Thực trạng và một số đề xuất nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm

Tài liệu Thực trạng và một số đề xuất nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0085 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 140-147 This paper is available online at THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Trương Thị Bích Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Điểm khác biệt giữa trường Đại học sư phạm với các trường đại học khác là hoạt động đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Thông qua hoạt động này, tay nghề dạy học của sinh viên được hình thành và được rèn luyện thường xuyên. Đây là điều kiện “cần” để sinh viên bớt đi sự bỡ ngỡ khi xuống các trường phổ thông thực tập sư phạm. Hoạt động này cũng trang bị cho sinh viên các kĩ năng dạy học, kĩ năng giáo dục cần thiết, góp phần rút ngắn khoảng cách “tập sự” của giáo viên trẻ mới ra trường, giúp họ nhanh chóng làm quen, hòa nhập và có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học - giáo dục, đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông trung học. Xuất phát từ việc n...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và một số đề xuất nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0085 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 140-147 This paper is available online at THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Trương Thị Bích Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Điểm khác biệt giữa trường Đại học sư phạm với các trường đại học khác là hoạt động đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Thông qua hoạt động này, tay nghề dạy học của sinh viên được hình thành và được rèn luyện thường xuyên. Đây là điều kiện “cần” để sinh viên bớt đi sự bỡ ngỡ khi xuống các trường phổ thông thực tập sư phạm. Hoạt động này cũng trang bị cho sinh viên các kĩ năng dạy học, kĩ năng giáo dục cần thiết, góp phần rút ngắn khoảng cách “tập sự” của giáo viên trẻ mới ra trường, giúp họ nhanh chóng làm quen, hòa nhập và có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học - giáo dục, đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông trung học. Xuất phát từ việc nghiên cứu thực trạng chất lượng đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trong các trường đại học sư phạm. Từ khóa: Nghiệp vụ sư phạm, dạy học, giáo dục, giáo viên. 1. Mở đầu Trong trường sư phạm, hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên là hoạt động chuyên biệt và mang tính đặc thù. Vì vậy, việc quan tâm đầu tư thích đáng cho hoạt động này là rất quan trọng. Những thành tựu về đào tạo giáo viên của các cơ sở đào tạo đã được khẳng định. Tuy nhiên, vẫn còn những câu hỏi đặt ra và chưa có câu trả lời thấu đáo: Năng lực thích ứng nghề nghiệp của nhiều sinh viên sư phạm chưa cao. Rất nhiều công trình khoa học đã đề cập đến vấn đề này. Phạm Văn Chín trong “Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội” [3], Nguyễn Thành Thi trong “Từ “Học” đến “Hành” và “Tập” - Khoảng cách cần phải rút ngắn trong đào tạo giáo viên” [14] đã chỉ ra những bất cập trong công tác đào tạo nghiệp vụ sư phạm ở các trường đại học sư phạm. Nguyễn Thành Thi cho rằng “chương trình, các quy cách dạy học các môn Giáo dục học, Tâm lí học còn nặng sách vở, kinh viện, giảng viên bộ môn phương pháp không thích dạy phương pháp mà chỉ thích “lấn sân” dạy lại kiến thức cơ bản, chuyên ngành. Đinh Quang Báo [1], Vũ Thị Sơn [12], Trương Thị Bích [2], Phạm Xuân Hậu [4], Nguyễn Thu Tuấn [10] đã nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghiệp vụ sư phạm trong trường đại học sư phạm. Phạm Trung Thanh trong “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên” [13] đã xây dựng được một quy trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm rất chặt chẽ. Đây thực sự là tài liệu tham khảo có giá trị mặc dù được viết cho đối tượng sinh viên trường Cao đẳng sư phạm. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu Ngày nhận bài: 1/2/2015. Ngày nhận đăng: 21/5/2015. Liên hệ: Trương Thị Bích, e-mail: bichnxbgd@gmail.com. 140 Thực trạng và một số đề xuất nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên... đã có, trong bài viết này, tác giả quan tâm đến hai vấn đề: Thứ nhất, tìm hiểu khái quát thực trạng chất lượng đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; thứ hai, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trong các trường đại học sư phạm. Để có cơ sở cho việc khái quát bức tranh thực trạng, tác giả bài viết đã dựa trên kết quả nghiên cứu của Hội thảo Khoa học Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường đại học sư phạm, tổ chức vào tháng 1 năm 2010 tại Hà Nội và căn cứ vào kết quả khảo sát, điều tra của cán bộ nghiên cứu - Viện Nghiên cứu Sư phạm đối với cán bộ quản lí, giáo viên hướng dẫn sinh viên thực tập ở trường phổ thông, sinh viên thực tập năm thứ 4 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm học 2011-2012. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát thực trạng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong trường đại học sư phạm Trường đại học sư phạm là cơ sở đào tạo giáo viên, là nơi cung cấp nguồn nhân lực - người dạy học cho các trường phổ thông. Nói cách khác, trường sư phạm là nơi “tạo ra sản phẩm”, còn các trường phổ thông là “khách hàng tiêu thụ sản phẩm”. Thế nhưng, nơi đào tạo đã chưa quan tâm thực sự đến “đơn đặt hàng” của khách hàng, đã cho “ra lò” những sản phẩm được đánh giá là “giàu tri thức chuyên môn, nghèo kĩ năng sư phạm”. Trong khi, chính nghiệp vụ sư phạm sẽ quyết định tay nghề giáo viên, làm nên bản lĩnh giáo viên. Thiếu nghiệp vụ sư phạm, giáo viên không thể thực hiện tốt hoạt động dạy học của mình. Sau đây là một số những bất cập về chất lượng của hoạt động này trong các trường đại học sư phạm: 1. Chương trình đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm hiện nay thiên về trang bị lí luận, xem nhẹ và thiếu biện pháp rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Quan tâm đến vấn đề này là tác giả Trần Quốc Tuấn - Đại học Quy Nhơn [9], Nguyễn Thu Tuấn - Đại học Sư phạm Hà Nội [10], Bùi Thị Mùi - Trường Đại học Cần Thơ [6], Nguyễn Thành Thi [14],... Trần Quốc Tuấn cho rằng: Các học phần Tâm lí học, Giáo dục học, lí luận dạy học, Phương pháp dạy học bộ môn mới tập trung nhiều ở chỗ cung cấp tri thức lí luận về nghề nghiệp, chưa tập trung rèn luyện, hình thành cho sinh viên những kĩ năng dạy học cụ thể. Nguyễn Thu Tuấn cũng khẳng định chương trình đào tạo còn mang tính hàn lâm, nặng về cung cấp lí luận về phương pháp dạy học và giáo dục, chưa gắn với thực tiễn giáo dục. Bùi Thị Mùi đi sâu vào tìm hiểu hệ thống tài liệu phục vụ giảng dạy các học phần về nghiệp vụ sư phạm. Tác giả cho rằng từ sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu hướng dẫn thực hành, thực tập sư phạm,. . . hiện nay vẫn mang tính lí thuyết, chưa đáp ứng được yêu cầu rèn nghề sư phạm. Tỉ lệ số tiết thực hành trên số tiết lí thuyết còn thấp. Một số báo cáo khác cũng chia sẻ thực trạng này ở những mức độ khác nhau. Hầu hết đều cho rằng các môn học cung cấp tri thức nghiệp vụ sư phạm như Tâm lí học, Giáo dục học,. . . chưa chú trọng đến việc trang bị cho sinh viên các tình huống xảy ra trong thực tiễn dạy học và giáo dục. Như vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào tạo ra sự gắn kết giữa trang bị kiến thức lí luận với rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp hướng tới hình thành những kĩ năng mẫu, vừa đủ cho sinh viên trở thành một giáo viên sau khi tốt nghiệp và dần dần sẽ tiến tới dạy giỏi hơn nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học ở trường phổ thông. Sinh viên năm thứ 4, Đại học Sư phạm Hà Nội trong đợt thực tập sư phạm tại các trường THPT Xuân Đỉnh (Hà Nội), Kinh Môn (Hải Dương), THPT Nguyễn Huệ (Hà Nội) khi được phỏng vấn đã có ý kiến như sau: Hầu hết SV cho rằng các môn học Tâm lí học, Giáo dục học chưa giúp được cho các em các kiến thức kĩ năng cần thiết trong dạy học và giáo dục. Một số sinh viên cho 141 Trương Thị Bích rằng nên giảm thời lượng học hai môn này. Hỏi về nguyên nhân, các em trả lời đó là do các môn học này được tổ chức học trước đó khá lâu nên sinh viên quên gần hết. Hơn nữa, chương trình học thiên về lí thuyết, hàn lâm, các kiến thức xa rời thực tế dạy học nên khó nhớ. Mặt khác, thiếu các ví dụ cụ thể gắn với thực tế dạy học ở trường phổ thông, tính thực hành chưa được chú trọng. SV khi học hai học phần này chỉ cốt để lấy điểm cho “đẹp” hồ sơ, còn tính ứng dụng, thực hành của môn học phục vụ cho nghề nghiệp tương lai không được chú ý. 2. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ giảng dạy các học phần Tâm lí học, Giáo dục học, lí luận dạy học bộ môn trong việc xây dựng chương trình nghiệp vụ sư phạm thống nhất trong nhà trường. Vì vậy mà chương trình nghiệp vụ sư phạm của các trường thiếu tính hệ thống [5,9]. 3. Đội ngũ giảng viên dạy nghiệp vụ sư phạm chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu là theo kinh nghiệm công tác. Các năng lực phát triển nghề nghiệp cũng còn rất khiêm tốn [11]. Giảng viên cung cấp được cho sinh viên các tri thức về nghiệp vụ sư phạm nhưng không phải ai cũng có thể dạy mẫu được cho sinh viên. Điều này không khó hiểu bởi theo Nguyễn Thu Tuấn [10], có tới 90 % giảng viên các trường sư phạm hầu như chưa tham gia dạy học tại các trường phổ thông nên họ thiếu kinh nghiệm thực tế phổ thông, không nắm vững môi trường sư phạm ở trường phổ thông và những đổi mới giáo dục phổ thông, do vậy kiến thức kĩ năng để trang bị cho sinh viên chưa tương ứng. 4. Các trường sư phạm chưa thực sự gắn kết chặt chẽ thường xuyên với các trường phổ thông; các trường phổ thông chưa coi nhiệm vụ hướng dẫn, giúp đỡ giáo sinh là nhiệm vụ bắt buộc của mình [4]. 5. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm chỉ chú trọng tập trung vào những năm cuối, trong khi để có năng lực nghiệp vụ sư phạm, sinh viên phải được rèn luyện ngay từ khi vào trường, lại rất ít được quan tâm [4]. 6. Các trường còn quá chú trọng đến khoa học cơ bản và chuyên ngành mà ít tập trung cho nghiệp vụ sư phạm [4], [8]. 7. Sinh viên trong học tập nghiệp vụ sư phạm còn tỏ ra nhút nhát, thụ động, giao tiếp kém, kĩ năng sống yếu và thiếu, chưa sáng tạo trong tiếp thu những kiến thức nghiệp vụ sư phạm, thiếu kĩ năng quan sát, kĩ năng biểu đạt ngôn ngữ [7],. . . Khi được phỏng vấn về những điểm còn non, yếu của bản thân khi xuống trường PT thực tập, Sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội đã cho biết: Điểm yếu nhất của các em là: - Trình bày bảng xấu, chưa khoa học. - Việc phối kết hợp giữa nói và viết bảng khó. - Xử lí tình huống kém. - Không tạo được hứng thú cỏho học sinh học tập, học sinh không ủng hộ giáo viên. - Kĩ năng quản lí lớp kém. - Còn tham kiến thức, chưa biết nhấn mạnh, khắc sâu vào nội dung trọng tâm của bào dạy. Kết quả phỏng vấn giáo viên phổ thông thu được như sau: - Sinh viên dạy trên lớp còn tham kiến thức, nói hơi nhiều.. - Sinh viên chưa xác định được kiến thức trọng tâm khi soạn giáo án. Cách đặt câu hỏi chưa khắc sâu vào kiến thức cơ bản; trình bày bảng yếu, chữ viết xấu. Cách xưng hô còn “trẻ” (gọi học sinh là bạn xưng “tôi”); còn lệ thuộc vào giáo án. - Sinh viên chưa phân bố hợp lí thời gian, chưa dành thời gian thích hợp cho kiến thức trọng 142 Thực trạng và một số đề xuất nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên... tâm, tổ chức hoạt động nhóm chưa tốt. - Điểm lúng túng nhất của sinh viên là cách đánh giá, cho điểm học sinh, phương pháp giảng dạy kém. - Việc vận dụng sách tham khảo, liên hệ thực tế kém. - Còn căng thẳng, chưa tạo được hứng thú cho học sinh học tập. - Trường sư phạm chưa dạy sinh viên các kĩ năng quản lí lớp. - Chưa xử lí đúng học sinh mắc lỗi. - Chưa biết làm công tác chủ nhiệm là gì. - Chưa biết lên kế hoạch công tác chủ nhiệm. - Công tác chủ nhiệm mới chỉ đáp ứng khoảng 20 %. - Chưa hiểu gì về hồ sơ sổ sách của một giáo viên. 2.2. Một số nguyên nhân của những bất cập trên Nguyên nhân khách quan - Một số trường cao đẳng sư phạm được nâng cấp thành trường đại học đa ngành, một số trường đại học khoa học kĩ thuật cũng được phép đào tạo giáo viên nhưng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nhất là đội ngũ giảng dạy nghiệp vụ sư phạm còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng [9]. - Cơ sở vật chất còn thiếu: Phòng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm chưa đảm bảo tiêu chuẩn (diện tích nhỏ, thiếu ánh sáng, thiếu trang thiết bị,. . . ); sinh viên không có điều kiện thường xuyên thực hành ở trường phổ thông, sinh viên còn phải tập giảng ngay tại phòng ở, thậm chí là hành lang kí túc xá. - Chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên bị cắt giảm, thời gian thực hành ít, sinh viên quá đông nên không thể tổ chức đều cho hầu hết sinh viên, nhiều sinh viên chưa được tham gia thực hành các kĩ năng nghiệp vụ sư phạm. - Bộ môn Phương pháp dạy học còn bị “coi thường”, còn bị cho là không cần học sinh viên vẫn dạy được. Nguyên nhân chủ quan - Chương trình học các học phần nghiệp vụ sư phạm còn quá nặng về lí thuyết. - Khâu kiểm tra, đánh giá sinh viên còn lỏng lẻo. - Chưa chú trọng vào các kĩ năng giáo dục. - Việc rèn luyện chưa đồng bộ, nhiều sinh viên không tham gia hoặc tham gia đối phó. - Một số giảng viên chưa tích cực, chưa tạo được sự hấp dẫn của môn học để thu hút SV, chưa nhiều kinh nghiệm về thực tiễn dạy học ở trường phổ thông để xử lí các tình huống sư phạm - Sinh viên chưa tích cực, tự giác trong rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, chủ yếu mới tập trung ở một số em khá, giỏi. 2.3. Một số đề xuất nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm trong trường đại học sư phạm * Tinh thần của đổi mới phương pháp dạy học phải được triển khai và thực hiện ngay từ chính người thầy dạy đại học Người thầy ở đây là các giảng viên đại học, bao gồm tất cả các giảng viên của các môn giáo 143 Trương Thị Bích dục đại cương (Ngoại ngữ, Giáo dục quốc phòng, các môn khoa học Mác - Lê-nin,. . . ); giáo dục chuyên ngành và nghiệp vụ sư phạm (Tâm lí học, Giáo dục học, Phương pháp giảng dạy bộ môn). Rèn kĩ năng là một quá trình. Người thầy không thể chỉ ngồi nghiên cứu tài liệu Đông, Tây, kim cổ, tìm ra biết bao phương pháp mới, so sánh, đối chiếu phát hiện ra những ưu điểm so với phương pháp truyền thống để rồi truyền tải những kiến thức rất mới này cho SV bằng phương pháp. . . truyền thống. Rõ ràng đây là những “tấm gương” cho SV về cách dạy, cách học. Dạy học hướng vào người học là luận điểm then chốt của lí luận dạy học hiện đại, là bản chất của đổi mới phương pháp dạy - học. Người thầy trong trường đại học chưa quán triệt và triển khai tinh thần này trong các bài giảng của mình tới SV. Tức là chưa ý thức được việc dạy cho SV cách tư duy, cách học sáng tạo. Người thầy chưa phải là cố vấn, huấn luyện viên, người quản lí, điều khiển quá trình học tập của SV. SV vẫn là những “bình chứa” thụ động để ông thầy chủ động “rót” kiến thức. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần “đào tạo” ra những SV ngơ ngác, non, yếu,. . . khi đi kiến tập, thực tập tại các trường PT. Thiết nghĩ, việc đổi mới cách dạy, cách học trong các trường đại học, nhất là các trường đại học Sư phạm chính là cái gốc, là căn cốt để SV - người giáo viên tương lai học cách dạy sáng tạo, học cách học sáng tạo và cũng chính là rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp. * Phải tạo được sự thống nhất giữa việc trang bị tri thức và kĩ năng nghề dạy học cho sinh viên - Về tri thức nghề, trường sư phạm phải trang bị cho sinh viên một vốn tri thức khoa học cơ bản và khoa học giáo dục, không nên xem nhẹ loại tri thức nào. Vấn đề đặt ra cần chú ý là ở trường sư phạm việc trang bị tri thức khoa học cơ bản phải được tổ chức dạy và học theo hướng đáp ứng yêu cầu của việc đào tạo nghề. Đối với khoa học giáo dục, cần cung cấp cho sinh viên những tri thức như: Tri thức chung về nghề sư phạm, tri thức về đặc điểm tâm sinh lí học sinh, tri thức về phương pháp - kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập - giáo dục cho học sinh và tri thức tạo tiềm lực cho người học,. . . Những tri thức này, sinh viên được học tập, nghiên cứu, tiếp thu qua các môn học Tâm lí học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học bộ môn. - Kĩ năng nghề của sinh viên sư phạm được hình thành trên cơ sở các tri thức nghề, đặc biệt là hệ thống các tri thức về khoa học giáo dục. Kĩ năng nghề sư phạm, bao gồm nhiều loại khác nhau tạo thành một hệ thống kĩ năng hoàn chỉnh, trong đó có ba nhóm kĩ năng chủ yếu: Kĩ năng dạy học, kĩ năng tổ chức và kĩ năng giao tiếp. Các môn Tâm lí học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học bộ môn được xem là những môn học cung cấp tri thức sư phạm cho sinh viên. Điều đó có nghĩa là chúng có mối quan hệ mật thiết với việc hình thành các kĩ năng sư phạm (qua các hoạt động thực hành sư phạm, các đợt kiến tập, thực tập sư phạm). Sinh viên sẽ vận dụng các kiến thức sư phạm này để xử lí các tình huống giáo dục cụ thể. Từ đó sẽ làm giàu thêm vốn liếng nghiệp vụ sư phạm của mình. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, nội dung của các môn học phải rất sát với thực tiễn dạy học - giáo dục ở phổ thông. Điều quan trọng cần làm để khắc phục tình trạng này là: + Thứ nhất, giảng viên các bộ môn Tâm lí học, Giáo dục học cần theo sát nhiệm vụ rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên để đổi mới nội dung và phương pháp dạy học cho thiết thực và hiệu quả. + Thứ hai, các nhà đào tạo, các nhà nghiên cứu xây dựng khung chương trình đào tạo và phát triển giáo viên trong trường sư phạm phải sắp xếp thời gian cũng như thời lượng giảng dạy của các môn học này sao cho phù hợp và hiệu quả với các hoạt động rèn luyện kĩ năng sư phạm 144 Thực trạng và một số đề xuất nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên... (về dung lượng kiến thức, về thời điểm triển khai). + Thứ ba, bộ môn Phương pháp dạy học phải căn cứ vào thực tiễn dạy học ở trường PT, để xây dựng các chuyên đề mang tính thiết thực rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. Ví dụ: Tham khảo mẫu soạn giáo án của giáo viên phổ thông, trình tự lên lớp, cách hướng dẫn học sinh học bài, thu thập các tình huống giáo dục từ giáo viên chủ nhiệm để hướng dẫn sinh viên tập xử lí,. . . Nên tăng cường các chuyên đề mang tính thực hành, bớt các chuyên đề nặng tính lí thuyết, hàn lâm. Giảng viên bộ môn Phương pháp dạy học nên trực tiếp dự giờ giáo viên phổ thông, và tốt hơn nữa nếu giảng viên có tham gia giảng dạy tại trường phổ thông. Thay đổi, chỉnh lí chương trình đào tạo cho thích hợp với mô hình người giáo viên mà thực tiễn đòi hỏi Các trường đại học sư phạm cần xác định cấu trúc chương trình và quy cách đào tạo phải khác với cấu trúc chương trình và quy cách đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học khác. Cụ thể: - Tăng cường tính chất thực tiễn của chương trình cũng như hiệu quả của đào tạo. Áp sát hơn nữa chương trình đào tạo ở đại học sư phạm với chương trình đào tạo ở trường phổ thông. - Hoàn chỉnh chương trình đào tạo trên tinh thần xác định đúng mối quan hệ giữa dạy chữ với dạy nghề, đồng thời với việc kết hợp mục tiêu dạy chữ với mục tiêu dạy nghề, giải quyết tốt mối quan hệ giữa học với hành. Cho sinh viên xuống các trường phổ thông ngay từ năm thứ nhất Vào năm thứ nhất, cần bố trí cho sinh viên có từ 1 đến 2 tuần tiếp xúc với giáo dục phổ thông. Mục đích là để sinh viên làm quen với với giáo dục phổ thông với tư cách người giáo viên. Có thể không cần phải tổ chức quy mô như các đợt kiến tập, thực tập mà định hướng cho các khoa, từ các khoa triển khai cho các lớp cụ thể về việc đăng kí kết nghĩa với các trường phổ thông gần trường sư phạm; làm việc với Ban Giám hiệu các trường phổ thông cho sinh viên về trường tham gia làm công tác chủ nhiệm, tham gia dự giờ, sinh hoạt với nhóm, tổ chuyên môn; tất nhiên là chưa cho sinh viên tham gia dạy thử trên đối tượng học sinh; không đặt ra vấn đề có giáo viên hướng dẫn. Các hoạt động này không cần phải nhận xét, đánh giá, cho điểm, chỉ cần sinh viên báo cáo diễn biến và kết quả công việc hoặc đưa ra các tình huống giáo dục mà mình gặp để nhóm, tổ sinh viên cùng tham gia xử lí, rút kinh nghiệm. Tất cả các hoạt động này để các nhóm sinh viên chủ động sắp xếp thời gian, làm sao để không ảnh hưởng đến việc học các môn học khác. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được vì sinh viên thông thường chỉ phải lên lớp một buổi trong ngày. Các đợt đi xuống các trường phổ thông như thế có thể không cần quy định ngày kết thúc. Ngày kết thúc phụ thuộc vào ý định của nhóm sinh viên, phụ thuộc vào thỏa thuận giữa giáo viên chủ nhiệm và sinh viên, giảng viên phụ trách nắm tình hình thông qua nhóm trưởng sinh viên. Tại trường sư phạm, nên phân sinh viên thành các nhóm nhỏ hoặc vẫn duy trì các nhóm tham gia sinh hoạt ở trường phổ thông. Giảng viên tùy vào nội dung môn mình phụ trách để đưa ra các vấn đề, các tình huống hoặc tổ chức cho sinh viên nghĩ ra các vấn đề, các tình huống khác để suy nghĩ tìm ra các phương án giải quyết. Các vấn đề, các tình huống có thể là việc khai thác sách giáo khoa như thế nào cho hợp lí. Là cách trình bày bảng thế nào cho khoa học. Diễn đạt trước một tập thể làm sao cho khỏi lúng túng, nói năng thế nào cho lưu loát, xử lí một em học sinh có thái độ vô lễ thì phải như thế nào? v.v. . . Sang đến năm thứ ba, thứ tư có thể tổ chức cho sinh viên tập giảng, chọn sinh viên ưu tú để giảng mẫu, giảng viên giảng mẫu, nhóm, tổ góp ý xây dựng, rút kinh nghiệm. 145 Trương Thị Bích Chuẩn bị kĩ cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất như thế chắc chắn đến các đợt kiến tập, thực tập ở những năm sau, sinh viên sẽ bớt lúng túng, bỡ ngỡ; thậm chí còn phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công tác giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm và các hoạt động giáo dục khác tại trường phổ thông. Đầu tư cơ sở vật chất tốt cho các trường thực hành Trường sư phạm có sinh viên xuống thực hành cần phải có kinh phí hỗ trợ để có thể xây dựng, mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ côngn tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Trường thực hành có kế hoạch xây dựng những phòng học chất lượng cao (đa năng) để sinh viên có thể thực hành tốt, đảm bảo giảng dạy tốt nhưng không làm xáo trộn đến lớp học (đồ dùng dạy học, phương tiện kĩ thuật hiện đại, phòng kínhh cách li để sinh viên có thể quan sát, học tập,. . . ); xây dựng những không gian cần thiết để tổ chức hoạt động ngoài giờ. 3. Kết luận Vấn đề nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường đại học sư phạm là một vấn đề lớn, đòi hỏi sự nỗ lực tổng hợp của các nhà quản lí, các nhà khoa học, các giảng viên trực tiếp đứng lớp, đặc biệt đòi hỏi sự nỗ lực tự thân của sinh viên. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung đề cập đến năm vấn đề góp phần nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. Thứ nhất, người thầy giáo trong trường sư phạm phải là người đi tiên phong trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Thứ hai, Phải tạo được sự thống nhất giữa tri thức với kĩ năng nghề dạy học. Thứ ba, phải chỉnh lí chương trình đào tạo cho thích hợp với mô hình người giáo viên mà thực tiễn đòi hỏi. Thứ tư, cần thiết tổ chức cho sinh viên xuống trường phổ thông từ năm thứ nhất. Thứ năm, cần đầu tư cơ sở vật chất tốt cho các trường thực hành. Thiết nghĩ, nếu các biện pháp này được triển khai và thực hiện tốt, chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ trong việc thực hiện thành công nhiệm vụ lớn: Đào tạo sinh viên sư phạm trở thành những giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có vốn liếng tri thức sư phạm, kĩ năng sư phạm phong phú, có tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong giảng dạy cũng như trong việc xử lí các tình huống giáo dục nói chung. Các giáo viên được đào tạo với “chất lượng” như vậy sẽ là một nguồn lực mạnh, góp phần không nhỏ đưa sự nghiệp giáo dục nước nhà sớm hội nhập với khu vực và quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đinh Quang Báo, 2011. Các giải pháp nâng cao năng lực của hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên. Đặc san Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 9-18. [2] Trương Thị Bích, 2010. Về sự gắn kết giữa trường đại học sư phạm với trường phổ thông trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, 6/2010, tr. 29 - 31. [3] Phạm Văn Chín, 2010. Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Kỉ yếu hội thảo khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 1, tr. 53. [4] Phạm Xuân Hậu, 2010. Vài nét về nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường sư phạm trong thời kì hội nhập. Kỉ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 1, tr. 116-120. [5] Phạm Minh Hùng, 2010. Đổi mới công tác đào tạo nghiệp vụ cho sinh viên sư phạm. Kỉ yếu hội thảo khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 1, tr. 95-98. [6] Nguyễn Thị Mùi, 2010. Từ chuẩn nghề nghiệp giáo viên đến chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm giáo viên Trung học phổ thông. Kỉ yếu hội thảo khoa học Trường Đại học Sư phạm 146 Thực trạng và một số đề xuất nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên... Hà Nội, tháng 1, tr. 289. [7] Biền Văn Minh, 2010. Thực trạng và giải pháp đào tạo nghiệp vụ sư phạm ở các trường đại học sư phạm hiện nay trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa. Kỉ yếu hội thảo khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 1, tr. 36-40. [8] Phan Trọng Luận, 2010. Còn đó nỗi lo chung. Kỉ yếu hội thảo khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 1, tr. 22-26. [9] Trần Quốc Tuấn, 2010. Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên sư phạm ở các trường đại học nước ta - Thực trạng, định hướng và giải pháp. Kỉ yếu hội thảo khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 1, tr. 59-65. [10] Nguyễn Thu Tuấn, 2010. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghiệp vụ cho sinh viên các trường đại học sư phạm. Kỉ yếu hội thảo khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 1, tr. 121-125. [11] Lê Quang Tân, 2010. Một số giải pháp đào tạo nghiệp vụ sư phạm ở Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa. Kỉ yếu hội thảo khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 1, tr. 278-281. [12] Vũ Thị Sơn, 2011. Liên kết giữa cơ sở dào tạo giáo viên với trường phổ thông trong đào tạo giáo viên. Đặc san Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 10, tr. 181-189. [13] Phạm Trung Thanh, 2006. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. Nxb Đại học Sư phạm. [14] Nguyễn Thành Thi, 2010. Từ “học” đến “hành” và “Tập” - Khoảng cách cần phải rút ngắn trong đào tạo giáo viên. Kỉ yếu hội thảo khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 1, tr. 260-263. ABSTRACT Reality and some suggestions to improve quality of pedagogical students in pedagogical universities The differences between Hanoi Pedagogical University and other universities is the pedagogy-training activities. Through such activities, student’s teaching skills have been formed and trained frequently. This is “necessary” condition for students to become familiar in the teaching practice activities in high schools. In addition, this activity also equips students with vital teaching and other educational skills in a view of shortening the apprentice period of newly-graduated students and helping them to become familiar and integrated on the new teaching environment, thus fulfilling educationally entrusted tasks. Starting from the reality of pedagogical training quality, this following study proposes number of measures in order to improve the above-mentioned activities in the pedagogical universities. Keywords: Pedagogic, teaching, educate, the teacher. 147

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3550_ttbich2_0415_2193053.pdf
Tài liệu liên quan