Tài liệu Thực trạng và biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường Tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh - Đỗ Thị Thùy: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 21-24; 20
21
Email: thuyminh06101984@gmail.com
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đỗ Thị Thùy - Trường Tiểu học Lương Thế Vinh, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 13/5/2019; ngày chỉnh sửa: 16/6/2019; ngày duyệt đăng: 30/6/2019.
Abstract: In recent years, some elementary schools in Go Vap District, Ho Chi Minh City have made
great efforts in applying information technology in teaching. However, the effect is not high due to
many different causes. In the article, we present the current status of information technology
application in elementary schools in Go Vap District, Ho Chi Minh City and propose some solutions.
Keywords: Application of information technology, teaching, primary school, Go Vap district, Ho
Chi Minh City.
1. Mở đầu
Trong thời đại CNH, HĐH, sự bùng nổ công nghệ
thông tin (CNTT) đã tác đ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường Tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh - Đỗ Thị Thùy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 21-24; 20
21
Email: thuyminh06101984@gmail.com
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đỗ Thị Thùy - Trường Tiểu học Lương Thế Vinh, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 13/5/2019; ngày chỉnh sửa: 16/6/2019; ngày duyệt đăng: 30/6/2019.
Abstract: In recent years, some elementary schools in Go Vap District, Ho Chi Minh City have made
great efforts in applying information technology in teaching. However, the effect is not high due to
many different causes. In the article, we present the current status of information technology
application in elementary schools in Go Vap District, Ho Chi Minh City and propose some solutions.
Keywords: Application of information technology, teaching, primary school, Go Vap district, Ho
Chi Minh City.
1. Mở đầu
Trong thời đại CNH, HĐH, sự bùng nổ công nghệ
thông tin (CNTT) đã tác động lớn đến sự phát triển KT-
XH. Từ nhiều thập niên trước, các nước có nền giáo dục
phát triển đều chú trọng đến việc ứng dụng CNTT như
Mĩ, Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore, Các nước này đã trải qua rất nhiều chương
trình quốc gia về tin học hóa cũng như việc ứng dụng
CNTT vào các lĩnh vực khác nhau như: khoa học, kĩ
thuật và các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là ứng
dụng vào khoa học công nghệ và giáo dục. Họ coi đây là
vấn đề then chốt của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật,
là chìa khóa để xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức,
hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
Vì vậy, họ đã đạt được những thành tựu rất đáng kể trên
các lĩnh vực như: Điện tử, sinh học, y tế, giáo dục Tại
Singapore, năm 1981, đã thông qua đạo luật về Tin học
quốc gia quy định ba nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ dạy
Tin học ở các trường phổ thông; ứng dụng CNTT trong
dạy học và ứng dụng CNTT trong quản lí trường học.
Năm 1980, tại Philippines, chiến lược phát triển CNTT
quốc gia đã được công bố, xác định CNTT phục vụ phát
triển kinh tế xã hội đất nước và học tin học, ứng dụng
CNTT trong quản lí và giảng dạy [1; tr 8].
Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định rõ ý nghĩa và
tầm quan trọng của CNTT, truyền thông cũng như những
yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, mở cửa và hội
nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng
và nền kinh tế thế giới nói chung. Nhận thức rõ vai trò,
tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong
công tác quản lí và dạy học, cần thiết phải có những biện
pháp cụ thể tác động đến hoạt động ứng dụng CNTT
trong đội ngũ giáo viên (GV) đặc biệt là hoạt động ứng
dụng CNTT trong dạy học, tạo ra động lực, tìm ra cách
tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT một cách khoa học
và hiệu quả, để từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy
học ở trường học, đáp ứng yêu cầu giáo dục học sinh
trong thời kì mới. Chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT về
tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong
ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 nêu rõ: “Đối với
GD-ĐT, CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi
phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương
tiện để tiến tới một xã hội học tập”. Thực tế đã chứng
minh việc ứng dụng CNTT trong GD-ĐT ở các cấp học,
bậc học là hết sức cần thiết, phù hợp với xu thế thời đại.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng hoạt động ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học tại các trường tiểu học trên địa bàn
quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Những năm gần đây, cán bộ quản lí và giáo viên các
trường tiểu học (TH) quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh đã
có nhiều cố gắng trong việc ứng dụng CNTT trong dạy
học. Tuy nhiên, hiệu quả chưa được như mong đợi do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Công tác quản lí của các
hiệu trưởng còn nhiều bất cập (do các điều kiện về cơ sở
vật chất, trang thiết bị dạy học, điều kiện về kinh tế, ở
các trường không đồng đều).
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động
ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường TH trên địa
bàn quận Gò Vấp bằng phiếu hỏi, với 14 cán bộ quản lí và
175 GV.
Đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố căn
cứ vào giá trị điểm trung bình của yếu tố đó: 3,26-4,0:
Tốt; 2,52-3,25: Khá; 1,76-2,50: Trung bình; 1,0-1,75:
Yếu/kém; Kết quả cho phép tác giả rút ra một số kết
luận về thực trạng quản lí ứng dụng CNTT trong dạy
học ở trường TH.
2.1.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường
tiểu học quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 21-24; 20
22
Bảng 1 cho thấy, đa số GV nhận thấy việc ứng dụng
CNTT trong dạy học là rất cần thiết; tuy nhiên, vẫn có
một bộ phận cán bộ, GV cho rằng việc ứng dụng CNTT
đang ở mức ít quan trọng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các
nhà trường là cần phải làm tốt công tác nâng cao nhận
thức về việc ứng dụng CNTT mang lại để chất lượng giáo
dục được nâng cao.
2.1.2. Thực trạng trình độ công nghệ thông tin của đội
ngũ giáo viên các trường tiểu học quận Gò Vấp, Thành
phố Hồ Chí Minh
Bảng 2 cho thấy, hiện nay năng lực ứng dụng CNTT
trong đội ngũ GV tiểu học ở mức Khá. GV biết khai thác
các thông tin trên mạng, biết sử dụng phần mềm soạn
thảo văn bản, nhận biết các vấn đề liên quan đến đạo đức
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 21-24; 20
23
và pháp luật khi sử dụng CNTT, các nội dung này được
các GV đánh giá rất cao. Tuy nhiên, hầu hết các GV chưa
thông thạo các thao tác cơ bản vận hành máy vi tính, sử
dụng hệ điều hành (Windows), chính vì thế, GV cần
được bồi dưỡng về năng lực ứng dụng CNTT cần thiết
để vận dụng trong quá trình giảng dạy.
2.1.3. Thực trạng thực hiện nội dung ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học của đội ngũ giáo viên ở tiểu
học quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh (bảng 3)
Bảng 3 cho thấy, đa số GV đã sử dụng CNTT trong
việc thiết kế kế hoạch bài dạy, giáo trình điện tử và
ứng dụng CNTT để truy cập, trao đổi thông tin giảng
dạy, học tập. Tuy nhiên, việc dùng ứng dụng CNTT
trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chỉ ở mức Khá
(Điểm trung bình = 2.06).
2.1.4. Quản lí việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh
giá (xem bảng 4, trang bên)
Việc ứng dụng CNTT trong DH mang lại hiệu quả,
tiết kiệm được thời gian, công sức, thể hiện được vai
trò của người GV, năng lực điều hành được các hoạt
động DH của hiệu trưởng trong nhà trường.
Bảng 4 cho thấy, hầu hết các trường TH trên địa
bàn quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh chưa chú trọng
đến một số nội dung như: Tổ chức hội giảng chuyên
đề liên quan đến CNTT; sử dụng phần mềm chấm thi,
quản lí đề, đáp án; chưa đưa tiêu chí ứng dụng CNTT
vào xét thi đua, khen thưởng.
2.2. Các biện pháp quản lí hoạt động ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học
quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, tác giả trình bày một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ứng dụng
CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn.
2.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí,
đội ngũ giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học
- Đối với đội ngũ cán bộ quản lí: Cán bộ quản lí các
trường TH trên địa bàn quận Gò Vấp nhận thức rõ vai
trò, ý nghĩa, lợi ích mà CNTT mang lại trong việc dạy
học của GV, từ đó có định hướng đúng đắn, cụ thể về
ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học; Nâng
cao nhận thức cũng như năng lực cho GV bằng cách tổ
chức các buổi tập huấn, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề liên
quan đến ứng dụng CNTT trong dạy học; nhà trường cần
động viên, khuyến khích GV tìm tòi, ứng dụng CNTT
một cách linh hoạt nhằm đổi mới phương pháp dạy học
thay vì buộc GV phải triển khai giáo án điện tử nhưng lại
không kiểm tra chất lượng thu được sau mỗi giờ dạy.
- Đối với GV: Bản thân mỗi GV phải nhận thức đúng
đắn được tầm quan trọng của CNTT trong dạy học, từ đó,
không ngừng tìm tòi, học hỏi, nâng cao năng lực ứng dụng
CNTT. Trong quá trình giảng dạy, GV không những là
người thực hiện, hướng dẫn mà đôi khi còn là người hướng
dẫn cho học sinh những kiến thức đó.
Việc sử dụng CNTT trong dạy học mang lại một giờ
dạy có chất lượng, GV cảm thấy ứng dụng CNTT vào
giảng dạy là cần thiết thì việc ứng dụng đó sẽ trở nên linh
hoạt, sáng tạo thay vì gò bó, bắt buộc theo quy định.
2.2.2. Xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại,
đảm bảo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 21-24; 20
24
Cán bộ quản lí các trường cần quan tâm, chú trọng hơn
nữa việc đầu tư, nâng cấp, trang bị các trang thiết bị hiện
đại, phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập như: máy
tính, máy chiếu, lắp đặt internet,, tạo môi trường thuận
lợi cho GV trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học.
Để thực hiện tốt biện pháp trên, cán bộ quản lí các
trường cần rà soát điều kiện nhà trường, kiểm tra các trang,
thiết bị hiện tại nhà trường đang có xem có đáp ứng năng
lực sử dụng hay không (như về số lượng, chất lượng,
chủng loại), từ đó xây dựng kế hoạch để sử dụng hiệu quả
kinh phí từ các nguồn như ngân sách nhà nước, các nguồn
phúc lợi đào tạo. Cần có lộ trình từng năm học cụ thể, xây
dựng trang thiết bị dạy học nhà trường theo hướng hiện
đại. Đa số điều kiện nguồn kinh phí còn eo hẹp, cần chủ
động đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn
lực của các cấp, các ngành, các tổ chức KT-XH, các doanh
nghiệp và cá nhân để phát triển hạ tầng CNTT nhằm nâng
cao chất lượng giảng dạy của GV và học tập của HS.
2.2.3. Thu thập thông tin, tăng cường kiểm tra quá trình
và kết quả thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học ở trưởng tiểu học
Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn hàng tháng,
hàng quý, học kì cần tổng kết và đưa ra kết quả kiểm tra
thực hiện kế hoạch giảng dạy có ứng dụng CNTT của
GV. Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá năng lực giảng dạy
có ứng dụng CNTT của GV thông qua việc dự giờ, giúp
GV khắc phục các thiếu sót, phát huy các ưu điểm nhằm
tăng cường hơn nữa chất lượng giờ dạy. Hiệu trưởng
tổng kết về việc kiểm tra thực hiện chương trình cũng
như soạn giảng, trong đó có phê bình, xử lí kỉ luật đối với
GV vi phạm; đồng thời, đề xuất khen thưởng với những
GV thực hiện tốt.
3. Kết luận
Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường TH là một
trong những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở
cấp TH. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề cập hoạt
động ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường TH quận
Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh đã được cải thiện và mang lại
hiệu quả..., tuy nhiên vẫn còn không ít khó khăn, cách
thực hiện và một số nội dung đang còn lúng túng, chưa
hợp lí, hiệu quả chưa cao. Chúng tôi đưa ra một số biện
pháp quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm nâng
cao nhận thức, năng lực cho GV, góp phần nâng cao hiệu
quả dạy học ở các trường TH quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí
Minh nói riêng và các trường TH trên cả nước nói chung.
(Xem tiếp trang 20)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 15-20
20
nhiều biện pháp; mỗi biện pháp có vị trí, tầm quan trọng và
phạm vi tác động nhất định đến công tác phát triển đội ngũ
CBQL các trường tiểu học; mỗi biện pháp là thành phần của
một thể thống nhất, tương tác lẫn nhau để thúc đẩy, nâng
cao hiệu quả phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học
thị xã Ngã Năm. Nếu đứng độc lập, mỗi biện pháp sẽ bị hạn
chế, không thể phát huy được tối đa tác dụng đối với việc
xây dựng, phát triển đội ngũ. Các biện pháp trên có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc lẫn nhau, vừa là điều
kiện, vừa là kết quả của nhau; biện pháp này là tiền đề, cơ
sở, bổ trợ cho biện pháp kia. Để có điều kiện từng bước phát
triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học thị xã Ngã Năm,
tỉnh Sóc Trăng đáp ứng yêu cầu đòi hỏi các biện pháp này
phải được thực hiện trong mối quan hệ tổng thể và khai thác,
vận dụng linh hoạt, phù hợp với thế mạnh của từng trường,
phù hợp với điều kiện KT-XH của thị xã Ngã Năm nói riêng
và tỉnh Sóc Trăng nói chung.
3. Kết luận
Trong những năm qua, ngành GD-ĐT thị xã Ngã
Năm, tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều biện pháp để phát triển
đội ngũ CBQL, trong đó có đội ngũ CBQL các trường
tiểu học. Do vậy, đội ngũ CBQL nói chung và CBQL các
trường tiểu học của thị xã Ngã Năm đã không ngừng phát
triển cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ CBQL các
trường tiểu học được đào tạo cơ bản về trình độ chuyên
môn; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong
sáng, có tinh thần vượt khó và trách nhiệm cao; hầu hết
có năng lực chuyên môn tốt, đạt và vượt chuẩn về trình
độ đào tạo. Tuy nhiên, từ thực trạng đánh giá công chức,
viên chức và chuẩn hiệu trưởng hàng năm, cũng như
những khảo sát, đánh giá của các cấp quản lí giáo dục;
những nhận định, đánh giá của các cấp ủy Đảng, chính
quyền thì đội ngũ CBQL các trường tiểu học thị xã Ngã
Năm vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế so với yêu cầu
của chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông. Vì vậy,
phải có một hệ thống các biện pháp đồng bộ nhất quán từ
mục tiêu đến nội dung, phương pháp quản lí, các điều
kiện phục vụ phát triển nền giáo dục. Các biện pháp đã
đề xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; do đó, các biện
pháp cần được triển khai một cách đồng bộ.
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004). Chỉ thị số
40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục (ban
hành ngày 15/6/2004).
[2] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
[3] Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 14/2018/TT-
BGDĐT về Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ
thông (ban hành ngày 20/7/2018).
[4] Nguyễn Phúc Châu (2010). Quản lí nhà trường.
NXB Đại học Sư phạm.
[5] Phạm Minh Giản (2013). Quản lí phát triển đội ngũ
giáo viên trung học phổ thông các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long. NXB Giáo dục Việt Nam.
[6] Chính phủ (2015). Nghị định số 56/2015/NĐ-CP về
đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức
(ban hành ngày 09/6/2015).
[7] Phan Văn Bình (2015). Bảo đảm chất lượng giáo
dục ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sóc
Trăng. Tạp chí Giáo dục, số 352, tr 14-15; 6.
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG
(Tiếp theo trang 24)
Tài liệu tham khảo
[1] Bùi Minh Hiền (2006). Quản lí giáo dục. NXB Đại
học Sư phạm.
[2] Bộ GD-ĐT (2001). Chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT
ngày 30/7/2001 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và
ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục
giai đoạn 2001-2005.
[3] Bộ GD-ĐT (2008). Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT
ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và
ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục
giai đoạn 2008-2012.
[4] Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 711/QĐ-
TTg ngày 13/6/2012 về Phê duyệt Chiến lược phát
triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
[5] Đỗ Mạnh Cường (2008). Giáo trình ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học. NXB Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[6] Phó Đức Hoà - Ngô Quang Sơn (2008). Ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học tích cực. NXB
Giáo dục.
[7] Đào Thái Lai (2007). Ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam. Viện
Chiến lược và Chương trình giáo dục.
[8] Trần Hoàng Đức (2019). Một số biện pháp tăng
cường quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở thành
phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Giáo dục, số
444; tr 9-13; 8.
[9] Quốc hội (2006). Luật Công nghệ thông tin. NXB
Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5do_thi_thuy_2027_2181724.pdf