Tài liệu Thực trạng và biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học Cơ sở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang - Cao Thanh Sơn: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 61-65
61
Email: sonct.c2ngoquoctri@haugiang.edu.vn
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG
Cao Thanh Sơn - Trường Trung học cơ sở Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
Ngày nhận bài: 20/5/2019; ngày chỉnh sửa: 25/6/2019; ngày duyệt đăng: 30/6/2019.
Abstract: Base on theoretical research and surveys; assessing the current status of managing
experiential activities of students in secondary schools in Vi Thuy district, Hau Giang province.
Therefore, we propose measures to manage experiential activities of students in oder to meet the
requirements of education innovation today.
Keywords: Experiential activities, students, secondary school.
1. Mở đầu
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn
diện GD-ĐT đã xác định phải đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực: đổi mới
chương trình nhằm phát triển năng l...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học Cơ sở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang - Cao Thanh Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 61-65
61
Email: sonct.c2ngoquoctri@haugiang.edu.vn
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG
Cao Thanh Sơn - Trường Trung học cơ sở Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
Ngày nhận bài: 20/5/2019; ngày chỉnh sửa: 25/6/2019; ngày duyệt đăng: 30/6/2019.
Abstract: Base on theoretical research and surveys; assessing the current status of managing
experiential activities of students in secondary schools in Vi Thuy district, Hau Giang province.
Therefore, we propose measures to manage experiential activities of students in oder to meet the
requirements of education innovation today.
Keywords: Experiential activities, students, secondary school.
1. Mở đầu
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn
diện GD-ĐT đã xác định phải đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực: đổi mới
chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất
người học, hài hòa đức, trí, thể, mĩ; dạy người, dạy chữ
và dạy nghề [1]. Trong đó, các phẩm chất và năng lực
của học sinh (HS) sẽ dần được hình thành và phát triển
thông qua các môn học và các hoạt động giáo dục trải
nghiệm. Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong nhà
trường phổ thông cần được hiểu là hoạt động giáo dục,
trong đó, dưới sự hướng dẫn của các nhà giáo dục, từng
cá nhân HS được tham gia trực tiếp vào các hoạt động
khác nhau trong nhà trường cũng như ngoài xã hội với
vai trò là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng
lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng
sáng tạo của cá nhân.
Thực tế cho thấy, trong những năm qua, HĐTN
của HS các trường trung học cơ sở (THCS) huyện Vị
Thủy, tỉnh Hậu Giang đã được triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, việc tổ chức các HĐTN cho HS chưa được
triển khai rộng rãi, chất lượng và hiệu quả chưa cao.
Công tác chỉ đạo các cấp, các ngành chưa quyết liệt,
các nhà trường chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, mục
đích của HĐTN. Giáo viên (GV) còn lúng túng, khó
khăn trong khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện
các HĐTN,... Xuất phát từ những lí do trên, bài viết đề
cập công tác quản lí HĐTN ở các trường THCS huyện
Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng quản lí hoạt động trải nghiệm ở các
trường trung học cơ sở huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang
Để đánh giá thực trạng quản lí HĐTN ở các trường
THCS huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang làm cơ sở cho
việc đề xuất các biện pháp, chúng tôi tiến hành khảo sát
vào tháng 2-3/2019 thông qua phiếu hỏi, đối tượng khảo
sát là 10 Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường THCS,
80 GV của 6 trường THCS huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu
Giang (Trường THCS Vĩnh Thuận Tây, Trường THCS
Vị Thắng, Trường THCS Ngô Quốc Trị, Trường THCS
Vị Đông, Trường THCS Vị Thanh, Trường THCS Vị
Thủy). Kết quả thu được như sau:
2.1.1. Thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí,
giáo viên về mức độ cần thiết của các nội dung của hoạt
động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở (xem bảng 1)
Bảng 1. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL), GV về mức độ cần thiết
của các nội dung HĐTN ở trường THCS
TT Nội dung của các HĐTN
Ý kiến đánh giá
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Số lượng
(SL)
Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%)
1 Giáo dục đạo đức 67 74,4 20 22,3 3 3,3
2 Giáo dục kĩ năng sống 60 66,7 27 30,0 3 3,3
3 Giáo dục giá trị sống 44 48,9 38 42,2 8 8,9
4 Giáo dục trí tuệ 57 63,3 31 34,4 2 2,3
5 Giáo dục văn hóa, truyền thống 57 63,3 31 34,4 2 2,3
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 61-65
62
6 Giáo dục thẩm mĩ 53 58,9 36 40,0 1 1,1
7 Giáo dục thể chất 57 63,3 32 35,6 1 1,1
8 Giáo dục lao động 54 60,0 25 27,8 11 12,2
9 Giáo dục an toàn giao thông 53 58,9 32 35,6 5 5,5
10 Giáo dục môi trường 70 77,8 18 20,0 2 2,2
11
Giáo dục phòng chống ma túy,
HIV/AIDS và tệ nạn xã hội
57 63,3 31 34,4 2 2,3
Số liệu bảng 1 cho thấy, ý kiến về các nội dung của
HĐTN là rất khác nhau. Đa số ý kiến cho rằng cần thiết
và rất cần thiết (trên 85%); song vẫn còn những ý kiến
cho là không cần thiết (tỉ lệ từ 1,1-12,2%). Các ý kiến
đều cho rằng nội dung giáo dục trải nghiệm được tổ chức
ở trường THCS có tính thiết thực, hướng tới giáo dục
toàn diện cho HS và đang tiếp cận dần với thực tiễn, phần
nào đáp ứng được nhu cầu hoạt động của các em. Tuy
nhiên, vẫn còn những nội dung bị đánh giá là chưa tốt,
chưa đem lại hiệu quả giáo dục như giáo dục thẩm mĩ,
giáo dục thể chất, giáo dục an toàn giao thông,
2.1.2. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về phương
pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường
trung học cơ sở
Kết quả khảo sát tại bảng 2 cho thấy, đa số CBQL,
GV đều nắm được các phương pháp cơ bản để tổ chức
các HĐTN. Trong đó, phương pháp giải quyết vấn đề,
phương pháp thuyết trình, phương pháp làm việc nhóm,
Bảng 2. Nhận thức của CBQL, GV về phương pháp, hình thức tổ chức HĐTN ở trường THCS
TT Phương pháp
Ý kiến đánh giá
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%)
1 Phương pháp giải quyết vấn đề 72 80,0 18 20,0 0 0,0
2 Phương pháp sắm vai 68 75,6 18 20,0 4 4,4
3 Phương pháp thuyết trình 80 88,9 10 11,1 0 0,0
4 Phương pháp làm việc nhóm 75 83,3 15 16,7 0 0,0
5 Phương pháp trò chơi 76 84,4 14 15,6 0 0,0
6 Phương pháp dạy học dự án 43 47,8 31 34,4 16 17,8
Hình thức
1 Câu lạc bộ 68 75,6 17 18,9 5 5,6
2 Trò chơi 69 76,7 21 23,3 0 0,0
3 Diễn đàn 53 58,9 31 34,4 6 6,7
4 Sân khấu tương tác 60 66,7 25 27,8 5 5,6
5 Tham quan, dã ngoại 59 65,6 23 25,6 8 8,9
6 Hội thi/cuộc thi 78 86,7 12 13,3 0 0,0
7 Tổ chức sự kiện 55 61,1 28 31,1 7 7,8
8 Giao lưu 51 56,7 35 38,9 4 4,4
9 Hoạt động chiến dịch 67 74,4 23 25,6 0 0,0
10 Hoạt động nhân đạo 73 81,1 17 18,9 0 0,0
11 Hoạt động tình nguyện 70 77,8 20 22,2 0 0,0
12 Lao động công ích 74 82,2 16 17,8 0 0,0
13 Sinh hoạt tập thể 69 76,6 29 32,2 0 0,0
14 Hoạt động nghiên cứu khoa học 42 46,7 34 37,8 14 15,6
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 61-65
63
phương pháp trò chơi có 100% ý kiến đánh giá là cần
thiết và rất cần thiết, trong đó ý kiến đánh giá rất cần thiết
chiếm tỉ lệ cao (80% trở lên); phương pháp sắm vai có
95,6% ý kiến cho rằng rất cần thiết và cần thiết, 4,4% ý
kiến cho rằng không cần thiết; phương pháp dạy học dự
án có 17,8% ý kiến cho rằng không cần thiết (vì cho rằng
không phù hợp, khó thực hiện, mất nhiều thời gian).
Về hình thức của HĐTN: với các hình thức tổ chức
HĐTN đưa ra, 100% CBQL và GV các trường cho là rất
cần thiết và cần thiết.
2.1.3. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về mức độ
kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học
sinh ở trường trung học cơ sở (xem bảng 3)
Kết quả khảo sát ở bảng 3 đã phản ánh: trong các nội
dung đánh giá, nội dung HS tự đánh giá, HS đánh giá
HS, đánh giá của GV được thường xuyên sử dụng với tỉ
lệ từ 60% trở lên. Tuy tỉ lệ thực hiện việc kiểm tra, đánh
giá kết quả HĐTN của HS còn chưa cao như: HS tự đánh
giá (chiếm 25,6%), HS đánh giá HS (chiếm 30,0%), đánh
giá của GV (chiếm 17,8), đánh giá của phụ huynh HS
(chiếm 36,7) và có một tỉ lệ nhỏ CBQL, GV cho rằng
không thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.
2.1.4. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch hoạt động
trải nghiệm ở trường trung học cơ sở (xem bảng 4)
Bảng 4 cho thấy: tất cả 5 nội dung quản về xây dựng kế
hoạch HĐTN đã thực hiện thường xuyên đạt tỉ lệ thấp (dưới
50%). Tỉ lệ không thực hiện chiếm tỉ lệ cao, cụ thể: nội dung
xây dựng kế hoạch HĐTN chung cho toàn trường không
thực hiện (chiếm 26,7%), xây dựng kế hoạch cho từng hoạt
động cụ thể (chiếm 8,9%), xây dựng kế hoạch cho các
HĐTN đột xuất mang tính sự kiện (chiếm 22,2%), xây dựng
kế hoạch HĐTN gắn với nội dung học tập các môn văn hóa
ngoài giờ lên lớp (chiếm 32,2%), xây dựng kế hoạch về
kiểm tra, giám sát và đánh giá HĐTN (chiếm 17,8%).
Như vậy, công tác xây dựng kế hoạch HĐTN ở các
trường THCS huyện Vị Thủy chưa được quan tâm.
Thông qua tìm hiểu, kế hoạch HĐTN của một số đơn
vị không được xây dựng từ đầu năm học bởi các
trường chưa có sự chỉ đạo cụ thể về HĐTN một cách
thường xuyên, liên tục mà chỉ khuyến khích GV thực
hiện nên rất khó khăn cho việc triển khai các HĐTN,
hiệu quả của HĐTN chưa cao.
Bảng 3. Nhận thức của CBQL, GV về mức độ đánh giá kết quả HĐTN của HS ở trường THCS
TT
Phương pháp kiểm tra, đánh giá
kết quả HĐTN
Mức độ
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện
SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%)
1 HS tự đánh giá 59 65,6 23 25,6 8 8,8
2 HS đánh giá HS (đánh giá đồng đẳng) 54 60,0 27 30,0 9 10,0
3 Đánh giá của phụ huynh HS 38 42,2 33 36,7 19 21,1
4 Đánh giá của GV 72 80,0 16 17,8 2 2,2
Bảng 4. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch HĐTN ở trường THCS
TT Nội dung
Ý kiến đánh giá
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện
SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%)
1
Xây dựng kế hoạch HĐTN chung cho toàn
trường
40 44,4 26 28,9 24 26,7
2
Xây dựng kế hoạch cho từng hoạt động cụ
thể
43 47,8 39 43,3 8 8,9
3
Xây dựng kế hoạch các HĐTN đột xuất
mang tính sự kiện
34 37,8 36 40,0 20 22,2
4
Xây dựng kế hoạch HĐTN gắn với nội dung
học tập các môn văn hóa ngoài giờ lên lớp.
38 42,2 23 25,6 29 32,2
5
Xây dựng kế hoạch về kiểm tra, giám sát và
đánh giá HĐTN
40 44,4 34 37,8 16 17,8
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 61-65
64
2.1.5. Thực trạng công tác tổ chức triển khai thực hiện
kế hoạch hoạt động trải nghiệm ở trường trường trung
học cơ sở (xem bảng 5)
Kết quả khảo sát bảng 5 cho thấy: tất cả các nội
dung tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN được tiến
hành thường xuyên ở mức độ trung bình, không cao,
từ 56,7-68,9%. Các nội dung được đánh giá mức chưa
thường xuyên (thỉnh thoảng) còn khá cao, từ 28,9-
41,1%, trong đó nội dung thành lập ban chỉ đạo triển
khai HĐTN của nhà trường được đánh giá là không
thực hiện (chiếm 12,2%), nội dung chuẩn bị mọi
nguồn lực để thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi để cho
đội ngũ CBQL, GV thực hiện nhiệm vụ được đánh giá
không thực hiện (chiếm 8,9%).
Tóm lại, từ phân tích, đánh giá thực trạng quản lí
HĐTN ở các trường THCS huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu
Giang, lấy ý kiến của các đối tượng khảo sát đã cho
thấy: đội ngũ CBQL, GV đã phần nào nhận thức được
tầm quan trọng của HĐTN, tuy nhiên vẫn còn một bộ
phận nhỏ chưa hiểu rõ nội hàm mục đích, ý nghĩa và
các vấn đề liên quan đến HĐTN. Các trường đã tổ
chức HĐTN theo chương trình của Bộ GD-ĐT với
một số hình thức và phương pháp nhất định. Trong
quản lí đã tiến hành lập kế hoạch hoạt động; phân công
và phối hợp các lực lượng trong quá trình thực hiện;
thường xuyên đôn đốc, động viên, bước đầu tạo điều
kiện thuận lợi cho GV tổ chức HĐTN. Tuy nhiên, so
với yêu cầu thực hiện các hoạt động giáo dục trong
nhà trường, HĐTN vẫn chưa được quan tâm, đầu tư
đúng mức; nội dung và hình thức tổ chức HĐTN cho
HS còn đơn giản, chưa phong phú. Các trường chưa
chủ động đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp
thực hiện HĐTN. Công tác kiểm tra, đánh giá về
HĐTN đã được các trường thực hiện nhưng chưa có
tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng; các biện pháp chưa
đồng bộ, việc kiểm tra chưa thường xuyên nên chưa
mang lại hiệu quả cao. Điều này đã ảnh hưởng tới chất
lượng và hiệu quả của HĐTN và ảnh hưởng tới chất
lượng giáo dục của nhà trường.
Vì vậy, để khắc phục những hạn chế nêu trên, dưới
đây chúng tôi đề xuất một biện pháp quản lí HĐTN để
HĐTN nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân
cách, các năng lực tâm lí - xã hội,... cũng như khả năng
sáng tạo của HS, nâng cao hiệu quả dạy học.
2.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm
cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Vị
Thuỷ, tỉnh Hậu Giang
2.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí,
giáo viên và các lực lượng giáo dục về vai trò của hoạt
động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở
Để việc tổ chức HĐTN ngày càng đạt hiệu quả cao,
trước hết, cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL,
GV và các lực lượng giáo dục khác về vai trò của các
HĐTN, về năng lực cần có của GV để tổ chức các
HĐTN cho HS. Từ đó, giúp cho đội ngũ CBQL, GV
xây dựng được kế hoạch tổ chức thực hiện và quản lí
HĐTN ở các trường THCS một cách cụ thể và khoa
học, đạt hiệu quả cao.
Bảng 5. Thực trạng công tác tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch HĐTN ở trường THCS
TT
Nội dung tổ chức triển khai thực hiện
kế hoạch HĐTN
Ý kiến đánh giá
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện
SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%)
1
Thành lập ban chỉ đạo triển khai HĐTN của
nhà trường
53 58,9 26 28,9 11 12,2
2
Phân công cụ thể công việc cho từng tổ,
nhóm, cá nhân phụ trách
53 58,9 37 41,1 0 0,0
3
Chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện, tạo điều
kiện thuận lợi để CBQL, GV thực hiện nhiệm
vụ
51 56,7 31 34,4 8 8,9
4
Có cơ chế phối hợp cụ thể giữa GV, đoàn thể
và các lực lượng giáo dục khác
51 56,7 39 43,3 0 0,0
5
Phát huy vai trò của GV chủ nhiệm trong tổ
chức thực hiện HĐTN
61 67,8 29 32,2 0 0,0
6 Thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở 62 68,9 28 31,1 0 0,0
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 61-65
65
2.2.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm
cho học sinh ở trường trung học cơ sở theo định hướng
phát triển năng lực
Kế hoạch HĐTN giúp GV có cái nhìn bao quát về
hoạt động diễn ra trong một năm và có sự phân phối các
nguồn lực cho hoạt động này một cách hợp lí, các bộ
phận và cá nhân chủ động trong việc chuẩn bị các hoạt
động đã dự kiến ngay từ đầu năm học; tạo tính chủ động
trong phân phối sử dụng nguồn lực, phối hợp triển khai
và đánh giá việc thực hiện các HĐTN cho HS. Đảm bảo
tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính định hướng
của các hoạt động, tạo môi trường trải nghiệm cho HS để
phát triển toàn diện nhân cách.
2.2.3. Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
cho giáo viên
Nâng cao chất lượng nghiệp vụ chuyên môn, rèn
luyện kĩ năng tổ chức các HĐTN cho GV nhằm nâng cao
chất lượng của các HĐTN. Vì vậy, vấn đề đào tạo, bồi
dưỡng về kiến thức, kĩ năng tổ chức HĐTN cho đội ngũ
GV ở các trường THCS là rất quan trọng. Để hình thành
và phát triển phẩm chất, nhân cách, các năng lực tâm lí
xã hội,... cho HS thì GV cần có kĩ năng tổ chức HĐTN
thông qua các phương pháp, hình thức phù hợp, hiệu quả.
2.2.4. Phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà
trường để tổ chức có hiệu quả các hoạt động trải nghiệm
Kết quả giáo dục là sự phối hợp của các lực lượng
giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Liên kết giữa các
lực lượng giáo dục là một yêu cầu tất yếu nhằm huy động
được các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường tham
gia tổ chức các HĐTN cho HS; tạo được sự đồng thuận
thông qua cơ chế phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các
lực lượng giáo dục trong quá trình tổ chức các HĐTN;
phát huy sức mạnh tập thể, tăng cường thêm các điều
kiện cần thiết để tổ chức thành công các HĐTN.
2.2.5. Đảm bảo các điều kiện, phương tiện cần thiết để
thực hiện hoạt động trải nghiệm
Huy động các nguồn lực về nhân lực, vật lực, tài lực
và nguồn lực công nghệ thông tin là những điều kiện đảm
bảo chất lượng cho việc tổ chức các HĐTN. Việc đáp
ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính phục vụ cho
HĐTN là điều kiện cần thiết và có vai trò quan trọng
nhằm hỗ trợ cho quá trình tổ chức hiệu quả các HĐTN,
tạo hứng thú tập cho HS.
2.2.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức
thực hiện các hoạt động trải nghiệm
Tăng cường kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức thực
hiện kế hoạch tổ chức các HĐTN cho HS để thu thập
thông, đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế trong việc thực
hiện kế hoạch, qua đó kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những
sai lệch, đảm bảo cho các HĐTN được thực hiện hiệu
quả và có chất lượng.
3. Kết luận
HĐTN là một bộ phận không thể thiếu của quá trình
giáo dục toàn diện ở trường THCS hiện nay; là con
đường quan trọng để hình thành các phẩm chất và năng
lực thực tiễn cho HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục, đáp ứng yêu cầu xây dựng con người mới phù hợp
với sự phát triển chung của thời đại. Đây là hoạt động
gắn kết nhà trường với thực tiễn, hướng cho HS tạo lập
năng lực thích ứng cao, rèn luyện kĩ năng mềm khi xử lí
tình huống, lí thuyết với thực hành, giáo dục của nhà
trường với thực tiễn xã hội. Trên cơ sở lí luận và khảo sát
thực trạng quản lí HĐTN ở trường THCS huyện Vị
Thủy, tỉnh Hậu Giang, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp
quản lí hoạt động này; các biện pháp có mối quan hệ qua
lại với nhau và có thể vận dụng linh hoạt ở các trường
dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
[2] Nguyễn Thanh Bình (2011). Giáo trình chuyên đề
giáo dục kĩ năng sống. NXB Đại học Sư phạm.
[3] Nguyễn Thị Kim Dung - Nguyễn Thị Hằng (2014).
Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo cho học sinh phổ thông. Viện Nghiên cứu
sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[4] Nguyễn Văn Đệ (2013). Giáo trình phương pháp
nghiên cứu khoa học quản lí giáo dục. NXB Giáo
dục Việt Nam.
[5] Nguyễn Ngọc Quang (chủ biên) - Ngô Quang Quế
(2007). Giáo trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp. NXB Đại học Sư phạm.
[6] Đinh Thị Kim Thoa (2015). Xây dựng chương trình
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình
giáo dục phổ thông. Tạp chí Quản lí giáo dục, số đặc
biệt, tháng 4/2015.
[7] Nguyễn Sỹ Thư (chủ biên) - Đinh Thị Kim Thoa
(2013). Phát triển năng lực giáo dục học sinh. NXB
Giáo dục Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12cao_thanh_son_3736_2181737.pdf