Tài liệu Thực trạng tư duy trực quan hành động của trẻ 24 – 36 tháng trong hoạt động với đồ vật: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 32 (57) - Thaùng 9/2017
15
Thực trạng tư duy trực quan hành động
của trẻ 24 – 36 tháng trong hoạt động với đồ vật
The situation of visual behavioral thinking of 24 to 36-month-old children in
operations with objects
TS. Trần Thị Phương,
Trường Đại học Sài Gòn
Tran Thi Phuong, Ph.D.,
Saigon University
Tóm tắt
Bài báo phân tích kết quả khảo sát mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng tại
TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở trẻ thực hiện 8 bài tập, kết quả nghiên cứu chỉ ra được mức độ phân biệt
đặc điểm của đồ vật và mức độ thiết lập mối tương quan giữa các đồ vật của trẻ 24-36 tháng. Số liệu
khảo sát trên 70 trẻ 24-36 tháng cho thấy tư duy trực quan hành động của trẻ ở giai đoạn này đạt mức độ
trung bình thông qua công cụ đánh giá được xác định.
Từ khóa: tư duy trực quan hành động, hoạt động với đồ vật, hành động thiết lập mối tương quan, trẻ 24
- 36 tháng.
Abstract
This article analyzes the results o...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng tư duy trực quan hành động của trẻ 24 – 36 tháng trong hoạt động với đồ vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 32 (57) - Thaùng 9/2017
15
Thực trạng tư duy trực quan hành động
của trẻ 24 – 36 tháng trong hoạt động với đồ vật
The situation of visual behavioral thinking of 24 to 36-month-old children in
operations with objects
TS. Trần Thị Phương,
Trường Đại học Sài Gòn
Tran Thi Phuong, Ph.D.,
Saigon University
Tóm tắt
Bài báo phân tích kết quả khảo sát mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng tại
TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở trẻ thực hiện 8 bài tập, kết quả nghiên cứu chỉ ra được mức độ phân biệt
đặc điểm của đồ vật và mức độ thiết lập mối tương quan giữa các đồ vật của trẻ 24-36 tháng. Số liệu
khảo sát trên 70 trẻ 24-36 tháng cho thấy tư duy trực quan hành động của trẻ ở giai đoạn này đạt mức độ
trung bình thông qua công cụ đánh giá được xác định.
Từ khóa: tư duy trực quan hành động, hoạt động với đồ vật, hành động thiết lập mối tương quan, trẻ 24
- 36 tháng.
Abstract
This article analyzes the results of a survey on the levels of visual behavioral thinking of 24 to 36-
month-old children in Ho Chi Minh City. From the observation of the children performing 8 tasks, the
research results showed the extent to which characteristics of objects were identified and the degree on
which the correlation between objects was established among 24 to 36-month-old children. The survey
data on 70 children of this group age showed that children's visual behavioral thinking at this stage
could reach the moderate level through the identified assessment tool.
Keywords: visual behavioral thinking, operations with objects, correlation establishment, 24 to 36-
month-old children.
1. Đặt vấn đề
Tư duy trực quan hành động là một
dạng tư duy có đặc trưng là việc giải quyết
vấn đề được thực hiện thông qua việc cải
tạo hoàn cảnh, phân tích các thuộc tính của
sự vật một cách hiện thực bằng tay. Đây là
giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển
tư duy ở con người. Đối với trẻ 24-36
tháng, tư duy trực quan hành động là loại
tư duy chủ yếu và nó đóng vai trò rất quan
trọng đối với sự phát tiển trí tuệ của trẻ. Tư
duy trực quan hành động của trẻ 24-36
tháng được phát triển chủ yếu trong hoạt
động với đồ vật (hoạt động chủ đạo của trẻ
nhà trẻ). Trong thực tế giáo viên mầm non
chưa quan tâm đúng mức đến sự hình
thành và phát triển loại tư duy này cho trẻ,
vì vậy việc nghiên cứu thực trạng tư duy
trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng là
cần thiết.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Tiêu chí và thang đánh giá tư duy
trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng
trong hoạt động với đồ vật.
THỰC TRẠNG TƯ DUY TRỰC QUAN HÀNH Đ NG CỦA TRẺ 24 - 36 THÁNG TRONG HOẠT Đ NG VỚI ĐỒ VẬT
16
Bảng 1: Tiêu chí và thang đánh giá tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng
Stt Tiêu chí
Thang đánh giá
Thấp Trung bình Cao
1
Phân biệt các đặc
điểm về hình dạng,
màu sắc và kích
thước của đồ vật
Trẻ không phân biệt
được hoặc phân biệt
được đặc điểm của 1
đến 2 đồ vật theo yêu
cầu của bài tập
Trẻ phân biệt được đặc
điểm của 3 đồ vật theo
yêu cầu của bài tập
Trẻ phân biệt được đặc
điểm của 4 đồ vật theo
yêu cầu của bài tập
Điểm trung bình 0,00 -> 1,00 1,01 -> 2,00 2,01 -> 3,00
2
Thiết lập mối
tương quan giữa
các đồ vật
Trẻ không thiết lập
được hoặc thiết lập
được mối tương quan
của 2 đối tượng theo
yêu cầu của bài tập
Trẻ thiết lập được mối
tương quan của 3 đối
tượng theo yêu cầu của
bài tập
Trẻ thiết lập được mối
tương quan của 4 đối
tượng theo yêu cầu của
bài tập
Điểm trung bình 0,00 -> 2,00 2,01 -> 4,00 4,01 -> 6,00
Thang đánh giá mức độ tư duy trực quan
hành động của trẻ khi thực hiện một bài tập
là: Thấp: 0,00 => 3,00 điểm; Trung bình:
3,01 => 6,00 điểm; Cao: 6,01 => 9,00 điểm.
Số liệu tìm được trên 70 trẻ 24-36 tháng
của 2 trường mầm non: Mầm non 19/5 TP
và mầm non Hoa Phượng Hồng – huyện
Bình Chánh, từ tháng 12/2016 đến 4/2017.
Việc tổ chức điều tra mức độ tư duy
trực quan hành động của 70 trẻ 24-36 tháng
ở 2 trường mầm non tại TP.HCM trên cơ sở
thực hiện 8 bài tập hành động thiết lập mối
tương quan, cụ thể là thiết lập mối tương
quan về màu sắc, hình dạng, kích thước.
Trong đó 3 bài tập (bài tập 1 → 3): Xâu hạt
– Thiết lập mối tương quan màu sắc, hình
dạng, kích thước, chỉ có một đặc điểm khác
nhau. Năm bài tập còn lại (bài tập 4→8), có
hai đặc điểm khác nhau: Màu sắc và kích
thước hoặc màu sắc và hình dạng.
2.2. Đánh giá chung kết quả tư duy
trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng
Bảng 2: Điểm trung bình kết quả thực hiện các bài tập của trẻ
SL trẻ: 70
Bài tập Yêu cầu bài tập Điểm TB Thứ bậc Mức độ
1
Xâu hạt hình tròn có kích thước bằng nhau, màu
xanh và đỏ xen kẽ nhau (lặp lại 4 lần) – Mối
tương quan màu sắc
5,85 1 Trung bình
2
Xâu hạt cùng màu đỏ, hình vuông và hình tròn xen
kẽ nhau (lặp lại 4 lần) – Mối tương quan hình dạng
5,62 3 Trung bình
3
Xâu hạt hình tròn cùng màu xanh, có kích thước
to và nhỏ xen kẽ nhau (lặp lại 4 lần) – Mối tương
quan kích thước
5,81 2 Trung bình
TRẦN THỊ PHƯƠNG
17
Bài tập Yêu cầu bài tập Điểm TB Thứ bậc Mức độ
4
Lồng 4 hộp tròn có kích thước khác nhau và màu
sắc khác nhau: đỏ, vàng, xanh, trắng – Mối tương
quan kích thước
5,25 5 Trung bình
5
Lồng 4 hộp vuông có kích thước khác nhau và
màu sắc khác nhau: đỏ, vàng, xanh, trắng – Mối
tương quan kích thước
5,00 6 Trung bình
6
Xếp tháp bằng 4 hộp tròn có kích thước khác nhau
và màu sắc khác nhau: đỏ, vàng, xanh, trắng –
Mối tương quan kích thước
3,94 7 Trung bình
7
Xếp tháp bằng 4 hộp vuông có kích thước khác
nhau và màu sắc khác nhau: đỏ, vàng, xanh, trắng
– Mối tương quan kích thước
3,58 8 Trung bình
8
Bỏ vật vào hộp rỗng với các lỗ khoét có hình dạng:
vuông, tròn, tam giác và hình sao, các hình có màu
sắc khác nhau – Mối tương quan hình dạng
5,39 4 Trung bình
Trung bình chung 5,06 Trung bình
Số liệu của bảng 2 cho thấy, kết quả
trẻ đạt được khi thực hiện 8 bài tập ở mức
trung bình, với điểm trung bình (TB) chung
là 5,06. Trong đó bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 8 đạt
điểm TB từ 5,00 đến 5,85. Bài tập 1 có
điểm TB cao nhất là 5,85. Hai bài tập đạt
điểm TB thấp từ 3,58 đến 3,94 là hai bài
tập xếp tháp (bài tập 6 và 7).
Qua quan sát, trò chuyện với trẻ và
phỏng vấn giáo viên mầm non khi trẻ thực
hiện các bài tập cho thấy: bài tập 1,2,3 trẻ
đạt điểm TB, cụ thể bài tập 1: 5,85; bài tập
2: 5,62; bài tập 3: 5,81 và vì 3 bài tập này
đều yêu cầu trẻ thực hiện hành động xâu
hạt, đồng thời thiết lập mối tương quan về
màu sắc: đỏ - xanh xen kẽ (bài tập 1); về
hình dạng: vuông – tròn xen kẽ (bài tập 2);
về kích thước: to – nhỏ xen kẽ (bài tập 3).
Mặc dù đều phải thiết lập mối tương quan
giữa các đồ vật nhưng 3 bài tập này đều
yêu cầu 1 dấu hiệu nên trẻ không bị chi
phối bởi đặc điểm khác của các đồ vật.
Hơn nữa, hành động xâu hạt đối với trẻ 24-
36 tháng ở trường mầm non được giáo viên
rèn luyện nhiều nên trẻ có kĩ năng xâu hạt
tốt, điều này có ảnh hưởng tích cực đến kết
quả thực hiện bài tập.
Với bài tập 8: Bỏ vật vào hộp rỗng,
yêu cầu của bài tập là thiết lập mối tương
quan về hình dạng, nhưng vì màu sắc của
các hình này khác nhau nên trẻ bị chi phối
khi thiết lập mối tương quan. Kết quả thực
hiện bài tập của trẻ đạt mức điểm TB là
5,39, xếp thứ 4 sau 3 bài tập xâu hạt. Đây
là kết quả đáng chú ý vì điểm TB của tiêu
chí 1 khi thực hiện bài tập này không cao
vì nhiều trẻ chưa nói đúng tên hình tam
giác, tất cả các trẻ được khảo sát đều không
nói được tên hình sao. Điều đặc biệt ở bài
tập 8 này là điểm TB của tiêu chí 2 đạt cao
hơn điểm TB của tiêu chí 1. Nguyên nhân
là do trẻ rất hứng thú với việc lắp thử hình
vào các lỗ khoét trên bề mặt của hộp rỗng.
Có những trẻ cầm hình sao lắp vào tất cả
các lỗ khoét, kể cả lỗ khoét hình sao,
nhưng vì đặt hơi lệch nên hình đó vẫn
không lọt vào hộp rỗng. Sau đó vì hứng thú
nên trẻ thực hiện hành động “thử và sai”
THỰC TRẠNG TƯ DUY TRỰC QUAN HÀNH Đ NG CỦA TRẺ 24 - 36 THÁNG TRONG HOẠT Đ NG VỚI ĐỒ VẬT
18
nhiều lần. Như vậy, để trẻ thiết lập tốt mối
tương quan giữa các đồ vật cần chú ý soạn
yêu cầu của bài tập và chuẩn bị học cụ đảm
bảo gây được hứng thú cho trẻ và tạo điều
kiện để trẻ được thực hiện hành động “thử
và sai”.
Khi trẻ thực hiện bài tập 4 và bài tập 5
với yêu cầu thiết lập mối tương quan về
kích thước, với dấu hiệu là màu sắc của các
đồ vật khác nhau, thông qua hành động
lồng hộp, điểm TB của hai bài tập này là
5,25 (bài tập 4) và 5,00 (bài tập 5), cho
thấy việc trẻ xác định được màu sắc của
các đồ vật này không ảnh hưởng đến kết
qủa thực hiện bài tập. Cụ thể, trẻ trả lời rất
tốt các màu sắc: đỏ, vàng, xanh, trắng,
nhưng khi yêu cầu lồng hộp thì trẻ thực
hiện rất khó khăn. Quan sát khi trẻ thực
hiện bài tập cho thấy trẻ không chú ý đến
yêu cầu của bài tập mà trẻ thực hiện đạt kết
quả theo kiểu ngẫu nhiên. Hai bài tập này
cũng mới lạ đối với trẻ nên cũng gây hứng
thú và tạo tâm thế thoải mái cho trẻ. Khi
trao đổi với gíao viên mầm non thì được
biết trong lớp học không có nhiều đồ chơi
để trẻ thực hiện hành động lồng hộp, nên
kết quả 2 bài tập này không cao.
Bài tập 6 và bài tập 7 với yêu cầu là trẻ
xếp tháp: Thiết lập mối tương quan về kích
thước, nhưng dấu hiệu là các hình vuông
hoặc hình tròn có màu sắc khác nhau, trẻ
đạt điểm TB là 3,94 (bài tập 6) và 3,58 (bài
tập 7). Kết quả điểm TB 2 bài tập này là
thấp nhất. Nguyên nhân trẻ thực hiện chưa
tốt là do trẻ chỉ chú ý đến kĩ năng xếp
chồng các hình tròn hoặc các hình vuông
lên nhau, không chú ý đến nhiệm vụ thiết
lập mối tương quan về kích thước (tức là
xếp vật to ở dưới, vật nhỏ ở trên theo
nguyên tắc nhỏ dần). Ở hai bài tập này, đa
số trẻ nói đúng tên hình dạng và màu sắc
của các đồ vật, nhưng thiết lập mối tương
quan về kích thước chỉ đạt ở mức thấp.
So với bài tập lồng hộp thì bài tập xếp
tháp khó hơn và bài tập xếp tháp không tạo
điều kiện cho trẻ thực hiện hành động “thử
và sai”, mà dễ tạo cho trẻ ngộ nhận là đã
hoàn thành nhiệm vụ xếp tháp, trong khi
trẻ chỉ xếp các hình lên nhau một cách
ngẫu nhiên và không theo trình tự về kích
thước nhỏ dần - từ thấp lên cao. Trong hai
bài tập xếp tháp thì xếp tháp bằng các hình
tròn, trẻ đạt kết quả cao hơn so với xếp
tháp bằng hình vuông.
2.3. So sánh điểm trung bình của 2 tiêu chí
Bảng 3: Điểm trung bình và mức độ trẻ đạt được ở tiêu chí một và tiêu chí hai trong
tư duy trực quan hành động
SL trẻ: 70
Stt Tiêu chí Điểm trung bình Mức độ
1 Phân biệt các đặc điểm về hình dạng, màu
sắc và kích thước của đồ vật 2,04
Cao
2 Thiết lập mối tương quan giữa các đồ vật 3,02 Trung bình
Kết quả bảng 3 cho thấy điểm TB của
tiêu chí 1: Phân biệt các đặc điểm về hình
dạng, màu sắc và kích thước của đồ vật khi
khảo sát 70 trẻ ở 2 trường mầm non là 2,04
(điểm tối đa 3,00), đạt mức độ cao, trong
khi điểm TB của tiêu chí 2: Thiết lập mối
tương quan giữa các đồ vật, chỉ đạt 3,02
(điểm tối đa 6,00) đạt mức độ TB. Số liệu
này chứng tỏ trẻ phân biệt đặc điểm của đồ
vật tốt, thiết lập mối tương quan chỉ đạt
TRẦN THỊ PHƯƠNG
19
trên mức thấp một chút. Điều này chứng tỏ
mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ
24-36 tháng ở 2 trường mầm non đã khảo
sát còn nhiều hạn chế.
2.4. So sánh kết quả tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng theo phương
diện giới tính
Bảng 4: So sánh kết quả tư duy trực quan hành động giữa trẻ nam và trẻ nữ
STT Tiêu chí đánh giá Giới tính Cỡ mẫu Điểm TB Sig
1
Phân biệt các đặc điểm về hình dạng,
màu sắc và kích thước của đồ vật
Nam 36 2,04
.024
Nữ 34 2,08
2
Thiết lập mối tương quan giữa các đồ
vật
Nam 36 3,01
.006
Nữ 34 2,99
Khảo sát kết quả tư duy trực quan
hành động của 36 trẻ nam và 34 trẻ nữ cho
thấy điểm TB của trẻ nữ ở tiêu chí 1 cao
hơn điểm TB của trẻ nam, trong khi ở tiêu
chí 2 điểm TB ở trẻ nam cao hơn điểm TB
của trẻ nữ, cụ thể ở tiêu chí phân biệt các
đặc điểm về hình dạng, màu sắc, kích
thước của đồ vật, trẻ nữ có điểm TB là
2,08, trong khi của trẻ nam là 2,04. Ở tiêu
chí thiết lập mối tương quan giữa các đồ
vật, điểm TB trẻ nam đạt 3,01, trong khi trẻ
nữ đạt 2,99. Theo kiểm định thống kê, kết
quả tư duy trực quan hành động của trẻ
nam so với trẻ nữ ở cả 2 tiêu chí không có
sự khác biệt ý nghĩa với Sig=.024>.005
(tiêu chí 1) và Sig=.006>.005 (tiêu chí 2).
Điểm TB thực hiện bài tập cả 2 tiêu chí
trong tư duy trực quan hành động của trẻ
24-36 tháng nam và nữ ở 2 trường mầm
non đã khảo sát là tương đồng. Tức là trẻ
nam và nữ đều phân biệt tốt các đặc điểm:
màu sắc, hình dạng và kích thước của đồ
vật, nhưng khi thiết lập mối tương quan
giữa các đồ vật, trẻ chưa thật sự chú ý và
hứng thú thực hiện các hành động “thử và
sai”, trẻ thực hiện bài tập một cách ngẫu
nhiên và không quan tâm đến kết quả của
hành động so với yêu cầu của bài tập.
2.5. So sánh tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng phân tích theo
phương diện địa bàn sinh sống.
Bảng 5: So sánh mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng ở 2 trường MN
(Theo tiêu chí)
Stt Tiêu chí đánh giá Trường mầm non
Cỡ
mẫu
Điểm TB
Sig
1
Phân biệt các đặc điểm về
hình dạng, màu sắc và
kích thước của đồ vật
Mầm non 19/5 TP 38 2,52
.000
Mầm non Hoa Phượng Hồng 32 2,20
2
Thiết lập mối tương quan
giữa các đồ vật
Mầm non 19/5 TP 38 2,90
.000
Mầm non Hoa Phượng Hồng 32 2,50
THỰC TRẠNG TƯ DUY TRỰC QUAN HÀNH Đ NG CỦA TRẺ 24 - 36 THÁNG TRONG HOẠT Đ NG VỚI ĐỒ VẬT
20
So sánh kết quả tư duy trực quan hành
động của 38 trẻ 24-36 tháng ở trường mầm
non 19-5 thành phố (TP) (nội thành) và 32
trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non Hoa
Phượng Hồng – huyện Bình Chánh (ngoại
thành), cho thấy điểm TB của trẻ ở trường
mầm non 19/5 TP cao hơn điểm TB của trẻ
ở trường mầm non Hoa Phượng Hồng ở cả
2 tiêu chí, cụ thể ở tiêu chí phân biệt các
đặc điểm về hình dạng, màu sắc và kích
thước của đồ vật, điểm TB của trẻ ở trường
mầm non 19/5 TP là 2,52, trong khi ở
trường mầm non Hoa Phượng Hồng chỉ đạt
2,20. Ở tiêu chí thiết lập mối tương quan
giữa các đồ vật, điểm TB ở trường mầm
non 19/5 TP: 2,90, ở trường mầm non Hoa
Phượng Hồng là 2,50. Kết quả kiểm định
thống kê cho thấy: Có sự khác biệt ý nghĩa
giữa kết quả tư duy trực quan hành động
của trẻ hai trường mầm non ở cả hai tiêu
chí, cụ thể Sig=.000<.005 (ở tiêu chí 1) và
Sig=.000<.005 (ở tiêu chí 2).
Điểm TB tư duy trực quan hành động
của trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non 19/5
TP cao hơn của trẻ ở trường mầm non Hoa
Phượng Hồng có thể lý giải vì điều kiện
trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, trình độ
giáo viên mầm non cũng như mức độ cập
nhật những bài tập mới về tư duy trực quan
hành động nói riêng và những đổi mới
trong công tác giáo dục trẻ 24-36 tháng nói
chung ở ngoại thành so với nội thành còn
hạn chế, gặp nhiều khó khăn. Trao đổi với
giáo viên các trường mầm non ngoại thành
được biết giáo viên trường ngoại thành còn
thiếu tài liệu phát triển tư duy cho trẻ 24-36
tháng. Giáo viên chú ý nhiều phát triển kĩ
năng vận động tinh nhưng chưa chú ý gắn
kết với phát triển tư duy trực quan hành
động cho trẻ ở độ tuổi này.
Bảng 6: So sánh mức độ tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng
ở 2 trường mầm non
SL trẻ: 70
Trường mầm non Cỡ mẫu Điểm trung bình
Mầm non 19/5 TP 38 5,42
Mầm non Hoa Phượng Hồng 32 4,70
Kết quả bảng 6 cho thấy mức độ tư duy
trực quan hành động của trẻ 24-36 tháng ở
trường mầm non 19/5 TP cao hơn của trẻ
trường mầm non Hoa Phượng Hồng.
3. Kết luận
Số liệu nghiên cứu cho thấy kết quả
tư duy trực quan hành động của trẻ 24-36
tháng ở 2 trường mầm non đã khảo sát đạt
mức TB. Đa số trẻ chưa có khả năng thiết
lập mối tương quan: hình dạng, màu sắc,
kích thước giữa các đồ vật. Kết quả tư
duy trực quan hành động của trẻ nam và
trẻ nữ là tương đồng. Mức độ tư duy trực
quan hành động của trẻ 24-36 tháng phụ
thuộc vào địa bàn sinh sống của trẻ. Để
nâng cao tư duy trực quan hành động của
trẻ, giáo viên mầm non cần phải chú ý
dạy trẻ cách thiết lập các mối tương quan
giữa các đồ vật.
Tài liệu tham khảo
1. Trương Thị Khánh Hà (2015), Tâm lý học
phát triển, Nxb ĐHQG HN.
2. V.X. Mukhina (1980), Tâm lý học mẫu giáo
tập 1, 2, Hà Nội.
3. Huỳnh Văn Sơn (2006), Phát triển trí tuệ
thông qua trò chơi, Nxb Giáo dục.
4. Xôrôkina A.I (1986), Dạy trẻ làm quen với đồ
vật, Nxb Giáo dục
Ngày nhận bài: 16/8/2017 Biên tập xong: 15/9/2017 Duyệt đăng: 20/9/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29_8114_2215081.pdf