Tài liệu Thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Đại học Huế: 67
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011
THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ
Phan Thị Tú Nga, Đại học Huế
TÓM TẮT
Nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đại học vì không những
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những tri thức mới, sản phẩm mới phục vụ
cho sự phát triển của nhân loại. Với tầm quan trọng như vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban
chấp hành TW khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam có nêu: “Các trường đại học phải là các
trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và
đời sống”. Chỉ thị 296/CT-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới
quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2020 cũng nêu rõ “Nâng cao năng lực quản lý và hiệu
quả công tác nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, góp phần tích cực nâng cao chất lượng
đào tạo và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”. Bài b...
12 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Đại học Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
67
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011
THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ
Phan Thị Tú Nga, Đại học Huế
TÓM TẮT
Nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đại học vì không những
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những tri thức mới, sản phẩm mới phục vụ
cho sự phát triển của nhân loại. Với tầm quan trọng như vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban
chấp hành TW khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam có nêu: “Các trường đại học phải là các
trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và
đời sống”. Chỉ thị 296/CT-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới
quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2020 cũng nêu rõ “Nâng cao năng lực quản lý và hiệu
quả công tác nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, góp phần tích cực nâng cao chất lượng
đào tạo và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”. Bài báo này nhằm đánh giá thực trạng hoạt động
nghiên cứu khoa học của giảng viên tại Đại học Huế, và trên cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất
các biện pháp nhằm tháo gỡ và thúc đẩy hoạt động này hiệu quả hơn.
1. Đặt vấn đề
Thực tiễn trong các trường đại học, cao đẳng, hoạt động nghiên cứu khoa học
(NCKH) là con đường hiệu quả nhất để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát
triển năng lực sư phạm của mỗi người làm công tác giảng dạy và giáo dục. NCKH là một
trong hai tiêu chí chính để đánh giá chất lượng của nhà trường trong việc nâng cao, đảm
bảo chất lượng của quá trình đào tạo. Mối quan hệ giữa đào tạo và NCKH là mối quan hệ
hữu cơ, gắn bó mật thiết có tác dụng tương hỗ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học của Đại học Huế đã đạt
được một số thành tựu đáng kể. So với các trường đại học trong cả nước, hoạt động
nghiên cứu khoa học của Đại học Huế được Bộ Giáo dục và Đào tạo đầu tư một khoản
kinh phí hàng năm tương đối lớn. Hoạt động NCKH đã góp phần bồi dưỡng đội ngũ,
nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học thông qua việc kết hợp chặt chẽ giữa
NCKH với giảng dạy và hoạt động NCKH của sinh viên, học viên cao học và nghiên
cứu sinh; phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương thông qua các đề tài nghiên
cứu triển khai và hoạt động chuyển giao công nghệ.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động nghiên cứu khoa học tại Đại
học Huế vẫn còn một số tồn tại. Một bộ phận giảng viên chưa coi trọng hoạt động
nghiên cứu khoa học, chất lượng đề tài chưa cao, việc xã hội hóa các đề tài còn
thấp, khả năng ứng dụng của một số đề tài nghiên cứu khoa học còn hạn chế...
68
Nhiều nguyên nhân đã được đưa ra để lý giải cho hiện trạng này như: thiếu thiết
bị hiện đại, thiếu đầu ra cho các kết quả nghiên cứu, văn bản hướng dẫn không đồng bộ;
Các văn bản pháp quy quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học,
cao đẳng chưa được ban hành đầy đủ và kịp thời,... Tất cả điều đó làm hạn chế hoạt
động nghiên cứu khoa học nói chung và hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
Đại học Huế nói riêng.
Bài báo này nhằm nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng hoạt động NCKH của
giảng viên Đại học Huế, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động khoa học công nghệ của giảng viên nói riêng và của hoạt động nghiên cứu khoa
học tại Đại học Huế nói chung, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi mô hình một đại học
mạnh về nghiên cứu khoa học trong giai đoạn mới.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu thực trạng hoạt động NCKH của giảng viên (GV) Đại học Huế,
chúng tôi đã phối hợp các phương pháp nghiên cứu (NC) của ngành khoa học xã hội đó
là: điều tra, quan sát, phân tích, tổng kết kinh nghiệm và lấy ý kiến chuyên gia. Sau đó,
sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả khảo sát.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra với 208 giảng viên và 67
cán bộ quản lý gồm cán bộ tham gia trực tiếp vào việc quản lý hoạt động NCKH của
Đại học Huế.
3. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Đại học Huế
Kết quả nghiên cứu qua phương pháp điều tra cho thấy thực trạng hoạt động
NCKH của GV Đại học Huế có những đặc điểm sau:
3.1. Nhận thức của cán bộ giảng viên về hoạt động nghiên cứu khoa học
Chất lượng hoạt động NCKH, thái độ tham gia của giảng viên phụ thuộc rất
nhiều vào nhận thức về hoạt động NCKH của giảng viên và cán bộ quản lý (CBQL).
Bảng 1. Nhận thức của GV, CBQL của Đại học Huế về hoạt động NCKH
GV (n = 208) CBQL (n = 67) Nhận thức về hoạt
động NCKH SL % SL %
Rất quan trọng 155 74,5 44 65,7
Quan trọng 51 24,5 23 34,3
Ít quan trọng 2 1,0
Không quan trọng 0 0 0 0
Tổng cộng 208 100,0 67 100,0
69
Kết quả khảo sát ở Bảng 1 cho thấy, chỉ có 1% đánh giá hoạt động này là ít quan
trọng, còn đa số GV và CBQL đều nhận thức rằng hoạt động NCKH giữ một vai trò quan
trọng và rất quan trọng, đặc biệt, số người đồng ý với vai trò của NCKH trong trường đại
học rất quan trọng chiếm tỷ lệ rất lớn so với ý kiến cho rằng quan trọng: gấp 3 lần đối với
GV (74,5% so với 24,5%) và gần 2 lần (65,7% so với 34,3%) ở đối tượng CBQL.
3.1.1. Động cơ, mục đích tham gia nghiên cứu
Kết quả khảo sát về động cơ tham gia NCKH của giảng viên ở Bảng 2 chỉ ra
rằng, trong khi ý kiến của giảng viên về động cơ tham gia NCKH có sự phân hóa rõ rệt
với tỷ lệ cao nhất là 194 ý kiến, tương đương 93,3% đối với nâng cao trình độ chuyên
môn, năng lực nghiên cứu và thấp nhất là phục vụ công tác thi đua, xét chức danh (63 ý
kiến, chiếm 30,3%) thì ý kiến của CBQL về động cơ tham gia NCKH có tỷ lệ gần như
nhau, chênh lệch không đáng kể.
Bảng 2. Động cơ tham gia NCKH của GV Đại học Huế
GV (n = 208) CBQL (n = 67)
Động cơ tham gia NCKH
SL % SL %
Nhiệm vụ bắt buộc 121 58,2 40 59,7
Tăng thu nhập 99 47,6 37 55,2
Lòng say mê 152 73,1 36 53,7
Thể hiện năng lực NC 140 67,3 28 41,8
Thực hiện ý tưởng NC 143 68,8 40 59,7
Phục vụ công tác giảng dạy 175 84,1 49 73,1
Nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực NC 194 93,3 42 62,7
Nâng cao uy tín 87 41,8 27 40,3
Phục vụ xét thi đua, xét chức danh 63 30,3 40 59,7
Đối với GV, ngoài nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu, nhóm
các động cơ có tỷ lệ lớn (trên 65%) được chọn bao gồm lòng say mê, thể hiện năng lực
nghiên cứu, thực hiện ý tưởng nghiên cứu, phục vụ công tác giảng dạy. Như vậy, đối với
họ, động cơ NCKH chủ yếu thuần túy là khoa học, là tri thức, phục vụ cho lòng đam mê,
cho khoa học và cho nghề nghiệp. Những yếu tố khác chỉ là phụ.
Dưới con mắt của nhà quản lý, có sự lựa chọn cân đối, gần như rải đều đối với
các động cơ. Trong khi tỷ lệ lựa chọn động cơ NCKH phục vụ công tác thi đua, xét
chức danh đối với GV chiếm tỷ lệ nhỏ thì CBQL đánh giá động cơ này khá quan trọng
(59,7% lựa chọn). Như vậy, dưới góc nhìn khách quan, điều này là hợp với tình hình
hiện nay. Một số đơn vị đã đưa vào tiêu chí NCKH để xét thi đua. Đặc biệt, trong các
70
tiêu chuẩn xét công nhận các chức danh giáo sư, phó giáo sư, các công trình NCKH là
một thành phần rất quan trọng, tổng điểm công trình từ bài báo, sách, giáo trình... chiếm
tỷ lệ lớn.
Cũng như đối với động cơ nghiên cứu, GV thực hiện NCKH nhằm nâng cao
trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu với phần lớn ý kiến đánh giá (92,3%). Nhóm
có tỷ lệ lớn tiếp theo là ứng dụng lý luận vào thực tiễn giảng dạy (88,5%), nâng cao và
mở rộng tầm hiểu biết (81,7%), phát hiện những tri thức mới trong chuyên môn (79,8%)
và hình thành thói quen làm việc khoa học (74%).
3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với việc thực hiện hoạt động NCKH của
giảng viên
Trong khảo sát, chúng tôi liệt kê ra 11 yếu tố thuận lợi/khó khăn mà GV thường
gặp phải khi thực hiện hoạt động NCKH. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy,
trong 3 yếu tố mà GV đánh giá là thuận lợi gồm ý chí của bản thân (87,5%), kinh
nghiệm, kỹ năng nghiên cứu (69,2%) và cán bộ chuyên môn phối hợp nghiên cứu
(68,3%) thì 2 yếu tố đầu tiên thuộc về các yếu tố chủ quan.
Như vậy, với những lợi ích mà hoạt động NCKH mang lại, tự bản thân GV đều
mong muốn được thực hiện. Ngoài ra, với đội ngũ lớn cán bộ giảng viên có trình độ thì
kinh nghiệm và kỹ năng NC và việc tìm, lựa chọn cán bộ phối hợp không phải là vấn đề
cản trở GV thực hiện hoạt động NC. So sánh với những thuận lợi thì tỷ lệ các yếu tố
được GV đánh giá khó khăn chiếm tỷ lệ cao hơn, chủ yếu là những yếu tố khách quan.
Có đến 7 yếu tố được cho là khó khăn chiếm tỷ lệ trên 50% (kinh phí, cơ chế
khuyến khích nghiên cứu, trang thiết bị phục vụ NC, môi trường nghiên cứu, tài liệu
chuyên môn, quy trình đăng ký, tuyển chọn, quỹ thời gian dành cho NC), trong đó cao
nhất là kinh phí với 90,9% và trang thiết bị phục vụ NC với 82,2%.
Trong những năm trở lại đây, mặc dù kinh phí cho KHCN được cải thiện đáng
kể nhưng vẫn rất nhỏ so với nhu cầu nghiên cứu, trang thiết bị nghiên cứu còn thiếu,
chưa đáp ứng được yêu cầu khiến cho việc thực hiện hoạt động NCKH của GV gặp khó
khăn. Hơn nữa, chưa có một chính sách thực sự động viên, tạo động lực cho GV nghiên
cứu, trong lúc thủ tục thanh toán tài chính vẫn còn hình thức, bất cập và khó thực hiện.
Về pháp lý, Thông tư 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 về việc
hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án
khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước và Thông tư
93/2006/TTLT/BTC-BKHCN về hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án
khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được ban hành, quy định về chế độ
khoán cho hoạt động NCKH của giảng viên. Tuy nhiên, trên thực tế, việc khoán này
không được quy định một cách triệt để, việc thực thi còn phức tạp cho nên hầu hết cán
bộ giảng viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh quyết toán tài chính của đề tài.
71
Khó khăn mang yếu tố chủ quan được tính đến đó là quỹ thời gian dành cho
nghiên cứu. NCKH là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, vừa tốn nhiều công sức, thời
gian, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, lại trải qua một quá trình thực hiện dài và qua nhiều
khâu tuyển chọn, kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu. Trong khi đó, kinh phí nhận được so
với công sức là chưa thực sự tương xứng. Do vậy, nhiều GV chủ yếu dành thời gian cho
việc giảng dạy. Nguồn thu nhập chính của các giảng viên đại học hiện nay đến từ việc
giảng dạy, thời gian dành cho công tác nghiên cứu còn hạn chế.
3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH
Để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của GV Đại học Huế,
chúng tôi đã đưa ra một số yếu tố chủ quan và một số yếu tố khách quan để giảng viên
lựa chọn theo mức độ ảnh hưởng từ thấp đến cao (từ không ảnh hưởng đến rất ảnh
hưởng). Khi xử lý số liệu, chúng tôi đã lượng hóa thành điểm đối với các mức độ
(Không ảnh hưởng: 1 điểm, Ít ảnh hưởng: 2 điểm, Bình thường: 3 điểm, Ảnh hưởng: 4
điểm, Rất ảnh hưởng: 5 điểm) và lấy giá trị trung bình của các mức độ ấy. Kết quả được
thể hiện ở Bảng 3 với hai đối tượng GV và CBQL.
Bảng 3. Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động NCKH của GV Đại học Huế
Giá trị trung bình
Yếu tố
Giảng viên CB QL
Cơ chế, chính sách động viên người nghiên cứu 4,51 4,21
Môi trường KT-XH, KH-CN địa phương 3,88 3,97
Các nguồn lực phục vụ NCKH (kinh phí, CSVC...) 4,49 4,51
Đặc điểm giới tính 2,20 2,30
Sự quản lý, điều hành hoạt động NCKH 3,98 3,63
Tài liệu, trang thiết bị cho NCKH 4,39 4,27
Động lực tham gia NCKH 4,28 4,27
Ý thức, thái độ đối với NCKH 4,40 4,46
Trình độ, năng lực chuyên môn 4,74 4,63
Kinh nghiệm, kỹ năng NCKH 4,63 4,49
Trình độ tin học, ngoại ngữ 3,79 3,54
Khối lượng công việc giảng dạy 3,73 4,24
Các nguyên nhân khác (bận kiếm sống, tuổi tác, vị trí
công tác...)
3,48 3,93
72
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động NCKH có thể là
những yếu tố khách quan như cơ chế, chính sách, môi trường KT-XH, KH-CN địa
phương, các nguồn lực phục vụ NCKH (kinh phí, CSVC...), đặc điểm giới tính, sự quản
lý, điều hành hoạt động NCKH, tài liệu, trang thiết bị cho NCKH và cũng có thể là các
yếu tố chủ quan như động lực tham gia NCKH, ý thức, thái độ đối với NCKH, trình độ,
năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng NCKH, trình độ tin học, ngoại ngữ, khối
lượng công việc giảng dạy và các nguyên nhân khác.
Bảng 3 cho thấy, đối với hai đối tượng GV và cán bộ quản lý, các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động NCKH là khá tương đồng, trong đó hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến
hoạt động NCKH của giảng viên thuộc về yếu tố chủ quan đó là trình độ, năng lực chuyên
môn và kinh nghiệm, kỹ năng NCKH (giá trị trung bình là 4,74 và 4,63 đối với GV và 4,63
và 4,49 đối với CBQL). Một yếu tố chủ quan khác cũng được lựa chọn nhiều đó là ý thức,
thái độ đối với NCKH (giá trị trung bình là 4,4 với GV và 4,46 với CBQL). Điều đó chứng
tỏ, muốn NCKH tốt thì phải có một trình độ chuyên môn vững vàng, có ý thức tự học, tự
bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng tiếp cận với tri thức mới,
các phương pháp, phương tiện hiện đại phục vụ cho NCKH, phải có ý thức NC một cách
tự giác, nghiêm túc và trung thực.
Ngoài ra, các yếu tố khách quan khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
NCKH của GV đó là các nguồn lực phục vụ NCKH, cơ chế, chính sách động viên người
nghiên cứu. Thật vậy, hoạt động NCKH không thể tiến hành "chay" mà phải có nguồn kinh
phí vừa đủ để mua hóa chất, thuê nhân công và công bố kết quả. Kinh phí này để người
NC thực hiện các ý tưởng khoa học của mình. Bên cạnh đó, cũng cần có hệ thống CSVC,
thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ NC thì mới đảm bảo chất lượng hoạt động NCKH.
3.1.4. Nguồn lực phục vụ hoạt động NCKH
Chúng tôi đã khảo sát nguồn lực phục vụ hoạt động NCKH của GV Đại học Huế
với lựa chọn theo mức độ từ thấp đến cao (từ kém đến tốt) và lượng hoá thành điểm đối
với các mức độ (Kém: 1 điểm, Yếu: 2 điểm, Đạt: 3 điểm, Khá: 4 điểm, Tốt: 5 điểm) và
lấy giá trị trung bình của các mức độ ấy. Kết quả được thể hiện ở Bảng 4.
Các đối tượng được khảo sát đánh giá thống nhất về các nguồn lực phục vụ hoạt
động NCKH tại Đại học Huế, xấp xỉ trên trung bình. Đánh giá cao nhất thuộc về tài liệu
chuyên môn phục vụ NCKH (giá trị trung bình là 3,22 và 3,42 đối với GV và CBQL) và
thấp nhất dành cho kinh phí NCKH (tương ứng là 2,56 và 2,93).
* Tài liệu chuyên môn phục vụ NCKH
Hệ thống thư viện tại các trường được trang bị tốt, với 79.946 đầu sách và
980.790 bản. Đặc biệt, Đại học Huế có Trung tâm Học liệu với 65.000 sách chuyên
khảo (9.000 nhan đề), 4.500 tài liệu tham khảo (4.000 nhan đề), 500 nhan đề tạp chí,
1.500 tài liệu nghe nhìn (900 nhan đề), 800 luận văn, luận án, 12 cơ sở dữ liệu điện tử
73
về tạp chí khoa học. Tuy nhiên, với lượng thông tin bùng nổ và ngày càng phát triển
mạnh mẽ như hiện nay, các tài liệu rất nhanh bị lạc hậu. Trong khi đó, kinh phí để mua
sắm và bổ sung tài liệu rất hạn chế, vì vậy, với những tài liệu hiện có khó có thể đáp ứng
được nhu cầu tham khảo và cập nhật thông tin khoa học của GV.
* Phòng thí nghiệm, phương tiện, thiết bị phục vụ NCKH
Đại học Huế có hệ thống các phòng thí nghiệm cơ bản và chuyên đề phong phú,
đa ngành với gần 100 phòng thí nghiệm tại các khoa, trong đó có 5 phòng thí nghiệm
được trang bị hiện đại theo chương trình tăng cường năng lực nghiên cứu của Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, thiết bị nghiên cứu khoa học và thí
nghiệm mặc dù đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn thiếu. Phòng thí nghiệm một số
khoa học cơ bản còn phân tán, chưa tập trung thành các phòng thí nghiệm lớn, hạn chế
khả năng khai thác và phương án đầu tư nâng cấp, gây hạn chế cho hoạt động NCKH.
Một thực tế nữa là hiện nay một số phòng thí nghiệm được đầu tư tốt, khá đồng
bộ và hiện đại nhưng việc trang bị không đồng thời với xây dựng cơ sở hạ tầng nên một
số thiết bị không đưa vào sử dụng được. Cũng có tình trạng phòng thí nghiệm đáp ứng
được yêu cầu nhưng ít người sử dụng hoặc không đủ kinh phí để mua hóa chất nên dẫn
đến hư hỏng, độ chính xác giảm qua thời gian.
* Kinh phí
Trong giai đoạn 2006-2010, nhìn chung kinh phí KHCN của Đại học Huế được
Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp tăng dần mỗi năm với các loại đề tài, dự án đa dạng.
Bảng 4. Kinh phí KHCN giai đoạn 2006-2010
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước 1.400 3.245 2.335 3.880 5.280
Nhiệm vụ KHCN cấp Bộ 3.630 6.260 11.000 10.164 6.935
Nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở
(do ĐHH tự phân bổ)
2.980 4.035 5.226 6.512 6.096
Cộng 8.010 13.540 18.561 20.556 18.311
(Nguồn: Ban Khoa học Công nghệ Đại học Huế)
Bảng 4 cho thấy, kinh phí cho các nhiệm vụ cấp Nhà nước tăng lên một cách
đáng kể, gấp gần 4 lần, từ 1.400 triệu đồng lên 5.280 triệu đồng. Nguyên nhân là do mỗi
đề tài, dự án cấp Nhà nước, kinh phí được cấp rất lớn, mỗi năm trên 1 tỷ đồng. Với kinh
phí cho các nhiệm vụ KHCN cấp Bộ năm 2008 và 2009 có đột biến lớn do mỗi năm
được xét duyệt 2 dự án tăng cường năng lực nghiên cứu cho các phòng thí nghiệm.
74
Tuy nhiên, ngoài các dự án, đề tài cấp Nhà nước với mỗi đề tài/dự án hàng năm
trên 1 tỷ và các đề tài dự án cấp Bộ mỗi năm vài trăm triệu đồng thì các nhiệm vụ cấp
cơ sở kinh phí rất hạn chế. Mỗi năm, Đại học Huế xét duyệt cho khoảng 70-80 đề tài
NCKH cấp cơ sở Đại học Huế với khoảng 40-60 triệu đồng/đề tài, còn lại các đề tài cấp
trường, khoa chỉ trên 3 triệu đồng/đề tài. Kinh phí nghiên cứu như vậy là quá thấp, chỉ
đủ để khuyến khích GV thực hiện các nghiên cứu nhỏ lẻ, không thể đảm bảo điều kiện
cho việc nghiên cứu lớn hơn, có quy mô hơn nên chưa tạo được động lực thúc đẩy mọi
người hăng hái cống hiến trí tuệ vào hoạt động NCKH.
4. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH của giảng viên Đại
học Huế
4.1. Xây dựng môi trường nghiên cứu khoa học, khuyến khích, tạo động lực
giảng viên nghiên cứu khoa học
Biện pháp này nhằm xây dựng một môi trường nghiên cứu khoa học với nhiều
hoạt động đa dạng, rộng khắp trong toàn thể các khoa, bộ môn của các đơn vị trực thuộc;
sử dụng nhiều biện pháp để khuyến khích và khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học
của GV. Một môi trường nghiên cứu tạo điều kiện cho họ đóng góp những kinh nghiệm,
kỹ năng và tri thức của mình vào việc thực hiện nhiệm vụ NCKH, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển của ngành, của địa phương.
Để tiến hành biện pháp này cần thực hiện các công việc sau:
* Nâng cao nhận thức của giảng viên và cán bộ quản lý về hoạt động nghiên
cứu khoa học của giảng viên
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chiến lược khoa học công nghệ, các chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động khoa học công nghệ, quán triệt
sâu sắc hơn nữa cho đội ngũ cán bộ quản lý, GV của Đại học Huế các quyết định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động NCKH cũng như các qui định, qui chế khác liên
quan đến hoạt động này để đội ngũ NCKH của trường có định hướng hoạt động, có ý
thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ NCKH bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy
của người GV.
- Thông tin đầy đủ về các chủ trương, chính sách NCKH. Xác định rõ vị trí và
vai trò của hoạt động NCKH đối với mục tiêu đào tạo trong trường đại học; Cần xác
định hoạt động NCKH có vị trí quan trọng, có liên quan trực tiếp đến chất lượng giáo
dục đào tạo của nhà trường. Vì vậy, GV phải có nhiệm vụ NCKH và kết quả của NCKH
phải được xem là một tiêu chí đánh giá về chất lượng chuyên môn của GV.
* Tạo môi trường hoạt động khoa học sôi nổi
- Hình thành các giải thưởng khoa học công nghệ với quy mô khác nhau để thu
hút cũng như tạo nên một môi trường khoa học năng động. Có cơ chế khuyến khích GV
tham gia NCKH thông qua việc khen thưởng về vật chất và tinh thần để tôn vinh những
75
cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH, có kết quả NC nổi bật hay công
bố bài báo khoa học xuất sắc... Cơ chế khen thưởng cần rõ ràng, theo định mức để tạo ra
tính hấp dẫn cho hoạt động này góp phần tạo hứng thú, say mê NCKH của GV. Đồng
thời, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy hoạt động NCKH trong nhà trường.
- Khuyến khích hoạt động hội nghị, hội thảo, seminar, sinh hoạt chuyên môn tại
các khoa, bộ môn để tổ chức các hoạt động học thuật sôi nổi thông qua việc dành một
phần kinh phí KHCN hàng năm hợp lý cho các đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo.
- Ban hành quy định yêu cầu bắt buộc về số bài báo, số đề tài nghiên cứu khoa
học hàng năm đối với cán bộ giảng dạy theo học hàm, học vị; Tất cả các cán bộ khoa
học, giảng viên có nhiệm vụ bắt buộc tham gia hoạt động khoa học dưới nhiều hình
thức, ít nhất là 30% định mức thời gian làm việc dành cho hoạt động NCKH.
- Tạo điều kiện để các chủ nhiệm đề tài công bố kết quả NC, từ đó góp phần
khơi dậy đam mê khoa học của GV. Thông báo rộng rãi thông tin về đề xuất, tuyển chọn
đề tài/dự án từ nhiều nguồn để cán bộ tham gia gửi hồ sơ.
- Hỗ trợ các đơn vị thủ tục xuất bản thông tin khoa học, nâng cao chất lượng Tạp
chí Khoa học Đại học Huế... để GV có nhiều lựa chọn trong việc công bố công trình của
mình.
- Ban hành văn bản quy định định mức giờ chuẩn giảng dạy và NCKH của GV,
trong đó GV phải dành một thời gian hợp lý cho hoạt động NCKH như chủ trì hoặc
tham gia thực hiện các chương trình, đề án, dự án, đề tài khoa học công nghệ.
4.2. Tăng cường các điều kiện phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên
Biện pháp này nhằm tăng cường các điều kiện, cơ sở vật chất, kinh phí một cách
kịp thời, hợp lí, phù hợp với tình hình thực tế nhằm để phục vụ tốt cho công tác NCKH
của GV. Huy động các nguồn kinh phí khác nhau để từng bước nâng kinh phí cho hoạt
động khoa học công nghệ, tăng cường tài liệu chuyên môn, đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị, phòng thí nghiệm từng bước đồng bộ và hiện đại phục vụ nghiên cứu.
Để tiến hành biện pháp này cần thực hiện các công việc sau:
* Sử dụng hợp lý các nguồn kinh phí từ ngân sách sự nghiệp
- Đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho KHCN và bỏ hình thức phân bổ bình quân
kinh phí nghiên cứu đề tài khoa học, mà phân theo nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể của mỗi đề tài.
- Cần chú trọng khâu duyệt dự toán. Bởi nếu khâu này bị xem nhẹ, dự toán được
phê duyệt chưa hẳn đã phù hợp với yêu cầu nghiên cứu thực tế.
- Dành kinh phí cho việc xác định nhiệm vụ, tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì,
kiểm tra, đánh giá định kỳ kết quả hoạt động KHCN, đánh giá, nghiệm thu kết quả
76
nghiên cứu và hỗ trợ ứng dụng kết quả NC vào thực tiễn để đảm bảo chất lượng và hiệu
quả hoạt động KHCN.
- Khuyến khích các đơn vị hỗ trợ kinh phí trích từ hoạt động đào tạo hỗ trợ NCKH.
* Huy động kinh phí nghiên cứu khoa học từ nhiều nguồn khác nhau
- Chủ trì thành lập được các nhóm nghiên cứu đa ngành, tập hợp các nhà khoa
học có năng lực nghiên cứu để tham gia xây dựng các đề tài có kinh phí lớn, các dự án
hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học.
- Chỉ đạo các đơn vị tập trung lực lượng để xây dựng các dự án tăng cường năng
lực nghiên cứu tốt trình Bộ Giáo dục và Đào tạo.
* Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học với các địa phương, các tỉnh thành
trong nước và hợp tác quốc tế
- Ký kết hợp tác với các Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh trong việc thực
hiện có hệ thống các nghiên cứu khoa học tại địa phương.
- Cùng phối hợp tổ chức các hội thảo, hợp tác trao đổi thông tin phục vụ công
tác nghiên cứu của trường và địa phương. Thông qua việc hợp tác, thông tin về hoạt
động KHCN của các địa phương, kết quả nghiên cứu các đề tài/dự án được trao đổi
thường xuyên, từ đó tránh sự trùng lặp trong tổ chức nghiên cứu khoa học.
- Tăng cường các hoạt động NCKH giữa Đại học Huế với các trường đại học
nước ngoài qua các dự án, đề tài nghị định thư, hợp tác song phương.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các đơn vị, cá nhân mở rộng quan hệ tìm kiếm
các dự án hợp tác quốc tế
4.3. Tăng cường công bố, ứng dụng kết quả, sản phẩm của hoạt động nghiên
cứu khoa học của giảng viên
Biện pháp này nhằm đổi mới về quản lý, về cách làm, tạo môi trường thuận lợi
cho ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống để khoa học và
công nghệ ngày càng phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Để tiến hành biện pháp này cần thực hiện các công việc sau:
* Tăng cường công bố, ứng dụng kết quả, sản phẩm
- Xuất bản định kỳ các ấn phẩm công bố các công trình và kết quả nghiên cứu và
chú trọng đến các đối tượng trong phạm vi áp dụng của đề tài và chương trình.
- Phối hợp và hỗ trợ các đề tài xuất sắc xuất bản các brochure và tờ rơi để quảng
bá kết quả đề tài.
- Xuất bản các ấn phẩm tóm tắt các công trình công bố (bài báo trong nước và
quốc tế) của các cá nhân các nhà khoa học của Đại học Huế.
- Lập kế hoạch làm việc với các trung tâm chuyển giao công nghệ của các doanh
77
nghiệp và địa phương về kết quả nghiên cứu đề tài có tính ứng dụng cao, cần tiến đến
xây dựng trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ mũi nhọn.
* Đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ
- Nâng cao nhận thức về hoạt động sở hữu trí tuệ cho cán bộ quản lý và GV của
các đơn vị. Tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ của
Việt Nam và các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam tham gia.
- Chỉ đạo các trường lập kế hoạch về hoạt động sở hữu trí tuệ hàng năm. Hướng
dẫn các đơn vị, GV đăng ký và hỗ trợ kinh phí bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quảng bá
thương hiệu.
- Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ triển khai công tác đăng ký bản quyền sở hữu
trí tuệ tại Đại học Huế.
- Xây dựng các biện pháp thúc đẩy quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu
và chuyển giao công nghệ nhằm tăng nguồn thu từ các hoạt động này.
* Nâng cao chất lượng Tạp chí khoa học
- Hình thành các số chuyên san bằng tiếng Anh và xuất bản định kỳ
- Chuẩn hóa quy trình quản lý và xuất bản tạp chí theo tiêu chuẩn quốc tế và ứng
dụng CNTT trong các quy trình này.
- Thành lập các ban biên tập với sự cộng tác của các nhà khoa học danh tiếng
trong và ngoài nước.
- Cộng tác với các nhà xuất bản danh tiếng trong việc công bố ấn phẩm của nhau
nhằm mở rộng mạng lưới người đọc, tăng khả năng tiếp cận đến với các nhà khoa học
của Đại học Huế.
- Đề nghị cập nhật và nâng điểm của tạp chí đối với từng chuyên san trong danh
mục tạp chí của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước và ngành.
5. Kết luận
Trên cơ sở phân tích, đánh giá với những số liệu đã thu thập, bài báo đã làm rõ
thực trạng hoạt động NCKH của GV. Hầu hết GV và cán bộ quản lý nhận thức đúng đắn
về vai trò của hoạt động NCKH của GV trong trường đại học. Chất lượng hoạt động
NCKH ngày càng được nâng cao và đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao
năng lực nghiên cứu và giảng dạy của đội ngũ, phục vụ cho công tác đào tạo đại học và
sau đại học. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động NCKH là chưa tương xứng với tiềm
năng hiện có của Đại học Huế, việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu còn hạn chế, việc
tổ chức thực hiện các hoạt động NCKH còn có nhiều bất cập.
78
Bài báo đã đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn và phát huy
những lợi thế để thúc đẩy và phát triển các hoạt động NCKH của giảng viên. Trong phạm
vi một bài báo, chúng tôi chỉ tập trung các biện pháp nhằm tạo điều kiện về môi trường và
các biện pháp mang tính kỹ thuật để đẩy mạnh hoạt động NCKH. Trong thời gian đến,
chúng tôi sẽ tập trung phân tích và đề xuất các biện pháp quản lý để thúc đẩy hơn nữa các
hoạt động NCKH tại Đại học Huế xứng đáng với tiềm năng và năng lực hiện có.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Chỉ thị 296/CT-TTg ngày
27 tháng 02 năm 2010 về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2020
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW khóa VIII.
[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 5 năm 2011 về việc
ban hành Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.
[4]. Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-
BKHCN về hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án KHCN sử dụng ngân
sách nhà nước.
[5]. Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-
BKHCN ngày 07/5/2007 Hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí
đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
ACTUAL SITUATION AND MEASURES FOR IMPROVING RESEARCH
ACTIVITIES OF LECTURERS AT HUE UNIVERSITY
Phan Thi Tu Nga, Hue University
SUMMARY
Scientific research has an especially important role in the higher education. Scientific
research has not only contributed to education and training quality significantly, but created
new knowledge, new products for the mankind development. Recognizing its special importance,
the Resolutions of the Second Conference of Central Executive Committee of Vietnam
Communist party stated: “universities must become centres for research, technologies for
transferring its applications into the life and production”. The Directive 296/CT-TTg dated 27th
February 2010 on the higher education reform in 2010 – 2020 by the Prime Minister clearly
addressed to “improve management capabilities and the effectiveness of research activities in
universities, actively contribute to education and training quality improvement and services for
the socio-economic development”. This paper is aimed at evaluating the situation of lecturers’
research activities at Hue University. Based on the findings, we will discuss and propose
measures in order to tackle and promote these activities to a higher extend.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 68_8_0758_0749_2117931.pdf