Tài liệu Thực trạng và giải pháp sử dụng giáo trình điện tử để phát triển năng lực tự học cho sinh viên sư phạm, trường đại học Cần Thơ: Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 41 (2015): 81-89
81
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ
ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Lê Văn Nhương
Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ
Thông tin chung:
Ngày nhận: 08/09/2015
Ngày chấp nhận: 22/12/2015
Title:
Current situations and
solutions to using
coursewares to enhance self-
study competency of Can Tho
University’s pedagogy
students
Từ khóa:
Giáo trình điện tử, năng lực
Tự học, kĩ năng tự học, động
cơ học tập, thái độ học tập
Keywords:
Coursewares (E-textbook),
self-study competency, self-
study skills, learning
motivation, learning attitude
ABSTRACT
The study is the combination of theoretical research and practical survey
methods to analyse current situations to establishing and using
coursewares in teaching at Cantho University and School of Education.
The study result...
9 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp sử dụng giáo trình điện tử để phát triển năng lực tự học cho sinh viên sư phạm, trường đại học Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 41 (2015): 81-89
81
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ
ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Lê Văn Nhương
Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ
Thông tin chung:
Ngày nhận: 08/09/2015
Ngày chấp nhận: 22/12/2015
Title:
Current situations and
solutions to using
coursewares to enhance self-
study competency of Can Tho
University’s pedagogy
students
Từ khóa:
Giáo trình điện tử, năng lực
Tự học, kĩ năng tự học, động
cơ học tập, thái độ học tập
Keywords:
Coursewares (E-textbook),
self-study competency, self-
study skills, learning
motivation, learning attitude
ABSTRACT
The study is the combination of theoretical research and practical survey
methods to analyse current situations to establishing and using
coursewares in teaching at Cantho University and School of Education.
The study results showed that a courseware with movies, photos,
diagrams, and self-study exercises is a tool to develop self-study
competency for pedagogy students. However, most coursewares formats at
the Learning Resource Center and DOKEOS of Can Tho University are in
PDF froms (switch from printed textbooks into coursewares), which do not
meet the requirements to teaching and learning with credit –based system.
Only 21.4% of teachers use coursewares to their teaching at DOKEOS.
Based on this situation, the author would propose the establishing process
and solutions to using coursewares to enhance self-study competency for
Can Tho University’s pedagogy students.
TÓM TẮT
Bài viết đã kết hợp phương pháp nghiên cứu lí thuyết và khảo sát thực tế
để phân tích thực trạng sử dụng giáo trình điện tử trong dạy học ở Trường
Đại học Cần Thơ nói chung, ở Khoa Sư phạm nói riêng. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, giáo trình điện tử với sự tăng cường phim, ảnh, sơ đồ, biểu
đồ, bài tập tự học, là công cụ rất phù hợp để phát triển năng lực tự học
cho sinh viên Sư phạm. Tuy nhiên, hầu hết giáo trình điện tử của Trung
tâm học liệu và trên Hệ thống quản lí dạy học trực tuyến DOKEOS của
Trường Đại học Cần Thơ đều tồn tại dưới định dạng PDF (chuyển từ giáo
trình in sang giáo trình điện tử), chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức dạy
học theo Hệ thống tín chỉ; chỉ có 21,4% giảng viên sử dụng các giáo trình
điện tử này như tài liệu chính thức để tổ chức dạy học. Từ thực trạng đó,
tác giả đề xuất một quy trình xây dựng và các giải pháp sử dụng giáo trình
điện tử phù hợp hơn trong việc nâng cao năng lực tự học cho sinh viên Sư
phạm của Trường Đại học Cần Thơ.
1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
VÀ LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Phát triển năng lực là xu thế dạy học đã và đang
phổ biến ở nhiều quốc gia có nền giáo dục phát
triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Úc, Liên minh
Châu Âu, Ở Việt Nam, dạy học phát triển năng
lực được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào áp dụng
chính thức ở bậc phổ thông từ cuối năm 2013, đến
nay đã thu được những kết quả tích cực. Trong xu
thế dạy học hiện tại ở nước ta, tự học được xem là
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 41 (2015): 81-89
82
một trong những năng lực chung quan trọng, cần
được phát triển ở tất cả các môn học. Ở bậc Đại
học (ĐH), trong điều kiện tất cả các trường đã áp
dụng đào tạo theo Hệ thống tín chỉ thì việc phát
triển năng lực tự học cho SV đã trở thành yêu cầu
bắt buộc đối với tất cả giảng viên (GV). Kết quả
khảo sát cho thấy, nhiều GV đã lựa chọn giáo
trình điện tử (GTĐT) như một công cụ tổ chức dạy
học giúp sinh viên Sư phạm (SVSP) tự học rất
hiệu quả.
Giáo trình điện tử là khái niệm không còn xa lạ
đối với những người làm công tác giáo dục ở nước
ta. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn nhiều cách hiểu
khác nhau về nội hàm của khái niệm này. Dù hiểu
ở góc độ nào, mục tiêu quan trọng nhất của các
GTĐT vẫn là phát huy tối đa năng lực tự học của
người học, cung cấp đầy đủ thông tin giúp người
học tự khám phá và lựa chọn con đường chiếm lĩnh
tri thức phù hợp nhất với khả năng của mình. Kết
quả khảo sát về thực trạng sử dụng GTĐT tại
Trung tâm Học liệu và hệ thống DOKEOS của
Trường Đại học Cần Thơ cho thấy vẫn còn nhiều
cách hiểu khác nhau về GTĐT, dẫn đến sự thiếu
thống nhất trong định dạng và cách sử dụng, đặc
biệt là sử dụng theo hướng phát triển năng lực tự
học cho SVSP. Thực trạng này đòi hỏi phải có những
nghiên cứu quy củ về việc xây dựng và sử dụng
GTĐT trong dạy học, giúp phát huy tối đa hiệu quả
của GTĐT trong việc phát triển năng lực tự học cho
SVSP.
1.2 Lược khảo tài liệu về vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Nghiên cứu về phát triển năng lực tự học
Nhiều tác giả đã nêu quan điểm của mình về tự
học như: Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Thái Duy
Tuyên (1998), Nguyễn Kỳ (1998), Trần Phương
(2005), Tuy nhiên, các quan điểm này chủ yếu
tập trung vào những kĩ năng tự học để chiếm lĩnh
tri thức mà không đề cập đến khía cạnh động cơ và
thái độ học tập. Tác giả Trịnh Quốc Lập (2008) đã
nghiên cứu và đưa khái niệm khá đầy đủ về năng
lực tự học, trong đó nhấn mạnh vai trò của việc xây
dựng động cơ và thái độ học tập cho SV.
Tổng hợp quan điểm của nhiều tác giả, có thể
khẳng định năng lực tự học của từng chủ thể
(người học) luôn có sự khác biệt nhất định. Theo
tác giả Trịnh Quốc Lập thì phát triển năng lực tự
học là dựa trên những điểm giống và khác biệt của
các chủ thể để giúp người học có được (Trịnh
Quốc Lập, 2008): Động cơ học tập đúng đắn; khả
năng tự quản lí việc học, tự làm việc, tự đánh giá
kết quả học tập và tự điều chỉnh việc học của mình;
khả năng làm việc độc lập và hợp tác với người
khác; thái độ tích cực đối với việc học.
1.2.2 Nghiên cứu về phát triển năng lực tự học
cho sinh viên Sư phạm
Trong 4 nhóm công việc cần làm để phát triển
năng lực tự học thì giúp SV có được động cơ học
tập đúng đắn và thái độ học tập tích cực là những
công việc chung, được thực hiện giống nhau đối
với tất cả SVSP; 2 công việc còn lại là phát triển
khả năng tự quản lí, tự đánh giá, tự điều chỉnh và
khả năng làm việc độc lập, hợp tác với người khác
là những công việc mang tính đặc thù của từng
chuyên ngành. Tính đặc thù này được thể hiện qua
4 nhóm năng lực tự học cần được phát triển cho
từng chuyên ngành gồm: năng lực lập kế hoạch,
năng lực chuyên môn, năng lực nghiệp vụ sư
phạm, năng lực kiểm tra đánh giá. Tác giả Nguyễn
Thị Xuân Thủy đã cụ thể hóa 4 nhóm năng lực như
sau (Nguyễn Thị Xuân Thủy, 2012):
Nhóm năng lực lập kế hoạch gồm: lập kế
hoạch học tập toàn khóa, đăng kí học phần, lập kế
hoạch để hoàn thành học phần.
Nhóm năng lực chuyên môn: nhóm năng
lực này được xác định cụ thể ở từng chuyên ngành.
Chẳng hạn, đối với chuyên ngành Sư phạm Địa lí,
nhóm năng lực chuyên môn cần phát triển gồm:
năng lực tư duy tổng hợp lãnh thổ, năng lực sử
dụng bản đồ/ Atlas Địa lí, năng lực vẽ và phân tích
biểu đồ, năng lực xử lí số liệu thống kê, năng lực
sử dụng tranh ảnh/ sơ đồ, năng lực nghiên cứu
khoa học Địa lí.
Nhóm năng lực nghiệp vụ sư phạm gồm:
trình bày vấn đề, phân tích nội dung tài liệu, soạn
giáo án, tập giảng, quan sát, hợp tác với giảng viên
khác và học sinh.
Nhóm năng lực kiểm tra đánh giá: ra đề,
làm bài kiểm tra.
1.2.3 Nghiên cứu về Giáo trình điện tử
Hiện tại, có nhiều quan điểm khác nhau về
GTĐT. Theo trang web về GTĐT của Bộ Giáo dục
và Đào tạo Việt Nam (ebook.edu.vn), GTĐT là các
tập tin điện tử có nội dung ít nhất cũng bằng giáo
trình in; nhóm dạy học Intel thì cho rằng GTĐT là
loại tài liệu hỗ trợ học tập hiệu quả thông qua kênh
hình và kênh phim; mạng dạy học trực tuyến
Moodle lại tập trung phát triển các GTĐT ở dạng
tập tin word, pdf hoặc html, phục vụ dạy học
trực tuyến. Các nghiên cứu GTĐT chỉ dừng lại ở
việc xây dựng và sử dụng theo ý đồ riêng của từng
tác giả, chưa có những nghiên cứu cụ thể nào trong
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 41 (2015): 81-89
83
việc sử dụng GTĐT để phát triển năng lực tự học
cho SV.
2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Phương tiện nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề này, tác giả sử dụng một
số các phương tiện sau:
Phiếu khảo sát sinh viên (SV) năm hai, ha
và tư về năng lực tự học và các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả của quá trình tự học;
Phần mềm SPSS v20.0 để xử lí kết quả
thống kê.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Các nghiên cứu lí thuyết về tự học, phát triển
năng lực tự học và giáo trình điện tử được chúng
tôi tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu có độ tin cậy
cao về mặt khoa học như: Sách, tạp chí khoa học,
tạp chí chuyên ngành giáo dục, Đây chính là cơ
sở lí luận để tiến hành khảo sát, đánh giá về thực
trạng sử dụng GTĐT trong dạy học nói chung và
dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học cho
SVSP nói riêng.
Bên cạnh các nghiên cứu lí thuyết, tác giả còn
tiến hành 2 hoạt động nghiên cứu thực tế gồm:
Tổng hợp thông tin về thực trạng xây dựng,
sử dụng GTĐT tại Trung tâm Học liệu và Hệ thống
quản lí dạy học trực tuyến DOKEOS của Trường
Đại học Cần Thơ để làm cơ sở thực tiễn cho bài
viết.
Khảo sát bằng phiếu về thực trạng tự học
(trong đó tập trung chủ yếu vào việc sử dụng
GTĐT để tự học) và các nhân tố ảnh hưởng đến
quá trình tự học của SV tại Khoa Sư phạm -
Trường Đại học Cần Thơ trong khoảng thời gian từ
tháng 4 năm 2014 đến tháng 5 năm 2014. Số lượng
khảo sát là 210 SV thuộc các khối ngành sư phạm:
Toán, Ngôn ngữ (Ngữ văn, Tiếng Anh), Khoa học
tự nhiên (Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội
(Lịch sử, Địa lí) và chủ yếu là SV năm thứ hai, thứ
ba và thứ tư. Tác giả không chọn SV năm thứ nhất
tham gia khảo sát vì những SV này chỉ mới làm
quen với môi trường đại học, việc tự học chưa có
định hướng rõ ràng.
Từ thực tế sử dụng GTĐT tổ chức dạy học các
học phần trên DOKEOS, đồng thời dựa trên năng
lực hiện tại của SVSP (từ kết quả khảo sát bằng
phiếu), chúng tôi đề xuất những yêu cầu cần thiết
trong việc xây dựng và sử dụng GTĐT nhằm phát
huy tốt nhất năng lực tự học của SV.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Giáo trình điện tử và vai trò của nó đối
với việc phát triển năng lực tự học cho sinh viên
Sư phạm
3.1.1 Khái niệm Giáo trình điện tử
Qua quá trình xây dựng, sử dụng GTĐT trong
dạy học cho sinh viên Sư phạm và tổng hợp nhiều
quan điểm khác nhau, tác giả đưa ra khái niệm sau:
Giáo trình điện tử là một dạng tài liệu điện tử phục
vụ dạy học được tạo ra bằng các phần mềm máy
tính. Tài liệu này tồn tại ở nhiều định dạng và có
thể sử dụng dưới hình thức ofline hoặc online. Nội
dung GTĐT được thiết kế thành nhiều bài học có
thời lượng phù hợp với từng đối tượng người học
khác nhau trên cơ sở tăng cường kênh phim, ảnh,
bản đồ, sơ đồ, Ở mỗi chủ đề kiến thức (bài học
hoặc chương) đều có tài liệu tham khảo; câu hỏi,
bài tập tự học; gợi ý, hướng dẫn phương pháp học;
các công cụ hỗ trợ tương tác giữa người học với
tài liệu, với người học khác và với tác giả giúp
phát huy tối đa năng lực tự học của người học.
3.1.2 Phân loại giáo trình điện tử
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, có thể phân
loại GTĐT như sau:
Theo định dạng, có GTĐT ở các dạng file
word, pdf, html, aps, php,
Theo mức độ tương tác: GTĐT tương tác một
chiều, hai chiều và đa chiều.
Theo chuyên ngành, GTĐT xây dựng theo các
chuyên ngành Toán, Văn học, Địa lí, hoặc
chuyên ngành hẹp hơn như: Khoa học Trái Đất,
Văn học Việt Nam, Lịch sử Việt Nam cận đại,
Theo mức độ sử dụng, GTĐT được chia thành
3 cấp độ như sau:
Cấp độ 1: Ở cấp độ này, GTĐT được số hóa
thành tập tin word, PDF hoặc một dạng tập tin đọc
tương tự từ giáo trình in. Nó được sử dụng giống
như một giáo trình in và chỉ có khả năng tương tác
1 chiều từ giáo trình đến người đọc.
Cấp độ 2: GTĐT được trình bày dưới dạng
các trang web siêu liên kết, có sự hỗ trợ của ảnh,
phim, bản đồ, biểu đồ, Người học có thể tương
tác với giáo trình thông qua các bài tập (có đáp án,
chấm điểm và phản hồi) ở từng bài hoặc từng
chương.
Cấp độ 3: GTĐT được trình bày dưới dạng
các trang web siêu liên kết, có sự hỗ trợ của ảnh,
phim, bản đồ, biểu đồ, và được sử dụng để tổ
chức dạy học thông qua hệ thống hỗ trợ dạy học
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 41 (2015): 81-89
84
trực tuyến (LMS – Learning Management System).
Người học có thể tương tác với giáo trình, với
giảng viên và những người học khác qua các công
cụ hỗ trợ của LMS mà không cần trực tiếp đến lớp.
GV tổ chức các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh
giá, trên cơ sở kết hợp giáo trình với LMS.
Trong quá trình dạy học, GV có thể xây dựng
GTĐT của chuyên ngành mình theo 3 cấp độ như
đã nêu. Tùy theo năng lực người học mà sử dụng
giáo trình ở cấp độ phù hợp để tổ chức dạy học thì
hiệu quả mang lại sẽ cao hơn.
3.1.3 Vai trò của giáo trình điện tử trong việc
phát triển năng lực tự học cho sinh viên Sư phạm
Tác động đến động cơ học tập của sinh viên
Động cơ học tập là yếu tố quyết định đến sự
thành công trong học tập. Ở bậc Đại học, động cơ
học tập phần lớn bắt nguồn từ sự đam mê và ý thức
vươn lên làm chủ nghề nghiệp của SV. Trong quá
trình học tập, chính sự kết hợp hài hòa giữa kiến
thức chuyên ngành và các tiến bộ của khoa học
công nghệ của GTĐT, đặc biệt là sự tăng cường về
âm thanh, hình ảnh, phim, sơ đồ, biểu đồ, đã
đem lại sự hứng thú trong học tập cho SVSP, từ đó
làm tăng niềm đam mê khám phá, chiếm lĩnh tri
thức chuyên ngành (Kết quả khảo sát 210 SV tại
Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ). Học
tập với GTĐT cũng chính là cơ hội để SV rèn
luyện kĩ năng tin học – một trong những công cụ
quyết định đến sự thành công của nghề nghiệp
trong tương lai.
Tác động đến khả năng tự quản lí, tự làm việc,
tự đánh giá và tự điều chỉnh
Trong điều kiện học tập theo Hệ thống tín chỉ,
SV phải chủ động trong tất cả các hoạt động từ lập
kế hoạch học tập toàn khóa đến đăng kí học phần,
xây dựng kế hoạch để hoàn thành các học phần.
Hay đơn giản hơn là lập kế hoạch để hoàn thành
các nhiệm vụ do GV đặt ra. Ở đầu mỗi giáo trình
hoặc đầu mỗi chương của GTĐT đều có phần giới
thiệu chi tiết về nội dung, mục tiêu cần đạt và
hướng dẫn tự học, SV dễ dàng dựa trên những gợi
ý này để lập kế hoạch học tập phù hợp cho mình.
Các bài tập tự luận, trắc nghiệm khách quan hoặc
dự án (có thể được thiết kế dưới dạng Webquest)
chính là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp SV tự
kiểm tra, đánh giá năng lực để tự điều chỉnh ở từng
giai đoạn nhằm đạt được mục tiêu đặt ra ở mức độ
cao nhất.
Tác động đến khả năng làm việc độc lập và hợp
tác với người khác
Khi học tập với GTĐT, SVSP phải chủ động
hoàn toàn về tiến độ học tập của mình. Chính vì
vậy, khi xây dựng GTĐT giảng viên đã xác định rõ
mục tiêu và nhiệm vụ cần hoàn thành ở từng giai
đoạn và cả học phần. Để hoàn thành các nhiệm vụ
đó, SV phải tự thân nỗ lực trong việc tìm kiếm tài
liệu, xây dựng kế hoạch học tập, đồng thời phải
chủ động trong việc hợp tác với bạn bè, trao đổi
với GV, làm việc nhóm, làm dự án, Trong quá
trình nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ bản thân mỗi SV
sẽ phát triển được năng lực làm việc cá nhân và
hợp tác với người khác (bạn bè, GV,).
Tác động đến thái độ học tập của sinh viên
Thái độ học tập là trạng thái tâm lí của SV được
cấu thành bới 3 yếu tố: nhận thức, xúc cảm – tình
cảm và hành vi. Thái độ học tập chịu tác động bởi
nhân tố gia đình, nhà trường và nhận thức của bản
thân người học. Ở bậc Đại học, nhân tố tác động
mạnh mẽ nhất đến thái độ học tập của SV chính là
môi trường học tập và nhận thức của bản thân.
GTĐT tạo môi trường học tập mọi lúc, mọi nơi.
Đặc biệt với công cụ đặc trưng là siêu liên kết
(Hyperlink), GTĐT giúp người học có thể liên kết
đến bất cứ nơi đâu mà công nghệ Internet cho
phép, người học dễ dàng tìm kiếm các thông tin mà
họ cần trong nội dung giáo trình và cả những thông
tin mở rộng từ mạng Internet. Môi trường học tập
thoải mái, thông tin tìm kiếm dễ dàng giúp người
học tự tin hơn vào năng lực của bản thân, nhận
thức tích cực hơn về ngành nghề của mình đang
theo đuổi.
3.2 Thực trạng sử dụng giáo trình điện tử
trong dạy học tại Khoa Sư phạm, Trường Đại
học Cần Thơ
3.2.1 Thực trạng sử dụng GTĐT của giảng viên
Thông tin từ cơ sở dữ liệu của Trung tâm Học
liệu – Trường Đại học Cần Thơ đến tháng 02 năm
2015 cho thấy Trung tâm đang lưu trữ 706 GTĐT
của các khoa/viện/bộ môn/trung tâm (gọi chung là
khoa). Hầu hết GTĐT được xây dựng dưới dạng
PDF, trong đó Khoa Sư phạm chiếm số lượng
nhiều nhất với 200 giáo trình. Tuy nhiên, các giáo
trình này chủ yếu được sử dụng với vai trò là tài
liệu tham khảo mà không phục vụ trực tiếp để tổ
chức dạy học.
Khảo sát về các khóa học trực tuyến trên hệ
thống quản lí dạy học trực tuyến DOKEOS của
Trường Đại học Cần Thơ cho thấy số lượng khóa
học được tổ chức trên hệ thống này lên đến 1478 ở
cả bậc Cao học và Đại học. Trong đó, Khoa Kinh
tế và Quản trị kinh doanh là khoa có số lượng khóa
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 41 (2015): 81-89
85
học trực tuyến nhiều nhất với 554 khóa, Khoa Sư
phạm xếp thư tư trên tổng số 16 khoa. Tuy nhiên,
số lượng GTĐT được xây dựng để phục vụ trực
tiếp giảng dạy cho các khóa học trực tuyến của
Khoa Sư phạm chỉ là 317 (chiếm 21,4% tổng số
khóa học của toàn Khoa), số còn lại chủ yếu làm
tài liệu tham khảo cho học phần. Khảo sát cũng cho
thấy, các GTĐT phần lớn được xây dựng dưới
dạng PDF, chuyển từ giáo trình in sang điện tử.
Hình thức xây dựng và cấu trúc của các GTĐT
cũng thiếu sự đồng nhất, chưa đảm bảo được yêu
cầu giúp SV tự học hiệu quả dẫn đến chất lượng
dạy học với GTĐT chưa cao. Qua đó có thể khẳng
định, mặc dù nhiều GV của khoa Sư phạm đã xây
dựng và sử dụng GTĐT trong dạy học nhưng số
lượng và tỉ lệ vẫn chưa cao so với mặt bằng chung
của Trường, đó là chưa xét về khía cạnh chất lượng
và mức độ sử dụng.
Kết quả khảo sát từ 210 SVSP cho thấy, GV ít
sử dụng GTĐT trong hoạt động kiểm tra đánh giá,
điều này cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến mức độ
sử dụng GTĐT để tự học của SVSP. Chỉ có 35,3%
GV sử dụng GTĐT cho các hoạt động đánh giá quá
trình và 20,6% GV sử dụng để đánh giá tổng kết
(Giữa kì là 23,5% và cuối kì là 17,6%). Như vậy,
chính bản thân những GV sử dụng GTĐT để dạy
học cũng chưa khai thác hết chức năng đánh giá
của nó, một phần nguyên nhân được nhiều GV giải
thích là do hạn chế về mặt kĩ thuật tin học và sự
thông thạo về mạng máy tính.
3.2.2 Thực trạng sử dụng GTĐT để tự học của
sinh viên Sư phạm
Khảo sát 210 SVSP năm thứ hai, ba và tư về
kênh tự học mang lại hiệu quả trong học tập, kết
quả thu được như sau:
Bảng 1: Mức độ tự học với các kênh hỗ trợ của sinh viên Sư phạm
Kênh tự học Mức độ tự học (%) Không thường xuyên Thỉnh thoảng Thường xuyên
Bài giảng trên giấy của giảng viên 26,5 5,9 67,6
Giáo trình điện tử 25 16,2 58,8
Sách từ trung tâm học liệu Trường 41,2 27,9 30,9
Các báo và tạp chí chuyên ngành 82,4 4,4 13,2
Mạng xã hội 47,1 11,8 41,1
Internet 38,2 5,9 55,9
Kết quả khảo sát tại Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ, tháng 4/2014, n=210
Như vậy, có đến 58,8% SVSP tự học thường
xuyên với GTĐT, con số này chỉ đứng sau kênh tự
học với bài giảng trên giấy của GV (67,6%) và cao
hơn nhiều so các tài liệu in khác như: sách từ
Trung tâm Học liệu Trường (30,9%) và báo, tạp
chí chuyên ngành (13,2%). Như vậy, tài liệu in (trừ
giáo trình của GV) không còn được nhiều SV lựa
chọn để tự học như tài liệu số. Nếu phối hợp giữa
GTĐT với mạng Internet (LMS, Webquest, thư
viện trực tuyến,) thì hiệu quả dạy học mang lại
còn cao hơn. Điều đó được chứng minh qua tỉ lệ
SV lựa chọn mạng Internet nói chung và mạng xã
hội nói riêng làm kênh tự học thường xuyên cho
mình với tỉ lệ khá cao, lần lượt là 41,1% và 55,9%.
Cũng từ cuộc khảo sát trên, đa số sinh viên
chọn địa điểm tự học là ở nhà hoặc phòng trọ
(89%) và chỉ tự học khi được GV giao nhiệm vụ
(92%). Kết quả này cùng với điều kiện hầu hết sinh
viên đã được trang bị máy tính cá nhân có nối
mạng Internet thì công cụ thích hợp cho SV tự học
chính là GTĐT. Tuy nhiên, để việc tự học của SV
đạt hiệu quả cao, GTĐT phải được xây dựng sao
cho thời gian và cường độ hoạt động tự học của SV
phải nhiều hơn thời gian lên lớp.
Bên cạnh việc khảo sát về kênh tự học và địa
điểm tự học, chúng tôi còn khảo sát về mục đích sử
dụng GTĐT vào các hoạt động tự học của SVSP.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 2: Mục đích sử dụng GTĐT vào các hoạt động tự học của sinh viên Sư phạm
Mục đích sử dụng Mức độ sử dụng (%) Không thường xuyên Thỉnh thoảng Thường xuyên
Tìm hiểu, mở rộng kiến thức của học phần 54,4 13,2 32,4
Hoàn các thành nhiệm vụ GV giao 39,7 11,8 48,5
Làm bài tập hoặc báo cáo 36,8 8,8 54,4
Tự kiểm tra các kiến thức đã học trên lớp 72,1 8,8 19,1
Tự đánh giá kiến thức đã thu nhận 75 4,4 20,6
Làm việc nhóm 82,4 4,4 13,2
Kết quả khảo sát tại Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ, tháng 4/2014, n=210
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 41 (2015): 81-89
86
Từ Bảng 2 có thể thấy, SVSP sử dụng GTĐT
thường xuyên nhất để làm các bài tập hoặc báo cáo
(54,4%) và hoàn thành các nhiệm vụ mà GV giao
cho (48,5%). SVSP rất ít sử dụng GTĐT để mở
rộng kiến thức và tự kiểm tra, đánh giá kiến thức
mình đã học được, tỉ lệ thường xuyên sử dụng lần
lượt là 32,4% (mở rộng kiến thức), 19,1% (tự kiểm
tra kiến thức), 20,6% (tự đánh giá kiến thức đã thu
nhận). Chỉ có 13,2% SVSP sử dụng GTĐT cho
mục đích học nhóm, điều đó cho thấy SVSP vẫn
chưa khai thác hiệu quả kênh hỗ trợ này vào hoạt
động tự học (theo nhóm) của mình.
3.3 Xây dựng và sử dụng giáo trình điện tử
phục vụ dạy học theo hướng phát triển năng lực
Tự học cho sinh viên Sư phạm
Từ thực trạng xây dựng và sử dụng GTĐT của
GV, SV Trường Đại học Cần Thơ nói chung và
Khoa Sư phạm nói riêng, tác giả đề xuất một số
yêu cầu về nội dung, hình thức cũng như phương
pháp sử dụng GTĐT theo hướng phát triển năng
lực tự học cho SVSP như sau:
3.3.1 Yêu cầu về nội dung và hình thức của
giáo trình điện tử được xây dựng theo hướng phát
triển năng lực tự học cho sinh viên Sư phạm
Để đảm bảo hiệu quả trong việc tổ chức dạy
học theo hướng phát triển năng lực Tự học cho
SVSP, một GTĐT được xây dựng phải đáp ứng các
yêu cầu về hình thức lẫn nội dung như sau (Bộ
Giáo dục và Đào tạo, 2009):
* Về hình thức: Các GTĐT thường được xây
dựng và chạy trên trình duyệt web với công cụ
quan trọng nhất là các siêu liên kết. Các bài học có
độ dài và thời lượng phù hợp (khoảng 2 đến 3
trang) để SV không cảm thấy nặng nề. Bên cạnh
đó, cần chú ý:
Màu sắc của GTĐT phải nhẹ nhàng, hài hòa.
Chữ viết phải cân đối, gọn gàng. Hình ảnh, video
phải rõ nét, có nội dung phù hợp, đảm bảo tính
giáo dục. Các video minh họa cho nội dung thường
không quá 3 phút, video thí nghiệm và GV giảng
bài thì có thể dài hơn. Cần bố trí trang tra cứu các
thuật ngữ xuất hiện trong giáo trình ở nơi dễ tìm
kiếm nhất.
Cần phối hợp văn bản với kênh hỗ trợ như
ảnh, video, sơ đồ,... ở những nội dung cần thiết.
Các bài tập, bài kiểm tra, bài trắc nghiệm
nên bố trí theo từng chương, từng chủ đề hoặc bài
tổng hợp, theo độ khó khác nhau.
* Về nội dung: phải đầy đủ, chi tiết ít nhất như
giáo trình dạng ấn phẩm. Bên cạnh đó cần đáp ứng
các yêu cầu sau:
Mở đầu giáo trình phải có phần nội dung
hoặc video giới thiệu chương trình môn học. Nội
dung hoặc video này phải chứa các thông tin cơ
bản để SV dễ dàng đăng kí học phần và lập kế
hoạch học tập như: số tín chỉ, thời gian mở và kết
thúc học phần, số lượng các chương, mục tiêu và
nhiệm vụ đầu ra, yêu cầu về kiểm tra đánh giá, tài
liệu cần tham khảo,
Đầu mỗi chương có sự hướng dẫn của giảng
viên, cuối chương có tóm tắt và nhấn mạnh những
nội dung chủ yếu cần nắm vững trong chương và
nêu cách làm các loại bài tập, bài thực hành trong
chương. Cần chú ý tăng cường và phối hợp hình
ảnh, bản đồ, biểu đồ, video, với văn bản một
cách hợp lí để không làm rối nội dung. Trong các
bài học, cũng cần có các câu hỏi hoặc hướng dẫn tự
học để SV nắm được nội dung trọng tâm của bài.
Kết thúc GTĐT có phần tóm tắt nội dung
kiến thức và có thể nêu những lời khuyên của GV
để giúp SV tự học hiệu quả hơn.
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 41 (2015): 81-89
87
Hình 2: Giao diện của chủ đề “Thiên hà” được tác giả xây dựng để giảng dạy học phần Khoa học Trái
Đất cho SV năm hai ngành Sư phạm Địa lí
3.3.2 Sử dụng giáo trình điện tử trong dạy học
theo hướng phát triển năng lực Tự học cho sinh
viên Sư phạm
Giáo trình điện tử có thể được sử dụng dưới 2
hình thức: sử dụng trên lớp giống như giáo trình in
nhưng ở dạng tập tin điện tử (offline) hoặc sử dụng
để tổ chức dạy học trực tuyến qua LMS (online).
Sự khác biệt khi sử dụng GTĐT dưới 2 hình thức
này được thể hiện qua Bảng 3.
Tuy nhiên, dù sử dụng dưới hình thức nào thì
mục tiêu quan trọng nhất của GTĐT vẫn là phát
triển năng lực Tự học cho SV. Muốn vậy, GV cần
đảm bảo:
GTĐT được sử dụng để tổ chức dạy học cho
một học phần nào đó thì nó phải được xem như tài
liệu chính thức của học phần đó.
Các bài học phải tập trung chủ yếu vào hoạt
động tự học của SV: Đọc tài liệu, thảo luận, báo
cáo các vấn đề đã chuẩn bị, giải quyết các tình
huống nhận thức và thực tiễn, thực hiện dự án,...
Tạo ra được tình huống có vấn đề nhằm
kích thích tính tích cực trong tư duy của SV. Đồng
thời phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi nhằm khơi
gợi tư duy của các em.
Chuẩn bị một hệ thống bài tập và nhiệm vụ
học tập nhằm tổ chức hoạt động tự học hiệu quả,
trong đó phải chú trọng đến nhiệm vụ hoạt động
nhóm.
Dựa vào trình độ nhận thức của SV và điều
kiện làm việc thực tế của nhà trường, GV có thể
chọn cho mình phương pháp dạy học phù hợp nhất
nhằm phát huy tối đa năng lực tự học của SVSP.
Để làm được điều này, GV có thể giảng dạy kết
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 41 (2015): 81-89
88
hợp trên lớp và hệ thống dạy học trực tuyến bằng
các phương pháp dạy học tích cực như: thảo thuận
(Seminar), dạy học nêu vấn đề (Problem - Based
Learning), dạy học hợp tác (Co-operative
Learning), dạy học dự án, làm việc nhóm, làm bài
tập thực hành,
Bảng 3: Sự khác biệt giữa sử dụng GTĐT offline và online
Sự khác biệt Giáo trình sử dụng offline Giáo trình sử dụng online
Hình thức sử
dụng
Sử dụng trực tiếp trên các thiết bị lưu
trữ như: ổ cứng máy tính, USB, đĩa
CD, DVD,
Sử dụng trên mọi máy tính có kết nối mạng
Internet.
Tương tác Chỉ có khả năng sử dựng để tương tác
hai chiều: giữa GTĐT với SV
Có khả năng tương tác đa chiều: giữa GTĐT
với SV, SV với GV và các SV khác.
Mở rộng tìm
kiếm thông tin
Không cho phép mở rộng các liên kết
ngoài để tìm kiếm thông tin khi cần
thiết.
Cho phép mở rộng khả năng tìm kiếm thông
tin từ các liên kết ngoài đã được GV thiết kế
trong GTĐT.
Tổ chức dạy
học
GV sử dụng để tổ chức dạy học trực
tiếp trên lớp nhưng bị hạn chế trong
việc sử dụng một số phương pháp dạy
học như: Webquest, khám phá.
GV có thể sử dụng tổ chức dạy học trực tiếp
trên lớp hoặc qua LMS. Có thể tổ chức tốt
các phương pháp dạy học nhưng SV không
thể hiện cảm xúc, biểu thị thái độ,
Kiểm tra, đánh
giá
Sử dụng chủ yếu để SV tự ôn tập, kiểm
tra kiến thức đã học.
Ngoài việc giúp SV tự ôn tập, GV có thể sử
dụng LMS để tổ chức hầu hết các hoạt động
đánh giá từ thường xuyên cho đến tổng kết.
3.4 Một số đề nghị khi xây dựng và sử dụng
giáo trình điện tử theo hướng phát triển năng
lực Tự học cho sinh viên Sư phạm
3.4.1 Đề nghị đối với giảng viên
Giảng viên Khoa Sư phạm cần tăng cường
nhiều hơn các hoạt động giúp SV tự học với GTĐT
vì đây là kênh được SV lựa chọn để tự học chỉ sau
giáo trình in.
Khi xây dựng, phải chú ý những yêu cầu về
màu sắc, chữ viết, bố cục, nhất là tăng cường kênh
ảnh/ phim, sơ đồ, bản đồ, biểu đồ, nhằm phát
huy tốt hơn hiệu quả tương tác của GTĐT.
GV nên sử dụng GTĐT làm tài liệu chính
thức của học phần mà mình đảm trách.
Xây dựng nội dung GTĐT sao cho thời gian
và cường độ hoạt động tự học của SV phải nhiều
hơn thời gian lên lớp. Muốn vậy GV phải thiết kết
nội dung phải tập trung vào các hoạt động như: đọc
tài liệu, thảo luận, báo cáo các vấn đề đã chuẩn bị,
giải quyết các tình huống nhận thức và thực tiễn,
thực hiện dự án,...
Nâng cao dần chất lượng, hiệu quả dạy học
của các GTĐT trên cơ sở xây dựng và sử dụng
GTĐT ở cấp độ 1 trong giai đoạn bước đầu và dần
về sau là ở cấp độ 2, 3.
Kết hợp GTĐT với mạng Internet, trong đó
có mạng xã hội (facebook, twitter,) giúp tăng
kênh tương tác với SV.
Sử dụng GTĐT dưới cả 2 hình thức online
và offline giúp SV tự học mọi lúc, mọi nơi.
Chuẩn bị một hệ thống bài tập và nhiệm vụ
học tập để tổ chức đánh giá quá trình và tổng kết
với GTĐT (có thể kết hợp với LMS).
3.4.2 Đề nghị đối với sinh viên
Tăng cường thêm thời gian tự học ở nhà với
GTĐT và các tài liệu học tập có liên quan.
Hoàn thành các bài tập/ yêu cầu/ nhiệm vụ
mà GV đã nêu ra trong GTĐT.
Ghi chú những vấn đề thắc mắc khi đọc
GTĐT để trao đổi trực tiếp với bạn bè, GV hoặc
qua email, mạng xã hội,
Thường xuyên hoạt động nhóm trên cơ sở
sử dụng nội dung của GTĐT và các đường kiên kết
(link) mở rộng để hoàn thành các nhiệm vụ học tập
được giao.
Cần trang bị máy tính (tốt nhất là cá nhân)
để có thể học tập mọi lúc, mọi nơi.
Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá kiến
thức mình đã học được bằng sơ đồ, làm bài tập trắc
nghiệm, trao đổi với bạn bè,
4 KẾT LUẬN
Giáo trình điện tử với sự tăng cường phim/ ảnh,
bản đồ, biểu đồ, sẽ là nguồn tài liệu học tập rất
hiệu quả để phát triển năng lực tự học cho SVSP.
Giáo trình điện tử vừa giúp SV phát triển các kĩ
năng tự học, vừa tạo cho SV động cơ học tập đúng
đắn và thái độ học tập tích cực. Tuy nhiên, tỉ lệ sử
dụng GTĐT của GV Khoa Sư phạm so với mặt
bằng chung của Trường Đại học Cần Thơ còn thấp,
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 41 (2015): 81-89
89
hình thức các GTĐT cũng như cấu trúc còn thiếu
sự nhất quán, GV vẫn chưa mạnh dạn sử dụng
GTĐT làm tài liệu giảng dạy chính thức và kiểm
tra đánh giá dẫn đến GTĐT không phát huy hết
hiệu quả dạy học của nó. Sinh viên Sư phạm còn
khá thụ động trong các hoạt động tự học, vì vậy khi
xây dựng GTĐT giáo viên cần chú ý tăng cường
thêm bài tập, yêu cầu, báo cáo, để SV quen dần
với phương pháp tự học. Bên cạnh đó, GV nên sử
dụng GTĐT bằng cả 2 hình thức online và offline,
kết hợp GTĐT với LMS và các phương pháp dạy
học theo hướng tích cực giúp SVSP có thể tự học
mọi lúc, mọi nơi.
Trong thời đại mà công nghệ thông tin phát
triển như vũ bão, khối lượng kiến thức tăng theo
cấp số nhân và dễ bị lạc hậu, GTĐT kết hợp với hệ
thống quản lí dạy học trực tuyến đã đáp ứng được
những yêu cầu mới của giáo dục ở bậc Đại học –
Yêu cầu dạy học phát triển năng lực, nhất là năng
lực tự học. Xây dựng một GTĐT tiêu tốn khá nhiều
thời gian và công sức của GV. Để có được một
GTĐT tốt, bên cạnh kiến thức chuyên môn tốt, GV
cần có những kĩ năng tin học cần thiết. Việc lựa
chọn các công cụ thích hợp để xây dựng GTĐT sẽ
quyết định rất lớn đến hiệu quả dạy học của giáo
trình. Tuy có những khó khăn nhất định, nhưng
hiệu quả dạy mà GTĐT mang lại là rất lớn. Do đó,
việc xây dựng và sử dụng GTĐT trong dạy học,
nhất là dạy học ở bậc Đại học sẽ là một trong
những lựa chọn phù hợp cho tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Trang e-book
được phát triển bởi Edusoft Team,
www.ebook.edu.vn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014. Tài liệu tập
huấn về tổ chức dạy học và kiểm tra đánh
giá theo hướng phát triển năng lực.
Trịnh Quốc Lập, 2008. Phát triển năng lực Tự
học trong hoàn cảnh Việt Nam. Tạp chí
Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. số 10:
169-177.
Nguyễn Thị Xuân Thủy, 2012. Rèn luyện kĩ
năng tự học cho sinh viên đáp ứng yêu cầu
đào tạo theo học chế tín chỉ. Tạp chí Giáo
dục. Số đặc biệt tháng 3 năm 2012.
Nguyễn Cảnh Toàn, 1997. Quá trình dạy - tự
học. Nxb Giáo dục. Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12_gd_le_van_nhuong_81_89_4866.pdf