Tài liệu Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và vùng núi: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
57Ngày nhận bài: 14/8/2017; Ngày phản biện: 25/8/2017; Ngày duyệt đăng: 5/9/2017(1) Học viện Dân tộc; e-mail: nguyenhongvi@cema.gov.vn
(2) Học viện Dân tộc; e-mail: hoanglenhat@cema.gov.vn
Đặt vấn đề
Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ
em là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên
hàng đầu trong công tác chăm sóc sức khỏe ban
đầu nhân dân. Để cụ thể hóa công tác này, Thủ
tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2013/QĐ-
TTg ngày 14/11/2011 về việc phê duyệt Chiến
lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai
đoạn 2011-2020, đánh dấu một giai đoạn mới
trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, với
quan điểm chiến lược: đầu tư cho công tác dân
số và chăm sóc sức khỏe sinh sản là đầu tư cho
phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp
về kinh tế, xã hội và môi trường. Đồng thời, để
tiếp tục chăm sóc sức khỏe tốt cho đồng bào dân
tộc thiểu số (DTTS) ở những vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khă...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và vùng núi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
57Ngày nhận bài: 14/8/2017; Ngày phản biện: 25/8/2017; Ngày duyệt đăng: 5/9/2017(1) Học viện Dân tộc; e-mail: nguyenhongvi@cema.gov.vn
(2) Học viện Dân tộc; e-mail: hoanglenhat@cema.gov.vn
Đặt vấn đề
Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ
em là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên
hàng đầu trong công tác chăm sóc sức khỏe ban
đầu nhân dân. Để cụ thể hóa công tác này, Thủ
tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2013/QĐ-
TTg ngày 14/11/2011 về việc phê duyệt Chiến
lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai
đoạn 2011-2020, đánh dấu một giai đoạn mới
trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, với
quan điểm chiến lược: đầu tư cho công tác dân
số và chăm sóc sức khỏe sinh sản là đầu tư cho
phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp
về kinh tế, xã hội và môi trường. Đồng thời, để
tiếp tục chăm sóc sức khỏe tốt cho đồng bào dân
tộc thiểu số (DTTS) ở những vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn Quyết định 950/QĐ-TTg
ngày 27/7/2007 tiếp tục được thực hiện ưu tiên
cho các xã, thị trấn thuộc huyện nghèo 30a về
đầu tư cơ sở y tế cho các Trạm Y tế xã 30a. Quyết
định 1544/QĐ-TTg ngày 14/11/2007 về đào tạo
nguồn nhân lực y tế cho vùng khó khăn nhất theo
“Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn,
vùng miền núi của các tỉnh miền Bắc, miền Trung,
Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên theo
chế độ cử tuyển” góp phần đến năm 2020, giải
quyết cơ bản số lượng và chất lượng nguồn nhân
lực y tế cho vùng miền núi, dân tộc, vùng đặc
biệt khó khăn. Đặc biệt, để giải quyết nhân lực
tại chỗ, hỗ trợ đồng bào trong công tác chăm sóc
sức khỏe (CSSK) ban đầu và CSSK cho bà mẹ
và trẻ em đó là chính sách y tế thôn, bản theo
Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg và Thông tư số
07/2013/TT-BYT và một số chính sách y tế đặc
thù khác về bảo hiểm y tế... Việc thực hiện các
chính sách này có tác động trực tiếp đến CSSK
đồng bào dân tộc thiểu số và đây cũng là hướng
tiếp cận đúng đắn, chính xác trong công tác y tế
ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, những vùng
khó khăn nhất của cả nước.
Công tác CSSK bà mẹ và trẻ em đã đạt được
những thành tựu được quốc tế ghi nhận đó là kết
THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ
VÀ TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
Nguyễn Hồng Vĩ(1) - Hoàng Lệ Nhật(2)
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của Đảng và Nhà nước, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản/sức khỏe bà mẹ trẻ em đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng. Các chỉ số về sức khỏe bà mẹ trẻ em mà Việt Nam đạt được là khá tốt so với
nhiều quốc gia có thu nhập bình quân/đầu người tương tự. Tỷ số tử vong mẹ đã giảm 3 lần từ
233/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 1990 xuống còn 69/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2014. Tử
vong trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm gần 3 lần từ 44,4‰ vào năm 1990 xuống còn 14,9‰ năm
2014. Tử vong trẻ em < 5 tuổi giảm hơn một nửa từ 58‰ vào năm 1990 xuống còn 22,4‰
năm 2014. Mặc dù đã có sự cải thiện rõ rệt về tình trạng sức khỏe bà mẹ trẻ em nhưng còn có
sự khác biệt khá lớn về tử vong mẹ, tử vong trẻ em và tử vong sơ sinh giữa các vùng, miền. Vì
vậy, phân tích rõ thực trạng và qua đó đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng công
tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi là nhiệm vụ thiết
thực nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số.
Từ khóa: Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; vùng dân tộc thiểu số và miền
núi; phụ nữ dân tộc thiểu số; trẻ em dân tộc thiểu số.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
58 Số 19 - Tháng 9 năm 2017
quả thực hiện mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ
số 1 về giảm suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi
như: giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5
tuổi ở thể nhẹ cân từ 17,5% năm 2010 xuống còn
14,1% năm 2015 và thể thấp còi giảm từ 29,3%
năm 2010 xuống còn 24,2% năm 2015. Đồng
thời, một số chỉ tiêu khác cũng có kết quả khá
khả quan như: mục tiêu số 4 về giảm tử vong trẻ
em và mục tiêu số 5 về giảm tử vong mẹ, cụ thể:
tỷ số tử vong mẹ từ 69/100.000 trẻ đẻ sống vào
năm 2009 xuống còn 58,3/100.000 trẻ đẻ sống
năm 2015; tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi/1000
trẻ đẻ sống giảm từ 15,8/1000 trẻ đẻ sống năm
2010 xuống còn 14,7/1000 trẻ đẻ sống vào năm
2015; tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi/1000 trẻ
đẻ sống giảm từ 23,8/1000 năm 2010 xuống còn
22,1/1000 trẻ đẻ sống vào năm 2015; các chỉ số
khám thai đủ 3 lần, sinh con tại cơ sở y tế, bà mẹ
và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh,...đều được
cải thiện rõ rệt và hầu hết hộ sinh, y sĩ sản nhi,
nhân viên y tế cơ sở có kỹ năng cơ bản về chăm
sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) theo hướng dẫn
quốc gia1.
Bên cạnh, những thành tựu chung của cả
nước trong công tác CSSK bà mẹ và trẻ em, thì
vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vẫn là
vùng lõm về y tế nói chung và về công tác CSSK
bà mẹ và trẻ em nói riêng. Việc tiếp cận dịch vụ
CSSK và chất lượng dịch vụ chăm sóc trước,
trong và sau khi sinh vẫn còn nhiều hạn chế. Do
phong tục tập quán lạc hậu trong chăm sóc bà mẹ
và trẻ sơ sinh, tình trạng phụ nữ đẻ tại nhà không
được nhân viên y tế đỡ còn phổ biến ở vùng đồng
bào các dân tộc thiểu số và miền núi. Cơ sở vật
chất, trang thiết bị ở Trạm Y tế xã và các bệnh
viện tuyến huyện chưa đáp ứng được nhu cầu
CSSK ban đầu tại xã và điều trị cấp cứu sản khoa
và sơ sinh tại bệnh viện huyện. Nhân lực chuyên
ngành sản phụ khoa và nhi khoa còn rất thiếu,
nhất là tại tuyến huyện, tỷ lệ bác sĩ đa khoa làm
công tác sản khoa và nhi khoa khá lớn. Năng lực
chuyên môn của cán bộ y tế, đặc biệt là y tế cơ sở
còn nhiều hạn chế trong việc phân loại, phát hiện
nguy cơ, theo dõi, tiên lượng, xử trí cấp cứu và
hồi sức sản khoa, sơ sinh. Hơn nữa, biểu hiện chủ
quan, chưa kịp thời, chưa thực hiện nghiêm quy
chế bệnh viện, quy định chuyên môn trong chẩn
đoán, tiên lượng và xử trí cấp cứu hồi sức sản
1. Báo cáo JAHR 2015, do Bộ Y tế và nhóm đối tác thực hiện.
phụ, sơ sinh khi có tai biến xảy ra vẫn còn. Điều
này, dẫn đến công tác CSSK bà mẹ và trẻ em ở
vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là
những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
còn phải đối mặt với nhiều thách thức và khó
khăn cần phải sớm được giải quyết. Trong khuôn
khổ bài viết này, để đưa ra được những đề xuất
giải pháp bổ sung, hoàn thiện chính sách CSSK
bà mẹ và trẻ em chúng tôi tổng quan, nghiên cứu,
phân tích và trình bày 3 nội dung chính: 1) Kết
quả thực hiện chính sách CSSK bà mẹ và trẻ em ở
vùng DTTS và miền núi; 2) Những nguyên nhân
khó khăn, bất cập trong triển khai thực hiện chính
sách ở vùng DTTS và miền núi; 3) Đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác
chăm sóc sức khỏe sinh sản và trẻ em vùng dân
tộc thiểu số Việt Nam trong thời gian tới
1.Kết quả thực hiện chính sách CSSK
bà mẹ và trẻ em ở vùng DTTS và miền núi
Theo đánh giá thực trạng và hiệu quả
công tác CSSK bà mẹ và trẻ em thông qua phân
tích kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53
dân tộc thiểu số năm 2015 của cơ quan Ủy ban
Dân tộc và một số nghiên cứu thuộc Bộ Y tế cho
thấy một số kết quả như sau:
Theo số liệu điều tra thực trạng kinh tế -xã
hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015, tỷ lệ phụ nữ
đến khám thai ở cơ sở y tế chưa cao và chưa phổ
biến ở một số dân tộc Tà Ôi, Hoa, Cơ Ro, Chu
Ru, Chăm, Khmer, Chơ Ro, Mường, Tày, Ngái,
Mạ (khoảng 80 - 88,5%); một số dân tộc thiểu số
có tỷ lệ phụ nữ được khám thai rất thấp dưới 50%
là dân tộc La Hủ (9,1%), Hà Nhì (25,4%), Si La
(25,5%), La Ha (31,9%), Mảng (34,9%), Mông
(36,5%). Điều này cũng một phần giải thích tại
sao các dân tộc này thuộc nhóm có tỷ suất tử vong
ở trẻ dưới 1 tuổi cao nhất, các dân tộc này có
tập quán sinh con tại nhà rất phổ biến với số liệu
minh chứng chỉ có 64% các ca sinh được thực
hiện ở cơ sở y tế (trong đó, các dân tộc sinh con
chủ yếu ở các cơ sở y tế trên 80% là các dân tộc
Ngái, Hoa, Khmer, Chơ Ro, Sán Dìu, Chăm, Chu
Ru, Tày, Cơ Ho, và Tà Ôi; ngược lại 80% các
ca sinh được thực hiện tại nhà là các dân tộc La
Hủ, Si La, La Ha, Lự, Mảng và Hà Nhì)2. Theo
2. Nguyễn Cao Thịnh và cộng sự, Báo cáo tại Hội thảo thúc
đẩy phát triển dân tộc thiểu số - không để ai bỏ lại phía sau,
Hà Nội, 2016
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
59Số 19 - Tháng 9 năm 2017
nghiên cứu của (MICS) cũng cho thấy: cứ bốn
phụ nữ dân tộc thiểu số thì có một người không
được chăm sóc trước sinh và chỉ khoảng một nửa
trong số phụ nữ nông thôn được khám thai ít nhất
bốn lần trong lần mang thai gần nhất. Khoảng
1/5 số phụ nữ thuộc nhóm các hộ gia đình nghèo
nhất không được chăm sóc trước khi sinh, tỷ lệ
này cao hơn rất nhiều so với phụ nữ thuộc nhóm
hộ thu nhập trung bình hoặc giàu nhất (chỉ dưới
1%). Hơn một nửa số phụ nữ không được đi học
không được chăm sóc trước sinh, trong khi tỷ lệ
này ở nhóm phụ nữ có trình độ văn hoá từ tiểu
học trở lên là dưới 6%3. Một kết quả nghiên cứu
khác cũng cho thấy: tỷ lệ trẻ đẻ tại nhà: 53,5%,
trong đó cao nhất là người Mông – Mù Kang
Chải (98,9%). Tỷ lệ trẻ đẻ tại nhà được cán bộ y
tế (CBYT) đỡ: 23%, các bà đỡ đỡ: 32,8%, người
khác đỡ: 44,3%. Tỷ lệ bà mẹ được khám thai đầy
đủ: 31,1%, tiêm phòng uốn ván: 79%4. Sự khác
biệt trong việc CSSK trước, trong và sau sinh này
được giải thích bởi sự cách trở về địa lý, khoảng
cách từ nhà đến Trạm Y tế xã/ bệnh viện xa nên
cản trở đến khả năng tiếp cận dịch vụ CSSKSS.
Tỷ lệ không sử dụng các biện pháp tránh
thai ở các dân tộc thiểu số còn cao, đặc biệt là ở
dân tộc Mnông 30%, Mông 31%, Gia rai 33%,
Chứt 35%, La Hủ 45% và Mảng 51% ; và có đến
23% phụ nữ dân tộc thiểu số có gia đình không
sử dụng biện pháp tránh thai nào. Cá biệt, hơn
một nửa phụ nữ dân tộc Mảng không áp dụng
biện pháp tránh thai, điều này cũng là một trong
những lý do để giải thích tại sao tỷ suất sinh của
nữ dân tộc Mảng cao nhất trong số 53 dân tộc
thiểu số. Nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ không
sử dụng các biện pháp tránh thai thấp nhất là dân
tộc Pà Thẻn, Phù Lá, Lự, Giáy, Mường, La Ha và
Lô Lô từ 13-17%5. Nghiên cứu tại tỉnh Yên Bái
lại cho thấy: tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biện
pháp tránh thai đạt tỷ lệ 68,5%; cao nhất là dân
3. GSO, UNICEF, UNFPA. Monitoring thesituation of
children and women: MultipleIndicator Cluster Survey
(MICS) 2010-2011.Hanoi.
4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững và xóa đói
giảm nghèo cho đồng bào dtts ở các tỉnh miền núi”, NXB.
ĐH Thái Nguyên, 2014 (Trích bài: CSSK cho bà mẹ và trẻ
em người DTTS ở tỉnh Yên Bái; nghiên cứu 400 bà mẹ Tày
ở Lục Yên, người Thái ở Nghĩa Lộ, người Mông ở Mù Kang
Chải và người Dao ở Văn Yên, tỉnh Yên Bái).
5. Nguyễn Cao Thịnh và cộng sự, Báo cáo tại Hội thảo thúc
đẩy phát triển dân tộc thiểu số - không để ai bỏ lại phía sau,
Hà Nội, 2016.
tộc Dao (trong đó đặt vòng 58,1%; thuốc tránh
thai 20,9%; bao cao su 4,6%)6. Như vậy, việc sử
dụng các biện pháp tránh thai cao hay thấp còn
phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, vùng địa lý và
văn hóa dân tộc.
Tổng tỷ suất sinh (TFR) của người dân tộc
thiểu số cao hơn mức bình quân của cả nước là
2,38 con/phụ nữ DTTS so với mức bình quân cả
nước là 2,01 con/phụ nữ và cao hơn mức sinh
thay thế là 2,1 con/phụ nữ. Chỉ có 4 dân tộc thiểu
số có dưới 2 con/phụ nữ là các dân tộc Hoa, Pu
Péo, La Chí và Bố Y, trong khi các dân tộc còn lại
có TFR cao hơn 2,1 như dân tộc Mảng, Rơ Măm,
Cống, La Hủ, Cơ Lao, Mông, Xơ Đăng, Chứt,
Bru Vân Kiều trung bình có từ 4-5 con/phụ nữ7.
Tỷ lệ đẻ nhiều nhất, cao nhất là dân tộc Mông
(64,5%)8. Các số liệu này cho thấy, các dân tộc
có tỷ suất sinh cao thường rơi vào nhóm không sử
dụng các biện pháp tránh thai và ngược lại.
Về số liệu tỷ suất sinh thô của các dân tộc
thiểu số có hơn 80% các DTTS có tỷ suất sinh
thô cao hơn trung bình cả nước, trong đó cao nhất
ở các nhóm dân tộc Ơ Đu, Cống, Mảng, La Hủ,
Mông, Xơ Đăng, Mạ và Rơ Măm và nhóm dân
tộc có tỷ suất sinh thô thấp hơn mức trung bình
là dân tộc Ngái, Hoa, Sán Chay, Khmer, La Chí,
Mường và Nùng9. Tuy nhiên, số liệu tỷ suất chết
thô lại cho thấy sự chênh lệch giữa các dân tộc
thiểu số là không lớn. Bởi, tỷ suất chết thô trung
bình các DTTS là 7,28‰ và sự chênh lệch giữa
nhóm thấp nhất và nhóm cao nhất là 6‰10.
Về số liệu tỷ suất tử vong ở trẻ em lại có sự
chênh lệch rõ ràng giữa các nhóm dân tộc thiểu
số. Nhóm có tỷ suất chết trẻ thấp bao gồm các dân
tộc Hoa, Chơ Ro, Sán Dìu, Khmer, Thái, Dao, Ê
6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững và xóa đói
giảm nghèo cho đồng bào DTTS ở các tỉnh miền núi”, NXB.
ĐH Thái Nguyên, 2014.
7. Nguyễn Cao Thịnh và cộng sự, Báo cáo tại Hội thảo thúc
đẩy phát triển dân tộc thiểu số - không để ai bỏ lại phía sau,
Hà Nội, 2016.
8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững và xóa đói
giảm nghèo cho đồng bào DTTS ở các tỉnh miền núi”, NXB.
ĐH Thái Nguyên, 2014
9. Nguyễn Cao Thịnh và cộng sự, Báo cáo tại Hội thảo thúc
đẩy phát triển dân tộc thiểu số - không để ai bỏ lại phía sau,
Hà Nội, 2016.
10. Nguyễn Cao Thịnh và cộng sự, Báo cáo tại Hội thảo thúc
đẩy phát triển dân tộc thiểu số - không để ai bỏ lại phía sau,
Hà Nội, 2016.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
60 Số 19 - Tháng 9 năm 2017
Đê, Ba Na, Sán Chay và Chăm, dưới 17,2‰ tính
riêng trẻ dưới 1 tuổi và dưới 25,6‰ với trẻ dưới
5 tuổi. Nhóm có tỷ suất chết trẻ cao nhất bao gồm
các dân tộc Cơ Lao, Rơ Măm, Si La, Mảng, Lự
và La Hủ. Đáng chú ý là nhóm dân tộc Mảng,
Lự và La Hủ có tỷ suất chết trẻ rất cao, từ 45‰ -
53,9‰ với trẻ dưới 1 tuổi và từ 70‰ - 87‰ với
trẻ dưới 5 tuổi11. Hai tỷ suất này lần lượt cao gấp
7 lần và 5 lần so với dân tộc có tỷ suất chết trẻ
thấp nhất. Với số liệu này, nhóm nghiên cứu nhận
định có sự chênh lệch khác biệt trong CSSK trẻ
em giữa các nhóm dân tộc thiểu số và các dân tộc
có tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống càng cao thì tỷ
lệ chết trẻ càng cao. Nhận định này, được chứng
minh bởi số liệu nghiên cứu, khảo sát của Tổng
cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình năm 2012:
trong 224 cặp gia đình hôn nhân cận huyết thống
đã sinh ra 558 trẻ, trong đó có 51 trẻ không bình
thường. Từ bẩm sinh chúng đã mắc các bệnh như:
Bạch tạng, thiểu năng trí tuệ, liệt, câm, lông mi
trắng, mù lòa... và có 8 trẻ đã chết yểu12.
Về tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của
trẻ dưới 5 tuổi trong một số vùng đồng bào dân
tộc thiểu số vẫn có xu hướng cao hơn mức trung
bình của cả nước. Thậm trí có vùng tỷ lệ này lên
tới trên 40% như khu vực niềm núi phía Bắc và
Tây Nguyên.Ví dụ, kết quả nghiên cứu tại tỉnh
Yên Bái cũng cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ
dưới 5 tuổi là 30,2% và cao nhất là dân tộc Mông
35,3%13.
Đánh giá chung: Với những số liệu và
phân tích trên cho thấy khoảng cách chênh lệch
trong CSSK bà mẹ và trẻ em ở các nhóm dân
tộc khác nhau là khác nhau và nhóm các dân tộc
thiểu số rất ít người thường là nhóm có các chỉ số
thấp nhất về CSSK bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên,
để đạt được kết quả này là sự nỗ lực rất lớn trong
việc thực hiện hàng loạt các Chương trình Mục
tiêu Quốc gia, như: Tiêm chủng mở rộng; Phòng,
chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp; Phòng, chống
tiêu chảy cấp; Phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ
em; Chăm sóc điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ
11. Nguyễn Cao Thịnh và cộng sự, Báo cáo tại Hội thảo thúc
đẩy phát triển dân tộc thiểu số - không để ai bỏ lại phía sau,
Hà Nội, 2016.
12.
am-anh-suy-giam-giong-noi-20150109102409698.htm.
13. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Phát triển bền vững và xóa đói
giảm nghèo cho đồng bào DTTS ở các tỉnh miền núi, NXB.
ĐH Thái Nguyên, 2014.
em; Chăm sóc sức khỏe sinh sản...Song, để đạt
được kết quả hai mục tiêu như kế hoạch hành
động quốc gia về CSSK bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ
em giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 4177/
QĐ-BYT ngày 03 tháng 8 năm 2016 là một khó
khăn thách thức lớn và khó có thể đạt được. Cụ
thể, còn hơn 60% các DTTS chưa tiệm cận được
mục tiêu tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi thấp hơn
22‰ theo SDG đến năm 2020 trong khi mục
tiêu 2 đặt ra dưới 14‰ năm 2020 và hơn 80%
chưa đạt mục tiêu thấp hơn 19‰ theo SDG đến
năm 2025. Tỷ suất tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi còn
khó đạt mục tiêu hơn khi có đến 80% các dân tộc
thiểu số có tỷ suất tử vong cao hơn 27‰ và chỉ
có 1 dân tộc có tỷ suất tử vong dưới 22‰ (là tỷ
suất mục tiêu đến 2025) trong khi mục tiêu 2 đặt
ra là 20,4‰ năm 2020.
2.Những nguyên nhân khó khăn, bất
cập trong triển khai thực hiện chính sách ở
vùng DTTS và miền núi phía Bắc
Do công tác quản lý, tổ chức tại các địa
phương chưa ổn định, nhiều lúng túng và mang
tính hình thức, hiệu quả hoạt động thấp. Do trong
10 năm, tổ chức y tế tuyến huyện thay đổi 3 lần,
đã tạo ra những biến động cả về tổ chức, nhân
lực và khả năng cung ứng dịch vụ CSSK cấp
cơ sở14. Việc cải cách mô hình tổ chức của Sở Y
tế, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở
Y tế, phòng Y tế huyện, thị xã, thành phố theo
Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV
ngày 11/12/2015 của liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ
về tổ chức y tế địa phương tinh gọn, hiệu quả,
đảm bảo sự phối hợp, tính liên tục trong cung ứng
dịch vụ y tế còn chậm (đó là sát nhập các trung
tâm, đơn vị làm nhiệm vụ dự phòng tuyến tỉnh
thành trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, chuyển
nhiệm vụ điều trị sang các bệnh viện). Còn các
tuyến huyện, việc thực hiện việc sát nhập bệnh
viện huyện và trung tâm y tế huyện thành trung
tâm y tế hai chức năng (vừa làm công tác y tế
dự phòng và khám, chữa bệnh, đồng thời quản lý
các trạm y tế xã) theo Thông tư 37/2016/TT-BYT
ngày 25/10/2016, Nghị định 117/2015/NĐ-CP và
Thông tư số 33/2015/TT-BYT còn chậm, nhiều
lúng túng trong quản lý và chỉ đạo nên vẫn còn
nhiều đầu mối, thiếu thống nhất, nhất là ở tuyến
cơ sở dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân
lực, chi phí hành chính tăng và hiệu quả hoạt
14. Báo cáo JAHR 2015 của Bộ Y tế và nhó đối tác.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
61Số 19 - Tháng 9 năm 2017
động chưa cao. Bên cạnh đó, vẫn còn biểu hiện
tiêu cực liên quan đến thái độ phục vụ của y, bác
sĩ, các vấn đề liên quan đến viện phí và thủ tục
khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Công tác quản lý,
tổ chức hoạt động thiếu thống nhất, kém hiệu quả
đã tác động, ảnh hưởng đến hiệu quả trong triển
khai, thực hiện chính sách CSSK bà mẹ và trẻ em
ở cấp cơ sở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Công tác kiểm tra, giám sát còn bị buông
lỏng, thiếu về số lượng và hạn chế về năng lực.
Bởi, ngành y tế chỉ có đội ngũ thanh tra ngành
tới cấp tỉnh va số lượng cán bộ chuyên trách hạn
chế. Trong khi hoạt động y tế liên quan đến sức
khỏe và sự sống của con người. Hoạt động khám
chữa bệnh và điều trị sâu, rộng đến cấp thôn, bản.
Như vậy, việc kiểm tra, giám sát không thể quản
lý chặt chẽ dẫn đến nhiều vi phạm trong quản lý
hành chính, quản lý thuốc, sử dụng thuốc và thiết
bị y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh,Ngoài ra,
việc kiểm soát cấp phát và sử dụng thẻ bảo hiểm
y tế (BHYT) của người dân tộc thiểu số còn chậm
và nhiều sai sót dẫn đến việc người dân tộc thiểu
số khi thăm khám, chăm sóc sức khỏe còn gặp
nhiều khó khăn.
Kinh phí đầu tư cho trạm y tế cấp xã như
hiện nay là chưa hợp lý và không có sự đầu tư
đồng bộ, nguồn đầu tư cho Trạm Y tế xã chủ yếu
là do các địa phương tự sắp xếp hoặc do Bộ Y tế
huy động các dự án viện trợ nước ngoài. Dẫn đến
cơ sở, vật chất trạm y tế cấp xã còn hạn chế và lạc
hậu, nhiều trạm y tế cấp xã cơ sở, vật chất xuống
cấp, thiếu điều kiện phục vụ chăm sóc sức khỏe
ban đầu cho nhân dân, không đảm bảo công tác
sơ cấp cứu ban đầu trong CSSKSS và trẻ sơ sinh.
Trong khi Trạm Y tế xã lại là cơ sở y tế gần dân
nhất và là nơi mà người dân ở các vùng miền núi,
vùng sâu, vùng xa dễ dàng tiếp cận nhất khi ốm
đau, thăm khám. Ví dụ, tại Trạm Y tế xã Túc Đán,
tỉnh Yên Bái hiện chỉ có 3/5 giường bệnh so với
chuẩn y tế cấp xã và hiện cũng chưa có phòng hậu
sản dành cho phụ nữ sau sinh15. Thuốc và trang
thiết bị phục vụ CSSK bà mẹ và trẻ em còn thiếu
và yếu chưa đáp ứng được nhu cầu triển khai thực
hiện dẫn đến việc cấp phát và bảo quản vật tư
trang thiết bị cũng như thuốc, sinh phẩm của một
số chương trình còn nhiều khó khăn, bất cập.
Thiếu trầm trọng và yếu về nguồn nhân lực
15. Tài liệu Hội thảo dự án “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ
em dân tộc thiểu số”, thực hiện tại 06 xã của tỉnh Yên Bái
phục vụ công tác CSSK bà mẹ và trẻ em tại các
bệnh viện cấp huyện, không được thường xuyên
đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn. Điều
này, được chứng minh bởi số liệu về tỷ lệ bác
sĩ đa khoa thực hiện nhiệm vụ sản khoa và nhi
khoa còn cao, năng lực y, bác sĩ trong công tác
CSSKSS và trẻ em còn nhiều hạn chế. Tại các
Trạm Y tế xã có bác sĩ làm việc chỉ đạt 78% và
96% Trạm Y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản
nhi16. Hệ thống công lập mới chỉ có 0,36 bác sĩ
chuyên khoa sản và 0,25 bác sĩ chuyên khoa nhi
trên 10.000 dân. Vẫn còn 21,3% bệnh viện đa
khoa cấp huyện không có bác sĩ chuyên khoa sản,
chỉ có 42,9% bệnh viện có bác sĩ chuyên khoa nhi
và còn gần 2.500 thôn, bản ở vùng đặc biệt khó
khăn chưa có cô đỡ thôn, bản hoạt động17. Đây
là một khó khăn, thách thức lớn đối với công tác
CSSK bà mẹ và trẻ em ở các vùng đồng bào dân
tộc thiểu số. Trong khi các xã vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn, nơi cần nhất có lực lượng
bác sĩ và nữ hộ sinh phục vụ công tác CSSK bà
mẹ và trẻ em thì chính các vùng này lại thiếu trầm
trọng về đội ngũ y bác sĩ này. Như vậy, điều này
cũng đã khẳng định rằng công tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu tại các cơ sở y tế còn nhiều hạn chế,
bất cập, kém hiệu quả. Việc thực hiện chính sách
CSSK ban đầu kém hiệu quả được thể hiện bằng
số liệu thăm khám chữa bệnh của đồng bào dân
tộc thiểu số tại trạm y tế xã thấp, tỷ lệ chi khám,
chữa bệnh bảo hiểm y tế tại xã mới chỉ đạt từ
3-4%, nếu tính cả cấp huyện mới đạt 32% tổng
chi khám, chữa bệnh BHYT. Đặc biệt, chưa thực
hiện công tác quản lý, theo dõi sức khỏe các đối
tượng chính sách như bà mẹ, trẻ em18.
Bất cập trong việc thực hiện chính sách,
do nhiều văn bản được ban hành nhưng một số
chỉ tiêu MDG chưa được đưa vào kế hoạch của
ngành y tế trong khi một số chỉ tiêu khác được
đưa vào nhưng tính khả thi không cao. Đặc biệt là
phụ cấp cho cô đỡ thôn, bản từ nguồn ngân sách
địa phương mới đạt tỷ lệ 44% tổng số cô đỡ được
phụ cấp19. Điều này, ảnh hưởng ít nhiều đến chất
16. Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2015 của Bộ Y
tế và Nhóm đối tác y tế (JAHR 2015)
17. Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2015 của Bộ Y
tế và Nhóm đối tác y tế (JAHR 2015)
18. Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng,
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2017 của Bộ Y tế
19. Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2015 của Bộ Y
tế và Nhóm đối tác y tế (JAHR 2015)
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
62 Số 19 - Tháng 9 năm 2017
lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền, thăm
khám trước sinh tại các vùng dân tộc thiểu số và
miền núi. Địa bàn xa, hẻo lánh và đồng bào sống
phân tán nên công tác tuyên truyền vận động mất
nhiều thời gian, đòi hỏi cán bộ làm công tác này
phải có kinh phí để đảm bảo mưu sinh thì mới có
thể phục vụ công tác CSSK bà mẹ và trẻ em có
hiệu quả.
Điều kiện kinh tế của đồng bào dân tộc
thiểu số còn nhiều khó khăn, trong khi việc cấp
thẻ BHYT cấp chậm và nhiều sai sót thông tin,
dẫn đến việc thăm khám, chữa bệnh của các bà
mẹ và trẻ em còn thấp và nhiều bất cập. Tại thời
điểm chưa được cấp thẻ BHYT hoặc thẻ BHYT
sai lệch thông tin dẫn đến người dân không được
hưởng chế độ BHYT trong khi điều kiện kinh tế
rất khó khăn không có tiền chi phí cho thăm khám,
chữa bệnh. Ngoài ra, nếu được hưởng BHYT thì
người dân vẫn phải chi trả thêm các chi phí gián
tiếp khác khi đi khám, chữa bệnh như chi phí cho
mua thuốc, ăn uống và đi lại ....Những khó khăn
này góp phần làm giảm hiệu quả việc thực hiện
chính sách CSSK bà mẹ và trẻ em ở vùng dân tộc
thiểu số và miền núi.
Địa bàn xa, hiểm trở, giao thông chia cắt.
Do khoảng cách từ nhà đến cơ sở khám chữa
bệnh là một trong những rào cản trực tiếp tới khả
năng tiếp cận trong thăm khám, chữa bệnh và
CSSKSS tại cơ sở y tế, đặc biệt là khu vực vùng
sâu, vùng xa, khó khăn về giao thông nên việc đi
lại. Ví dụ, khoảng cách trung bình từ nhà đến các
cơ sở y tế của các dân tộc thiểu số là 3,8 km; dân
tộc Mảng cách Trạm Y tế gần nhất là 15,5 km,
cách bệnh viện 33,6 km; tương tự dân tộc La Hủ
là 9,1 km và 39,2 km20. Với điều kiện địa lý này,
khi sản phụ chuyển dạ trong nhiều trường hợp,
gia đình không thể vận chuyển tới trạm y tế xã do
đường xá đi lại khó khăn, thậm trí chỉ có đường
đi bộ qua rừng núi mà chưa có đường giao thông.
Trong điều kiện này, cách lựa chọn đẻ tại nhà là
điều kiện bắt buộc.
Phong tục, tập quán địa phương và tâm lý
ngại ngùng, xấu hổ về chuyện sinh đẻ. Trong khi,
phần lớn cán bộ y tế thôn, bản là nam giới dẫn đến
công tác tuyên truyền về CSSKSS còn gặp nhiều
20. Nguyễn Cao Thịnh và cộng sự, Báo cáo tại Hội thảo thúc
đẩy phát triển dân tộc thiểu số - không để ai bỏ lại phía sau,
Hà Nội, 2016.
khó khăn, bất cập. Điều này càng khiến việc tiếp
cận về mặt thăm khám, chữa bệnh trở nên khó
khăn hơn, đặc biệt là thăm khám CSSKSS do rào
cản văn hóa và phụ nữ dân tộc thiểu số phải tiếp
cận với cán bộ y tế là nam giới. Bởi, một số dân
tộc còn mạc cảm về giới và mặc cảm về sinh nở.
Việc sinh nở là của ngươì phụ nữ, không để người
khác biết vì xấu hổ khi để lộ bộ phận sinh dục của
mình với người nam giới không phải chồng của
mình trong quá trình khám thai cũng như sinh nở.
Vì vậy còn tồn tại hiện tượng tự sinh nở tại nhà.
Điều này, cũng cho thấy việc tuyên truyền thông
tin về công tác CSSKSS sẽ gặp phải những trở
ngại bởi rào cản văn hóa và phong tục tập quán
tần suất thăm khám và CSSKSS ở vùng dân tộc
thiểu số rất thấp. Cũng đồng nghĩa với việc người
dân tộc thiểu số sẽ thiếu thông tin về chính sách
bảo hiểm y tế dẫn đến tần suất khám chữa bệnh
bảo hiểm y tế của đồng bào thấp, kết dư quỹ bảo
hiểm y tế lớn trong khi người dân lại chưa được
tiếp cận đầy đủ các dịch vụ kỹ thuật trong chăm
sóc sức khỏe cơ bản.
3.Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe
sinh sản và trẻ em vùng dân tộc thiểu số Việt
Nam trong thời gian tới
Qua những số liệu minh chứng về kết quả
thực hiện công tác CSSK bà mẹ và trẻ em và
những phân tích về nguyên nhân, khó khăn, bất
cập có ảnh hưởng, tác động trực tiếp hay gián tiếp
đến công tác CSSK bà mẹ và trẻ em ở vùng dân
tộc thiểu số và miền núi trong những năm qua.
Nhóm tác giả, đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện chính sách hỗ trợ công tác CSSK bà
mẹ và trẻ em như sau:
Giải pháp về hoàn thiện bộ máy tổ chức:
Để công tác CSSK bà mẹ và trẻ em được vận
hành tốt thì công tác quản lý, chỉ đạo phải thống
nhất. Do vậy, Bộ Y tế cần chỉ đạo cấp cơ sở
nhanh chóng sát nhập các trung tâm, đơn vị làm
nhiệm vụ dự phòng tuyến tỉnh thành trung tâm
kiểm soát bệnh tật tỉnh, chuyển nhiệm vụ điều trị
sang các bệnh viện theo theo Thông tư liên tịch
số 51/2015/TTLT-BYT-BNV. Đối với cấp huyện,
phải hoàn thành việc sát nhập bệnh viện huyện
và trung tâm y tế huyện thành trung tâm y tế hai
chức năng theo Thông tư 37/2016/TT-BYT; Nghị
định 117/2015/NĐ-CP và Thông tư số 33/2015/
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
63Số 19 - Tháng 9 năm 2017
TT-BYT. Việc hoàn thành tổ chức, bộ máy và đầu
mối quản lý sẽ tránh được tình trạng phân tán và
buông lỏng quản lý, giám sát cũng như ổn định
cơ cấu bộ máy phục vụ cho công tác CSSK của
nhân dân và công tác CSSK bà mẹ và trẻ em.
Giải pháp về kiểm tra, giám sát: Hiện nay
hệ thống thanh tra y tế mới có tới cấp tỉnh trong
khi công tác CSSK liên quan đến sinh mệnh của
con người và các hoạt động CSSK diễn ra tới cấp
thôn, bản. Do vậy, Bộ Y tế cần thực hiện nghiên
cứu một cách tổng thể toàn diện để đề xuất xây
dựng hệ thống thanh tra ngành, thanh tra liên
ngành một cách hợp lý, giám sát chặt chẽ mọi
hoạt động của ngành, từ hành chính, con người,
công cụ, máy móc, chất lượng khám, chữa bệnh
cũng như cấp phát thuốc và lưu hành thuốc trên
thị trường. Đồng thời, quán triệt thực hiện các
điều quy định đối với y, bác sĩ trong CSSK cho
nhân dân. Hiện nay, năng lực công tác dược lâm
sàng ở các bệnh viện còn hạn chế. Cơ chế quản
lý và giám sát sử dụng thuốc còn yếu. Nguy cơ
kháng kháng sinh gia tăng do kê đơn, sử dụng
thuốc quá mức cần thiết. Các chính sách y tế vẫn
thiếu năng lực và cơ chế để báo cáo và quản lý
ADR và sai sót trong dùng thuốc. Quản lý chất
lượng thuốc tân dược, thuốc y học cổ truyền,
sinh phẩm và dịch vụ truyền máu chưa đồng bộ:
Nguồn lực cho việc kiểm nghiệm thuốc còn yếu.
Kiểm soát nguồn gốc và chất lượng dược liệu
chưa tốt. Do vậy, cần đầu tư thêm nguồn lực và
giám sát của Sở Y tế trong tham mưu, tổ chức
thực hiện, kiểm tra giám sát hoạt động y tế tại địa
phương, thúc đẩy việc chuyển giao kỹ thuật ở tất
cả các cấp cơ sở, thực hiện luân phiên cán bộ y
tế, xây dựng chuẩn năng lực khám chữa bệnh ở
tuyến xã. Đồng thời, phối hợp và sử dụng sự giám
sát, phản biện của các tổ chức chính trị, xã hội,
nghề nghiệp tại các địa phương.
Giải pháp về hoàn thiện chính sách: Tiếp
tục xây dựng, hoàn thiện, hướng dẫn thực hiện
các văn bản qui phạm pháp luật, quy trình, tài
liệu hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về chăm sóc
sức khỏe bà mẹ và trẻ em như: Hoàn thiện cơ chế,
chính sách trong công tác hành chính nhằm quản
lý có hiệu quả việc triển khai, thực thi các hoạt
động ngành y tế. Nghiên cứu, bổ sung các quy
định về Luật Y tế nhằm quản lý, giám sát chặt chẽ
trong quản lý, chỉ đạo, sử dụng máy móc, công
cụ, thuốc chữa bệnh cũng như sử dụng thẻ bảo
hiểm y tế và khám chữa bệnh. Xây dựng chính
sách đặc thù thu hút nguồn nhân lực nữ y, bác sĩ
về công tác tại các vùng dân tộc thiểu số và miền
núi. Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cô đỡ
thôn, bản nhằm hỗ trợ đảm bảo cơ số thuốc, công
cụ và chi phí sinh hoạt phục vụ công tác CSSKSS
tại các thôn, bản nơi cứ trú tốt hơn. Thực hiện
chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh con
tại các cơ sở y tế.
Giải pháp về tăng cường đầu tư cơ sở, vật
chất cho Trạm Y tế xã và các bệnh viện huyện:
Hầu hết các Trạm Y tế cấp xã vùng dân tộc thiểu
số đặc biệt khó khăn đều không đảm bảo về cơ
sở, vật chất cũng như tủ thuốc, công cụ, dụng
cụ, cơ số thuốc phụ vụ CSSK cho nhân dân. Do
nhiều năm không có kinh phí duy tu, trạng bị
các vật dụng, tủ thuốc, cơ số thuốc,...Đối với các
bệnh viện huyện, nhiều cơ sở xuống cấp, giường
bệnh thiếu, cơ sở, vật chất, máy móc còn thiếu và
kém chất lượng, không đảm bảo cho việc sơ cấp
cứu đối với công tác CSSKSS và trẻ sơ sinh. Điều
này, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác
CSSK bà mẹ và trả em. Do vậy, cần thiết phải hỗ
trợ ngay các bệnh viện huyện thuộc các vùng khó
khăn có đủ cơ sở, vật chất thực hiện được cấp cứu
sản khoa toàn diện (mổ lấy thai và truyền máu)
và lồng nuôi dưỡng trẻ nhỏ; lồng ghép chăm sóc
trẻ bệnh.
Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
năng lực và bổ sung nhân lực y, bác sĩ sản khoa và
nhi, đặc biệt là nữ y, bác sĩ về vùng DTTS và miền
núi: Hiện nay bệnh viện tuyến huyện các vùng
DTTS còn vắng bóng bác sĩ sản khoa và nhi khoa.
Điều này, ảnh hưởng đến chất lượng thăm khám
cũng như chữa bệnh đối với bà mẹ và trẻ em cũng
như công tác CSSK trước, trong, sau sinh và trẻ
em. Do vậy, giải pháp trước mắt phải bồi dưỡng
đội ngũ bác sĩ đang làm công tác sản khoa và nhi
khoa nhằm nâng cao năng lực cho y, bác sĩ phục
vụ công tác này. Đồng thời, tiếp tục thực hiện đề
án đào tạo bác sĩ theo địa chỉ nhằm lấp đầy các
”điểm nóng” về y, bác sĩ sản khoa và nhi khoa,
đặc biệt là đào tạo nữ y, bác sĩ sản khoa và nhi
khoa cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.Đồng
thời, đào tạo người đỡ đẻ có kỹ năng; kíp hồi sức
nội khoa trong sản khoa cho các bệnh viện; kíp
phẫu thuật sản khoa cho bệnh viện huyện.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
64 Số 19 - Tháng 9 năm 2017
Giải pháp về đổi mới, nâng cao công tác
truyền thông về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ
em vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Tăng thời
lượng tuyên truyền và đa dạng hình thức tuyên
truyền phù hợp với văn hóa, tập quán của từng
dân tộc thiểu số, văn hóa vùng dân tộc thiểu số
trên cơ sở tôn trọng yếu tố văn hóa, phung tục,
tập quán. Phối kết hợp với các lực lượng chính
quyền cơ sở, phụ nữ, thanh niên, đặc biệt là đối
tượng Già làng, người có uy tín thôn, bản nhằm
thay đổi mạnh mẽ nhận thức của toàn dân trong
công tác CSSK bà mẹ và trẻ em
Giải pháp về tăng cường nhận thức các
cấp ủy đảng cơ sở trong công tác CSSK bà mẹ và
trẻ em, Kế hoạch hóa gia đình và Luật hôn nhân
gia đình: Nhằm quán triệt nhận thức đầy đủ, sâu
rộng về công tác CSSK bà mẹ và trẻ em. Đồng
thời, đây là lực lượng nòng cốt trong việc bảo vệ
quyền lợi bà mẹ và trẻ em ở cấp cơ sở, góp phần
tuyên truyền trong nhân dân về CSSK bà mẹ và
trẻ em cũng như ngăn chặn dứt điểm tình trạng
hôn nhất cận huyết thống tại các vùng dân tộc
thiểu số và miền núi, thực hiện tốt công tác kế
hoạch hóa gia đình để đảm bảo sức khỏe, ổn định
kinh tế gia đình, chăm sóc và nuôi dạy con cái,
đảm bảo giống nòi và phát triển trí lực. Bởi, uy
dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt tỷ lệ thấp còi, còn cao
có liên quan mật thiết với dinh dưỡng của bà mẹ
và dinh dưỡng của trẻ em trong giai đoạn sớm và
gây ảnh hưởng lớn đến việc cải thiện thể lực và
tầm vóc giống nòi Việt Nam.
Giải pháp về đổi mới trong việc cấp phát
thẻ bảo hiểm y tế: Hiện nay công tác cấp phát
thẻ BHYT còn chậm, nhiều sai lệch thông tin. Do
vậy, cần sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin điện tử,
thúc đẩy việc sử dụng mã số cá nhân, đặc biệt mã
số cá nhân quốc gia trong công tác cấp phát thẻ và
sử dụng thẻ bảo hiểm y tế nhằm thay đổi phương
thức sao, nhập dữ liệu thông tin cá nhân thủ công
như hiện thời. Việc mã hóa thông tin cá nhân điện
tử, thông tin cá nhân sẽ đảm bảo chính xác và sử
dụng để theo dõi, cấp phát thẻ hàng năm không bị
sai lệch và dễ dàng quản lý (do họ tên của nhiều
dân tộc thiểu số có các ký tự đặc biệt dẫn đến
nhiều sai lệch thông tin cá nhân)./.
Tài liệu tham khảo
[1] Báo cáo JAHR 2015, do Bộ Y tế và
nhóm đối tác thực hiện;
[2] Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và
phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm
2017 của Bộ Y tế;
[3] GSO, UNICEF, UNFPA. Monitoring
thesituation of children and women: MultipleIndicator
Cluster Survey (MICS) 2010-2011, Hanoi;
[4]
can-huyet-va-noi-am-anh-suy-giam-giong-noi-
20150109102409698.htm;
[5] Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Phát triển bền
vững và xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dtts ở
các tỉnh miền núi”, NXB. ĐH Thái Nguyên, 2014
[6] Quyết định số 4177/QĐ-BYT ngày
03/8/2016 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch
hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ,
trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2016-2020;
[7] Quyết định 950/QĐ-TTg ngày
27/7/2007 về đầu tư Trạm Y tế xã thuộc vùng khó
khăn giai đoạn 2008-2010;
[8] Quyết định 1544/QĐ-TTg ngày
14/11/2007 về phê duyệt Đề án đào tạo nhân lực
y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh
thuộc miền Bắc và miền Trung, vùng đồng bằng
sông Cửu long và vùng Tây Nguyên theo chế độ
cử tuyển;
[9] Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày
11/5/ 2009 về việc quy định chế độ phụ cấp đối
với nhân viên y tế thôn, bản;
[10] Tài liệu Hội thảo dự án “Chăm sóc
sức khỏe bà mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số”, thực
hiện tại 06 xã của tỉnh Yên Bái;
[11] Nguyễn Cao Thịnh và cộng sự, Báo
cáo tại Hội thảo thúc đẩy phát triển dân tộc thiểu
số - không để ai bỏ lại phía sau, Hà Nội, 2016;
[12] Thông tư số 07/2013/TT-BYT ngày
08/3/2013 của Bộ Y tế về quy định tiêu chuẩn,
chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản;
[13] Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-
BYT-BNV ngày 11/12/2015 về hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Sở Y tế thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và Phòng y tế thuộc
Ủy ban Nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh;
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
65Số 19 - Tháng 9 năm 2017
[14] Thông tư 37/2016/TT-BYT ngày
25/10/2016 của Bộ Y tế về hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung
tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;
[15] Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày
27/10/2015 của Bộ Y tế về chức năng , nhiệm vụ
của Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
PATTERNS AND PROPOSALS FOR IMPROVING THE QUALITY OF CHILD HEALTH
AND EDUCATION IN ETHNIC MINORITIES AND MOUNTAINOUS AREAS
Abstract: Over the past years, under the attention and direction of the Party and State,
maternal health care/maternal health has made many important achievements. The maternal
and child health indicators show that Vietnam’s achivements are quite good compared to many
other countries with similar per capita incomes. Maternal mortality has dropped three-fold from
233 per 100,000 live births in 1990 to 69 per 100,000 live births by 2014. Under-1 mortality
has dropped nearly threefold from 44.4 per year 1990 to 14.9 ‰ in 2014. The mortality rate for
children <5 decreased by more than half from 58 ‰ in 1990 to 22.4 ‰ in 2014. Although there
has been a marked improvement in health status, there are significant differences in maternal
mortality, infant mortality and neonatal mortality between regions. Thus, a clear analysis of the
current situation and hence the proposed system of solutions to improve the quality of health
care for mothers and children in ethnic minorities and mountainous areas is a practical task to
contribute to enhance the quality of human resources in ethnic minority areas.
Key words: Maternal and child health care; Ethnic minority and mountainous areas;
Ethnic minority women; children of ethnic minorities.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_de_xuat_giai_phap_nang_cao_chat_luong_cong_tac.pdf