Thực trạng và giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học Phổ thông thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Tài liệu Thực trạng và giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học Phổ thông thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đáp ứng chuẩn nghề nghiệp: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 95-99 95 Email: meohv.c3ngasau@haugiang.edu.vn THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUỘC HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Huỳnh Văn Méo - Trường Trung học phổ thông Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang Ngày nhận bài: 09/4/2019; ngày chỉnh sửa: 22/4/2019; ngày duyệt đăng: 08/5/2019. Abstract: The article presents the current status of managing fostering professional knowledge for high school teachers in Chau Thanh district, Hau Giang province. We evaluated that current situation and compared to the requirements of the professional standard. We propose professional measures of managing fostering professional knowledge for high school teachers in Chau Thanh district based on the current status of the school. Keywords: Fostering professional knowledge, professional standards, Chau Thanh district, Hau Giang province. 1. Mở đầu Ngh...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trung học Phổ thông thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 95-99 95 Email: meohv.c3ngasau@haugiang.edu.vn THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THUỘC HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Huỳnh Văn Méo - Trường Trung học phổ thông Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang Ngày nhận bài: 09/4/2019; ngày chỉnh sửa: 22/4/2019; ngày duyệt đăng: 08/5/2019. Abstract: The article presents the current status of managing fostering professional knowledge for high school teachers in Chau Thanh district, Hau Giang province. We evaluated that current situation and compared to the requirements of the professional standard. We propose professional measures of managing fostering professional knowledge for high school teachers in Chau Thanh district based on the current status of the school. Keywords: Fostering professional knowledge, professional standards, Chau Thanh district, Hau Giang province. 1. Mở đầu Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đã nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp”. Như vậy, nâng cao chất lượng giáo viên là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với các cấp quản lí (QL) giáo dục (GD). Một trong các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên (ĐNGV) là người lãnh đạo phải thường xuyên quan tâm đến việc QL bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp. Theo đó, trong thời gian qua, ngành GD-ĐT tỉnh Hậu Giang nói chung, huyện Châu Thành nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, theo yêu cầu phát triển của công cuộc đổi mới GD trong giai đoạn hiện nay, thì GD-ĐT của huyện Châu Thành vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là trên lĩnh vực bồi dưỡng chuyên môn giáo viên (GV) trung học phổ thông (THPT) của huyện. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn và từ kinh nghiệm thực tế của bản thân hiện là cán bộ QL trường THPT trên địa bàn; thông qua bài viết, tác giả trao đổi vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho GV THPT huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đáp ứng chuẩn nghề nghiệp. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông Là việc xác định mức độ đạt được của GV THPT theo quy định của chuẩn nghề nghiệp như: có phẩm chất đạo đức tốt; hiểu biết về tình hình GD; có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt; có uy tín trong tập thể nhà trường; có năng lực tham mưu, tư vấn, hỗ trợ, chia sẻ đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và trong hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực nghề nghiệp. Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở GD phổ thông, GV đạt chuẩn phải được đánh giá theo 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí. 2.1.2. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên Bồi dưỡng GV nhằm bổ sung những kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, cập nhật thêm những tri thức mới về các lĩnh vực khoa học GD nhằm nâng cao trình độ cho GV đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền GD hiện nay. Bồi dưỡng ĐNGV là hoạt động liên quan đến hoạt động dạy học và hoạt động GD. Đây là hoạt động tổ chức và thực hiện những tương tác giữa chủ thể bồi dưỡng (các nhà QLGD, chuyên gia về GD) và đối tượng được bồi dưỡng, những nội dung cụ thể bồi dưỡng, phương pháp, phương tiện thực hiện bồi dưỡng,... Trong đó, chủ thể bồi dưỡng đóng vai trò chủ đạo nhằm làm cho đối tượng bồi dưỡng hoạt động tích cực, nâng cao năng lực và phẩm chất, đáp ứng yêu cầu của xã hội. 2.1.3. Quản lí hoạt động bồi dưỡng Quản lí hoạt động bồi dưỡng ĐNGV là sự tác động của chủ thể QL hoạt động bồi dưỡng (các nhà QLGD) tới đối tượng được bồi dưỡng (GV) một cách có tổ chức nhằm giúp đối tượng QL cập nhật, bổ sung thường xuyên, liên tục những phẩm chất, kiến thức, kĩ năng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, đồng thời nâng cao năng lực làm việc và tạo điều kiện phát triển khả năng nghề nghiệp của đối tượng quản lí. 2.1.4. Yêu cầu về năng lực đối với giáo viên trung học phổ thông đáp ứng chuẩn nghề nghiệp Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở GD phổ thông, theo đó, GV đạt chuẩn phải được đánh giá theo 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 95-99 96 chí; mỗi tiêu chuẩn và tiêu chí đều được đánh giá xếp loại “khá, tốt” thì GV sẽ đạt chuẩn nghề nghiệp, bao gồm: Đối với tiêu chuẩn 1 về Phẩm chất nhà giáo, GV phải tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo. Đối với tiêu chuẩn 2, về Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, GV phải nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới GD. Đối với tiêu chuẩn 3, về xây dựng môi trường GD, GV phải thực hiện xây dựng môi trường GD an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường Đối với tiêu chuẩn 4, về phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, GV phải tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, GD đạo đức, lối sống cho HS Đối với tiêu chuẩn 5, về sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, GD, GV phải sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, GD. Tại Điều 10 Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT cũng đã quy định rõ Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV như: - Về quy trình đánh giá: + GV tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV; + Cơ sở GD phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với GV được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV; + Người đứng đầu cơ sở GD phổ thông thực hiện đánh giá - Về xếp loại kết quả đánh giá: + Đạt chuẩn nghề nghiệp GV ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức tốt; + Đạt chuẩn nghề nghiệp GV ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5, Quy định này đạt mức khá trở lên; + Đạt chuẩn nghề nghiệp GV ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên; + Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp GV: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó). Về chu kì đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV được quy định tại Điều 11: + GV tự đánh giá theo chu kì một năm một lần vào cuối năm học. + Người đứng đầu cơ sở GD phổ thông tổ chức đánh giá GV theo chu kì hai năm một lần vào cuối năm học. + Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lí cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kì đánh giá GV. 2.2. Thực trạng công tác quản lí, bồi dưỡng chuyên môn giáo viên các trường trung học phổ thông thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đáp ứng chuẩn nghề nghiệp Theo số liệu thống kê của phòng GD-ĐT huyện Châu Thành, đến cuối năm học 2017-2018, toàn huyện có 38 trường, trong đó gồm: 10 trường mầm non, mẫu giáo; 19 trường tiểu học; 7 trường THCS; 2 trường THPT. 2.2.1. Quy mô, chất lượng cấp trung học phổ thông thuộc huyện Châu Thành Bảng 1. Quy mô cấp THPT ở huyện Châu Thành TT Năm học Số trường Lớp HS CBQL GV THPT 1 2015- 2016 2 33 1360 5 87 2 2016- 2017 2 34 1405 5 86 3 2017- 2018 2 36 1455 5 86 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 của các trường THPT) Chất lượng GD THPT từng bước được nâng cao, kết quả xếp loại hai mặt của HS và kết quả tốt nghiệp THPT trong 3 năm học gần đây được thể hiện qua bảng 2: Bảng 2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực, tỉ lệ tốt nghiệp THPT từ năm học 2015-2016 đến năm 2017-2018 Năm học Xếp loại hạnh kiểm (%) Xếp loại học lực (%) Tỉ lệ TN (%) Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yế u 2015- 2016 88,2 9,9 1,9 0 12,1 41,2 43,4 3,3 100 2016- 2017 89,7 8,2 2,1 0 12,7 43,6 40,2 3,5 99,9 (331/332) 2017- 2018 89,3 9,3 1,4 0 13,4 44,7 40,9 1,0 100 (Nguồn: Số liệu báo cáo tổng kết năm học của các trường THPT) 2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông 2.2.2.1. Về số lượng và cơ cấu đội ngũ Tổng số GV THPT là 86 người; đảm bảo số lượng đáp ứng yêu cầu giảng dạy và tổ chức các hoạt động GD. Trình độ đào tạo, thâm niên công tác của GV THPT được thể hiện qua bảng 3. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 95-99 97 Bảng 3. Trình độ đào tạo của đội ngũ GV THPT huyện Châu Thành Năm học Tổng số GV Trình độ chuyên môn Chứng chỉ ngoại ngữ Trình độ chính trị Đại học Thạc sĩ A B Sơ cấp Trung cấp 2015- 2016 87 71 16 7 80 75 12 2016- 2017 86 71 15 7 79 74 12 2017- 2018 86 71 15 7 79 74 12 (Nguồn: Số liệu báo cáo tổng kết năm học của các trường THPT) Bảng 3 cho thấy, về chuyên môn, 100% GV có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn (thạc sĩ), 100% có chứng chỉ B tiếng Anh và chứng chỉ A tin học trở lên. Tuy nhiên, đội ngũ GV có trình độ thạc sĩ có tăng nhưng vẫn còn thấp so với các trường THPT trong tỉnh, tính đến cuối năm học 2017 - 2018 tỉ lệ GV có bằng thạc sĩ là 17% (15/86); lí luận chính trị vẫn còn hạn chế: 13,9% (12/86). Thực trạng trên cho thấy, đội ngũ GV các trường THPT trong huyện chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị. Do vậy, cần quan tâm phát triển GD huyện nhà, trong đó tập trung bồi dưỡng chuyên môn GV THPT làm khâu đột phá, liên kết chặt chẽ, liên thông với Sở, các trường đại học trong việc bồi dưỡng GV. 2.2.2.2. Về chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp Kết quả xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp GV THPT ở bảng 4. Bảng 4. Xếp loại đội ngũ GV THPT theo chuẩn nghề nghiệp Năm học Tổng GV Xếp loại Xuất sắc Khá Trung bình Kém 2015 - 2016 87 62 20 4 0 2016 - 2017 86 54 27 5 0 2017 - 2018 86 59 22 5 0 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của các trường THPT) Bảng 4 cho thấy, năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm, đạo đức nghề nghiệp được đánh giá cao. Bên cạnh đó, vẫn còn một số GV xếp loại khá, kể cả trung bình, chứng tỏ, vẫn còn một số GV còn hạn chế trong kĩ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức. 2.3. Đánh giá chung giáo viên trung học phổ thông huyện Châu Thành so với yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị: Đa số GV THPT của huyện được đánh giá là có phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị vững vàng. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Tham gia tích cực các hoạt động xã hội và các phong trào của trường và của địa phương. Có ý thức giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện tốt các nhiệm vụ GV. Đối xử công bằng đối với HS, tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Có lối sống trung thực, giản dị và lành mạnh, gương mẫu trước HS. Tích cực tham gia xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh. Nhiều GV có ý chí phấn đấu cao để được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Tham gia đầy đủ nội dung bồi dưỡng thường xuyên của ngành. Trong những năm qua, không có GV nào vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức của người thầy giáo. Tuy nhiên, có một số ít GV chưa có ý thức tìm tòi, học hỏi để vận dụng các phương pháp mới vào công tác giảng dạy và giáo dục HS, công tác tích luỹ chuyên môn chưa được chú trọng. Về kiến thức chuyên môn: Đa số GV nắm được nội dung chủ yếu của môn học mà mình giảng dạy, thấy rõ mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức trong môn học. Nắm vững và vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học. Nắm vững và vận dụng tốt các phương pháp đánh giá HS. Tuy nhiên, số GV có khả năng bồi dưỡng HS giỏi chưa nhiều, một số GV chưa có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Đa số GV có trình độ ngoại ngữ còn thấp. Về kĩ năng sư phạm: - Kĩ năng dạy học: Đa số GV có kĩ năng dạy học tốt, thể hiện ở việc xác định đúng mục tiêu, yêu cầu của bài dạy; tổ chức tốt các hoạt động học tập cho HS; tổ chức tốt các mối quan hệ trong giờ học; lựa chọn phương pháp tương đối phù hợp với từng bài dạy và đối tượng HS; nhiều GV áp dụng phương pháp dạy học mới như hoạt động theo nhóm nhỏ; nhiều GV sử dụng phương tiện hiện đại vào dạy học; đánh giá HS khách quan, chính xác. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học chưa phát huy được hiệu quả, dạy học theo hoạt động nhóm nhỏ còn mang tính hình thức; các tiết dạy sử dụng máy chiếu chủ yếu là trình chiếu, chưa có được sự phối hợp tốt giữa các phương tiện dạy học truyền thống và hiện đại. Việc đổi mới phương pháp dạy học mặc dù được triển khai khá bài bản, nhưng một số GV chưa nhận thức đúng về yêu cầu của đổi mới VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 95-99 98 phương pháp dạy học, chưa nhận thức đầy đủ như thế nào là đổi mới phương pháp dạy học, còn lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động dạy học nhằm nâng cao tính tích cực tự giác của HS. Một số GV chưa nắm vững cơ sở lí luận của các phương pháp giảng dạy. - Kĩ năng GD: Đa số GV có kĩ năng GD học sinh (HS) tốt, thể hiện ở việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch tổ chức hoạt động đối với lớp chủ nhiệm; kĩ năng tổ chức xây dựng phong trào lớp chủ nhiệm; kĩ năng theo dõi, nhận xét đánh giá HS. Kĩ năng lựa chọn và xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có năng lực để phát huy vai trò tự quản của HS. Tuy nhiên, có một số GV chưa có kĩ năng GD HS, chưa nắm bắt được đặc điểm của từng HS để tìm ra được phương pháp GD thích hợp; có một số GV quá lỏng lẻo trong việc đánh giá, xếp loại HS; bên cạnh đó lại có một số GV quá cứng nhắc trong việc đánh giá về đạo đức HS; việc GD HS cá biệt còn nhiều yếu kém; việc phối hợp các lực lượng trong việc GD HS chưa phát huy tốt. - Kĩ năng tự học, tự bồi dưỡng: Số đông GV có kĩ năng xác định mục tiêu, nhu cầu của việc bồi dưỡng nâng cao trình độ. Nhiều GV đã xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng trong thời gian tới. Tuy nhiên, một số GV chưa xác định được nội dung bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, chưa xây dựng được kế hoạch và bố trí thời gian cho việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Một số GV tự bằng lòng với chính mình, không đặt ra mục tiêu cho việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. - Kĩ năng nghiên cứu khoa học: Nhìn chung, kĩ năng nghiên cứu khoa học của GV còn nhiều hạn chế; số đông GV chưa có kĩ năng xác định đề tài cần nghiên cứu; xây dựng đề cương nghiên cứu; tổ chức nghiên cứu và viết công trình nghiên cứu. Công tác viết sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá là khâu yếu nhất trong những năm qua. 2.4. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đáp ứng chuẩn nghề nghiệp 2.4.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Nâng cao nhận thức về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn GV là làm cho đội ngũ CBQL, GV nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn GV THPT trong việc nâng cao chất lượng GD, phát triển GD-ĐT trong giai đoạn hiện nay. Nhất là việc làm cho ĐNGV hiểu việc bồi dưỡng trên chuẩn, bồi dưỡng trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học đáp ứng tiêu chuẩn theo ngạch GV vừa là nhu cầu của mỗi cá nhân, vừa là trách nhiệm của ĐNGV nhằm đáp ứng tiêu chuẩn theo ngạch bậc của GV, đáp yêu cầu nâng cao trình độ trong thời đại hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ. 2.4.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Xây dựng kế hoạch là nhằm góp phần nâng cao tính chủ động trong công tác bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV, đảm bảo chất lượng bồi dưỡng đáp ứng mục tiêu đào tạo GV THPT có đủ trình độ, đủ năng lực, phẩm chất, đạo đức phù hợp với thực tiễn nhà trường, địa phương. Tạo được sự thống nhất cao của các bộ phận trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể, xã hội, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong điều kiện kinh tế của huyện còn hạn chế. Định hướng cho tổ chuyên môn, cho mỗi GV chủ động trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế hoạch tự bồi dưỡng; đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của huyện. 2.4.3. Quản lí tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trung học phổ thông đáp ứng chuẩn nghề nghiệp Việc quản lí, tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng GV nhằm đạt mục tiêu, thực hiện đầy đủ các nội dung và nâng cao kết quả bồi dưỡng. Ngoài hình thức bồi dưỡng thường xuyên do Sở GD-ĐT tổ chức, các trường cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng GV trong nhà trường, tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng của GV và bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn. Việc tự học, tự bồi dưỡng là năng lực của người học, nhân tố quyết định sự phát triển của bản thân người học. Chất lượng GD được nâng cao khi GV biết tự bồi dưỡng và tạo ra năng lực sáng tạo trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy. Năng lực thực tiễn là khả năng hiểu biết thực tiễn ở góc độ tư duy, nhận thức và được trải nghiệm trong thực tế trên cơ sở tư duy, nhận thức đó. 2.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên Nhằm đánh giá chất lượng bồi dưỡng GV của từng cá nhân cũng như hiệu quả của việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV của các đơn vị. thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, giúp cho CBQL thấy được những ưu điểm và tồn tại trong công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng của mình, từ đó sẽ có định hướng thay đổi nội dung, kế hoạch và hình thức chỉ đạo sâu sắc hơn, hiệu quả hơn, giúp cho hoạt động bồi dưỡng của trường ngày càng củng cố và vững mạnh. Để hoạt động bồi dưỡng có hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra cần phải đổi mới và làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả công tác bồi dưỡng là một yếu tố kích thích việc học tập và bồi dưỡng của GV, góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV. 2.4.5. Tăng cường các nguồn lực hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên Nhằm chuẩn bị phương tiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng GV, tạo điều kiện hỗ trợ cho công tác này đạt hiệu VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 95-99 99 quả cao hơn. Trên cơ sở đánh giá chính xác thực trạng công tác bồi dưỡng chuyên môn GV THPT, việc chuẩn bị các nguồn lực thực hiện hoạt động này phải được tiến hành trước khi hoạt động diễn ra. Đồng thời, trong quá trình bồi dưỡng GV, phải quan tâm tăng cường trang bị các điều kiện về cơ sở vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra. 3. Kết luận Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong nhà trường là công việc cần thiết, cấp bách trong sự nghiệp GD giai đoạn hiện nay. Theo đó, GV phải không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GD-ĐT trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn GV THPT thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp như trên. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; qua khảo nghiệm có tính cần thiết và khả thi cao. Nếu được thực hiện đồng bộ sẽ nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn GV THPT thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông hiện nay. Tài liệu tham khảo [1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2] Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 20/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. [3] Bộ GD-ĐT (2011). Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và phổ thông có nhiều cấp học. [4] Chính phủ (2014). Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9/6/2014 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. [5] Nguyễn Văn Đệ - Phan Trọng Nam (2015). Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên ở các trường trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tạp chí Giáo dục, số 371, tr 5-7; 4. [6] Nguyễn Văn Đệ (chủ biên) - Lê Kim Oanh (2014). Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong hoạt động đào tạo giáo viên. Tạp chí Giáo dục, số 332, tr 1-2. [7] Phạm Minh Giản (2012). Quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Giáo dục Việt Nam. QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC (Tiếp theo trang 72) Các nội dung trên có mối quan hệ biện chứng với nhau trong quá trình quản lí HĐDH môn Tiếng Anh THCS của các nhà quản lí. Mỗi nội dung có vị trí, vai trò và chức năng riêng nhưng tạo nên một quá trình tổng thể để nâng cao chất lượng HĐDH tiếng Anh THCS theo tiếp cận PTNL HS. Tài liệu tham khảo [1] Mrowicki, L. (1986). Project Work English Competency Based Curriculum. Portland, OR: Northwest Educational Cooperative, pp. 144. [2] Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thanh Vinh (2011). Quản lí nhà trường. NXB Giáo dục Việt Nam. [3] Trần Kiểm (1997). Giáo trình quản lí giáo dục và trường học. Viện Khoa học Giáo dục. [4] Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010). Đại cương khoa học quản lí. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Hà Thế Ngữ (2001). Giáo dục học - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. NXB Đại học sư phạm. [6] Nguyễn Ngọc Quang (1989). Dạy học - Con đường hình thành nhân cách. Trường Cán bộ Quản lí giáo dục. [7] Bộ GD-ĐT (2014). Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24/01/2014 về Ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. [8] Bộ GD-ĐT (2014). Công văn số 5333/BGDĐT- GDTrH ngày 29/9/2014 về việc triển khai kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn Tiếng Anh cấp trung học từ năm học 2014-2015. [9] Bộ GD-ĐT (2016). Quyết định số 1479/QĐ- BGDĐT ngày 10/5/2016 về Ban hành định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh bậc 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. [10] Thủ tướng Chính phủ (2008). Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 Ban hành Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020. [11] Hoàng Văn Vân - Nguyễn Thị Chi - Hoàng Thị Xuân Hoa (2006). Đổi mới phương pháp dạy Tiếng Anh trung học phổ thông ở Việt Nam. NXB Giáo dục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf19huynh_van_meo_2361_2164584.pdf
Tài liệu liên quan