Thực trạng và giải pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực ở một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Tài liệu Thực trạng và giải pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực ở một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0057 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 51-58 This paper is available online at THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Lê Thanh Huy, Lê Văn Đức Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Tóm tắt. Kiểm tra đánh giá (KTĐG) trong dạy học nói chung, trong dạy học tích hợp (DHTH) nói riêng là một thước đo chuẩn xác cho sự hiệu quả và tính khả thi của một bài dạy, một chủ đề tích hợp. Từ kết quả của việc KTĐG, giáo viên (GV) biết được các phương pháp dạy học (PPDH) được áp dụng, các mục tiêu đề ra đã phù hợp chưa, bên cạnh đó đánh giá được khách quan các năng lực mà học sinh (HS) hình thành được. Nội dung bài báo này công bố kết quả khảo sát, điều tra về thực trạng KTĐG theo năng lực trong dạy học ở trường phổ thông của hơn 160 GV hiện giảng dạy nhiều môn học khác nhau ở 30 trường T...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực ở một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0057 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 51-58 This paper is available online at THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Lê Thanh Huy, Lê Văn Đức Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Tóm tắt. Kiểm tra đánh giá (KTĐG) trong dạy học nói chung, trong dạy học tích hợp (DHTH) nói riêng là một thước đo chuẩn xác cho sự hiệu quả và tính khả thi của một bài dạy, một chủ đề tích hợp. Từ kết quả của việc KTĐG, giáo viên (GV) biết được các phương pháp dạy học (PPDH) được áp dụng, các mục tiêu đề ra đã phù hợp chưa, bên cạnh đó đánh giá được khách quan các năng lực mà học sinh (HS) hình thành được. Nội dung bài báo này công bố kết quả khảo sát, điều tra về thực trạng KTĐG theo năng lực trong dạy học ở trường phổ thông của hơn 160 GV hiện giảng dạy nhiều môn học khác nhau ở 30 trường Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; cùng với đó là kết quả khảo sát ở 280 sinh viên (SV), 58 giảng viên và 19 cán bộ quản lí của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng về thực trạng KTĐG theo năng lực đối với SV khối sư phạm. Kết quả là cơ sở để nghiên cứu các nội dung liên quan đến KTĐG năng lực trong dạy học nói chung và trong DHTH nói riêng. Từ khóa: Năng lực; tích hợp; dạy học tích hợp; kiểm tra đánh giá; phát triển năng lực học sinh. 1. Mở đầu Để có thể thay đổi một cách căn bản và toàn diện chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực cho HS từ yêu cầu của Bộ GD&ĐT [1, 3], thì việc đổi mới KTĐG đóng một vai trò cực kì quan trọng. Đổi mới KTĐG HS theo hướng tiếp cận năng lực là “công đoạn” đòi hỏi cần có sự nỗ lực, tập trung lớn nhất, cần đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ và tiền bạc nhất [2]. Tâm lí của đại đa số HS và GV là “thi gì thì dạy - học nấy” nên KTĐG sẽ là động lực giúp thay đổi các quá trình khác như đổi mới PPDH, đổi mới quản lí [4, 5]... Kết quả của việc KTĐG theo năng lực sẽ đem lại rất nhiều ý nghĩa cho cả GV và HS, nó sẽ giúp GV biết được mục tiêu bài học đặt ra đã đạt được hay chưa, cần điều chỉnh lại phương pháp, kĩ thuật dạy học chỗ nào và giúp HS điều chỉnh phương pháp học cho phù hợp. Do vậy, KTĐG theo năng lực là một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học phát triển năng lực và là động lực mạnh mẽ nhất để đổi mới quá trình dạy và học [6, 9]. DHTH luôn hướng đến mục đích cuối cùng là giúp HS vận dụng các kiến thức để giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, tức là hình thành cho HS những năng lực cần thiết để Ngày nhận bài: 19/11/2016. Ngày nhận đăng: 15/4/2017. Liên hệ: Lê Thanh Huy, e-mail: huyspdn@gmail.com 51 Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Lê Thanh Huy, Lê Văn Đức giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề hay một tình huống đặt ra [3]. Có thể nói DHTH là phương thức tối ưu nhất để phát triển năng lực cho người học, do đó việc KTĐG theo định hướng phát triển năng lực trong DHTH càng đóng vai trò quan trọng và là một tấm gương phản chiếu tính hiệu quả của chủ đề tích hợp đó. Chính vì vậy, chúng tôi đề cập đến thực trạng của việc KTĐG theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học nói chung và DHTH nói riêng, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp việc KTĐG HS ở trường phổ thông đạt hiệu quả cao hơn và phù hợp với xu hướng đổi mới dạy và học hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu Để có phiếu điều tra đáng tin cậy, chúng tôi đã lập phiếu điều tra, tổ chức khảo sát lần 1, xử lí những câu không hợp lí, điều chỉnh nội dung, kiểm tra độ tin cậy các câu hỏi, thang đo rồi mới tiến hành điều tra lần 2 để lấy số liệu thực trạng. Sau khi điều tra lần 2, loại bỏ những câu trả lời không có giá trị, những phiếu làm không đúng theo yêu cầu, chúng tôi thu được kết quả thực trạng KTĐG năng lực đối với giáo viên các trường phổ thông, các nhà quản lí giáo dục cấp phòng giáo dục, sở giáo dục, hiệu trưởng hiệu phó các trường phổ thông; giảng viên, sinh viên các ngành sư phạm của các trường đại học trong công tác dạy học, KTĐG, bồi dưỡng NVSP. Từ các số liệu thu được, thực trạng chi tiết như sau: 2.1. Thực trạng KTĐG năng lực ở một số trường phổ thông trên địa bàn TP Đà Nẵng Hình 1: Biểu đồ khảo sát GV về những thời điểm có thể KTĐG năng lực HS Hình 2. Biểu đồ (%) các hình thức đánh giá trong TKĐG năng lực HS Đối với GV ở phổ thông: họ chính là những người tham gia trực tiếp vào việc giảng dạy HS, vì vậy việc họ nắm bắt và vận dụng KTĐG theo năng lực như thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của việc đổi mới KTĐG. Để có được một số liệu khách quan và chính xác nhất với thực trạng hiện nay về KTĐG năng lực ở trường phổ thông, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 160 GV THCS và THPT (100 GV THCS, 60 GV THPT), họ đều là những GV cốt cán của 11 trường khác nhau và giảng dạy những môn học khác nhau ở TP Đà Nẵng. Khung đánh giá gồm: Hiểu biết của giáo viên về KTĐG năng lực, thực trạng KTĐG theo năng lực ở trường phổ thông, thực trạng công tác chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục liên quan đến KTĐG năng lực ở bậc THCS, thực trạng KTĐG trong DHTH ở trường phổ thông. Công cụ chúng tôi sử dụng bằng phiếu khảo sát và phóng vấn. Khi được hỏi theo thầy/cô mục đích chủ yếu nhất của KTĐG năng lực là gì? thì có 37,5% cho rằng là để xác định việc đạt kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục và có 62,5% biết rằng là để đánh giá khả năng HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn. Qua đó ta thấy vẫn còn khá nhiều GV chưa nhận ra được cái đích cuối cùng của việc KTĐG năng lực HS, họ nghĩ rằng KTĐG năng lực chỉ là hình thức khác của kiểm tra kiến thức, kĩ năng. KTĐG năng lực sẽ mang lại hiệu quả tối ưu nhất nếu được triển khai xuyên suốt trong toàn bộ quá trình giảng dạy, biểu đồ ở Hình 1 cho thấy nhiều GV vẫn chưa 52 Thực trạng và giải pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực ở một số trường... biết điều này. KTĐG năng lực lấy quy chuẩn là đánh giá theo mức độ phát triển năng lực của HS, nhưng khi được hỏi thì có tới 63,75% số GV cho rằng KTĐG năng lực được quy chuẩn theo việc người học có đạt được hay không một năng lực đã đề ra. KTĐG năng lực nên được thực hiện theo nhiều hình thức. Nhưng không nhiều thầy/cô giáo ở trường phổ thông biết được điều đó. Hình 2 là kết quả khảo sát thực trạng phổ biến và thực hiện KTĐG năng lực ở một số trường phổ thông trên TP Đà Nẵng. Qua đó, có tới 80% số GV cho biết trường học nơi họ đang công tác chưa được phổ biến KTĐG năng lực mà hầu hết giáo viên vẫn KTĐG theo hướng kiểm tra kiến thức, kĩ năng; 20% nói rằng họ đã được phổ biến thực hiện nhưng chỉ mang tính hình thức. Đương nhiên, để các GV có thể tiếp cận được với đổi mới KTĐG thì các buổi tập huấn là một phương thức tối ưu. Nhưng khi được hỏi thì có 78,75% GV cho biết họ chưa từng tham gia buổi tập huấn nào về KTĐG năng lực. Điều này cũng dễ hiểu bởi có đến 80% GV cho hay các cấp quản lí giáo dục nơi họ công tác chưa có văn bản pháp quy quy định, chỉ đạo thực hiện. Bên cạnh đó Sở giáo dục, Phòng Giáo dục chưa có những chính sách, chế tài khuyến khích, động viên GV thực hiện, dẫn đến nhiều GV không có động lực đổi mới KTĐG, hoặc nếu có thì chỉ trong phạm vi hẹp chưa được phổ biến rộng rãi. Điều chúng tôi muốn khảo sát GV phổ thông là những khó khăn nào họ đang và sẽ gặp phải nếu việc đổi mới KTĐG theo năng lực HS được thực hiện, kết quả thu được như bảng 1: Bảng 1. Những khó khăn GV gặp phải khi đổi mới KTĐG Những khó khăn gặp phải khi đổi mới KTĐG Tỉ lệ Lớp học có quá đông HS 36,25% Cơ sở vật chất chưa đảm bảo 62,5% GV đã quen với lối kiểm tra cũ, chậm đổi mới 57,5% Chưa được phổ biến tập huấn 65% Chưa có bộ SGK theo hướng phát triển năng lực HS 57,5% Hiện nay, cụm từ DHTH đã không còn xa lạ với phần lớn GV phổ thông. Tuy nhiên, DHTH ở các trường phổ thông đa số chỉ là tự phát, các kiến thức về DHTH mà GV có được phần lớn là tự tìm hiểu hay theo kiểu “hiểu thế nào thì dạy thế ấy” nghĩa là GV chưa biết được các quy trình để giảng dạy một chủ đề tích hợp. Rất nhiều GV cho biết họ chưa từng triển khai DHTH nên dĩ nhiên là chưa tổ chức KTĐG năng lực trong DHTH. Chính vì vậy, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình khảo sát KTĐG năng lực trong DHTH. Để phù hợp hơn với thực tiễn hiện tại, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát dựa trên các GV đã từng DHTH hoặc dựa trên quan niệm của GV về KTĐG năng lực trong DHTH. Điều tra 80 GV của 12 trường THCS và 80 GV của 15 trường THPT khác nhau đã cho chúng tôi những số liệu rất đáng để quan tâm về tình hình KTĐG năng lực trong DHTH. Cụ thể, chúng tôi đặt ra câu hỏi “theo Thầy/Cô sau khi tổ chức DHTH GV cần đánh giá những mặt nào dưới đây của quá trình dạy học?” và bảng 2 là kết quả chúng tôi khảo sát được. Qua Bảng 2 cho thấy: hiểu biết của GV về KTĐG năng lực trong DHTH còn rất hạn chế ở cả hai cấp học, tỉ lệ GV không biết phải đánh giá cái gì sau khi DHTH là khá lớn. Có hơn một nửa số GV khảo sát ở cả hai cấp học đều đồng ý nên kiểm tra mức độ đạt được mục tiêu của bài dạy tích hợp, khi tiếp tục được hỏi “thầy/cô đánh giá mức độ đạt được mục tiêu thông qua tiêu chí nào?” thì có 45% GV THPT và 20% GV THCS cho rằng sẽ đánh giá qua số điểm đạt của HS; một số khác thì cho rằng sẽ dựa vào minh chứng, sản phẩm của HS qua các hoạt động học, cụ thể với THPT là 66,25% và với THCS là 80%. Qua đây thấy được rằng, GV đều ý thức được sự quan trọng của của việc đánh giá mục tiêu đặt ra của chủ đề nhưng lại có không ít GV có quan điểm sẽ đánh giá mục tiêu đó qua điểm số của HS. 53 Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Lê Thanh Huy, Lê Văn Đức Bảng 2. Các mặt đánh giá GV sử dụng trong DHTH Đánh giá Cấp học khảo sát Nhận định Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không biết Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Tính phù hợp thực tế dạy học với thời lượng dự kiến THPT 8,75% 31,25% 22,5% 31,25% 6,25% THCS 0% 36,25% 23,75% 37,5% 2,5% Mức độ đạt được mục tiêu học tập THPT 0% 20% 18,75% 55% 6,25% THCS 0% 3,75% 35% 61,25% 0% Sự hứng thú của HS với chủ đề THPT 0% 10% 13,75% 75% 1,25% THCS 0% 0% 27,5% 55% 17.5% Mức độ khả thi với điều kiện cơ sở vật chất THPT 3,75% 45% 18,75% 31,25% 1,25% THCS 0% 27,5% 35% 31,25% 6,25% Điểm số của HS sau khi học chủ đề THPT 1,25% 15% 57,5% 21,25% 5% THCS 0% 12,5% 47,5% 40% 0% Năng lực của HS hình thành được thông qua chủ đề THPT 0% 6,25% 20% 60% 13,75% THCS 3,75% 2,5% 27,5% 51,25% 15% DHTH luôn hướng đến sự phát triển năng lực cho người học, nên thay vì đánh giá điểm số mà HS có được thì GV cần tập trung vào đánh giá các mức năng lực HS đã phát triển. Đa số GV đã ý thức được vấn đề này, cụ thể, khi chúng tôi đặt câu hỏi “thầy/cô sẽ chọn KTĐG về năng lực hay KTĐG về kiến thức của HS khi DHTH?”, thì có đến 73,75% GV THPT và 68,75% GV THCS chọn KTĐG theo năng lực. Sự say mê, hứng thú học tập ở HS khi học chủ đề sẽ phản ánh chủ đề DHTH có hay và bổ ích hay không, PPDH của GV áp dụng có hiệu quả hay không. Vì vậy, có rất nhiều GV THPT (75%) lẫn THCS (55%) đều muốn đánh giá khía cạnh này trong và sau khi giảng dạy chủ đề. Khi được hỏi thêm “thầy/cô sẽ đánh giá sự hứng thú, say mê của HS với chủ đề tích hợp bằng cách nào?” thì có 61,25% GV THPT chọn hình thức thông qua quan sát; 41,25% chọn hình thức phỏng vấn và 26,25% dựa vào số điểm, kết quả có được sau khi KTĐG; tỉ lệ này tương ứng với GV THCS là 76,6%; 21,3% và 17%. KTĐG dù trong hoàn cảnh nào tất nhiên đều phải cần có công cụ đánh giá, vì vậy chúng tôi muốn khảo sát các GV sẽ sử dụng công cụ nào khi KTĐG HS trong DHTH. Kết quả có 33,75% GV THPT và 51,25% GV THCS dựa vào câu hỏi, bài tập; tỉ lệ GV THPT và THCS chọn công cụ đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập lần lượt là 28,7% và 12,5%; có 55% và 42,5% tương ứng với tỉ lệ GV THPT và THCS chọn công cụ đánh giá là sản phẩm của dự án. Điều chúng tôi mong đợi qua câu hỏi khảo sát này là sẽ có nhiều GV chọn cùng lúc nhiều công cụ đánh giá khác nhau để tạo sự đa dạng trong quá trình KTĐG nhưng kết quả lại cho thấy rất nhiều GV chỉ lựa chọn duy nhất một công cụ đánh giá. Trong DHTH việc chọn thời điểm để KTĐG năng lực HS cũng rất đáng lưu tâm. Tuy nhiên, vẫn còn một tỉ lệ tương đối lớn GV cho rằng họ chỉ tiến hành KTĐG khi kết thúc toàn bộ chủ đề, con số này với GV THPT là 38,3% và với GV THCS là 25,6%. Kết quả của việc KTĐG có ý nghĩa rất quan trọng với cả GV lẫn HS, theo kết quả khảo sát thì GV phổ thông sẽ sử dụng kết quả của việc KTĐG với ba mục đích chính khi DHTH, cụ thể như sau: 54 Thực trạng và giải pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực ở một số trường... Bảng 3. Mục đích GV phổ thông sử dụng KTĐG trong DHTH Kết quả KTĐG trong DHTH được sử dụng nhằm mục đích THPT THCS Để biết có đạt được muc tiêu của chủ đề tích hợp hay chưa 28,3% 34% Để điều chỉnh, bổ sung chủ đề cho phù hợp 40% 27,7% Để biết được tính khả thi của chủ đề tích hợp với HS đang giảng dạy 53,3% 26,9% 2.2. Mức độ chuẩn bị kiến thức, kĩ năng về KTĐG năng lực của SV sư phạm Hiện nay, một số trường cao đẳng, đại học sư phạm mới đưa vào giảng dạy các học phần phục vụ cho việc DHTH. Theo hiệp hội nhóm các trường sư phạm chỉ mới các trường sư phạm trọng điểm mới đổi mới chương trình đào tạo theo đề xuất của nhóm, còn rất nhiều trường chưa đổi mới chương trình để đưa vào các học phần liên quan đến dạy học theo tiếp cận năng lực, DHTH, KTĐG theo tiếp cận năng lực [6]. Những SV, GV trẻ tuổi chính là lực lượng được đào tạo bài bản hơn, được tiếp xúc với các PPDH hiện đại hơn; đây sẽ là nguồn lực mạnh mẽ giúp đổi mới nền giáo dục một cách căn bản và toàn diện. Chính vì những lí do trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra và phỏng vấn trên 280 bạn SV sư phạm ở các khoa và khoá khác nhau về mức độ hiểu biết của SV với KTĐG theo định hướng phát triển năng lực, chúng tôi khảo sát hai yếu tố: Mức độ hiểu biết của SV về KTĐG theo năng lực và Thực trạng giảng dạy KTĐG năng lực ở trường Đại học theo ý kiến của SV bằng phiếu điều tra và phỏng vấn. Hình 3: Biểu đồ (%) mức độ thực hiện của SV về KTĐG năng lực và một số hoạt động khác có liên quan Hình 4: Biểu đồ (%) mức độ rèn luyện các kĩ năng phục vụ cho việc KTĐG năng lực của SV Đầu tiên chúng tôi khảo sát SV về mức độ họ có thể thực hiện được với các hoạt động có liên quan chặt chẽ đến việc KTĐG theo định hướng phát triển năng lực ở Hình 3, cụ thể như sau: Công việc KTĐG năng lực chắc chắn phải dựa trên các nhiệm vụ học tập mà GV chuẩn bị cho HS, nhưng qua kết quả khảo sát cho thấy có một nửa SV sư phạm (SVSP) chưa biết thiết kế các nhiệm vụ học tập cho HS. Có nhiều nhiệm vụ học tập nhằm phát triển năng lực cho HS đòi hỏi GV phải biết cách tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, để từ đó có thể đánh giá năng lực HS một cách đa dạng và khách quan; tuy nhiên, qua kết quả khảo sát từ biểu đồ Hình 3 cho thấy vẫn có một số lượng lớn SV chưa biết cách hoặc thực hiện còn yếu các hoạt động ngoài giờ lên lớp này. Và yếu tố quan trọng nhất mà chúng tôi muốn kháo sát SV là việc thực hiện KTĐG năng lực cho HS thì lại chỉ có chưa tới 10% SVSP có thể thực hiện một cách độc lập và tự giác; có tới hơn một nửa thầy/cô giáo tương lai được tiếp cận với những đổi mới trong giáo dục nhưng lại chưa biết cách thực hiện KTĐG năng lực. Đi tìm nguyên nhân cho thực trạng này chúng tôi tiếp tục khảo sát lượng SV trên về mức độ họ rèn luyện các kĩ năng nhằm phục vụ cho việc KTĐG năng lực HS ở trường đại học. Kết quả kháo sát được thể hiện quan biểu đồ 55 Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Lê Thanh Huy, Lê Văn Đức Hình 4. Qua kết quả trên cho thấy, đa số SVSP đã được rèn luyện kĩ năng để phục vụ cho việc KTĐG năng lực, tuy nhiên mức độ thực hiện còn thấp, phần lớn chỉ được giới thiệu lí thuyết nhưng chưa được thực hành hoặc thực hành nhưng chưa làm được chính xác. Cách giảng dạy và KTĐG của giảng viên cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến SVSP. Tuy nhiên, khi được hỏi bạn học hỏi được những gì từ các giảng viên trong quá trình học tập trên lớp thì chỉ có 17,5% SV trả lời rằng họ học được cách thu thập thông tin phản hồi từ người học; 10,7% học hỏi được cách đặt câu hỏi và 11,4% học hỏi được cách giao nhiệm vụ cho người học. Đây đều là những kĩ năng quan trọng giúp ích cho SVSP trong việc KTĐG năng lực cho HS và kết quả khảo sát cho thấy có rất ít SV học hỏi được những kĩ năng đó từ giảng viên của mình. 2.3. Năng lực và biện pháp của giảng viên về bồi dưỡng KTĐG năng lực cho SVSP Từ thực trạng hiểu biết còn hạn chế của SVSP về kiến thức KTĐG năng lực như đã trình bày ở trên, chúng tôi tiếp tục khảo sát các giảng viên đại học, xem họ đã tập trung bồi dưỡng năng lực nào cho SVSP, mức độ đến đâu và công cụ để giảng viên đánh giá năng lực SVSP là gì. Từ đó chúng tôi tiến hành khảo sát 58 giảng viên ở tất cả các khoa khác nhau về nhiều vấn đề có liên quan đến phát triển năng lực cho SVSP và KTĐG năng lực ở trường đại học, các yếu tố khảo sát gồm: các hình thức KTĐG của các giảng viên và hiệu quả của chúng với SVSP, nhận thức của giảng viên về vấn đề đổi mới KTĐG theo năng lực, thực trạng bồi dưỡng kĩ năng KTĐG năng lực cho SVSP của các giảng viên, các chỉ đạo của các cấp quản lí nhằm nâng cao năng lực KTĐG cho SVSP. Hình 5. Biểu đồ (%) mức độ cần thiết của các biện pháp phát triển năng lực nghề cho SVSP Hình 6. Biểu đồ (%) mức độ hiệu quả của các biện pháp nâng cao năng lực KTĐG cho đội ngũ giảng viên đại học Khi được hỏi các thầy/cô đã biên soạn bài giảng/giáo án của mình dưới hình thức nào thì có đến 62,07% cho biết họ viết dưới dạng chuyên luận có hệ thống bài tập và câu hỏi thảo luận; có 8,6% viết dưới dạng chuyên luận/tiểu luận và chỉ có 22,41% viết dưới dạng thiết kế các hoạt động dạy học. Những con số ấy cho thấy bài giảng/giáo án của giảng viên chưa phát huy được hết các năng lực của SVSP, chủ yếu tập trung vào các câu hỏi và bài tập mà ít chú trọng đến các nhiệm vụ, các hoạt động học nhằm phát triển năng lực cho SVSP, đặc biệt là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. Các thầy/cô giảng viên cũng đã cho thấy quan điểm của họ về mức độ cần thiết của các biện pháp nhằm phát triển năng lực nghề cho SVSP qua biểu đồ Hình 5. Để nâng cao năng lực KTĐG cho đội ngũ giảng viên thì có nhiều biện pháp đã và đang áp dụng, và các biện pháp đó được giảng viên đánh giá về mức độ hiệu quả đến đâu được thể hiện qua biểu đồ Hình 6. Vấn đề tiếp theo chúng tôi muốn khảo sát với các giảng viên là họ đã tập 56 Thực trạng và giải pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực ở một số trường... trung rèn luyện cho SVSP các kĩ năng có liên quan đến KTĐG năng lực đến đâu. Theo kết quả khảo sát có 58,62% đã tập trung vào kĩ năng thiết kế hoạt động học tập; 68,96% là tỉ lệ của kĩ năng tổ chức hoạt động học tập và kĩ năng KTĐG năng lực được số các giảng viên tập trung bồi dưỡng là 65,52%. Đây là những con số không hề nhỏ, chúng tương đối trái ngược với những gì chúng tôi đã khảo sát ở SVSP rằng đa số họ chưa biết cách KTĐG năng lực HS. Điều này cho thấy cách thức mà các giảng viên đang áp dụng để bồi dưỡng kĩ năng KTĐG năng lực cho SVSP của mình đang có vấn đề, chúng không đạt hiệu quả như mong đợi. Tiếp tục, chúng tôi tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 19 cán bộ quản lí thuộc trường sư phạm để biết các thầy/cô đã có những chỉ đạo nào để nâng cao kĩ năng KTĐG cho SVSP. Kết quả khảo sát được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 4. Chỉ đạo của các cấp quản lí nhằm phát triển năng lực cho SVSP Các chỉ đạo nhằm phát triển năng lực cho SVSP Tỉ lệ Xây dựng chuẩn đầu ra cho SVSP ở trường/khoa mình phụ trách theo tiếp cận năng lực 78,9% Phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực nghề dạy học 84,2% Đổi mới PPDH và KTĐG theo tiếp cận năng lực cho SVSP 84,2% Tăng cường cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu đào tạo theo chuẩn năng lực nghể nghiệp 47,4% Tăng cường phối kết hợp giữa trường/khoa với các cơ sở sử dụng GV, đặc biệt là trường phổ thông 63,1% Số liệu từ Bảng 4 cho thấy: các cấp quản lí giáo dục đã chú trọng đổi mới PPDH và cả cơ sở vật chất để có thể nâng cao chất lượng SVSP. 2.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng KTĐG theo hướng phát triển năng lực cho người học - Các cấp quản lí giáo dục như Phòng GD cần có những chỉ đạo quyết liệt và sâu sắc hơn về đổi mới KTĐG. - Các trường phổ thông cần tích cực tổ chức đánh giá HS phổ thông qua năng lực, hạn chế đặt nặng về điểm số mà tập trung đánh giá các mức năng lực mà HS đạt được trong và sau khi học. - Tổ chức nhiều hơn các khoá tập huấn đào tạo cho GV phổ thông và giảng viên đại học về đổi mới KTĐG theo hướng tiếp cận năng lực cho HS. - Tăng cường cơ sở vật chất ở các trường phổ thông cũng như các trường cao đằng, đại học thuộc khối sư phạm. 3. Kết luận Từ kết quả khảo sát một cách toàn diện và khách quan của nhiều đối tượng khác nhau làm công tác giáo dục và đào tạo, chúng tôi nhận thấy KTĐG theo định hướng phát triển năng lực còn khá mới mẻ với nhiều GV, có một số ít đã thực hiện nhưng chưa quy mô, đồng bộ, chỉ mang tính chất hình thức. Bên cạnh đó, hiểu biết của các GV phổ thông về KTĐG theo năng lực cũng còn nhiều hạn chế, nguyên nhân chính là do họ chưa được phổ biến và tập huấn bài bản. Đa số các giảng viên đại học đã bắt đầu rèn luyện kĩ năng KTĐG năng lực cho SVSP nhưng hiệu quả chưa cao. Các cấp quản lí giáo dục đã có những chỉ đạo, yêu cầu về đổi mới KTĐG nhưng chưa thực 57 Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Lê Thanh Huy, Lê Văn Đức sự quyết liệt. Từ các giải pháp đã đề xuất ở trên, chúng tôi hy vọng việc đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển năng lực ở địa bàn TP Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung sẽ được cải thiện đáng kể, góp phần quan trọng thay đổi giáo dục nước nhà một cách căn bản và toàn diện. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014, Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì môn Vật lí, Tài liệu tập huấn của Bộ GD&ĐT, Đà Nẵng. [2] Đỗ Hương Trà (Chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc, Trần Trung Ninh, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền, 2016, Dạy học tích hợp phát triển năng lực HS,Quyển 1 Khoa học Tự nhiên, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012, Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Hà Nội. [4] Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung, 2014, Tài liệu kiểm tra đánh giá trong giáo dục, Tài liệu tập huấn. [5] Nguyễn Công Khanh, 2013, Đổi mới kiểm tra đánh giá HS theo cách tiếp cận năng lực, Tài liệu tập huấn, Huế 2013. [6] Vụ Giáo dục Trung học, 2014, Đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường trung học theo định hướng phát triển năng lực HS. [7] Tổ chức VVOBViệt Nam,Đổi mới đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS, Nxb ĐHSP. [8] Nguyễn Quang Lạc – Nguyễn Thị Nhị, 2011, Đo lường và đánh giá trong dạy học Vật lí, Đại học Vinh. [9] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014, Tài liệu tập huấn hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS cấp trung học phổ thông môn Vật lí. ABSTRACT Reality and assessment method following a learner’s competence development approach in some schools in danang city Nguyen Bao Hoang Thanh, Le Thanh Huy, Le Van Duc Department of Physics, Danang University of Education, The University of Danang The act of testing and assessing in the process of teaching – learning in general and integrated teaching in particular is considered an exact measurement of the effectiveness and viability of a lesson or an integrated lesson. Thus, teachers not only see how suitable and effective the teaching methods applied and targets of lessons are, but also give objective assessment in students’ competence. This paper presented an overview of the competence based assessment and announces the survey result from 160 teachers teaching many different subjects in 30 secondary and high schools located in Danang city. Moreover, we also reported the survey in 280 pedagogical students, 58 lecturers, and 19 senior staffs of The University of Danang – University of Education. The result is the basis for researches on competence base assessment in teaching – learning in general and integrated teaching in particular. Keywords: Competence, Integration, Integrated teaching, Assessment, Learner’s competence development. 58

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4622_nhbthanh_1637_2128342.pdf
Tài liệu liên quan