Tài liệu Thực trạng và một số biện pháp dạy học giáo dục học theo hướng trải nghiệm thực tiễn nghề cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp - Huỳnh Mộng Tuyền: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 51-56
51
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC
THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM THỰC TIỄN NGHỀ
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Huỳnh Mộng Tuyền - Trường Đại học Đồng Tháp
Ngày nhận bài: 25/03/2019; ngày sửa chữa: 26/04/2019; ngày duyệt đăng: 03/05/2019.
Abstract: The article studies the current status of teaching Education in the direction of
professional practical experience for students at Dong Thap University, thereby proposing 5
measures to organize teaching Education: fostering and improving the competencies of teaching
experience for lectures; building outcomes and detailed outline; innovating teaching methods,
forms of examination and evaluation; mobilizing resources to implement teaching Education in
the direction of professional practical experience for students.
Keywords: Current status, measures, Education, practical experience.
1. Mở đầu
Học tập trải nghiệm (TN) có vai trò đặc biệt qua...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và một số biện pháp dạy học giáo dục học theo hướng trải nghiệm thực tiễn nghề cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp - Huỳnh Mộng Tuyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 51-56
51
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC
THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM THỰC TIỄN NGHỀ
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Huỳnh Mộng Tuyền - Trường Đại học Đồng Tháp
Ngày nhận bài: 25/03/2019; ngày sửa chữa: 26/04/2019; ngày duyệt đăng: 03/05/2019.
Abstract: The article studies the current status of teaching Education in the direction of
professional practical experience for students at Dong Thap University, thereby proposing 5
measures to organize teaching Education: fostering and improving the competencies of teaching
experience for lectures; building outcomes and detailed outline; innovating teaching methods,
forms of examination and evaluation; mobilizing resources to implement teaching Education in
the direction of professional practical experience for students.
Keywords: Current status, measures, Education, practical experience.
1. Mở đầu
Học tập trải nghiệm (TN) có vai trò đặc biệt quan
trọng trong sự phát triển năng lực người học. Tầm quan
trọng này đã được đúc kết qua thực tiễn giáo dục. Theo
David Kolb: “Kinh nghiệm là nguồn gốc của việc học tập
và phát triển” [1; tr 274-277]. TN là phương thức học
hiệu quả, gắn với đời sống thực - học đi đôi với hành,
ứng dụng sáng tạo thực tiễn như mong muốn. Học tập
qua TN thực tiễn nghề, sinh viên (SV) sẽ tự kiến tạo hệ
thống phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đạt hiệu quả cao.
Vì vậy, bài viết này sẽ nghiên cứu những luận cứ khoa
học, khảo sát làm rõ thực trạng và đề xuất các biện pháp
dạy học Giáo dục học (GDH) theo hướng TN thực tiễn
nghề, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo SV nói
chung, SV Trường Đại học Đồng Tháp nói riêng.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng tổ chức dạy học Giáo dục học theo
hướng trải nghiệm cho sinh viên
Từ tháng 2 đến tháng 6/2018, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu thực trạng trên 300 cán bộ quản lí (CBQL),
giảng viên (GV), SV sư phạm của Trường Đại học Đồng
Tháp. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là quan sát,
điều tra, phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
Chúng tôi sử dụng thang định danh và định khoảng ở 5
mức độ từ 1 đến 5 (mức 1 thấp nhất và mức 5 là cao nhất)
và sử dụng phần mềm “Excel 10” để xử lí số liệu.
2.1.1. Thực trạng chuẩn đầu ra của các học phần Giáo
dục học
Các học phần GDH từ năm học 2017-2018 trở về
trước chưa xác định chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận
năng lực thực tiễn nghề, chủ yếu là xác định mục tiêu
kiến thức (SV nêu, giải thích được phạm trù, đối tượng,
mục đích, nhiệm vụ GD, vai trò của GD đối với sự phát
triển nhân cách; vai trò; yêu cầu công việc; phẩm chất,
năng lực của người giáo viên...); kĩ năng (thiết kế mục
tiêu, nhiệm vụ GD cụ thể, thực hiện vai trò chủ đạo của
GD đối với sự phát triển nhân cách; Lập sơ đồ yêu cầu
công việc, phẩm chất, năng lực sư phạm của người giáo
viên; Xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện năng lực,
phẩm chất nghề nghiệp của bản thân...) và thái độ cần đạt
ở SV (SV tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo học GDH;
ý thức được tầm quan trọng đặc biệt của GD đối với sự
phát triển con người và xã hội, yêu nghề sư phạm, tích
cực tự hoàn thiện phẩm chất, năng lực của bản thân nhằm
góp phần nâng cao chất lượng GD).
Nhìn chung, đề cương các học phần chủ yếu là xác
định kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt ở SV. Tuy nhiên,
một số GV chưa tổ chức cho SV TN kĩ năng trong thực
tiễn cụ thể. SV B.T.D. cho biết: “Học GDH chủ yếu nghe
thầy giảng. GV cho chúng em báo cáo một số nội dung,
rồi thảo luận. TN công việc cụ thể ở trường phổ thông,
tụi em rất ít thực hiện”.
2.1.2. Thực trạng khai thác nội dung Giáo dục học theo
hướng trải nghiệm
Cùng với chuẩn đầu ra, thực trạng khai thác nội dung
GDH được nghiên cứu với kết quả như sau (xem bảng 1):
Bảng 1. Mức độ thực hiện nội dung GDH theo hướng TN
TT Nội dung
CBQL GV SV
TB
ĐLC
(Độ lệch chuẩn)
TB ĐLC TB ĐLC
1 TN thực hiện nhiệm vụ giáo dục 2,32 0,64 2,10 0,71 2,23 0,61
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 51-56
52
2 TN giáo dục nhân cách học sinh 2,75 0,54 2,20 0,65 2,49 0,71
3
TN những phẩm chất, năng lực nghề
nghiệp của người giáo viên
3,00 0,58 2,8 0,93 2,75 0,58
4 TN thực hiện hoạt động dạy học cụ thể 3,00 0,80 2,40 0,96 2,56 0,75
5 TN thực hiện hoạt động giáo dục cụ thể 2,75 0,73 2,60 0,84 2,61 0,64
6 Khác:........................................
Các nội dung dạy học GDH theo hướng TN được
chọn khảo sát đều chỉ đạt mức trên trung bình. Logic dạy
học của một số GV đi từ thực tiễn đến lí luận. Nghĩa là
SV TN từ thực tiễn các tình huống, hoạt động điển hình
để nhận diện, đánh giá nhằm chiếm lĩnh lí luận khoa học
và tổ chức thực hành để phát triển năng lực thực tiễn cụ
thể. Tuy nhiên, có GV chỉ dừng lại cung cấp kiến thức,
giải thích, minh họa là chính nên SV ít có cơ hội TN thực
tiễn. Qua quan sát và kinh nghiệm, phỏng vấn GV về vấn
đề này, được biết: đào tạo sư phạm thiên về lí luận, chưa
TN thực tiễn nghề nhiều nên GV gặp khó khăn trong đổi
mới dạy học theo hướng TN thực tiễn nghề cho SV.
2.1.3. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học Giáo
dục học theo hướng trải nghiệm
Trong dạy học, phương pháp giữ vai trò quan trọng
giúp hoạt động đạt đến nghệ thuật, đạt hiệu quả như
mong muốn. Thực trạng này được phản ánh qua bảng số
liệu sau (xem bảng 2):
Theo kết quả nghiên cứu trên, GV hiện nay có thế
mạnh trong sử dụng các phương pháp truyền thống (thuyết
trình, vấn đáp, trực quan) nhằm cung cấp lí luận và minh
họa thực tiễn. Nhưng qua dự giờ, thực tế dạy học cho thấy
quy trình, kĩ thuật sử dụng các phương pháp này chưa hiện
đại, đạt hiệu quả chưa cao. Các phương pháp được sử dụng
trong đề cương chủ yếu là làm việc với sách, thuyết trình
và thảo luận. Các phương pháp thiên về TN, thực hành các
năng lực thực tiễn nghề trong các tình huống, hoạt động cụ
thể ít sử dụng. Đặc biệt, phương pháp dạy theo dự án rất ít
sử dụng. Nhìn chung, GV sử dụng các phương pháp
truyền thống, có đổi mới phương pháp dạy học và đạt được
những kết quả nhất định, tuy nhiên, chưa phát huy tối đa
tính chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo của SV trong TN
thực tiễn nghề khoa học, hiện đại.
2.1.4. Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học
Giáo dục học theo hướng trải nghiệm (xem bảng 3 trang
bên)
CBQL, GV, SV đều thống nhất cho rằng, các hình
thức được GV sử dụng nhiều nhất hiện nay là bài lớp, tự
học. Nhưng việc tự học của SV hiện nay còn nặng đối
phó yêu cầu, nhiệm vụ GV đặt ra. Các hình thức còn lại
ít sử dụng hơn, đặc biệt là tham quan và hoạt động ngoại
khóa. Kết quả các hình thức dạy học được khảo sát trùng
khớp với các hình thức dạy học được GV sử dụng trong
đề cương các học phần. Theo ý kiến phỏng vấn SV
V.T.N.A.: “Tụi em chưa bao giờ được đi tham quan và
tham gia hoạt động ngoại khóa khi học các học phần
GDH”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng các
hình thức tổ chức dạy học GDH theo hướng TN còn hạn
chế, khó khăn, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
2.1.5. Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học Giáo dục
học theo hướng trải nghiệm (xem bảng 4 trang bên)
Như vậy, GV sử dụng khá tốt các phương tiện cơ bản,
tài liệu bắt buộc của học phần. Các phần mềm, phương
tiện kĩ thuật hiện đại, thư viện điện tử, tài liệu mở đã có
sử dụng nhưng chưa đồng bộ trong GV của bộ môn. Tư
liệu thực tiễn được khai thác cho SV TN chủ yếu sưu tầm
Bảng 2. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học GDH
TT Nội dung
CBQL GV SV
TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC
1 Thuyết trình 4,00 0,80 3,80 0,41 4,08 0,32
2 Trực quan 3,75 0,60 3,40 0,71 3,70 0,60
3 Vấn đáp 3,75 0,56 4,00 0,46 3,71 0,29
4 Thực hành 3,00 0,58 2,60 0,89 3,00 0,58
5 Đóng vai 2,75 0,89 2,60 0,84 2,22 0,62
6 Trò chơi 2,75 0,89 2,40 0,96 2,20 0,61
7 Tình huống 3,25 0,46 2,60 0,89 3,11 0,43
8 Dự án 3,00 0,51 1,80 0,82 1,58 1,19
9 Khác:........................................
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 51-56
53
từ mạng internet, các nguồn có sẵn. Các tư liệu thực tiễn
phong phú, gần gũi, sinh động với vốn sống, kinh nghiệm
của GV, SV ít được khai thác, sử dụng.
2.1.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá dạy học Giáo dục
học theo hướng trải nghiệm
Kiểm tra, đánh giá là yếu tố then chốt của dạy học
GDH theo hướng TN. Thực trạng vấn đề này được
nghiên cứu và trình bày qua bảng số liệu sau (xem bảng
5):
Các công việc đánh giá dạy học GDH đã được GV
quan tâm thực hiện đạt mức trên trung bình. Tuy nhiên,
SV đánh giá thấp hơn, chưa đạt kì vọng như mong đợi.
Trọng tâm của chuẩn đánh giá chủ yếu là kiến thức theo
thang Bloom, chưa đánh giá năng lực thực tiễn nghề.
Trọng số của đánh giá thường kì/ cuối kì tăng từ 2015
đến nay từ 3/7; 6/4. Hiện nay, điểm quá trình và điểm
cuối kì là 5/5. Các đề thi và kiểm tra chủ yếu được thực
hiện theo kiểu tự luận, thi viết là chính. Trong đề thi,
kiểm tra thường có tình huống thực tiễn (chiếm 40%) để
SV tìm cơ sở lí luận khoa học, nhận xét, đánh giá, đề xuất
cách thực hiện hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện
không đồng bộ trong tất cả GV của bộ môn. Việc đánh
giá được thực hiện chủ yếu theo kênh GV đánh giá SV.
Kiểm tra và thi hầu như ít phản hồi kết quả để SV phát
huy ưu điểm và khắc phục hạn chế. Chúng tôi tiến hành
phỏng vấn SV, được biết: “Hầu như tụi em chỉ biết điểm
kiểm tra, thi chứ không biết tại sao đạt điểm đó”. Kiểm
tra, đánh giá các học phần GDH hiện nay nặng kiến thức,
kiểm tra, thi bằng hình thức viết, chưa TN thực tiễn có hệ
Bảng 3. Các hình thức tổ chức dạy học GDH theo hướng TN
TT Nội dung
CBQL GV SV
TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC
1 Bài lớp 4,00 0,80 4,0 0,46 4,09 0,18
2 Tự học 3,25 0,46 4,0 0,46 3,63 0,30
3 Giúp đỡ riêng 2,75 0,89 2,8 0,65 2,43 0,54
4 Giao lưu 3,00 0,58 2,2 0,65 2,26 0,57
5 Tham quan 2,00 0,76 1,6 1,09 1,71 0,98
6 Hoạt động ngoại khóa 2,25 0,77 2,0 0,89 1,70 1,07
7 Khác:......................................
Bảng 4. Sử dụng phương tiện dạy học GDH theo hướng TN
TT Nội dung
CBQL GV SV
TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC
1 Phấn, bảng, tài liệu chính của học phần 4,25 0,58 4,4 0,47 3,95 0,20
2
Sử dụng phần mềm cơ bản máy tính, máy chiếu,
các tài liệu tham khảo
4,00 0,80 4,2 0,62 4,27 0,31
3
Sử dụng các phần mềm hiện đại, thư viện điện tử,
tài liệu “mở”
3,50 0,63 3,4 0,94 3,73 0,40
4 Clip thực tiễn dạy học, giáo dục quay sẵn 3,50 0,63 3,4 0,94 2,88 0,37
5
Thực tiễn dạy học, GD được GV, SV tự ghi âm,
ghi hình.....
2,50 0,87 2,4 0,96 1,69 0,98
6 Khác:......................................
Bảng 5. Kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học GDH theo hướng TN
TT Nội dung
CBQL GV SV
TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC
1 Xác định tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá 3,25 0,46 2,4 0,96 1,73 0,97
2 Xây dựng công cụ đánh giá 3,25 0,46 2,6 1,24 1,65 1,04
3 Phối hợp các phương pháp, kênh đánh giá 3,00 0,58 2,6 0,89 1,62 1,09
4 Phản hồi kết quả đánh giá 2,15 0,89 2,2 0,89 1,56 0,70
5 Khác:......................................
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 51-56
54
thống trong quá trình dạy học, chưa thi thực hành để đánh
giá năng lực thực tiễn nghề nghiệp của SV.
Nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện, đánh
giá hoạt động TN chỉ được phát huy hiệu quả cao khi GV
có năng lực thực hiện.
2.1.7. Thực trạng năng lực tổ chức dạy học Giáo dục học
theo hướng trải nghiệm
Thành công của quá trình dạy học phụ thuộc phần
nhiều vào năng lực của GV. Thực trạng này được chúng
tôi khảo sát và thu được kết quả như sau (xem bảng 6):
Mức độ các năng lực của GV được đánh giá đạt mức
trung bình (GV, SV), khá (CBQL). Hiện nay, GV có
năng lực thu thập thông tin nhiều nguồn (từ sách,
internet, nhưng hạn chế thông tin thực tiễn) đạt kết quả
khá tốt. Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động trong đề
cương chi tiết hiện nay chủ yếu là nghiên cứu tài liệu, báo
cáo, thảo luận, chưa sử dụng phối hợp tốt các phương
pháp, hình thức, phương tiện khoa học, nghệ thuật trong
tiến trình tổ chức hoạt động TN cho SV. Rất ít GV đề ra
hệ thống bài tập, tình huống, yêu cầu TN có hệ thống
trong đề cương. Khâu trình bày báo cáo, TN minh họa ít
được kiểm soát, nên SV thực hiện bị lạc chủ đề, chưa
đúng trọng tâm bài học. Năng lực đánh giá của GV hiện
nay đạt kết quả nhất định nhưng từ khâu xác định tiêu
chuẩn, ra đề thi, kiểm tra, thiết kế các bài tập, tình huống
đánh giá năng lực TN thực tiễn nghề cho SV cần được
bồi dưỡng, tự học, tự nghiên cứu để nâng cao.
2.2. Nguyên nhân của thực trạng tổ chức dạy học Giáo
dục học theo hướng trải nghiệm (xem bảng 7)
Như vậy, tất cả các nguyên nhân đều ảnh hưởng lớn
đến tổ chức hoạt động TN trong dạy học GDH. Trong
đó, 4 nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất là sự quan tâm
chỉ đạo quản lí, năng lực tổ chức hoạt động TN của GV,
phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động TN; sự tự
giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của SV; việc huy động
nguồn lực, kiểm tra, đánh giá cũng có ảnh hưởng cao.
Muốn tổ chức quá trình dạy học GDH theo hướng TN
đạt hiệu quả cao, chủ thể thực hiện cần có biện pháp tác
động vào tất cả các nguyên nhân; đặc biệt là các nguyên
nhân gây nhiều ảnh hưởng.
2.3. Biện pháp tổ chức dạy học Giáo dục học theo
hướng trải nghiệm cho sinh viên Trường Đại học
Đồng Tháp
Bảng 6. Năng lực tổ chức dạy học GDH theo hướng TN của GV
TT Nội dung
CBQL GV SV
TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC
1
Thu thập xử lí thông tin cho dạy học các học phần
GDH theo hướng TN
3,25 0,46 3,2 0,93 2,63 0,48
2
Thiết kế dạy học các học phần GDH theo hướng
TN
3,50 0,63 2,6 0,89 2,41 0,53
3
Tổ chức dạy học các học phần GDH theo hướng
TN
3,00 0,80 2,6 0,89 2,26 0,63
4 Đánh giá năng lực TN đạt ở SV 3,25 0,46 2,6 0,89 2,39 0,53
5 Khác:................................................
Bảng 7. Nguyên nhân của thực trạng dạy học GDH theo hướng TN
TT Nội dung
CBQL GV SV
TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC
1 Quan tâm, chỉ đạo, quản lí của CBQL chuyên môn 3,75 0,60 4,0 0,46 3,81 0,42
2 Năng lực tổ chức hoạt động TN của GV 4,50 0,40 4,8 0,32 3,95 0,32
3
Tích cực, chủ động, sáng tạo của SV trong tổ chức
hoạt động TN
4,00 0,80 4,2 0,62 3,81 0,42
4 Chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo 3,25 0,87 3,4 0,71 3,33 0,47
5 Huy động, sử dụng tài lực, vật lực cho tổ chức TN 3,50 0,63 3,6 0,59 3,39 0,44
6 Phương pháp, hình thức tổ chức TN 4,25 0,30 4,6 0,35 3,86 0,28
7 Đánh giá kết quả hoạt động TN 3,25 0,87 3,6 0,68 3,27 0,60
8 Sự phối hợp lực lượng trong tổ chức TN 4,00 0,80 4,0 0,46 3,58 0,32
9 Khác:................................................
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 51-56
55
2.3.1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học Giáo dục
học theo hướng trải nghiệm cho giảng viên
Trường Đại học Đồng Tháp, các khoa, tổ chuyên
môn cần có kế hoạch bồi dưỡng GV về năng lực dạy học
TN qua hội thảo, tập huấn của trường, các đơn vị trong
và ngoài nước tổ chức. GV, SV cần được tạo điều kiện
để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, viết sáng
kiến kinh nghiệm về dạy học TN. Tổ, khoa chuyên môn
cần có kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn, học thuật
thường xuyên về dạy học TN. Trên nền tảng kết quả bồi
dưỡng, GV cần thường xuyên tự học, tự nghiên cứu cập
nhật thành tựu khoa học học tập TN để nâng cao năng
lực dạy học, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, nghiên
cứu khoa học của SV theo hướng TN. Khi có nhận thức
đầy đủ, mỗi GV cần thiết kế, tổ chức quá trình dạy học
GDH (chương, bài) theo hướng TN cụ thể. Tổ bộ môn
dự giờ, góp ý, chia sẻ, học hỏi, hoàn thiện quá trình dạy
học GDH theo hướng TN. CBQL chuyên môn cần có kế
hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả tự học, tự bồi dưỡng
năng lực dạy học TN của GV; khen thưởng những GV
có nhiều thành tích trong tổ chức dạy học TN năng lực
thực tiễn nghề cho SV.
2.3.2. Xác định chuẩn đầu ra, xây dựng đề cương Giáo
dục học theo hướng trải nghiệm năng lực thực tiễn nghề
cho sinh viên
Nhà trường cần có những quan điểm chỉ đạo, tổ chức
hoạt động TN dạy học trong chiến lược, quy chế tổ chức
hoạt động đào tạo, kế hoạch năm học. Các khoa xây dựng
chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận năng lực thực tiễn nghề.
Từ hệ thống năng lực của chuẩn đầu ra, GV cần xây dựng
đề cương chi tiết các học phần GDH theo hướng TN năng
lực thực tiễn nghề. Đề cương cần hoạch định hệ thống
hoạt động TN, xác định rõ mục tiêu, nội dung có giá trị
cao cho TN, đổi mới phương pháp, hình thức, phương
tiện, điều kiện, đánh giá kết quả, vai trò, sự chuẩn bị TN
của GV, SV. Dựa vào bản mô tả đề cương, SV dễ dàng
tự học, chuẩn bị chu đáo, hiệu quả để việc tổ chức TN
thành công. Các thành tố của hoạt động dạy học GDH
theo hướng TN được huy động và thiết kế theo tiến trình
tổ chức khoa học, nghệ thuật. Ngoài thiết kế hoạt động
TN trên lớp, GV cần thiết kế hoạt động cho SV TN ngoại
khóa, tự học, tự TN. Kết quả TN trên lớp sẽ là động lực
cho SV tự học, tự TN nâng cao năng lực thực tiễn nghề
của bản thân. Đề cương cần quy định rõ tiêu chuẩn, tiêu
chí, cách thức kiểm tra, đánh giá qua hệ thống bài tập,
tình huống TN khoa học suốt tiến trình học tập nhằm
chứng nhận năng lực thực tiễn nghề đạt được ở SV.
2.3.3. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Giáo dục học theo hướng trải nghiệm
Phương pháp, hình thức dạy học GDH theo hướng
TN cần được thực hiện có hệ thống: GV thường xuyên
được bồi dưỡng, tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu về đổi
mới phương pháp, hình thức dạy học GDH theo hướng
TN. GV được khoa, trường tạo điều kiện tham gia các
hội thảo khoa học trong và ngoài nước về phương pháp,
hình thức dạy học TN. GV, tổ bộ môn cần thực hiện các
đề tài khoa học từ nhận thức chung đến cụ thể và ứng
dụng chung đến chuyên sâu từng bài, nội dung cụ thể. Tổ
bộ môn cần thảo luận, xây dựng có hệ thống các bài tập,
yêu cầu, tình huống, hoạt động TN có hệ thống năng lực
thực tiễn nghề của SV trong đề cương chi tiết học phần.
GV phổ biến đề cương, kế hoạch dạy học, nhiệm vụ tự
học theo hướng đổi mới phương pháp, hình thức dạy học
GDH chi tiết, cụ thể đến SV. SV có quá trình chuẩn bị
công phu cho hoạt động học GDH theo hướng TN. Mỗi
GV cần đăng kí những tiết dạy học TN trong hệ thống
hoạt động TN của đề cương đã thống nhất. Tổ bộ môn có
kế hoạch tổ chức hệ thống hoạt động sinh hoạt chuyên
môn, học thuật nhằm nâng cao nhận thức về các phương
pháp, kĩ thuật, hình thức dạy học theo hướng TN, chia sẻ
kinh nghiệm thực hiện để GV cùng học hỏi. GV thực
hiện những tiết dạy học TN cả bộ môn dự để góp ý xây
dựng hoàn thiện cho nhau theo tinh thần đổi mới phương
pháp, kĩ thuật dạy học TN. Việc sử dụng các hình thức tổ
chức dạy học: mới, hiện đại, phong phú, đa dạng, linh
hoạt, sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn và đạt hiệu quả TN.
Sau quá trình sử dụng phương pháp, hình thức dạy học
theo hướng TN, tổ bộ môn, GV cùng nhìn nhận, đánh
giá, bổ sung, rút ra bài học kinh nghiệm cho sự đổi mới.
Thành quả đổi mới phương pháp, hình thức dạy học là
cơ sở quan trọng để đánh giá lao động, thi đua, khen
thưởng GV, tập thể tổ bộ môn, khoa chuyên môn.
2.3.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực trải nghiệm
của sinh viên qua dạy học Giáo dục học
GV cần tự học, tự nghiên cứu để làm chủ việc thực
hiện đánh giá quá trình, đánh giá năng lực TN thực tiễn
nghề của SV theo tiêu chuẩn, tiêu chí, phương pháp, hình
thức khoa học, hiệu quả. Các công cụ đánh giá cần được
thiết kế khoa học. GV cần thu thập thông tin thực tiễn
qua hoạt động, tình huống, thiết kế yêu cầu TN để đánh
giá thường xuyên, cả quá trình. GV thiết kế phiếu điều
tra, phiếu ghi chép học tập, đề kiểm tra định kì, đề thi
thực hành kết thúc học phần theo hướng TN thực tiễn
nghề. Chủ thể cần áp dụng đa dạng, sử dụng phối hợp
các phương pháp, loại hình để đảm bảo đánh giá cả định
tính và định lượng. Đánh giá qua quan sát, điều tra,
phỏng vấn, thực hành, TN làm ra sản phẩm cụ thể. GV
cần đầu tư tâm trí cho nghệ thuật, chiến lược, chiến thuật
phản hồi kết quả học tập, TN của SV. Nhận xét của GV
cần mang tính khích lệ, động viên SV tích cực TN, tự TN
thực tiễn phong phú. GV cần có nghệ thuật khen thưởng,
phê bình để SV luôn có cảm xúc tích cực và có động lực
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 51-56
56
mạnh mẽ thực hiện TN thực tiễn nghề. Kết quả TN của
SV cần được biểu dương, khen thưởng, cộng điểm thành
tích học tập ở các học phần GDH.
2.3.5. Huy động nguồn lực cho tổ chức dạy học Giáo dục
học theo hướng trải nghiệm thực tiễn
Tài lực, vật lực càng được huy động nhiều về số
lượng và chất lượng thì hiệu quả hoạt động TN năng lực
thực tiễn nghề SV sẽ càng cao. Vì vậy, lãnh đạo trường,
CBQL khoa, tổ cần có kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm
tra, đánh giá dạy học GDH theo hướng TN thực tiễn nghề
chính khóa và qua các hoạt động ngoại khóa. Các lực
lượng giáo dục như CBQL chuyên môn, GV, SV, cán bộ
thư viện, đoàn thể trong trường và kết nối các cơ quan
ban ngành, doanh nghiệp, người lao động, sử dụng lao
động để tổ chức phong phú các loại hình hoạt động TN
cho SV. Hàng năm, nhà trường cần ưu tiên kinh phí,
đồng thời thực hiện xã hội hóa GD để đầu tư cơ sở vật
chất, các phương tiện kĩ thuật, điều kiện cho dạy học theo
hướng TN. Khoa, tổ chuyên môn cần xây dựng mô hình
tổ chức hoạt động TN có hệ thống từ nhận thức, TN hoạt
động giả định, qua thực tiễn ghi âm, ghi hình ở trường
phổ thông để SV TN ở trường đại học, kết nối với trường
phổ thông để SV TN nghề trong thực tiễn lao động cụ
thể, có hệ thống.
3. Kết luận
Dạy học GDH theo hướng TN thực tiễn nghề hiện
nay đã được quan tâm thực hiện. Việc khai thác các thành
tố của quá trình dạy học GDH theo hướng TN đa số đạt
mức trên trung bình. Một số GV thực hiện khá tốt. Tuy
nhiên, còn có những GV nặng cung cấp thông tin, truyền
thụ kiến thức, ít tổ chức hoạt động cho SV TN thực tiễn
nghề. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng.
Trong đó, 4 nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất là: sự
quan tâm chỉ đạo quản lí; năng lực tổ chức hoạt động TN
của GV; hình thức tổ chức hoạt động TN; sự tự giác, tích
cực, độc lập, sáng tạo của SV. Việc huy động nguồn lực,
kiểm tra, đánh giá cũng có ảnh hưởng cao. Từ thực trạng
và nguyên nhân nêu trên, cần có các biện pháp tổ chức
dạy học GDH theo hướng TN cho SV là: bồi dưỡng nâng
cao năng lực cho GV; xác định chuẩn đầu ra, xây dựng
đề cương học phần theo tiếp cận năng lực thực tiễn nghề;
đổi mới phương pháp, hình thức, kiểm tra, đánh giá, huy
động nguồn lực cho tổ chức dạy học GDH theo hướng
TN thực tiễn nghề. Các biện pháp tổ chức dạy học GDH
theo hướng TN thực tiễn nghề cho SV đã được khảo
nghiệm đều cần thiết và có tính khả thi cao.
Tài liệu tham khảo
[1] Quản Hà Hưng (2016). Quy trình giáo dục trải
nghiệm của David Kolb vào việc tổ chức rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên khoa Giáo dục tiểu
học. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 1 tháng 7,
tr 274-277.
[2] Bộ GD-ĐT (2014). Kỉ yếu Hội thảo khoa học “Hoạt
động trải nghiệm sáng tạo của học sinh phổ thông”.
Hà Nội.
[3] Bộ GD-ĐT (2015). Tài liệu Tập huấn Kĩ năng xây dựng
và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
trường trung học. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[4] Mc. Carthy, B. (1990). Using the 4MAT system to
bring learning styles to schools, Educational
Leadership. ISSN 0013-1784, 1990, Vol. 48, Issue 2,
pp. 31-37.
[5] Lê Thị Hoài Châu - Lê Văn Tiến - Nguyễn Văn Vĩnh
(1999). Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động.
NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[6] Nguyễn Thanh Bình - Lê Thị Thu Hà - Trịnh Thúy
Giang (2014). Giáo trình: Chuyên đề giáo dục kĩ
năng sống. NXB Đại học Sư phạm.
[7] Nguyễn Thị Liên - Nguyễn Thị Hằng - Tưởng Duy
Hải - Đào Thị Ngọc Minh (2016). Tổ chức hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ
thông. NXB Giáo dục Việt Nam.
[8] Thái Hữu Linh và Trần Thanh An (2016). Rèn luyện
kĩ năng tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo trong
dạy học môn Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư
phạm - Đại học Thái Nguyên. Tạp chí Giáo dục, số
đặc biệt tháng 10, tr 142-145.
[9] Huỳnh Mộng Tuyền - Đinh Ngọc Thắng (2018).
Thực trạng và biện pháp tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong học tập các học phần giáo
dục học của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp.
Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở Trường Đại học Đồng
Tháp, mã số SPD2017.01.06.
KÍNH MỜI BẠN ĐỌC ĐẶT MUA
TẠP CHÍ GIÁO DỤC NĂM 2019
Tạp chí Giáo dục ra 1 tháng 2 kì, đặt mua thuận
tiện tại các bưu cục địa phương (Mã số C192) hoặc đặt
mua trực tiếp tại Tòa soạn (số lượng lớn) theo địa chỉ:
TẠP CHÍ GIÁO DỤC, Số 4 Trịnh Hoài Đức, quận
Đống Đa, Hà Nội.
Kính mời bạn đọc, các đơn vị giáo dục, trường học
đặt mua Tạp chí Giáo dục năm 2019. Mọi liên hệ xin
gửi về địa chỉ trên hoặc liên lạc qua số điện thoại:
024.37345363; Fax: 024.37345363.
Xin trân trọng cảm ơn.
TẠP CHÍ GIÁO DỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10huynh_mong_tuyen_4112_2181733.pdf