Tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường Tiểu học ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng - Phan Minh Nam: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 15-20
15
Email: phanminhnam.nn@soctrang.edu.vn
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở THỊ XÃ NGÃ NĂM, TỈNH SÓC TRĂNG
Phan Minh Nam - Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
Ngày nhận bài: 07/5/2019; ngày chỉnh sửa: 21/6/2019; ngày duyệt đăng: 23/7/2019.
Abstract: Management staff play a decisive role in improving the quality of education. Research
aimed at developing management staff to meet the requirements of the current international
integration and education reform context is of scientific and practical significance. The article deals
with the situation and measures to develop the management staff of primary schools in Nga Nam
town, Soc Trang province in order to contribute to improving the quality of primary education of
Nga Nam town.
Keywords: Development, management staff, primary school.
1. Mở đầu
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) nói...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường Tiểu học ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng - Phan Minh Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 15-20
15
Email: phanminhnam.nn@soctrang.edu.vn
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở THỊ XÃ NGÃ NĂM, TỈNH SÓC TRĂNG
Phan Minh Nam - Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
Ngày nhận bài: 07/5/2019; ngày chỉnh sửa: 21/6/2019; ngày duyệt đăng: 23/7/2019.
Abstract: Management staff play a decisive role in improving the quality of education. Research
aimed at developing management staff to meet the requirements of the current international
integration and education reform context is of scientific and practical significance. The article deals
with the situation and measures to develop the management staff of primary schools in Nga Nam
town, Soc Trang province in order to contribute to improving the quality of primary education of
Nga Nam town.
Keywords: Development, management staff, primary school.
1. Mở đầu
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) nói chung,
CBQL tiểu học nói riêng là một trong các giải pháp nhằm
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Trong hệ thống giáo dục phổ thông, cấp tiểu học là nền
tảng vững chắc cho các cấp học cao hơn; do đó, để đảm
bảo chất lượng nguồn nhân lực tương lai, vấn đề phát
triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tiểu học là
một việc làm cần thiết, nhất là trong giai đoạn thực hiện
đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học
ở trường phổ thông hiện nay.
Trong thời gian qua, đội ngũ CBQL các trường tiểu
học ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đã có những cố
gắng nhất định trong việc thực hiện nhiệm vụ, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học trên
địa bàn thị xã. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công
tác chỉ đạo, điều hành, quản lí các nhà trường, đội ngũ
CBQL cấp tiểu học cũng đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập
mà nguyên nhân có cả khách quan lẫn chủ quan về trình
độ đào tạo, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lí, khả
năng thích ứng với việc đổi mới; việc phân cấp quản lí
cán bộ chưa hoàn toàn theo quy định, cán bộ nguồn được
đi học bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí, lí luận chính trị
còn hạn chế, dẫn đến việc khi bổ nhiệm chưa có đủ các
điều kiện theo quy định. Thực tế trên cho thấy những vấn
đề về công tác phát triển đội ngũ hiệu trưởng cần phải có
những biện pháp mang tính chiến lược và những biện
pháp cụ thể nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ hiệu
trưởng trường tiểu học của thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc
Trăng đáp ứng theo yêu cầu đổi mới, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục tiểu học của tỉnh nói chung và của
thị xã nói riêng.
Bài viết đề cập thực trạng và biện pháp phát triển đội
ngũ CBQL các trường tiểu học thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc
Trăng.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các
trường tiểu học thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
Để đánh giá được thực trạng phát triển đội ngũ CBQL
các trường tiểu học thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng,
chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi, đối tượng
khảo sát gồm 96 người là lãnh đạo, chuyên viên Phòng
GD-ĐT, CBQL và tổ, khối trưởng ở 14 trường tiểu học
vào tháng 04/2019. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy:
2.1.1. Đặc điểm chung về đội ngũ cán bộ quản lí
+ Về số lượng: Tính đến năm học 2018-2019, số
lượng CBQL các trường tiểu học thị xã Ngã Năm, tỉnh
Sóc Trăng là 30 người; trong đó: hiệu trưởng 14 người
(nữ: 01 người), phó hiệu trưởng 16 người (nữ: 04 người).
Có thể thấy, CBQL các trường tiểu học thị xã Ngã Năm,
tỉnh Sóc Trăng có tỉ lệ nữ giới ít hơn nam giới, điều này
thể hiện sự mất cân đối về giới trong đội ngũ CBQL các
trường tiểu học. Bên cạnh số lượng CBQL, các trường
cũng có cơ cấu giới không đồng đều, nhiều trường cả 2
CBQL (hiệu trưởng và phó hiệu trưởng) đều là nam giới.
Sự mất cân đối về giới trong các nhà trường tạo nên
những khó khăn về tâm lí giới mà các đồng nghiệp cần
chia sẻ với CBQL nhà trường để hiểu và tạo điều kiện
cho cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Về chất lượng: Trong những năm qua, phòng GD-
ĐT đã xây dựng kế hoạch, quy hoạch và tạo điều kiện để
CBQL học tập nâng cao trình độ chuyên môn trên chuẩn
và đào tạo trình độ lí luận chính trị. Ở cấp tiểu học, tỉ lệ
CBQL đạt trình độ đại học được tăng dần qua các năm.
Tính đến cuối năm học 2018-2019, 100% CBQL đạt
trình độ chuyên môn trên chuẩn và được đào tạo trung
cấp lí luận chính trị - hành chính. Qua đó, có thể thấy, đội
ngũ CBQL cấp tiểu học ở thị xã Ngã Năm đã được nâng
lên về trình độ chuyên môn và chính trị, cơ bản đáp ứng
yêu cầu đổi mới của ngành. Đây là điều kiện thuận lợi
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 15-20
16
giúp cho CBQL trong việc quản lí chuyên môn, đặc biệt
với chuyên ngành giáo dục tiểu học sẽ giúp đội ngũ
CBQL thực hiện tốt nhiệm vụ của trường tiểu học theo
điều lệ.
+ Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ CBQL cấp
tiểu học trong thời gian gần đây được đánh giá mức khá
tốt và ổn định qua từng năm học, năm học 2018-2019
không có CBQL được đánh giá chính trị, đạo đức, lối
sống trung bình, yếu. Có thể nói, đa số CBQL cấp tiểu
học thị xã có lập trường chính trị vững vàng, chấp hành
tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, có đạo đức, lối sống lành mạnh là tấm gương cho
giáo viên và học sinh noi theo.
2.1.2. Thực trạng về việc phát triển đội ngũ cán bộ quản
lí các trường tiểu học thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
- Nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển
đội ngũ CBQL: Đa số ý kiến khảo sát (94,8%) đều nhận
thức được tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ
CBQL. Điều này thể hiện thông qua trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị và đạo đức nghề
nghiệp của CBQL ngày càng được quan tâm thực hiện,
nâng cao. Đội ngũ CBQL có ý thức trong học tập nâng
cao trình độ.
- Vấn đề quy hoạch, phát triển đội ngũ CBQL
(bảng 1):
Bảng 1 cho thấy, thực trạng công tác quy hoạch đội
ngũ CBQL các trường tiểu học thị xã Ngã Năm mới chỉ
được đánh giá ở mức trên trung bình, còn rất nhiều nội
dung cần phải được quan tâm, điều chỉnh. Đối với các
trường tiểu học thị xã Ngã Năm, muốn có đội ngũ CBQL
tốt cần xác định đúng mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL,
có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn thực hiện quy
hoạch phát triển đội ngũ CBQL; đồng thời, phải thường
xuyên xem xét, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù
hợp với tình hình thực tiễn địa phương.
- Vấn đề tuyển chọn, sử dụng CBQL (bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm): Điểm trung bình
của các tiêu chí của công tác tuyển chọn, sử dụng CBQL
(xây dựng được tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của
đội ngũ CBQL; thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân
chuyển, miễn nhiệm CBQL theo đúng quy định; việc bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm thực sự
động viên, khích lệ được đội ngũ CBQL; luân chuyển
CBQL hợp lí, đúng nguyện vọng và hoàn cảnh của
CBQL) là 3,77 - mức trung bình khá. Trong những năm
qua, Phòng GD-ĐT đã tham mưu Uỷ ban nhân dân thị
xã ban hành quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân
chuyển, miễn nhiệm và tiêu chuẩn về phẩm chất, năng
lực của CBQL. Mặc dù công tác này đã thực hiện tương
đối tốt, song đa phần là duy trì theo lối cũ. Việc luân
chuyển CBQL đã thực hiện song chưa triệt để. Như vậy,
việc tuyển chọn và sử dụng CBQL cần quan tâm và thực
hiện tốt hơn nữa.
- Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBQL: Trong những
năm qua, Phòng GD-ĐT đã tham mưu UBND thị xã làm
khá tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL
(điểm trung bình 4,18), tạo điều kiện cho CBQL và giáo
viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, bồi
dưỡng về kiến thức quản lí, đào tạo về trình độ chính trị.
Hiện nay, 100% CBQL và khoảng 80% đội ngũ tổ khối
trưởng đã được đào tạo về trung cấp Chính trị - Hành
chính. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn thị xã chưa có
quy định về chế độ, chính sách hỗ trợ cho CBQL và giáo
Bảng 1. Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL
TT Tiêu chí
Số lượng Điểm
trung
bình Kém Yếu
Trung
bình
Khá Tốt
1
Xác định đúng mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL đến
năm 2020
8 12 11 23 42 3,82
2
Xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL ở
các trường tiểu học
6 10 15 20 45 3,92
3
Xây dựng được tiêu chuẩn giáo viên trong diện quy
hoạch CBQL ở các trường tiểu học
6 12 19 20 39 3,77
4 Dự kiến được các nguồn lực thực hiện quy hoạch 5 10 17 20 44 3,92
5 Lựa chọn các giải pháp thực hiện quy hoạch 2 7 14 25 48 4,15
6
Quy hoạch luôn được xem xét, bổ sung, điều chỉnh,
đảm bảo tính khoa học và thực tiễn
8 8 12 21 47 3,95
Điểm trung bình các tiêu chí 3,92
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 15-20
17
viên tham gia học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn và quản lí giáo dục, chi phí học tập 100% do CBQL
và GV tự túc nên hiện nay chưa có CBQL mạnh dạn
tham gia học tập nhằm nâng cao kiến thức quản lí. Mặt
khác, Phòng GD-ĐT chưa có kế hoạch cụ thể, mang tính
lâu dài, chưa đào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện; đội
ngũ giáo viên trong diện quy hoạch được quan tâm đào
tạo, bồi dưỡng nhưng chưa toàn diện cả trình độ chuyên
môn, trình độ lí luận chính trị và quản lí nên dẫn đến tình
trạng thiếu nguồn CBQL cục bộ ở một số đơn vị.
- Hoạt động kiểm tra, đánh giá CBQL (bảng 2):
Bảng 2 cho thấy, công tác này đã được quan tâm thực
hiện nhưng chưa tốt, điểm trung bình các tiêu chí là 3,99,
có 4/5 tiêu chí đạt khá và 1/5 đạt mức trung bình khá. Với
vai trò là cơ quan quản lí, hàng năm, Phòng GD-ĐT có
quan tâm xây dựng kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm
học và kế hoạch được triển khai đến các đơn vị trực
thuộc. Nội dung kiểm tra chủ yếu là việc thực hiện nhiệm
vụ năm học, quản lí hoạt động dạy học và các hoạt động
giáo dục khác trong nhà trường. Tuy nhiên, trong thời
gian qua, công tác kiểm tra chưa được thực hiện thường
xuyên, việc thực hiện kiểm tra chưa đúng theo kế hoạch
đề ra, những điều chỉnh sau khi kiểm tra chưa thực sự tốt,
chưa có biện pháp phù hợp; công tác kiểm tra còn mang
tính “động viên, nhắc nhở”, chưa mạnh dạn kiểm điểm,
xử lí những CBQL chưa làm tốt nhiệm vụ; các nội dung,
hình thức kiểm tra chưa được phong phú.
- Thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ tạo môi
trường thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ CBQL:
Phòng GD-ĐT luôn quan tâm thực hiện cơ bản đầy đủ
các chính sách, chế độ đãi ngộ cho đội ngũ CBQL cấp
tiểu học (phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút, nâng lương,
chế độ nghỉ ốm đau, an dưỡng, chế độ nghỉ hưu theo
đúng quy định...); cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ
công tác quản lí, giảng dạy được đầu tư tương đối đầy
đủ; hàng năm, Ủy ban nhân dân thị xã đã phân bổ kinh
phí để sửa chữa và mua sắm thêm trang thiết bị. Tuy
nhiên, do kinh phí của địa phương còn khó khăn nên việc
khen thưởng, đãi ngộ mang tính “động viên” là chính,
chưa xây dựng chính sách riêng về đãi ngộ, khen thưởng
của thị xã đối với đội ngũ CBQL, việc huy động nguồn
lực vật chất để thực hiện chính sách đãi ngộ đối với
CBQL chưa được quan tâm đúng mức; từ đó, chưa tạo
được động lực và khích lệ đội ngũ CBQL quyết tâm phấn
đấu trong thực hiện nhiệm vụ.
2.1.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ
cán bộ quản lí các trường tiểu học thị xã Ngã Năm, tỉnh
Sóc Trăng
Thời gian qua, công tác phát triển đội ngũ CBQL các
trường tiểu học ở thị xã Ngã Năm đã được các cấp lãnh
đạo quan tâm; từ đó, giúp cho đội ngũ CBQL các trường
tiểu học ngày càng ổn định và phát triển, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bàn thị xã. Đội
ngũ CBQL các trường tiểu học của thị xã có phẩm chất
chính trị vững vàng, đạo đức tốt, ý thức tổ chức kỉ luật
cao, gương mẫu và có uy tín với tập thể giáo viên và học
sinh, có ý thức phấn đấu khắc phục khó khăn vươn lên
hoàn thành nhiệm vụ. Trình độ chuyên môn hầu hết được
Bảng 2. Thực trạng kiểm tra, đánh giá CBQL
TT Tiêu chí
Số lượng Điểm
trung
bình Kém Yếu
Trung
bình
Khá Tốt
1
Có kế hoạch cụ thể của Phòng GD-ĐT về việc kiểm tra,
đánh giá hoạt động quản lí đối với CBQL; công tác
kiểm tra được thực hiện thường xuyên, đúng kế hoạch
9 10 12 21 44 3,8
2
Nội dung kiểm tra được Phòng GD-ĐT thực hiện
đúng với quy định, phù hợp để đánh giá công tác quản
lí, chỉ đạo của CBQL nhà trường
6 7 10 21 52 4,1
3
Có những điều chỉnh bằng các quyết định quản lí và
có hiệu lực sau kiểm tra
5 8 15 21 47 4,0
4
Công tác kiểm tra thực sự thúc đẩy, giúp CBQL nâng
cao, phát triển về phẩm chất đạo đức và năng lực quản
lí, lãnh đạo
5 10 11 22 48 4,0
5
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, lấy đó là một trong các
tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng cuối năm học
5 13 10 19 49 4,0
Điểm trung bình các tiêu chí 3,99
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 15-20
18
đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, năng lực quản lí, chỉ đạo
chuyên môn khá vững vàng, có tinh thần trách nhiệm
trong công tác. Tuy nhiên, đánh giá tổng thể, đội ngũ
CBQL các trường tiểu học của thị xã Ngã Năm chưa
đồng bộ về cơ cấu độ tuổi, giới tính; năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ quản lí có thể đáp ứng được các công
việc trước mắt nhưng chưa thực sự ngang tầm với yêu
cầu nhiệm vụ trong thời kì đổi mới. Công tác phát triển
đội ngũ từ khâu quy hoạch đến đào tạo, bồi dưỡng, bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, thực hiện chưa đồng bộ, còn hạn
chế bất cập, đòi hỏi cần phải có sự nhìn nhận, đánh giá
toàn diện và sâu sát; đồng thời, đề ra các biện pháp quản
lí cần thiết và khả thi trong việc phát triển đội ngũ CBQL.
2.2. Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các
trường tiểu học thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác
phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường tiểu học
- Mục đích, ý nghĩa: Nhằm quán triệt ở các cấp, các
ngành, các địa phương và trong đội ngũ CBQL các
trường tiểu học về sự cần thiết của công tác phát triển đội
ngũ CBQL trường tiểu học là để nâng cao hiệu quả quản
lí giáo dục của CBQL; qua đó góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục.
- Nội dung: Là một biện pháp có tính nguyên tắc. Các
cấp uỷ Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, chăm lo xây dựng
đội ngũ cán bộ thông qua đường lối, chủ trương, chính
sách, thông qua các tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên.
Tăng cường trách nhiệm các cấp ủy Đảng, chính quyền,
vai trò của tổ chức chính trị, xã hội trong việc chỉ đạo,
phối hợp với các cơ quan quản lí trong việc nâng cao chất
lượng CBQL trường học nói chung và CBQL trường tiểu
học nói riêng.
- Cách thức thực hiện: Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tuyên
truyền cho đội ngũ CBQL, giáo viên về Chỉ thị, Nghị quyết
của Trung ương Đảng và Quyết định của Chính phủ về Đề
án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
CBQL giáo dục. Bồi dưỡng lí luận chính trị cho đội ngũ kế
thừa, theo chương trình trung cấp do trường Chính trị tỉnh
Sóc Trăng tổ chức và phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng
chính trị tổ chức tại thị xã; tăng cường bồi dưỡng, cập nhật
thêm kiến thức cho đội ngũ CBQL đương chức về các chủ
trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước; những kiến thức về quản lí hành chính Nhà nước, lịch
sử địa phương, bản sắc văn hoá dân tộc, kiến thức cơ bản về
an ninh quốc phòng...
- Điều kiện thực hiện: Các chủ thể quản lí đội ngũ
CBQL xây dựng và hoàn thiện các hệ thống văn bản
pháp quy về quản lí đội ngũ CBQL theo hướng đổi mới
như chiến lược phát triển đội ngũ; các quy định về trình
độ đào tạo; các định mức lao động; hướng dẫn tìm minh
chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp hiệu trưởng, chuẩn
đánh giá phó hiệu trưởng; công tác đào tạo, bồi dưỡng
CBQL; chính sách tuyển chọn, đãi ngộ, bồi dưỡng, sử
dụng đội ngũ CBQL.
2.2.2. Đổi mới công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch
phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học
- Mục đích, ý nghĩa: Quy hoạch cán bộ là một nội
dung quan trọng của công tác cán bộ, thực hiện theo một
trình tự hợp lí trong từng thời gian, làm cơ sở lập kế
hoạch dài hạn cho công tác cán bộ. Mục đích của việc
xây dựng quy hoạch để phát triển đội ngũ CBQL ở các
trường tiểu học là nhằm xây dựng đội ngũ CBQL đủ về
số lượng, đồng bộ, về cơ cấu, đảm bảo chất lượng về
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lí, chính trị, phẩm
chất đạo đức nghề nghiệp; góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục tiểu học, phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của
địa phương, đặc biệt đảm bảo theo tiêu chuẩn mà Bộ GD-
ĐT quy định.
- Nội dung: Nội dung xây dựng quy hoạch phát triển
đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học của thị xã gồm: Dự
báo nhu cầu CBQL ở các trường tiểu học trên cơ sở điều
tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL. Xây
dựng các tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn nguồn quy hoạch.
Quy hoạch CBQL giáo dục tiểu học phải đảm bảo thực
hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, của trường và của địa
phương. Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm qua
đó điều chỉnh và đưa ra khuyến nghị (nếu có) đối với các
cơ quan quản lí Nhà nước có liên quan nhằm nâng cao
chất lượng quy hoạch.
- Cách thức thực hiện: Để có một quy hoạch hợp lí,
phù hợp với điều kiện thực tế của ngành và địa phương, có
tính khả thi cao, Phòng GD-ĐT với chức năng và nhiệm
vụ của cơ quan tham mưu chủ động phối hợp với phòng
Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân thị xã hướng dẫn
thực hiện và tổ chức thực hiện các bước sau: Xác định số
lượng dự nguồn cần có; tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ quy
hoạch và phê duyệt danh sách; sau mỗi đợt thực hiện quy
hoạch, Phòng GD-ĐT cần kiểm tra các bước thực hiện
xem đã đảm bảo khoa học, khách quan, đúng quy trình
chưa, quy hoạch được bổ sung đầy đủ theo nhu cầu chưa,
từ đó có sự điều chỉnh hoặc có khuyến nghị.
- Điều kiện thực hiện: Phòng GD-ĐT phải tham mưu
Uỷ ban nhân dân thị xã xây dựng được kế hoạch phát
triển giáo dục tiểu học của thị xã trong giai đoạn 2020-
2025. Hàng năm, phối hợp với Đảng ủy các xã (phường)
phải tổ chức đánh giá đúng thực trạng đội ngũ CBQL các
trường tiểu học về số lượng, cơ cấu, chất lượng...; trên cơ
sở đó chỉ đạo việc quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch.
2.2.3. Phân công, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lí trường
tiểu học đúng năng lực
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 15-20
19
- Mục đích, ý nghĩa: Góp phần làm tốt công tác phân
công, sử dụng (tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân
chuyển, miễn nhiệm) đội ngũ CBQL trường tiểu học; qua
đó có được đội ngũ CBQL đạt chuẩn về trình độ chuyên
môn, đảm bảo về năng lực lãnh đạo, có tác phong làm
việc khoa học đảm bảo về chất lượng, góp phần xây dựng
và nâng cao chất lượng quản lí giáo dục, phát huy tối đa
năng lực của từng CBQL, từ đó nâng cao chất lượng giáo
dục ở đơn vị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
và góp phần vào việc phát triển KT-XH ở địa phương.
- Nội dung: Xây dựng tiêu chuẩn đội ngũ CBQL các
trường tiểu học trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ, công chức
và tiêu chuẩn trong Pháp lệnh cán bộ công chức, Luật
Giáo dục, Điều lệ Trường tiểu học, Chuẩn Hiệu trưởng.
Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL, nắm rõ
điều kiện, hoàn cảnh, năng lực, sở trường của từng
CBQL trường tiểu học, đồng thời so sánh thực trạng đó
với nhu cầu và yêu cầu chất lượng đội ngũ CBQL tại từng
trường tiểu học trong thị xã. Bổ sung một số tiêu chuẩn,
năng lực thực tiễn: xây dựng các tiêu chí, nội dung, hình
thức để đánh giá năng lực thực tiễn; đổi mới quy trình
thực hiện lựa chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm
hoặc luân chuyển công tác đối với CBQL.
- Cách thức thực hiện: Trong quá trình phân công, sử
dụng đội ngũ CBQL trường tiểu học, Phòng GD-ĐT phải
phối hợp tốt với phòng Nội vụ và Đảng ủy các xã
(phường) thực hiện đầy đủ các bước theo quy định.
Người được bổ nhiệm phải là người được quy hoạch, đủ
các điều kiện, tiêu chuẩn quy định. Khi bổ nhiệm cần
quan tâm đến nguyện vọng và môi trường công tác nhằm
tạo điều kiện thuận lợi để CBQL hoàn thành tốt nhiệm
vụ khi được bổ nhiệm.
- Điều kiện thực hiện: Cần có một hệ thống pháp lí
hoàn chỉnh, bên cạnh đó được sự ủng hộ và phối hợp thực
hiện của các cấp, các ngành.
2.2.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ quản lí trường tiểu học
- Mục đích, ý nghĩa: nâng cao chất lượng công tác đào
tạo, bồi dưỡng CBQL, làm cho đội ngũ CBQL cơ sở giáo
dục phổ thông ý thức đầy đủ rằng: không đào tạo bồi
dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực thì không thể hoàn
thành được nhiệm vụ của người CBQL trước yêu cầu phát
triển và hội nhập quốc tế về giáo dục như hiện nay.
- Nội dung: Căn cứ vào thực trạng đội ngũ CBQL ở
các trường tiểu học của thị xã Ngã Năm, căn cứ vào yêu
cầu đổi mới giáo dục tiểu học, nội dung đào tạo, bồi
dưỡng CBQL cần chú ý tập trung: bồi dưỡng nghiệp vụ
quản lí; bồi dưỡng kỹ năng quản lí; bồi dưỡng kiến thức
chính trị xã hội; bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn; bồi
dưỡng kĩ năng tin học và ngoại ngữ CBQL muốn có
được các kiến thức như trên thì bên cạnh việc các cấp các
ngành tổ chức bồi dưỡng, mỗi người CBQL phải tự bồi
dưỡng nếu không muốn lạc hậu.
- Cách thức thực hiện: Tiến hành khảo sát, đánh giá
thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học của thị xã
Ngã Năm về số lượng, chất lượng, cơ cấu; dự báo quy mô,
nhu cầu phát triển CBQL ở các trường tiểu học; xây dựng
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL và đội ngũ kế thừa.
- Điều kiện thực hiện: Cần có sự quan tâm của cấp ủy,
chính quyền đối với ngành và đội ngũ CBQL giáo dục; sự
ủng hộ, đồng tình thống nhất tạo điều kiện của đội ngũ giáo
viên trong các nhà trường. Hàng năm, Phòng GD-ĐT lập
kế hoạch tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng; làm
tốt công tác tham mưu với Uỷ ban nhân dân thị xã hỗ trợ
kinh phí cho công tác này, đầu năm giao kinh phí từ ngân
sách cho các trường tiểu học cần quy định rõ số kinh phí
chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.
2.2.5. Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ quản
lí trường tiểu học
- Mục đích, ý nghĩa: Là cơ sở để đưa ra các giải pháp
điều chỉnh nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực của
CBQL, phục vụ tốt hơn cho công tác giáo dục.
- Nội dung: Công tác thanh tra, kiểm tra CBQL và
các hoạt động chung của nhà trường cần tập trung thực
hiện tốt các nội dung như: Việc thực hiện các chức năng
quản lí; quản lí hoạt động dạy - học; quản lí tài chính, cơ
sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong nhà trường ... là
những nội dung thường xuyên, cơ bản. Song, thanh tra,
kiểm tra cần thêm những nội dung khác như: phẩm chất
chính trị và đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lí nhà trường.
- Cách thức thực hiện: Công tác kiểm tra cần thực hiện
thường xuyên, công tác kiểm tra gắn liền với việc đánh
giá, do đó cấp quản lí cần chú ý thực hiện nội dung kiểm
tra phải thiết thực; gắn công tác kiểm tra các nhà trường
với kiểm tra đội ngũ CBQL, từ đó làm cơ sở để thực hiện
công tác thi đua, khen thưởng tập thể và cá nhân; kỉ luật,
bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL. Tiến hành
kiểm tra phải đúng quy trình, đồng thời phải đảm bảo tính
trung thực, công tâm, khách quan và hiệu quả.
- Điều kiện thực hiện: Trên cơ sở các văn bản pháp lí,
hướng dẫn của các cấp, phòng Giáo dục kiện toàn tổ chức
bộ phận kiểm tra và CBQL được mời tham gia công tác
kiểm tra; phải được trang bị đầy đủ các kiến thức về
nghiệp vụ công tác kiểm tra, nội dung kiểm tra, nghiệp
vụ quản lí; phải là những người có phẩm chất đạo đức,
năng lực tốt, có uy tín trong ngành và vững vàng về
chuyên môn nghiệp vụ.
Để thực hiện phát triển đội ngũ CBQL, các trường tiểu
học thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng cần tiến hành đồng thời
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 15-20
20
nhiều biện pháp; mỗi biện pháp có vị trí, tầm quan trọng và
phạm vi tác động nhất định đến công tác phát triển đội ngũ
CBQL các trường tiểu học; mỗi biện pháp là thành phần của
một thể thống nhất, tương tác lẫn nhau để thúc đẩy, nâng
cao hiệu quả phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học
thị xã Ngã Năm. Nếu đứng độc lập, mỗi biện pháp sẽ bị hạn
chế, không thể phát huy được tối đa tác dụng đối với việc
xây dựng, phát triển đội ngũ. Các biện pháp trên có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc lẫn nhau, vừa là điều
kiện, vừa là kết quả của nhau; biện pháp này là tiền đề, cơ
sở, bổ trợ cho biện pháp kia. Để có điều kiện từng bước phát
triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học thị xã Ngã Năm,
tỉnh Sóc Trăng đáp ứng yêu cầu đòi hỏi các biện pháp này
phải được thực hiện trong mối quan hệ tổng thể và khai thác,
vận dụng linh hoạt, phù hợp với thế mạnh của từng trường,
phù hợp với điều kiện KT-XH của thị xã Ngã Năm nói riêng
và tỉnh Sóc Trăng nói chung.
3. Kết luận
Trong những năm qua, ngành GD-ĐT thị xã Ngã
Năm, tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều biện pháp để phát triển
đội ngũ CBQL, trong đó có đội ngũ CBQL các trường
tiểu học. Do vậy, đội ngũ CBQL nói chung và CBQL các
trường tiểu học của thị xã Ngã Năm đã không ngừng phát
triển cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ CBQL các
trường tiểu học được đào tạo cơ bản về trình độ chuyên
môn; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong
sáng, có tinh thần vượt khó và trách nhiệm cao; hầu hết
có năng lực chuyên môn tốt, đạt và vượt chuẩn về trình
độ đào tạo. Tuy nhiên, từ thực trạng đánh giá công chức,
viên chức và chuẩn hiệu trưởng hàng năm, cũng như
những khảo sát, đánh giá của các cấp quản lí giáo dục;
những nhận định, đánh giá của các cấp ủy Đảng, chính
quyền thì đội ngũ CBQL các trường tiểu học thị xã Ngã
Năm vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế so với yêu cầu
của chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông. Vì vậy,
phải có một hệ thống các biện pháp đồng bộ nhất quán từ
mục tiêu đến nội dung, phương pháp quản lí, các điều
kiện phục vụ phát triển nền giáo dục. Các biện pháp đã
đề xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; do đó, các biện
pháp cần được triển khai một cách đồng bộ.
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004). Chỉ thị số
40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục (ban
hành ngày 15/6/2004).
[2] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
[3] Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 14/2018/TT-
BGDĐT về Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ
thông (ban hành ngày 20/7/2018).
[4] Nguyễn Phúc Châu (2010). Quản lí nhà trường.
NXB Đại học Sư phạm.
[5] Phạm Minh Giản (2013). Quản lí phát triển đội ngũ
giáo viên trung học phổ thông các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long. NXB Giáo dục Việt Nam.
[6] Chính phủ (2015). Nghị định số 56/2015/NĐ-CP về
đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức
(ban hành ngày 09/6/2015).
[7] Phan Văn Bình (2015). Bảo đảm chất lượng giáo
dục ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sóc
Trăng. Tạp chí Giáo dục, số 352, tr 14-15; 6.
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG
(Tiếp theo trang 24)
Tài liệu tham khảo
[1] Bùi Minh Hiền (2006). Quản lí giáo dục. NXB Đại
học Sư phạm.
[2] Bộ GD-ĐT (2001). Chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT
ngày 30/7/2001 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và
ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục
giai đoạn 2001-2005.
[3] Bộ GD-ĐT (2008). Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT
ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và
ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục
giai đoạn 2008-2012.
[4] Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 711/QĐ-
TTg ngày 13/6/2012 về Phê duyệt Chiến lược phát
triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
[5] Đỗ Mạnh Cường (2008). Giáo trình ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học. NXB Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[6] Phó Đức Hoà - Ngô Quang Sơn (2008). Ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học tích cực. NXB
Giáo dục.
[7] Đào Thái Lai (2007). Ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam. Viện
Chiến lược và Chương trình giáo dục.
[8] Trần Hoàng Đức (2019). Một số biện pháp tăng
cường quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở thành
phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Giáo dục, số
444; tr 9-13; 8.
[9] Quốc hội (2006). Luật Công nghệ thông tin. NXB
Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4phan_minh_nam_4378_2181722.pdf