Thực trạng và một số giải pháp cải thiện công tác quản lý trang trại nuôi ngao tại tỉnh Thái Bình

Tài liệu Thực trạng và một số giải pháp cải thiện công tác quản lý trang trại nuôi ngao tại tỉnh Thái Bình: 138 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 6 (9/2016) tr 138 - 148 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRANG TRẠI NUÔI NGAO TẠI TỈNH THÁI BÌNH Bùi Thị Nga Khoa Kế toán và QTKD, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tóm tắt: Bài viết này dựa trên dữ liệu thu thập từ phiếu điều tra và ghi chép tại 80 trang trại nuôi ngao tại tỉnh Thái Bình trong năm 2014 để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý trang trại cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trang trại nuôi ngao. Kết quả chỉ ra rằng công tác quản lý vật tư, cải tạo đầm và quản lý thu hoạch khá tốt. Tuy nhiên, công tác quản lý giống, quản lý lao động và đầu ra còn hạn chế. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trại nuôi ngao là độ tuổi và kinh nghiệm nuôi ngao, khả năng và thói quen quản lý, giới tính và sự thay đổi của thời tiết khí hậu. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cải thiện công tác quản lý trang trại cho người dân là nâng cao trình độ quản lý qua giao lưu học h...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và một số giải pháp cải thiện công tác quản lý trang trại nuôi ngao tại tỉnh Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
138 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 6 (9/2016) tr 138 - 148 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRANG TRẠI NUÔI NGAO TẠI TỈNH THÁI BÌNH Bùi Thị Nga Khoa Kế toán và QTKD, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tóm tắt: Bài viết này dựa trên dữ liệu thu thập từ phiếu điều tra và ghi chép tại 80 trang trại nuôi ngao tại tỉnh Thái Bình trong năm 2014 để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý trang trại cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trang trại nuôi ngao. Kết quả chỉ ra rằng công tác quản lý vật tư, cải tạo đầm và quản lý thu hoạch khá tốt. Tuy nhiên, công tác quản lý giống, quản lý lao động và đầu ra còn hạn chế. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trại nuôi ngao là độ tuổi và kinh nghiệm nuôi ngao, khả năng và thói quen quản lý, giới tính và sự thay đổi của thời tiết khí hậu. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cải thiện công tác quản lý trang trại cho người dân là nâng cao trình độ quản lý qua giao lưu học hỏi, chủ động nuôi ngao giống để cắt giảm chi phí, quản lý chặt chẽ người lao động, tăng cường liên kết với nhau và với các bên liên quan để giảm thiểu rủi ro thị trường. Từ khóa: Quản lí trang trại, nuôi ngao. 1. Mở đầu Ngao là một loại hải sản có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn và ngon miệng. Không chỉ vậy, ngao còn giàu giá trị dinh dưỡng, bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể [1]. Thực tế trong những năm gần đây, nghề nuôi ngao ven biển nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ về diện tích, sản lượng nuôi cũng như mức độ thâm canh. Nghề nuôi ngao đã mang lại nguồn thu lớn, góp phần cải thiện sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo, tăng thu nhập và thúc đẩy phát triển kinh tế cho các địa phương vùng ven biển [2]. Tuy nhiên, vài năm gần đây, do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu (nắng nóng, rét đậm, thay đổi đột ngột), chất lượng nước kém, thiên tai, dịch bệnh đã làm ngao nuôi bị chết hàng loạt tại một số địa phương như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh. [3] Nhiều nông hộ gặp khó khăn về nguồn vốn để tiếp tục đầu tư vào nuôi ngao sau nhiều lần nuôi bị thất bại. Thị trường tiêu thụ ngao thương phẩm không ổn định. Các vấn đề này đã và đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nghề nuôi ngao ở nước ta. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thái Bình tháng 8 năm 2014 [4], có khoảng một phần ba diện tích nuôi ngao có hiện tượng ngao chết nhiều (thậm chí hàng loạt) dẫn đến sự thất thu của người nuôi ngao hơn 7.000 tấn ngao. Điều này đã dẫn đến hậu quả là nhiều người dân không có việc làm do không còn vốn, có nguy cơ vỡ nợ do không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Theo một nghiên cứu khác [5] thì sau cú sốc thị trường năm 2012, các khoản vay của 1752 nông dân và các doanh nghiệp để nuôi Ngày nhận bài: 13/3/2016. Ngày nhận đăng: 25/9/2016 Liên lạc: Bùi Thị Nga, e - mail: btnga@vnua.edu.vn 139 ngao trị giá 457,6 tỷ đồng trở thành nợ ngân hàng khó trả. Riêng ở xã Nam Thịnh thuộc huyện Tiền Hải, số nợ khó trả đã lên tới 160 tỷ đồng. Bên cạnh đó, số lượng ngao chết không được thu vớt tại các trại nuôi chiếm tới 70%, dẫn tới hiện tượng ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng lâu dài tới cả đời sống và hoạt động nuôi ngao trong tương lai. Một trong những lí do chính khiến cho tình trạng này xảy ra đó là người dân quản lí trang trại nuôi ngao chưa tốt, bên cạnh đó, có nhiều yếu tố khách quan bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình nuôi ngao. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng đề xuất giải pháp nâng cao khả năng quản lý trang trại để cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân trong các trang trại nuôi ngao là hết sức cần thiết. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này đã chọn Thái Bình là địa điểm nghiên cứu vì: (i) tỉnh này nằm ở khu vực ven biển bị ảnh hưởng nhiều bởi biến đổi khí hậu và là một trong những tỉnh có năng suất và chất lượng của ngao nuôi cao nhất ở Việt Nam; (ii) người nông dân tại tỉnh Thái Bình có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi ngao so với các tỉnh khác ở Việt Nam và quy mô nuôi ngao về diện tích năm 2013 của Thái bình là 3430 ha, cao nhất trong các tỉnh phía Bắc (Lebailly et al, 2015); (iii) nuôi ngao cũng là một trong những hoạt động kinh tế chủ chốt ở các điểm được khảo sát. Thông tin và số liệu sơ cấp phục vụ cho bài viết được thu thập từ việc điều tra và ghi chép tại 80 trang trại nuôi ngao ở các điểm nghiên cứu trong năm 2014 dựa trên bộ câu hỏi bán cấu trúc, phiếu điều tra tiêu chuẩn và PRA. Bên cạnh việc thu thập thông tin sơ cấp thông qua phiếu điều tra, chúng tôi cũng tiến hành thu thập thông tin từ các báo cáo và phỏng vấn cán bộ của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Thái Bình, các phòng Nông nghiệp huyện Tiền Hải và Thái Thụy. Quy mô mẫu cụ thể như sau: Kỹ thuật sử dụng Số mẫu Phỏng vấn định hướng và chuyên sâu  2 cán bộ quản lý Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái bình  2 cán bộ quản lý phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thái Thụy và Tiền Hải  3-4 nông dân mỗi xã * 2 xã thuộc hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy Thảo luận nhóm  2 nhóm, mỗi nhóm 10 người ở hai xã Điều tra hộ  Điều tra 80 hộ 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Công tác quản lý giống Để tiến hành nuôi ngao, người dân đã dự kiến về công tác quản lý ngao giống. Ngao giống có nhiều loại, có thể nuôi ngao bố mẹ để ươm, có thể nuôi từ loại ngao mới nở (phải dùng kính chuyên dụng như kính hiển vi, kính lúp để quan sát và theo dõi mức độ tăng 140 trưởng và phát triển cũng như dịch bệnh), nuôi từ loại to bằng hạt cám, hạt kê, loại bằng hạt gạo, loại bằng hạt ngô, loại bằng năm đầu ngón tay. Ngao giống sẽ được quây nuôi bằng các loại lưới tương ứng tại các ao, hồ gần nhà dân, chỉ đến khi đủ to mới mang ra bãi triều (đầm, trang trại nuôi) nếu không ngao sẽ trôi theo con nước. Con giống cho nuôi ngao giống hầu hết đến từ các tỉnh ven biển ở miền Nam như: Bến Tre, Tiền Giang... Các chủ trang trại cho rằng giống từ khu vực phía Nam có chất lượng cao hơn vì có nguồn gốc ngao bố mẹ từ thiên nhiên (từ biển) và có thể thích ứng tốt với môi trường trên địa bàn huyện. Chi phí mua giống cho nuôi ngao giống là khá cao, 457,6 triệu đồng/ha/vụ. Hình 1. Nguồn cung cấp giống Nguồn: Số liệu điều tra Giống cho nuôi ngao thịt: Ngao được chọn nuôi chủ yếu là ngao trắng, ngao trắng- đỏ có nguồn gốc từ Nam Định, Thanh Hóa hoặc Miền Nam vì khả năng thích nghi cao. Chi phí trung bình cho mua giống nuôi ngao thịt khoảng 376,13 triệu đồng/ha/vụ. Về hoạt động ươm nuôi ngao giống, chỉ có 35% trang trại không tiến hành ươm nuôi ngao giống. Các trang trại còn lại đều tiến hành ươm giống. Người dân tại Thái Bình chủ yếu ươm nuôi ngao giống từ các loại ngao to bằng hạt gạo, hạt ngô trở lên vì tỷ lệ sống cao. Trong 46 trang trại cả ươm ngao giống và nuôi ngao thịt thì có 32 trang trại tự sản xuất và cung cấp đủ nguồn giống cho mình, chi phí sản xuất giống của 32 trang trại này là 311 triệu đồng/ha/vụ. Chi phí mua giống cho nuôi ngao thịt là 323,7 triệu đồng/ha/vụ. Như vậy, việc ươm ngao giống giúp cho người nuôi ngao chủ động được nguồn ngao giống và tiết kiệm chi phí giống, ngoài ra cũng có thể tận dụng các vật tư sau khi nuôi ngao giống như lưới quây, cọc, chòi cho nuôi ngao thịt. Số tiền đầu tư cho giống ngao là khá lớn đối với người dân. Do vậy, họ thường phải vay lãi để đầu tư. Việc thế chấp vay ngân hàng có hạn nên nhiều khi họ phải vay với lãi 141 suất cao bên ngoài hệ thống tín dụng chính thức như vay tại các hiệu cầm đồ. Điều này làm giảm lợi ích của họ do phải dành số tiền khá lớn để trả lãi cao và theo kiểu lãi mẹ đẻ lãi con. Như vậy, về cơ bản công tác quản lý giống vẫn còn hạn chế, phụ thuộc vào bên ngoài và chi phí còn cao. 3.2. Quản lý vật liệu trong trang trại nuôi ngao Cọc và lưới quây là vật liệu chính, quan trọng nhất và chiếm chi phí cao nhất (tới 96%) về vật liệu trong trang trại nuôi ngao. Ngoài ra có một số loại vật liệu phụ khác như rổ, sảo, lọc, cuốc, xẻng Các loại vật liệu phụ này chiếm chi phí không đáng kể trong các trang trại (chỉ từ 300-600 ngàn đồng/ha/vụ). Cọc cùng với lưới dùng để quây bãi nuôi cũng là yếu tố quan trọng trong nuôi ngao. Nó có tác dụng chống thất thoát ngao do thủy triều, ngao trôi. Trong nuôi ngao, lưới quây thường có chiều cao từ 1 – 1.2 m, bề sâu trong bùn cát từ 20 – 30 cm. Cọc thường có chiều cao từ 2 – 2.5 m thường làm bằng gỗ, tre. Người ta thường đóng cọc theo cự li khoảng từ 1.5 – 2 m một cái. Cọc và lưới quây dễ bị hư hỏng nhanh chóng do ảnh hưởng của thời tiết, sóng biển nhưng nếu biết sử dụng và quản lí tốt, người nuôi sẽ tiết kiệm được chi phí này nhờ sử dụng lại nhiều lần. Chi phí cọc và lưới quây trung bình 1 ha khoảng 15 – 16 triệu đồng/ha/vụ. Trong đó, chi phí cọc và lưới quây cho nuôi ngao giống cao hơn một chút so với nuôi ngao thịt do nuôi ngao giống phải dùng lưới quây nhặt hơn (do ngao giống bé hơn). Bảng 1. Chi phí cọc và lưới quây cho nuôi ngao Loại ngao nuôi Chi phí ( triệu đồng/ha/vụ ) Nuôi ngao giống 15,8 Nuôi ngao thịt 15 Nguồn: Số liệu điều tra Người nuôi ngao thường mua lưới quây ở các đại lý, cửa hàng tại địa phương (trong xã) là chính. Chỉ có hai trong số 80 trang trại nuôi mua ở đại lý xã bên và 1 trang trại tự sản xuất cọc và lưới quây. Bảng 2. Địa điểm mua cọc và lưới quây của các trang trại nuôi ngao Địa điểm mua Số trang trại nuôi Tỷ lệ (%) Đại lí, cửa hàng tại địa phương 77 96.25 Đại lí cửa hàng vùng lân cận 2 2.50 Tự sản xuất 1 1.25 Tổng 80 100.00 Nguồn: Số liệu điều tra Lý do chính của việc mua cọc và lưới quây tại các cửa hàng địa phương là vì các cửa hàng này gần, thuận tiện cho việc mua khi cần. Ngoài ra, việc người dân trong làng thường có quan hệ họ hàng, bạn bè với nhau cũng là một lý do người nuôi ngao không mua của các cửa hàng vùng lân cận hoặc bên ngoài. 142 Việc quản lý vật liệu ở các trang trại nuôi đã khá tốt. Họ đã có dự kiến và tiến hành thu mua vật liệu tốt, có cách sử dụng khá hợp lý để tái sử dụng ở các vụ sau, góp phần giảm chi phí cho trang trại. 3.3. Công tác cải tạo đầm và các yếu tố khác Trong quá trình nuôi ngao, các khí độc như H2S, CO, SO2 tích lũy trong đáy đầm. Khi người nuôi gieo giống ngao xuống, những chất này rất dễ làm cho ngao giống bị chết do ngạt khí. Cải tạo đầm nuôi ngao sau mỗi vụ sẽ làm tăng tỉ lệ sống của con giống, vì vậy giảm chi phí giống và tăng sản lượng ngao thu hoạch. Người nuôi ngao cải tạo đầm nuôi ngao bằng cách xử lí nền bãi nuôi bằng men vi sinh, vôi, phân hữu cơ, thuốc sát khuẩn... Các loại hóa chất này có giá cả biến động theo thị trường và rất khó kiểm soát. Do vậy, chi phí này cũng tùy thuộc vào từng vụ nuôi. Khác với các chi phí đầu vào khác, chi phí cải tạo đầm đối với nuôi ngao thịt cao hơn so với ươm ngao giống 14% vì lượng khí độc phát sinh trong quá trình nuôi ngao thịt lớn hơn do lượng ngao nhiều và cá thể ngao lớn hơn. Bảng 3. Chi phí cải tạo đầm nuôi ngao Nguồn: Số liệu điều tra Ngoài các chi phí giống, cọc và lưới quây, cải tạo đầm, các trang trại nuôi ngao phải chi một số yếu tố đầu vào khác như thuê hoặc mua máy móc (máy bơm, máy đào), chi phí làm chòi trông ngao. Khoản chi phí này tùy thuộc vào mỗi vụ nuôi ngao. Khi mua yếu tố đầu vào, yếu tố người nuôi ngao quan tâm nhất là chất lượng đảm bảo (56% số ý kiến trả lời), tiếp đến là giá (26%) và sự thuận tiện của các đầu vào như ở gần trang trại, dễ mua và thuận tiện khi mua (18%). Họ cho rằng, chất lượng là yếu tố then chốt quyết định sự thành công trong quá trình nuôi ngao, đặc biệt là chất lượng giống. Nếu chất lượng giống tốt, ngao tăng trưởng nhanh, thời gian thu hoạch được rút ngắn, lợi nhuận sẽ tăng lên và ngược lại. Chất lượng cọc và lưới quây cũng quan trọng không kém. Nếu chất lượng cọc và lưới quây không tốt, khi gặp thời tiết bất lợi, cọc đổ, lưới trôi sẽ trôi mất ngao. Nhìn chung, công tác cải tạo đầm và quản lý các yếu tố đầu vào khác được thực hiện khá tốt. Chi phí Ươm ngao Nuôi ngao thịt Cải tạo đầm (triệu đồng/ha/vụ) 56 63,8 143 Hình 2: Yếu tố quyết định khi mua đầu vào Nguồn: Số liệu điều tra 3.4. Công tác quản lý lao động Công tác quản lý quá trình nuôi ngao chủ yếu là quản lý lao động làm thuê vì nuôi ngao dựa vào thức ăn phù du tự nhiên, người nuôi không phải đầu tư tiền thức ăn. Trong quá trình nuôi ngao, lao động là một nhân tố khá quan trọng, quyết định đến sự thành công của trang trại nuôi. Tiền lương cơ bản để thuê một lao động trông coi trang trại khoảng 3 – 4 triệu đồng/người/tháng. Thời gian cho một vụ nuôi ngao giống khoảng từ 6-7 tháng, như vậy chi phí lương cho lao động ở trang trại ngao giống sẽ vào khoảng 18 – 30 triệu đồng/người/vụ. Đối với ngao thịt, thời gian nuôi ngao một vụ khoảng 24 tháng, như vậy chi phí lao động sẽ là khoảng 72 – 96 triệu đồng/người/vụ. Đối với ngao giống, tỉ trọng của chi phí lao động so với chi phí giống là 2 – 3.25%. Đối với nuôi ngao thịt, tỉ trọng của chi phí lao động so với chi phí giống là khoảng 10.06 – 13.42%. Tùy theo diện tích nuôi ngao, chủ trang trại nuôi sẽ thuê một số lượng lao động thích hợp. Một quây nuôi ngao thường có diện tích khoảng 2 hecta được quây kín và có chòi quây. Bình thường 1 lao động trông 1 quây cả ngày, đêm và cuối tuần trên chòi quây. Đối với ngao thịt, quây nuôi ở đầm bãi xa. Người lao động trông quây (ngao) sẽ ăn ở tại quây cho đến khi có người khác ra thay (có thể một vài tháng hoặc nửa năm). Thông thường khoảng 3-5 ngày họ sẽ tự về lấy lương thực và đồ dung thiết yếu hoặc sẽ có một người mang ra cho họ cho những ngày tiếp theo. Tuy tỉ trọng chi phí lao động trong nuôi ngao giống không đáng kể và chiếm phần nhỏ trong nuôi ngao, nhưng trong nuôi ngao, trình độ kĩ thuật, kinh nghiệm của người trông coi cũng đóng vai trò đáng kể, quyết định đến sản lượng, chất lượng đầu ra. Người trông coi phải thường xuyên theo dõi, quản lý các vật liệu như cọc và lưới quây và sửa chữa, thay thế kịp thời những vật tư bị hỏng hóc nhằm hạn chế tối đa hao tổn, thất thoát do trôi mất ngao. Người trông quây cũng phải thường xuyên giám sát, để ý mực nước triều lên xuống gây hiện tượng dồn ngao. Họ phải theo dõi mật độ ngao để tránh tình trạng ngao dồn ứ một chỗ gây ra hiện tượng ngao chết hoặc chậm lớn. Mỗi khi triều xuống, họ phải đi vòng quanh quây, quan sát toàn bộ quây và dàn ngao, san ngao để đảm bảo mật độ ngao phù hợp. Phần lớn các chủ trang trại chưa quản lý tốt người lao động của mình do họ cho rằng cần tin tưởng người làm (trong đó nhiều người làm là người quen) nên giao phó hoàn toàn trang trại nuôi cho người lao động mà ít có sự giám sát, theo dõi chặt chẽ. Theo kết quả phỏng vấn sâu, trước đây vẫn thường có hiện tượng mất ngao do người trông ngao trộm ngao đi bán hoặc người trông không trông cẩn thận để người khác vào trộm ngao. Hai năm qua do giá ngao giảm nên hiện tượng này gần như không còn. Bên cạnh đó, vẫn có hiện tượng ngao bị dồn cục, nhiều khi dẫn đến chết hàng loạt mới phát hiện raĐiều đó cho thấy công tác quản lý đối với quây và người lao động trông quây vẫn còn nhiều sơ hở. 144 3.5. Công tác thu hoạch ngao Để thu hoạch ngao, cần cả một đội khoảng 10-15 người. Thông thường người dân phải cuốc đất bùn ở bãi, đầm và đãi sạch đất bùn để lấy ngao. Việc này thường có sự hỗ trợ của máy bơm để rửa và đãi ngao. Thông thường, họ sẽ cuốc hai lần, lần 1 gọi là cuốc đi. Phần lớn ngao được thu hoạch trong lần này. Lần hai được gọi là cuốc lại để thu và khai thác nốt số ngao còn sót lại của lần trước. Chi phí thu hoạch ngao bình quân 1 hecta là 14.42 triệu đồng. Chi phí cuốc ngao bình quân là 697 đồng/kg cho lượt cuốc đi, và 1434 đồng/kg cuốc lại. Người nuôi ngao có thể tự thu hoạch bằng cách đổi công cho những người khác, thuê lao động để thu hoạch hoặc thuê trọn gói thu hoạch ngao. Cá biệt có trang trại bán luôn cả bãi cho người thu gom. Bên cạnh việc cuốc đất bùn để thu hoạch ngao, người dân có thể thu hoạch ngao bằng cách dùng con lăn đá, lăn trên bãi nuôi. Con ngao bị đè ép sẽ chui lên khỏi mặt bãi và khi đó người ta sẽ đi nhặt ngao. Cách này chỉ áp dụng được khi nước triều thấp, ngập khoảng tầm 5 – 10 cm bãi. Một cách khác nữa để thu hoạch ngao là khi bãi ngập nước triều, người thu hoạch ngao dẫm lên bãi nuôi, hễ thấy có bọt sủi lên tức là có ngao ở đó và người thu hoạch dễ dàng bắt ngao. Cách này chỉ dung để thu hoạch ngao với số lượng ít. Về cơ bản, người nuôi quản lý công tác thu hoạch ngao khá tốt. 3.6. Quản lí đầu ra Người nuôi thường bán ngao theo nhu cầu của thị trường, nghĩa là khi nào có người mua thì họ bán. Giống như các nông sản, việc thu hoạch ngao cũng mang tính mùa vụ. Do đó, lượng ngao thu hoạch cùng thời điểm tương đối lớn, người nuôi không có sức mạnh thị trường nên họ thường bị thụ động về đầu ra của sản phẩm. Hầu hết ngao được bán cho các tư thương và theo các tư thương này, nhu cầu mua ngao phụ thuộc khá nhiều vào thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc. Ngao chủ yếu được thu hoạch vào giai đoạn ngao phát triển to đẹp (khoảng 40-60 con/kg), chiếm đến 81.84% sản lượng. Số còn lại, người nuôi ngao thường bán ở giai đoạn ngao nhỡ, bé do ngao chậm lớn sau khi nuôi đủ thời gian hoặc ngao chậm lớn do vùng nước ít phù du. Tuy nhiên, để có ngao to đẹp, thời gian nuôi ngao thường bị kéo dài. Điều đó làm gia tăng chi phí như chi phí lao động trông coi, chi phí cọc và lưới quây. Đặc biệt là rủi ro do tự nhiên (mưa, bão, hạn hán) có thể làm mất, trôi hoặc chết ngao. Bảng 4. Mức giá và sản lượng ngao thịt Nơi tiêu thụ Giá (nghìn đồng) Sản lượng (tấn) Người thu gom 11,41 12365 Nhà máy 11 2000 Chợ 10,2 248 Bán trực tiếp cho người tiêu dung 16,86 101 Giá bình quân 11,37 14714 Nguồn: Số liệu điều tra 145 Khối lượng ngao mà người trung gian mua là rất lớn – chiếm 99,3% ngao thịt của toàn bộ những trang trại điều tra, họ chủ yếu là những người đi thu gom từng bãi (84%), nhà máy chế biến (13,6%), những tiểu thương ở chợ (1,7%). Giá bán của người thu gom cao hơn một chút so với nhà máy nhưng người nuôi không thích bán cho họ bằng cho nhà máy vì bán cho nhà máy ổn định hơn và không bị ép giá khi thị trường biến động. Giá bán trực tiếp cho người tiêu dùng cao nhất nhưng lượng tiêu thụ ít nhất và chậm. Vì thế, phần lớn người nuôi không bán cho người tiêu dùng vì nếu để lâu ngao dễ bị chết hoặc giảm chất lượng, không ngon, đẹp như lúc ban đầu. Việc quản lý đầu ra còn khá nhiều hạn chế, bị phụ thuộc và thụ động. 3.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý trang trại nuôi ngao Độ tuổi và kinh nghiệm của chủ trang trại nuôi ngao Theo số liệu điều tra, độ tuổi những chủ trang trại nuôi ngao phần lớn trên 40 tuổi (chiếm đến 72% số trang trại điều tra). Độ tuổi này họ tích lũy khá về kinh nghiệm trong cuộc sống, chín chắn, già dặn trong các quyết định, có nguồn vốn tích góp tương đối lớn để đầu tư cho các đầm nuôi ngao lớn hơn nhưng lại không muốn thay đổi và khó khăn khi cập nhật kiến thức mới trong quản lý và sản xuất. Còn một phần nhỏ chủ trang trại ở tuổi 22 – 40, họ mới tham gia nuôi ngao và còn ít kinh nghiệm nuôi ngao, thiếu vốn, nhưng lợi thế của họ là rất dễ học hỏi các quy trình kĩ thuật mới. Bên cạnh đó, nuôi ngao là một trong những nghề mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng hơn một thập kỷ, do đó, việc tích lũy kinh nghiệm và xử lý với các vấn đề phát sinh trong quá trình nuôi ngao còn hạn chế. Bảng 5. Độ tuổi trung bình của các chủ hộ nuôi ngao Độ tuổi Tỷ lệ Từ 22 đến dưới 30 tuổi 9% Từ 30 đến dưới 40 tuổi 19% Từ 40 đến dưới 50 tuổi 45% Từ 50 đến dưới 60 tuổi 27% Nguồn: Số liệu điều tra. Trình độ học vấn Bảng 6. Trình độ học vấn của chủ trại nuôi ngao Trình độ học vấn Tỷ lệ Tiểu học 15% Trung học cơ sở 39% Trung học phổ thông 46% Nguồn: Số liệu điều tra 146 Học vấn cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện, kết quả nuôi ngao và quản lý trại nuôi. Hầu hết người nuôi ngao có trình độ học vấn chưa cao, tất cả đều mới tốt nghiệp phổ thông trung học, một số còn chưa tốt nghiệp trung học cơ sở. Không ai trong số họ có trình độ cao hơn như trung cấp, cao đẳng hoặc được tham gia đào tạo về kỹ thuật nuôi ngao, kỹ thuật quản lý trại ngao Điều này cũng là một trong những khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ thuật nuôi và quản lý trại ngao. Khả năng và thói quen quản lý Năng lực quản lý của người nuôi ngao chưa cao. Họ quản lý dựa trên thói quen và kinh nghiệm theo lối truyền thống. Họ đã không thực hiện các chức năng quản lý độc lập như lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện và giám sát trại ngao. Họ cũng không có sự hỗ trợ của các phương tiện hoặc công cụ như máy tính. Phương pháp chính để theo dõi các trang trại là ghi hoặc nhớ lại các chi phí đã bỏ ra, lấy khoản thu được trừ đi chi phí. Có tới 77% số hộ có ghi chép lại thu chi nhưng chỉ ghi lại những thu chi chính, bỏ qua các khoản chi nhỏ. Việc chỉ ghi chép khoản thu chi chính sẽ không thể hiện chính xác lợi ích thực sự mà họ thu được. Giới tính Hầu hết người chủ trại nuôi ngao và lao động đều là nam giới bởi vì công việc này đòi hỏi phải có sức khỏe, làm việc thường xuyên và đôi khi với cường độ nặng nhọc, đặc biệt vào các thời điểm thời tiết bất lợi hoặc những thời điểm thu hoạch ngao. Đôi khi họ có phải thức suốt đêm khi có mưa lớn, bão, lũ lụt hoặc một số thiên tai khác. Chính điều này cũng ảnh hưởng một phần đến công tác quản lý trại ngao vì nam giới thường không cẩn thận, tỷ mỉ trong việc tính toán, ghi chép dữ liệu phục vụ quá trình ra quyết định cho việc mở rộng hoặc thu hẹp đầu tư. Sự thay đổi của thời tiết, khí hậu Sự biến đổi của thời tiết, khí hậu ảnh hưởng khá lớn đến các khu vực ven biển mạnh mẽ bằng nhiều cách khác nhau. Hoạt động nuôi ngao bị ảnh hưởng nhiều bởi những hiện tượng thời tiết, khí hậu bất thường như nước biển hoặc thủy triều dâng cao đột ngột, những thay đổi về tần suất và cường độ của các dòng nước, sự tăng về lượng mưa và nhiệt độ nước biển ấm lên. Khi nước biển dâng cao, ngao rất dễ bị trôi. Ngược lại, nếu nước biển hạ thấp hơn mức bình thường, cường độ hoặc lưu lượng dòng chảy thấp sẽ gây hiện tượng ngạt và ngao có thể bị chết vì thiếu khí. Sự thay đổi mực nước cũng có thể thay đổi môi trường sống của ngao do thay đổi độ mặn của nước. Điều này cũng làm ngao chậm lớn, thậm chí chết ngao. 4. Kết luận và một số giải pháp cải thiện công tác quản lý trang trại nuôi ngao Kết quả nghiên cứu các trang trại nuôi ngao tại Thái Bình cho thấy công tác quản lý trang trại ở đây nhìn chung chưa thực sự tốt. Mặc dù công tác quản lý vật tư, cải tạo đầm và quản lý thu hoạch khá tốt. Đối với con giống, họ còn khá phụ thuộc vào bên ngoài và chi phí giống quá cao. Công tác quản lý lao động còn lỏng lẻo, chưa hiệu quả. Công tác 147 quản lý đầu ra còn hạn chế, bị phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, thụ động trong khâu tiêu thụ nên dễ bị tổn thương. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trại nuôi ngao, đó là độ tuổi và kinh nghiệm nuôi ngao, khả năng và thói quen quản lý, giới tính và sự thay đổi của thời tiết khí hậu. Để nâng cao hiệu quả và lợi ích, người nuôi ngao cần thực hiện một số giải pháp sau: - Nâng cao trình độ quản lý thông qua các hoạt động giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, tham gia các khóa tập huấn. Cần lập những kế hoạch cụ thể để đầu tư đạt hiệu quả tốt hơn. - Chủ động và tìm cách giảm chi phí giống bằng cách tự nâng cao trình độ và mở rộng ươm nuôi ngao giống. - Quản lý tốt và tận dụng các vật liệu trong nuôi ngao bằng cách thường xuyên theo dõi, kịp thời sửa chữa và sử dụng lại các loại cọc, chòi, lưới quây. - Cải tạo đầm nuôi ngao bằng các loại hợp chất mang tính sinh học để giảm thiểu hóa chất tồn dư trong quá trình nuôi ngao, vừa đảm bảo tính bền vững, vừa góp phần giảm lượng ngao chết do ngạt như xử lý nền bãi nuôi bằng men vi sinh, vôi, phân hữu cơ... Như vậy sẽ làm tăng tỉ lệ sống cho con giống cũng như tăng sản lượng ngao thu hoạch, đồng thời giảm chi phí về giống. - Quản lý lao động chặt chẽ hơn. Yêu cầu họ phải thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình ngao và các vật liệu, báo cáo thường xuyên để sửa chữa, thay thế kịp thời những vật liệu bị hỏng hóc nhằm hạn chế tối đa hao tổn, thất thoát do ngao trôi. Thường xuyên kiểm tra, xem xét mật độ ngao để tránh dồn ứ ngao gây chết ngạt. - Trong quá trình thu hoạch và bán ngao, người nuôi cần tính toán các phương án thu hoạch để giảm thiểu tối đa chi phí thu hoạch, góp phần tăng lợi ích. - Chủ động liên kết với các trang trại nuôi khác để nâng cao vị thế trên thị trường, mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ ngao thương phẩm cho các thị trường xa hơn như Hà Nội, Nam Định Có kế hoạch chủ động sản xuất đáp ứng được với nhu cầu thị trường như không thu hoạch và bán đồng loạt. Có thể thu hoạch và bán dần để giảm tính mùa vụ, ổn định đầu ra, tránh sản xuất quá nhiều làm dư cung, giá giảm, ô nhiễm môi trường và các hệ lụy khác. - Phát triển những mô hình liên kết chặt chẽ thành chuỗi sản phẩm hoàn chỉnh từ người nuôi ngao, thu mua, chế biến để nâng cao lợi ích cho từng thành viên trong chuỗi. Ngoài ra, chính quyền địa phương và nhà nước cũng cần: - Nghiên cứu công nghệ sơ chế, chế biến ngao nhằm hạn chế tính mùa vụ trong sản xuất, bảo quản ngao tốt hơn. - Tạo điều kiện thuận lợi về chính sách nhằm thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến sản xuất ngao trong và ngoài nước đến thu mua ngao của người nuôi. Đào tạo nguồn cán bộ khuyến nông để giúp đỡ bà con nông dân về mảng kĩ thuật nuôi ngao và quản lý trang trại ngao hiệu quả. 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Huyền (2008), Việt Nam chịu ảnh hưởng ra sao bởi biến đổi khí hậu, hau/20763910/188/, tải về ngày 24/ 9/2014. [2] Thu Hiền (2014), Hội thảo xác định nguyên nhân ngao chết và giải pháp khôi phục các trang trang trại nuôi ngao, tại Quảng Ninh, Việt Nam, 21/08/2014 [3] Bùi Đắc Thuyết, and Trần Văn Dũng (2013), Hiện trạng nghề nuôi ngao ở một số tỉnh ven biển Miền Bắc và Bắc Trung Bộ, Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 11, Số 7: trang 972-980 [4] Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Bình (2014), Báo cáo nhanh tình hình phát triển Nông nghiệp và nông thôn tỉnh Thái Bình tháng 8 năm 2014. [5] Mai Tú (2013), Ngao ứ đọng hàng nghìn chục tấn: liệu cung đã vượt cầu, trang web: em/21771002.html ngày 05/07/2016 CURRENT SITUATION AND SOME SOLUTIONS TO IMPROVE THE MANAGING CAPACITY IN CLAM FARMS IN THAI BINH PROVINCE Bui Thi Nga Hanoi University of Agriculture Abstract: This article is based on the data collected from questionnaires and recordings at 80 clam farms in Thai Binh province in 2014. It aims to study how farmers manage their farm as well as the factors influencing on farm management. The results showed that the management of materials, marsh renovation, and harvest were quite good. However, the management of seed, labor and output were still limited. Some factors affecting the farm management included age and experience in clam raising, capacity and habit of management, gender and the change in weather and climate. The research suggests some recommendation for farmers to improve the farm management: enhance the management capacity through exchanging knowledge and experience, growing seeds to reduce the seed cost, managing labor better, tightening the linkages among farmers and with other stakeholders to reduce the market risks. Keywords: farm management, clam farming.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf14_337_2136088.pdf
Tài liệu liên quan