Tài liệu Thực trạng tự điều trị thuốc tân dược và các yếu tố liên quan: Nghiên cứu cắt ngang dựa vào cộng đồng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 272
THỰC TRẠNG TỰ ĐIỀU TRỊ THUỐC TÂN DƯỢC
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN:
NGHIÊN CỨU CẮT NGANG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Trương Thị Lê Huyền*, Hoàng Đình Đông**, Nguyễn Thị Ngọc Diễm***
TÓM TẮT
Mở Đầu: Ngày nay, thực hành tự điều trị thuốc tân dược ngày càng được quan tâm bởi vì các nhóm
thuốc bắt buộc kê đơn như kháng sinh, kháng viêm non-steroid, thuốc ngủ được bán ngày càng nhiều mà
không tham khảo ý kiến bác sĩ, y sĩ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định thực trạng tự điều trị
thuốc tân dược và các yếu tố liên quan đến thực hành tự điều trị thuốc tân dược.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tự điều trị thuốc tân dược và các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tự điều trị
thuốc tân dược.
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn,
thực hiện phỏng vấn mặt đối mặt kết hợp với quan sát và mô tả thuốc tân dược tự điều trị trong v...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng tự điều trị thuốc tân dược và các yếu tố liên quan: Nghiên cứu cắt ngang dựa vào cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 272
THỰC TRẠNG TỰ ĐIỀU TRỊ THUỐC TÂN DƯỢC
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN:
NGHIÊN CỨU CẮT NGANG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Trương Thị Lê Huyền*, Hoàng Đình Đông**, Nguyễn Thị Ngọc Diễm***
TÓM TẮT
Mở Đầu: Ngày nay, thực hành tự điều trị thuốc tân dược ngày càng được quan tâm bởi vì các nhóm
thuốc bắt buộc kê đơn như kháng sinh, kháng viêm non-steroid, thuốc ngủ được bán ngày càng nhiều mà
không tham khảo ý kiến bác sĩ, y sĩ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định thực trạng tự điều trị
thuốc tân dược và các yếu tố liên quan đến thực hành tự điều trị thuốc tân dược.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tự điều trị thuốc tân dược và các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tự điều trị
thuốc tân dược.
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn,
thực hiện phỏng vấn mặt đối mặt kết hợp với quan sát và mô tả thuốc tân dược tự điều trị trong vòng 6
tháng trước thời điểm khảo sát của 291 người dân từ 18 tuổi trở lên đang sinh sống tại xã Bình Phục,
huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam được chọn vào nghiên cứu một cách ngẫu nhiên hệ thống.
Kết quả: Có đến 65,8% đối tượng tham gia tự điều trị thuốc tân dược và có đến 90% thuốc tân dược
được tự sử dụng hoàn toàn không có nhãn. Trong đó kháng sinh và kháng viêm non-steroid chiếm tỷ lệ lần
lượt là 47,6% và 35,3%. Các triệu chứng mà người dân tự điều trị là đau đầu (37,5%), cảm cúm (33,1%),
ho khan (27,5%), sốt (20%), đau họng (19,4%), đau dạ dày (13,1%) và các triệu chứng khác (đau cơ, trật
chân, chóng mặt, ngứa, mỏi tay chân) chiếm 45,4%. Có đến 88,2% đối tượng tự điều trị thuốc vì nghĩ bệnh
nhẹ, 48,8% vì sự tiện lợi và 16,9% tin tưởng nhân viên nhà thuốc. Nữ (PR = 1,5, KTC 95% 1,2 – 1,8, p
<0,001), thu nhập bình quân đầu người trong 12 tháng cao hơn (PR = 0,98, KTC 95% 0,97 - 0,99, p=0,029)
và bệnh mạn tính kèm theo (PR= 1,3, KTC 95% 1,1 - 1,6, p = 0,041) có mối liên quan đáng kể với tỷ lệ tự
điều trị. Không tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, tôn giáo, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số thành
viên trong gia đình, tỷ lệ sở hữu bảo hiểm y tế, tần suất sử dụng bảo hiểm y tế, khoảng cách từ nhà đến cơ
sở y tế gần nhất và số lượng bệnh mạn tính kèm theo với tỷ lệ tự điều trị thuốc tân dược ở người dân.
Kết luận: Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy là hơn 65% cư dân tại xã Bình Phục, huyện Thăng
Bình, tỉnh Quảng Nam có nguy cơ lạm dụng thuốc tân dược (90% thuốc hoàn toàn không có nhãn) và đặc
biệt tình trạng kháng kháng sinh.
Từ khóa: tự điều trị, tự sử dụng thuốc, lạm dụng thuốc.
ABSTRACT
SEFL-MEDICATION AND RISK FACTORS: A POPULATION-BASED CROSS-SECTIONAL STUDY
Truong Thi Le Huyen, Hoang Dinh Dong, Nguyen Thi Ngoc Diem
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 272 - 279
Background: Nowadays, self -medication is more and more noticeable issue because prescription
drugs such as antibiotics, non-steroid anti-inflammatory drugs and narcotic drugs are sold without doctor’s
* Hội Y Tế Công Cộng TPHCM, ** Khoa YTCC, Đại học Y Dược TPHCM, *** Bệnh viện Mỹ Đức TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Trương Thị Lê Huyền ĐT: 01208152221 Email: huyentruong1993@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 273
advice. The purpose of this study was to estimate the prevalence of self-medication and risk factors.
Aims: To estimate the rate of self-medication and determine factors associated with self-medication.
Objectives – Methodology: This was a cross-sectional study using a structural questionnaire, face-
to-face interview and description of drugs used in 6 recent month period. A total of 291 adult residents in
Binh Phuc commune, Thang Binh district, Quang Nam province was from a systematic random sample.
Results: The prevalence of self -medication was 65.8% and more than 90.0% drugs were bought
without any label. Antibiotics and non-steroidal anti- inflammatory drugs accounted for 47.6% and 35.3%,
respectively. Common symptoms to self-medication are headache (37.5%), flu (13.1%), dry cough (27.5%),
fever (20.0%), sore throat (19.4%), and stomachache (13.1%) and other symptoms (muscle ache, dizziness,
itching, tiredness) accounted for 45.4%. The main reasons for the self-medication are mild disease (88.2%),
convenience (44.8%) and believing in pharmacy staff (16.9%). The respondents, who were female (PR = 1.5,
95% CI 1.2 - 1.8, p <0.001), had higher per capita income for 12 months (PR = 0.98, 95% CI 0.97 – 0.99,
p=0.029) or chronic disease (PR = 1.3, 95% CI 1.1- 1.6, p <0.041), had significantly related with self-
medication. There was no significant difference between group of age, religion, education level, marital
status, family members, rate of insurance ownership, frequency of using health insurance service, distance
from home to a nearest health facility and number of chronic diseases with self-medication.
Conclusion: The results in this study indicate that more than 65% of residents in Binh Phuc
Commune, Thang Binh District, Quang Nam Province are at risk of misusing drugs (90% drugs with no
label) and especially of antibiotic resistance.
Keywords: self -medication, over –the-counter drugs, drug misuse.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới hiện có hơn 300.000 loại
thuốc tân dược và kết hợp thuốc tân dược
được bán trực tiếp cho người dân như là các
biện pháp điều trị không cần kê đơn, đây là
những thuốc có nguy cơ thấp khi tự điều trị.
Mặt khác, xu hướng tự điều trị là một thực tế
có thể thấy vấn đề này.
Qua nghiên cứu về thực trạng tự điều trị
tại Sudan năm 2006 với tỷ lệ tự điều trị thuốc
tân dược là 81,8%(4), kết quả này cũng tương tự
với nghiên cứu ở Emirates của Shehnaz năm
2013 (89,1%)(16) và nhiều nghiên cứu khác trên
thế giới(5,6,13,14). Tại Việt Nam, theo kết quả
nghiên cứu của Trần Thị Thoa tại Thanh Hóa
năm 2014 với 66% các xã vùng đồng bằng và
80,6% các xã vùng miền núi tự điều trị thuốc
tân dược(17) và một nghiên cứu khác được thực
hiện ở khu vực nông thôn của 4 tỉnh Nghệ An,
Thanh Hóa, Đồng Tháp và Cần Thơ cho thấy
138/505 hộ gia đình dự trữ thuốc tân dược tại
nhà để tự điều trị bệnh trong tương lai(13).
Có rất nhiều nguy cơ khi tự điều trị thuốc
tân dược không đúng cách như hiện tượng
kháng kháng sinh(20), tổn thương gan khi dùng
quá liều paracetamol(18), tổn thương thận, tim và
xuất huyết tiêu hóa khi sử dụng non-steroid
không đúng(12) và nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác(15).
Theo thống kê năm 2017 của trung Tâm Phòng
Chống Độc tại Bệnh viện Bạch Mai số ca ngộ độc
do sử dụng thuốc tân dược tại Việt Nam đứng
hàng thứ 2 tăng 400% so với năm 1999(9). Bệnh
viên Đa Khoa tỉnh Quảng Nam cũng ghi nhận 2
trường hợp ngộ độc quá liều paracetamol do tự
điều trị thuốc(18). Bên cạnh đó trong 2 năm gần
đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, số lượng nhà
thuốc tư nhân tăng đáng kể(19) và chúng tôi chưa
tìm thấy nghiên cứu nào về thực trạng tự điều trị
thuốc tân dược của người dân nơi đây. Mục đích
của nghiên cứu này là nhằm xác định tỷ lệ tự
điều trị thuốc tân dược cũng như các yếu tố liên
quan đến thực hành tự điều trị thuốc tân dược
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 274
để có những biện pháp can thiệp phù hợp, cải
thiện sức khỏe cho người dân.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đây là một nghiên cứu cắt ngang. Các đối
tượng được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu
hỏi từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2017. Địa bàn
nghiên cứu là xã Bình Phục, huyện Thăng
Bình, tỉnh Quảng Nam. Tất cả các đối tượng tự
nguyện tham gia vào chương trình nghiên
cứu, sau khi được giải thích mục tiêu và các
vấn đề liên quan đến nghiên cứu. Đối tượng
được chọn ngẫu nhiên từ các hộ gia đình trong
xã Bình Phục thông qua danh sách hộ gia đình
do xã quản lý và chọn ngẫu nhiên những
người nam và nữ từ 18 tuổi trở lên. Những đối
tượng có khiếm khuyết về nghe, nói, rối loạn
trí tuệ, thần kinh sẽ bị loại ra khỏi nghiên cứu.
Số đối tượng nghiên cứu là 291 người
được ước tính từ kết quả nghiên cứu của
Yuefeng Li năm 2012 (p=0,253)(22).
Một bộ câu hỏi được thiết kế để thu thập
các dữ kiện liên quan đến các yếu tố đặc điểm
dân số - xã hội như tuổi, giới tính, tôn giáo,
trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập trung
bình trong 12 tháng, tình trạng bệnh mạn tính,
thói quen sử dụng bảo hiểm y tế, khoảng cách
từ nhà tới cơ sở chăm sóc sức khỏe gần nhất
và những triệu chứng, lý do không tham khảo
ý kiến bác sĩ trong vòng 6 tháng trước kết hợp
với quan sát và mô tả thuốc. Tự điều trị thuốc
được đánh giá dựa theo định nghĩa của tổ
chức y tế thế giới là tự chẩn đoán bệnh và tự
mua thuốc về điều trị mà không tham khảo ý
kiến bác sĩ, y sĩ, sử dụng đơn thuốc cũ cho đợt
bệnh mới tương tự và sử dụng thuốc của
người khác bất kể người đó được điều trị
đúng bệnh, đúng thuốc.
Kết quả của nghiên cứu bao gồm tỷ lệ tự
điều trị thuốc tân dược, thuốc tân dược nào
được sử dụng nhiều nhất, tại sao không tham
khảo ý kiến bác sĩ và mối tương quan giữa tự
điều trị thuốc với các yếu tố đặc điểm dân số -
xã hội, tình trạng bệnh mạn tính và thói quen
sử dụng bảo hiểm y tế.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm dân số - xã hội của đối tượng
nghiên cứu (n=243)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Giới
Nam 117 48,2
Nữ 126 51,8
Nhóm tuổi
18 – 39 tuổi 114 46,9
40 – 59 tuổi 93 38,3
≥ 60 tuổi 36 14,8
Tôn giáo
Không tôn giáo 207 85,2
Phật giáo 20 8,2
Thiên chúa giáo 16 6,6
Trình độ học vấn
Không biết đọc/viết 1 0,4
Biết đọc, viết 6 2,5
Cấp 1 47 19,3
Cấp 2 40 16,5
Cấp 3 58 23,9
Trên cấp 3 91 37,4
Nghề nghiệp
Lao động chân tay 162 66,7
Lao động trí óc 73 30,0
Khác 8 3,3
Tình trạng hôn nhân
Độc thân 44 18,1
Đã kết hôn 194 79,8
Đã ly hôn 1 0,4
Góa vợ/chồng 4 1,7
Số thành viên 4,0 ± 1,1
Thu nhập bình quân 33,8 ± 12,2
Bảo hiểm y tế (BHYT)
Có 213 87,7
Không 30 12,3
Tần suất BHYT 1 (0 – 1)
Khoảng cách tới CSSK 2,8 ± 0,9
Bệnh mạn tính
Có 29 11,9
Không 214 88,1
Số lượng bệnh mạn tính
≤1 bệnh 23 79,3
>1 bệnh 6 20,7
Trong số những đối tượng có sử dụng
thuốc tân dược có 48,2% là nam, độ tuổi từ 18
đến 39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (46,9%) và có
đến 85,2% không có tôn giáo. Trình độ học vấn
từ cấp 3 trở lên chiếm tỷ lệ cao (61,3%), lao
động chân tay cao hơn gấp 2 lần lao động trí
óc. Tỷ lệ sở hữu thẻ bảo hiểm y tế cao (87,7%),
trung bình khoảng cách từ nhà đến cở sở y tế
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 275
từ 1,9 đến 3,7 km, tần suất sử dụng bảo hiểm y
tế có trung vị 1 lần/ 1 năm và 88,1% đối tượng
tham gia không mắc bệnh mạn tính.
Bảng 2: Đặc điểm tự điều trị thuốc tân dược của
đối tượng nghiên cứu (n=243)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Tự sử dụng thuốc tân dược
Có 160 65,8
Không 83 34,2
Tất cả thuốc sử dụng có nhãn
Có nhãn 11 7,0
Không lưu giữ thuốc 5 3,0
không 144 90,0
Các loại thuốc tân dược sử dụng (n=77)
OTC 9 11,7
OTC và kê toa 48 62,3
Kê toa 20 26,0
Thành phần thuốc kê toa (n=68)
KS 32 47,6
NSAID 24 35,3
Thuốc kê toa khác 53 80,0
Trong số 243 đối tượng tham gia có sử
dụng thuốc tân dược trong 6 tháng trước thì
có 65,8% đối tượng tham gia tự điều trị thuốc
tân dược, có đến 90% số thuốc tự điều trị
không có nhãn thuốc hoặc không có bất kì
thông tin kèm theo tên thuốc, liều dùng, tác
dụng phụ hoặc những lưu ý khi sử dụng
thuốc và chỉ có 3 đối tượng nhận thông tin
thuốc từ nhân viên nhà thuốc. Có đến 88,3%
thuốc bắt buộc kê đơn và kháng sinh và kháng
viêm non-steroid chiếm tỷ lệ lần lượt là 47,6%
và 35,3% trong nhóm tự điều trị.
Bảng 3: Đặc điểm triệu chứng khiến đối tượng tự
điều trị thuốc tân dược (n=243)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Triệu chứng bệnh
Đau đầu 60 37,5
Khác (đau cơ, trật chân, ) 57 35,6
Cảm cúm 53 33,1
Ho 44 27,5
Sốt 32 20,0
Đau họng 31 19,4
Số lượng triệu chứng 2 (1 - 3)
Thời gian xảy ra triệu chứng 2 (1 - 2)
Kết quả nghiên cứu cho thấy các triệu chứng
mà người dân tự điều trị thuốc là đau đầu
(37,5%), cảm cúm (33,1%), ho khan (27,5%), sốt
(20%), đau họng (19,4%), đau dạ dày (13,1%) và
các triệu chứng khác (đau cơ, trật chân, chóng
mặt, ngứa, mỏi tay chân) chiếm 45,4%. Số lượng
triệu chứng ít nhất là 2 triệu chứng và trung vị số
ngày biểu hiện triệu chứng trước khi người dân
quyết định tự điều trị thuốc là 2 ngày với khoảng
tứ phân vị là từ 1 đến 2 ngày. Có đến 88,2% đối
tượng tự điều trị thuốc là vì nghĩ bệnh nhẹ,
48,8% vì tiện lợi, nhanh chóng và 16,9% tin
tưởng nhân viên nhà thuốc, tiết kiệm chi phí hơn
và sử dụng theo đơn cũ chiếm tỷ lệ lần lượt là
13,1% và 8,8%.
Chúng tôi sử dụng phép kiểm định Chi
bình phương và hồi quy poison để đánh giá
mối liên quan giữa các yếu tố đặc điểm dân số
- xã hội với tỷ lệ tự điều trị thuốc tân dược
được trình bày trong bảng 4 và bảng 5.
Bảng 4: Mối liên quan giữa đặc điểm dân số - xã
hội với tỷ lệ tự điều trị thuốc tân dược (n=243)
Đặc tính mẫu
TĐT
Giá trị p
PR (KTC
95%) Có
n = 160
Không
n = 83
Giới
Nam
62
(53,0)
55
(47,0)
<0,001
a
1,45
(1,19–1,76)
Nữ
98
(77,8)
28
(22,2)
Nhóm tuổi
18 – 39
71
(62,3)
43
(37,7)
0,155
a
1
40 – 59
68
(73,1)
25
(26,9)
1,17
(0,84–1,63)
≥ 60
21
(58,3)
15
(41,7)
0,96
(0,59–1,56)
Tôn giáo
Không tôn giáo
133
(64,3)
74
(35,7)
0,455
a
1
Phật giáo
15
(75,0)
5 (25,0)
1,16
(0,68–1,98)
Thiên chúa giáo
12
(75,0)
4 (25,0)
1,16
(0,64–2,09)
Trình độ học vấn
Không biết
đọc/viết
1 (100,0) 0 (0,0) 0,389
b
1
Biết đọc, biết viết 4 (66,7) 2 (33,3)
0,66
(0,07–5,96)
Tiểu học 28 (59,6) 19 (40,4)
0,59
(0,08–4,38)
Trung học cơ sở 30 (75,0) 10 (25,0)
0,77
(0,98–5,64)
Trung học phổ
thông
42 (72,4) 16 (27,6)
0,72
(0,97–5,26)
Từ trung cấp trở
lên
55 (60,4) 36 (39,6)
0,62
(0,08–4,36)
a: Kiểm định Chi bình phương, b: Kiểm định chính xác
Fisher
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 276
Chúng tôi tìm thấy Nữ giới có tỷ lệ tự điều
trị thuốc tân dược cao hơn 1,5 lần so với nam
giới với p <0,001 và KTC 95% từ 1,2 đến 1,8
(bảng 1.4). Những người có thu nhập bình
quân đầu người trong 12 tháng cao hơn thì có
tỷ lệ tự điều trị thuốc bằng 0,98 lần so với
những người có thu nhập bình quần đầu
người trong 12 tháng thấp hơn, với giá trị p=
0,029 và KTC 95% từ 0,97 đến 0,99 và những
người có bệnh mạn tính và đang điều trị bệnh
mạn tính thì có tỷ lệ điều trị thuốc tân dược
cao hơn 1,3 lần so với người không có bệnh
mạn tính. Và sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với giá trị p = 0,041 và KTC 95% từ
1,1 đến 1,6 (bảng 1.5).
Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan
giữa tuổi, tôn giáo, trình độ học vấn, tình
trạng hôn nhân và thu nhập trung bình trong
12 tháng, số thành viên trong gia đình, tỷ lệ sở
hữu bảo hiểm y tế, tần suất sử dụng bảo hiểm
y tế, khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế gần
nhất và số lượng bệnh mạn tính kèm theo với
tỷ lệ tự điều trị thuốc tân dược ở người dân.
Bảng 5: Mối liên quan giữa đặc điểm dân số - xã hội với tỷ lệ tự điều trị thuốc tân dược (n=243)
Đặc tính mẫu
TĐT
Giá trị p
PR
(KTC 95%)
Có
n = 160
Không
n = 83
Tình trạng hôn nhân
Độc thân 32
(72,7)
12
(27,3)
0,693b 1
Đã kết hôn
124 (63,9) 70 (36,1)
0,88
(0,59–1,31)
Đã ly hôn
1 (100,0) 0 (0,0)
1,38
(0,19–10,06)
Góa vợ/chồng
3 (75,0) 1 (25,0)
1,03
(0,32–3,37)
Nghề nghiệp
Lao động chân tay 106 (65,4)
56
(34,6)
0,417a 1
Lao động trí óc 47 (64,4)
26
(35,6)
0,97
(0,69–1,37)
Khác
7
(87,5)
1
(12,5)
1,32
(0,62–2,85)
Số thành viênd
4,0±1,2 3,9±1,0 0,742c
1,09
(0,86–1,39)
Thu nhập bình quând
31,7±11,7 37,9±12,2 0,029c
0,98
(0,97–0,99)
BHYT
Có 139 (65,3) 74 (34,7) 0,608a
0,93
(0,72–1,15)
Không 21 (70,0) 9 (30,0)
Tần suất BHYTe 1 (0 – 1) 1(0 – 1) 0,399c
0,84
(0,65–1,08)
Khoảng cách CSYTd 2,8 ± 0,8 2,9 ± 0,9 0,665c
0,85
(0,62–1,16)
Bệnh mạn tính
Có 24 (82,8) 5 (17,2) 0,041a
1,34
(1,12–1,61)
Không 136 (63,5) 78 (36,5)
Số lượng bệnh mạn tính
≤1 bệnh
19 (82,6) 4 (17,4) 0,967b
1,03
(0,68–1,47)
>1 bệnh 5 (83,3) 1 (16,7)
a: Kiểm định Chi bình phương, b: Kiểm định chính xác Fisher, c: Hồi quy poison, d: Trung bình ± độ lệch chuẩn, e:
Trung vị (khoảng tứ phân vị)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 277
BÀN LUẬN
Một giả định tồn tại khá lâu cho rằng các
nước có nền kinh tế chậm phát triển thì thực
trạng tự điều trị thuốc tân dược không phổ biến.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này cho thấy giả
định này không đúng, dữ liệu của nghiên cứu
chỉ ra có đến 53% nam và 77,8% nữ tự điều trị
thuốc tân dược. Tương tự với nghiên cứu của
Aqeel tại Pakistan (2014)(3), nghiên cứu của
Damaso tại Brazil (2014)(8). Có thể nói “thực trạng
tự điều trị thuốc tân dược rất phổ biến ở các
nước đang và chưa phát triển”.
Nghiên cứu ghi nhận 90% thuốc tân dược
tự điều trị không có nhãn. Điều này có thể do
sơ suất hoặc nhân viên nhà thuốc không muốn
cho người mua biết được tên thuốc vì lý do
chủ quan nào đó. Việc thuốc không có nhãn sẽ
gây nguy cơ nhầm lẫn thuốc. Đặc biệt, người
dân thường để sử dụng dần trong những ngày
sau đó hoặc họ giữ phần thuốc còn lại cho
những đợt bệnh sau hoặc cho người khác,
nguy cơ nhầm lẫm cho người sử dụng càng
cao. Tại Hoa Kỳ mỗi năm có hàng ngàn người
chết và tiêu tốn hàng triệu đô - la cho những
sai sót y khoa có liên quan đến nhãn thuốc(7).
Nghiên cứu còn đánh giá được phần thực
hành của nhân viên bán thuốc qua việc 91,2%
đối tượng đã không được cung cấp bất kì
thông tin nào về thuốc trước khi sử dụng,
cũng như 90% số thuốc được bán ra không có
nhãn. Đồng thời, thuốc thuộc nhóm bắt buộc
kê đơn được bán với tỷ lệ khá cao, trong đó
kháng sinh và kháng viêm được sử dụng với
tỷ lệ lần lượt là 47,6% và 35,3%. Kết quả này
cũng được tìm thấy trong một nghiên cứu
trước được thực hiện tại 30 nhà thuốc tại Hà
Nội của tác giả Đỗ Thị Thúy Nga và công sự
cho thấy tỷ lệ thuốc giảm đau kháng viêm
non-steroid chiếm 17% và kháng sinh chiếm tỷ
lệ cao nhất với 24% tổng số thuốc được bán ra
và góp vào 18% tổng doanh thu của tất cả các
nhà thuốc(10).
Trong nghiên cứu này, nữ có tỷ lệ tự điều
trị thuốc tân dược cao hơn nam 1,5 lần
(p<0,001, KTC 95%: 1,2 – 1,8) và kết quả này
cũng tương tự với nghiên cứu tại Cộng Hòa
Sudan(4). Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu từ
Pakistan và Ấn Độ cho thấy tỷ lệ tự điều trị
thuốc tân dược ở nam cao hơn nữ. Rất có thể
do vai trò và vị thế của nam và nữ khác nhau
giữa các nước và thực tế thì trong một đợt
bệnh nữ giới thường có nhiều triệu chứng hơn
nam giới có thể do sự khác biệt về sinh lý học
và sự nhạy cảm với các triệu chứng dẫn đến
nữ giới sử dụng thuốc dễ dàng hơn nam
giới(21), mặc khác cũng có thể do phụ nữ dành
nhiều thời gian cho chăm sóc gia đình, công
việc ngoài xã hội, dẫn tới họ không còn thời
gian để tìm kiếm sự chăm sóc y tế chuyên
nghiệp hơn(14). Bên cạnh đó, theo hai nghiên
cứu được tiến hành ở Ấn Độ và Brazil đồng
thời ghi nhận khi có vấn đề sức khỏe thì nữ
giới thường đi khám bệnh và có nhu cầu sử
dụng thuốc nhiều hơn nam giới(2).
Trong nghiên cứu này, những người có
thu nhập cao thì có tỷ lệ tự điều trị bằng 0,98
lần so với những người có thu nhập thấp (p <
0,029, KTC 95%: 0,97 – 0,99). Giả thuyết rằng,
khi có điều kiện về kinh tế thì phần lớn người
dân sẽ quan tâm đến sức khỏe, hướng tới các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp hơn
cũng như họ không phải bận tâm về chi phí
điều trị. Một bằng chứng là khoảng 34,2% đối
tượng sử dụng thuốc sau khi tham khảo ý kiến
bác sĩ có mức thu nhập trung bình trên 5 triệu/
tháng. Trong ba nghiên cứu trước ở Trung
Quốc(22), Cộng Hòa Sudan(4), miền bắc
Ethiopia(1) ghi nhận những người có thu nhập
cao có xu hướng đến các cơ sở y tế tư nhân
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 278
hoặc phòng mạch tư nhiều hơn khi gặp các
vấn đề về sức khỏe.
Trong nghiên cứu này, người có bệnh mạn
tính hoặc đang điều trị bệnh mạn tính có tỷ lệ
tự điều trị cao hơn 1,3 lần so với người không
có bệnh mạn tính (p < 0,041, KTC 95%: 1,1 –
1,6). Kết quả này cũng được ghi nhận trong
một nghiên cứu trước tại Trung Quốc(22). Bên
cạnh đó, dữ liệu của nghiên cứu cũng cho thấy
đối tượng có bệnh mạn tính chủ yếu thuộc
nhóm đối tượng từ 60 tuổi trở lên và sử dụng
lại toa thuốc cũ 14/19 đối tượng.
Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan
giữa tỷ lệ tự điều trị với các yếu tố khác như
tuổi, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp,
tình trạng hôn nhân, số thành viên trong gia
đình, bảo hiểm y tế, và khoảng cách từ nhà
đến cơ sở y tế gần nhất. Kết quả này không
nhất quán so với hầu hết các nghiên cứu trước.
Sự khác nhau này có thể do tính chất của dân
số nghiên cứu, tiêu chuẩn chọn mẫu cũng như
những mối liên quan mà các nghiên cứu
hướng đến. Một yếu tố cần lưu ý rằng, chính
phủ Việt Nam đã thi hành một số biện pháp
như hợp lý hóa ngành dược, bãi bỏ quy định
về kinh doanh nhỏ lẻ đối với dược phẩm. Do
đó, hệ thống nhà thuốc bán lẻ ngày càng nhiều
với nhiều loại thuốc tân dược.
Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên về
thực trạng tự điều trị thuốc tân dược tại tỉnh
Quảng Nam. Cỡ mẫu được chọn theo phương
pháp ngẫu nhiên hệ thống đại diện cho dân số
nghiên cứu, thực hiện mô tả thuốc kèm theo
hạn chế được tối đa sai lệch thông tin so với
các nghiên cứu trước.
Tuy nhiên, một số nhược điểm của nghiên
cứu cũng cần phải được ghi nhận ở đây. Trước
hết, việc sử dụng đơn vị hộ gia đình và giả
thuyết rằng mọi người trong gia đình đều có
thói quen sử dụng thuốc tân dược như nhau
để hỗ trợ chọn mẫu vì để tìm được đối tượng
ngẫu nhiên trong cộng đồng có sử dụng thuốc
tân dược là rất khó khăn. Bởi vì nghiên cứu
này là một nghiên cứu cắt ngang, cho nên
không thể phát biểu về những mối quan hệ
nhân quả. Ngoài ra những câu hỏi về thu nhập
gia đình, tình trạng hôn nhân có thể trả lời
không thật đưa đến sai lệch thông tin, có đến
90% thuốc sử dụng không có nhãn hoặc không
còn vỏ thuốc tại thời điểm khảo sát nên có thể
tỷ lệ nhóm thuốc không thể hiện đúng thực tế.
Một điều cần chỉ ra ở đây là tất cả các đối
tượng nghiên cứu đều là cư dân của xã Bình
Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam,
cho nên kết quả này có thể không khái quát
hóa cho cư dân sống ở vùng thành thị.
Nghiên cứu này, không chỉ ra được số
lượng thuốc kém chất lượng, thuốc giả, và
những tác dụng phụ của thuốc.
KẾT LUẬN
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy khoảng 53%
nam và 77,8% nữ cư dân xã Bình Phục, huyện
Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam tự điều trị thuốc
tân dược. Kết quả này đặt ra nhu cầu cho việc
đánh giá kiến thức – thái độ - thực hành sử dụng
thuốc tân dược trong cộng đồng và những cá
nhân có nguy cơ cao tự điều trị thuốc tân dược.
Kết quả của nghiên cứu còn có ý nghĩa là cần
phải nâng cao kiến thức – thái độ - thực hành của
nhân viên nhà thuốc và các biện pháp nhằm
nâng cao sự tuân thủ về qui định bán thuốc kê
đơn, đặc biệt kháng sinh do Bộ Y Tế ban hành và
cần phải có những nghiên cứu trên qui mô lớn
hơn về thực trạng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abrha S, Molla F, Melkam W (2014). "Self-medication
practice: the case of Kolladiba Town, North West
Ethiopia". IJPSR, 5 (10): 670-677.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 279
2. Ahmad A, Patel I, Mohanta GP, Balkrishnan R (2014).
"Evaluation of Self Medication Practices in Rural Area of
Town Sahaswan at Northern India". Annals of Medical and
Health Sciences Research, 4 (Suppl 2): 73-78.
3. Aqeel T, et al (2014). "Prevalence of self-medication
among urban and rural population of Islamabad,
Pakistan". Tropical Journal of Pharmaceutical Research, 13 (4):
627-633.
4. Awad I, Abdelmoneim I, Eltayeb K, Idris B, Cappe H,
Phillip A (2006). "Self-medication practices in Khartoum
state, Sudan". European journal of clinical pharmacology, 62
(4): 317-322.
5. Balamurugan E, Ganese K (2011). "Prevalence and pattern
of self medication use in coastal regions of South India".
Br J Med Pract, 4 (3): 428 - 447.
6. Banerjee I, et al. (2016). "Self-medication practice among
preclinical university students in a medical school from
the city of Pokhara, Nepal". Nepal journal of epidemiology, 6
(2):574-578.
7. Berman A. (2004). "Reducing medication errors through
naming, labeling, and packaging". Journal of medical
systems, 28 (1): 9-29.
8. Bertoldi A, et al (2014). "Self-medication among
adolescents aged 18 years: the 1993 Pelotas (Brazil) birth
cohort study". Journal of Adolescent Health, 55 (2): 175-181.
9. Bộ Y Tế (2017). Tác nhân gây độc hại tại Trung Tâm
Phòng Chống Độc - Bệnh Viện Bạch Mai,
ItemID=839, truy cập 2 tháng 7 năm 2017.
10. Do TTN, et al (2014). "Antibiotic sales in rural and urban
pharmacies in northern Vietnam: an observational study".
BMC Pharmacology and Toxicology, 15 (1):6-8.
11. Gabriel E, Liisa J, Claire B (1991). "Risk for serious
gastrointestinal complications related to use of
nonsteroidal anti-inflammatory drugsa meta-analysis".
Annals of internal medicine, 115 (10):787-796.
12. Klemenc-Ketis Z, Mitrovic D (2017). "Patients' use of and
attitudes towards self-medication in rural and remote
Slovenian family medicine practices: a cross-sectional
multicentre study". Rural Remote Health, 17 (2): 3893-3897.
13. Okumura J, Wakai S, Umenai T (2002). "Drug utilisation
and self-medication in rural communities in Vietnam". Soc
Sci Med, 54 (2):10-15.
14. Papakosta M, Zavrar D, Niakas D (2014). "Investigating
factors of self-care orientation and self-medication use in a
Greek rural area". Rural Remote Health, 14 (2): 2349-2363.
15. Ruiz M (2010). "Risks of self-medication practices". Curr
Drug Saf, 5 (4):315-323.
16. Shehnaz S, Sreedharan J, Khan N, Issa K, Arifulla M
(2013). "Factors associated with self-medication among
expatriate high school students: a cross-sectional survey in
United Arab Emirates". Epidemiology, Biostatistics and
Public Health, 10 (4): 45-52.
17. Trần Thị Thoa , Trương Việt Dũng, Nguyễn Thị Thu ,
Phạm Quốc Bảo (2014). "Thực trạng tồn trữ thuốc ở các hộ
gia đình thuộc hai xã Thiệu Long và Cẩm Bình tỉnh
Thanh Hóa". Tạp chí Dược học, 51 (8): 14-18.
18. Trần Vũ Kiệt (2017). Ngộ độc cấp paracetamol
(acetaminophen),
to-nhan-vien-bv/2166-ng-c-cp-paracetamol-
acetaminophen.html, truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2017.
19. Trung Tâm Y Tế Huyện Thăng Bình (2016). Tình hình
phân bố nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên địa bàn huyện
Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, Báo cáo định kì, tr. 3-5, cập
nhật 15 tháng 5 năm 2017.
20. WHO (2016), Antibiotic resistance,
resistance/en/, accessed on 17 May 2017.
21. Wyke S, Kate H, Graeme F (1998). "Gender differences in
consulting a general practitioner for common symptoms
of minor illness". Social science & medicine, 46 (7): 901-906.
22. Yuefeng L, Rao K, Ren X (2012). "Use of and factors
associated with self-treatment in China". BMC Public
Health, 12 (1): 995-999.
Ngày nhận bài báo: 02/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_tu_dieu_tri_thuoc_tan_duoc_va_cac_yeu_to_lien_qua.pdf