Thực trạng tuân thủ quy trình tiêm an toàn và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017

Tài liệu Thực trạng tuân thủ quy trình tiêm an toàn và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 140 5. Phạm Thị Ngọc Linh (2015), Hệ thống quản lý sự cố – rủi ro tại các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, [2]. 6. Rothschild. JM (2005), The Critical Care Safety Study: The incidence and nature of adverse events and serious medical errors in intensivecare, Crit Care Med; https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16096443. 7. Valentin. A (2009), Errors in administration of parenteral drugs in intensive care units: multinationalprospectivestudy, BMJ; 338: b814. Ngày nhận bài báo: 10/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/12/2018 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 140 THỰC TRẠNG TUÂN THỦ QUY TRÌNH TIÊM AN TOÀN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2017 Quách Thị Hoa*, Nguyễn Thị Hoài Thu**, Bùi Thị Mỹ Anh*** TÓM TẮT Mục tiê...

pdf10 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng tuân thủ quy trình tiêm an toàn và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 140 5. Phạm Thị Ngọc Linh (2015), Hệ thống quản lý sự cố – rủi ro tại các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, [2]. 6. Rothschild. JM (2005), The Critical Care Safety Study: The incidence and nature of adverse events and serious medical errors in intensivecare, Crit Care Med; https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16096443. 7. Valentin. A (2009), Errors in administration of parenteral drugs in intensive care units: multinationalprospectivestudy, BMJ; 338: b814. Ngày nhận bài báo: 10/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/12/2018 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 140 THỰC TRẠNG TUÂN THỦ QUY TRÌNH TIÊM AN TOÀN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2017 Quách Thị Hoa*, Nguyễn Thị Hoài Thu**, Bùi Thị Mỹ Anh*** TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả thực trạng về kiến thức, thực hành và xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Sử dụng phương pháp định lượng và định tính, khảo sát trên tổng số 146 điều dưỡng (ĐD) tại 08 khoa lâm sàng và quan sát trực tiếp 292 mũi tiêm do ĐD thực hiện. cho thấy, 61,0% ĐD có kiến thức đạt về tiêm an toàn (TAT) và 39,0% ĐD có thực hành đạt về TAT. Kết quả phân tích hồi quy logistic cho thấy giới tính, tham gia tập huấn tại bệnh viện, dụng cụ tiêm thuận tiện, phương tiện phòng hộ đầy đủ, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê tới tuân thủ quy trình TAT của điều dưỡng viên (p < 0,05). Từ khóa: Tiêm tĩnh mạch an toàn, quy trình tiêm an toàn, điều dưỡng, bệnh viện Nhi Trung ương. ABSTRACT THE STATUS OF COMPLIANCE WITH THE IMMUNIZATION PROCEDURE AND SOME RELATED FACTORS OF NURSING AT THE NATIONAL HOSPITAL OF PEDIATRICS IN 2017 Quach Thi Hoa, Nguyen Thi Hoai Thu, Bui Thi My Anh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 140 – 147 Introduction: Having a child with cancer is a crisis for parents. In Vietnam, there is no study examining the psychological problem, especially the level of fatigue in mothers with children who are undergoing chemotherapy. Objectives: To determine the level of fatigue of mothers of children with cancer being treated and some related factors. Methods: Cross-sectional studies were performed on 185 mothers with cancer children undergoing chemotherapy at the Ho Chi Minh City Oncology Hospital from February 2018 to May 2018. Results: The mean age of the mothers was 33.7 ± 6.6 years. The average sleep time was 4.9 ± 1.4 hours / day 64.3% of mothers had moderate fatigue, 35.7% of mothers had severe fatigue. There was a correlation between fatigue and maternal marital status, maternal average sleep per day. Conclusions: 100% of mothers had moderate and severe fatigue. Therefore, nurses should assess this problem and develop appropriate counseling programs for mothers. Key words: Fatigue, mothers, childhood cancer, related. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêm là kỹ thuật phổ biến nhất trong công việc của người ĐDV, việc tuân thủ quy trình là bắt buộc để đảm bảo an toàn cho người bệnh, người tiêm và cộng đồng. Những nguy cơ về mặt sức khỏe do tiêm không an toàn là nguy cơ bị áp xe tại vị trí tiêm, chứng liệt thần kinh, phản ứng dị ứng, sốc phản vệ và đặc biệt là nguy cơ truyền các vi rút qua đường máu cho người bệnh, NVYT và cộng đồng(4). Theo ước tính của WHO mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 21 triệu *Bệnh viện Nhi Trung Ương. **Trường Đại học Y Hà Nội. ***Trường ĐH Y Tế Công Cộng. Tác giả liên lạc: ThS Quách Thị Hoa, ĐT: 0989082320, Email: vuvu0907@gmail.com. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 141 ca nhiễm mới viêm gan B chiếm 32%; 2 triệu ca nhiễm mới viêm gan C chiếm 40%, và 260.000 ca nhiễm mới HIV chiếm 5% so với tổng số ca nhiễm mới của từng loại virus đó(2). Tại các nước phát triển, tiêm không an toàn gây nên khoảng 1/3 những trường hợp nhiễm mới HBV và là nguyên nhân chủ yếu của những trường hợp nhiễm HCV, gây nên khoảng 2 triệu trường hợp nhiễm mới mỗi năm chiếm trên 40% những trường hợp nhiễm HCV(,5,9). Năm 2010, WHO đã đưa ra những chiến lược về sử dụng an toàn và phù hợp của tiêm trên toàn thế giới bao gồm 4 mục tiêu: (1) xây dựng chính sách, kế hoạch quốc gia về sử dụng an toàn và phù hợp của thuốc tiêm, (2) đảm bảo chất lượng và an toàn các thiết bị bơm, (3) tạo điều kiện tiếp cận tiêm truyền một cách công bằng và (4) đạt được sự phù hợp, hợp lý, sử dụng chi phí hiệu quả trong tiêm truyền [4]. Tại Việt Nam, Thực hành tiêm an toàn đã được hướng dẫn cụ thể thông qua quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/09/2012 của Bộ Y tế “Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”(1,2) nhằm nâng cao việc tuân thủ quy trình TAT của điều dưỡng. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm “mô tả thực trạng tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ quy trình tiêm an toàn của ĐD tại bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2017”. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả thực trạng về kiến thức, thực hành và xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2017. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu ĐD trực tiếp chăm sóc người bệnhđang làm việc tại 08 khoa lâmsàng của bệnh viện Nhi Trung Ương (Khoa Hồi sức cấp cứu; Hồi sức Ngoại; Tự nguyện A; Tự nguyện B; Tự nguyện C; Hô hấp A20; Tiêu hóa A7; Chấn thương chỉnh hình). Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 30 tháng 6 năm 2017 tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Chọn toàn bộ 146 ĐD tại 08 khoa lâm sàng đáp ứng các T. Tiêu chuẩn lựa chọn ĐD đang công tác tại 8 khoa lâm sàng, có thời gian công tác từ 03 năm trở lên, có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ ĐD đi học, nghỉ dài hạn, nghỉ thai sản. Đồng thời, tiến hành quan sát 02 mũi tiêm tĩnh mạch/ 1ĐD. Như vậy, cỡ mẫu của nghiên cứu là 146 ĐD, với 292 mũi tiêm tĩnh mạch được quan sát. Phương pháp thu thập số liệu Sử dụng 02 bảng kiểm quan sát 02 lần thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch của mỗi ĐD tại 08 khoa trong nghiên cứu. Sau đó, sử dụng bộ câu hỏi phát vấn tìm hiểu kiến thức và phương tiện, dụng cụ sử dụng trong TAT của điều dưỡng. Các công cụ nghiên cứu được thiết kế, thử nghiệm và điều chỉnh phù hợp trước khi tiến hành nghiên cứu. Bộ công cụ và các biến số nghiên cứu Các biến số nghiên cứu gồm i) thông tin chung của ĐDV (tuổi, giới, trình độ, thâm niên công tác,; ii) Tiếp cận thông tin về TAT của ĐD (được tham gia tập huấn, số lần tham gia tập huấn iii) Kiến thức về TAT (gồm kiến thức chung về TAT của ĐDV, kiến thức chuẩn bị dụng cụ, chuẩn bị người bệnh; kiến thức về dụng cụ tiêm, kiến thức chuẩn bị thuốc tiêm, kiến thức về kỹ thuật tiêm thuốc và kiến thức xử lý chất thải sau tiêm); iv) Thực hành về TAT (gồm thực hành chuẩn bị người bệnh, thực hành chuẩn bị dụng cụ, thuốc tiêm, thực hành kỹ thuật tiêm thuốc và xử lý chất thải sau tiêm).Đánh giá thực hành tuân thủ quy Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 142 trình TAT dựa vào Hướng dẫn Tiêm an toàn của Bộ Y Tế. Thực hành đạt quy trình TAT: khi đạt từ ≥ 17/22 điểm trở lên và phải thực hiện đúng bước 1 và bước 15. Thực hành không đạt quy trình TAT: khi đạt từ < 17/22 điểm trở xuống, hoặc không thực hiện, hoặc không thực hiện đúng bước 1 và bước 15. Một trong hai quan sát thực hành không đạt thì được đánh giá là không đạt. Phương pháp phân tích số liệu Số liệu sau khi thu thập được làm sạch và nhập liệu bằng phần mềm EpiData 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy luận như kiểm định khi bình phương (χ2), tỷ suất chênh (OR), khoảng tin cậy (95% CI) và hồi qui Logistic nhằm phân tích tìm mối liên quan giữa thực hành tuân thủ quy trình TAT với các yếu tố về xã hội nhân khẩu, nghề nghiệp, các yếu tố tiếp cận thông tin về TAT, kiến thức về TAT của điều dưỡng. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu Tiến hành khi được sự chấp thuận và phê duyệt của Hội đồng đạo đức Trường Đại học Y tế công cộng theo số quyết định 202/2017/YTCC – HD3 ngày 24/3/2017. KẾT QUẢ Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu Bảng 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n=146) Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ (%) Giới tính Nam 22 15,1 Nữ 124 84,9 Tuổi ≤ 30 tuổi 70 47,9 Trên 30 tuổi 76 52,1 Trình độ chuyên môn Trung cấp 83 56,8 Cao đẳng và đại học 63 43,2 Thời gian công tác 3- 5 năm 50 34,2 5-10 năm 50 34,2 Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ (%) >10 năm 46 31,6 Đã tham gia lớp tập huấn về TAT Đã từng 109 74,7 Chưa từng 37 25,3 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ ĐDV nữ chiếm đa số (84,9%) so với ĐDV nam (15,1%). Tuổi trung bình của ĐDV trong nghiên cứu là 32,2 ± 6,2, tuổi cao nhất là 55 và thấp nhất là 23 tuổi. Nhóm ĐDV ≤ 30 tuổi chiếm 47,9% và nhóm > 30 tuổi chiếm 52,1%. Về trình độ chuyên môn, nhóm ĐDV trung cấp chiếm 56,8%, nhóm ĐDV trình độ cao đẳng và đại học chiếm 43,2%. Có 109 ĐDV đã tham gia các lớp tập huấn về TAT trong vòng 12 tháng qua (chiếm 74,7%). Thực trạng kiến thức về TAT của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng BV Nhi Trung ương Bảng 2: Kiến thức về kỹ thuật tiêm thuốc và xử lý chất thải sau tiêm (n=146) Đặc điểm Đạt n % Kiến thức về chuẩn bị thuốc tiêm Không pha 2 hay nhiều loại thuốc vào 1 bơm kim tiêm 126 86,3 Không lưu kim lấy thuốc 130 89,0 Cách bẻ ống thuốc đúng (Sát khuẩn, dùng gạc bẻ thuốc) 89 61,0 Trì hoãn mũi tiêm (Đậy kim tiêm bằng kỹ thuật múc 1 tay sau đó đưa vào bao nilon đựng bơm tiêm) 28 19,2 Kiến thức về kỹ thuật tiêm thuốc Phương thức sát khuẩn da vùng tiêm trước khi tiêm đúng 33 22,6 Kỹ thuật nào sát khuẩn da vùng tiêm đúng 98 67,1 Góc độ kim tiêm trong tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch ngoại biên 104 71,2 Xử lý chất thải sau tiêm Cách xử lý BKT sau tiêm 22 15,1 Thời điểm BKT được cô lập vào thùng đựng VSN sau khi tiêm 124 84,9 Đánh giá tổng thể kiến thức chung về TAT của ĐDV cho thấy tỷ lệ ĐDV có kiến thức đạt về TAT là 61,0% và tỷ lệ ĐDV có kiến thức không đạt về TAT là 39,0%. Tỷ lệ ĐDV có kiến thức về TAT đạt tại các khoa cao nhất là khoa Chấn thương chỉnh hình (100%), tiếp đến là khoa Tiêu hóa A7 (80%); tự nguyên B (73,3%), khoa tự nguyện A (62,5%), khoa Hồi sức tích cực (61,1%), Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 143 hồi sức Ngoại (58,5%). Tỷ lệ ĐDV có kiến thức đạt về TAT tại các khoa tự nguyên C và hô hấp A20 thấp hơn (khoảng trên 30%). Hình 1: Kiến thức chung về TAT của điều dưỡng theo khoa tại BV Nhi Trung ương năm 2017 Thực trạng thực hành về TAT của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng BV Nhi Trung ương Bảng 3: Thực hành các bước thực hiện quy trình TAT của điều dưỡng (n=146) Các bước tiến hành Đạt n % Chuẩn bị người bệnh Thực hiện 5 đúng, nhận định, giải thích cho người bệnh biết việc mình sắp làm, trợ giúp tư thế an toàn, thuận tiện 140 95,9 Sử dụng phương tiện phòng hộ 135 92,5 ĐDV rửa tay thường qui/sát khuẩn tay nhanh 108 74,0 Chuẩn bị dụng cụ Hộp chống sốc, cơ số và còn hạn sử dụng 144 98,6 Thùng đựng VSN và thùng đựng chất thải 143 97,9 Bông gạc tẩm cồn đúng quy định 134 91,8 Chai đựng dung dịch sát khuẩn tay nhanh có sẵn trên xe tiêm 140 95,9 Chuẩn bị thuốc tiêm Kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn ống thuốc, dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc 61 41,8 Xé bỏ bao bơm tiêm và thay kim lấy thuốc 140 95,9 Thay kim tiêm, cho vào bao vừa đựng bơm tiêm vô khuẩn 53 36,3 Kim lấy thuốc và kim tiêm không chạm vào vùng không vô khuẩn 116 79,5 Kỹ thuật tiêm thuốc Xác định vị trí tiêm, đặt gối kê tay và thắt dây garo đúng quy định (Dây garo trên vị trí tiêm 10-15 cm) 119 81,5 Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc đường kính trên 10 cm cho đến khi sạch (Tối thiểu 2 lần) 68 46,6 Các bước tiến hành Đạt n % Sát khuẩn tay nhanh hoặc mang găng tay đúng qui định 47 32,2 Căng da theo đúng quy định: kim tiêm chếch 30° so với mặt và đảm bảo mũi vát của kim đã nằm trong lòng ven 136 93,2 Bơm thuốc chậm: vừa bơm vừa quan sát sắc mặt của người bệnh 135 92,5 Hết thuốc, căng da rút kim nhanh, cho ngay BKT vào hộp an toàn 55 37,7 Sát khuẩn lại vị trí tiêm, dùng bông khô đặt lên vị trí tiêm phòng chảy máu 71 48,6 Hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết, để người bệnh trở lại tư thế thích hợp, thuận tiện 137 93,8 Xử lý chất thải sau tiêm Không dùng hai tay để đậy nắp kim tiêm hoặc tháo kim tiêm ra khỏi bơm tiêm 65 44,5 Phân loại rác thải sau tiêm đúng quy định 120 82,2 Rửa tay/ sát khuẩn tay nhanh ngay sau khi kết thúc quy trình 106 72,6 Trong thực hành chuẩn bị trước tiêm: 95,9% điều dưỡng thực hiện 5 đúng, nhận định, giải thích cho người bệnh biết việc mình sắp làm, trợ giúp tư thế an toàn, thuận tiện. Có khoảng 74,0% ĐDV rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh khi chuẩn bị tiêm. Thực hiện chuẩn bị dụng cụ tiêm của điều dưỡng khá tốt, 98,6% điều dưỡng chuẩn bị hộp chống sốc, cơ sổ thuốc tiêm và còn hạn sử dụng; 97,9% điều dưỡng chuẩn bị thùng đựng VSN và thùng đựng chất thải; 91,8% điều Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 144 dưỡng chuẩn bị bông gạc tẩm cồn đúng quy định và 95,9% điều dưỡng chuẩn bị chai đựng dung dịch sát khuẩn tay nhanh có sẵn trên xe tiêm. Qua đó cho thấy, tỷ lệ điều dưỡng có thực hành đạt trong bước chuẩn bị dụng cụ tiêm là tương đối tốt, chỉ có một số ít điều dưỡng có thực hành chưa đạt ở bước này. Thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc, có 81,5% điều dưỡng thực hành đạt xác định vị trí tiêm, đặt gối kê tay và thắt dây garo đúng quy định (dây garo trên vị trí tiêm 10 - 15 cm). 46,6% điều dưỡng thực hành đạt sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc đường kính trên 10 cm cho đến khi sạch (Tối thiểu 2 lần). Tỷ lệ điều dưỡng đạt về sát khuẩn tay nhanh hoặc mang găng tay đúng qui định là 32,2%. Có 93,2% điều dưỡng thực hành đạt về căng da theo đúng quy định (kim tiêm chếch 30° so với mặt và đảm bảo mũi vát của kim đã nằm trong lòng ven), 92,5% điều dưỡng thực hành đạt về bơm thuốc khi tiêm cho người bệnh (bơm thuốc chậm, vừa bơm vừa quan sát sắc mặt của người bệnh). 37,7% điều dưỡng thực hành đạt khi tiêm hết thuốc, căng da rút kim nhanh và cho ngay BKT vào hộp an toàn. Có 48,6% điều dưỡng thực hành đạt về sát khuẩn lại vị trí tiêm, dùng bông khô đặt lên vị trí tiêm phòng chảy máu. Tỷ lệ điều dưỡng thực hiện hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết, để người bệnh trở lại tư thế thích hợp, thuận tiện đạt 93,8%. Về xử lý chất thải sau tiêm, 82,2% điều dưỡng thực hành đạt về phân loại rác thải sau tiêm đúng quy định, 72,6% điều dưỡng thực hiện rửa tay/sát khuẩn tay nhanh ngay sau khi kết thúc quy trình tiêm. Hình 2: Đánh giá chung thực hành về tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạchan toàn của điều dưỡng (n=146) Đánh giá chung về thực hành TAT của điều dưỡng trong nghiên cứu này cho thấy, tỷ lệ điều dưỡng có thực hành đạt về TAT chỉ là 39,0% và không đạt là 61,0%. Thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng đạt cao nhất tại khoa hồi sức tích cực (100%), tiếp đến là khoa hồi sức ngoại (51,2%), các khoa còn lại có tỷ lệ thực hành đạt về tiêm an toàn còn khá thấp hoặc thậm chí chưa đạt về thực hành tiêm an toàn dựa theo các tiêu chí đánh giá thực hành tiêm an toàn. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ Tiêm an toàn của điều dưỡng Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tuân thủ quy trình TAT đạt ở điều dưỡng nam là 63,6% cao hơn so với điều dưỡng nữ là 34,7%, có thể thấy rằng nguy cơ thực hiện quy trình TAT không đạt ở nhóm điều dưỡng nữ cao hơn 3,297 lần so với nhóm điều dưỡng nam (OR = 3,297; CI 95%: 1,282 - 8,474). Tỷ lệ tuân thủ TAT đạt của nhóm điều dưỡng đã từng tham gia tập huấn về TAT cao hơn 7,808 lần so với nhóm điều dưỡng chưa từng tham gia tập huấn về TAT (OR = 7,808; CI 95%: 2,590 - 23,540) (Bảng 4). Kết quả cho thấy, tỷ lệ thực hành đạt TAT của điều dưỡng có mối liên quan có ý nghĩa thống kế với dụng cụ tiêm, phương tiện phòng hộ và phương tiện thu gom chất thải trong quy trình tiêm. Cụ thể, tỷ lệ thực hành đạt về TAT của điều dưỡng trong nhóm có dụng cụ tiêm thuận tiện cao hơn so với nhóm không có dụng cụ tiêm thuận tiện (45,2% so với 23,8%). Nguy cơ không thực hành đạt về TAT của nhóm không có dụng cụ tiêm thuận tiện cao hơn 0,379 lần so với nhóm có dụng cụ tiêm thuận tiện (OR = 0,379, CI 95%: 0,160 - 0,850). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, tỷ lệ thực hành đạt về TAT của điều dưỡng trong nhóm có phương tiện phòng hộ đầy đủ (43,2%) cao hơn so với nhóm không có phương tiện phòng hộ đầy đủ (14,3%). Nguy cơ không thực hành đạt về TAT của nhóm không có phương tiện phòng hộ đầy đủ cao hơn 0,219 lần so với nhóm có phương tiện phòng hộ đầy đàu (OR = 0,219, CI 95%: 0,061 - 0,782) (Bảng 5). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 145 Bảng 4: Mối liên quan giữa tuân thủ quy trình TAT của điều dưỡng với các yếu tố nhân khẩu/nghề nghiệp (n=146) Yếu tố Thực hiện QT tiêm TM an toàn OR CI 95% p Không đạt (%) Đạt (%) Nhóm tuổi ≤ 30 39 (55,7) 31 (44,3) 1,529 0,783 - 2,983 0,213 >30 50 (65,8) 26 (34,2) 1 Giới Nữ 81 (65,3) 43 (34,7) 1 1,282 - 8,474 0,010* Nam 8 (36,4) 14 (63,6) 3,297 Trình độ chuyên môn Trung cấp 46 (55,4) 37 (44,6) 1,729 0,872 - 3,429 0,115 ĐH & CĐ 43 (68,3) 20 (31,7) 1 Thời gian công tác ≤ 10 năm 59 (59,0) 41 (41,0) 1,303 0,630 - 2,693 0,474 >10 năm 30 (65,2) 16 (34,8) 1 Đã tham gia tập huấn TAT Đã từng 53 (48,6) 56 (51,4) 1 2,590 - 23,540 <0,001* Chưa từng 4 (10,8) 33 (89,2) 7,808 Kiến thức về TAT Đạt 38 (42,7) 51 (57,3) 1 0,336 - 1,341 0,081 Không đạt 19 (33,3) 38 (66,7) 0,671 Bảng 5: Mối liên quan giữa tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn với các yếu tố về phương tiện dụng cụ (n=146) Yếu tố Thực hiện QT tiêm TM an toàn OR CI 95% P Không đạt Đạt n % n % Dụng cụ tiêm phù hợp Không 22 64,7 12 35,3 1 0,554-2,736 0,690 Có 67 59,8 45 40,2 1,231 Dụng cụ tiêm thuận tiện Không 32 76,2 10 23,8 1 1,176-5,921 0,017* Có 57 54,8 47 45,2 2,639 Phương tiện phòng hộ đầy đủ Không 18 85,7 3 14,3 1 1,278-16,289 0,015* Có 71 56,8 54 43,2 4,563 Phương tiện phòng hộ phù hợp Không 27 71,1 11 28,9 1 0,820-4,045 0,138 Có 62 57,4 46 42,6 1,821 Phương tiện phòng hộ thuận tiện Không 50 56,8 38 43,2 1 0,321-1,280 0,206 Có 39 67,2 19 32,8 0,641 BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu trên 146 ĐDV về kiến thức TAT của ĐDV tại BV Nhi Trung ương cho thấy tỷ lệ kiến thức đạt về TAT của ĐDV chiếm 61,0%, thấp hơn nghiên cứu của Phạm Đức Mục 95,5%(7), 1/3 số ĐDV có kiến thức không đạt về TAT. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Phạm Thị Liên 69,0%(8). Kiến thức của điều dưỡng về phương thức sát khuẩn da vùng tiêm đạt 22,6%. Kiến thức về xử lý Bơm kim tiêm sau khi tiêm của ĐDV đạt 15,1%. Có 84,9% ĐDV biết rõ thời điểm Bơm kim tiêm cần cô lập ngay vào hộp kháng thủng đủ tiêu chuẩn. BV cần quan tâm hơn đến việc xử lý chất thải sau tiêm để giảm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 146 thiểu lượng chất thải nguy hại và đảm bảo an toàn cho ĐDV. Tỷ lệ thực hành tuân thủ TAT của ĐDV đạt 39,0%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Phạm Thị Liên 31,5%(8) và cao hơn nghiên cứu của Trần Thị Minh Phượng 22,2%(10). Lý giải việc này có thể do ĐDV tham gia trong nghiên cứu này tập trung chủ yếu ở nhóm > 30 tuổi, có thời gian công tác khá lâu tại BV nên đã làm quen với công việc, chỉ có một số nội dung về TAT cập nhật theo Hướng dẫn TAT thì ĐDV vẫn chưa làm tốt. Chính vì vậy, tại các khoa cần có công tác đào tạo trực tiếp cho ĐDV dưới hình thức cầm tay chỉ việc, cập nhật cho ĐDV cũ, đào tạo cho ĐDV mới. Tại BV cũng cần mở thêm những lớp TAT bao gồm cả lý thuyết lẫn thực hành cho toàn bộ ĐDV trong BV. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tại khoa Hồi sức tích cực số ĐDV thực hành đạt 100%; khoa Hồi sức Ngoại thực hành đạt 51,2%; các khoa còn lại có tỷ lệ ĐDV thực hành đạt về TAT thấp hơn. Do đặc thù khoa Hồi sức cấp cứu môi trường lây nhiễm cao, có nhiều trường hợp ca bệnh nặng, vì vậy việc đào tạo, cập nhật kiến thức và thực hành mới cho ĐDV được làm thường xuyên. Những quy định bắt buộc dành cho ĐDV tại khoa Hồi sức cấp cứu cũng làm giảm những hành vi không đảm bảo an toàn cho ĐDV và bệnh nhân. Số lượng bệnh nhân tại khoa hồi sức cũng không quá đông, mặc dù việc chăm sóc bệnh nhân đòi hỏi rất nhiều các hoạt động nhưng về nhân lực vẫn đáp ứng đủ (1 ĐDV chăm sóc 1 bệnh nhân). Tại các khoa như Tiêu hóa A7, Chấn thương chỉnh hình, Hô hấp A20, số lượng ĐDV hoàn toàn không thể đáp ứng được với số lượng bệnh nhân khá đông. Chính vì vậy, ĐDV chủ yếu tập trung vào việc thực hiện y lệnh tiêm thuốc. Họ thường xuyên phải làm tắt/bỏ qua các bước. Ngoài ra, do đặc thù người bệnh là trẻ nhỏ nên cần phải phối hợp với người nhà trong quá trình tiêm cũng là nguyên nhân làm cho thực hành tiêm của ĐDV không đạt. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, giới tính có mối liên quan có ý nghĩa thống kế với thực hiện tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng (p < 0,05). Kết quả này không tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Phượng (2012) và tương đồng với kết quả của Huỳnh Thị Mỹ Thanh (2010)(10,6). Tại bệnh viện các khoa này cũng đòi hỏi người điều dưỡng phải có trình độ chuyên môn cao nên kiến thức về chăm sóc bệnh nhân cũng như TAT luôn được cập nhật. Nam giới có ưu thế hơn nữ về thời gian, không sinh con chính vì thế có thể giải thích được kết quả nghiên cứu như trên tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Kết quả khảo sát cho thấy: 74,7% điều dưỡng đã từng tham gia lớp tập huấn về TAT. Việc tham gia tập huấn tại bệnh viện của đối tượng nghiên cứu cũng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng (p < 0,05). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đào Thành(3). Như vậy có thể nói việc được tham gia các lớp tập huấn về kiến thức và thực hành TAT tại bệnh viện sẽ giúp cho điều dưỡng thực hiện tốt hơn khi thực hành quy trình TAT. Tại bệnh viện Nhi Trung Ương hiện nay, việc đào tạo thực hành TAT chủ yếu được làm tại các khoa lâm sàng, kết quả này cũng phản ánh một thực tế là tỷ lệ điều dưỡng được hướng dẫn thực hành cụ thể theo quy trình chuẩn tại các khoa vẫn chưa được làm thường xuyên dẫn đến những thiếu sót về chuyên môn và làm tăng nguy cơ rủi ro cho điều dưỡng khi thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn là không thể tránh khỏi, trong cả thực hành lẫn trong khâu kiểm tra, giám sát. Thực hành đúng nhiều lần sẽ tạo được thói quen và kinh nghiệm tiêm tĩnh mạch an toàn sẽ giúp cho việc tiêm truyền tại bệnh viện đạt hiệu quả cao hơn, an toàn hơn. Dụng cụ tiêm thuận tiện, phương tiện phòng hộ đầy đủ cũng là yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tuân thủ quy trình TAT của ĐDV (p < 0,05). Như vậy trong thời gian tới bệnh viện cũng cần hết sức quan tâm và có kế hoạch mua sắm, cung Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 147 cấp trang thiết bị phòng hộ cũng như đáp ứng nhu cầu của ĐDV cho các dụng cụ phục vụ công tác tiêm truyền. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu trên 146 ĐDV về kiến thức TAT của ĐDV tại bệnh viện Nhi Trung Ương cho thấy tỷ lệ ĐDV có kiến thức đạt về TAT còn thấp (chiếm 61%). Trong đó, thấp nhất tại khoa Hô hấp A20 (33,6%). Tỷ lệ ĐD thực hiện tuân thủ quy trình tiêm an toàn đạt là 39,0%. Kết quả phân tích hồi quy logistic cho thấy giới tính, có tham gia tập huấn về tiêm an toàn tại bệnh viện, dụng cụ tiêm thuận tiện, phương tiên phòng hộ phù hợp có mối liên quan có ý nghĩa thống kê tới việc tuân thủ quy trình TAT của điều dưỡng viên tại bệnh viện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y Tế (2011), Thông tư số 07/2011/TT- BYT ngày 26/1/2011 về việc hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. 2. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn Tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm Quyết định số 3671/QĐ- BYT ngày 27/9/ 2012 về việc hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 3. Đào Thành (2005), “Đánh giá thực hiện Tiêm an toàn tại 8 tỉnh đại diện năm 2005”, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II năm 2005, Hội Điều dưỡng Việt Nam, Hà Nội, tr. 217- 223. 4. Hauri AM, Armstrong GL, Hutin YJ (2004), “The global burden of diease attributable to contaminated injections given in health care settings”, Int J STD AIDS, 15(1), pp. 7- 16. 5. Hutin YJ, Hauri AM and Armstrong GL (2003), “Use of injections in healthcare settings worldwide, 2000: literature review and regional estimates”, BMJ. 327(7423), pp. 15 – 24. 6. Huỳnh Thị Mỹ Thanh (2010), “Hiện trạng về tiêm an toàn, Bệnh viện Đa khoa An Giang”, Tạp chí Y học thực hành 857(1), tr. 61- 63. 7. Phạm Đức Mục (2002), Báo cáo khảo sát tiêm an toàn, Phòng Điều dưỡng – Bộ Y tế, Hà Nội. 8. Phạm Thị Liên (2015), “Kiến thức, thực hành về tiêm an toàn và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng tại 4 khoa lâm sàng hệ Nhi bệnh viện Sản nhi Hưng Yên năm 2015”, Luận văn thạc sỹ Quản lý bệnh viện, trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội. 9. Susan A. Dolan 2010), “APIC position paper: Safe injection, infusion, and medication vial practices in health care”, American Journal of Infection Control, 38, pp. 167 – 172. 10. Trần Thị Minh Phượng, Phan Văn Tường và Bùi Thị Mỹ Anh (2012), “Đánh giá thực hiện tiêm an toàn tại bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Hà Nội, năm 2012”, Tạp chí Y học thực hành 30(3), tr. 25- 32. 11. WHO (2010), “Strategy for the safe and appropriate use of injection worldwide”, Geneva. 12. WHO (2010), “Strategy for the safe and appropriate use of injection worldwide”, Geneva. 13. WHO và Bộ Y tế (2005), Không gây hại: Tiêm an toàn trong mối quan hệ với phòng, chống nhiễm khuẩn, Hà Nội. Ngày nhận bài báo: 10/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/12/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_tuan_thu_quy_trinh_tiem_an_toan_va_mot_so_yeu_to.pdf
Tài liệu liên quan