nghiệp hóa nông thôn ở Việt Nam. Mục đích của bài viết này nhằm phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Củ Chi, trên cơ sở đó sẽ gợi ý một số giải pháp mang tính chất tham khảo nhằm thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Củ Chi nói riêng và công nghiệp hóa nông thôn ở Việt Nam nói chung đi đến thành công, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân. 2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Củ Chi 2.1. Một số quan điểm của Đảng và Chính phủ về xây dựng nông thôn mới Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư đang sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế - xã hội đất nước. Bước vào thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của người nông dân. Tiêu biểu như Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ V, khóa VII (1993) về phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn “Đặt sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng dẫn sản xuất hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, coi đó là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu”1; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX với tinh thần “Phải tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa NGUYỄN MINH 99 nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên một diện tích; Quy hoạch và sử dụng đất hợp lý; đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hóa. Phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo nhiều việc làm mới và cải thiện đời sống nhân dân và dân cư trong nông thôn”2. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) về xây dựng nông thôn mới: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”3; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước4, Trong các chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, có thể nói Nghị quyết số 26-NQ/TW được xem là Nghị quyết trực tiếp và toàn diện nhất về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW, mô hình nông thôn mới theo có thể khái quát theo 5 nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, đó là làng, xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; Thứ hai, sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; Thứ ba, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, nông thôn ngày càng nâng cao; Thứ tư, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn; Thứ năm, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ5. Bên cạnh đó, ngày 28/10/2008, Chính phủ cũng đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ- CP ban hành một chương trình hành động của Chính phủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Chương trình xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế - chính trị - xã hội vì nó mang lại lợi ích thiết thân cho cư dân nông thôn (chiếm khoảng 70% dân số cả nước), thông qua đó, chương trình sẽ điều hòa lợi ích, thành quả công cuộc đổi mới cho người dân khu vực nông thôn. Ngày 16/4/2009, Chính phủ cũng đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ gồm 19 tiêu chí, trong đó huyện nông thôn mới là huyện có 75% số xã đạt danh hiệu. Trong quá trình thực hiện Chương trình, các địa phương điều chỉnh một số nội dung của các tiêu chí đối với từng vùng cho phù hợp với điều kiện từng địa phương. Riêng đối với vùng nông thôn TP.HCM còn có 5 tiêu chí được điều chỉnh theo vùng ven đô thị đ c biệt, đó là tiêu chí về thủy lợi, trường học, thu nhập, hộ nghèo và giáo dục. Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội. Quá trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được thành tựu khá toàn diện, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đảm bảo, tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán và phát triển sản xuất. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng THỰC TRẠNG VÀ M T SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 100 công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần cho người dân. 2.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Củ Chi Nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời thực hiện theo chỉ đạo của Thành ủy, y ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM), Đảng bộ huyện Củ Chi đã chỉ đạo chính quyền bắt tay vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đ c biệt là thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, sau những quyết sách hợp lý để xây dựng và phát triển nông thôn đã đưa nông nghiệp, nông thôn huyện Củ Chi có những bước khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng cao, diện mạo các xã ngày càng thay đổi lớn. Về kinh tế Sau 30 năm đổi mới xây dựng và phát triển, huyện Củ Chi đã có những biến đổi sâu sắc trên nhiều lĩnh vực với sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh về công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển đổi theo hướng cây, con có giá trị kinh tế cao. Sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang khu vực công nghiệp đã kích thích cơ giới hóa phát triển. Kinh tế vườn, chăn nuôi bò sữa được chú trọng, dần hình thành những khu dân cư đô thị hóa và các khu công nghiệp tập trung. Qua thống kê cho thấy huyện Củ Chi đang thực hiện hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo đó tỷ trọng ngành công nghiệp ngày càng tăng, giá trị sản xuất công nghiệp cũng không ngừng gia tăng. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn Huyện có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Mức tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005-2010 là 20,26%, trong đó công nghiệp tăng bình quân 20,91%, chiếm tỷ trọng 70,27%; thương mại - dịch vụ tăng 27,34%, chiếm tỷ trọng 18,86% và nông nghiệp tăng 9,41%, chiếm tỷ trọng 10,87%6. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Củ Chi qua các giai đoạn Đơn vị (%) Lĩnh vực Giai đoạn 1991 - 1995 Giai đoạn 1996 - 2000 Giai đoạn 2001 - 2005 Giai đoạn 2006 - 2010 Nông nghiệp 61,24 41,66 27,22 12,05 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 35,20 53,48 67,18 80,94 Thương mại, dịch vụ 3,56 4,86 5,6 7.01 Nguồn: Báo cáo chính trị của Đảng bộ huyện Củ Chi nhiệm kỳ VI, VII, VIII, IX. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn huyện giai đoạn 1991- 1995 bình quân 11,3%/ năm, giai đoạn 1996-2000 đạt 8,3%/năm; giai đoạn 2001- 2005 đạt 11,96%/năm; giai đoạn 2005- 2010 đạt 14,75%/năm7. Trong nông nghiệp, kết quả nổi bật là từ chỗ nông nghiệp truyền thống chủ yếu dựa vào cây lúa, đến nay huyện Củ Chi còn chú trọng phát triển sản xuất và kinh doanh các loại NGUYỄN MINH 101 cây con có giá trị kinh tế cao như rau màu, hoa lan, cây kiểng, vười cây ăn trái, đồng thời thiết lập mô hình chăn nuôi có giá trị kinh tế cao như chăn nuôi bò sữa, cá cảnh, Hiệu quả trong mô hình nông nghiệp đã thúc đẩy sự gia tăng giá trị sản xuất trong các ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó giá trị sản xuất và kinh doanh hoa lan và rau màu rất cao, có những hộ thu nhập hoa lan đạt từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm, hoa màu đạt 400 triệu ha/năm. Bên cạnh đó, hiện nay Củ Chi có tổng đàn bò sữa lớn nhất TP.HCM, chiếm 27% bò sữa cả nước, năng suất bình quân đạt hơn 500 tấn sữa mỗi ngày, chiếm 29% sản lượng sữa bò cả nước8. Sản phẩm làm ra được tiêu thụ mạnh mẽ nhờ vào hệ thống bao tiêu tại hệ thống siêu thị Coopmart, công ty sữa Vinamilk, các hợp tác xã dành cho nông nghiệp,... Ngoài ra, các nghề tiểu thủ công truyền thống như làm bánh tráng, đan lát, điêu khắc, cũng phát triển mạnh, tạo được khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Thực hiện chỉ đạo của thành phố về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, huyện Củ Chi đã củng cố, tổ chức lại sản xuất, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất, đ c biệt là phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp khu vực nông thôn, gắn liền với công nghiệp chế biến nông sản góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và giải quyết việc làm cho nông dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 2.029 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có 67 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thu hút trên 43.959 lao động của địa phương và một phần lao động nhập cư9. Dưới sự phát triển và khá tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp đã hình thành các cụm, khu công nghiệp tập trung như khu công nghiệp Tây Bắc thị trấn Củ Chi (200 ha); khu công nghiệp Tân Quy (150-200 ha); khu công nghiệp Tân Phú Trung (300- 500 ha); cụm công nghiệp cơ khí Ôto (99 ha), cụm công nghiệp Phạm Văn Cội (75 ha); cụm công nghiệp Bàu Trăn (95 ha)10; các làng nghề truyền thống như làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, làng nghề đan lát xã Thái Mỹ, làng nghề đan đệm Tân Thạnh Tây, làng nghề rổ rá Mũi Lớn,Với những cơ chế đúng dắn, phù hợp của Đảng bộ và chính quyền huyện Củ Chi đã giúp cho rất nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục, góp phần quan trọng vào sự chuyển dịch cơ cấu, đổi mới nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nơi đây. Đồng thời sự phát triển của các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có tác động tới sự phát triển của các ngành dịch vụ như du lịch, thương mại, thông tin liên lạc, giao thông vận tải, góp phần vào việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, nông nghiệp của huyện. Tính đến năm 2015, Củ Chi đã có trên 200 km đường liên xã đạt chuẩn hơn 200 trục đường liên ấp, 80 km đường trong ngõ xóm và 145 km đường giao thông nội đồng. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh xã hội khác như điện, nước đều được đầu tư mạnh mẽ. Hiện nay, huyện Củ Chi đạt 100% hộ dân trên địa bàn được sử dụng mạng lưới điện trung và hạ thế, 100 bồn cấp nước sạch tại các xã, đồng thời xây mới và cải tạo nhiều trạm cấp nước. Kết quả đầu tư hạ tầng kỹ thuật đã tập trung phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi phục vụ yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của huyện; xây dựng nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ ở các xã, thị trấn, thực hiện THỰC TRẠNG VÀ M T SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 102 chương trình đèn chiếu sáng dân lập, xây dựng trường học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và hoàn thành việc xây dựng trụ sở làm việc của y ban Nhân dân huyện và 21 xã, thị trấn. Nhìn chung, quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của huyện Củ Chi đã đạt những thành tựu nhất định, tuy nhiên cũng còn những m t hạn chế như chưa định hình được các ngành công nghiệp mũi nhọn như chế biến thực phẩm, cơ khí công nghệ cao, hóa dược,... Các ngành kinh tế của huyện tăng trưởng nhưng chưa vững chắc, chưa khai thác đầy đủ thế mạnh về đất đai, lao động của huyện; tỷ trọng ngành dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu phát triển. Các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch nhưng triển khai thực hiện quy hoạch còn chậm, vệ sinh môi trường còn nhiều doanh nghiệp vi phạm, việc nhân rộng các mô hình chuyển đổi từ đất canh tác lúa năng suất thấp, kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị và hiệu quả kinh tế cao chưa kịp thời. Về văn hóa - xã hội - môi trường Một trong những tiêu chí quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới là mức thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo. Với chính sách đầu tư đúng vào các lĩnh vực sản xuất, đời sống của nhân dân huyện Củ Chi không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của các hộ dân trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc, GDP bình quân đầu người từ 325USD (năm 1995) tăng lên 1000USD (năm 2015). Bên cạnh đó, để giảm tỷ lệ hộ nghèo, huyện cũng đã tích cực đào tạo và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lượt người, trong đó số hộ nghèo được giải quyết việc làm hơn 11.000 lượt người11. Huyện cũng đã hoàn thành sớm chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2 vào năm 2008. Hiện nay theo tiêu chí mới của Thành phố, hộ nghèo có thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm, huyện Củ Chi chỉ còn 22.266 hộ chiếm tỷ lệ 23,53%12. Bên cạnh đó, công tác giáo dục và đào tạo có sự chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên. Tỷ lệ huy động học sinh 5 tuổi ra lớp mẫu giáo, số học sinh nhập học đúng độ tuổi bậc tiểu học, trung học cơ sở đạt 100% và trung học phổ thông là 98,69%. Hiệu suất đào tạo bậc tiểu học đạt 98,69%, trung học cơ sở 77,6% và bậc trung học phổ thông 59,52% 13. Hàng năm có từ 14,12% đến 20% học sinh thi đậu vào các trường Đại học, Cao Đẳng; 100% đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp đứng lớp được chuẩn hóa, có 40/100 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia14. Huyện đã hoàn thành chỉ tiêu phổ cập giáo dục bậc trung học trong năm 2008 và có 21/21 xã - thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng duy trì được hoạt động thường xuyên. Ngoài ra, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng có nhiều tiến bộ. Từ năm 2007, Trung tâm y tế Củ Chi được nâng cấp thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi với quy mô 1.000 giường. Huyện đã tiến hành lập thủ tục cho việc đầu tư nâng cấp sửa chữa bệnh viện Huyện Củ Chi (bệnh viện An Nhơn Tây cũ), tăng cường củng cố tuyến y tế cơ sở đảm bảo thực hiện tốt việc sơ cấp cứu ban đầu, tổ chức khám, điều trị bệnh cho nhân dân, góp phần giảm tải cho bệnh viện huyện và tuyến trên đồng thời triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh và các chương trình y tế quốc gia. Xây dựng 10 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất (Phạm Văn Cội, Phước Hiệp, Thái Mỹ, Bình Mỹ, Trung Lập Hạ, Trung Lập Thượng, Phước Thạnh, An Phú, Phú Hòa Đông và Thị trấn Củ NGUYỄN MINH 103 Chi). Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế chiếm số lượng khá lớn với hơn 75% dân số trên địa bàn huyện, đồng thời hỗ trợ chi phí cho các hộ nghèo và hộ cận nghèo. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa thông tin - thể dục thể thao và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ngày càng phát triển theo hướng nâng cao về chất lượng. Đến nay đã có 150/178 ấp, khu phố được công nhận đạt chuẩn văn hóa đạt tỷ lệ 84,27%. Công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động đã phát huy hiệu quả, góp phần đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống; đồng thời tuyên dương các gương điển hình người tốt việc tốt đồng thời phê phán những m t tiêu cực, lạc hậu và các tệ nạn xã hội, góp phần định hướng cho việc xây dựng môi trường xã hội nông thôn văn minh, lành mạnh. Phong trào văn hóa, văn nghệ, duy trì và phát huy được loại hình đờn ca tài tử, thể dục thể thao phát triển khá sâu rộng, với trên 22% số dân (71.856 người) tham gia phong trào luyện tập thường xuyên, trong đó khu vực trường học đạt 98%15. Một vấn đề khác cũng rất được quan tâm là bảo vệ môi trường. Huyện đã thành lập công ty công ích thu gom rác thải đến tận các hộ dân. Hàng tháng, chính quyền và nhân dân đều tổ chức phát động phong trào toàn dân tham gia vệ sinh nhà ở, vườn tược và các công trình công cộng. M t khác khuyến khích xây dựng các hầm biogas để lấy khí đốt ở các hộ chăn nuôi. Với sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền địa phương nên đời sống vật chất và tinh thần của người dân Củ Chi đang ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, sự cải thiện đó vẫn còn chậm so với yêu cầu đ t ra. Cụ thể như: công tác phổ cập giáo dục nhiều xã còn khó khăn, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao (1,65%), trong đó tỷ lệ sinh con thứ ba chiếm 4,89%, số trẻ em suy dinh dưỡng còn chiếm tỷ lệ 5%, một số tệ nạn xã hội chưa được chuyển biến r nét. Cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh đô thị chưa thật sự đi vào chiều sâu nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội, chất lượng hiệu quả hoạt động của ấp, khu phố văn hóa một số nơi còn hạn chế. Với những thành tựu đạt được, Củ Chi đã chính thức trở thành địa phương dầu tiên trong cả nước trở thành huyện nông thôn mới với toàn bộ 20/20 xã được công nhận xã nông thôn mới. Thành tựu ấy là sức bật và động lực quan trọng để chính quyền và nhân dân Củ Chi tiếp tục thực hiện thành công và giữ vững danh hiệu nông thôn mới. Tuy nhiên cùng với những thành tựu đạt được, hiện nay, huyện Củ Chi cũng đang phải đối m t nhiều thử thách lớn khi bước vào những năm đầu thế kỷ XXI như tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm chưa thật vững chắc, cơ sở hạ tầng phục vụ cho yêu cầu phát triển nông nghiệp nông thôn còn yếu kém, các loại hình kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của huyện; lĩnh vực văn hóa - xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc, trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng lao động còn thấp nên vấn đề giải quyết việc làm còn nhiều khó khăn, các tụ điểm sinh hoạt văn hóa còn hạn chế, công tác đấu tranh phòng chống các loại tệ nạn xã hội ở nông thôn chưa đạt kết quả cao,... Nguyên nhân chính của hạn chế trên phần lớn do xuất phát điểm của đa số các xã còn thấp, trong khi nguồn lực của cả Nhà nước, người dân và doanh nghiệp còn hạn chế, việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới g p nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trong thực tế nhận thức của THỰC TRẠNG VÀ M T SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 104 một bộ phận cán bộ và nhân dân về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, vẫn còn có tư tưởng thụ động, trông đợi vào sự hỗ trợ của Nhà nước, của Thành phố. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền thiếu sâu sát, quyết liệt. Đồng thời, tiêu chí, cơ chế chính sách có một số điểm chưa phù hợp; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chậm phát huy hiệu quả như mong đợi. 3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy công tác xây dựng nông thôn mới ở huyện Củ Chi trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Để tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nông thôn mới và công nghiệp hóa nông thôn ở huyện Củ Chi nói riêng và cả nước nói chung, góp phần xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần giải quyết đồng bộ các vấn đề sau đây: - Tiếp tục đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Thúc đẩy nhanh việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, lựa chọn các giống tốt có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao; khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có; thực hiện tốt việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, chương trình khuyến nông và phát triển mạng lưới dịch vụ thú y ở cơ sở; chú trọng việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm sản xuất có hiệu quả. Đồng thời, quan tâm phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, tiếp tục củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, đ c biệt là đối với hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng các mô hình liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, trang trại với hộ nông dân theo hướng đầu tư khép kín, để hình thành những mô hình kinh tế hợp tác và hợp tác xã kiểu mới hoạt động có hiệu quả kinh tế cao. Đ c biệt, trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống để phát huy tiềm năng lao động, tay nghề và nguyên vật liệu địa phương nhất là nghề đan lát, bánh tráng xuất khẩu, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Thực hiện có hiệu quả việc cải cách hành chính để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm phát huy các nguồn lực tự nhiên kinh tế, xã hội của huyện; đ c biệt là phát huy hiệu quả các khu công nghiệp Tân Phú Trung, Tân Quy và khu vực Tây Bắc thị trấn Củ Chi nhằm góp phần giải quyết việc làm, ổn định và tăng thêm thu nhập cho người dân. Tập trung các nguồn lực nhằm phát huy có hiệu quả thế mạnh trong các ngành kinh tế của huyện, đ c biệt là kinh tế nông nghiệp công nghệ cao, là nơi cung cấp con giống, cây trồng chất lượng cao, là nơi tập huấn và chuyển giao các kỹ thuật sản xuất nông nghiệp sạch, hiện đại của vùng; mở rộng diện tích khu vực trồng cây ăn trái ở các xã Trung An, Phú Mỹ Hưng, Hòa Phú, Bình Mỹ, Phú Hòa Đông, An Phú,... nhằm phát triển du lịch sinh thái vườn, kết hợp với các ngành nghề thủ công truyền thống của huyện nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, hướng đến xây dựng mô hình phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn huyện. NGUYỄN MINH 105 - Nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa xã hội. Tập trung rà soát lại, đánh giá thực chất số lượng các hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí mới của thành phố; đồng thời quản lý tốt nguồn vốn tính dụng hỗ trợ từ chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện, tạo điều kiện để hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thoát nghèo bền vững bằng các chương trình vượt khó vươn lên làm giàu bằng những vật nuôi và cây trồng như: rau an toàn, trồng ghép mai, tạo dáng cây kiểng, bonsai, chăn nuôi bò sữa, trồng hoa lan, cây kiểng, Tổ chức phối hợp lồng ghép có hiệu quả chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá với chương trình xây dựng xã nông thôn mới và có kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, khẩn trương triển khai thực hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra. Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội như: Hội Cựu Chiến Binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên nhằm tạo mọi điều kiện, huy động mọi tiềm lực trong hội viên, đoàn viên để chăm lo bằng các phong trào như: “lziên kết vốn”, “Giúp nhau làm kinh tế gia đình”; phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phân công cán bộ theo dõi, nhắc nhở giúp đỡ người dân làm ăn có hiệu quả. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho người lao động nhằm giúp thay đổi nhận thức, nâng cao tay nghề, đưa khoa học kỹ thuật vào thực tiễn chăn nuôi, trồng trọt, giúp tăng thu nhập ổn định. Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện; đồng thời, thực hiện các chính sách ưu đãi cho việc đào tạo nghề như hỗ trợ miễn giảm học phí, tạo việc làm sau đào tạo,... Chính quyền các cấp cần đẩy mạnh phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ sâu rộng trong nhân dân, nhất là loại hình nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra, cần có những chính sách đầu tư xây dựng nhà văn hóa các cụm kinh tế - kỹ thuật, đồng thời có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ phong trào, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của nhà văn hóa. Gắn việc xây dựng xã, thị trấn văn hóa với việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tích cực đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống các loại tệ nạn xã hội, tuyên truyền vận động nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân và gia đình trong việc thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện và chính quyền địa phương cần chú trọng đến việc giáo dục toàn diện cho học sinh về trí lực, thể lực và đ c biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách. Định hướng và phân luồng học sinh từ trung học cơ sở, đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu tuyển dụng của nhà doanh nghiệp và xuất khẩu lao động. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của gia đình trong việc quản lý giáo dục học sinh, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường, gia đình và xã hội để kịp thời có biện pháp kéo giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, lưu ban. Tăng cường củng cố hội khuyến học từ huyện đến xã, xây dựng góc truyền thống, kịp thời nêu gương gia đình hiếu học, gia đình thành đạt tiêu biểu, phát huy hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, xây dựng xã hội học tập góp phần nâng cao dân trí. THỰC TRẠNG VÀ M T SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 106 Công tác y tế cần được chú trọng việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; nâng cao chất lượng dân số và chất lượng các loại hình dịch vụ nhất là chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh và tăng cường việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện. Quan tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn với việc nâng cao y đức của đội ngũ y bác sỹ. - Tăng cường kiểm tra, giám sát môi trường ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp Để bảo vệ môi trường, cần xử lý nghiêm các đơn vị sai phạm, kiên quyết không bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu dân cư đồng thời thực hiện việc phê duyệt các đề án bảo vệ môi trường theo đúng tinh thần Thông tư số 04/2008/TT-BTN-MT của Bộ Tài nguyên - Môi trường, nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp. Chính quyền địa phương nên thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất. Đ c biệt thực hiện xã hội hóa việc đầu tư, nhất là xây dựng các công trình phúc lợi văn hóa xã hội, phát triển các khu vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên, phát huy vai trò đóng góp của người dân thông qua phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, đồng thời sử dụng có hiệu qủa các nguồn vốn ngân sách và các thành phần kinh tế trong việc xây dựng nông thôn mới. Điều quan trọng là cần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong việc tham gia bảo dưỡng, duy tu và khai thác cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn. Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam đã, đang và sẽ tác động mạnh đến quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới của huyện Củ Chi nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung. Thành quả của sự nghiệp đó lớn hay nhỏ, ý nghĩa tồn tại của một xã hội mới có toàn vẹn hay không, trước hết phụ thuộc vào bản lĩnh của những người trong cuộc. Thực tiễn cũng cho thấy, những xã hội tiến bộ bao giờ cũng chú ý tới việc thu hẹp khoảng cách sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội, cải thiện điều kiện sinh hoạt ở nông thôn, làm cho thành thị và nông thôn xích lại gần nhau. Chính vì vậy, để thực hiện thành công cần phải tiến hành đồng bộ và triệt để các giải pháp nêu trên nhằm xây dựng huyện Củ Chi ngày càng giàu, đẹp, văn minh, hiện đại, nông thôn Việt Nam trở nên tiên tiến hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa và nét đẹp truyền thống./. Chú thích: 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ năm (khóa VII), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. khac/Nghi-quyet-26-NQ-TW-nong-nghiep- nong-dan-nong-thon-69455.aspx 5. tStory.aspx?distribution=35998&print=true 6. Bảng thống kê Tỷ trọng ngành nghề các huyện ngoại thành Thành phố Hồ chí Minh, Nguyễn Minh Hòa. 7. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng NGUYỄN MINH 107 bộ huyện Củ Chi nhiệm kỳ VI (1991-1995), VII (1996-2000), VIII (2001-2005), IX (2006-2010). 8. Nguyễn Đình Thống (2015), Củ Chi xưa và nay, Nxb Văn hóa-Văn nghệ, Tp.HCM. 9. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Củ Chi nhiệm kỳ X (2010-2015) 10. goi-dau-tu/khu-cong-nghiep/danh-sach-cac- khu-cong-nghiep-thanh-pho-ho-chi-minh. 11. 12. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Củ Chi nhiệm kỳ X (2010-2015) 13. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Củ Chi nhiệm kỳ X (2010-2015) 14. Nguyễn Đình Thống, Củ Chi xưa và nay, Nxb Văn hóa-Văn nghệ, Tp.HCM. 15. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Củ Chi nhiệm kỳ X (2010-2015) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Củ Chi, Báo cáo chính trị của nhiệm kỳ VI (1991-1995). 2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Củ Chi, Báo cáo chính trị của nhiệm kỳ VII (1996-2000). 3. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Củ Chi, Báo cáo chính trị nhiệm kỳ VIII (2001-2005). 4. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Củ Chi, Báo cáo chính trị nhiệm kỳ IX (2006-2010). 5. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Củ Chi, Báo cáo chính trị nhiệm kỳ X (2010-2015). 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ năm (khóa VII), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Nguyễn Đình Thống (2015), Củ Chi xưa và nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, TP.HCM. 10. 11. goi-dau-tu/khu-cong-ghiep/danh-sach-cac- khu-cong-nghiep-thanh-pho-ho-chi-minh 12. tStory.aspx?distribution=35998&print=true 13. khac/Nghi-quyet-26-NQ-TW-nong-nghiep- nong-dan-nong-thon-69455.aspx Ngày nhận bài: 08/01/2017 Biên tập xong: 15/02/2017 Duyệt đăng: 20/02/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf128_7904_2215180.pdf
Tài liệu liên quan