Tài liệu Thực trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học thị trấn Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, năm 2016: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 355
THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở HỌC SINH TIỂU HỌC THỊ TRẤN CỦ CHI, TP.HCM, NĂM 2016
Đỗ Thị Mỹ Hạnh*, Trần Thị Minh Hạnh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thừa cân, béo phì (TCBP) đang có xu hướng gia tăng nhanh tại các thành phố lớn trong
nước. Việc theo dõi, đánh giá và tìm các yếu tố nguy cơ để có kế hoạch phòng chống tại các vùng sinh thái là
rất cần thiết.
Mục tiêu: Nhằm xác định tỉ lệ thừa cân/ béo phì và các yếu tố nguy cơ ở học sinh tiểu học (6-11 tuổi) tại
Thị trấn Củ Chi, TP.HCM.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 401 trẻ em học sinh tiểu học
(6-11 tuổi) tại trường tiểu học Thị trấn Củ Chi, TP.HCM từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 9 năm 2016. Đối
với trẻ từ 5-9 tuổi: thừa cân/ béo phì được phân loại theo WHO 2007 ( BMI/T) và trẻ từ 10-11 tuổi: thừa
cân/ béo phì được phân loại theo % BMI theo tuổi và giới theo tiêu chuẩn c...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học thị trấn Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 355
THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở HỌC SINH TIỂU HỌC THỊ TRẤN CỦ CHI, TP.HCM, NĂM 2016
Đỗ Thị Mỹ Hạnh*, Trần Thị Minh Hạnh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thừa cân, béo phì (TCBP) đang có xu hướng gia tăng nhanh tại các thành phố lớn trong
nước. Việc theo dõi, đánh giá và tìm các yếu tố nguy cơ để có kế hoạch phòng chống tại các vùng sinh thái là
rất cần thiết.
Mục tiêu: Nhằm xác định tỉ lệ thừa cân/ béo phì và các yếu tố nguy cơ ở học sinh tiểu học (6-11 tuổi) tại
Thị trấn Củ Chi, TP.HCM.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 401 trẻ em học sinh tiểu học
(6-11 tuổi) tại trường tiểu học Thị trấn Củ Chi, TP.HCM từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 9 năm 2016. Đối
với trẻ từ 5-9 tuổi: thừa cân/ béo phì được phân loại theo WHO 2007 ( BMI/T) và trẻ từ 10-11 tuổi: thừa
cân/ béo phì được phân loại theo % BMI theo tuổi và giới theo tiêu chuẩn của WHO 2000.
Kết quả:Tỉ lệ trẻ thừa/ cân béo phì là 25,2% (16% thừa cân, 9,2% béo phì). Các yếu tố liên quan đến
thừa cân/ béo phì: Trẻ trai có nguy cơ thừa cân, béo phì cao hơn trẻ gái gấp 3 lần (PR = 3,11; p<0,0001). Trẻ
háu ăn có tỉ lệ thừa cân/ béo phì cao hơn trẻ không háu ăn gấp 5 lần (PR = 5,37 p<0,001); trẻ ăn thức ăn
ngọt trước khi ngủ có tỉ lệ thừa cân/ béo phì cao hơn nhóm không ăn 2 lần(PR =2,03; p<0,02); trẻ bú mẹ
trên 06 tháng tuổi ít có nguy cơ thừa cân/ béo phì hơn trẻ bú mẹ dưới 06 tháng (PR =0,6; p<0.02). Có mối
liên quan giữa thừa cân, béo phì ở cha mẹ (tương ứng PR = 2,09 & PR = 1,81; p = 0,001) với trẻ.
Kết luận:Tỷ lệ thừa cân/ béo phì gia tăng nhanh ở trẻ em học sinh tiểu học tại thị trấn Củ Chi,
TP.HCM. Có một mối quan hệ giữa thừa cân / béo phì với thói quen ăn uống ở trẻ em như ăn ngọt trước
khi đi ngủ, cai sữa sớm và bố mẹ béo phì. Đây là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng cần được phòng chống.
Từ khóa: Thừa cân, béo phì, học sinh tiểu học.
ABSTRACT
OVERWEIGHT/ OBESITY STATUS AND RELATED FACTORS IN PRIMARY SCHOOL CHILDREN
IN CU CHI TOWN, HO CHI MINH CITY IN 2016.
Do Thi My Hanh, Tran Thi Minh Hanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 354 - 358
Background: Overweight and obesity is tending to increase rapidly in many big cities in Vietnam.
Monitoring, evaluation and finding risk factors for planning in ecological areas is essential.
Objective: To determine the prevalence of overweight, obesity and risk factors in primary school children (6-
11 years old) in Cu Chi Town, HCMC.
Method: Cross-sectional study. The study was conducted on 401 elementary school children (6-11 years
old) in the primary school in Cu Chi Town, HCMC from September 2015 to September 2016. For children
5-9 years of age: Overweight and obesity were classified by the World Health Organization in 2007
(BMI/A) and children 10-11 years of age: classification % BMI by age and sex using WHO standards 2000.
Results: The prevalence of overweight and obesity among children was 25.2% (16% overweight, 9.2%
obesity). Factors related to overweight and obesity in children: Boys have about 3 times higher prevalence of
* Trường cao đẳng y tế Bình Dương, ** Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
Tác giả liên lạc: ThS. Đỗ Thị Mỹ Hạnh ĐT: 0918764121 Email: dtmhanh0680@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 356
overweight/ obesity than girls (PR = 3.11; p <0.0001); gluttonous children have over 5 times higher
prevalence of overweight/ obesity than children do not have gluttony (PR = 5.37, p <0.001); children who ate
sweet food before sleep have 2 times higher prevalence of overweight/ obesity than non-feeders (PR = 2.03; p
<0.02); breast-fed infants over 6 months of age had a lower risk of overweight/obesity than those who had
breastfeeding time less than 6 months (PR = 0.6; p<0.02). There was a link between overweight and obesity
in parents (respectively PR = 2.09 & PR = 1.81; p = 0.001) with children.
Conclusions: The prevalence of overweight obesity has increased rapidly in children in primary school
children in Cu Chi Town, HCMC. There is a relationship between overweight / obesity with eating habits
such as gluttony in children, eating sweet before bedtime, early weaning and obese parents. This is a public
health problem that needs to be prevented.
Keywords: Overweight, obesity, primary school children.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thừa cân, béo phì (TCBP) đang trở thành
mối đe dọa mang tính toàn cầu đến sức khỏe con
người, không chỉ ở các nước phát triển mà còn
xuất hiện ở các nước đang phát triển. Các nghiên
cứu gần đây cho thấy ở các nước đang phát triển
đang có xu hướng giảm dần tỉ lệ suy dinh dưỡng
trong khi TCBP gia tăng rất nhanh chóng, nhất là
trẻ em lứa tuổi học đường(1). Người TCBP có
nhiều nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây
có liên quan như bệnh tim mạch, các bệnh rối
loạn chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn
chuyển hóa lipid, gút(1,8). Các căn bệnh này xuất
hiện sớm khi các em còn nhỏ sẽ tác động xấu
đến sự phát triển thể chất và chất lượng cuộc
sống của các em sau này(1).
Cùng với xu hướng phát triển kinh tế-xã
hội và đô thị hóa, đời sống người dân Thị trấn
Củ Chi ngày được cải thiện, lối sống hiện đại
ngày càng ảnh hưởng đến tình trạng dinh
dưỡng và sức khỏe của người dân, đặc biệt là
học sinh tiểu học. Tuy nhiên, cho đến nay
chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tình trạng
dinh dưỡng tại đây. Vì vậy, chúng tôi tiến
hành khảo sát tỷ lệ TCBP ở học sinh tiểu học
tại thị trấn Củ Chi và tìm hiểu một số yếu tố
liên quan đến TCBP để góp phần cung cấp dữ
liệu ban đầu cho việc thực hiện chiến lược
quốc gia về dinh dưỡng tại địa phương này
nhằm phòng chống TCBP cho học sinh.
Với mục tiêu: Xác định tỷ lệ TCBP và
những yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học tại
thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, TP.HCM năm
học 2015-2016.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại
trường tiểu học Thị trấn Củ Chi, TP.HCM từ
tháng 9 năm 2015 đến tháng 9 năm 2016.
Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỉ
lệ:
N = Z2(1-α/2)
P(1- P)
d2
n: cỡ mẫu điều tra
Z(1-α/2) = 1,96 là hệ số tin cậy, với độ tin cậy
ở mức xác suất 95%.
P: Tỉ lệ TCBP ở học sinh tiểu học
TP.HCM năm 2009 là 38,5% (p = 0,385) (5)
d: là sai số ước lượng mong muốn được lấy
ở mức 0,05
Lấy thêm 10% dự trù mất mẫu. Như vậy
tổng số mẫu cần thu thập là: 401 học sinh.
Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu phân tầng, theo
danh sách của từng khối với kết quả như sau:
Khối lớp Tổng số học
sinh
Tỉ lệ % Số học sinh
được chọn
1 365 20,5 82
2 416 23,4 94
3 361 20,2 81
4 312 17,5 70
5 329 18,4 74
Tổng 1783 100 401
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 357
Phân loại TCBP
Đối với trẻ 5-9 tuổi: Tình trạng thừa cân
béo phì được đánh giá dựa vào Z score chỉ số
khối theo tuổi (BMI/T): BMI/T≥+1SD (thừa
cân), BMI/T≥+2SD (béo phì) dựa vào quần thể
tham khảo WHO 2007 riêng biệt cho nam và
nữ theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) (5),(7).
Đối với trẻ 10-11 tuổi, từ năm 1995 theo
WHO thì BMI thay đổi cơ bản theo tuổi, do
đặc điểm cơ thể đang phát triển, chiều cao
chưa ổn định nên không dùng cùng ngưỡng
BMI như người trưởng thành. Phân loại %
BMI theo tuổi và giới (8) như sau:
- Suy dinh dưỡng < 5%
- Bình thường ≥ 5% đến < 85%
- Thừa cân ≥ 85% đến < 95%
- Béo phì ≥ 95%
Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index, BMI)
= Cân nặng(kg)/chiều cao(m) 2.
Xử lý và phân tích số liệu
Nhập liệu bằng phần mềm Epidata. Sử
dụng phần mềm WHO Anthro Plus để xác
định tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Dữ liệu
được phân tích bằng phần mềm Stata 12.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Biểu đồ 1: Phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ: Tỉ lệ thừa
cân ở trẻ là 16,0%, trong đó có 9,2% trẻ bị béo
phì, 4,0% bị suy dinh dưỡng.
Bảng 1. Mối liên quan giữa TCBP với tiền sử dinh
dưỡng, giới tính và thói quen ăn uống hiện tại của
trẻ
Đặc tính Thừa cân, béo phì PR (KTC
95%)
P
Có
n (%)
Không
n (%)
Giới
Nữ 29 (13,0) 194 (87,0) 1
Nam 72 (40,5) 106 (59,5) 3,11
(2,12-4,56)
<0,0001
Thời điểm thôi bú sữa mẹ
< 6 tháng 17 (41,5) 24 (58,5) 1
6-12 tháng 43 (23,6) 139 (76,4) 0,6
(0,32-1,06)
0,04*
> 12 tháng 33 (22,0) 117 (78,0) 0,44
(0,18-1,09)
Ăn uống
Bình thường 75 (26,2) 211(73,8) 1
Háu ăn 21 (65,6) 11 (34,4) 5,37
(2,40-12,0)
<0,001
Biếng ăn 5 (6,1) 78 (93,9) 0,18
(0,07-0,47)
<0,001
Món ăn vặt trẻ thích ăn (Các loại bánh ngọt, kẹo)
Có 23 (18,4) 102 (81,6) 0,65 (0,43-
0,99)
0,04
Không 78 (28,3) 198 (71,7)
Loại thức ăn trẻ thường ăn trước khi ngủ (Thức ăn
ngọt):
Có 10 (40,0) 15 (60,0) 2,03
(1,16-3,58)
0,02
Không 35 (19,7) 143 (80,3)
*Phép kiểm chi bình phương khuynh hướng
Trẻ trai TCBP cao hơn trẻ gái ( 40,5% so với
13%, p<0,0001). Trẻ thôi ngưng bú mẹ sớm
trước 06 tháng có tỉ TCBP cao hơn trẻ ngưng
bú mẹ sau 6 tháng. Tỉ lệ TCBP ở những trẻ háu
ăn cao hơn trẻ ăn uống bình thường (65,6% so
với 26,2%, p<0,001). Tỉ lệ trẻ bị TCBP ở nhóm
thích ăn vặt các loại bánh, kẹo ngọt thấp hơn
nhóm không thích ăn (18,4% so với 28,3%,
p<0,05). Trẻ ăn thức ăn ngọt trước khi ngủ có tỉ
lệ TCBP cao hơn nhóm không ăn thức ăn ngọt
trước khi ngủ (40% so với 19,7%, p<0,05).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 358
Bảng 2. Mối liên quan giữa TCBP với yếu tố gia
đình
TCBP ở mẹ
Thừa cân, béo phì
ở trẻ
Tổng
PR
(KTC 95%)
P
Có
n (%)
Không
n (%)
Không 85(23,2) 281(76,8) 366 1
0,001
Có 16(48,5) 17(51,5) 33 2,09
(1,40-3,12)
Tổng 101 298 399
TCBP ở cha
Có 36(38,7) 57(61,3) 93
1,81
(1,29-2,53)
0,001 Không 65(21,4) 239(78,6) 304
Tổng 101 296 397
Tỉ lệ TCBP ở nhóm trẻ có mẹ bị thừa cân
béo phì (48,5%) cao hơn nhóm trẻ có mẹ
không bị TCBP (48,5% so với 23,2%, p=0,001).
Tỉ lệ TCBP ở nhóm trẻ có cha bị thừa cân béo
phì cao hơn nhóm trẻ có cha không bị TCBP
(38,7% so với 21,4%, p=0,001).
Bảng 3. Mối liên quan giữa kiến thức, phụ huynh
về TCBP với tình trạng TCBP ở trẻ
Kiến thức
Thừa cân, béo phì
Tổng
PR
(KTC 95%)
P Có
n (%)
Không
n (%)
Nguyên nhân TCBP
Đúng 6(13,0) 40(86,9) 46 0,49
(0,22-1,05)
0,04
Không
đúng
95(26,8) 260(73,2) 355
Hậu quả của TCBP
Đúng 17 (13,6) 108(86,4) 125 0,45
(0,28-0,72)
<0,001
Không
đúng
84 (30,4) 192(69,6) 276
Tỉ lệ trẻ bị TCBP ở nhóm có phụ huynh có
kiến thức đúng về nguyên nhân TCBP thấp
hơn nhóm có phụ huynh có kiến thức không
đúng (13% so với 26,8%, p=0.04).Trẻ có phụ
huynh có kiến thức đúng về ảnh hưởng của
TCBP bị thừa cân béo phì giảm còn 0,45 lần so
với trẻ có phụ huynh không có kiến thức về
vấn đề này với PR=0,45, CI: 0,28-0,72, p<0,001.
BÀN LUẬN
Tỷ lệ TCBPở học sinh tiểu học thị trấn Củ
Chi là 25,2% (thừa cân là 16,0%, béo phì là
9,2%), tỉ lệ này là cao so với một nghiên cứu ở
các tỉnh như Đồng Tháp, Đà Nẵng(2,4). Tuy
nhiên vẫn còn thấp so với các quận nội thành
TP.HCM(5,6).
Giới tính của trẻ với TCBP
TCBP ở trẻ trai cao hơn trẻ gái trong
nghiên cứu tương tự với các nghiên cứu khác
ở TP.HCM cũng như các tỉnh thành khác của
Việt Nam(3) và các nước khác đặc biệt là Trung
Quốc(7), có thể do quan điểm về truyền thống,
văn hóa và về giới tính giống nhau, cũng có
thể có nguồn gốc di truyền.
Tình trạng bú mẹ của trẻ với TCBP
Trẻ bú mẹ trên 06 tháng tuổi ít có nguy cơ
TCBP hơn trẻ bú mẹ dưới 06 tháng tuổi, thời
gian bú mẹ càng ngắn thì nguy cơ TCBP càng
cao so với nhóm bú mẹ trên 06 tháng tuổi.
Điều đó cho thấy việc cai sữa sớm và thay
bằng sữa công thức có một tác động nhất định
lên tình trạng TCBP ở trẻ em nên việc bú sữa
mẹ vẫn được khuyến khích như là một biện
pháp nuôi con tốt nhất để hạn chế được suy
dinh dưỡng, phòng ngừa TCBP cho trẻ.
Thói quen ăn, uống hiện tại của trẻ với TCBP
Tỉ lệ TCBP ở những trẻ ăn uống bình
thường thấp hơn so với ở những trẻ háu ăn.
Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy những
trẻ ăn thức ăn ngọt trước khi ngủ có tỉ lệ TCBP
cao hơn so với nhóm không ăn thức ăn ngọt
trước khi ngủ. Do thức ăn ngọt chứa đường
nhiều nên sinh ra năng lượng rỗng. Đó là yếu
tố gây TCBP ở trẻ. Việc gia tăng chất ngọt và
béo trong khẩu phần cùng với giảm hoặc ít ăn
rau, trái cây là một đặc điểm của những người
TCBP, không chỉ chất béo gây tăng cân mà
thức ăn ngọt, chất bột đường cũng có thể gây
béo(3). Tính háu ăn, ăn nhanh, ăn nhiều bữa
trong ngày hoặc có ăn thêm bữa phụ buổi tối
trước khi đi ngủ thể hiện nhu cầu năng lượng
của trẻ TCBP cao hơn trẻ bình thường.
TCBP của cha, mẹ trẻ với TCBP ở trẻ
Nhóm trẻ có cha, mẹ bị TCBP cao hơn so
với ở nhóm trẻ có cha, mẹ không bị TCBP.
Điều này phản ánh mối liên quan đến di
truyền của tình trạng TCBP giữa cha mẹ và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 359
con nhưng cũng không loại trừ được thói quen
ăn chế độ ăn giàu năng lượng của các gia đình
có kinh tế khá giả trong quá trình đô thị hóa
tại địa phương này, hoặc thiếu vận động, cũng
có thể do tác động của yếu tố tâm lý của cha
mẹ khi thấy trẻ thiếu dinh dưỡng trước đó nên
thường có khuynh hướng cho trẻ ăn nhiều
hơn để bù đắp thiếu hụt, tăng cường tầm vóc
cho trẻ.
Nhận thức của phụ huynh về TCBP
Kết quả kiến thức về TCBP ở cha mẹ có tỉ
lệ thấp và không đồng điều này phản ánh việc
giáo dục các kiến thức cơ bản về phòng chóng
TCBP trong cộng đồng tại địa phương chưa
đầy đủ.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ TCBP ở trẻ là: 25,2% (thừa cân là
16,0%, tỉ lệ béo phì là 9,2%). Các yếu tố liên
quan với tình trạng TCBP của trẻ là: Trẻ trai có
nguy cơ béo phì cao gấp 3,12 lần so với trẻ gái.
Trẻ bú mẹ trên 06 tháng tuổi ít có nguy cơ
TCBP hơn trẻ bú mẹ dưới 06 tháng tuổi. Trẻ
háu ăn có nguy cơ TCBP gấp 5,37 lần so với ở
những trẻ ăn uống bình thường, trẻ biếng ăn
có nguy cơ TCBP giảm còn 0,18 lần so với trẻ
ăn uống bình thường. Trẻ ăn thức ăn ngọt
trước khi ngủ có tỉ lệ TCBP cao hơn gấp 2 lần
so với nhóm không ăn thức ăn ngọt. Trẻ có mẹ
bị TCBP cao hơn gấp 2 lần so với ở nhóm trẻ
có mẹ không bị TCBP. Tỉ lệ TCBP ở nhóm trẻ
có cha bị TCBP cao hơn gấp 1,8 lần so với ở
nhóm trẻ có cha không bị TCBP.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2012). Báo cáo “Chiến lược Quốc gia về dinh
dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.24
2. Ngô Văn Quang, Lê Thị Qúy, Ftzpatrick AL và cộng sự
(2010). Thừa cân và các yếu tố liên quan ở học sinh tiểu
học thành phố Đà Nẳng. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực Phẩm.
Tập 6, số 3+4, tr: 77-83.
3. Nguyễn Thanh Xuân (2010). Tỉ lệ thừa cân béo phì và các
yếu tố liên quan của học sinh tiểu học Q.9, TP.HCM. Luận
văn chuyên khoa cấp II quản lý tổ chức y tế. Đại học Y
Dược TP.HCM, tr: 55-69.
4. Nguyễn Thị Tuyết Vân (2012). Mô tả thực trạng thừa cân
béo phì và một số yếu tố liên quan của học sinh tiểu học
thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng tháp năm 2012. Luận văn
thạc sĩ y học, đại học Y tế Công cộng, Hà Nội, tr: 40-60.
5. Trần Thị Minh Hạnh (2009). Tình trạng dinh dưỡng hõ
sinh tiểu học tại Tp. Hồ Chí Minh. Tạp chí Dinh dưỡng và
Thực phẩm. Tập 8, số 3: tr 32-38.
6. Trần Cẩm Minh (2012). Tỉ lệ thừa cân béo phì và các yếu
tố liên quan của học sinh cấp 1 Quận 10, TP.HCM. Luận
văn Thạc sĩ y tế Công cộng. Đại học Y Dược TP.HCM, tr:
30-63.
7. Tudor Locke (2003). Physical activity and inactivity in
Chinese school-aged youth. In: The China Health and
Nutrition Survey. J Obes relate Metab Disord, 27 (9): 1093-
1099.
8. WHO (2000). Obesity: preventing and managing the
global epidemic, Report of a WHO expert committee.
World Health Organization, Geneva, pp.56.
Ngày nhận bài báo: 02/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_thua_can_beo_phi_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_o_hoc.pdf